intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Xóa đói giảm nghèo ở Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Anh Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

138
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu làm rõ thực trạng nghèo đói ở Hà Nội trong những năm gần đây; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này và đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện ở Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Xóa đói giảm nghèo ở Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN Đ ỗ KIỂU OANH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên nghành: Kinh tế chính trị XHCN M ã s ố : 50201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TÊ Người hướng dẫn khoa học TS. Phạm Văn Dũng HÀ NỘI - 2001
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: NGHÈO ĐÓI - MỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. Nghèo đói và các thước đo 7 1.1.1. Khái niệm nghèo đói 7 1.1.2. Các chỉ số đo nghèo đói 15 1.2. Nguyên nhán của nghèo đói 19 1.2.1. Do môi trường vĩ mô 19 1.2.2. Do đặc điểm riêng của địa phương 24 1.2.3. Do cá nhân 25 1.3. Hậu quả của tình trạng nghèo đói 27 1.3.1. Trình độ dân trí thấp 28 1.3.2. Tệ nạn xã hội gia tăng 28 1.3.3. Trẻ em suy dinh dưỡng nhiều 28 1.3.4. Kinh tế tăng trưởng chậm 29 1.3.5. Môi trường suy thoái 29 1.4. Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam: những góc nhìn khác 30 nhau 1.4.1. Nghèo đói ở Việt Nam theo đánh giá của Ngán hàng Thế giới 30 1.4.2. Nghèo đói của Việt Nam theo đánh giá của UNDP 31 1.4.3. Nghèo đói theo đánh giá của Tổng cục Thống kê Việt Nam 36 năm 1993 1.4.4. Nghèo đói theo đánh giá của Bộ Lao động, Thươngbinh và 37 Xã hội thời kỳ 1997 - 1998 CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG NGHÈO ĐÓI ở HÀ NỘI VÀ CÒNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ 1996 ĐẾN 1999 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Hà Nội 42 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 42 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 43
  3. 2.1.3. Một số vấn đề xã hội 46 2.2. Tình hình nghèo đói trên địa bàn thành phô 51 2.2.1. Thực trạng hộ nghèo 51 2.2.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo 52 2.3. Tình hình xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội 54 2.3.1. Mục tiêu của thành phố 54 2.3.2. Một số giải pháp hỗ trợ thành phố đã thực hiện 55 2.3.3. Những thành công và hạn chế chủ yếu 68 2.4. M ột số tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác 70 xo á đói giảm nghèo CHƯƠNG 3: MỘT s ố GIẢI PHÁP THÚC ĐAY c ô n g t á c XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Giải pháp vê các nguồn lực 72 3.1.1. Giải pháp về lao động 73 3.1.2. Giải pháp về vốn 76 3.1.3. Giải pháp về đất đai 79 3.1.4. Giải pháp về công nghệ 81 3.2. Giải pháp vê các chính sách vĩ mô 82 3.2.1. Chính sách phân phối thu nhập 82 3.2.2. Chính sách phát triển vùng 82 3.3. Các giải pháp khác 83 3.3.1. Giúp người nghèo tham gia tích cực vào chương trình dân số 83 và kế hoạch hoá gia đình 3.3.2. Chính sách cứu trợ xã hội 84 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Loài nguời đang háo hức chờ đón một thiên niên kỷ mới với những hoài bão và khát vọng hàng ngàn năm về một cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc. Làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh, thôi thúc mọi quốc gia dân tộc vào một cuộc đua tranh quyết liệt vì sự phát triển. Trong cuộc đua tranh ấy, sự tụt hậu về kinh tế sẽ đẩy đất nước khỏi quỹ đạo phát triển. Nhưng dường như không phải dân tộc nào và những công dân của nó cũng được chuẩn bị đầy đủ để tham gia cuộc đua. Một số ít quốc gia dân tộc sẽ vươn lên nhanh chóng và một số nhóm người sẽ trở nên giàu có, để lại các dân tộc và những nhóm người tiếp tục chìm trong nghèo khổ. Thế kỷ XXI đang đến gần với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều quốc gia, nhưng vẫn có không ít quốc gia dân tộc lận đận trong cảnh đói nghèo triền miên dường như không lối thoát. Các quốc gia đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển kinh tế nhưng cũng không phải vì thế mà vấn đề đói nghèo được giải quyết. Một điều hiển nhiên là phải có tăng trưởng kinh tế mới giải quyết được đói nghèo. Nhưng ngày nay khi xã hội loài người đang bước sang kỷ nguyên mới thì sự phân hoá giàu nghèo càng trở nên sâu sắc. Tình trạng phân hoá giàu nghèo diễn ra trong mỗi quốc gia, mỗi khu vực và ngay cả những nước được coi là phát triển nhất. Phải chăng đó là cái giá phải trả cho sự phát triển của nhân loại? Điều đó cho thấy cần phải có các giải pháp hữu hiệu trong cống tác xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề xoá đói giảm nghèo là cần thiết đặc biệt là ở những nước đang phát triển. ở Việt Nam sau nhiều năm đổi mới đã cơ bản giải quyết được vấn đề đói nhưng nghèo vẫn còn đang tồn tại và vẫn phát sinh thêm mặc dù đã có nhiều hộ vượt qua được ngưỡng của đói nshèo. Hầu hết mọi người đều cho rằng người nghèo chỉ tồn tại ở nông thôn nhưng không hoàn toàn như vậy. Ngay cả những trung tám văn hoá, kinh tế 4
  5. lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng người nghèo vẫn là vấn đề bức xúc. Việc giải quyết vấn đề này không chỉ là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững mà còn nhằm thực hiện mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh". 2. Tình hình nghiên cứu Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau về vấn đề xoá đói giảm nghèo cả trên bình diện quốc gia và quốc tế: Báo cáo phát triển con người, Báo cáo phát triển Việt Nam 2.000, các cống trình nghiên cứu cấp bộ và cấp nhà nước: Phân hoá giàu nghèo ở Nhật Bản; Sự phân hoá giàu nghèo ở Hoa Kỳ (KHXH 06. 07)..., gần đây có rất nhiều bài đăng trên các báo, tạp chí đề cập một số vấn đề về lý thuyết cũng như thực trạng đói nghèo nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về Xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội một cách có hệ thống từ vấn đề lý thuyết đến thực tế và giải pháp cụ thể cho công tác này. 3. M ục đích nghiên cứu Từ việc hộ thống hoá về lý thuyết, luận văn tập trung làm rõ thực trạng nghèo đói ở Hà Nội trong những năm gần đây; những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó; từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp với điều kiện của Hà Nội nhằm xoá đói giảm nghèo ở địa phương này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghèo đói đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của cả xã hội và được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Luận văn này chỉ nghiên cứu vấn đề nghèo đói dưới góc độ Kinh tế chính trị trên địa bàn Hà Nội trong thời gian từ 1996 đến 1999. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận vãn sử dụng phương pháp luận của chủ nchĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu và xử lý thông tin. Phương pháp cụ thể và phổ biến vận dụng trong luận văn là phương pháp phán tích, tổng hợp. so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học....
  6. 6. Đóng góp của luận văn Hộ thống hoá những vấn đề cơ bản của lý thuyết về nghèo đói. Làm rõ thực trạng nghèo đói trên địa bàn Hà Nội những năm qua và những nguyên nhân chủ yếu dẫn tơí thực trạng đó. Đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Nội. 7. Kết cấu của luận vãn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương I: Nghèo đói - một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Chương II: Thực trạng nghèo đói ở Hà Nội và công tác xoá đói giảm nghèo từ 1996 đến 1999. Chương III: Một sô' giải pháp thúc đẩy công lác xoá đói giảm nghèo của Hà Nội trong thời gian tới. 6
  7. CHƯƠNG 1: NGHÈO ĐÓI - MỘT s ố VÂN ĐỂ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. Nghèo đói và các thước đo Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế, xét cho cùng là nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt của con người ở mọi tầng lớp xã hội. Tăng trưởng phải hướng vào lợi ích thiết thực của các tầng lớp nhân dân. Làm thế nào để tăng trưởng phải là điều kiện cho công bằng xã hội, chứ không phải thúc đẩy sự bất công, dẫn tới sự xung đột trong xã hội. Quan niệm "tăng trưởng để giảm nghèo đói" đã nhấn mạnh đến chiến lược tăng trường kinh tế trên diện rộng nhầm tạo ra đủ cơ hội kiếm sống cho người nghèo và cải thiện điều kiện giáo dục, y tế và các công tác xã hội khác giúp người nghèo tận dụng các cơ hội nói trên. Chiến lược này cũng bao gồm một mạng lưới phúc lợi xã hội dành cho những người có cuộc sống bấp bênh, ở những nước có sự tăng trưởng nhanh và bền vững ưong một thời gian đáng kể thì tỷ lệ nghèo đã giảm xuống. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo... tăng trưởng nhanh không chỉ gắn liền với sự giảm đi mức nghèo tuyệt đối mà còn cải thiện sự bất bình đẳng về thu nhập. Nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi: nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển; các thành phần kinh tế đang được khuyến khích phát triển nhằm phát huy những sức mạnh và tài năng của cá nhân và tập thể. Đổi mới các chính sách kinh tế đã và đang tạo nên nhiều chuyển biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sons xã hội. Tuy nhiên cơ chế thị trường không chỉ có mặi tích cực mà còn có mặt tiêu cực. Xu hướng gia tăng mức chênh lệch thu thập, vấn đề nsười nghèo đã trở thành mối quan tâm của Chính phủ, của các cộng đồng dân cư và của các tổ chức xã hội. Để thực hiện thành công chiến lược giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, trước hết phải làm rõ khái niệm giàu nghèo và các chỉ số, thước đo giàu nghèo. 1.1.1. Khái niệm nghèo đói 7
  8. 1.1.1.1. Khái niệm nghèo Nghèo là một khái niệm đã được dùng rất lâu ưên thế giới để chỉ mức sống của một nhóm dân cư, một nhóm quốc gia so với mức sống của cộng đồng hay các quốc gia khác. Nghèo không chỉ là vấn đề xã hội ở các nước kém phát triển mà nó còn mang tính toàn cầu. Tại các nước công nghiệp phát triển cũng vẫn tồn tại một bộ phận dân cư bị coi là nghèo. Tuy vậy, quan niệm về nghèo đói và việc xác định mức độ nghèo đói khồng hoàn toàn thống nhất giữa các quốc gia, thậm chí ngay trong một quốc gia. Căn cứ xác định mức độ nghèo đói cũng biến đổi theo thời gian. N 2lĩ èo tu vét đối: Tại Hội nghị về chống nghèo đói ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ASCAP tổ chức tháng 9 - 1993 tại Băng Cốc đã đưa ra khái niệm về nghèo: "Nghèo là tình trạng một bộ phận dán cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương." Đâv là khái niệm nghèo tuyệt đối và điểm mấu chốt của nó là sự không thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế, văn hoá, đi lại và giao tiếp... Song, ở đây phải hiểu rằng tiêu chuẩn định hướng và thước đo định lượng về nhu cầu cơ bản là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng quốc gia và địa phương trong mỗi giai đoạn nhất định. Căn cứ xác định mức độ nghèo là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá mức nghèo. Căn cứ xác định mức độ nghèo được sử dụng trong việc hoạch định chính sách xoá đói giảm nghèo ở các quốc gia hiện nay là thu nhập tính trên đầu người. Chỉ tiêu này thuận lợi trong việc điều tra và đánh giá bởi vì nó là đơn vị đo lường thống nhất bằng tiền. Tuy nhiên, việc đánh giá mức nghèo là rất khó, vì người nghèo là người không có khả năng đạt được một tiêu chuẩn thấp nhất của cuộc sống, mà mức sống thay đổi tuỳ vùng và từng nước. Muốn xác đinh 8
  9. mức nghèo của một quốc gia thì trước hết phải xác định tiêu chuẩn sống của các hộ gia đình. Mức ăn và tiêu dùng của một hộ gia đình thay đổi tuỳ theo mức thu nhập, ngoài ra giá cả các mặt hàng thiết yếu của các vùng cũng khác nhau. Ngoài các hàng hoá hộ giađình phải mua, còn có các hàng hoá công cộng thay đổi rất nhiều tuỳ theo từng nơi. Chỉ tiêu để ấn đinh đường giới hạn mức nghèo (poverty line) được xác định trên mức tiêu dùng bao gồm hai phần: chi phí cần để đạt một mức dinh dưỡng tiêu chuẩn và một số nhu cầu cơ bản thay đổi tuỳ từng vùng và tuỳ vào giá cả từng nơi. Nhu cầu dinh dưỡng có thể tính bằng nhu cầu calo cần thiết, các nhu cầu khác được xác định mang tính chất chủ quan. Để so sánh giữa các nước cần phải quy về một giá chung gọi là: đôla so sánh sức mua (đôla PPP). Phương pháp tính giá ppp được tiến hành cho các nước trên thế giới. Theo xác định của nhiều tác giả, đường giới hạn mức nghèo thay đổi như sau: Năm 1960: 50 đôla/người/năm Nãm 1971: 75 đôla/người/năm Nãm 1975: 200 đôla ppp (giá năm 1970)/năm Năm 1980: 355 đôla ppp (giá năm 1980)/năm Năm 1985: 275-370 đôla ppp (giá năm 1985)/năm [21; 50] Con số cuối cùng do Nsân hàng Thế giới đưa ra có giới hạn trên và dưới tuv theo đặc điểm của từng nước. Phương pháp để tính chỉ tiêu này là tính từ giá một ngày ăn chiếm 70% của mức tiêu dùng. Bằng cách sử dụng tiêu chuẩn 1 USD/ người/ngày (với sức mua ngang eiá năm 1985) làm giá trị ngưỡng nghèo khổ, thì theo ước tính mới đáy của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng khoảng 26% dán Đông Á, kể cả Trung Quốc là nshèo vào thời điểm năm 1993, với con số tuvệt đối khoảng 450 ưiệu người. Nếu thêm cả Nam Á, nơi có tỷ lệ nghèo là 43%, thì Châu Á chiếm tới 40% số người nghèo của thế giới. 9
  10. Cũng theo Ngân hàng Thế giới, nếu lấy chỉ tiêu đánh giá nghèo là thu nhập trên đầu người dưới 370 USD, thì năm 1985 Đông Á có khoảng 280 triệu người nghèo (riêng Trung Quốc có tới 210 triệu người), đến năm 2000 vẫn còn 50 triệu người. Nam Á có số người nghèo cao, lên tới 520 triệu người (riêng Ấn Độ có tới 420 triệu người), chiếm tới 51% dân số của vùng và đến nãm 2000 vẫn sẽ có thể còn ưên 300 triệu người. Vào cuối thế kỷ XIX ở Anh, Seebohm Rowntree đã bắt đầu tiến hành những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến hai khái niệm "giàu" và "nghèo". Năm 1899, Seebohm Rowntree đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu thành phố New York, nơi ông cho rằng 9,9% dân số đang sinh sống Irong tình trạng nghèo khó. Ông đã dựa vào cơ sở của những kết quả nghiên cứu của Atwater (một nhà dinh dưỡng đã tiến hành các thí nghiệm về bữa ăn của các tù nhân nhằm tìm ra một lượng dinh dưỡng cần thiết duy trì trọng lượng cơ thể) để đưa ra lý thuyết về sự sinh tồn của loài người. Rowtntree đã COI những kết quả này như là chỉ số cơ bản để dự đoán lượng dinh dưỡng trung bình cần thiết đối với người lớn và trẻ em, quy thành khối lượng các loại thực phẩm khác nhau, và sau đó quy ra số lượng tiền tương ứng với khối lượng thực phẩm đó. Trên cơ sở chi phí về thực phẩm, Rowtntree cộng thêm chi phí tối thiểu về quấn áo, nhiên liệu và các chi phí lặt vặt khác tuỳ theo từng loại quy mô gia đình. Từ đó ông chỉ ra đường giới hạn về mức nghèo. Theo ông, các khoản vay nợ của một hộ gia đình cũng phải được xem như là một khoản không thể tách rời trong tổng thu nhập của họ. Một hộ gia đình sẽ được coi là "nghèo" nếu tổng thu nhập của hộ gia đình trừ đi các khoản vay nợ rơi xuống dưới đường giới hạn về mức nghèo. Ông đã mô tả như sau: "Tổng thu nhập mà không đủ để duy trì những nhu cầu tối thiểu nhằm đảm bảo khả năng duy trì sức lao động là mức nghèo cơ bản". Ông đã kết luận: Một gia đình sẽ bị coi là nghèo nếu chi phí về thực phẩm chiếm dưới 33% tổng thu nhập đối với hộ gia đình có từ 3 người trở lên và dưới 27% đối với hộ gia đình gồm 2 người. 10
  11. Có thể nói rằng, công trình nghiên cứu về tình ưạng nghèo ở thành phố New York của Rowntree là một công trình có giá trị lúc bấy giờ và nó đã đặt cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở Anh và một số nước khác. Bản thân Rowntree cũng đã tiến hành thêm một số nghiên cứu khác vào năm 1936 và năm 1950. Phương pháp tính toán và suy luận của Rownfree cũng được chính phủ Mỹ vận dụng. Tuy nhiên, khái niệm "nghèo" mà Rowntree đưa ra vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chỉ mang tính chất tương đối và trừu tượng. Sự phân hoá giàu - nghèo chủ yếu là do những điều kiện để đảm bảo sự sinh tồn, đảm bảo duy trì sức lao động. Giàu hay nghèo chỉ đơn thuần là "có sự sống hay không" hav "có đủ ăn hay không" mà thôi. Với điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó thì đối tượng chủ yếu được đề cập khi nghiên cứu là tầng lớp người lao động không lành nghề. Mức sống giới hạn tối thiểu đối với họ là điều kiện đủ để bảo đảm duy trì sức lao động. Cùns với sự tiến triển của lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, mức sống được cải thiện và đồng thời xã hội trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Cơ cấu kinh tế thay đổi, xã hội bị phán chia thành nhiều giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp cũng ngày càng thể hiện rõ rệt, các phong trào của quần chúng ngày càng có tổ chức và được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Do vậy, các chính sách đối với người lao động đã và đang được cải thiện theo chiều hướng khả quan hơn, nên khái niệm "nghèo" được đề cập ở trên không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, khi áp dụng vào điều kiện xã hội, lối sống và mức tiêu dùng, sức mua của đồng tiền của từng quốc gia thì khái niệm nghèo được đánh giá bằng những thước đo về số lượng khác nhau. Trong khi Ngân hàng Thế giới cho rằng chỉ tiêu thu nhập trên đầu người hànc năm là 370 USD (khoảng trên 30 USD một tháng) thì ở các quốc gia lại có các thước đo mức nghèo khổ khác: Malaixia là 28 USD/thánc;; Srilanca là 17 USD/tháng; Bănglađét là 11 USD/tháng; Nêpan là 9 USD/tháng; Pakixtan là 6 ƯSD/tháng. ỏ Việt Nam theo đánh giá (thánơ 5-1993) của một nhóm nghiên cứu gổm đai diên của 11
  12. Bộ Lao động- thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, thì mức thu nhập trên đầu người tính bằng lương thực là 15 kg gạo/nhân khẩu/tháng, tính bằng tiền là 30.000 đồng Viột Nam (tương đương 3 ƯSD/người/tháng) được chọn làm thước đo tình trạng nghèo tuyệt đối. Tính theo chuẩn mực đó thì ở nông thôn Việt Nam hiện có 2.847.000 hộ nghèo, bao gồm 13,8 triệu người, chiếm gần 30% tổng số hộ nông thôn, còn ở đô thị Việt Nam hiện có khoảng 8% số hộ nghèo. Căn cứ vào mức sống trung bình của cộng đồng, thế giới thường lấy chuẩn nghèo khổ có giá trị bằng 1/3 thu nhập trune bình của cộng đồng. Trong điều kiện Việt Nam, mức sống dân cư còn thấp, mức thu nhập 15 kg gạo bằng khoảng 1/2 mức thu nhập trung bình của cộng đồng nông thôn cả nước, và với cơ cấu tiêu dùng hiện nay mà trong đó 70% thu nhập dành cho nhu cầu ăn uống, tương đương mưc tiêu thụ 10,5 kg gạo/tháng tức là mức cung cấp một số calo tối thiểu để tồn tại. Níỉhèo tươiĩ2 đối: Nghèo tương đối là muốn nói tới vị trí các nhóm hoặc cá nhân khác xét về mức tiêu thụ và thu nhập của họ (quan hệ so sánh). Tức là sự thiếu thốn “của cải” của một nhóm hoặc cá nhân trong mối quan hệ với “của cải” của người khác. Khái niệm “nghèo” thường được định nghĩa gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Theo R. Titmuss, “vấn đề nghèo không phải là vấn đề mang tính cá nhân, mà đó là vấn đề tổ chức cơ cấu kinh tế - xã hội. Nó phải được nghiên cứu tò gốc và sau đó mới là biểu hiện cụ thể”. Nghiên cứu vấn đề này nhằm lý giải được hai vấn đề : - Nghèo như là một vấn đề xã hội mà nó đòi hỏi phải có sự cải cách xã hội thích hợp. - Nghèo còn là mối quan hệ giữa công bằng xã hội, quá trình chính trị và khả năng thay đổi cơ cấu ở quy mô rộng hơn. Chính vì vậy nghiên cứu vấn để này đòi hỏi phải có sự phối hợp nghiên cứu liên ngành giữa kinh tế học, xã hội học và chính trị học. Khi nói đến nghèo người ta thường hay gắn nó với vấn đề bất bình đảng và vấn đề phán tầng trong xã hội. 12
  13. Townsend lại chỉ ra rằng, ở Mỹ, nghèo không phải là do xã hội trở nên giàu có hơn trước mà do những chuẩn mực về mức sống cũ không còn phù hợp nữa, và còn do sự phát triển về kinh tế đã tạo ra nhiều loại hàng hoá phong phú hơn, dẫn đến thay đổi trong lối sống. Do vậy theo ông, nghèo phải được định nghĩa một cách khách quan, và áp dụng khái niệm nghèo tương đối. Theo Từ điển Oxford Advanced Learners Dictionary o f Current English định nghĩa tình trạng nghèo khổ như sau: “là trạng thái bị đuổi khỏi cái gì đó, hay là cản trở ưong công việc sử dụng hoặc hưởng thụ”. Đó là nghèo khổ, bần cùng, không có đủ điều kiện để hoà đồng với cộng đồng... hay nói cách khác, đó là những người trong tình trạng bị cô độc, bị phân lán, không được tổ chức, và không có điều kiện tham gia vào đời sống xã hội. Nghèo tương đối còn được hiểu là nghèo theo nghĩa rộng. Ở đây không chỉ đề cập đến mức thu nhập thấp, hay không đủ ăn mà còn bao gồm cả các điều kiện về xã hội xung quanh, có thể hiểu là cả về vật chất và tinh thần, vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Con người không thể tồn tại một cách biệt lập với xã hội, do đó nghèo tương đối ở đây bao gồm cả khía cạnh con người có đủ khả năng để hoà đồng với xã hội hay không. Ngày nay trong xã hội phát triển, thông qua các kết quả nghiên cứu và số liệu thống kê có thể thấy rằng, nếu căn cứ vào vị trí xã hội thì “tầng lớp có thu nhập thấp” phần lớn bao gồm những người lao động có mức lương thấp. Nói chung, một điểm cần lưu ỷ khi nghiên cứu hiện tượng nghèo cần xuất phát từ hai điểm: hiện tượng nghèo tuyệt đối và hiện tượng nghèo tương đối. “Tuyệt đối” ở đây có nghĩa là căn cứ vào các phương pháp khoa học, tính toán đề ra giới hạn tối thiểu, nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống, (chảng hạn như xác định đường giới hạn nghèo). “Tương đối” được hiểu chẳng hạn như mối quan hệ giữa không gian vàthời cian, mối quan hộ giữa con người và con người. Khi phân tích cơ cấu xã hội không thể không đề cặp đến vấn đề phân chia tầns lớp, giai cấp. Chúng ta biết rằng quá trình phán hoá
  14. giàu - nghèo trong xã hội sẽ dẫn đến sự biến đổi địa vị giai tầng của các cá nhân. Trong khi đó Liên hợp quốc đưa ra hai khái niệm nghèo đói như sau: - Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dán cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống. - Nghèo tương đối là bộ phận dân cư có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đói nhưng giữa các quan điểm đó không có sự khác nhau về bản chất. Sự khác nhau chủ yếu ở cách tiếp cận, mức độ đánh giá và phương thức biểu hiện. Đối với Rovvntree thì nghèo hay không được cụ thể hoá bằng cơ cấu tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng cho thực phẩm. Còn đối với Townsend thì nghèo hay không là phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế mới có cản cứ xác định mức nghèo. Từ điển Oxford thì cho rằng nghèo là không có khả năng trong việc thoả mãn nhu cầu cá nhán. Thực tế cho thấy rằng khái niệm nghèo tại Hội nghị về chống nghèo đói ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức tại Băng Cốc vào tháng 9 - 1993 là chính xác và toàn diện hơn cả. Nó bao hàm cả việc không thoả mãn nhu cầu cá nhân trong đó có nhu cầu về lương thực thực phẩm, cả ưình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực, mỗi nước trong những thời điểm khác nhau mà còn tính tới những đăc tính riêng của mỗi địa phương. 1.1.1.2. Khái niệm đói Là tinh trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không đảm bảo duy trì cuộc sống. Đối tượng thuộc diện nghèo đói là nhóm người nghèo khổ nhất. Nhìn chung không có mâu thuẫn giữa các tổ chức quốc tế cũng như giữa các cơ quan, các ngành của Việt Nam, về cách tiếp cận khái niệm nghèo đói. cái khác nhau ở đây là khác nhau trong việc xác định số 14
  15. nhu cầu cơ bản cần được ưu tiên trong đánh giá nghèo đói, mức độ cần thoả mãn và khả năng thích ứng của hệ thống chính sách Nhà nước về xoá đói giảm nghèo nên dẫn đến việc đưa ra những ranh giới nghèo đói khác nhau. Ở Việt Nam, nghèo đói được tách riêng thành hai khái niệm: - Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống bình quân của cộng đồng đang xét về mọi phương diện. Trong diện nghèo lại phân ra nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. - Đói là bộ phận dân cư nghèo hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng. Trong đó lại phân ra thiếu đói và đói gay gắt. 1.1.2. Các chỉ số đo nghèo đói Ở trên, khi bàn về khái niệm nghèo đói, chúng ta đã bàn ít nhiều tới các thước đo. Sở dĩ như vậy là vì mặt chất và mặt lượng của vấn đề này có quan hệ rất mật thiết với nhau. Trong mục này, chúng ta có điều kiện để bàn sâu hơn mặt lượng của nghèo đói. Để xác định và so sánh một cách tương đối mức độ đói nghèo giữa các quốc gia và nội bộ nhóm dân cư trong từng quốc gia có rất nhiều các chỉ số khác nhau được đề xuất để xác định. Người ta thường sử dụng một loạt chỉ số để phân định như: chỉ số thu nhập, cơ cấu tiêu dùng, mức dinh dưỡng, chỗ ở, sức khoẻ, giáo dục, thời gian rỗi và giải trí, an ninh, V .V .. tuy nhiên, các chỉ số, thước đo này thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trong giai đoạn đầu các chỉ số thu nhập và chỉ số sức khoẻ giữ vai trò quan ưọng để xác định các hộ gia đình nghèo. Nhưng khi thu nhập tâng, chúng ta có thể thấy được sự bão hoà xung quanh các chỉ số này, và các chỉ số cho vấn đề nhà ở, giáo dục hoặc tiện nghi trong sinh hoạt gia đình trở nên quan trọng hơn. ớ đây chúng ta tạm chia thành hai nhóm chỉ số để nghiên cứu. 1.1.2.1. Nhóm các chỉ s ố phản ánh đời sống vật chất 15
  16. C hỉ số thu nháp Thông thường khi nói đến nghèo đói người ta nghĩ đến mức thu nhập. Thu nhập được xem là tiêu chí phổ thống, chung nhất khi đánh giá nghèo đói. Tuy vậy, việc xác định chỉ số này gặp nhiều khó khăn và thường thiếu chính xác, bởi lẽ thế nào là đủ vể số lương thực cho mỗi con người cụ thể khác nhau cũng còn nhiều ý kiến ưanh luận. Ở đày có một vấn đề chú ý trong nghiên cứu so sánh: Việc xác định mức nghèo khác nhau không chỉ ở từng nước mà ngay trong từng giai đoạn cụ thể, vì vậy khi so sánh tình trạng nghèo đói không phải đơn giản, và để làm điều đó cần có sự quy chuẩn thống nhất, mà thường được dựa vào quy định của Liên hợp quốc. Tuy vậy, để phân tích thực trạng vấn đề này ở một quốc gia nhất định, không thể tách rời hoàn cảnh lịch sử cụ thể của quốc gia dân tộc đó. Hiện nay theo đánh giá của Liên hợp quốc những người có thu nhập dưới 370 USD/năm thì được coi là người nghèo, còn đối với Việt Nam thì tiêu chuẩn này là mức thu nhập dưới 3 ƯSD/tháng thì được coi là nghèo tuyệt đối. Cơ cấu tiêu dùng Khi nền kinh tế phát triển cao thì nhu cầu sinh hoạt cũng thay đổi theo. Trong các hộ gia đình phần chi tiêu cho lương thực giảm xuống (theo tỷ lệ) và phần chi tiêu cho các phương tiện sinh hoạt tăng lên. Nhu cầu về các hàng hoá lâu bền tăng mạnh hơn, nhiều gia đình đã bắt đầu phổ cập tivi, máy giặt, tủ lạnh, ba loại đồ dùng được coi là vật báu chẳng bao lâu trở thành vật dụng khá phổ cập trong đại chúng nhất là đối với những gia đình ở thành phố. Đời sống được cải thiện, sinh hoạt ăn uống, đồ dùng và y phục cũng thay đổi. Khi mà đồ dùng lâu bền trở nên phổ biến đối VỚI cuộc sống hàng ngày thì nhu cẩu vui chơi, giải trí lại xuất hiện. Con nsười lại sử dụng thời gian rỗi một cách tích cực hơn: âm nhạc, thể thao, du lịch nước ngoài, chơi gôn - những thú mà trước đây giai cấp thượng lưu độc chiếm thì ngày nay có cả một bộ phận dân cư có mức sống khá giả cũnơ có thể tham gia được. Vào lúc này chi phí của các hộ gia đình cho nhu cầu lương thực chỉ còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng mức chi tiêu. Tuv nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng các nhu cầu đó chỉ 16
  17. có thể phát sinh và thực hiện được khi mà nỗi lo cơm áo không còn đè nặng lên tám lý người lao động. Chính vì thế khi xem xét cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình chúng ta phải nhìn nhận trên phương diện mặt bằng chung của cả quốc gia về khả năng chi tiêu để đánh giá và đưa ra chuẩn mực cho riêng vùng lãnh thổ của mình trên cơ sở sự phát triển kinh tế cũng như khả năng thu nhập và tình hình giá cả các mặt hàng ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Như vậy nếu mức chi tiêu cho lương thực chiếm trên 70 % mức thu nhập thì được coi là nghèo tương đối. Mức dinh dưỡns Mức dinh dưỡng là một chỉ số tuyệt đối được sử dụng để xác định mức nghèo khổ, đặc biệt ở các nước kém phát triển. Khối lượng calo tăng khi mức thu nhập tãng, mức nghèo đói sẽ không còn nữa nếu thu nhập đảm bảo được nhu cầu về dinh dưỡng hàng ngày, các chỉ số này bao gồm: khối lượng calo nạp vào, khối lượng prôtein, lượng chất béo và chất dầu, lượng calo ngũ cốc nạp vào cơ thể. Đối với các nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới cho rằng nhu cầu tối thiểu về dinh dưỡng là 2100 calo/người/ngày. Những người không có khả năng đáp ứng mức dinh dưỡng đó được coi là người nghèo. Ngoài ra, người ta còn dựa vào hệ số Engel để xác định số hộ gia đình nghèo. Hệ số Engel chính là tỷ lệ phần trăm giữa chi tiêu thực phẩm và mức thu nhập. Trên thực tế, số liệu về thu nhập của các hộ gia đình phi nông nghiệp tự kinh doanh quy mô nhỏ rất khó xác định, cho nên người ta đã thay mức thu nhập bởi mức chi tiêu tiêu dùng. Tuy nhiên cũng có điểm cần lưu ý là mức tiêu dùng thực phẩm tính theo đầu người. Nếu như người tiêu dùng đã thoả mãn được mức tiêu dùns thực phẩm, thì chi tiêu cho thực phẩm theo đầu người sẽ không tăng cùng với thu nhập. Nếu có sự sia tãng về mức tiêu dùna cho thực phẩm tức là đã có nhu cầu về chất lượng của thực phẩm. C hỉ sô' vê nhà ở Nchiên cứu về mức độ nghèo của người dán theo chỉ số nhà ở. thì tiêu chí quan trọng nhất là tỷ lệ những người sống trons ngôi nhà ổ chuột hoặc nhữns nsôi nhà cần sửa chữa, thêm
  18. vào đó cũng cần phải tính tới diện tích nhà ở bình quân. Trong đó tiêu chuẩn của nhà ở được đánh giá dựa trên các chỉ số: số phòng trong một nhà, tỷ lộ sờ hữu nhà, tỷ lộ nhà cần được sửa chữa, tỷ lệ hộ sử dụng hệ thống cung cấp nước, tỷ lộ hộ sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm... Dựa vào nhóm các chỉ số đó để có thể xác định điều kiện sống tối thiểu của mức nhà ở tươm tất. 1.1.2.2. Nhóm chỉ số phản ánh đời sống tinh thần Giáo due Dựa vào chỉ tiêu giáo dục để xác định mức nghèo của các hộ gia đình, thì tỷ lệ ghi tên vào trường học cấp tiểu học bất buộc cần được quan tâm đầu tiên. Khía cạnh thứ hai để xác định mức giàu nghèo khi vận dụng chỉ tiêu giáo dục là mức chi tiêu cho giáo dục so với mức thu nhập. Chi phí cho giáo dục ở đây không chỉ bao gồm chi phí giáo dục ở trường mà còn bao gồm cả những chi phí về sách vở, đồ dùng học lập, chi phí đi lại, và chi phí cho giáo dục đối với việc học tập tại nhà. Tất nhiên mức chi phí này phụ thuộc vào nghề nghiệp của cha mẹ. Cụ thể có thể xét tới tỷ lệ người biết chữ/tổng dân số, tỷ lệ học sinh ở các bậc tiểu học, trung học và đại học, tỷ trọng chi cho giáo dục trong ngân sách, mức độ giáo dục phổ cập, 9Ố lượng trường học, lớp học, giáo viên, người tốt nghiệp đại học và trên đại học so với số dân... Y tê Đấy cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ nghèo. Người ta có thể cãn cứ vào số bệnh viện, số các cơ sở y tế ở địa phương hay tình ưạng chãm sóc sức khoẻ cộng đồng để kết luận tình trạng của gia đình hay địa phương, khu vực đó có được đảm bảo về y tế hay không. Chẳng hạn như một địa phương mà số người được chăm sóc những bệnh tật phổ biến quá ít thì chứng tỏ chưa được chú V về y tế và ngược lại. Thêm vào đó người ta còn tính đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tuổi thọ bình quân, mức độ suy dinh dưỡng, số lượng y bác sỹ/đầu người, số giường bệnh/đầu người... làm tiêu chí để đo mức nghèo khổ. A n ninh Có thể nói an ninh ở đây không chỉ có nghĩa là an ninh về chính trị mà còn bao hàm nghĩa an ninh về kinh tế. Cụ thể khi xem xét nghèo đói nsười ta thườns; nhắc đến sự an toàn về lươnơ thưc thưc 18
  19. phẩm, đây cũng chính là một trong các thước đo quan trọng để phán định giàu nghèo. 1.2. Nguyên nhân của nghèo đói Đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, một hiện tượng kinh tế - xã hội thường có ưong quá trình phát triển và do đó dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm người trong xã hội. Đói nghèo và bất bình đẳng ở mỗi vùng được hình thành và diễn biến với những nét riêng biệt tạo bởi tổng hợp rất nhiều nguyên nhân, song có thể phân tích theo nhóm các nguyên nhân sau đây: 1.2.1. Do môi trường vĩ mô 1.2.1.1. Nén kinh tế chậm phát triển Có thể nói nguyên nhân đầu tiên của nghèo đói là kinh tế chậm phát triển. Ở các khu vực có nền kinh tế phát triển thì đời sống của nhân dân cũng từng bước được nâng lên không chỉ bởi khả năng tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà ở đó cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư một cách có hệ thống. Ngược lại ở những khu vực mà kinh tế chậm phát triển thì khả năng tạo việc làm, tãng thu nhập cũng khó có dấu hiệu khả quan thêm vào đó là các nhu cầu khác của dân chúng sẽ không được thoả mãn một cách tối thiểu. Rõ ràng kinh tế chậm phát triển thì thu nhập quốc dân thấp làm cho thu nhập tính trên đầu người cũng thấp. Thực tế cho thấy khi thu nhập thấp hay không có thu nhập thì các nhu cầu của con người hầu như không được đáp ứnơ hoặc có thì chỉ là những nhu cầu tối thiểu thậm chí dưới mức tối thiểu. Mà thực tế tiêu chuẩn phân chia giàu nghèo ngày càng tăng, trong khi kinh tế tăns trưởng chậm hay mức tăne chậm hơn mức tiêu chuẩn đánh giá giàu nchèo thì vô hình chung sẽ có nhiều người nghèo hơn. Tãnc trưởng kinh tế là điều kiện, là tiền đề cho phát triển. Nền kinh tế có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng ngân sách nhà nước, tăns thu nhập của dân cư. Nhờ có tãns trưởng kinh tế, Nhà nước mới có thể tăns đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhán dán. xây dims cơ sở hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều kiện giải 19
  20. quyết các chính sách xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. Ngược lại, sự tiến bộ về mọi mật của nền kinh tế sẽ là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Một sự tâng trưởng kinh tế khi được phát triển gắn bó với tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội, ổn định trong một thời gian dài với tốc độ cao, tạo được các điều kiện cho tăng trưởng tiếp theo được coi là sự tăng trưởng bền vững. Có thể nói rằng, tăng trưởng kinh tế bền vững chính là cơ sở quan trọng nhất để giải quyết vấn đề đói nghèo. 1.2.1.2. Do cơ chế thị trường Cơ chế thị trường cũng góp phần dẫn tới tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt. Đối với Việt Nam, cơ chế bao cấp tạo cho cuộc sống của người dán tuy có vất vả cực nhọc nhưng hố ngãn cách giàu nghèo không rõ nét. Chính nguyên nhân này làm cho nghèo đói vẫn tồn tại ngay cả khi thu nhập bình quân trên đầu ngươi rất cao. Cơ chế thị trường với những tính nãng của nó đã thúc đẩy nhanh hơn sự phân hoá này. Có thể coi đó là một sự đánh đổi chăng? Để có thể nhìn nhận rõ hơn về nguyên nhân này ta thử đặt nó trong tổng thể của vấn đề xoá đói giảm nghèo và vai trò của tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế luôn là nhữns vấn đề có tính thời sự đối với các quốc gia. Trong các chương trình nshị sự dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của các chính phủ. mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát ưiển kinh tế luôn chiếm vị trí hàng đầu, những mục tiêu đó đều dựa vào khả năng khai thác các nguồn lực trong nước và nước ngoài. Sự kết hợp và khả năng khai thác có hiệu quả các nguồn lực của mỗi quốc gia có sự khác nhau. Song, quan niệm chung nhất là phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã hội, trong đó, coi tăng trưởng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Không thể cứ có sư tãng trưởng kinh tế cao và nhanh là tốt nếu nó không gắn với phát triển 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2