Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận văn trình bày một số quan điểm cơ bản về phát huy và sử dụng nhân tố con người trong phát triển kinh tế xã hội; cung cách quản lý lao động truyền thống tại các công ty Nhật Bản; xu hướng thay đổi trong quản lý lao động ở Nhật Bản và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠỈ HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VA NHÀN VĂN TRẤN ĐỨC VUI QUẢN LÝ LAO ĐỘNG ở NHẬT BẲN VÀ XINH NGHIỆM ĐÔI VỚI VIỆT NAM ■ m Chuyên ngành : Kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa Mã số : 50201 LUÂN ÁN THẠC ỖĨ KHOA. H Ọ C KINH TẾ Ngưòi hưóng dẫrvkhoa học: LƯU NGỌC TRỊNH PTS. Khoa học kin.il té (Viện K inh tế thẻ giỏi) OẠ' HỌCdUÓC GIA HÀ NỘI TRUH6ĨẨMTH$NGTíN.VịìƯV]ỆN
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ( HƯƠNG l ĩ MỘT SỐ QUAN ĐlẾM c ơ BẢN VỂ 1»HÁT HUY VÀ s ử DỤNG NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIEN k in h TẾ- x ã h ộ i 1.1. Vai trò quyết định của nhân tố con người trong phát triển kinh tế- xã hội 1.2. Quan íliểni vể nhân tỏ con người trong nền kinh tê thị trường 1.2.1. Lý thuyết "Con người thực tế" 1.2.2. Lý thuyết "Con người xã hội" CIIUUNO II: CUNC; CÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRUYỂN THÓNG tại các CÔN(Ỉ TY NHẬT BÁN IL1. Những nhân tô tác động đến sự tổn tại và tiến trĩển của cung cách quan lý lao động truyền thống Nhật bản sau chiến tranh II. 1.1. Nhật Bản bưóc ra khỏi chiến tranh với nền kinh tế bị tàn phá nặng nể II. 1.2- Phải nhanh chóng khôi phục nền kinh tế trong điều kiện nguồn tài nguyên nghèo nàn II.] .3. Đặc điểm dân số và lao động Nhật Bản 11.1.4. Ảnh hưởng giáo dục và đào tạo sau chiến Iranh II. 1.5. Ánh hưởng của những yếu tố văn hoá truyền thống a) Tính cộng đồng b) Tôn ti trật lự c) Tôn trọng học vấn d) ý thức cao của cá nhãn trước cộng đồng 11.2. Hệ thống quán [ý lao động truyền thống tại các công ty Nhật ỉỉán 11.2.1. Tuyển chọn nhân viên 11.2.2. Giáo dục và đào tạo tại công ty 11.2.3. Hệ thông quản lý lao động truyền thống tại các công ty Nhật Bail 1) Chế độ làm viêc suốt đời 2) Chế độ thăm niên 3) Công đoàn công ty 4) Sự tham gia của công nhân viên vào việc quàn lý cóng ty
- ClÌUtìNC; III- x u 11ƯỚNG THAY Đ ổ l TRONG QUẢN LÝ LAO ĐỘN(Ỉ Ở NH Ậ T BẢN VẢ NHỮNc; BÀI H ỌC KINH N ( ; m Ê M Đ ố l VỚI V IỆ T NAM III.1. Những thách thức hiện nay đối vói việc quản lý lao động ỏ Nhật Iĩản III. L I. Những thách thức trong nước UI. 1.2. Những thách thức ngoài nước III. 1.3. Những hạn chế của bản thân hệ thống quản )ý lao động Nhật bản ngày càng nghiêm trọnghơn trong hoàn cảnh mới LII.2. Xu hướng thay đổi cơ bản trong chế độ quan lý lao dộng NliẠt bản II 1.2.1. v ề chế độ làm việc suốt đòi III.2.2. Những tliỗn biốn gíìn (rong chốtlộ khen llnrơiig II 1.2.3. Vổ công đoàn xí nghiệp III.3. N h ữ n g hài học rút ra lừ kinlì n g h i ệ m quan lý lao dộ n g INIiậl him cho Việt Iium Kilr [..hận TÀI LlfiU THAM KIIẢO
- LỜI MỞ ĐẦU L TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI ỢTP' ừ những năm 70 trở lại đây đã diễn ra những thay đổi lớn trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Thế giới đang chuyển tới nén kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên hạn hẹp của thành tinh sang nển kinh tế trí tuệ, trong đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực được coi là quan trọng và quyết đinh nhất trong các nguồn lực và nó được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiểu quốc gia, cũng như trong chiến lược kinh doanh của các công ty, xí nghiệp. Nhiều quốc gia vốn xuất phát từ những điều kiện kinh tế thấy kém, lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên thậm chí còn nghèo hơn Việt Nam hiện nay, nhưng đã đat được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ biết phát huy và sử dung tốt nhân trí con người. ớ Việt Nam, vai trò của nhân tố con người trong phát triển kinh tế ngày càng được để cao nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, và chúng £&đã đạt được những thành tựu nhất đinh trong việc phát huy và sử dụng nhân tố con người.. Nhưng dù sao đến nay, nhân tố con người lao động ớ Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải, còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế. Cốt lõi của tình trạng trên là ờ chỗ chúng ta chưa hiểu đúng nhân tố con người và còn có ĩihững cách hiểu và thực hiện khác nhau, khổng đổng bộ và thống nhất trong việc phát huy và sử dụng nhân tố con người đặc 'biệt là việc quản lý lực lượng lao động, lực lượng nòng cốt của xã hội. Chính vì lý do đó đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu, cách hệ thống, đánh giá những thành côns và thất bại trons phát huy nhân tố con người ở các nước đế từ đó tìm ra một phương sách rhích hợp cho Việt Nam. 1
- Là một quốc gia bại trận trong chiến tranh Thế giới thứ n Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế thứ hai trong Thế giới rư bản chủ nghĩa trong vòng hơn hai thập kỷ với tốc độ tăng trưởng, kinh tế trung bình hàng năm 9% trong các năm 1955-1960 và gần 10% trong các năm 1960-1965 và 11,7% trong các năm 1965-1970. Hiện tượng kinh tế này của Nhật Bản cũng đã được lặp lại ở một số nước công nghiệp với Châu Á. Có thể có nhiều cách lý giải khác nhau về nguyên nhân dành đến hiện tượng này. Song một trong những nguyên nhân được chú ý nhiều nhất ở các nước này đặc biệt là Nhật Bản đã biết phát huy và tận dụng tốt nhân tố con người cho phát triển kinh tế nói chung cũng như đã biết cách quản lý tốt lực lượng lao động của mình trong quá trình kinh doanh sản xuất nói riêng. Việc nghiên cứu quá trình phát huy và sử dụng nhân tố con người Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế nói chung cũng như việc quản lý lao động Nhật Bản nói riêng có ý nghĩa thiết thực cả lỷ luận và thực tiễn. Ngày nay, Việt nam cũng đang ở trong thời kỳ khắc phuc hậu quả chiến tranh lâu dài, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,bao cấp sang nền kinh tế chị rrường dưới sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong quá trình này chúng ta cũng gặp những vấn đề tương tự như Nhật Bản sau chiến tranh trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng nguồn lực con người cho phát triển kinh tế. Những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực này sẽ bổ ích cho việc tận dụng nguồn ỉực con người mà trước hết là lao động, Việt nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế hiện nay. Với nhận thức như vậy bản luận án với tiêu đề "Quản lý lao động ở Nhật Bản và Kinh nghiệm đối với Việt Nam" sẽ phân tích một cách có hệ thống việc phát huy và sử dụng nhân tố con người ở Nhật Bản tà sau chiến tranh thế giói 2
- thứ 2 đến nay, được thể hiện cụ thể và tập trung bằng việc phân tích sâu hệ thống quản K' và sử dụng lao động truyền thống tại các doanh nghiệp Nhạt Bán , và nhứng biểu hiện mới của hệ thống đó gần đây, và từ đó rút ra những bài học cho viộc sử dụng và phát huy tiềm lực con người và quán lý lao động trong quá trình phát triển kinh tế ờ Việt Nam hiện nay và trong tương lai. I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Vấn đề quản lý lao động ở Nhật Bản đã được khá nhiều các nhà khoa học trên thế giới nghiên cúu ở các phương diện khác nhau, và một số tác phẩm đã được Viện Kinh tế Thế giới dịch sang tiếng Việt. Tuy vậy, việc nghiên cứu vấh đề quản lý lao động Nhật Bản của các học giả nước ngoài cho đến nay chỉ được tiến hành theo quan điểm của người nuớc ngoài, chứ không theo quan điểm, cách nhìn và không xuất phát từ nhu cầu thực tế của Việt Nam để nghiên cứu. ở Việt Nam, vấn đề này chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam để cập nhiều, ngoại trừ Luận văn PTS khoa học kinh tế của đổng chí Lưu Ngọc Trinh "Việc phát huy và sử dụng nguồn lực con người trong giai đoạn tăng trưởng kinh tê'cao ở Nhật Bản" năm 1995 và sau này được phát triển thành cuốn sách: "Chiến lược con người trong thần kỳ kinh tế Nhật Bản" do Nhà xuất bản chính trị quốc 2Ìa xuất bản năm 1996. Song các công trình trên của tác giả Lưu Naọc Trịnh trên mới đề cập chú vếu đến vấn đế phát huy và sử dụng con người nói chung ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ (từ 1945-75) chứ chưa để cập cụ thể và sâu đến hệ thống quàn lý lao động tai các xí nghiệp cũng như những đối mới của nó. 3
- Trên cơ sở kế thừa những thành quả các công trình trong và ngoài nước đã đạt được, kết hợp với tình hình kinh tế và quản lý con người, quản lý lao động ờ nước ta, tác giả luận án muốn trình bày 1 cách có hệ thống những khía cạnh lý luận về quản lý con người, quản lv lao động và thực tiễn quán lý lao động Nhật Bản truvền thống và những khía cạnh đổi mới gần đây của nó, từ đó rút ra một một số kinh nghiệm cho Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨXJ: - Khẳng đinh vai trò nhân tố con người với phát triển kinh tế. - Phân tích , đánh giá thực trạng cung cách quản lý lao đông ờ Nhật Bản và xu hướng thay đổi cơ bản trong những năm gần đây. - Đưa ra những kết luận cơ bản nhất có tính kinh nghiệm để vận dụng ở Việt Nam. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚXJ: Đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, mặt khác tài liệu tham khảo cũng như khả năng thâm nhập thực tế không có nên đề tài chỉ dừng ở những vấn đề có tính lý luận được khái quát quan tâm hơn của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá về Nhật Bản. Đề tài tập trung ở các vấn để; a. Đánh giá nhân tố con người dưới giác độ tầm vĩ mô của 1 quốc gia - xu chế chuyển đổi. cung cách quán lý thòng qua tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan ở Nhật Bản. 4
- b.Thồns: qua việc phân ách - đánh gía những nét cơ bản nhất về quản lý lao động Nhật Bản, rút ra những bài học kinh nghiệm cơ bản mà Việt Nam có thể tham khảo và vân dụng. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚtJ: Để nghiên cứu đề tài trên chúng tôi đã sừ dụng phương pháp chung trong nghiên cứu Kinh tế chính trị học, đặc biệt là phương pháp ìôgic lịch sử, tổng hợp, phân tích và so sánh, kết hợp với phương pháp duv vật biện chứng và duy vật lịch sử, và những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề con người và quản lý lao động. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN: - Hệ thống hoá một số quan điểm và lý thuyết cơ bản về vấn để con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và quản lý lao động nói riêng. - Đánh giá tổng quát quản lý lao động của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới n đến nay. Nêu ra xu hướng thay đổi cơ bản trong cung cách quản lý lao động ở Nhật Bản những năm gần đây. - Nêu ra một số bài học cơ bản nhằm giúp cho việc hoạch đinh chiến lược con người nói chung và quản lý lao động nói riêng trong thời gian tới ờ Việt Nam. - Luủn án có thể làm tài liêu tham khảo cho viêc nghiên c cứu và O giảnso dậy môn Kinh tế chính trị cũng như mòn Quản trị doanh nghiệp. 5
- 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 3 chương Chương I : Một số quan niệm cơ bản về phát kuy và sử dụng nhân tô con người trong phát triển kinh tế - xã hội. Ghương I I : Hệ thống quản lý lao động truyền thông tại các công ty Nhật Bản. Chương ni: Xu hướng thay đổi trong quản lý lao động ở Nhật Bản gần đáy và những bài học kinh nghiệm đôi với Việt Nam 6
- Chương I MỘT sô QUAN NIỆM cơ BẢN VỀ PHÁT HUY VÀ sử DỤNG NHÂN TÔ CON NGƯỮI TRONG PHÁT TRIỂN KÌNH TÊ - XÃ HÔI 1.1. VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÂN Tố CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Trong suốt quá trình phát triển của xã hội, con người luôn tồn tại với hai tư cách: Vừa là chủ thể, vừa là đối tượng cùa quá trình đó. Là chủ thể, con người thực hiện sự phát triển xã hội mà trước hết là phát triển lực lượng sản xuất, là đối tượng con người hưởng thụ thành quả đã đạt được của sự phát triển đó. Con người luôn đứng ở vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội.vị trí trung tâm đó còn được đảm bảo bằng hai vế: cống hiến và hưởng thụ, và hai vế này có liên quan chặt chẽ với nhau và cần được giữ càn đối theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong thực tế, một khi đã thừa nhận vị trí trung tâm của con người thì cũng phải chú ý thích đáng đèn cả sự cống hiến và sự hưởng thụ của con người, và sự chú ý đó phải được thấm định bằng những kết quả nghiên cứu cụ thể và thông qua kiếm định của thực tế. Những năm gần đây, khi bàn đến chiến lược kinh tế - xã hội, các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học đều nói đến chiến ỉược con người. Thực ra đây không phải là hai vấn để tách biệt mà chỉ là cách nói của cùng một 7
- nội dung phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Điểm mới trong nhận thức lý luận và thực tiễn ở đây là trong toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội thì con người vãn ỉuôn luôn thể hiện với vai trò thực của mình. Nhân đây, chúng tôi muốn nhắc lại một quan niệm đã từng tổn tại khá lâu ở ta là: Trước đây có những lúc chúng ta đề cập khá nhiều đến con người, nhất là vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nhưng những vấn đề được đưa ra để xem xét và đánh giá con người thời ấy còn mang nặng tính lý thuyết con người thường được lý tưởng hoá không gắn liền với thực trạng kinh tế - xã hội. Không những thế, con người thường được đề cao như một công cụ, một yếu tố phục vụ cho "kế hoạch” phát triển. Do vậy, mệnh để "Con người là một lực lượng sản xuất"Chưa được hiểu một cách đúng đắn. Những nhận xét này cho phép ta so sánh để thấy rõ hơn thực chất mới mẻ trong quan niệm về ''Chiến lược con người” hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, quá trình đổi mới nền kinh tế diễn ra mau chóng và trên nhiều mặt. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã cho phép lực lượng sản xuất tiến những bước mạnh mẽ. Điều này lại làm nảy sinh quan niệm về con người với tư cách là một yếu tố của lực lượng sản xuất. Có những quan điểm cho rằng vị trí con người bị đẩy xuống hàng thứ yếu, thậm chí hình ảnh của con người còn bị lu mờ tiong các hoạt động sản xuất . ơ nước ta, tuy những ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại còn thua kém rất nhiều so với các nước trên thế giới nhưng sự đấu tranh tư tưởng chống lại quan niệm như thế cũng đang được đặt ra, nhất là khi chúng ta bắt đầu thực hiện mở cửa, tiếp nhận khoa học kỹ thuật hiện đại và định hưóng mô hình x.ã hội cho tương lai. Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã khẳng định dứt khoát : "khoa học đã phát triển mạnh mẽ đến đau, nó chứng tỏ sức mạnh to lớn như thế nào thì cũng không thể đẩy con ngưòi ra ngoài quá trình sản xuất xã hội nói chúng mà chỉ thây thế những hoạt động lao động nặng nhọc phức tạp, giúp cho con 8
- người có điều kiện tốt hơn để học tập, nghiên cứu phát triển trí tuệ1}. Khoa học k'ỹ thuật dù phát triển đến mức nào chăng nữa cũng chỉ là sản phẩm của hoạt độna; nhận thuức và phát triển trí tuệ của con người. Con người một mặt phát huy và sử dụns khoa học kỹ thuật để cải tạo đối tượng lao động, vừa khai thác vừa bảo vệ thiên nhiên, làm ra sản phẩm tinh thần và vật chất; Nhưng mặt khác, khoa học kỹ thuật cũng chính là phương tiện để con người phát triển hoàn thiện bản thân minh với tư cách là một lực lượng sàn xuất đặc biệt. Hai mặt đó gắn bó với nhau trong con người, bảo đảm cho quá trình tiến lên của chính con người và cũng là của lực lượng sản xuất. Có thể nói trong thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất càng phát triển mạnh thì vai trò con người càng được đề cao. Một vấn để nữa tuy không phải là mới, song cũng cần đề cập, đó là nhận thức về mối quan hệ giữa con người cá nhân và con người tập thể. Vấn đề này, ở nưóc ta, trong một thời gian dài, đã từng có nhận thức sai lầm, và hiện nay lại đang có nguy cơ sai lầm theo một hướng khác. Có một thời chúng ta đã có quan niệm cho rằng "vì con người" chính là phải hy sinh cá nhân, để cho cái cá nhân hoà .tan vào trong tập thể, để chiến đấu vì mội thứ con người chung chung, quá vĩ đại,... mà không ai cảm thấy. Ngày nay, phải khẳng đinh lại: con người trước hết là con người cá nhân và sự chú ý đến nhân tố con người chỉ có ý nghĩa khi nó tác động đến từng cá nhân cụ thể, vì các cá nhân đó chính là các tế bào của cơ thể cộng đổng và sẽ không có một cơ thể nào lành mạnh khi từng tế bào bị suy yếu. Nhưng ngày nay cũng đang tổn tại một quan điểm tai hại, ngược lại: con người cá nhân được đẩy thành con người cá nhân chủ nghĩa.Núp dưới danh nghĩa "chứ ý đến con người". Xuất hiện những hành động chạy theo [ợi ích cá nhân ích kỷ, bừa bãi. Trong khi biện hộ cho lợi ích cá 1 Chiến luợc con người tròng cống cuộc dổi mới và phảt triển kinhtế (Giuyồn dề) Triết học, Số I 93 tr,32. 9
- nhãn, người ta thường lại quên mất trách nhiệm cá nhân, không gắn lợi ích cá nhân với trách nhiệm cá nhân với tập thê và đã dẫn đến kết qua là: con nsười với tư cách một cộng đổng một tập thể đang bị xâm phạm. 1.2. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG NEN k in h t ế th ị TRƯỜNG Khi xem xét vai trò của con người đối vói sự phát triển kinh tế, người ta đã đưa ra khá nhiều các ý kiến khác nhau nhất là ở các nước phương Tây. Nhưng nổi bật và ảnh hường sâu sắc hơn cả là hai lý thuyết "Con người kinh tế" và "Con người xã hội" 1.2.1 Lý thuyết "Con người kỉnh tế," do Fredrick Winslow Taylor (1856-1915), một kỹ sư người Mỹ đề ra cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đây là lý thuyết trường phái có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong khoa học quản ỉý con người ở phương Tây. Theo Taylor và các nhà lý ỉuận theo chủ thuyết này, con người, cũng như các thiết bị và các yếu tố kỹ thuật khác, chỉ là những yếu tố của sản xuất. Tuy nhiên, khác với các quan niệm macxit, lý thuyết này cho ràng con người chỉ là vật phụ thuộc của máy móc. Hoạt động và sự tiến triển của con người là do sự phát triển của máy móc quy đinh- Máy móc ấn định nhịp độ và cường độ hoạt động của con người. Sự phát triển của máy móc sẽ kéo theo hoặc buộc con người phải thích ứng để phát triển. Theo Taylor và lý thuyết này thì phải làm thế nào để bố trí tất cả những yếu tố sản xuất đó một cách hợp lý và khoa học là điều quan trọng. Nhũng người theo thuyết này cũng cho rằng con người phản ứng đặc biệt tfch cực với các khuyến khích vật chất những lợi ích kinh tế và tiền lương của họ chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm họ làm ra. Họ thường đánh giá rất thấp sự tự giác, tính chủ động và lòng nhiệt tình lao động 10
- công nhân và cho rặng đối với đa số công nhân thì phải cưỡng bức lao động, phải kiểm tra giám sát thường xuyên, phài quản lý bằng luật lệ và trừng phạt. Do đó, một mặt họ đề nghị sử dụng các lợi ích vật chất khác nhau để thúc đẩý công nhân hăng say làm việc. Mặt khác, táng cường hiệu lực của các biện pháp kiểm tra, kiểm soát để buộc công nhân làm việc. Đồng thời, họ bố trí một cách khoa học và hợp lý nhất các yếu tố của quá trình sản xuất để khai thác tối đa năng lực sản xuất, khả nâng cống hiến của công nhân và nâng cao năng suất lao động. Taylor đã áp dụng các quan niệm trên lần đầu tiên vào việc nghiên cứu các kỹ thuật quản lý làm tăng năng suất lao động ở Công ty Midrale và Công ty Bethlehem. Ồng đã thí điểm đối với công nhân vác kim loại hàng lên tàu. Ông chia cồng việc của người bốc vác thành những phân đoạn cơ bản. 1. Nhặt thanh kim loại 2. Mang thanh kim loại đó đi trên đất bằng tới tấm ván kê lên tàu. 3. Đi trên tấm ván lên khoang tàu 4. Vứt thanh kim loại xuống 5. Tay không trở lại Qua quan sát, bấm giờ, tính toán, ông kết luận rằng một người có thể bốc vác được gấp 4 ỉần mức họ đang làm. Từ đó ông đã gắn tiền công với mức khoán sản phẩm và đã được công nhận chấp nhận, nên kết quả là năng suất đã tăng lên. Taylor còn đưa ra hệ thống giám sát nhiều chiếu quá trình sản xuất. Nhiệm vụ quản lý sản xuất được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu: kế hoạch hoá và thực hiện, và được phân công cụ thể rõ rànơ cho từng chức trách khác nhau. 11
- Nói tóm lại hệ thống Taylov là phân chia quá trình sản xuất ra từng công đoạn nhỏ, hình thành mức khoán cho từng công đoạn đó và tiền công trả tuỳ theo mức khoán để kích thích công nhân vì tiền lượng cao mà nhận khoán. Tayìờr đã "điểm trúng huyệt" vì thòi đó người công nhân còn rất nghèo, nhu cầu cơ bản của họ là kinh tế: ăn, mặc, ở. Họ khao khát có đủ ăn, dư đạt chút ít, dù phải đổ nhiều mồ hôi và tiêu tốn nhiều thời gian, sức lực để thực hiện được nhu cầu đó. Cùng thòi với F.wTaylor, Henry Ford là người thực hiên thành công nhất lý thuyết "con người kinh tế" của trường phái phản ỉý khoa học trong thực tế. Ông là người phát triển hệ thống sản xuất dây chuyền. Xưởng "Diver Rouge" là tổ hợp sản xuất nổi tiếng thế giới bấy giờ bao gổm từ luyện thép đến hoàn chỉnh một chiếc ô tô. Mọi thao tác được phân tích để tránh thao tác thừa nhằm tăng năng suất lao động. Lẽn in đã gọi phương pháp quản lỷ con người của F.w Taylor và H.Ford. là "khoa học vắt kiệt mổ hôi"công nhân. Mặt khác cũng kêu gọi những người cộng sản phải học và vận dụng phương pháp quản lý này trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Nga. Lý thuyết này quả thực có nhiều điểm hay vì nó đề cao việc sử dụng một cách hợp lỷ nhất các yếu tố con người, kỹ thuật, đất đai... Song hạn chế lớn nhất của nó là quá coi trọng các yếu tố máy móc, thiếtbị và hạ thấp vài trò chủ động, sáng tạo, có tính quyết định của con người lao động có ý thức. Hay nói cách khác, lý thuyết này quá thiên về việc khai thác con người, công nhân ơ khía cạnh sinh vật cơ bắp và kinh tế mà chưa thể khai thác được tất cả những nét đặc trưng của mỗi thành viên người lao động với tư cách là chủ thể xây dựng và cải tạo xã hội. Trước thế chiến n vlý thuyết này chưa được áp dụng ở Nhật Bản mặc dù nó có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều nước phương Tây. Nhưng sau chiến 12
- tranh, nhưng trước nhu cầu phát triển nhanh của đất nước, các nhà quản lý Nhật Bản củng đã khai thác khía cạnh tích cực của chủ thuyết này, đó là việc vận dụng các đòn bẩy động lực. Những khuyến khích vật chất khác nhau được người Nhật áp dụng gồm: tăng tiền lương, tăng quy mô cho vay để xây dựng nhà, mở rộng việc bán chịu một số mặt hàng tiêu dùng dài ngày,... Tuy nhiên trong việc vận dụng phương pháp khuyên khích vật chất của lý thuyết này, người Nhật cũng nhân thấy nó còn có một số nhược điểm, - Chúng mang nhiều nguy cơ biến động có thành mục đích và từ đó tạo ra chỗ dựa cho sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, một thứ chủ nghĩa trái ngược hẳn với tính tập thề và cộng đồng cao ở xã hội Nhật Bản. - Chúng chưa đủ linh hoạt để thúc đẩy người lao động trong điều kiện các nhu cầu cơ bản của họ được đáp ứng một cách bão hoà trên thị trường. - Chúng có khả năng tác động xấu đến quan niệm truyền thống của người lao động Nhật Bản : ý thức tập thể, tinh thần yêu nước... Do vậy, tuy thừa nhận các kích thích vật chất để nâng cao nhiệt tình làm việc và năng suất lao động của người lao đông, nhưng cho đến đâu thập kỷ 70 các nhà quản lý Nhật Bản vẫn không cho đây là yếu tố quyết định trong triết lý về quản lý lao động của họ, mà chỉ là những biện pháp bổ sung góp phần thúc đẩy thêm sự gắn bó của người lao động với công ty, và công việc mà thôi. II.2.2 Lý thuyết con người xã hội, được trường phái "Quan hệ con người" ở Mỹ để xuất đầu thí kỷ 20 nhằm thay thế cho thuyết Taylor. Những người theo chủ thuyết này không phủ nhận ý nghĩa quan trọng của những khuyến khích vật chất và những biện pháp kiểm tra và đe 13
- doạ, Nhưng họ đề cao hơn những yếu tố tự 'giác và sáng tạo của người lao động. Họ cho rằng "Con người xã hội: chịu ảnh hưởng rất nhiều của các mối quan hệ cá nhân trong tạp đoàn lao độngvà con người tự giác làm việc nếu công việe làm họ thích thú. Những cá nhân bình thường nếu được đào tạo tính và làm việc trong bối cảnh tốt thì không phải là họ "Sợ trách nhiệm và chỉ muốn an thân" mà trái lại họ còn muốn được giao trách nhiệm, được đóng góp vào sự nghiệp chung. Khác với "con người kinh tế"phản ứng trực tiếp và chủ yếu đối với các kích thích vật chất, "con người xã hội” chịu ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập đoàn lao động. Do vậy mà các yếu tố cảm xúc, tính hỢD lv của hành vi mang ý nghĩa hàng đầu. Những người theo trường phái"quan hệ con người" ủng hộ lý thuyết "Con người xã hội" đã tìm thấy ở "Con người xã hội" một hệ thống đặc thù những kích thích và động cơ phục vụ cho họ. ở đây có thể nói đến lý thuyết động cơ của D. Mắcgơrego và Ph. Henxơbec (Mỹ). Dựa vào nhu cầu "Con người xã hội", họ đã chia thành 2 nhóm các yếu tố thúc đẩy con người ỉao động: Nhóm các yếu tố vệ sinh và nhóm các yếu tố động cơ. Nhóm các yếu tố vệ sinh (tức là tránh cho con người không bị chán nản trong công việc và rối loạn tâm lý) gồm: - Tác phong của người lãnh đạo - Triết lý quản lý công ty - Tiền lương - Điều kiện lao động - Mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân - Những quy ước xã hội của người lao đông 14
- - Bảo đảm giữ được việc làm - Nhân cách Theo họ, những yếu tố này chỉ có tác dụng tạo tâm trạngtốt cho cống nhản viên nhưng chưa đủ để giữ vai trò là sức mạnh động lực. Theo họ, các yếu tố động cơ phải gổm: - Những thành tích lao động của công nhân - Sự công nhận công lao đóng góp của họ - Trao khả năng tự chủ cho công nhân - Cất nhắc chức vụ - Hoàn thiện trình độ nghề nghiệp - Làm phong phú lao động bằng các yếu tố sáng tạo. Cả hai nhóm yếu tố trên tác động qua lại chặt chẽ với nhau và tạo ra sức mạnh của động lực. Thực chất, những người theo lý thuyết "con người xã hội" nhìn nhận con người không đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình sản xuất, là vật phụ thuộc vào máy móc và các tư liệu sản xuất khác. Đổng thời họ cũng không coi con người chỉ là những sinh vật bình thường, chỉ biết có những nhu cđu vật chất, kinh tế cơ bản và tối thiểu. Khác với trường phái "Quản ỉý khoa học”, trường phái "quan hệ con người" thừa nhận con người là một thực thế xã hội, một sinh vật có ý thức, ngoài cuộc sống kinh tế, cá nhàn đơn thuần COỊ1 người còn có cuộc sống tâm lý, cộng đổng và xã hội. Ngoài rứiu cầu cư bản ăn, mặc, ở, "Con người xã hội" còn có nhu cầu giao tiếp, tâm lý, học tập, tiến thân và cống hiến cho cộng đồng và xã hội học. 15
- Vì vậy, con người sẽ phát huy được nhiều nhất khả năng của mình nếu những nhu cầu trên được đáp ứng. Những quan niệm này đã được các nhà quản lý theo trường phái "Quan hộ con người” đem thử nghiệm và áp dụng trong thực tế. Tại các cuộc thí nghiệm này", nâng suất lao động và hiệu quả công việc của công nhân đã được tính toán và so sánh khi môi trường làm .việc thay đổi từ những vấn đề thuộc về kỹ thuật, độ chiếu sáng, nhiệt độ,..- đến các quyết đinh quản lý (sự quan tâm 'đến ý kiến khả năng và tâm lý của công nhân khi đề ra các đinh mức) đến các quan hệ con người (bố trí những người phù hợp cùng sở thích làm việc với nhau, tham khảo ý kiến công nhân...). Kết quả cho thấy ở đâu nhu cầu xã hội của con người được thoả mãn, tính tự giác và chủ động của công nhân được phát huv thì năng suất lao động sẽ cao và hiệu quả công việc sẽ được cải thiện. Từ đó, các nhà khoa học thuộc trường phái "Quan hệ con người" cho rằng người lao động không còn là một thứ công cụ đặc biệt của sản xuất mà nhà quản lý điều khiển họ bằng "chiếc gậy và củ cà rốt" nữa. Ph.Henxơbec viết: "Nếu không khí của một công ty với tư cách là tập thể con người sống và làm việc mà thân ái, hoà thuận như trong một "gia đình" thì sẽ khiến người công nhân sẵn sàng hiến toàn bộ năm tháng cuộc đời của họ cho công ty, họ sẽ tự hào được sáng tạo ra những sản phẩm tuyệt hảo cho nhân loại.Chúng ta không nên quên khía cạnh con người trong công viêc". Tuy nhiên, những người cổ vũ cho lv thuyết "con người xã hội”,cho trường phái quản lý "quan hệ con người" đôi khi đã đi xa tới mức quá nhấn mạnh tới vai trò của việc thoả mãn nhu cầu xã hội của công nhân mà hạ thấp vai trò của các yếu tố kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất. Tuy hai chủ thuyết tư sản trên vể nhân tố con người thể hiện hai cách nhìn khác nhau về con người, và những động cơ của người lao động và về 16
- những kích thích cần phải có đối với họ. Song chủ thuyết "con người xã hội" ngày càng thắng thế so với chủ thuyết "con người kinh tế", điều đó chứng tỏ các nhà tư bản đã không ngừng "cải tiến" cách bóc lột của họ với công nhân để vừa có hiệu quả hơn, lại vừa có vẻ "êm dịu"hơn bằng cách đề cao "tính người", các yếu tố tự giác và sáng tạo của công nhân. Trường phái này đã truvền bá tư tưởng của mình ra khắp thế giới tư bản, nhất là ở Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản ... Từ sau chiến tranh chắc chắn về lâu dài, khi đời sống của con người ở các nước phương Tây, đặc biệt đời sống vật chất, được cải thiện, và những nhu cầu ngoài kinh tế ngày càng chiếm ưu thế thì chủ thuyết "con người xã hội" càng được ưa chuộng và áp dụng, những khuyến khích tinh thần, thay vì kinh tế và vật chất, sẽ càng được coi trọng. ị íiõc : ' ■ ‘ \0» Ị y: ư ịế ề \ 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn