Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố Bạc Liêu
lượt xem 8
download
Luận văn tiến hành khảo sát thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường mầm non ở TPBL. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả GT của GVMN với PH, giúp GV thành công hơn trong nghề GVMN. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố Bạc Liêu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tạ Minh Tú THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI PHỤ HUYNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tạ Minh Tú THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI PHỤ HUYNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự khiếu nại, thắc mắc hay tố cáo bản quyền tác giả, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Tạ Minh Tú
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô khoa Giáo dục Mầm non đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Phòng Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và bảo vệ luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Bạc Liêu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Xuân Hồng – Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Bạc Liêu, Ban Giám hiệu và giáo viên các trường: Trường MN Tuổi Thơ - P8, Trường MN Hoa Sen - P7, Trường MN Bạc Liêu - P1, Trường MN Họa Mi - P1, Trường MN Sơn Ca - P3, Trường MG Măng Non - P2, Trường MG Hướng Dương - P5, Trường MG Vành Khuyên - Xã Vĩnh Trạch, Trường MG Vàng Anh - Xã Vĩnh Trạch Đông, Trường MG Hoa Hồng - P. Nhà Mát, Trường MG Tuổi Ngọc - Xã Hiệp Thành, Trường MN Tâm Tâm - P3 và Trường MN Tâm Nhi - P7 đã nhiệt tình cộng tác trong quá trình nghiên cứu đề tài. Xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Giáo dục Mầm non K27 đã đồng hành, quan tâm chia sẻ, động viên tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Bạc Liêu, tháng 9 năm 2018 Học viên Tạ Minh Tú
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI PHỤ HUYNH ...................................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 6 1.1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................. 6 1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 8 1.2. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh............................................................................................................... 9 1.2.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 9 1.2.2. Giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh ................................... 12 1.2.3. Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh ..................... 16 1.2.4. Nguyên tắc giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh ................ 26 1.2.5. Các trở ngại trong giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh ...... 28 1.2.6. Hiệu quả giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh .................... 29 1.2.7. GT truyền thông của giáo viên với phụ huynh ở một số quốc gia có nền giáo dục phát triển ............................................................................ 30 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 39 Chương 2. THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI PHỤ HUYNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON Ở TP. BẠC LIÊU .................................................................................... 40 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ........................................................ 40 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 40
- 2.1.2. Về khách thể nghiên cứu (KTNC) .......................................................... 41 2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở Thành phố Bạc Liêu............ 45 2.2.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 45 2.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 45 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 45 2.3. Kết quả thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở Thành phố Bạc Liêu. ...................................................... 58 2.3.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về giao tiếp với phụ huynh trong hợp tác với cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ. ............................................ 58 2.3.2. Đánh giá về tính tích cực, chủ động của giáo viên mầm non trong giao tiếp với phụ huynh .......................................................................... 63 2.3.3. Đánh giá về kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh................................................................................................ 64 2.3.4. Mức độ thực hiện các hình thức giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh ......................................................................................... 78 2.3.5. Đánh giá về hiệu quả giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh................................................................................................ 79 2.4. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố Bạc Liêu ............................................................................................................. 87 2.4.1. Cơ sở của việc đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở Thành phố Bạc Liêu ................................................. 87 2.4.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh ......................................................................... 91 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 104 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BDTX : Bồi dưỡng thường xuyên CBQL : Cán bộ quản lý CS-GD : Chăm sóc - giáo dục CTGD : Chương trình giáo dục GD : Giáo dục GDMN : Giáo dục mầm non GT : Giao tiếp GTSP : Giao tiếp sư phạm GTTT : Giao tiếp truyền thông GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non KHGD : Khoa học giáo dục KN : Kỹ năng KNGT : Kỹ năng giao tiếp MG : Mẫu giáo MN : Mầm non NT&GĐ : Nhà trường và gia đình PH : Phụ huynh PHCB : Phụ huynh cần biết PHHS : Phụ huynh học sinh TPBL : Thành phố Bạc Liêu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu 1................................................. 42 Bảng 2.2. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu 2................................................. 43 Bảng 2.3. Mục đích GT của GVMN với PH ........................................................... 59 Bảng 2.4. Mức độ đánh giá tầm quan trọng của các nội dung GT.......................... 61 Bảng 2.5. Mức độ sử dụng kỹ năng GT của GVMN .............................................. 64 Bảng 2.6. Các phương án xử lý tình huống 1 của GVMN ...................................... 66 Bảng 2.7. Các phương án xử lý tình huống 2 của GVMN ...................................... 67 Bảng 2.8. Các phương án xử lý tình huống 3 của GVMN ...................................... 69 Bảng 2.9. Ý kiến trao đổi của PH trong sổ bé ngoan .............................................. 71 Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các hình thức GT của GVMN ................................... 78 Bảng 2.11. Đánh giá của PH về thuận lợi – khó khăn trong GT............................... 84 Bảng 2.12. Hình thức GT mà GVMN thích sử dụng khi liên lạc với PH ................. 88 Bảng 2.13. Hình thức GT mà PH thích GVMN sử dụng khi liên lạc với PH ........... 88 Bảng 2.14. Kết quả thăm dò ý kiến của GVMN và CBQL về một số biện pháp tác động ................................................................................................... 89
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GVMN về tầm quan trọng của GT với PH .............................. 58 Biểu đồ 2.2. Mong muốn của GVMN trong GT với PH về vấn đề giáo dục trẻ ................ 60 Biểu đồ 2.3. Tính tích cực, chủ động của GV trong GT với PH ........................................ 63 Biểu đồ 2.4. Các phương án giải quyết vấn đề trong tình huống 1 .................................... 65 Biểu đồ 2.5. Các phương án giải quyết vấn đề trong tình huống 2 .................................... 67 Biểu đồ 2.6. Các phương án giải quyết vấn đề trong tình huống 3 .................................... 69 Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng của PH trong GT với GVMN ............................................. 80 Biểu đồ 2.8. Nguyên nhân thực trạng GT của GVMN với PH .......................................... 81 Biểu đồ 2.9. Thuận lợi – khó khăn của GVMN trong GT với PH ..................................... 83 Biểu đồ 2.10. Mặt mạnh – yếu của GVMN trong GT với PH.............................................. 86
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Công tác phối hợp nhà trường và gia đình trong CS-GD trẻ MN được quy định cụ thể trong một số văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD-ĐT như: Luật GD (2005); Điều lệ Trường MN (2008); Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN (2008) và nhiều Quyết định, Thông tư, Hướng dẫn khác. Theo đó, GVMN không chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là chăm sóc, GD trẻ mà còn phải thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ đến với PH. Vì thế, trong mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa nhà trường và gia đình, GT của GVMN với PH cần phải được quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, sách “Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong trường MN” (2017) đã xây dựng bộ tiêu chí “thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ chăm sóc, GD trẻ” (gồm 12 tiêu chí, 27 chỉ số). Để thực hiện tốt bộ tiêu chí này, GT của GVMN với PH là vô cùng cần thiết (Hoàng Thị Dinh, Nguyễn Thị Thanh Giang, Bùi Thị Kim Tuyến, Lương Thị Bình, Nguyễn Thị Quyên, Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Thu Hương, 2017). Ở trường MN, GVMN là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, làm việc trực tiếp với trẻ và PH. Do đó, GT của GVMN với PH vô cùng quan trọng và cần thiết “để tạo ra các đối tác nhà trường vững chắc và tăng cường sự tham gia của các bậc cha mẹ” (Susan, G., and Clay, 2005). GT của GVMN với PH đem lại nhiều lợi ích, đó là sự hiểu biết, hợp tác, chia sẻ và thiện cảm. GT giúp xây dựng mối quan hệ giữa GV và PH, tạo thành nền tảng cho tất cả các hình thức tham gia khác của gia đình vào trong GD. Đồng thời, phát triển mối quan hệ tích cực với cha mẹ trẻ là điều kiện quan trọng để có thể trao đổi thông tin, tuyên truyền sự chăm sóc, giáo dục tốt nhất cho con cái của họ. Thông qua GT với PH, GV dễ dàng hiểu được những nét riêng biệt về thói quen, sở thích, tính cách, những đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ; nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của PH khi gửi con đến trường; nhanh chóng truyền đạt đến PH những thông tin, hoạt động của nhà trường dành cho trẻ, làm cho việc chăm sóc và GD trẻ ở NT&GĐ có sự thống nhất với nhau. Từ đó, GV dễ dàng vận động, thu hút sự tham
- 2 gia của PH vào công tác chăm sóc, GD trẻ cùng với nhà trường. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dạy trẻ của GV sẽ đạt kết quả tốt hơn khi có PH cùng chung tay góp sức. Đối với nghề GV, GT vừa có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên vừa là một bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người GV. Nhân cách mẫu mực của người thầy “được bộc lộ rõ nét thông qua hành vi giao tiếp và ứng xử của người GV đối với học sinh, PH cũng như các đối tượng giao tiếp khác trong môi trường học đường”. (Huỳnh Văn Sơn, Võ Văn Nam, Võ Thị Tường Vy, Mai Mỹ Hạnh, 2017). Sự GT tốt của GVMN với cha mẹ trẻ là điều kiện tiên quyết để thuyết phục PH tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ có chất lượng, qua đó, GVMN hoàn toàn có thể nâng cao khả năng tuyên truyền, thuyết phục, kể cả với những PH khó tính. GT tốt với PH không chỉ giúp giáo viên quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh chân dung người thầy của mình, tạo điểm mạnh cho riêng mình, nâng cao uy tín của bản thân và nhà trường, mà còn tạo dựng được niềm tin từ hai phía giữa GV và PH, giúp GV gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp (Susan, G., and Clay, 2005). Như vậy, GT tốt với cha mẹ trẻ vừa là điều kiện cần thiết giúp người GVMN đáp ứng các yêu cầu, qui định bắt buộc của ngành nghề, vừa là phương tiện giúp GV hiểu biết hơn về những đứa trẻ đồng thời nắm bắt tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ. Từ đó, GV thuyết phục sự tham gia của PH nhằm giảm bớt áp lực công việc mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong công tác nuôi dưỡng, CS- GD trẻ MN. Trước khi vào nghề GVMN, sinh viên MN được trang bị kiến thức và năng lực GT nhằm đáp ứng yêu cầu năng lực nghề nghiệp và chuẩn trình độ đào tạo nghề GVMN (Hồ Lam Hồng, 2009). Và trong những năm qua, Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện Dự án BDTX cho CBQL và GVMN trên khắp cả nước. Giáo viên được học tập các modul với nhiều nội dung nhằm nâng cao chất lượng GD trẻ. Trong đó có những modul gợi ý, hướng dẫn phối hợp giữa NT&GĐ. Mỗi GV đều được cấp giấy chứng nhận sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tuy vậy, kết quả của việc phối hợp giữa
- 3 NT&GĐ trong GD trẻ MN ở TPBL vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, nhiều GV còn than phiền áp lực đến từ phía PH. Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Thực trạng giao tiếp của GVMN với PH tại một số trường mầm non ở thành phố Bạc Liêu” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường mầm non ở TPBL. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả GT của GVMN với PH, giúp GV thành công hơn trong nghề GVMN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận + Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề giao tiếp làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng GT của GVMN với PH. + Tham khảo một số mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến về phối hợp nhà trường và gia đình nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả GT của GVMN với PH. - Tìm hiểu thực trạng + Tìm hiểu nhận thức của GVMN về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của GT với PH trong công tác phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; + Khảo sát nhu cầu giao tiếp 2 chiều của GVMN với các bậc PH tại một số trường MN ở TPBL; + Thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường MN ở TPBL. - Đề xuất biện pháp Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả GT của GVMN. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu Quá trình GT của GVMN với PH trong công tác phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại một số trường MN ở thành phố Bạc Liêu. - Đối tượng nghiên cứu Thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường MN ở TPBL.
- 4 5. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường MN ở TPBL thì sẽ đưa ra được những biện pháp giúp GVMN GT với PH tốt hơn. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng GT của GVMN với PH trong công tác phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại một số trường MN ở TPBL. - Giới hạn về mẫu nghiên cứu Khảo sát thực trạng GT của GVMN với PH tại 9 trường MN công lập (Sơn Ca, Hoa Sen, Họa Mi, Hoa Mai, MN Bạc Liêu; MG Tuổi Thơ, Hướng Dương, Vàng Anh và Măng Non) và 2 trường mầm non tư thục (Tâm Tâm và Tâm Nhi). 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu nhằm làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến GT của GVMN với PH. 7.2. Phương pháp điều tra trực tiếp Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Bao gồm: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket): + Dùng bảng hỏi thăm dò CBQL và GVMN đang đứng lớp ở một số trường MN tại TPBL để thăm dò, khảo sát sự cần thiết của GT của GV với PH; làm cơ sở cho việc xây dựng phiếu khảo sát thực trạng. + Dùng bảng hỏi khảo sát ý kiến GVMN và PH của trẻ đang sinh sống và làm việc tại thành phố Bạc Liêu để tìm hiểu thực trạng GT của GV với PH. - Phương pháp phỏng vấn: Bao gồm phỏng vấn sâu một số CBQL và PH, phỏng vấn nhóm đối với GVMN; giúp làm rõ hơn thực trạng GT của GV với PH. - Phương pháp quan sát: Quay clip, chụp ảnh, quan sát kết hợp ghi biên bản thực tiễn GT của GVMN với PH thông qua một số hoạt động: Hàng ngày (giờ đón, trả trẻ), các buổi gặp gỡ tập thể (các buổi họp PHHS, các buổi lễ, hội… do trường,
- 5 lớp tổ chức) để thu thập một số thông tin liên quan đến thực trạng GT của GVMN với PH nhằm bổ sung cho các phương pháp khác, làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích hồ sơ: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động SP của GVMN, phỏng vấn đột xuất PH và GVMN trong quá trình quan sát, phân tích kết quả ghi chép thực trạng hiệu quả sử dụng các công cụ GT với PH: Ghi chép, thống kê lời phê của GVMN và PH trong 330 sổ bé ngoan của trẻ ở 3 trường MN điển hình cho khu vực nội ô và ngoại ô TPBL: trường MN Hoa Sen (trường điểm của tỉnh), trường MG Tuổi Thơ (trường có nhiều PH là công nhân, người lao động, gần khu công nghiệp Trà Kha) và trường MG Măng Non (trường có nhiều PH người dân tộc, người dân lao động nghèo, vùng ven); Chụp ảnh bảng PHCB của lớp ở 11 trường MN trong giới hạn mẫu nghiên cứu để phân tích nội dung thiết kế bảng PHCB. - Phương pháp chuyên gia: Dùng bảng hỏi thăm dò CBQL ở một số trường MN tại TPBL để thăm dò, khảo sát sự cần thiết của GT của GV với PH; làm cơ sở cho việc xây dựng phiếu khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê Dùng phần mềm Microsoft Office Excel 2007 để xử lý các số liệu thu được bằng thống kê toán học. 8. Đóng góp của luận văn - Làm rõ thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường MN ở TPBL. Từ đó đề xuất một số biện pháp giúp GVMN nâng cao hiệu quả GT với PH. - Đưa ra một số kiến nghị cho các cấp quản lý GD (Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu, Phòng GD-ĐT TPBL, CBQL trường MN), các ban ngành, đoàn thể, xã hội (bao gồm cả các trường ĐH, CĐ có đào tạo nghề GVMN), người nghiên cứu khoa học giáo dục chuyên ngành GDMN và đặc biệt là GVMN. 9. Cấu trúc luận văn - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Nội dung + Chương 1: Cơ sở lý luận về GT và GT của GVMN với PH. + Chương 2: Thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường MN ở TPBL. - Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
- 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI PHỤ HUYNH 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Từ thời cổ đại Hy Lạp, GT được các nhà triết học duy tâm nghiên cứu từ rất sớm. (Hoàng Anh, 2007). Qua thời kỳ Phục Hưng, từ thế kỷ thứ XVIII - giữa thế kỷ XIX, “GT được nhiều tác giả nghiên cứu gắn liền với những điều kiện lịch sử phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định” (Nguyễn Sinh Huy và Trần Trọng Thủy, 2006). Những năm đầu thế kỷ XX, vấn đề GT được các nhà triết học, xã hội học quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều hơn theo những hướng tiếp cận khác nhau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về GT như bản chất, cấu trúc, cơ chế GT, phương pháp luận nghiên cứu GT, mối quan hệ giữa GT và hoạt động…; Những nghiên cứu về các dạng GT nghề nghiệp, trong đó có GTSP là một loại GT nghề nghiệp được nhiều nhà TLH quan tâm (Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Bùi Hồng Quân, Nguyễn Thị Tứ, 2016). Đặc biệt, trong các nghiên cứu về GTSP, có rất nhiều công trình nghiên cứu về GT của GVMN với cha mẹ trẻ. Khẳng định GT của GV với PHHS là nền tảng cho sự hợp tác và xây dựng ý thức cộng đồng giữa GĐ&NT, GV phải tiếp tục mở rộng các kỹ năng của mình để tối đa hóa hiệu quả GT với PH. Swap S. McAllister nêu lên những cơ hội truyền thông sẵn có cho GV, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ; xem xét các rào cản đối với truyền thông hiệu quả và các giải pháp tiềm năng (Swap, S. M., 1993). Bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ hoặc gia đình và GV tạo nền tảng cho “cộng đồng dân chủ” trong trường học, Debra Miretzky cho rằng “với cơ hội, bất chấp những hạn chế về thời gian nếu họ vượt qua những nghi ngờ ban đầu, PH và GV có
- 7 thể tìm thấy rất nhiều điều để nói về các chương trình, nhận thức và sự “hoài nghi lẫn nhau” (Debra, M., 2004). Deborah J. Stewart nêu lên tầm quan trọng và những tình huống trong GT giữa GVMN với PH qua chuyên đề Chương trình Radio Bam về xây dựng hoặc hiểu mối quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên (Deborah, J. S., 2011). Đề cập đến ích lợi mà GT mang đến cho trẻ, GV và PH, Derrick Meador trong bài viết Cultivating highly successful parent teacher communication cho rằng: “cha mẹ có thể là bạn tốt nhất và cũng có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của GV” (Parents can be your best friends, and they can be your worst enemy); nhiều GV đánh giá thấp giá trị của việc xây dựng mối quan hệ với cha mẹ của trẻ. Ông cho rằng xây dựng mối quan hệ tích cực với cha mẹ giúp GV mang lại nhiều lợi ích trong GD, thành công hơn trong việc sử dụng quỹ thời gian tại trường khi GV ở bên học sinh và đưa ra năm lời khuyên giúp GV xây dựng mối quan hệ vững chắc với cha mẹ trẻ (Derrick, M., 2017). Tatiana Shinina và Irina Galasyuk (2017) đã đề cập đến 6 thành tố: Hợp tác (Collaboration - сотрудничество), giao tiếp (Communication - коммуникации), nội dung (Content - контент), tư duy phê phán (Critical Thinking - критическое мышление), sáng tạo mới mẻ (Creative Innovation – креативные инновации) và sự tự tin (Confidence – уверенность) trong tài liệu tập huấn Quốc tế Cộng hòa Liên Bang Nga tại Trường CĐSP TW TP.HCM với các chuyên đề Trẻ em mầm non thế kỷ XXI – Những ưu tiên phát triển và Thiết kế cuộc đời – Sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và trường mầm non. Nội dung kết hợp giáo dục giữa GĐ&NT nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Tổ chức GT hiệu quả giữa gia đình và Trung tâm thực hành. Trung tâm là nơi mà PH thường xuyên đến trao đổi với nhà trường những vấn đề trục trặc giữa họ và trẻ. Đại diện phía nhà trường để tiếp xúc với PH, ngoài GV còn kêu gọi cả sự tham gia của sinh viên và cả các chuyên gia. (Tatiana, S., và Irina, G., 2017a). Louise Boyd Cadwell sống ở St.Louis, Missouri, làm cố vấn nghệ thuật cho trường College, trường St. Michael và trung tâm Gia đình các trường học Clayton. Trong suốt 20 năm làm GV, cô đã tập trung nghiên cứu sự phát triển của trẻ thông
- 8 qua nghệ thuật, ngôn ngữ và GD môi trường. Cô không ngừng nỗ lực làm việc với các nhà GD Mĩ và Ý, để có thể áp dụng phương pháp GD Reggio Emilia tại Mĩ một cách hiệu quả. Trong hành trình tìm hiểu và áp dụng phương pháp GD Reggio Emilia tại Mĩ, cô nhận ra: “Các nhà GD Reggio Emilia tin rằng các thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là PH có quyền được thông tin và tham gia vào các hoạt động đa dạng diễn ra hàng ngày ở trường” (An Vi, 2018). 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề GT được nghiên cứu từ những năm 1970. Trong những nghiên cứu lý luận về GT, có thể kể đến Bài giảng tâm lý học - Tập VII – vấn đề giao tiếp (Nguyễn Văn Lê, 1992); Nhập môn khoa học giao tiếp (Nguyễn Sinh Huy và Trần Trọng Thủy, 2006); Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách (Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc, 2007); Tâm lý học giao tiếp (Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Bùi Hồng Quân, Nguyễn Thị Tứ, 2016). Những nghiên cứu này đã đề cập đến khái niệm GT, chức năng, vai trò của GT, phong cách GT, hệ thống GT, nguyên tắc, quy trình ứng xử và các tình huống ứng xử trong GT. Đây là cơ sở quan trọng góp phần giúp cho đề tài hình thành các vấn đề lý luận trong nghiên cứu GT của GVMN với PH. Nghiên cứu về GT nghề nghiệp, đề cập đến GTSP của GVMN, tác giả Lê Xuân Hồng trong sách Những kỹ năng sư phạm mầm non - tập 3 - Cô giáo MN với vai trò lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục, ở nội dung “Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình” đã nêu lên sự cần thiết của sự giao tiếp 2 chiều nhằm lôi cuốn PH tham gia vào chương trình giáo dục trẻ (Lê Xuân Hồng, 2000). Sách Cẩm nang dành cho giáo viên trường mầm non của tác giả Lê Xuân Hồng cũng đề cập đến những vấn đề nảy sinh khi GVMN làm việc với PH đồng thời đưa ra gợi ý có thể ngăn chặn và cách xử lý vấn đề hữu hiệu (Lê Xuân Hồng, 2001). Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về GTSP ngành khoa học GD, trong đó có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về GTSP của GVMN. Đề tài nghiên cứu Xác định các KN nghề của GVMN đáp ứng với đổi mới của GDMN hiện nay, nhóm tác giả Trần Thị Ngọc Trâm, Hoàng Thị Thu Hương, Lý Thu Hiền, Phạm Thị Ngọc Anh, Phùng Thị Tường đã xác định KNGT và ứng xử đúng
- 9 mực với PH và cộng đồng là một trong ba KN thuộc nhóm KNGT – ƯXSP của GVMN” (Phạm Thị Loan, 2010); luận văn thạc sĩ giáo dục học Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An của tác giả Bùi Thị Nguyên Hảo đã tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN GTSP của GVMN với trẻ ở Thị xã Dĩ An (Bùi Thị Nguyên Hảo, 2012). Tài liệu Modul BDTX MN 40 – Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ MN của tác giả Nguyễn Thị Sinh Thảo có đề cập đến tầm quan trọng của việc GT tốt với PH trong sự cần thiết của công tác phối hợp GĐ&NT với những gợi ý, hướng dẫn cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD trẻ (Nguyễn Thị Sinh Thảo, 2014). Bên cạnh những vấn đề lý luận chung về GT và GTSP, sách Giao tiếp sư phạm của tác giả Huỳnh Văn Sơn đã đề cập đến đặc điểm và một số yêu cầu khi GV giao tiếp với PH (Huỳnh Văn Sơn, Võ Văn Nam, Võ Thị Tường Vy, Mai Mỹ Hạnh, 2017). Đối với GT của GVMN trong hợp tác với cha mẹ CS - GD trẻ, sách “Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong trường MN” đã xây dựng bộ tiêu chí “Thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ CS - GD trẻ” (gồm 12 tiêu chí, 27 chỉ số). (Hoàng Thị Dinh et al., 2017). Trên đây là những nghiên cứu nền tảng giúp NNC xây dựng phương tiện, công cụ nhằm tìm hiểu thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường MN ở TPBL. 1.2. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Giao tiếp GT được định nghĩa dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau: Các nhà tâm lý học xã hội Mỹ xem GT là quá trình thông tin bao gồm việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân (Nguyễn Văn Lê, 1992). Xem xét GT ở góc độ hoạt động, B.Ph. Lomov, một trong những thủ lĩnh của tâm lý học Xô Viết, đã xem xét GT là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với
- 10 con người hay giữa cá nhân này với cá nhân khác, “hoạt động cùng nhau” trong mối quan hệ liên nhân cách. Ông cho rằng: “GT là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách chủ thể” (Huỳnh Văn Sơn et al., 2016). Ở góc độ tiếp cận chức năng GT, nhà tâm lý xã hội người Nga B. Parưghin định nghĩa: “Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau” (Ngô Công Hoàn, 1995). Xem xét vai trò, bản chất và mối quan hệ của các chủ thể trong GT, “GT là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau” (Đinh Thị Tứ và Phan Trọng Ngọ, 2008). Tổng hợp lý luận từ nhiều nghiên cứu trước đây, xem xét GT như một nhu cầu thiết yếu trong hoạt động của con người thông qua các mối quan hệ xã hội, tác giả Huỳnh Văn Sơn đã đưa ra định nghĩa về GT vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực hành: “GT là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người, được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác, thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác nhằm đạt được một mục đích nào đó. Nói cách khác, GT là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa người và người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định và nhằm đạt được mục đích nào đó” (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017). Như vậy, GT là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định và nhằm đạt được mục đích nào đó thông qua quá trình tiếp xúc tâm lý trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin (tri thức, kinh nghiệm, tâm tư tình cảm…), sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau của con người. 1.2.1.2. Giao tiếp sư phạm Theo Hồ Lam Hồng, “GTSP của GVMN được hiểu là sự tiếp xúc giữa GV với trẻ lứa tuổi MN, là sự tiếp xúc giữa GV với người khác trong mối quan hệ hợp tác để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong đó, GTSP của GVMN chủ yếu diễn ra trong
- 11 mối quan hệ giữa GV với trẻ, mà là trẻ em dưới 6 tuổi, thông qua các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.” (Hồ Lam Hồng, 2009). 1.2.1.3. Phụ huynh của trẻ Ở Việt Nam, trách nhiệm của gia đình trong thực hiện nhiệm vụ GD trẻ được quy định trong một số văn bản: - Điều 94, Luật GD 2005 1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. 2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. (Luật GD, 2005). - Điều 47, chương VII, Điều lệ Trường mầm non 1. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ em nhằm phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 2. Tham gia các hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. (Bộ GD-ĐT, 2008). MN 40 – Phối hợp với gia đình để GD trẻ MN (Modul BDTX dành cho CBQL và GVMN) xác định rõ vị trí, vai trò của gia đình trong phối hợp với nhà trường để GD trẻ MN, trong đó: “Gia đình và nhà trường là hai người bạn đồng hành cùng chí hướng, cùng chung mục đích và chỉ như thế mới có thể giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện về mọi mặt và thành công trong cuộc sống” (Nguyễn Thị Sinh Thảo, 2014).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn