Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam
lượt xem 28
download
Luận văn nhằm hệ thống hoá những nhân tố làm cơ sở cho toàn cầu hoá kinh tế. Qua đó, giúp người đọc hình dung được bức tranh tổng thể về sự phát triển của kinh tế thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay; đồng thời góp một tiếng nói nhằm giúp Việt Nam hội nhập vào tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế một cách có lợi nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TRƯƠNG DUY HÒA TOÀN CẦU HÓA KINH TÊ VÀ HỘI NHẬP Quốc TÊ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị XHCN Mã số: 50201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Kim Ngọc, Viện Kinh tế thế giói OAI HOC Q UÔC IỈIA HA N Jt ! TRUNG TÂM THÒNG TIN T>*L: HÀ NỘI - 200«
- M Ụ C LỤC Trang Lời nói đầu 3 Chương 1 6 C ơ SỞ CỦA TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ 6 1.1. Bản châ't của toàn cầu hóa kinh tế 6 1.1.1. Xét về mặt quan niệm 6 1.1.2. Xét về mặt lịch sử 10 1.2. Cơ sở khách quan và những nhân tố thúc đẩy sự gia tăng 11 toàn cầu hóa kinh tế 1.2.1. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác 11 động của cách mạng khoa học và công nghệ 1.2.2. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường 19 1.2.3. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia 21 1.2.4. Vai trò của một số định chế kinh tế - tài chính toàn cầu 28 và khu vực 1.2.4.1. Tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) 29 1.2.4.2. Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF ) 30 1.2.4.3. Ngân hàng thế giới ( WB ) 32 1.2.4.4. Ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB ) 34 1.2.4.5. Các tổ chức kinh tế khu vực khác 36 1.2.5. Chiến tranh lạnh kết thúc là động lực thúc đẩy toàn cầu 36 hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Chương 2 38 NHŨNG ĐẶC TRUNG CHỦ YẾU CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 2.1. Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là giai đoạn phát triển 38 cao của quốc tế hóa kinh tế I
- Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình vận động khách 47 quan của lịch sử bao hàm trong đó đổng thời xu hướng tự do hóa gắn liền với việc hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình vừa hợp tác chặt 49 chẽ vừa cạnh tranh với nhau rất quyết liệt Toàn cầu hóa kinh tê là xu thế khách quan nhưng đang 53 chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản, đứng đầu là Mỹ Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình mang tính hai 57 mặt: tích cực và tiêu cực. Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang gia tăng mạnh mẽ 63 gắn liền với xu thế khu vực hóa Chương 3 69 VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TÊ KHU vực VÀ TH Ế G IỚ I Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề 69 hội nhập và phát triển Qúa trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 72 Những thuận lợi hay là cơ hội của Việt Nam khi tham 72 gia toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế Những thành tựu bước đầu của Việt Nam trong tiến 74 trình hội nhập quốc tế Những khó khăn thách thức đối với Việt Nam trong tiến 3} trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế Một số giải pháp góp phần thúc đẩy việc hội nhập với 94 khu vực và thế giới của Việt Nam Cần chủ động hội nhập quốc tế bằng một chương trình 94 tổng thể với những nội dung và lộ trình hợp lý... Cần tiếp tục đường lối đổi mới...theo hướng đạt tiêu 95 chuẩn phổ biến của quốc tế về các thể chế kinh tế thị trường, trước hết là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính - ngãn hàng, thủ tục hành chính... n
- 3.3.3. Cần tiếp tục đổi mới tiến tới hoàn thiện cơ chế hoạt 96 động kinh tế của bản thân các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng năng động, hiệu quả, tự hạch toán kinh doanh trên cơ sở lỗ lãi... 3.3.4. Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp 98 với thị trường lao động trong nước và quốc tế... 3.3.5. Cần có kế hoạch đồng bộ từng bước xây dựng và phát 99 triển...các công ty xuyên quốc gia của Việt Nam... 3.3.6. Đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng 99 quan trọng như đường giao thông, hải cảng, sân bay... KẾT LUẬN 101 PHẦN PHỤ LỤC 102 Phụ lục 1 103 Phụ lục 2 105 Phụ lục 3 106 Phụ lục 4 107 Phụ lục 5 108 Phụ lục 6 109 Phụ lục 7 111 Phụ lục 8 112 Phụ lục 9 113 Phụ lục 10 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 m
- NHŨNG CH Ữ V IẾT TẮ T TRONG LUẬN VĂN ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á AIA : Khu vực đầu tư A SEAN A FT A : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC : Diễn đàn hợp tấc kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương A SEA N : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu C EPT : Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ECAFE: Hội nghị ủy ban kinh tế của LHQ về Châu Á và Viễn Đôn] E X IM B A N K : Ngân hàng xuất nhập khẩu của Mỹ EU : Liên minh Châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài G ATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc dân IBRD : Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế IDA : Hiệp hội phát triển quốc tế IFC : Công ty tài chính quốc tế IM F : Quỹ tiền tệ quốc tế
- M ERCO SUR : Khu vực thương mại tự do Mỹ Latinh M FN : Quy chế tối huệ quốc M IGA : Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương N AFTA: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NATO : Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại tây dương NICs : Các nước mới công nghiệp hóa NT : Chế độ đãi ngộ quốc gia ODA : Viện trợ phát triển chính thức OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế O PIC : Công tư đầu tư tư nhân hải ngoại của Mỹ SAA RC: Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á SEV : Hội đồng tương trợ kinh tế (của các nước XHCN trước đây) SNG : Cộng đồng các quốc gia độc lập TNC : Công ty xuyên quốc gia UNCTAD: Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển UNDP : Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc WB : Ngân hàng thế giới W TO : Tổ chức thương mại thế giới 2
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, thuật ngữ “Toàn cầu hoá kinh tế” và “hội nhập” đã trô nêi khá quen thuộc với bạn đọc trên phạm vi thế giới. Trong các chiến lược phá triển của các quốc gia đều nói đến xu thế này. Vậy toàn cầu hoá kinh tế là gì có vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của các quốc gia? Các nướ( nên hay không nên tham gia vào tiến trình này và gia nhập vào xu hưóng đc ra sao để tránh bị thua thiệt...? Quả thực, đây là những vấn đề lớn, có tínl chiên lược, mang nhiều nội dung phức tạp liên quan đến chính sách kinh tí của từng quốc gia. Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của khu vực và thế giới, V vậy không thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. Tuy nhiên, việc hộ nhập vào toàn cầu hoá kinh tế như thế nào lại là vấn đề không đơn giản. Đâ} vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam (và các nước đang phá triển khác), đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang tích cực hội nhập và liêr kết chặt chẽ với các nước trong khu vực và thế giới theo hướng đa dạng hoá đa phương hoá, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá Ví hiện đại hoá đất nước. Trên phưcmg diện đó, đề tài nghiên cứu của Luận văr có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. 2. Tình hình nghiên cứu : Thời gian qua, trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng củí nước ta và nước ngoài, giới nghiên cứu và hoạch định chính sách đã bàr không ít đến các khía cạnh khác nhau của toàn cầu hoá kinh tế, chẳng hạn các bài của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Quý: “Nhìn lại thế kỷ XX và thỉ nhìn sang thế kỷ XXI” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 22, tháng 11 - 1999 Giáo sư Tiến sĩ Võ Đại Lược: “Toàn cầu hoá: những tác động và đối sácỉ của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 1 (22) 1999; Phó giáo sư Tiến sĩ Đỗ Lộc Diệp: “Toàn cầu hoá kinh tế và ý nghĩí của nó” , Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 5 - 1999; Phó giáo sư Tiến sĩ Đ( Hoài Nam và Tiến sĩ Trần Đình Thiên: “Xu hướng toàn cầu hoá và tác độn' của nó đến Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 2 (58) 1999... 3
- Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện vể toàn cầu hoá kinh tế, các đặc trung chi phối sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng này, các mặt tích cực và tiêu cực của nó, các giải pháp nào cần có để tham gia vào tiến trình này một cách thích họp nhất. 3. M ục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu của Luận văn nhằm hệ thống hoá những nhân tố làm cơ sở cho toàn cầu hoá kinh tế. Qua đó, giúp người đọc hình dung được bức tranh tổng thể về sự phát triển của kinh tế thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay; đồng thời góp một tiếng nói nhằm giúp Việt Nam hội nhập vào tiến trình khu vưc hoá và toàn cầu hoá kinh tế một cách có lợi nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, bản chất, các đặc trưng CO' bản của toàn cầu hoá kinh tế, các m ặt tích cực cũng như tiêu cực của xu hướng này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩv hội nhập của Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, Luận văn sử dụng tổng họp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp duy vật biện chúng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê học để xử lý số liệu... 6. Đóng góp của Luận văn: Toàn cầu hóa kinh tế phát triển rầm rộ từ những năm 80 trở lại đây. Tuy vậy, đây không phải là hiện tượng mới. Các Mác đã tìmg đề cập đến xu hướng tất yếu này trong lý luận của ông. Ớ đây, trong Luận văn, người viết sẽ giúp bạn đọc: + Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở khoa học của toàn cầu hoá kinh tế, bản chất, những quan niệm chính về toàn cầu hoá kinh tế; + Thứ hai, phân tích và làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của toàn cầu hoá kinh tế. 4
- + Thứ ba, trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý có tính chất tham khảo giúp Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. + Thứ tư, sau khi có được một cái nhìn hệ thống về toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế, người viết muốn khẳng định một điều rằng: trong thời đại ngày nay, sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia phụ thuộc vào con đường hợp tác kinh tế quốc tế, vì vậy, các nước phải tham gia thị trường thế giới để bổ sung và hỗ trợ cho nhau, nước nào hội nhập với thế giới một cách thích hợp nhất là nước thu được nhiều lợi ích nhất. 7. Kết cấu củ a Luận văn: Ngoài Mục lục, Bảng những chữ viết tắt, Lời nói đầu, Kết luận, Phần phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận vãn kết cấu làm 3 chương: Chưong 1: Cơ sở của toàn cầu hoá kỉnh tế. Chương 2: Nhũng đặc trưng chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Chưong 3: Việt Nam hội nhập kinh tê khu vực và thế giới. 5
- Chương 1 C ơ SỞ CỦA TOÀN CẦU HÓA K INH TẾ 1.1. Bản chất của toàn cầu hoá kinh tế 1.1.1. Xét về m ặt quan niệm Toàn cầu hóa kinh tế có phải là một quá trình tất yếu không? Để lý giải điều này, một trong những vấn đề tưởng chừng như đã được giải quyết lại trở thành vấn đề gây tranh luận nhiều nhất: đó là toàn cầu hóa là gì? Chính từ quan niệm khác nhau về toàn cầu hóa mà có nhũng lý giải không giống nhau về cơ sở của toàn cầu hóa, về tính chất tất yếu hay không của toàn cầu hóa. Hiện nay, ngay trong giới học thuật cũng còn dùng khá nhiều khái niệm để cùng chỉ về quá trình toàn cầu hóa. Chẳng hạn, trong một số tài liệu, có người dùng từ “thếgiới hóa”, rồi “quốc tế hóa” và rồi “hội nhập vào nền kinh t ế toàn cầu”, thậm chí có người còn đánh đồng “thế giới hóa”, “toàn cầu hóa” với các vấn đề mang tính toàn cầu. Loại quan điểm thứ nhất cho rằng, toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển mạnh m ẽ của lực lượng sản xuất, dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia, tạo ra sự gắn kết, sự tương tuỳ giữa các quốc gia dân tộc troiìg sụ vận động phát triển. Với quan niệm như vậy, thế giới hóa cũng có nghĩa là toàn cầu hóa và quốc tế hóa đưọ'c xem như giai đoạn trước đó của xu thế toàn cầu hóa. Quốc tế hóa, toàn cầu hóa là một quá trình, và vì vậy, nó khác với các vấn đề toàn cầu. Tham gia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa chính là thực hiện việc hội nhập quốc tế. Toàn cầu hóa là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., là sự gia tăng các mối quan hệ trên các mặt của đời sống xã hội loài người; trong đó, toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm. vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hóa nói chung. 6
- Tuy nhiên, một điều cần thấy là, do thực tế vận động của toàn cầu hóa kinh tế cùng với những hệ quả của nó, nén đã đưa lại những cách lý giải và thái độ không giống nhau đối với xu thế này. Loại quan điểm thứ hai cho rằng, toàn cầu hoá kinh tế chỉ mới xuất hiện những năm gần đây, sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô cũ và Đông Âu sụp đổ và Mỹ trở thành siêu cường số một trên thế giới. Từ đó, người ta ngầm hiểu với nhau, toàn cầu ìioá kinh tế thực chất là chính sách của Mỹ nhằm bành trướng quyền lực trên mọi phương diện đ ể thống trị th ế giới theo kiểu Mỹ. Quan điểm này không chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển mà còn có ỏ' ngay trong lòng các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Pháp... Chúng ta đều biết rằng, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vào cuối những oăm 80, thế giới vận động theo trật tự đa cực với một siêu cường là Mỹ. Với sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự của mình, Mỹ đang đóng vai trò chủ yếu chi phối bàn cờ thế giới. Suốt nhũng thập niên sau chiến tranh thê giới thứ hai, kinh tế Mỹ luôn chiếm tới 30% GDP thế giới. Trong hơn 108 tháng gần đây, kinh tế Mỹ liên tục đạt mức tăng trưởng trên 3%/năm với tổng sản phẩm quốc nội năm 1999 đạt khoảng hơn 9.000 tỷ USD. Sau khi siêu cường Xô Viết sụp đổ do khuyết tật trong mô hình cũng như sai lầm trong đường lối, Mỹ thực sự trở thành siêu cường duy nhất. Mỹ đã xúc tiến một chiến lược nhằm đề cao vai trò lãnh đạo của mình để thực hiện mưu đồ “không để có bất kỳ nước nào có thể nổi lên thách thức nước Mỹ”. Mỹ đang thực hiện cuồng vọng quy tụ toàn thế giới vào vòng ảnh hưởng, chịu sự chỉ huy, điều khiển của mình. Với thực lực và ảnh hưởng to lớn, Mỹ đang thao túng các đinh chế kinh tế toàn cầu như WTO, IMF, WB..., đòi các quốc gia phải mở rộng cửa thị trường cho hàng hoá Mỹ, tham gia hội nhập vào bàn cờ kinh tế quốc tế theo các luật chơi đã được đinh sẵn xuất phái từ nhu cầu, lợi ích, quan niệm, chuẩn mực giá trị lối sống Mỹ. Vì vậy, khône phải ngẫu nhiên mà người ta đồng nhất “toàn cầu hóa” với “Mỹ hóa”. Thực ra quan điểm này mới chỉ chú ý tới khía cạnh chính trị của toàr cầu hóa kinh tế. Đúng là Mỹ đang giữ vai trò bá chủ chi phối phần lớn các 7
- hoạt động kinh tế quốc tế, song những nhân tô' nào dẫn đến và cho phép Mj thực hiện vai trò này thì lại chưa có sự quan tâm phân tích thỏa đáng. Nghiên cứu lịch sử phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nó chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng, ta thấy bản thân các nền kinh tế này cũnị đã trải qua các thời kỳ bảo hộ cao, chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài Thậm chí cho đến nay, các quốc gia tư bản phát triển luôn kêu gọi tự do hóc nền kinh tế toàn cầu, song trên thực tế thì chưa có một quốc gia nào thực SỊ tự do hóa. Kêu gọi tự do hóa, thâm nhập vào thị trường các nền kinh tế quốc gií dân tộc nhằm tìm kiếm lợi nhuận, rõ ràng có nguồn gốc từ bản chất của nềr sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự bành trướng của Mỹ, mà được gọi là Mỹ hóa không những bị phản ứng từ các nước đang phát triển, mà còn bị phản đối tì phía các nước tư bản phát triển, chính là xuất phát từ mục tiêu cạnh tranh lợ ích, muốn phản kháng lại vai trò của Mỹ với tư cách là “trọng tài” trong các cuộc chơi kinh tế, muốn giành giật ảnh hưởng với Mỹ... Loại quan điểm thứ ba cho rằng, xét về mặt thực chất, toàn cầu hóc kinlì tế cố nguồn gốc từ quốc tế hóa. Từ các thế kỷ 16 - 17, khi sự phát triểr của nền sản xuất thủ công đòi hỏi phải mở rộng căn bản các thị trường tiêi thụ sản phẩm và đảm bảo cung cấp nguyên liệu một cách ổn định, thì quí trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới cũng bắt đầu xuất hiện. Trong đó các mối quan hệ thương mại trở thành nhân tố căn bản của quá trình tái sản xuất đổng thời thông qua sự phân công lao động quốc tế, tác động m ạnh mẽ tới SỊ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu của các nước, theo đà phổ biến củí nền sản xuất công nghiệp, phạm vi của nền kinh tế thế giói cũng được me rộng. Đến thế kỷ 20, sự phát triển theo chiều ngang của quá trình quốc tí hóa các hoạt động kinh tế trên cơ sở thương mại được bổ sung thêm bằní việc xuất khẩu vốn sản xuất và vốn cho vay. Các tập đoàn và công ty xuyêi quốc gia lớn cũng đã hình thành. Trong nội bộ và bên ngoài các công ty nà' đã bắt đầu hình thành các quan hệ họp tác sản xuất quốc tế. Kể từ đây, qui trình quốc tế hoá đã được thúc đẩy nhanh chóng. 8
- Vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, quá trình quốc tế hóa sản xuất ngày càng phát triển sâu rộng, đạt đến một quy mô mới, lớn hơn và ở một trình độ cao hơn. Đó là toàn cầu hóa kinh tế. Nói cách khác, toàn cầu hóa kinh tế chính là quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế đã đạt đến trình độ đưa vào lưu thông kinh tế toàn cầu các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, dựa trên sự phân công lao động toàn cầu, thông qua các loại hình quan hệ kinh tế khác nhau giữa các nước và do đó khiến cho các nền kinh tế quốc gia xâm nhập và gắn bó chặt chẽ với nhau, chuyển hóa thành nền kinh tế toàn cẩu. Nhu' vậy, toàn cầu hóa kinh tế chính là kết quả của sự phát triển cao độ của quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công quốc tế. Đây là một tít yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ nước nào, kể cả Mỹ. Tiến trình toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của thị trường thế giói; từ đó có thể nói, toàn cầu hóa kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển. Sự gia tăng của xu hướng này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, ở sự luân chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cẩu. Nói cách khác, thực chất của toàn cầu hóa kinh tế là tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế, mà trước hết là tự do hóa thương mại, tài chính, đầu tư, dịch vụ..., là bước nhảy vọt mới về chất của quá trình quốc tế hóa kinh tế, là sự chuyển hóa nền kinh tế thế giới thành nền kinh tế toàn cầu, phù hợp với trình độ mới của lịch sử phát triển lực lượng sản xuất và sự xã hội hóa của loài người. Thuộc lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa kinh tế bị quy định bởi các lợi ích cá nhân, giai cấp, giai tầng, dân tộc, quốc gia và quốc tế của các bên tham gia; chịu sự tác động của quy luật đối sánh lực lưọng vốn có trong quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung. Theo cách nói của Mác và Ảnghen, toàn cầu hóa kinh tế đang đẩy nhanh quá trình làm cho ranh giới giữa quan hệ sản xuất cấp một trong lòng mỗi quốc 9
- gia và quan hệ sản xuất phái sinh, tức là quan hệ kinh tế quốc tế, ngày càng trở nên mò' nhạt. • 1.1.2. X ét về m ặt lịch sử Toàn cầu hóa kinh tế là kết quả của quá trình quốc tế hóa diễn ra lâu dài kể từ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do cho đến chủ nghĩa tư bản độc quyền, đế quốc và cuộc khủng hoảng của nó. Mác và Ảnghen trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848) đã vạch ra tính quy luật và dự báo triển vọng của toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa từ những điều kiện chủ nghĩa tư bản vừa mói trở thành một hình thái kinh tế - xã hội thống trị. Tiếp nối hai ông, trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn cao nhất của chủ nshĩa tư bản” Lênin đã làm rõ thêm triển vọng của toàn cầu hóa khi xem xét quá trình chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyển, thời đại thống trị của chủ nghĩa tư bản tài chính. Theo ý của Lênin, chủ nghĩa tư bản đã hình thành thị trường toàn thế giới từ lâu, song chỉ đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nền kinh tế thế giới tư bán chủ nghĩa mà nòng cốt là tư bản tài chính, mới bủa lưới lên đầu bao trùm tất cả các nước, khi mà độc quyền thống trị, bên cạnh thương mại giữa các nước, xuất khẩu tư bản nổi lên hàng đầu, các liên minh độc quyền và các đại cường quốc phân chia thế giới. Đến đây, trong một chừng mực nhất định, có thể nói, nền kinh tế toàn cầu tư bản chủ nghĩa đầu tiên đã được hình thành. Nó tồn tại trong những thập niên đầu của giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, song tính toàn cầu của nó còn chưa phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, những quan hệ kinh tế giữa các quốc gia còn bị hạn chế, gắn liền với sự tồn tại của hệ thống thuộc địa đóng kín của “mẫu quốc”. Tuy nhiên, kể từ Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), sự hình thành và phát triển của hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu, cũng như chính sách bao vây, cấm vận chống các nước XHCN do các nước đế quốc thực hiện đã phá vỡ nền kinh tế toàn cầu tư bản chủ nghĩa nàv. Từ đó, xuất hiện hai hệ thống kinh tế quốc tế gần như đóng kín và đối chọi với nhau mà một bên là các nước tư bản chủ nghĩa, bên kia là các nước xã hội chủ nghĩa. 10
- Mặc dù vậy, trong những thời kỳ hòa hoãn và cùng tồn tại hòa bình được xác lập, đã manh nha một nền kinh tế toàn thế giới bao trùm cả hai hệ thống dựa trên những quan hệ kinh tế qua lại, trao đổi, phân công, hợp tác, cạnh tranh chứ không cô lập nhau. Trong khi đó, trong phạm vi thế giới tư bản chủ nghĩa, quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế vẫn không ngừng phát triển, và kể từ những năm 1980 trở lại đây, quốc tế hóa kinh tế đã đạt tới đỉnh cao dưới tác động của những thành quả của cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ ba, đã khiến cho toàn cầu hóa kinh tế trở thành một đòi hỏi hiện thực mà các nhân tố tác động, thúc đẩy nó sẽ được tiếp tục phân tích kỹ dưới đây. Tóm lai, toàn cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ những cơ sỏ' hiện thực khách quan trong đời sống nhân loại mà thực chất của nó là những minh chứng tất yếu cho một quá trình không thể đảo ngược. 1.2. Cơ sỏ khách quan và những nhán tô thúc đẩy sự gia tăng toàn cầu hóa kinh tế 1.2.1. S ự phát triển mạnh m ẽ của lực lượng sản xu ấ t dưóỉ tác động của cách mạng khoa học và công nghệ Lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người, nó biểu hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Trong xã hội phong kiến, do lực lượng sản xuất và giao thông kém phát triển cho nên sản xuất và trao đổi chỉ được thực hiện trong phạm vi và quy mô nhỏ.Tính tự cung, tự cấp của sản xuất là đặc trung chủ yếu của phương thức sản xuất phong kiến. Tuy vậy, trong thòi đại phong kiến cũng đã có thông thương vượt biên giới quốc gia nhưng chưa tạo ra những quan hệ phụ thuộc trong phát triển, chưa có thị trường thế giới theo nghĩa hiện đại. Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Mác và Ảnghen đã cho rằng, do sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn đến sự phân công lao động sản xuất ngày càng m ở rộng, làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ m ang tính quốc tế, gắn bó và phụ thuộc vào nhau. Theo Mác và Ảnghen, đại công nghiệp đã 11
- tạo ra thị trường thế giới thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, các dân tộc. Như vậy^ quốc tế hóa có cơ sở từ chính SƯ phát triển của sản xuất, nó ra đời và gắn liền vói sự hình thành của thị trường quốc tế. Trong những thế kỷ trước, chính do lực lượng sản xuất phát triển đã làm cho thương mại và đầu tư có tính quốc tế, kéo theo đó là quá trình di dân, lao động và giao dịch tài chính phát triển vượt biên giới quốc gia. Các quốc gia thực dân Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Anh... đã tiến hành khám phá, khai thác và bóc lột thuộc dịa, đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển lực lượng sản xuất. Cho đến giữa thế kỷ 18. cuốc cách mang khoa hoc kỹ thuât lần thứ nhất bùng nổ mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng máy móc cơ khí thay thế cho công cụ thủ công, trong đó sự phát minh và ứng dụng rộng rãi máy hơi nước đã có tác dụng then chốt giúp chủ nghĩa tư bản tiến vào giai đoạn dùng máy móc để tiến hành sản xuất lớn. Đây là bước đột phá quan trọng đầu tiên trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đại công nghiệp máy móc đã dẫn đến sự biến đổi to lớn trong cơ cấu ngành nghề sản xuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất cũng như nền chính trị - xã hội, dẫn đến sự xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giói, mở đầu thời đại chủ nghĩa tư bản thống trị thế giới. Tuy vậy, trong thời kỳ đầu của quá trình quốc tế hóa, các hoạt độnơ kinh tế giữa các quốc gia mang nặng tính chất phụ thuộc một chiều. Các quốc gia thuộc địa kém phát triển thực hiện việc cung cấp nguyên vật liệu cho các quốc gia phát triển cao hơn và thường là các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc. Mỗi quốc gia phát triển cao hơn đều tìm cách tạo lập cho mình một khu vực thuộc địa và thực hiện bảo hộ trong khu vực đó. Do vậy, trên thực tế sản xuất và trao đổi chưa có tính toàn cầu, thế giới bị chia cắt thành nhiều khu vực thuộc địa và phụ thuộc khác nhau chịu ảnh hưởng của từng quốc gia phát triển cao hơn, chủ yếu là Hà Lan, Pháp, Anh... Quan hệ giữa các khu vực này luôn bị kiểm soát và hạn chế nhằm bảo vệ vùng ảnh hưởng và quyền lợi của các cường quốc thực dân. 12
- Đến giữa thê' kỷ 19, cuốc cách mang khoa hoc kỹ thuât lán thứ hai bùng nổ, tao tiền đề mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và liên kết quốc tế. Sự ứng dụng rộng rãi điện lực và sự phát minh ra động cơ đốt trong giúp cho loài người bước vào thời đại điện khí hóa. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần này đã đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa lên một trình độ cao hơn, quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng nhanh chóng, từ đó thúc đẩy chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự'do cạnh tranh quá độ sang giai đoạn độc quyền, đẩy nhanh quá trình hình thành hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa thống nhất. Xã hội hóa tư bản phát triển lên một giai đoạn mới - giai đoạn độc quyển, mở đầu thời đại đế quốc chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, cùng với ý thức độc lập tự chủ của từng quốc gia dân tộc - thuộc địa, đã đưa lại sự phát triển mói của phân công lao động quốc tế. Các quốc gia vốn trước đây là thuộc địa và phụ thuộc, sau khi giành được độc lập đã chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, tạo ra điều kiện mới cho sự phát triển hơn nữa của quá trình quốc tế hóa. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc là hiện tượng khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, dẫn tới khoa học, công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các phát kiến về khoa học nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất đã thúc đẩy phân công lao động phát triển lên một bước mới. Quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, giữa các nước phát triển và kém phát triển từ đặc trưng phụ thuộc một chiều chuvển dần sang quan hệ tương hỗ phụ thuộc lẫn nhau. Do sự tác động của các thành tựu khoa học, cồng nghệ và sự xóa bỏ của hệ thống thuộc địa và phụ thuộc, sản xuất có sự phát triển mạnh mẽ dựa trên sự phân công lao động quốc tế mới đã làm gia tăng đáng kể các hoạt động kinh tế quốc tế, thúc đẩy gia tăng xu hướng quốc tế hóa các hoạt động kinh tế. 13
- Chúng ta đều biết, trước khi bước vào thế kỷ 20, mặc dù khoa học, trí tuệ của loài người đã có sự phát triển đáng kể, nhưng về cơ'bản, con người vẫn chỉ nhận thức và vận dụng những quy luật của giới tự nhiên mà mình quan sát được áp dụng vào hoạt động lao động sản xuất. Bước sang thế kỷ 20, đặc biệt là từ sau đại chiến thế giới lầnthứhai, con người không chỉ dừng lại ở những hoạt động khám phá tự nhiên trong tầm quan sát, mà đã có các khám phá mới trong thế giới vi mô và vĩ mô bằng các thiết bị nghiên cứu và thực nghiệm khoa học tinh vi hiện đại. Đáng chú ý nhất trong số các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại là kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hàng không vũ trụ... Đây chính là cuốc cách mang khoa hoc, công nghê lán thứ ba mà đặc trưng cơ bản của nó là sự phát triển và ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật nguyên tử, điện tử - tin học, sinh học...vào sản xuất, dẫn tới khoa học công nghệ trở thành lượng sản xuất trực tiếp, mở đầu thời đại tự động hoá toàn bộ. Kỹ thuât điên tử: Đây là ngành cơ sở của kỹ thuật thông tin, có tính quyết định của cách mạng khoa học và công nghệ, là ngành phát triển nhanh nhất, có ứng dụng rộng rãi nhất trong số các ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn hiện nay. Thành tựu nổi bật nhất của kỹ thuật điện tử biểu hiện ở việc phát minh và ứng dụng rộng rãi máy vi tính điện tử. Máy vi tính điện tử là một trong số các phát minh khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, giúp con người từ những việc đơn giản như xử lý văn bản, vẽ tranh, làm báo...đến những việc phức tạp như thiết kế máy bay, tàu thuỷ, thậm chí cả việc thử nghiệm các vụ nổ nguyên tử bằng siêu máy tính. Hiện nay ở một số nước, người ta đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy tính sinh học. Máy tính sinh học là sử dụng các phân tử protein trong sản xuất kỹ thuật tin học để chế tạo ra phiến vi điện tử sinh vật. Mạch vi điện tử sinh vật có ưu điểm là ít nóng, ít hao mòn, không bị nhiễu tín hiệu...lại có tính năng vừa tự xử lý, vừa tự phục hồi và có tốc độ tính toán cực nhanh. Ngoài máy tính sinh học ra, các loại máy tính mô phỏng bộ óc người, máy tính quang học cũng đang trong quá trình nghiên cứu chế tạo. Tuy mới 14
- trải qua chìmg nửa thế kỷ phát triển nhưng triển vọng của máy vi tính điện tử là vô cùng to lớn, 'bởi lẽ khả năng trợ giúp con người của máy vi tính là vô hạn. Công nghê thông tin: Nếu kỹ thuật điện tử là cơ sở của kỹ thuật thông tin thì kỹ thuật thông tin là bộ phận mấu chốt của công nghệ tin học ngày nay. Thông tin là hệ thống thần kinh của xã hội hiện đại. Có thể nói, cuộc sống và sản xuất của xã hội hiện đại không thể phát triển nếu thiếu sự phát triển của công nghệ thông tin. Do sự phát triển và kết họp của công nghệ vi điện tử và các ngành khoa học công nghệ mới như công nghệ vi sóng, công nghệ sợi quang, công nghệ vệ tinh...giúp cho các biện pháp thông tin hiện đại ngày một gia tăng. Ngày nay các biện pháp thông tin hiện đại như thông tin vi sóng, thông tin sợi quang, thông tin vệ tinh, thông tin di động kỹ thuật số...đã làm cho việc chuyển thông tin không những có dung lượng lớn, chất lượng tốt, diện phủ rộng, nhanh chóng linh hoạt, an toàn đáng tin cậy...với nhiều hình thức và chức năng mói như máy Fax, máy điện thoại truyền hình, truyền hình hội nghị, điện thoại phiên dịch..., mà còn được đổi mới liên tục từng ngày từng giờ. Hiện nay thông tin sợi quang đang ngày càng trở thành trụ cột chủ yếu của thông tin hiện đại hoá, với chỉ một sợi cáp quang là có thể làm cho mấy trăm ngàn điện thoại hoặc mấy chục kênh vô tuyến truyền hình đồng thời được chuyển đến những nơi cách xa hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn cây số. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đang ngày càng phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại, với việc xuất hiện hệ thống thông tin cao tốc, mạng Internet...con người có thể biết được mọi việc đang xẩy ra ở mọi ngóc ngách trên thế giới, có thể làm việc tại nhà trong căn hộ điện tử của mình mà không phải đến cơ quan, văn phòng... Công nghè vât liêu mỏi: Công nghệ vật liệu mới là công nghệ thông qua các phương pháp khoa học để chế tạo ra các vật liệu mới thay thế cho các vật liệu thiên nhiên. Sự xuất hiện của các loại vật liệu mới không những 15
- làm giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào thiên nhiên, mà còn làm cho việc nghiên cứu chế tạo và phát triển các loại sản phẩm có trình độ khoa học công nghệ cao đã trở thành hiện thực. Chẳng hạn, vật liệu siêu dẫn là loại vật liệu mới không thể thiếu trong việc chế tạo máy gia tốc hiệu năng cao và các thiết bị phản ứng nhiệt hạch có điều khiển; gốm tinh chất là loại vật liệu mới đang tiến gần tới giai đoạn sử dụng rộng rãi vì có độ bền lớn, khó phân huỷ, cường độ cao,' tỷ trọng nhỏ, là thứ vật liệu mới rất cần cho nhu cầu phát triển nguyên liệu năng lượng mới. Hiện nay, nhu cầu vật liệu mới của Mỹ tăng từ 243 tỷ USD năm 1970 lên tới 379 tỷ USD năm 2000; Nhật Bản từ 2,2 tỷ USD năm 1981 lên tới 24 tỷ USD năm 2000. Công nghê sinh hoc: Công nghệ sinh học xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ 20 và ngày nay đã có những tiến bộ vượt bậc. Nó là sản phẩm kết hợp của khoa học về sự sống và khoa học kỹ thuật hiện đại, cho phép con người làm chủ và điểu khiển được một số quá trình sinh học đối với các vật thể sống, đồng thời tạo ra các chế phẩm mới, các giống vật nuôi có đặc tính tốt phục vụ cho lợi ích của con người. Công nghệ sinh học đang được nghiên cứu và phát triển hiện nay chủ yếu là công nghệ gien, dung họp tế bào, môi tế bào, phản ứng sinh vật, công nghệ gây men, công nghệ sinh sản vô tính... Công nghệ sinh học đã hình thành một nghề mới ở các nước tư bản phát triển với các công ty chuyên kinh doanh công nghệ sinh học đã lên tới hàng ngàn cơ sở. Theo một số tính toán, năm 2000 giá trị sản lượng do các nước trên thế giới sử dụng công nghệ sinh học sản xuất ra đạt tới gần 100 tỷ USD. Công nghé hàng không vũ tru : Công nghệ hàng không vũ trụ bao gồm việc nghiên cứu và chế tạo các máy bay hiện đại và các thiết bị máy móc cho việc bay vào vũ tại như vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ chở người, các trạm không gian, tên lửa vũ trụ, việc phóng vệ tinh liên lạc viễn thông, thương mại, dự báo thời tiết... Về mặt thông tin, truyền dẫn, việc sử dụng kỹ thuật không gian là vô cùng quan trọng. Mặt khác, do khoảng khôns vũ trụ có những điều kiện hết 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn