MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện thành công sự<br />
nghiệp CNH, HĐH đất nước, quan điểm của Đảng ta là phát huy nội lực, tranh thủ<br />
tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là về vốn, KHCN, kinh nghiệm … nhằm giải<br />
phóng sức sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng<br />
trưởng kinh tế. Sau hơn 25 năm đổi mới mở cửa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế<br />
<br />
Ế<br />
<br />
nước ta không ngừng phát triển, diện mạo của đất nước hoàn toàn đổi khác một<br />
<br />
U<br />
<br />
phần là do các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, mà quan trọng nhất là nguồn vốn đầu<br />
<br />
́H<br />
<br />
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp một vai trò không nhỏ trong sự phát triển<br />
của đất nước.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành năm 1987 sửa đổi,<br />
bổ sung vào các năm 1990, 1992, thay bằng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam<br />
<br />
H<br />
<br />
năm 1996 và tiếp tục được thay bằng Luật đầu tư vào năm 2005), dòng vốn FDI vào<br />
<br />
IN<br />
<br />
nước ta tăng nhanh, trở thành nguồn bổ sung quan trọng, bù đắp cho những thiếu<br />
<br />
K<br />
<br />
hụt về vốn để đầu tư cho sự phát triển, góp phần mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản<br />
phẩm hàng hóa đa dạng, giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và thu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
hút FDI nói riêng trở thành nội dung hàng đầu của nhiệm vụ kinh tế đối ngoại.<br />
Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế,<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
chính trị của khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Việc phát triển kinh tế<br />
- xã hội của Đà Nẵng không chỉ là nhiệm vụ riêng của địa phương mà còn quan hệ<br />
và tác động sâu sắc đến toàn khu vực, cũng như của cả nước. Trong những năm qua,<br />
Đà Nẵng đã có những bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển kinh<br />
tế -xã hội, trở thành một địa phương năng động, chính quyền và nhân dân có quyết<br />
tâm cao trên con đường xây dựng và phát triển. Đến nay, mặc dù còn nhiều việc<br />
phải làm, nhưng những thành tựu mà Đà Nẵng đạt được là không nhỏ.<br />
<br />
1<br />
<br />
Đóng góp vào những thành tựu to lớn đó, bên cạnh sự quan tâm của Trung<br />
ương, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, những ưu đãi về thiên<br />
nhiên thì vai trò của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Đà Nẵng<br />
cũng rất quan trọng. Đến hết năm 2011, Đà Nẵng đã thu hút được hơn 214 dự án<br />
với hơn 3,4 tỷ USD, trong đó giai đoạn 2001 – 2011 là 183 dự án với tổng vốn đầu<br />
tư là 3 tỷ USD, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập, nâng<br />
cao đời sống người dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội của thành phố.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Tuy nhiên, đây vẫn là một con số còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của<br />
<br />
U<br />
<br />
Thành phố. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép nhưng triển khai<br />
<br />
́H<br />
<br />
thực hiện chậm. Số dự án đầu tư bị giải thể hoặc rút giấy phép trước thời hạn có xu<br />
hướng gia tăng. Lượng vốn đầu tư còn thấp và phân bổ không đều ở các ngành kinh<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
tế. Tác động của vốn đầu tư chưa thật sự rõ nét, một số dự án làm ăn thua lỗ. Do<br />
vậy, việc tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước<br />
<br />
H<br />
<br />
ngoài vào Đà Nẵng là việc làm quan trọng và cấp thiết, để khai thác các nguồn lực<br />
<br />
IN<br />
<br />
của địa phương, đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH, phấn đấu đưa Thành phố trở<br />
<br />
K<br />
<br />
thành một trong những đô thị lớn, là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của Miền Trung<br />
và cả nước, trở thành một Thành phố công nghiệp, hiện đại vào trước năm 2020. Vì<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều<br />
nhà khoa học trong nước. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề<br />
này ở nhiều góc độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau như:<br />
- TS. Vũ Trường Sơn (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng<br />
kinh tế Việt Nam, Nxb. Thống kê<br />
- TS. Mai Ngọc Cường (2001), Hoàn thiện chính sách và thu hút đầu tư trực<br />
tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.<br />
- "Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay" do PGS.TS.<br />
Trần Quang Lâm, TS. An Như Hải (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia .<br />
<br />
2<br />
<br />
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Văn Thạnh (2007) "Nghiên cứu thu hút vốn<br />
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị"<br />
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Phụng Trân (2007) "Nghiên cứu thu hút<br />
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Nam"<br />
- Luận văn tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Tấn Vinh(2011) "Đầu tư trực tiếp<br />
nước ngoài đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí<br />
Minh"<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Các công trình khoa học trên đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vai trò, xu<br />
<br />
U<br />
<br />
hướng vận động, tác động của ĐTNN, đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp<br />
<br />
́H<br />
<br />
trong thu hút, sử dụng vốn ĐTNN ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn ít công trình<br />
khoa học nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện và có hệ thống vấn đề FDI ở Đà<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Nẵng dưới góc độ kinh tế chính trị. Từ thực trạng này, hy vọng đề tài nghiên cứu<br />
này góp phần bổ sung vào chỗ khiếm khuyết đó.<br />
<br />
H<br />
<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
IN<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở<br />
<br />
K<br />
<br />
Đà Nẵng trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng, giải pháp<br />
nhằm thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới để phát triển kinh tế ở thành phố Đà<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Nẵng.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp<br />
nước ngoài. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
trong thời gian qua. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút<br />
FDI ở Đà Nẵng trong thời gian tới.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đà Nẵng.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng từ<br />
năm 2001 – 2011<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và lý luận kinh tế chính<br />
trị của chủ nghĩa Mác – Lênin và dựa trên đường lối chính sách của Đảng và Chính<br />
<br />
3<br />
<br />
Phủ. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng một số phương pháp chủ<br />
yếu sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, trong quá<br />
trình xử lý dữ liệu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành,<br />
liên ngành như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát, đồng thời kế thừa<br />
các công trình nghiên cứu có liên quan để làm rõ những vấn đề mới nảy sinh trong<br />
xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay.<br />
Về tư liệu sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp: chọn mẫu kết hợp, phân<br />
<br />
Ế<br />
<br />
tổ, phân tích số liệu thống kê, phỏng vấn chuyên gia.<br />
<br />
U<br />
<br />
6. Đóng góp của luận văn<br />
<br />
́H<br />
<br />
- Góp phần hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lí luận cơ bản về đầu tư trực<br />
tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
nói chung và của Đà Nẵng nói riêng.<br />
<br />
- Đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động thu hút vốn ĐTNN ở<br />
<br />
H<br />
<br />
thành phố Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất các giải pháp cơ bản để tăng cường thu hút quản<br />
<br />
IN<br />
<br />
lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trên địa bàn Đà Nẵng trong thời gian tới.<br />
<br />
K<br />
<br />
7. Kết cấu luận văn<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
chương:<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Nẵng<br />
<br />
Chương 3: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy thu hút FDI tại Đà Nẵng<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC<br />
NGOÀI<br />
1.1. Khái niệm, các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
1.1.1 Các khái niệm cơ bản<br />
Đầu tư nước ngoài đã được hình thành và phát triển từ lâu. Nguyên nhân<br />
chính của nó là do sự phát triển không đều về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia,<br />
<br />
Ế<br />
<br />
về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn giữa các quốc gia đó hoặc do chính sách bảo hộ<br />
<br />
U<br />
<br />
mậu dịch ngày càng chặt chẽ của từng nước hay do những vấn đề toàn cầu đặt ra<br />
<br />
́H<br />
<br />
cấp bách yêu cầu phải có sự gọi vốn tập trung trên quy mô quốc tế mới có thể giải<br />
quyết được.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) ngày nay đã<br />
trở thành hình thức đầu tư phổ biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế<br />
<br />
H<br />
<br />
quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia:<br />
<br />
IN<br />
<br />
-Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam thì:<br />
<br />
K<br />
<br />
+ Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam<br />
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. [8,tr.2]<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
+ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
tham gia quản lý hoạt động đầu tư [8,tr.2].<br />
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là: "Một khoản đầu tư<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư<br />
trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.<br />
Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý<br />
doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó'' [2,tr.31]<br />
Dù có nhiều quan điểm khác nhau về FDI, song có thể đưa ra một khái<br />
niệm tổng quát nhất là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế<br />
dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một<br />
nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành tổ chức sản<br />
xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý…nhằm mục<br />
<br />
5<br />
<br />