intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoạt động của các công ty thương mại tổng hợp Nhật Bản tại Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu trình bày các nội dung trong 2 chương: Sự xuất hiện của các công ty thương mại tổng hợp Nhật Bản tại Việt Nam và vai trò của nó; hoạt động của các công ty thương mại tổng hợp Nhật Bản tại Việt Nam - Các vấn để và kiến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoạt động của các công ty thương mại tổng hợp Nhật Bản tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUÒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỀN XUÂN THIÊN H O Ạ T ĐỘNG CỦ A C Á C CÔ N G T Y m m THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP N HẬT BẢN ■ ■ B TẠI ■ V IỆT NAM ■ G h ụ y ên n ế ă n h : K ình tế chính trị x ã hội G h ủ n g tm M ã s ố : 50201 L U Ậ N Á N THẠC s ĩ K H O A HỌC K IN H T Ế Người hướng dẫn Khoa h ọ c : GS.TS. Lê Văn Viện H à N ộ i : 1995
  2. M ỤC LỤC LÒI NÓI ĐẦU 1. Cơ sở lựa chọn đề tài 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 5. Những đóng góp của luận án 6. Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG NGHIÊN cứ u Chương I. sự XUftT HlêN củn CÁC CÔNG TV THƯƠNG MỌI TổNG HỢP NHỘ • T BẢN T • IỊI VIỄ * T NAM và vm TRÒ củn NÓ I. Sự xuất hiện của các công ty TMTHNB tại Việt Nam 1. Tình hình quốc tế và trong nước thúc đẩy sự xuất hiện các cõne ty TMTHNB tại Việt Nam 2. Giới thiệu một số công ty TMTHNB tiêu biểu đang có mặt tại Việt Nam 2.1. Mitsui Bussan 2.2. Mitsubishi 2.3. Nissho - Iwai 2.4. Sumitomo II. Vai trò của các công ty thương mại tổng hợp N hật Bản 1. Đối với Nhật Bản 2. Đối với Việt Nam
  3. Chương II. HOIỊT ĐỘNG củn cốc CÔNG TV THƯƠNG MỌI TổNG HỢP NHỘ • T bản tại • VIỄ• T NUM - cóc Vft*NDể vft KlễN NGHỊ* I. Chiến lược hoạt động của các công ty TMTHNB tại Việt Nam 1. Những thuận lợi và khó khăn 1.1. Về phía Nhật Bản và các bạn hàng 1.2. Về phía Việt Nam 2. Chiến lược hoạt động của các công ty TMTHNB tại Việt Nam 2.1. Mục tiêu 2.2. Các giải pháp lớn n . Thực tiễn hoạt động 1. Hoạt động của các văn phòng đại diện của các cống ty TMTHNB 2. Hoạt động thương mại 3. Hoạt động đầu tư III. Một số kiến Qghị nhằm thúc đẩy hoạt động của các công ty TMTHNB tại Việt Nam 1. Tiếp tục thực hiện chính sách thương mại hướng ngoại 2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 3. Đào tạo cán bộ 4. Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô PHẦN KẾT LUẬN Phụ lục các văn phòng đại diện các công ty TMTHNB tại Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI LUẬN ÁN
  4. LỜI NÓI ĐẦU 1. c ơ s ở LựA CHỌN ĐỂ TÀI : Trước đây vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi nối đến phương Đông người ta thường có ý nghĩ về một sứ sở nghèo nàn và lạc hậu, đối lập với nền văn minh của phương Tây. Suy nghĩ này đến nay không còn phù hợp nữa bởi lẽ nhân loại đang chứng kiến sự phát triển thần tốc của nên kinh kế Nhật Bản được mệnh danh là hiện tượng thần kỳ thứ nhất trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới, cả thế giới bàng hoàng về nước Nhật: bị bại trận trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, nguổn tài nguyên hạn chế; nhưng chỉ sau 20 năm vươn lên và sau đó, lần lượt xác lập vị trí kinh tế, lần lượt "mua cả thế giới " và hiện là siêu cường về kinh tế. Nước Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới hiện nay. đó là Mỹ, Nhật bản và Tây Âu. Nhật Bản là cường quốc công nghiệp hiên đại hàng đầu thế giới và là một nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong một thời gian dài. Nhân tố nào đã quyết định sự thành công của đất nước này. Điều kỳ diêu ở đây là Nhật Bản thành công từ một quốc gia hoang tàn sau chiến tranh, nguồn tài nguyên hết sức nghèo nàn. "Nếu cần phải kể ra một số nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới II, thì chắc chắn đó là khả năng không nước nào sánh được của quốc gia này trong ngoại thương, Trung tâm mạng lưới hoạt động buôn bán, tiếp thị và tài chính khắp thế giới này ]à 9 Shogo Shosha ( Công ty thương mại tổng hợp) khổng lổ, chúng
  5. điều phối nền mậu dịch quốc tế đa dạng và phức tạp của Nhật Bản"[32, trg 16].Theo giáo sư Kanamori, yếu tố bao quát sự thành công trong việc vượt qua các khó khăn của Nhật Bản là năng lực chuyển hoán hay là khả năng chuyển dịch cơ cấu . Nhưng do đâu mà Nhật Bản có năng lực chuyển hoán này? chúng ta phải nghiên cứu nhiều về Nhật Bản mới có thể cố lời giải đáp đầy đủ. Tuy nhiên, yếu tố lớn nhất cố lẽ như giáo sư Kanamori cố đề cập sơ lược, là nổ lực to lớn của Chính phủ, của giởi kinh doanh và lao động khi trực diện với nguy cơ, và chính nỗ lực tổng hợp của xã hội đã " biến hoạ thành phúc” [ 9, trg 9]. Giáo sư Kanamori đã phân tích nguyên nhân làm nên vị trí to lớn của Nhật Bản trong nên kinh tế thế giới ngày nay. Giáo sư đưa ra tới 13 nguyên nhân. Nhưng theo giáo sư tiến sĩ Trần Văn Thọ có hai điểm sau đây có thê có nhiều gợi ý đối với Việt Nam. "Thứ nhất, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là sự xuất hiện của những nhả kinh doanh mởi, tích cực thích ứng với hoàn cảnh mới, phát huy tinh thần phải có của một nhà doanh nghiệp để thực hiện thành công sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Thứ hai, tầng lớp quan chức có năng lực của Nhật được thế giới ca ngợi cũng là yếu tố rất quan trọng” [9, trg 10]. Qua sự phân tích đánh giá của các nhà kinh tế quốc tế và của Nhật bản đều khẳng định sự thành cồng về phát triển kinh tế của Nhật bản là do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng là vai trò của giới kinh doanh và những 2
  6. nhà kinh doanh Nhật Bản. Nói đến kinh doanh tức là phải nói đến các Công ty Thương mại tổng hợp Nhật Bản (TMTHNB) Hy vọng bản luận án khoa học này sẽ làm sáng tỏ vấn để trên, sẽ làm phong phú thêm về vốn hiểu biết đối với các công ty TMTHNB. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u : Quan hệ kinh tế giữa Việt nam và Nhậĩ Bản đã trải qua một thời gian khá lâu dài. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đáng chú ý là tác phẩm : Quan hệ Nhật Bản Việt Nam 1951-1987 của Giáo sư tiến sĩ Shiraishi Masaya. Cuốn sách này mới đề cập chủ yếu và tổng quátlịch sử quan hệ của Nhật Bản với Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 19B7 và chưa nói gì đến những phát triển gần đây nhất. Cuốn sách : thành công của Nhật Bản những bài học về phát triển kinh tế của giảo sư Hisao Kanamori - trong cuốn sách này tác giả đã nêu lên bức tranh tổng quát của nền kinh tế Nhật Bản sáu chiến tranh và những nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng cao. Đặc biệt là tác phẩm : Sogo Shosha - đội tiên phong của nền kinh tế Nhật Bản của tác giả YOSHINARA KUNIO - Trong tác phẩm này tác giả đã làm rõ vai trò của các Công ty TMTHNB đối với Nhật Bản góp phần làm nên "kỳ tích kinh tê Nhật Bản". Nhưng cho đến nay vai trò và hoạt động của các Công ty TMTHNB tại Việt Nam và đặc biệt là hợp tác kinh tế 3
  7. Việt - Nhật từ năm 1988 lại nay chưa có cồng trình nào nghiên cứu. 3. M Ụ C Đ Í C H N G H IÊ N c ứ u : Trong những năm gần đây quan hệ kinh tê giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước phát triển mới. Nhật Bản trở thành bạn hàng đứng vị trí số 1 trong quan hệ buôn bán với Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản chủ yếu được thực hiện qua hoạt động của các Cồng ty thương mại tổng hợp hàng đầu của Nhật. Các công ty như Mitsuibussan, Nissho Iwai, Mitsubishi và một số Công ty khác được mệnh danh là đội tiền phong của nền kinh tế Nhật bản. Tên tuổi của các công ty này từ lâu đã cố mặt ở nhiều nước trẽn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng và đã có một bề dày kinh nghiệm. Thành cồng của các công ty thương mại tổng hợp Nhật Bản đã được khẩng định. Do vậy, việc tìm hiểu hoạt động của các công ty thương mại tổng hợp Nhật Bản tại Việt Nam là đòi hỏi hết sức cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiẽn . Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế và chuyên đổi sang nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều cửa hàng thương nghiệp, nhiều nhà máy chuyển đổi thành các công ty thương mại tổng hợp và thành các công ty thì việc tìm hiểu đề tài này càng có ý nghĩa cập nhật. Hy vọng rằng các công ty thương mại tổng hợp Việt nam sẽ rút ra được những kinh nghiêm bổ ích từ hoạt động của các công ty TMTHNB và có những kết luận đầy đủ khách quan làm cơ sở cho việc hoạch định 4
  8. chính sách trong việc phát triển hợp tác kinh tê Việt - Nhật đa dạng hơn nữa, sâu sắc hơn và hiệu quả hơn. Luận án sẽ làm phong phú thêm về vốn hiểu biết đối với các cóng ty TMTHNB, tìm ra những đặc điểm riêng có của các công ty TMTHNB. Kêt quả của luận án nghiên cứu khoa học này còn là tư liệu quý cho sinh viên, khoa kinh tế đặc biệt là sinh viên theo học chuyên ngành quan hệ kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại tham khảo, phục vụ ch o công tá c đ à o tạ o . Việt Nam chúng ta hiện nay đang có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, về sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Do đó kinh nghiệm của Nhật Bản được đề cập trong luận án này sẽ có nhiều gợi ý bổ ích đối vơi chúng ta. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN c ứ u CỦA LUẬN ÁN : Ổ Việt Nam có rất nhiều công ty TMTHNB đang hoạt động. Bên cạnh các công ty lởn còn có các công ty vừa và nhỏ. Luận án này chỉ tập trung tìm hiểu hoạt động của các công ty thương mại tổng hợp hàng đầu tiêu biểu của Nhật Bản tại Việt Nam. Đó là các công ty Mitsui Bussan, Mitsubishi, Marubeni, Sumitomo và Nissho-Iwai và một số công ty khác. Thông qua việc tìm hiểu hoạt động của các cồng ty TMTHNB tiêu biểu sẽ giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn các đặc điểm riêng có về các công ty TMTHNB. Các cồng ty này đã có quan hệ kinh tế với Việt Nam từ rất láu. nhưng luận án chỉ giới hạn tìm hiểu hoạt động của các công ty 5
  9. Hà Nội- là thầy hướng dẫn đã có nhiều ý kiến quý báu đóng góp cho bản luận án. Đồng thời tác giả chân thành cảm ơn tới các cơ sở thực tế, các đồng chí trong Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tê, các thầy phản biện đã có nhiều ý kiến thiết thực cho bản luận án khoa học này. 5. N H Ữ N G Đ Ó N G G Ó P CỦA L U Ậ N ÁN : Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản và ảnh huởng của nó đối với nền kinh tế thế giòi nói chung và Châu Á nói riêng đang là chủ đề hấp dẫn thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế trong nước và quốc tế. ở Việt Nam một trung tâm chuyên nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản đã được thành lập tại Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Hiện tại cũng như tương lai sẽ công bố nhiều ấn phẩm nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản. Song cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về hoạt động của các công ty TMTHNB tại Việt Nam. Luận án này sẽ đi sâu nghiên cứu vai trò, các lĩnh vực hoạt động và chiến lược hoạt động của các công ty TMTHNB tại Việt Nam. Về những đống góp bước đầu. luận án sẽ là một tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới sự phát triển kinh tế nói chung và thành lập phát triển công ty nói riêng. Thống qua luận án sẽ giúp cho người đọc có vốn hiểu biết sâu hơn vể các cồng ty TMTHNB - một trong những nhân tô' làm nên kỳ tích kinh tế Nhật Bản. Luận án sẽ trình bày và phân tích sự hoạt động của các công ty TMTHNB tác động đến sự phát triển của nền kinh tế 7
  10. Việt Nam. Khi có đánh giá đầy đủ về các công ty TMTHNB sẽ giúp cho chúng ta có những căn cứ lý luận làm cơ sở cho hoạch định chính sách trong quan hệ kinh tế với Nhật Bản. Đồng thời qua luận án này các công ty thương mại Việt Nam sẽ học tập được những kinh nghiêm quý từ hoạt động của các cống ty TMTHNB. Mặt khác các công ty TMTHNB sẽ tìm thấy chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam. 6. P H Ư Ơ N G P H Á P N G H I Ê N cứu : Nghiên cứu các công ty TMTH là nghiên cứu một vấn để kinh tế hết sức căn bản của một nền kinh tế. Những đề tài lại đi sâu nghiên cứu về hoạt động của các cồng ty TMTHNB tại Việt Nam. Do vậy đề tài này hoàn toàn mang tính kinh tế học Irên phạm vi quốc tế (kinh tế học quốc tế) hay kinh tế chính trị quốc tế. Phương pháp luận chung của luận án khoa học này là triết học duy vật biện chứng đặc biệt là các học thuyết của phép biện chứng : Học thuyết về sự phát triển và học thuyết về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng. Các kiến thức của môn kinh tê học là cơ sở nền tảng cho công tác nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu của bản luận án này là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp thống kê và các kiến thức của các môn khoa học khác. 8
  11. KẾT CẤU CỦA BẢN LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án bao gồm 2 chương lớn : Chương I : Sự xuất hiện của các cống ty thương mại tổng hợp Nhật Bản (TMTHNB) tại Việt Nam và vai trò của nó. Chương II : Hoạt động của các công ty TMTHNB tại Việt Nam : Các vấn đề và kiến nghị. 9
  12. NỘI DUNG NGHIÊN cứ u CH Ư Ơ N G I Sự XUẤT HIỆN CỦA C Á C C Ô N G TY THƯƠNG MẠI TỔNG HỌP NHẬT BẢN (TMTHNB) TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ I. S ự XUẤT HIỆN CỦA CÁC CÔNG TY TMTHNB TẠI VIỆT NAM 1, Tình hình quốc tế và trong nước thúc đẩy sự xuât hiện các công ty TMTHNB tại Việt Nam : Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã thúc đẩy lưc lượng sản xuất phát triển, phân cồng lao đông xã hội và quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, sụ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế các nước ngày càng chặt chẽ hơn. Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thế giới đã phát triển tới mức mà các quan hệ kinh tế quốc tế có tác dụng chi phối đáng đế đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước và ngược lại những biến động kinh tế trong mỗi nước đều ít nhiều có tác động tới sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Có thể nói nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất bao gồm các nền kinh tê quốc gia dân tộc liên quan chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau dựa trên phân công lao động quốc tế và các quan hệ kinh tế quốc tế. Ngày nay không một quốc gia nào có thể tự tồn tại và tự phát triển bằng tiềm lục của minh. Để phát triển nền kinh tế một 10
  13. cách bình thường, các quốc gia tất yếu phải quan hệ kinh tê với nhau. Nhật Bản và Việt nam là những quốc gia ở Châu Á có mối quan hệ với nhau từ rất lâu trong lịch sử. Người Nhật Bản có một lịch sử tiếp xúc tương đôi lâu dài đối với người Việt Nam. Trong những thế kỷ 16 và 17 nhiều đoàn thuỷ thủ và thương gia Nhật Bản đã thăm Việt Nam. Thậm chí một sô người Nhật đã định cư tại lãnh thổ Việt Nam và đã để lại những di tích lịch sử khá độc đáo tại Việt Nam như cầu Nhật Bản tại Hội An (Đà Nằng). Từ cuối chiến tranh thế giới thứ hai, quan hộ của Nhật Bản với Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm do những thay đổi của tình hình tại bán đảo Đồng Dương; Song mối quan hệ này vẫn liên tục và ngày càng phát triển. Từ năm 1987 với chính sách mở cửa với thế giới bên ngoài và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa Việt Nam với Nhạt Bản đã có những bước phát triển mới về chất. Nhật bản là một trong những nước buôn bán và viện trợ lớn nhât với Việt Nam và thuộc nhóm 5 nước đầu tư nhiều nhâì vào Việt Nam. Nhiều công ty của Nhật Bản đặc biệt là các côg ty thương mại đã đẩy mạnh hoạt động buồn bán đầu tư vào Việt Nam. Nguyên nhân nào dẫn đến các công ty TMTHNB đẩy mạnh hoạt động buôn bán đầu tư vào Đông Nam Á nói chung và Việt 11
  14. Nam nói riêng? Sự phát triển kinh tế là mục tiêu quốc gia lớn nhất của Nhật Bản sau chiến tranh, được mọi nười đồng tình ủng hộ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nước Nhật đã phải bắt đầu từ đống tro tàn. Đất nước mọi thứ đều thiếu. Người Nhật đã buộc phải hy sinh lợi ích cá nhân cho sự nghiệp chiến tranh trước năm 1945, bây giờ bắt đầu dành nghị lực cho các mục tiêu kinh tế. Hơn nữa cảm thấy bị thấp kém hơn Mỹ và các nước phát triển khác ở phương Tây, người Nhật đã coi việc phát triển kinh tế là một nguồn tự hào dân tộc mới. Bối cảnh quốc tế sau chiến tranh cũng đã khuyến khích họ định hướng mục tiêu của nước Nhật vào phát triển kinh tế. Nhiều nước, nhất là những nước bị Nhật chiếm đóng rất sợ chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản. "Nhật Bản không thế là một nước khổng lồ về quân sự được nữa. Như vậy Nhật Bản không có cách lực chọn nào khác ngoài việc trờ thành một cường quốc kinh tế"[17, trg 26], Để trở thành một cường quốc kinh tế, nhưng Nhật Bản các nguồn tài nguyên hạn chế và sau chiến tranh nguồn vốn rất ít; Nên cần tăng sản xuất và tích luỹ vốn phải dần dần thông qua con đường ngoại thương. Công nghiệp Nhật cần thị trường nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm và cũng cần nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên (và thực phẩm) từ nước ngoài. Từ đố, các cơ quan kinh tế vả ngoại giao Nhật Bản đã coi chính sách ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất. Trong thời kỳ trước chiến tranh, Nhật Bản có hai bạn hàng kinh tế quan trọng: Mỹ và Châu Á. Quan hệ kinh tế với Mỹ 12
  15. không phải là vấn đề khó khăn đối với Nhật. Nước Mỹ đã trực tiếp và gián tiếp khuyến khích việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh của Nhật Bản, cung cấp những nguồn tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau. Nước Mỹ là nước đầu tiên ký hiệp định thương mại và hàng hải với Nhật Bản (tháng 4 - 1953). Trong một số nước ở Châu Á, quan trọng nhất đối với Nhật Bản trước chiến tranh là Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng đến đầu những năm 70, những quan hệ kinh tế của Nhật với Trung Quốc đã bị hạn chế, do chính sách chống Trung Quốc của Mỹ và do sự chống đối mạnh mẽ của Đài Loan. Tình hình ở Triều Tiên cũng làm cho Nhật Bản thất vọng. Chính phủ Seoul do Lý Thừa Vãn đứng đầu đã áp dụng một chính sách chống Nhật cứng rắn. Như thế Nhật Bản đã mất những bạn hành kinh tế quan trọng trước chiến tranh tại Châu Á. "Giữa những năm 1930, Trung Quốc chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật và 12% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1951 tỉ lệ đó đã giảm tương ứng còn 0,4% và 1,0%. Triều Tiên chiếm 17% xuất khẩu và 14% nhập khẩu vào giữa những năm 1930, những năm 1951, tỉ lệ đó là 1,1% và 0,3% tương ứng"[17, trg 35]. Nhật Bản đã phải tìm những nước khác ở Châu Á làm bạn hàng thương mại. Các nước trong tổ chức ASEAN là những nước được lựa chọn và quan hệ nhiều nhất. Với nhóm các nước này là những nước có vị trí địa lý thuận lợi, trừ Singapo các nước còn lại là những nước giàu tài nguyên, nguồn lao động dổi dào và sớm có chính sách mở cửa cho tư bản nước ngoài và có chế độ 13
  16. chính trị thân phương Tây nên được Mỹ và Nhậl ưu tiên trong vấn đề buôn bán và đầu tư. Trong nhiều năm các công ty Nhậl Bản đã đổ xô vào các nước ASEAN để có nguyên liệu phong phú và lao động rẻ. Còn các nước ASEAN sau khi giành được độc lập, đã thi hành một chính sách công nghiệp hoá nhằm sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Nhưng chính sách này không đưa lại kết quả, phải đổi sang chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Đây là chỗ gặp nhau của người đầu tư và các quốc gia nhận đầu tư. Thời gian đầu sau chiến tranh, Nhật đầu tư vào Đông Nam Á vì cần đến nguồn cung cấp nguyên liệu, chủ yếu từ Inđônêxia. Vì thế Nhật trở thành nước nhập khẩu lớn nhất của các nước ASEAN - Khoảng một phần tư, nhưng chủ yếu vẫn là dầu khí, gỗ và các nguyên liệu thô khác. Có thể nói ASEAN là thị trường quan trọng của các công ty Nhật Bản. Việt Nam nằm ở vị trí Đông Nam Á cùng khu vực với các nước ASEAN, cũng tương đối giống nhau về điều kiện tự nhiên và một số điểm về mặt xã hội nên từ lâu đã thuộc chiến lược bành trướng Châu Á của Nhật Bản. Cho tới nay, sức bành trướng anh hữởng kinh tê của Nhật trong khu vưc tăng nhanh. Đối với những biến động từ bên ngoài; Có thể được xem như chính sách toàn cầu của Nhật. Kể từ năm 1987 trở về trước, do nhiều lý do nên Việt Nam đã bị hạn chế trong quan hệ đối với Nhật Bản. Quan hệ Nhật - 14
  17. Việt bị ràng buộc bởi quan hệ Nhật - Mỹ và quan hộ Việt - Mỹ. Người Nhật đã nói thẳng vấn đề này. "Đối với Nhật Bản, có nhiểu nước còn quan trọng hơn Việt Nam. Mặt khác, đối với Việt Nam, cũng có nhiều nước còn quan trọng hơn Nhật Bản"[10, trg 13]. Những năm trước đây quan hệ Nhật - Mỹ và quan hệ Nhật - ASEAN vẫn là quan trọng nhất đối với Nhật Bản và hiện nay cũng như sau này vẫn là như vậy; Có thể về mặt mức độ sẽ được điều chỉnh nhưng cục diện chính vẫn khống thay đổi. Đối với Việt Nam từ năm 1987 trở về trước quan hệ Việt Nam - Liên Xô vẫn là quan hệ quan trọng nhất đối với Việt Nam. Tình hình trên đã hạn chế đến hoạt động của các công ty thương mại tổng hợp Nhật Bản tại Việt Nam. Từ năm 1988 Việt Nam bắt đầu thực hiện cổng cuộc đổi mới kinh tế sâu rộng. Với việc mở cửa nền kinh tế và với tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng, quan hệ đối ngoại của Viột Nam đã phát triển mạnh mẽ theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, vừa tăng cường quan hệ Nhà nước, vừa mở rộng quan hệ của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và của công dân Việt nam với bên ngoài. Chúng ta đã từng bước tháo bỏ những vướng mắc trong quan hê Việt - Mỹ; Mỹ đã bình thường hoá trong quan hệ đối với Việt Nam. Có thể nói một cách khái quát là tình hình quốc tế, khu vực và ở trong mỗi nước đã có nhiều thay đổi theo Chiều hướng tích cực; chính tình hình này đã thúc đẩy các hoạt động 15
  18. buôn bán, đầu tư của các công ty thương mại tổng hợp Nhật Bản tại Việt Nam. 2. GIỚ I T H I Ệ U M Ộ T SỐ C Ô N G TY T M T H N B TIÊU BlỂU Đ A N G CÓ M Ặ T T Ạ I V I Ệ T NAM : 2.1. Mitsui Bussan : Công ty ra đời rất sớm, từ năm 1876. Khi công ty mới ra đời số vốn của nó là 50.000 Yên, đã lên tới 1 triệu Yên vào năm 1893, 20 triệu Yên vào năm 1909, 100 triệu Yên vào năm 1918, và 150 triệu Yên vào năm 1936, tương đương 75 triệu USD [ 32, trg 32]. Năm 1931 tỷ suất hối đoái là 2 Yên ăn 1 Đô la Mỹ. Mitsui Bussan là một trong ba trụ cột của tập đoàn Mitsui (hai trụ cột nữa là ngân hàng Mitsui và công ty khai thác Mitsui). Con số bán ra trung bình hàng năm từ năm 1973 - 1975 của Mitsui Bussan là 7.815 tỉ Yên tương đương 25" tỉ USD .Thời điểm tháng 2 năm 1973, 1 USD ăn 308 Yên. Vào thời kỳ đầu Mitsui Bussan đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ Ngân hàng Mitsui, vào những năm 1903 - 1915 là ngân hàng lớn nhất Nhật Bản về mặt tiền gửi. Hiện nay con số liên doanh của tập đoàn Mitsui đã vượt quá 1.000 thành viên với số nhân viên xấp xỉ 80.000 người. Hiện nay Mitsui có 172 văn phòng đại diện ở 88 nước trên thế giới. Từ tháng 6 năm 1991 Mitsui đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nôi và thành phố Hồ Chí Minh. 16
  19. Mitsui là một trong ba tập đoàn thương mại và cỏng nghiộp lớn nhất Nhật Bản. 2.2. Mitsubishi Thành lập vào năm 1870 với doanh số bán ra 8677 tỉ Yên. Là một trong những tập đoàn thương mại và công nghiệp lớn nhất thế giới, có phạm vi hoạt động giàu tiềm năng bao gồm công nghiệp ô tô, dầu khí, xi măng, công nghiệp điện, các hoạt động dịch vụ v.v... Tổ chức của công ty Mitsubishi có những nét độc đáo, bao gồm : Ngành chức năng, ngành kinh doanh, ngành chuẩn bị cho kinh doanh. Ba ngành này tổng cộng có 13 nhóm cống tác với hơn 40 phòng chức năng nghiêp vụ. Ngành chức năng có 5 nhóm là : tổng hợp nhân sư, lưu chuyển hàng hoá, quản lý kiểm tra, hệ thống OA. Trong phạm vi chức năng của mình, tích cực hỗ trợ cho công việc kinh doanh và các nhóm doanh nghiệp[ 43, trg ]. Ngành kinh doanh, một ngành có thể nói là đội quân thực chiên để thu lãi bao gồm 7 nhóm là : thông tin, nhiên liêu, kim loại, cơ khí, thực phẩm, hoá chất, tơ sợi nguyên liệu. Ngành nàv đang triển khai nhiểu hoạt động kinh doanh với vũ khí là mạng lưới trên quy mô toàn thế giới và tính chuyên môn cao. Trong những năm gần đây, ngoài hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu tài nguyên và nguyên vật liệu, nganh này còn đang triển khai kinh danh sang lĩnh vực tiêu dùng. _ . ___ — , 17
  20. Ngành chuẩn bị cho kinh doanh. Trong năm 1989, đã thành lập nhóm khai thác đó là nhóm chuẩn bị cho kinh doanh tiến hành khai thác lĩnh vực kỹ thuật mũi nhọn và những hoạt động kinh doanh mới. 13 nhóm trên đây kết hợp với nhau một cách hưu cơ, nâng cao sức mạnh tổng hợp của toàn công ty, cung cấp mọi loại dịch vụ cho xã hội [43, trg 1]. Tháng 7 năm 1991, Mitsubishi đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Nissho - Iwai Được thành lập vào năm 1968 trên cơ sở sát nhập hai công ty Nissho và Iwai với doanh số bán ra 3819 tỉ Yên. Nissho Iwai là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Nhật. Phạm vi kinh doanh của Nissho Iwai rất rộng lớn với tất cả các ngành : hoá dầu. kim loại thô, năng lượng, từ trao đổi buôn bán máy bay đến giầy thể thao. Với chức năng quốc tế Nissho Iwai nắm giữ vai trò từ xuất nhập khẩu đến phối hợp hoạt động trên phạm vi lớn, thực hiện các dự án dài hạn. "Trên toàn thế giới Nissho Iwai có 7000 nhân viên với 47 công ty trong nước và 157 ở nước ngoài. Với các loại hình đa dạng của hoạt động dịch vụ và thương mại nên Nissho Iwai đáp ứng mọi yêu cầu của những biến đổi trên thế giới [ 36, trg 12 ] Là một trong những công ty nước ngoài sớm có đại diện ở Việt Nam. Tháng 8 năm 1987 Nissho Iwai đã mở văn phòng Đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2