Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” (Vật lý 11) theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
lượt xem 4
download
Vận dụng lý luận dạy học hiện đại vào hình thức tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” vật lý 11 theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” (Vật lý 11) theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN ĐẮC PHONG TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” (VẬT LÝ 11) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN ĐẮC PHONG TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” (VẬT LÝ 11) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý Mã ngành: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Khải THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn đúng quy định. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố, sử dụng trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Thái nguyên, tháng 04 năm 2018 Tác giả Nguyễn Đắc Phong i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thày, Cô giáo khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thày, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý Thày, Cô giáo tổ Vật lý, các em học sinh trường THPT Điềm Thụy đã tạo điện kiện trong thời gian thực nghiệm và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thày giáo hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Khải, người thày đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn này được hoàn thành tại Bộ môn Phương pháp, Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Thái nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Đắc Phong ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................ iv Danh mục các bảng ........................................................................................................v Danh mục các sơ đồ và biểu đồ ................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3 8. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................3 9. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ...........................................................................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................5 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về dạy học vật lí theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Ở nước ngoài và ở Việt nam) ............................................................8 1.1.2. Tổng quanvề các đề tài nghiên cứu về tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” (vật lí 11) ........................................................................................................10 1.2. Khái niệm năng lực và năng lực sáng tạo .............................................................11 1.2.1. Khái niệm về năng lực .......................................................................................11 1.2.2. Khái niệm năng lực sáng tạo..............................................................................13 1.2.3. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo. .................................................................14 1.3. Năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học môn vật lí ở trường phổ thông ....16 iii
- 1.3.1. Hoạt động học tập vật lí của học sinh phổ thông...............................................16 1.3.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập môn vật lí. .................................18 1.4. Tổ chức dạy học vật lí theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. ....20 1.4.1. Một số biện pháp chung. ....................................................................................20 1.4.2. Quy trình dạy học vật lí theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. .........21 1.5. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí.......................................................................................................................29 1.5.1. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá ..........................................................29 1.5.2. Các công cụ kiểm tra đánh giá ...........................................................................31 1.6. Khảo sát thực trạng dạy học chương “cảm ứng điện từ” (vật lý 11) cho học sinh theo quan điểm phát triển năng lực sáng tạo ........................................................31 1.6.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................31 1.6.2. Đối tượng và nội dung khảo sát .........................................................................32 1.6.3. Phương pháp khảo sát ........................................................................................32 1.6.4. Kết quả khảo sát .................................................................................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................35 Chương 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” (VẬT LÍ 11) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH ..............................................................................................36 2.1. Phân tích nội dung, mục tiêu dạy học chương “cảm ứng điện từ” (vật lí 11) ....36 2.1.1. Vị trí, đặc điểm chương “Cảm ứng điện từ” trong chương trình vật lí lớp 11. ......... 36 2.1.2. Phân tích nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” (vật lí 11) ................36 2.1.3.Mục tiêu dạy học chương “cảm ứng điện từ” ( vật lí 11). ..................................37 2.2 Xây dựng một số tiến trình dạy học một số kiến thức chương “cảm ứng điện từ” (vật lý 11) theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh .........................38 2.2.1. Xây dựng tiến trình dạy học kiến thức mới .......................................................38 2.2.2. Xây dựng tiến trình luyện tập và vận dụng kiến thức có sử dụng bài tập vật lí sáng tạo. ....................................................................................................................49 2.2.3. Tổ chức một số hoạt động sáng tạo của học sinh khi vận dụng kiến thức chương "Cảm ứng điện từ" (Vật lí 11) ........................................................................55 iv
- 2.3. Xây dựng cộng cụ kiểm tra, đánh giá khi dạy học chương "cảm ứng điện từ" (vật lí 11) theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ................................58 2.3.1. Bảng đánh giá theo tiêu chí ...............................................................................58 2.3.2. Sử dụng bài kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức ...........................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................67 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................68 3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. ...................................................68 3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm. ..............................................68 3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm...........................................................................68 3.3.1. Công tác chuẩn bị ..............................................................................................68 3.3.2. Tổ chức thực nghiệm. ........................................................................................69 3.4. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. ..................................................69 3.4.1. Đánh giá chung. .................................................................................................69 3.4.2. Phân tích định tính, đánh giá. ............................................................................69 3.4.3. Một số kết quả định lượng. ................................................................................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................79 KẾT LUẬN ................................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BTLT Bài tập luyện tập BTST Bài tập sáng tạo ĐC Đối chứng DHDA Dạy học dự án GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giáo viên HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS Học sinh LLDH Lý luận dạy học MHHV Mô hình hình vẽ PH&GQVĐ Phát hiện & giải quyết vấn đề PPDH Phương pháp dạy học SBT Sách bài tập SGK Sách giáo khoa TBKT Thiết bị kĩ thuật THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm VC - CN Vật chất - chức năng VD Ví dụ VĐ Vấn đề iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Dạy học giải quyết vấn đề các loại kiến thức vật lí đặc thù ........................22 Bảng 1.2: Các bước của quá trình thực hiện DHDA ...................................................28 Bảng 1.3: Các tiêu chí đánh giá mức độ năng lực sáng tạo của học sinh ....................30 Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá hoạt động sáng tạo của HS khi dạy học bài “Từ thông. Cảm ứng điện từ” .......................................................................................58 Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá hoạt động sáng tạo của HS khi dạy học bài “Suất điện động cảm ứng” ........................................................................................... 60 Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá hoạt động sáng tạo của HS khi dạy học bài “Tự cảm” .......63 Bảng 3.1: Bảng số liệu HS nhóm ĐC và nhóm TN .....................................................69 Bảng 3.2: Bảng phân bố tần suất điểm kiểm tra .......................................................... 75 Bảng 3.3: Xếp loại điểm kiểm tra ................................................................................76 Bảng 3.4: Bảng phân bố tần suất .................................................................................76 Bảng 3.5: Bảng tích lũy hội tụ .....................................................................................77 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các tham số thống kế .......................................................... 78 v
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cấu trúc tâm lý của hoạt động ......................................................................8 Sơ đồ 1.2: Chu trình sáng tạo khoa học của V.G. Razumôpxki .................................18 Sơ đồ 1.3: Khái quát của tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ....................................................................................22 Biểu đồ 3.1: Xếp loại điểm kiểm tra ............................................................................76 Biểu đồ 3.2: Đồ thị phân bố tần suất ...........................................................................77 Biểu đồ 3.3: Đồ thị tích lũy hội tụ ...............................................................................77 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước của chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một đất nước bị tàn phá do chiến tranh khốc liệt, nền kinh tế nông nghiệp manh mún, lạc hậu, chúng ta đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đời sống nhân dân được cải thiện một cách căn bản, an sinh xã hội được bảo đảm và ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng, phát triển đất nước chưa được làm rõ. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực được huy động. Đặc biệt chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, một nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do nền giáo dục hiện tại chưa đào tạo ra được nguồn lao động đáp ứng được tình hình thực tiễn. Trước tình hình đó, Đại hội XII của Đảng đã xác định:“đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực” là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” đạt hiệu quả cao, chúng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực sáng tạo của người học. Điều 28, Luật Giáo dục (ban hành 2005):“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Trọng tâm của việc đổi mối phương pháp dạy học được nêu trong văn kiện, luật giáo dục trên đây là nhằm mục đích xây dựng hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Điều đó có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực học tập của người học nhằm giúp học sinh chủ động, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng và hình thành thói quen tự học, tinh thần học tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tế. Trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trên thì việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy năng lực sáng tạo của học sinh có vai trò hết sức quan 1
- trọng, việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo không chỉ giúp học sinh nâng cao hiệu suất, hiệu quả học tập mà hướng vào việc hình thành cho học sinh năng lực tự chủ và tự học. Hiện nay, việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh đã có một số tác giả nghiên cứu: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huệ với đề tài: “Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi dạy chương “Cảm ứng điện từ - Điện từ trường” học phần Điện học Vật lý đại cương của trường Cao Đẳng Công nghiệp” Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Hào với đề tài: “Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về “Dòng điện không đổi” Vật lý lớp 11 (THPT) nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh” Luận văn thạc sĩ của Triệu Thị Lệ Na với đề tài: “Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá phần “Cơ học”Vật lý 10 THPT nhằm phát triển tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh” Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Phương với đề tài: “Lựa chọn và xây dựng tiến trình dạy học bài tập Vật Lý chương “Các định luật bảo toàn” (Vật Lý 10 - Cơ bản) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh trường dân tộc nội trú THPT” Luận văn thạc sĩ của Lương Bích Vân với đề tài: “Nghiên cứu vận dụng PPTN để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi dạy học một số kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý lớp 10 nâng cao” Có thế thấy, phương pháp tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một trong những phương pháp giảng dạy đã được vận dụng trong dạy học. Môn vật lý là một môn khoa học tự nhiên gắn liền với thực nghiệm vậy nên nó mang đến cho học sinh rất nhiều điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo và để đạt được kết quả đó, người giáo viên phải có sự vận dụng, kết hợp các hình thức tổ chức, các PPDH với các phương tiện dạy học hợp lí theo một tiến trình nhất định. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “ Tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” (Vật lý 11) theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý luận dạy học hiện đại vào hình thức tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” vật lý 11theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 2
- 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Quá trình dạy học vật lý ở trường THPT - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học các kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” (vật lí 11)theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 4. Phạm vi nghiên cứu - Áp dụng hướng phát triển năng lực sáng tạo để tổ chức dạy học kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” (vật lí 11) nhằm kích thích hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. - Nghiên cứu đối tượng học sinh lớp 11 học tại Trường THPT Điềm Thụy - Phú Bình- Thái Nguyên. 5. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức dạy học các kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” (Vật lí 11) phù hợp với lí luận dạy học phát triển năng lực sáng tạo thì sẽ góp phần bồi dưỡng được năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học từ đó vận dụng để dạy học các kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” (vật lí 11) theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. - Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Vật lí 11. - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ở trường THPT. - Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” (Vật lý 11)THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành giảng dạy các tiến trình dạy học đã xây dựng từ đó xác định mức độ phù hợp, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận. - Điều tra, khảo sát. - Thực nghiệm sư phạm. 8. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 3
- - Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Lược sử hình thành và phát triển khoa học sáng tạo. Khoa học sáng tạo xuất hiện từ rất xa xưa, khi con người bắt đầu xuất hiện thì khoa học sáng tạo đã hiện hữu để phục vụ cho nhu cầu của con người. Từ việc tìm ra phương thức săn bắt hái lượm, cho đến việc tận dụng tất cả những điều kiện xung quanh để sống, tồn tại và phát triển. Những ý tưởng sáng tạo tồn tại trong một khoảng thời gian khá lâu. Trong suốt thế kỉ đầu công nguyên, khoa học sáng tạo hiện hữu nhưng chưa có một cơ sở lí luận rõ ràng, những biểu hiện rất giản đơn, có phần mờ nhạt trong gần suốt hai thế kỉ sau đó. Vào cuối thế kỉ thứ II, Papp đã là người tiên phong khẳng định sự xuất hiện của khoa học sáng tạo (Heuristics) tại thành phố Alexandria. Có thể nói, ông là người đặt nền móng chính thức cho khoa học sáng tạo. Đây là ý tưởng khởi thuỷ của các khoa học về sáng tạo với những tìm hiểu đầu tiên về các phương pháp, quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, văn hoá - nghệ thuật. Khoa học Heuristics tồn tại gần 17 thế kỉ (từ thế kỉ III đến thế kỉ XX). Trong suốt quá trình tồn tại của mình, khoa học này rất quan tâm đến vấn đề sáng tạo nhưng các thành tựu đạt được cũng rất khiêm tốn và dần dần bị lãng quên bởi nó chưa đi đến bản chất của khoa học sáng tạo. Năm 1945, - G.Polya - nhà Toán học người Mĩ gốc Hungary nhận định: "Đó là lĩnh vực nghiên cứu không có hình dáng rõ ràng... Nó được trình bày trên những nét chung chung, ít khi đi vào chi tiết". Thế nhưng, cũng từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở một góc nhìn khác, khoa học sáng tạo bắt đầu phát triển dựa trên sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Cùng lúc này, bên cạnh các nhà khoa học cơ bản thì những chuyên gia về tư duy sáng tạo cũng như các nhà Tâm lí học bắt đầu nhập cuộc. Từ đây, sáng tạo bắt đầu được nghiên cứa trên cả bình diện rộng và sâu. Đến thế kỉ XX, khả năng sáng tạo được nhận diện ở những “kiểu” người khác nhau. Kết luận mang tính chất rất kì diệu và đầy tính nhân bản: sáng tạo hay khả năng 5
- sáng tạo có ở tất cả mọi người, kể cả những người bình thường nhất. Cũng chính từ quan điểm này sáng tạo được nghiên cứu sâu sang các lĩnh vực khác: văn học, nghệ thuật quản lí,...Vào thời điểm này, cùng với sự tham gia của nhiều nhà Tâm lí học, phương pháp thử và sai bắt đầu được phát hiện. Mặt khác, những yếu tố tâm lí như liên tưởng, tưởng tượng, tính ỳ tâm lí, sự thăng hoa,... cũng được quan tâm và phân tích khá chi tiết. Tuy nhiên, những vấn đề được đặt ra ở đây vẫn chưa được giải thích một cách tường minh và cuối cùng đi đến một kết luận: sáng tạo hay khả năng sáng tạo có ở tất cả mọi người, kể cả những người bình thường nhất. Quá trình sáng tạo là quá trình có thể nhận thức được. sáng tạo có mặt ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Nhiều phương pháp để nâng cao năng suất và hiệu quả tư duy sáng tạo được xây dựng và sử dụng như “Đối tượng tiêu điểm” của nhà nghiên cứu F.Zwicky ; Phương pháp công não hay não công - tấn công não - tập kích não của A.Osbom và nhiều phương pháp khác như: Loại trừ; tìm cái mới đảo ngược,... Các phương pháp này giúp tích cực hóa tư duy, đề xuất các ý tưởng - các giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo tuy nhiên lại thiếu cơ chế định hướng cũng như lời giải thiếu sáng tạo. Việc nghiên cứu về khoa học sáng tạo bắt đầu được triển khai một cách rộng rãi tại các nước như Mĩ, Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc (cũ),… Nhà khoa học có công xây dựng khoa học sáng tạo ở Liên xô (cũ) và thế giới Genrich Sanfovich Altshuller (1926 - 1998). Dựa trên cơ sở các kiến thức: triết học duy vật biện chứng, lý thuyết hệ thống, điều khiển học, lý thuyết thông tin, lý thuyết ra quyết định, các phương pháp dự báo, tâm lý học sáng tạo, lý thuyết thông tin, lý thuyết ra quyết định, các phương pháp dự báo, tâm lý học sáng tạo, Ông và các cộng sự đã xây dựng nên lí thuyết giải các bài toán sáng chế, được gọi là Triz. Triz là lí thuyết lớn với 9 quy luật phát triển hệ thống kĩ thuật, 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản và 76 chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế. Triz kết hợp một cách hợp lý 4 yếu tố: tâm lý, logic, kiến thức và trí tưởng tượng. Tiếp nhận những thành tựu này, các nước Mĩ, Anh, Đức,… nhận thấy đây là một công nghệ về tư duy sáng tạo cao nên đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về sáng tạo cũng như các phương pháp sáng tạo, có thể kể đến phương pháp Công não (1938) đến từ Mĩ; phương pháp Phân tích hình thái của Zwicky - người Mĩ đề cập năm 1942; phương pháp Tư duy theo chiều ngang và phương pháp Sáu chiếc mũ đều do E.D.Bono - người Anh đề xuất năm 1985,… Hiện nay môn học về sáng tạo được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, ở nhiều tổ chức giáo dục, nhiều công ty trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một số nước đã đào tạo cử nhân, thạc sĩ chuyên nghành sáng tạo và đổi mới. 6
- Dựa trên những thành tựu và đóng góp của mình, sáng tạo học (creatology) đã trở thành một khoa học rất chuyên sâu nhưng phạm vi nghiên cứu rất rộng lớn. Lịch sử từ Heuristics đến Creatology gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại. Dạy học phát triển tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo của học sinh Trong lịch sử giáo dục, vấn đề phát triển tư duy sáng tạo và năng lực sáng tạo được quan tâm từ cổ xưa. Dạy học coi trọng hoạt động học, chú trọng phát triển trí tuệ và nhân cách người học đã được phát triển theo từng giai đoạn lịch sử và mức độ phát triển của xã hội. Trong thế kỉ XX và thập niên đầu của thế kỉ XXI, dạy học và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một trong những phương pháp dạy học quan trọng của mọi quốc gia. Mở đầu cuộc chạy đua về giáo dục phát triển tư duy sáng tạo và năng lực sáng tạo khi Liên Xô ( cũ) phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất vào ngày 04/10/1957. Sau đó không lâu 12/4/1961, Liên Xô cũng lần đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ đưa công dân Nga UA.Gagarin bay vào vũ trụ. Lúc này Tổng thống Mỹ J.Kennedy đã phải thừa nhận: “Nền giáo dục Xô Viết đã chiến thắng!”. Ngay lúc bấy giờ chính phủ các nước có nền công nghiệp tiên tiến ở Bắc Âu, Tây Âu đặc biệt là Mỹ đã yêu cầu các nhà khoa học ,các nhà giáo dục đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo. Những lý thuyết có uy tín của thế kỉ XX được ứng dụng rộng rãi trong dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo đó là: 1, Lý thuyết phát sinh nhận thức của Jean Piaget (1896 - 1980) theo đó trí tuệ trẻ em trải qua 4 giai đoạn phát triển: giai đoạn cảm giác - vận động, giai đọan tiền thao tác cụ thể; giai đoạn thao tác cụ thể, và giai đoạn thao tác hình thức. 2, Thuyết lịch sử - văn hóa về sự phát triển của chức năng tâm lý cao cấp của Vưgôtxki (1896 - 1934). Dạy học phát triển là một trong 4 luận điểm dạy học chủ yếu theo thuyết Vưgôtxki. Dạy học và phát triển thường xuyên có quan hệ hữu cơ với nhau. Dạy học phải đi trước sự phát triển, tạo ra “vùng phát triển gần nhất”, chỉ có như vậy dạy học mới thực sự kéo theo sự phát triển, định hướng và thúc đẩy nó. 3, Lý thuyết hoạt động của A.N. Leochiev (1903 - 1979).Nguyên lý nền tảng của lý thuyết hoạt động, đó là bất kì hoạt động nào cũng có 4 đặc điểm cơ bản:1. Mục đích hoạt động; 2.Đối tượng hoạt động; 3. Chủ đề hoạt động; Hoạt động theo nguyên tắc gián tiếp (nhờ công cụ vật chất và công cụ tâm lý). Ta có thể hiểu cấu trúc vĩ mô của hoạt động theo sơ đồ như sau: 7
- Hoạt động Động cơ Hành động Mục đích Thao tác Phương tiện Điều kiện Sơ đồ 1.1: Cấu trúc tâm lý của hoạt động Dựa trên việc nghiên cứu các lý thuyết này các nhà tâm lý học Liên Xô(cũ) đã phát triển lý luận và xây dựng các mô hình dạy học hiện đại, có ý nghĩa và giá trị to lớn đối với giáo dục thế giới. Có thể kể đến như: Mô hình dạy học của A.N. Leonchiev; Mô hình dạy học theo lý thuyết của P. Ia. Galperin về các bước hình thành hoạt động trí óc và khái niệm; mô hình dạy học của V.V. Đavưđov.Các mô hình này đã và đang được nhiều nước trên thế giới vận dụng một cách hiệu quả để dạy học phát triển năng lực cho học sinh. Dựa trên các thuyết tâm lý học hiện đại, cở sở triết học duy vật biện chứng, giáo dục học hiện đại, các nhà giáo dục nổi tiếng như: Êxipôp, Danilôp, Xcatkin, Xamôva (Liên Xô cũ), Ôkôn (Ba Lan), Skinener (Mĩ),… có những kết quả nghiên cứu có giá trị về nhiều lĩnh vực giáo dục thế hệ trẻ. Với những quan điểm, tư tưởng giáo dục, những chiến lược dạy học tích cực để phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh cho đến hôm nay vẫn tiếp tục phát triển những giá trị của nó. 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về dạy học vật lí theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Ở nước ngoài và ở Việt nam) Vật lí là một môn khoa học được giảng dạy ở trường phổ thông của tất cả các nước trên thế giới, mặc dù được đánh giá là một môn học khó nhưng các kiến thức vật lí lại rất gần gũi với đời sống thực tiễn và nó có thể được học sinh vận dụng ngay vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, vấn đề nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Các kết quả nghiên cứu và thực tiễn đã cho thấy rằng việc giảng dạy vật lí tại các nhà trường có những điểm chung nhưng cũng tồn tại những điểm khác nhau về phương pháp , chiến lược dạy học giữa các nước và các khu vực trên thế giới. 8
- 1.1.1.1. Dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo ở nước ngoài Các nước Tây Âu và Mỹ Để quá trình dạy học đạt được hiệu quả thì các phương pháp dạy học cần phải chú trọng quan tâm đến hệ hình học tập (hoạt động học tích cực, chất lượng, hiệu quả). Từ những năm 1970 cho đến nay, tư duy phê phán (critical thinking) được đề cao và chúng ta có thể định nghĩa “tư duy phê phán là khả năng suy tư về chính sự suy nghĩ của mình, nhằm nhận ra điểm mạnh cũng như yếu trongtư tưởng của mình và qua đó cải thiện sự suy nghĩ của mình cho tốt hơn” ( Paul-Elder) . Trải qua quá trình nghiên cứu và thực hành Tư duy phê phán , các nhà nghiên cứu đã xây dựng và áp dụng chương trình dạy học tư duy phê phánvới những người đề xuất đứng đầu của trường phái này là Matthew Lipman, Robert Sternberg, và Robert Ennis. Năm 1995, K.B.Beyer đã đưa ra các nguyên tắc của tư duy phê phán.Thứ nhất là không định kiến. Thứ hai, tư duy phê phán phải có tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng và khôngmập mờ. Thứ ba là sự thành thục tư duy logic và tư duy biện chứng của người sử dụng tư duy phê phán. Liên xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước năm 1990 Xuất phát từ tính chất chung của các nguyên tắc xây dựng xã hội chủ nghĩa nên các nước trong khối xã hội chủ nghĩa có sự giống nhau về nền giáo dục trong đó có phương pháp giảng dạy môn vật lí. Trong chương trình giáo dục phổ thông ở các nước xã hội chủ nghĩa, vật lí là môn học bắt buộc.Phương pháp dạy và học môn vật lí chú trọng bồi dưỡng tư duy logic và tư duy biện chứng cho học sinh. Việc phát triển năng khiếu và năng lực của học sinh trong nhà trường xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa có nhiều con đường khác nhau để phát triển nang khiếu và năng lực của học sinh trong dạy học vật lí. Ngoài việc dạy học vật lí theo chương trình phổ thông, người ta còn tổ chức các bài học tự chọn, hình thành các trường, khoa, lớp học chuyên sâu về nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm Vật lí. Thường xuyên đổi mới, phát triển phương pháp dạy học vật lí theo hướng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, dạy học nêu vấn đề, phát hiện và 9
- giải quyết vấn đề, bài tập sáng tạo, thí nghiệm thực hành trong các giờ học vật lí, các buổi ngoại khóa và giờ học tự chọn. Sau năm 1990 hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa có sự thay đổi căn bản những những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục phát triển năng lực sáng tạo vẫn giữ nguyên những giá trị to lớn với nhận loại và đang tiếp tục được nghiên cứu và phát triển. 1.1.1.2. Nghiên cứu phát triển tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí ở Việt Nam Chịu ảnh hưởng tích cực từ nền giáo dục của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, từ những năm 1945, các nhà giáo dục Việt Nam đã tiếp thu văn hóa giáo dục từ các nên văn minh khác nhau và từ đó xây dựng nền giáo dục hiện đại. Các mô hình giáo dục, mô hình dạy học trong nhà trường Việt Nam qua từng thời kì đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đó có dạy học môn vật lí. Từ những năm 1970, việc phát huy tính tích cực của HS đã được quan tâm, dạy học nêu vấn đề đã được vận dụng trong dạy học vật lí. Việc vận dụng chu trình sáng tạo khoa học trong lý luận dạy học vật lí, trong xây dựng nội dung và phương pháp dạy học vật lí đã triển khai góp phần phát triển tư duy sáng tạo và năng lực sáng tạo cho HS. Các kiểu dạy học hiện đại trong dạy học vật lí có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt vật lí có thể nêu ra ở đây là các phương pháp như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên tìm tòi khám phá... Dạy học tích cực và đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực của HS trong giờ dạy vật lí đang là một xu hướng tất yếu góp phần thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, từ chỗ quan tâm đến việc HS đạt được cái gì đến chỗ qua tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học... 1.1.2. Tổng quanvề các đề tài nghiên cứu về tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” (vật lí 11) Trong quá trình tìm hiểu tôi thấy đã những đề tài luận văn Thạc sĩ có liên quan đến đề tài này như sau: - Luận văn của Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga (2003): Phối hợp các phương pháp dạy và học nhằm tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh khi dạy chương “cảm ứng điện từ” SGK Vật Lý lớp 11 - THPT 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn