intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đi vào phân tích, so sánh các số liệu từ năm 2015 - 2017; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty trong khối XSKT miền Trung. Từ đó, đưa ra những định hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty nhằm mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao doanh số, phát triển mạnh và bền vững, hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN ĐỨC NAM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN ĐỨC NAM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA HUẾ, 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng và bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên kí tên Nguyễn Đức Nam i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn thạc sỹ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Phan Văn Hoà người đã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các phòng ban của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc, cung cấp các số liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới những người thân, gia đình, bạn bè và các học viên trong lớp cao học K17B4 Quản lý kinh tế đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện nghiên cứu này. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong quý thầy cô, các anh chị học viên và những người quan tâm đến luận văn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên kí tên Nguyễn Đức Nam ii
  5. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN ĐỨC NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN VĂN HOÀ Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết và mục đích nghiên cứu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình. Công ty có chức năng tổ chức phát hành các loại hình vé xổ số kiến thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, tạo công ăn việc làm và cũng là nguồn thu ngân sách đáng kể của Nhà nước. Với thị trường kinh doanh xổ số hiện nay mà Nhà nước cho phép ngày càng có số lượng các đơn vị tham gia vào thị trường càng nhiều. Mỗi đơn vị có những chiến lược phát triển riêng để phát triển thị trường chiếm lấy thị phần cho doanh nghiệp mình. Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình” với mục đích tìm giải pháp phù hợp với tình hình thị trường hiện nay cùng với thực tế các ưu, nhược điểm của Công ty và yêu cầu của khách hàng, hướng phát triển mạnh và bền vững trong thời gian tới. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp tổng hợp, phân tích gồm: thống kê mô tả, so sánh, chuyên gia, khảo cứu, phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, phân tích mô hình ma trận SWOT. 3. Các kết quả nghiên cứu và kết luận Luận văn đi vào phân tích, so sánh các số liệu từ năm 2015 - 2017; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty trong khối XSKT miền Trung. Từ đó, đưa ra những định hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty nhằm mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao doanh số, phát triển mạnh và bền vững, hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BKQN : Biết kết quả ngay CBCNV : Cán bộ công nhân viên HĐ : Hội đồng KH – PH : Kế hoạch – Phát hành MTV : Một thành viên NLCT : Năng lực cạnh tranh TC – HC : Tổ chức – Hành chính TC – KT : Tài chính – Kế toán TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Uỷ ban nhân dân VPĐD : văn phòng đại diện XSKT : Xổ số kiến thiết XSTT : Xổ số truyền thống iv
  7. MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii Mục lục........................................................................................................................v Danh mục các biểu, bảng ........................................................................................ viii Danh mục hình vẽ ..................................................................................................... ix PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu ................................................................................3 4.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 5.Kết cấu luận văn.......................................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................5 1.1.Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................5 1.1.1.Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh....................................................................5 1.1.2.Lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............................................7 1.2.Đặc điểm ngành xổ số ...........................................................................................9 1.2.1.Xổ số và bản chất của xổ số ...............................................................................9 1.2.2.Phân loại xổ số .................................................................................................10 1.2.3.Đặc tính của người tổ chức và người chơi xổ số .............................................11 1.2.4.Tác động kinh tế xã hội của hoạt động xổ số...................................................12 1.3.Năng lực cạnh tranh của Công ty xổ số kiến thiết ..............................................13 1.3.1.Nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty xổ số kiến thiết ..................13 1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty xổ số kiến thiết ...................................................................................................................................19 1.4.Thị trường XSKT miền Trung ............................................................................21 1.4.1. Khái quát thị trường khối xổ số kiến thiết miền Trung...................................21 v
  8. 1.4.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của khối XSKT miền Trung, ngày quay số thứ năm giai đoạn năm 2015 - 2017..........................................................................26 1.5.Xu hướng phát triển của ngành xổ số ở Việt Nam..............................................29 1.6.Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Công ty xổ số kiến thiết ...................................................................................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT QUẢNG BÌNH.........................................................................................................31 2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình ...............................................................................................................31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................31 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ..................................................................32 2.1.3. Tình hình kinh doanh xổ sổ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình giai đoạn năm 2015 - 2017..........................................40 2.2. Năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình ...............................................................................................43 2.2.1. Mục tiêu phát triển của Công ty......................................................................43 2.2.2. Thị phần ..........................................................................................................45 2.2.3. Tài chính, thiết bị thông tin và công nghệ.......................................................46 2.2.4. Nguồn lực, trình độ, tổ chức bộ máy ..............................................................47 2.2.5. Sản phẩm vé xổ số kiến thiết ..........................................................................48 2.2.6. Đại lý, phân phối và marketing .......................................................................50 2.2.7. Uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm ...................................................................52 2.3. Đánh giá khái quát những kết quả đạt được về năng lực cạnh tranh của Công ty. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. ..................................................................52 2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................52 2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .....................................................................54 vi
  9. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT QUẢNG BÌNH TRONG KHU VỰC KHỐI XỔ SỐ KIẾN THIẾT MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2022 ...........................................................................59 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình đến năm 2022........................................................................59 3.2. Chiến lược phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình đến năm 2022........................................................................60 3.2.1. Lập ma trận SWOT để hình thành các chiến lược cạnh tranh ........................60 3.2.2. Hình thành chiến lược cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình đến năm 2022 ......................................................62 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình ....................................................................64 3.3.1.Giải pháp cho chiến lược phát triển mở rộng thị trường..................................64 3.3.2.Giải pháp đa dạng hóa các loại hình sản phẩm xổ số kiến thiết và chiến lược đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh .......................68 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................73 I.KẾT LUẬN.............................................................................................................73 II.KIẾN NGHỊ...........................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................80 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Doanh thu phát hành vé XSTT khối XSKT miền Trung từ năm 2014 đến nay...................................................................................................23 Bảng 1.2. Doanh thu tiêu thụ vé xổ số kiến thiết trên một kỳ vé tại địa bàn các tỉnh năm 2017 ........................................................................................24 Bảng 1.3. Doanh thu của các Công ty xổ số kiến thiết khối XSKT miền Trung năm 2017 ...............................................................................................25 Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của khối xổ số kiến thiết miền Trung từ 2015-2017...............................................................................27 Bảng 1.5. Doanh thu tiêu thụ của các công ty cùng phát hành mở thưởng cùng ngày thứ năm của khối XSKT miền Trung từ năm 2015-2017.............28 Bảng 2.1. Cơ cấu doanh thu của Công ty XSKT Quảng Bình giai đoạn từ năm 2015 - 2017............................................................................................40 Bảng 2.2. Tình hình nộp thuế và các khoản phải nộp khác năm 2015-2017.........42 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty XSKT Quảng Bình giai đoạn từ 2015 - 2017 .......................................................................................43 Bảng 2.4. Chỉ tiêu về doanh số, thị phần của Công ty XSKT Quảng Bình giai đoạn năm 2015 - 2017 ...........................................................................45 Bảng 2.5. So sánh thị phần của các công ty cùng phát hành mở thưởng ngày thứ năm trong khu vực miền Trung từ 2015 - 2017 ....................................46 Bảng 2.6. Nhân lực, trình độ cán bộ của công ty XSKT Quảng Bình năm 2017........47 Bảng 2.7. So sánh nhân lực, trình độ cán bộ của các Công ty quay số mở thưởng ngày thứ năm giai đoạn năm 2015 - 2017 .............................................48 Bảng 2.8. Các loại sản phẩm xổ số của Công ty XSKT Quảng Bình giai đoạn năm 2015 - 2017............................................................................................48 Bảng 2.9. Các loại sản phẩm xổ số của các Công ty xổ số quay số ngày thứ năm năm 2017 ...............................................................................................49 Bảng 2.10. Tình hình số lượng đại lý cấp 1, cấp 2 của Công ty XSKT Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ...........................................................................50 Bảng 2.11. Tình hình đại lý tại các tỉnh của công ty XSKT Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ...........................................................................................50 Bảng 2.12. So sánh số lượng VPĐD, đại lý cấp 1, cấp 2 của các Công ty XSKT quay số mở thưởng ngày thứ năm năm 2017 ........................................51 viii
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty...............................................32 Hình 3.1: Ma trận SWOT để hình thành các chiến lược...........................................62 ix
  12. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động kinh doanh xổ số đã được phát triển hầu hết ở các nước phát triển trên thế giới, và ngày nay cũng đang được phát triển ở Việt Nam. Hoạt động xổ số kiến thiết là một hoạt động kinh doanh đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro, có thể đưa công ty đến phá sản. Việt Nam từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, môi trường kinh doanh thường xuyên biến động chứa đựng nhiều rủi ro, điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải không ngừng thay đổi chiến lược kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình để đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Công ty có chức năng tổ chức phát hành các loại hình vé xổ số kiến thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh, tạo công ăn việc làm cho nhân dân và cũng là một nguồn thu ngân sách đáng kể của Nhà nước. Nguồn thu này được đầu tư cho các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và phúc lợi công cộng phục vụ nhân dân. Từ 01/01/2005, thực hiện chủ trương của Bộ Tài chính, Công ty tham gia thị trường chung xổ số kiến thiết khu vực miền Trung, thị trường phát hành và tiêu thụ vé trên 14 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Ninh Thuận, Đăk Nông. Công ty là đơn vị được xếp lịch mở thưởng bất lợi nhất; lại có thị trường bán vé nội tỉnh thấp nhất khu vực (doanh số hiện tại là 40 triệu đồng/ngày, trong khi đó toàn thị trường khoảng 12 tỷ, bằng 0,33%), và cách xa các thị trường lớn trong khu vực. Với tiềm lực tài chính hạn chế, cùng nhiều khó khăn khác... Do đó, Công ty đã phải chấp nhận sự cạnh tranh không cân sức với các đơn vị bạn để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Năm 2017, sau 13 năm tham gia thị trường chung, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chung, cùng sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, nhưng tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn để duy trì sự phát triển nhanh và bền vững trong hoạt động kinh doanh với doanh thu đạt trên 160 tỷ đồng, nộp ngân sách 41,2 tỷ đồng, 1
  13. đạt 113,67% kế hoạch. Doanh số và số nộp ngân sách đạt mức tăng trưởng gấp 8 lần so với thời điểm trước khi tham gia thị trường chung năm 2004. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Tài chính cơ cấu trả thưởng là 50% doanh thu phát hành. Khi tỷ lệ tiêu thụ đạt 100%, với cơ cấu trả thưởng là 50%, các khoản chi phí khác được xác định từ đầu thì hoạt động luôn có lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ hiện nay của các công ty xổ số kiến thiết trong khu vực miền Trung dao động từ 10% đến 35% (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình dao động từ 13-15%) nên phải thường xuyên đối mặt với tình trạng lỗ tiềm ẩn do phát sinh trả thưởng lớn. Thị trường kinh doanh xổ số và các dịch vụ vui chơi có thưởng mà nhà nước cho phép đang ngày một nhân rộng hơn với số lượng các đơn vị tham gia vào thị trường càng nhiều. Mỗi đơn vị với những chiến lược phát triển riêng để phát triển thị trường của doanh nghiệp mình. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình là yêu cầu cấp thiết để cạnh tranh nâng cao doanh số, tăng thêm thị phần; có thể bảo toàn và phát triển vốn; đạt được các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước đặt ra. Từ những nhận thức trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình trong thời gian đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017; 2
  14. (3) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình đến năm 2022. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình. Phạm vi thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 2015 – 2017 Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình đến năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập từ các cơ quan ban ngành ở trung ương và địa phương; Các báo cáo của Khối xổ số kiến thiết miền Trung và báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình. 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các số liệu thông kê qua các năm để phân tích; - Phương pháp so sánh: Sử dụng số liệu của từng năm để so sánh tăng giảm tương đối, tuyệt đối; - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, xin ý kiến từ những chuyên gia đã được khẳng định và có tên tuổi, những ngưởi có kinh nghiệm lâu năm; 3
  15. - Phương pháp khảo cứu: Sử dụng các tài liệu, sách vở; luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có sẵn để tham khảo. - Phân tích các yếu tố môi trường bên trong, yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Các yếu tố bên ngoài là yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội, khoa học công nghệ... Các yếu tố của môi trường bên trong là các nhân tố nội tại của Công ty, việc phân tích tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: Cơ cấu tổ chức; Đội ngũ cán bộ quản lý; Khả năng tài chính; Trình độ của cán bộ phát triển thị trường, công nghệ thông tin ... Các yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty, từ đó giúp Công ty tìm ra các cơ hội cũng như các thách thức. - Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Là các điểm mạnh, các cơ hội, các điểm yếu, các thách thức. Trên cơ sở phân tích 4 nhân tố trên để tìm ra các điểm mạnh điểm yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình cũng như cơ hội, thách thức đối với các Công ty xổ số kiến thiết khác trong khu vực. Để từ đó giúp cho Công ty đề ra được những chiến lược đúng đắn trong giai đoạn trước mắt và tương lai sau này. Từ việc sử dụng các phương pháp trên, Công ty sẽ tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh và khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị; phần nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Quảng Bình trong khu vực khối xổ số kiến thiết miền trung đến năm 2022. 4
  16. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh 1.1.1.1. Cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cạnh tranh. Ở mỗi lĩnh vực, mỗi thời kỳ có những quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. [11] Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson & W. Nordhaus, thì cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát triển. [8] Theo từ điển kinh tế, thì cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được cho mình những nguồn lực hoặc lợi thế về sản phẩm hoặc khách hàng, hoặc đạt được những lợi ích tối đa. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự gạnh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được cho mình nhiều lợi ích nhất. [7] Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh trạnh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doạnh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh trạnh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. [6] 5
  17. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trình bày trong tác phẩm:”Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng và định vị doanh nghiệp”: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tác động của doanh nghiệp đến các lực lượng cạnh tranh bằng các biện pháp sáng tạo - tạo ra các “khác biệt” hơn hẵn hãng cạnh tranh. Khác biệt đó có thể là hệ thống phân phối dịch vụ tốt sản phẩm độc đáo, giá rẽ … những khác biệt này giúp doanh nghiệp xác lập được vị thế của mình trên thị trường. [9] Theo PGS Lê Hồng Tiệm: “ Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm dành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất ra sản phẩm, trong tiêu thụ hàng hóa, trong hoạt động dịch vụ để đảm bảo thực hiện lợi ích tốt nhất cho mình”. [10] Như vây, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, trong đó cách phân loại cơ bản là: cạnh tranh trong phạm vi ngành kinh tế bao gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh giữa bên mua và cạnh tranh giữa bên bán, cạnh tranh giá cả và cạnh tranh phi giá cả.... Cạnh tranh trong nội bộ ngành:Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế, an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành thu được lợi nhuận cao hơn và sẽ dẫn tới hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. 6
  18. Cạnh tranh giữa người sản xuất, doanh nghiệp sản xuất với nhau: Đây là hình thức phổ biến nhất của cạnh tranh. Theo hình thức này, các Doanh nghiệp đấu tranh với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường (thị phần, kênh phân phối), để có thể đạt được các mục tiêu ngắn hạn của mình và qua đó đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Người mua ở đây không chỉ là người tiêu dùng mà còn bao gồm cả các nhà cung ứng. Theo hình thức này, những người mua, doanh nghiệp sẽ đấu tranh với nhau để có thể tiếp cận được nguồn hàng ổn định về số lượng và chất lượng với mức giá thấp nhất. Cường độ của hình thức cạnh tranh này phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cung cầu, thị hiếu khách hàng và sẽ tăng cao khi cầu lớn hơn cung. Hình thức này phổ biến trong những ngành kinh doanh mang tính mùa vụ khi vào thời vụ tiêu dùng. Cạnh tranh giữa người mua/ doanh nghiệp mua với người bán/ doanh nghiệp bán: Hình thức cạnh tranh này luôn xảy ra trong các hoạt động kinh tế. Theo đó, người mua luôn tìm mọi cách để mua được sản phẩm và dịch vụ tại mức giá thấp nhất với chất lượng, số lượng chủng loại và điều kiện thuận lợi nhất khi người bán lại mong muốn ngược lại. Lợi thế cạnh tranh trong trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ cung cầu, số lượng các chủ thể tham gia trên giao dịch cũng như mức độ quan trọng của sản phẩm, dịch vụ đối với người mua. 1.1.2. Lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế. Hoặc theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trong cùng một thị trường tiêu thụ. Năng lực cạnh tranh có bốn cấp độ khác nhạu: cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Giữa chúng có mối 7
  19. tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, trước khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp. chúng ta cần đề cập đến năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của ngành. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: Đứng ở góc độ vĩ mô, năng lực cạnh tranh của một quốc giạ là khả năng nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác, theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Năng lực cạnh tranh cấp ngành: theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng của ngành trong việc tạo ra thu nhập cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế. Năng lực kinh doanh của ngành còn thể hiện ở thị phần, cơ cấu và năng lực cạnh tranh nội bộ ngành, các ngành công nghiệp phụ trợ và sự kết hợp các yếu tố đó với nhau. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp: Được thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức; từ đổi mới phương pháp quản lý, phục vụ; từ đổi mới sản phẩm, các loại hình dịch vụ đến công việc tiếp thị quảng cáo. 1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế canh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Được xác định dựa vào các ưu thế. Ưu thế là thế mạnh bao gồm những đặc tính hoặc những thông số của sản phẩm nhờ đó 8
  20. sản phẩm có được sự ưu việt vượt trội hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phải nhận biết được lợi thế, khó khăn để cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi Doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Các Doanh nghiệp phải hiểu rõ các yêu cầu của thị trường, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố từ đó đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp và đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.2. Đặc điểm ngành xổ số 1.2.1. Xổ số và bản chất của xổ số Xổ số: Xổ số ra đời từ rất lâu và có mặt trên toàn thế giới, ngành xổ số tại Việt Nam ra đời Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 31/CP ngày 26/2/1962 cho phép các địa phương tổ chức hoạt động Xổ số kiến thiết, Thành phố Hà Nội đã chính thức tổ chức hoạt động xổ số kiến thiết đầu tiên trên địa bàn. Ở các nước và tại Việt Nam có rất nhiều quan niệm khác nhau về xổ số. - Theo quan niệm của người Úc, “xổ số là hoạt động vui chơi ăn tiền” - Thụy Sĩ thì cho rằng, “xổ số là một hình thức rút thưởng theo vận may, với mục đích dành lấy tiền thưởng hoặc một quyền lợi nào đó” - Bộ dân chánh Trung Quốc quan niệm, “xổ số là một hình thức phát hành có mệnh giá và trong đó có in số, hình thù, mà người mua có thưởng hoặc không có thưởng” - Việt Nam cho rằng, xổ số là “các sự kiện có kết quả ngẫu nhiên” Tóm lại: Xổ số là các hoạt động vui chơi giải trí theo vận may và mang tính xác suất để nhận các giải thưởng. Bản chất của xổ số: Bản chất của xổ số cũng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau trên thế giới: - Đối với người Pháp, “xổ số là các trò chơi ngẫu nhiên, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của dân chúng đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước” 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2