Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 (nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào)
lượt xem 3
download
Đề tài này nghiên cứu một số vấn đề lí luật về quy luật trí não của John Medina và việc vận dụng các quy luật này trong dạy học. Nghiên cứu, phân tích nội dung, cấu trúc chương trình phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 THPT. Điều tra thực trạng dạy học hóa học tại trường THPT tại huyện Chanthabouly, CHDCND Lào. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 (nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Khansay Sengsuny VẬN DỤNG QUY LUẬT TRÍ NÃO CỦA JOHN MEDINA TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON HÓA HỌC LỚP 11 (NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Khansay Sengsuny VẬN DỤNG QUY LUẬT TRÍ NÃO CỦA JOHN MEDINA TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON HÓA HỌC LỚP 11 (NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. DƯƠNG BÁ VŨ Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cả công trình nghiên cứu là do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên cao học Khansay Sengsuny
- LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ “VẬN DỤNG QUY LUẬT TRÍ NÃO CỦA JOHN MEDINA TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON HÓA HỌC LỚP 11 NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân cũng như được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Dương Bá Vũ và TS. Thái Hoài Minh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tập thể quý Thầy - Cô khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Tp HCM, tập thể lớp lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Khóa 27, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Trong thời gian ở Việt Nam học tập, nếu không có các quý Thầy, Cô và các bạn thì có lẽ luận văn của tôi sẽ không thực hiện được vì vốn từ và sự hiểu biết về tiếng Việt còn rất hạn chế của tôi. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp trường THPT Viên Chăn, huyện Chanthabouly, đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2018 Tác giả Sengsuny Khansay
- Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình, biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT TRÍ NÃO TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về việc vận dụng quy luật trí não trong quá trình dạy học hóa học ............................................................................................5 1.2. Tổng quan về các lý thuyết học tập ........................................................................7 1.2.1. Lý thuyết về sự khác nhau về chức năng tư duy của bán cầu não phải và bán cầu não trái .............................................................................7 1.2.2. Lý thuyết về sự đa dạng của trí thông minh ............................................10 1.2.3. Lý thuyết về sự đa dạng của phong cách học và phong cách tư duy .......11 1.3. Đổi mới dạy học hóa học trung học phổ thông tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào .............................................................................................14 1.3.1. Định hướng đổi mới dạy học hóa học tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào ..........................................................................................14 1.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học bộ môn Hóa học ..............16 1.4. Một số quy luật trí não của John Medina và sự vận dụng trong dạy học .............19 1.4.1 Giới thiệu một số quy luật trí não của John Medina ..................................19 1.4.2. Vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học ......................24
- 1.5 . Tổng quan về phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 trung học phổ thông trong sách giáo khoa Lào .............................................................................................29 1.5.1. Giới thiệu chương trình hóa học hóa học hữu cơ của trung học phổ thông ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào ...................................29 1.5.2. Nội dung của phần lý thuyết chuyên đề hiđrocacbon theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 ..............................29 1.5.3. Tầm quan trọng của phần hiđrocacbon lớp 11 đối với chương trình hóa học trung học phổ thông trong sách giáo khoa Lào ..........................35 1.5.4. Các phương pháp dạy học phần hiđrocacbon ..........................................36 1.6. Thực trạng việc vận dụng các quy luật trí não trong dạy học môn Hóa học lớp 11 ở trường THPT tại huyện Chanthabouly ở Lào .......................................42 1.6.1. Mục đích điều tra ......................................................................................42 1.6.2. Đối tượng điều tra .....................................................................................42 1.6.3. Phương pháp điều tra ................................................................................42 1.6.4. Kết quả điều tra ........................................................................................42 Chương 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT TRÍ NÃO TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON HÓA HỌC LỚP 11 Ở NƯỚC CỘNG HOÀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ..................................................44 2.1. Nguyên tắc và quy trình vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học hóa học ....................................................................................................44 2.1.1. Nguyên tắc vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học hóa học ..............................................................................................44 2.1.2. Quy trình vận dụng quy luật trí não vào trong dạy học ...........................45 2.2. Vận dụng quy luật trí não trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 ........47 2.2.1. Quy luật chúng ta không chú ý đến những điều nhàm chán ....................47 2.2.2. Quy luật nhắc lại để nhớ ..........................................................................49 2.2.3. Quy luật kích thích nhiều giác quan ........................................................51 2.2.4. Quy luật thị giác là quân bài chủ trong tất cả các giác ............................53 2.3. Một số kế hoạch dạy học minh họa ......................................................................56
- 2.3.1. Kế hoạch dạy học “Bài 13: Lý thuyết chuyên đề hiđrocacbon cơ bản” ....................................................................................................56 2.3.2. Kế hoạch dạy học “Bài 14 Ankan” .........................................................58 2.3.3 Kế hoạch dạy học “Bài 15: Anken” .........................................................60 2.3.4. Kế hoạch dạy học “Bài 16: ANKIN”........................................................63 2.3.5. Kế hoạch dạy học “Bài 17: BENZEN VÀ ANKYLBENZEN” .............65 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................69 3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .......................................................69 3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm.................................................................69 3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ................................................................69 3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................69 3.2.1 Địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm ..............................................69 3.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..........................................................69 3.3 Kết quả thực nghiệm..............................................................................................69 3.3.1 Đánh giá chất lượng bài kiểm tra ...............................................................74 3.3.2 Đánh gia thông qua nhật kí quan sát ..........................................................71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................80 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Lào: Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào CSLLDH : cơ sở lí luận dạy học CSGD : cơ sở giáo dục dd : dung dịch ĐC : đối chứng ĐK : điều kiện GV : giáo viên GVTN : giáo viên thực nghiệm HS : học sinh LL&PPDHBM: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn LTDH : lí thuyết dạy học PPDH : phương pháp dạy học PTTQ : phương tiện tổng quát PTPU : phương trình phản ứng PTHH : phương trình hóa học PTDH : phương tiện dạy học PT : phát triển SĐTD : sơ đồ tư duy SGK : sách giáo khoa STT : số thứ tự TB : trung bình THCVĐ : tình huống có vấn đề THPT : Trung học phổ thông TN : thực nghiệm VD : ví dụ GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Những “tài sản” của hai bán cầu não sở hữu ...............................................8 Bảng 1.2. So sánh các kênh điển hình của phong cách tư duy ....................................12 Bảng 1.3. Chương trình hóa học hóa học hữu cơ của THPT ở CHDCND Lào ..........29 Bảng 1.4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần hiđrocacbon no ..........................................29 Bảng 1.5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần hiđrocacbon thơm .....................................34 Bảng 1.6. Cấu trúc của quá trình dạy học theo nhóm .................................................41 Bảng 2.1. Bảng so sánh Anken và Ankin ....................................................................55 Bảng 3.1. Đối tượng TNSP .........................................................................................69 Bảng 3.2. Điểm trung bình của các lớp TN và ĐC .....................................................70 Bảng 3.3. Kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC sau mỗi bài ...............................74 Bảng 3.4. Bảng phân phối kết quả điểm kiểm tra .......................................................75
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ cơ sơ đổi mới PPD ............................................................................15 Hình 1.2. Sơ đồ các bước dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ..............................17 Hình 1.3. Dụng cụ dùng để điều chế khí .....................................................................37 Hình 2.1. Hoạt động hàn khí .......................................................................................48 Hình 2.2. Các bình chứa khí Acetylen ........................................................................49 Hình 2.3. Hình ảnh cấu tạo của một số ankin ..............................................................51 Hình 2.4. Video về C2H2 tác dụng với Br2 trên www.youtube.com .........................52 Hình 2.5. Cấu tạo của một số Hidrocacbon .................................................................53 Hình 2.6. Thí nghiệm dùng để phân tích hợp chất hữu cơ ..........................................54 Hình 2.7. SĐTD bài ankan ..........................................................................................56 Hình 3.1. Học sinh phát biểu trong tiết học Ankan .....................................................71 Hình 3.2. Các học sinh hoạt động nhóm với nhau qua bài Ankin ...............................72 Hình 3.3. Các học sinh lớp 11/5 chăm chú học bài Hidrocacbon ...............................72 Hình 3.4. Các học sinh chăm chú lớp 11/10 học bài Hidrocacbon .............................73 Hình 3.5. Các học sinh tham gia tiết học Ankin tại lớp 11/7 ......................................73 Hình 3.6. Các học sinh tham gia tiết học Ankin tại lớp 11/8 ......................................74
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm .......................................................42 Biểu đồ 3.1. Đường lũy tích điểm của lớp TN và ĐC qua các bài KT .......................76
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ thông tin và truyền thông. Khối lượng kiến thức đồ sộ đã tạo nên những điều kiện thuận lợi, đồng thời đặt ra những thách thức mới trong xu thế hội nhập toàn cầu. Nhiệm vụ của người giáo viên (GV) là phải mở rộng kiến thức, hình thành năng lực, chứ không phải là làm đầy kiến thức của học sinh (HS). Điều đó đòi hỏi GV cần biết cách dạy cho người học suy nghĩ để giải quyết những vấn mà HS gặp phải trong quá trình học tập và cuộc sống, từ đó phát huy năng lực của HS. Ở nước Lào, những chiến lược đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung cũng như định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy cho GV và HS đã được thực hiện theo những định hướng trên. Tuy nhiên, đối với bộ môn Hóa học, bên cạnh một số ưu điểm, việc đổi mới vẫn được đánh giá là chưa đồng bộ. Đặc biệt, việc đổi mới phương pháp trong dạy học nói chung cũng như đổi mới phương pháp dạy học hóa học nói riêng vẫn còn nặng về mặt hình thức theo phong trào, chưa thật sự đi sâu vào thực tế giảng dạy của từng địa phương, đơn vị. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như lượng kiến thức cần truyền tải quá nhiều trong khi thời lượng giảng dạy trên lớp hạn hẹp, sự chênh lệch về trình độ của các HS trong lớp, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ, cách kiểm tra đánh giá, thi cử vẫn chưa được đổi mới, bệnh thành tích trong giáo dục. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác, đó là việc hiểu biết của GV về đổi mới phương pháp dạy học và khả năng vận dụng phương pháp dạy học tiên tiến còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm sao vừa phải đảm bảo đủ lượng kiến thức truyền thụ cho HS vừa phải phát huy được hết tính tích cực, tư duy của HS, làm cho HS có động lực và hứng thú trong học tập.Vì vậy, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nói chung và trong môn Hóa học nói riêng. John Medina đã nghiên cứu sâu về các quy luật trí não và sự nhận thức của bộ não con người. Việc dạy học áp dụng các quy luật trí não của John Medina không chỉ chú ý đến tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Ngoài ra, việc vận dụng các quy
- 2 luật trong dạy học còn tăng cường hoạt động học tập nhóm, thay đổi mối quan hệ giữa GV – HS theo hướng cộng tác, góp phần phát triển năng lực xã hội. Qua quan sát quá trình dạy học hóa học tại trường THPT huyện Chanthabouly nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (CHDCND Lào), chúng tôi nhận thấy lượng kiến thức hóa học phần hiđrocacbon tương đối nhiều HS trong lớp thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, trong giờ học một bộ phận không nhỏ HS có tâm lí nhàm chán, thụ động học theo hình thức đối phó, từ đó dẫn đến kết quả học tập chưa cao và chưa phát huy được hết năng lực của người học. Với mong muốn giúp cho HS phát huy được tính tích cực đồng thời góp phần tăng hiệu quả trong quá trình dạy học bộ môn Hóa học tại huyện Chanthabouly. Chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 (nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào). 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. 3. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng các quy luật trí não của John Medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) hợp lí, phù hợp với đối tượng HS thì sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập của HS. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT ở CHDCND Lào. - Đối tượng nghiên cứu: Việc vận dụng quy luận trí não trong dạy học hóa học phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ở nước CHDCND Lào. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
- 3 - Nghiên cứu một số vấn đề lí luật về quy luật trí não của John Medina và việc vận dụng các quy luật này trong dạy học. Nghiên cứu, phân tích nội dung, cấu trúc chương trình phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 THPT. - Điều tra thực trạng dạy học hóa học tại trường THPT tại huyện Chanthabouly, CHDCND Lào - Đề xuất biện pháp vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học hóa học - Vận dụng một số quy luật trí não của John Medina vào tổ chức kế hoạch dạy học các bài phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 THPT ở CHDCND Lào - Tiến hành thực nghiệm sư phạm xác định tính khả thi của các tiến trình và kiểm chứng giả thuyết của đề tài. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Sự vận dụng quy luật trí não trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 THPT ở CHDCND Lào, bao gồm: + Quy luật chúng ta không chú ý đến những điều nhàm chán + Quy luật nhắc lại để nhớ + Quy luật kích thích nhiều giác quan + Quy luật thị giác là quân bài chủ trong tất cả các giác quan - Địa bàn nghiên cứu: trường THPT Viên Chan tại huyện Chanthabouly ở CHDCND Lào. 7. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản, tài liệu lí luận về quy luật trí não của John Medina và việc vận dụng các quy luật trong dạy học, đặc điểm của việc dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 THPT. 7.2. Nhóm phương pháp thực tiễn – Phương pháp điều tra: Khảo sát thực tiễn thực trạng quá trình dạy học hóa học chú trọng đến hoạt động học của HS về các hoạt động dạy học theo vận dụng quy luật trí não của John Medina ở trường THPT.
- 4 – Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của GV bộ môn Hóa học ở trường THPT về việc ứng dụng quy luật trí não vào trong dạy học – Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Sử dụng toán thống kê để xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm xác định và phân tích các tham số thống kê có liên quan để khẳng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 8. Điểm mới của đề tài - Đánh giá thực trạng việc vận dụng quy luật trí não trong dạy học môn Hóa học lớp 11 phần hidrocacbon tại THPT Viên Chan, huyện Chanthabouly, nước CHDCND Lào. - Đề xuất việc vận dung một số quy luật trí não trong dạy học phần hidrocacbon hóa học lớp 11, nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS tại THPT Viên Chan, huyện Chanthabouly, nước CHDCND Lào. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 phần hidrocacbon tại THPT Viên Chan, huyện Chanthabouly, nước CHDCND Lào.
- 5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT TRÍ NÃO TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về việc vận dụng quy luật trí não trong quá trình dạy học hóa học Tâm lý giáo dục được dạy học trong các trường sư phạm giúp cho các nhà giáo tương lai hiểu được cơ chế nhận thức, cơ chế hoạt động cơ bản, cũng như cơ chế ghi nhớ và tư duy của não người. Người truyền thụ và người được truyền thụ kiến thức đều quan trọng như nhau.Vì vậy những kiến thức về não và vận dụng trí não hiệu quả phải trở thành kiến thức cơ bản được giảng dạy rộng rãi, sao cho người dạy và người học đều có khả năng tư duy hiệu quả. Những thành tựu về các công trình nghiên cứu này mở ra một chân trời mới về nhận thức cũng như sáng tạo những phương pháp mới để kích hoạt khả năng tư duy và bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho những thế hệ tiếp nối. Sau đây là những cột mốc nổi bật về nghiên cứu trí thông minh và đạo tạo tư duy: Năm 1904, Aifred Binet cùng với một nhóm tác giả, các nhà tâm lý học người Pháp, chuyên gia tâm lý học trẻ em đã nghiên cứu thành công phương pháp nhân diện và đánh giá trí tuệ của HS. Công trình nghiên cứu này đã được các nhà giới chức Pháp đánh giá rất cao. Sau đó, bài kiểm tra của Binet trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ và bùng phát mạnh vào năm 1917 – chính phủ Mỹ sử dụng bài kiểm tra này để phân loại, đánh giá và phân bổ tân binh vào các vị trí trong quân đội, trong Thế chiến thứ I. Các bài kiểm tra của Binet nhằm kiểm tra trí thông minh đối với HS, qua đó ông sẽ đánh giá được năng lực tư duy và suy luận của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy là cha đẻ của “chỉ số thông minh – IQ”, Binet cũng nhìn nhận rằng bài kiểm tra IQ cũng bộc lộ một số hạn chế. Ông cho rằng trí thông minh không hẳn chỉ do di truyền, bởi các gen cấu thành, mà còn do môi trường giáo dục – giáo dưỡng tác động.
- 6 Năm 1974,Tony Buzan, cha đẻ của “Sơ đồ tư duy” và cũng là tác giả của cụm từ mới “Mental Literacy – Đọc hiểu năng lực trí tuệ”. Ông rất đam mê khám phá về cấu trúc và năng lực, chức năng hoạt động của bộ não và phát minh ra những phương pháp để “bật tín hiểu” cho bộ não. Ông nhận thấy rằng đứa trẻ nào cũng có tiềm năng của Leonardo Da Vinci và Albert Einstein. Các nghiên cứu của Buzan cho thấy trí thông minh được phát huy hết công năng khi con cái chúng ta được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, được khuyến khích, động viên và giáo dục đúng phương pháp. Năm 1983, Giáo sư tâm lý Howard Gardner của trường đại học Harvard công bố thuyết “trí thông minh đa dạng – multiple intelligences” (http://tamtaitri.com/cac- ho%CC%A3c-thuyet-ve-tri-thong-minh.html). Thuyết trí thông minh đa dạng của Howard Gardner là một trong những làn sóng đánh vào quan điểm trí tuệ tĩnh và đưa ra một cách nhìn mới về trí thông minh. Nghiên cứu về não bộ là làn sóng thứ hai, giúp chúng ta hiểu sự phức tạp của các quá trình nhận thức, học tập và phát triển con người. Nghiên cứu về bộ não cũng chỉ ra các quá trình thanh lọc và kiểm soát cảm xúc, dẫn tới làn song thứ ba là trí tuệ cảm xúc – giao tiếp và xã hội. Và đến lúc này, trí thông minh được nhận diện không chỉ hạn hẹp trong phạm vi trí não “khô khan” mà bao gồm cả những phương diện tinh tế của con người như hệ thống 12 quy luật trí não của Tiến sĩ John Medina. Trong đó 4 quy luật được xem là nền tảng của sự phát triển tư duy bao gồm: Quy luật chúng ta không chú ý đến những điều nhàm chán Quy luật nhắc lại để nhớ Quy luật kích thích nhiều giác quan Quy luật thị giác là quân bài chủ trong tất cả các giác quan Việc nắm vững 4 quy luật trí não trên là bước đi đầu tiên trong việc khai thác những tiềm năng to lớn của bộ não,của năng lực tư duy. Điều đó đã và đang là bước đi đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Qua các nghiên cứu tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng các nghiên cứu về việc vận dụng quy luật trí não trong dạy học Hoá học cho thấy học sinh được rèn luyện trí thông minh cũng như năng lực sáng tạo.
- 7 Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến dưới đây (theo trình tự thời gian): Hà Lê Yến Anh (2012) trong luận văn “Vận dụng 5 định hướng của R- MARZANO và dạy học phần hidrocacbon lớp 11 nâng cao THPT”, với mong muốn sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa hiện nay. Luận văn đã nghiên cứu 5 định hướng của Marzano và vận dụng để thiết kế, thử nghiệm trong dạy học nhằm phát huy vai trò trung tâm của HS. Lưu Thị Thùy Ngân (2013), trong luận văn “Ứng dụng sơ đồ tư duy và các phương pháp ghi nhớ vào dạy học lý thuyêt hóa học hữu cơ lớp 11 THPT ban nâng cao”, đề tài nghiên cứu về các quy luật cơ bản của trí nhớ và quá trình dạy học, sự hình thành và phát triển của các phương pháp ghi nhớ, lợi ích của bản đồ tư duy và việc ứng dụng bản đồ tư duy vào trong dạy học hóa học 11 THPT. Cao Thị Ái Nhi (2014) trong luận văn “Vận dụng quy luật trí nhớ vào dạy học hóa học cương trình lớp 10 THPT ban nâng cao” đã nghiên cứu và đề xuất tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học. Qua các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy rằng các nghiên cứu đã có rất nhiều đóng góp trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, phương pháp định hướng cụ thể về việc vận dụng 4 quy luật trí não của John Medina vào trong dạy học hóa học lớp 11 THPT cho đến nay là rất ít có tác giả nào nghiên cứu đến và điều quan trọng nhất là phương pháp này ở nước CHDCND Lào vẫn chưa được biết đến cũng như việc áp dụng. 1.2. Tổng quan về các lý thuyết học tập 1.2.1. Lý thuyết về sự khác nhau về chức năng tư duy của bán cầu não phải và bán cầu não trái Hoạt động trí tuệ chịu sự khống chế của não, song não lại chia thành hai bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái và hai bán cầu này có ưu thế, chức năng khác nhau. Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính
- 8 chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ. Do đó, học ngôn ngữ ngay từ nhỏ, sau đó lại chú trọng việc đọc, viết, tính toán, lý giải và tư duy logic, não trái sử dụng tương đối nhiều nên khá phát triển. Nếu so sánh thì chúng ta thấy rằng, não phải thường sử dụng ít hơn não trái nên khiến cho sự phát triển trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng (http://www.truongchuyenbietkhaitri.com/tre-tu-ky/goc-bao-chi/247-vai-tro-ban-cau- nao.html.) Chúng ta hãy xem qua bảng kê khai những “tài sản” của hai bán cầu não sở hữu. Bảng 1.1. Những “tài sản” của hai bán cầu não sở hữu Não trái Não phải Logic Trực giác Ngôn ngữ Thị giác phi ngôn ngữ Mặt phẳng Không gian ba chiều Phân tích Sáng tạo Lí trí Tổng thể Nghiêm túc Nghệ sĩ Dứt khoát, rõ ràng Khôi hài Có khuynh hướng hiểu ký hiệu Có khuynh hướng xem vật cụ thể và luôn là (chữ cái, từ) người đọc rất tồi Tích lũy kinh nghiệm qua sách, vở Cần có tranh minh họa để hình dung hiện thực rõ ràng Sử dụng thị giác Sử dụng thị giác và chuyển động Tất cả chỉ dẫn dưới dạng chữ viết, Dễ bị xao lãng, thích giải trí cụ thể, rõ ràng
- 9 Lập lại thông tin Thích quan hệ tình cảm Không thích những dạng bài tập lạ, Thích bài tập lạ, thiên về sáng tạo không có cấu trúc quen thuộc Dựa trên tiêu chuẩn, đánh giá Phán đoán và dựa vào trực giác Muốn thông tin được viết ra Muốn thông tin dưới dạng sơ đồ Hướng nội Hướng ngoại Từ (thuật ngữ) Hình ảnh Số Mẫu Từng phần Tổng thể Mọi vấn đề liên kết theo thứ tự, Mọi vấn đề liên kết trong một tổng thể và đường thẳng. đồng thời. Là trung tâm điều khiển các chức Là trung tâm tâm kiểm soát các chức năng năng trí tuệ như ghi nhớ ngôn ngữ, như trực giác, ngoại cảm, thái độ, xúc cảm, lập luận, tính toán, sắp xếp, phân liên kết về thị giác và không gian, cảm nhận loại, viết, phân tích và tư duy quy âm nhạc, nhịp điệu, vũ điệu, các loại hoạt nạp. động phối hợp thể lực, các quá trình tư duy tổng hợp và tư duy suy diễn Các chức năng của não trái có đặc Các chức năng của não phải có đặc điểm điểm tuần tự, hệ thống ngẫu hứng, tản mạn. Có thể ghép mảnh rời thành tổng Nhìn thấy cái tổng thể trước (nắm cái tổng thể (từ chi tiết đến tổng thể, tuần tự thể bằng trực giác, linh cảm; nhận ra kết quả theo quy trình: cứ làm rồi sẽ biết). cuối cùng rồi mới làm, sau đó mới mổ xẻ thành chi tiết). Tư duy não trái là tố chất phát triển Tư duy não phải là tố chất phát triển óc sáng trí thông minh. tạo. Định hướng bằng quy trình Định hướng bằng hình ảnh, biểu đồ Đặt và trả lời câu hỏi tuần tự. Đặt và trả lời câu hỏi đủ loại, ngẫu hứng. Nguồn: Hà Lê Yến Anh (2012)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn