intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đánh giá cập nhập xu thế biến đổi đa dạng sinh học của khu bảo tồn Kẻ Gỗ; đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu và hiệu quả quản lý của khu bao tồn Kẻ Gỗ; đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiêu quả bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh

  1. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập đào tạo thạc sỷ dưới mái trường đại học Lâm Nghiệp Việt Nam và quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giảng dạy, giúp đỡ tần tình của các thầy cô giáo của khoa đào tạo sau đại học - Trường đại học Lâm Nghiệp, sự giúp đỡ quý báu của các bàn bè, đồng nghiệp trong cơ quan ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, các cơ quan và nhân dân các xã vùng đệm, phòng khoa học bảo tồn của các VQG, KBT trong khu vực và gia đình đã tạo điều kiện cho bản thân tôi hoàn thành khoá học. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ! Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ, đống góp những ý kiến quý báu của tiến sỷ Cao Tiến Trung, giảng viên khoa sinh học, Trường đại họcVinh, trong quá trình thu thập và xử lý số liệu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới phó giáo sư, tiến sỷ Phạm Bình Quyền, Đai học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quán trình thực hiện luận văn. Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội,ngày 15 tháng 09 năm 2011 Tác giả Trần Đức Tú
  2. i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... Mục lục .............................................................................................................. i Danh mục các từ viết tắt ................................................................................. v Danh mục các bảng biểu ................................................................................ vi Danh mục các hình ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 2 1.1. Những khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học.................................... 2 1.2 Nghiên cứu ĐDSH ở Việt Nam. ............................................................ 3 1.2.1. Một số nghiên cứu về tính đa dạng sinh học của thực vật rừng Việt Nam. ............................................................................................................ 4 1.2.2. Một số nghiên cứu về đa dạng sinh học của động vật rừng Việt Nam ..................................................................................................................... 4 1.3. Tình hình nghiên cứu ĐDSH tại Kẻ Gỗ. ............................................. 5 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 9 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................ 9 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................... 9 2.3. Nội dung nghiên cứu chủ yếu............................................................... 9 2.4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 10 2.4.1. Thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp.................................................... 10 2.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa thu thập số liệu.......... 10 2.4.3. Tổng hợp thông tin, xử lý phân tích số liệu và viết báo cáo ........... 11 2.4.4 Nguyên tắc đề xuất giải pháp. ......................................................... 11
  3. ii Chương 3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KẺ GỖ................................ 12 3.1 Điều kiện tự nhiên:............................................................................... 12 3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng. .................................... 14 3.3. Khái quát về tình hình dân sinh kinh tế xã hội ở các xã vùng đệm:(Nguồn: Báo cáo tham vấn xã hội của KBT Kẻ Gỗ, 2009) .............. 16 3.3.1.Dân số và dân tộc. ........................................................................... 17 3.3.2.Cơ sở hạ tầng. .................................................................................. 18 3.3.3. Y tế - Giáo dục ................................................................................ 18 3.3.4 Các dự án được các đầu tư cho các xã: .......................................... 19 3.4. Đánh giá tình hình kinh tế xã hội ở 2 xã có tác động mạnh vào khu bảo tồn trong thời gian gần đây: Xã Cẩm Mỹ (H. Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Thượng (H. Kỳ Anh). ................................................................................. 20 3.4.1. Nghiên cứu cụ thể ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................................................... 20 3.4.2. Nghiên cứu ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ............ 24 3.5. Đánh giá tác động của người dân địa phương lên KBT và so sánh mức thu nhập giửa các hộ dân đi rừng với các hộ không đi rừng. ....... 28 Chương4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐDSH CHO KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KẺ GỖ, HÀ TĨNH. ......................................................................... 31 4.1. Đặc điểm và giá trị của ĐDSH của khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. .......................................................................................................... 31 4.1.1.Các kiểu sinh cảnh. .......................................................................... 31 4.1.2. Tính đa dạng khu hệ thực vật.......................................................... 33 4.1.3. Tính đa dạng khu hệ động vật......................................................... 39
  4. iii 4.1.4. Sự biến động về tài nguyên rừng do nhóm nguyên nhân: Cháy rừng, Lấn chiếm đất rừng làm nương rẩy, Khai thác lâm sản, Săn bắt động vật từ năm 2008 đến nay. ................................................................................ 47 4.1.5. Sư đa dạng về thành phần loài Côn trùng, Vi sinh Vật……………42 4.1.6. Giá trị của đa dạng sinh học ở KBTTN Kẻ Gỗ............................... 47 4.2. Mối đe doạ với ĐDSH ở Khu BTTN Kẻ Gỗ. .................................... 50 4.2.1. Khai thác gỗ trái phép. ................................................................... 50 4.2.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ (lâm sản phụ). .................................... 52 4.2.3. Xâm lấn đất rừng. ........................................................................... 54 4.2.4. Cháy rừng. ...................................................................................... 55 4.2.5. Săn bắt động vật rừng trái phép. .................................................... 55 4.2.6. Công tác quản lý bảo vệ rừng......................................................... 58 4.2.7. Phong tục, tập quán. ....................................................................... 59 4.2.8. Các nguyên nhân khác. ................................................................... 59 4.3. Hệ thống tổ chức quản lý KBTTN Kẻ Gỗ,Hà Tĩnh. ........................ 59 4.3.1.Hiện trạng tổ chức bộ máy. ............................................................. 60 4.3.2.Cơ sở hạ tầng:.................................................................................. 64 4.4. Phân tích ma trận SWOT về công tác quản lý bảo tồn ĐDSH ở KBTTN Kẻ gỗ. ............................................................................................ 64 4.5. Mối quan hệ giữa ban quản ly KBTTN Kẻ Gỗ với các bên liên quan trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH. .................................................... 66 4.6. Các dự án đã và đang được triển khai ở KBTTN Kẻ Gỗ trong thời gian qua. ...................................................................................................... 67 4.7.Những giải pháp về quản lý bảo tồn ĐDSH mà BQL KBTTN Kẻ Gỗ đã triển khai trong thời gian qua.............................................................. 68 4.7.1.Về công tác tổ chức: ........................................................................ 68 4.7.2. Về công tác chính trị và chuyên môn: ............................................ 68
  5. iv 4.7.3 Hệ thống pháp luật. ......................................................................... 69 4.7.4. Công tác xã hội. .............................................................................. 69 4.8. Những khó khăn, thách thức trong khâu quản lý của KBTTN Kẻ Gỗ trong thời gian qua………………………………………………………..63 4.9. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH cho KBTTN Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh. ............................................................................. 71 4.9.1. Giải pháp về công tác tổ chức: Kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng hiệu lực trong việc quản lý bảo tồn ĐDSH: ............................................. 72 4.9.2. Giải pháp cho công tác chuyên môn: ............................................. 73 4.9.3. Giải pháp về kinh tế xã hội: ............................................................ 74 4.9.4 Nhóm giải pháp chiến lược: ............................................................ 75 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………..72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tên BQL Ban quản lý KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên SNN&PTN Sở nông nghiệp phát triển nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân ĐDSH Đa dạng sinh học TNTN Tài nguyên thiên nhiên VQG Vườn quốc gia HST Hệ sinh thái PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng CITES Công ước quốc tế về buôn bán các loại động thực vật hoang giã đang bị nguy cơ tuyệt chủng. IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF Quỷ bảo vệ thiên nhiên SĐVN Sách đỏ Việt Nam NGO Quỷ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam. VCF Các tổ chức của liên hợp quốc và nhiều tổ chức phi chính phủ. RĐD Rừng đặc dụng RSX Rừng sản xuất. QLBVR Quản lý bảo vệ rừng KT – XH Kinh tế xã hội LSNG Lâm sản ngoài gỗ Ha Héc ta
  7. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng sử dụng và tài nguyển rừng ở KBTTN Kẻ Gỗ. 15 3.2 Các dự án đầu tư cho các xã vùng đệm 19 3.3 Các đặc điểm dân số của xã Cẩm Mỹ 20 3.4 Sử dụng đất và các đặc điểm Lâm nghiệp/ NN ở xã Cẩm Mỹ 21 3.5 Các đặc điểm dân số của xã Kỳ Thượng 23 3.6 Sử dụng đất và các đặc điểm Nông/ Lâm nghiệp ở xã Kỳ 24 Thượng 3.7 Đánh giá tác động và so sánh thu nhập bình quân giữa các hộ 26 dân đi rừng so với các hộ dân không đi rừng ở các xã vùng đệm quanh KBTTN Kẻ Gỗ 4.1 Thảm thực vật trong KBTTN Kẻ Gỗ 29 4.2 Thành phần thực vật rừng trong KBTTN Kẻ Gỗ 30 4.3 So sánh thực vật ở khu bảo tồn Kẻ Gỗ với 1 số KBT, VQG ở 31 bắc miền trung 4.4 Các loài cây biến quý hiếm đổi mạnh trong khu bảo tồn:Mốc 34 trước năm 1997 và mốc năm 2011 4.5 Thành phần các loài động vật có xương sống trong khu bảo tồn 36 4.6 So sánh thành phần loài động vật ở KBT Kẻ Gỗ với các 37 KBT,VQG lân cận.( luận chứng KHKT 1997;các số liệu tác giã thu thập từ phòng khoa học bảo tồn của các KBT, VQG cung cấp 2011.)
  8. vii 4.7 Cấp độ quý hiếm của các loài động vật trong KBT Kẻ Gỗ.Võ Quý 38 1993 4.8 Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng động vật quý hiếm 40 trong KBT 4.9 Đánh giá biến động tài nguyên trên cơ sở các vụ vi phạm 42 từ 2008 đến nay 4.10 Một số loài cây gỗ thường bị khai thác ở KBTTN Kẻ Gỗ hiện 46 nay 4.11 Hoạt động khai thác một số LSNG ở KBTTN Kẻ Gỗ trong 48 thời gian gần đây. 4.12 Đánh giá mùa đánh bắt động vật rừng của người dân địa 51 phương ở KBTTN Kẻ Gỗ trong thời gian gần đây 4.13 Tình trạng khai thác một số loài động vật ở KBT hiện nay ở 52 KBTTN Kẻ Gỗ. 4.14 Tổng hợp nguồn nhân lực cán bộ công nhân viên chức ở 55 KBTTN Kẻ Gỗ 4.15 Tỷ lệ cán bộ công nhân viên chức biên chế và hợp đồng ở 55 KBTTN Kẻ Gỗ ( Phòng tổ chức hành chính cung cấp,6/2011) 4.16 Phân tích mối quan hệ giữa KBT TN Kẻ Gỗ với các cơ quan 60 ban ngành liên quan 4.17 Các nguồn dự án đầu từ vào khu bảo tồn Kẻ Gỗ từ 1997 đến 61 nay
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 Tham vấn xã hội. Kẻ Gỗ, 5/2011 17 4.1 Điều tra thực địa 6/2011 28 4.2 Thực vật Kẻ Gỗ 6/2011 32 4.3 Bò tót phát hiện ở Rào Môn năm 2002 39 4.4 Khai thác lam sản trái phép, 6/2011 47 4.5 Cháy rừng trồng ở Kẻ Gỗ năm 2009 50 4.6 Động vật quý hiếm trong KBT bị người dân bẩy bắt 53 4.7 Giới thiệu mô hình phát triển kinh tế 70
  10. 1 MỞ ĐẦU Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hoá, duy trì tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đa dạng sinh học hiện nay đã và đang bị suy thoái bỡi các hoạt động của con người. Vì vậy, công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Các khu bảo tồn đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu đa dạng của công đồng. Công ước đa dạng sinh học năm (1992) cũng đã xác định KBTTN là công cụ hữu hiệu có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học tại chổ. Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ nằm trong hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam, được thành lập với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hiệu quả công tác quản lý vẫn chưa đánh giá đầy đủ tại đây, công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đang gặp nhiều khó khăn, hiệu quả quản lý chưa được như yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, việc lựa chọn KBTTN Kẻ Gỗ để đánh giá hiện trạng quản lý và đưa ra một số giải pháp quản lý bảo tồn là rất cần thiết. Góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH ở KBTTN Kẻ Gỗ, chúng tôi thực hiện đề tài "Đánh giá hiện trạng quản lý đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh” Với các nội dung chủ yếu sau: - Đánh giá cập nhập xu thế biến đổi đa dạng sinh học của khu bảo tồn Kẻ Gỗ. - Đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu và hiệu quả quản lý của khu bao tồn Kẻ Gỗ. - Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiêu quả bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cơ sở khoa học và thực tiễn công tác quản lý bảo tồn ĐDSH cho khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh, những giải pháp đua ra được đúc kết nhằm giải quyết những kho khăn hiện tại và tương lai cho khu bảo tồn, đồng thời góp phần cho cộng đồng dân cư vùng đệm sống quanh khu bảo tồn có cách nhìn toàn diện hơn về giá trị của ĐDSH và thay đổi thói quen, tập quán của người dân địa phương.
  11. 2 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển bền vững ở Rio De Janero Brazin năm 1992 đã thông qua Công ước quốc tế về ĐDSH và các nguyên tắc về rừng với sự tham gia của 156 quốc gia trên thế giới và liên minh Châu Âu. Rõ ràng, ĐDSH không những chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học, mà còn có ý nghĩa sống còn tới sự tồn tại và phát triển của loài người. Mặt khác, các cam kết trên cũng chứng tỏ mối quan hệ mật thiết của rừng đối với ĐDSH, vì rừng là cái nôi từ lâu đời, là nơi cùng sinh tồn của không biết bao nhiêu loài, trong đó chắc chắn còn có nhiều loài mà con người chưa hề biết đến.(Cục bảo tồn đa dạng sinh học, 2010 ) Đa dạng sinh học là sự phong phú của các sinh vật sống, của tất cả các nguồn gồm có hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh vật biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, tập hợp các hệ sinh thái mà các hệ sinh vật này chỉ là một phần; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong một loài, sự đa dạng giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái. Nói cách khác, ĐDSH là sự đa dạng trong và giữa các hệ sinh thái, loài (Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn 2002). Do vậy nó là thuộc tính của sự sống, đối lập với “ nguồn tài nguyên sinh học “ Vốn là một phần rõ ràng của hệ sinh thái . Đa dạng sinh học được diễn giải một cách thuận tiện theo 3 cấp độ nhìn nhận như sau : - Đa dạng hệ sinh thái: Hệ sinh thái là một phức thể năng động của các quần xã động thực vật, các vi sinh vật và môi trường vô cơ xung quanh có tác động qua lại như một đơn vị chức năng. Động thực vật và các vi sinh vật là những thành phần sống của một hệ sinh thái. Chúng tác động qua lại lẫn nhau bởi các
  12. 3 mắt xích của chuỗi thức ăn và tác động qua lại với ánh sáng, nước, không khí, chất khoáng và chất dinh dưỡng. Những tác động này vừa là cơ sở cho sự hoạt động của một hệ sinh thái vừa cùng với hoạt động của các hệ sinh thái khác có thể cung cấp các “dịch vụ” cho sự sống trên trái đất. Trong số những “dịch vụ” đó có duy trì sự cân bằng của khí quyển, tái tạo các chất dinh dưỡng, điều hoà khí hậu, duy trì các trình thuỷ văn và nâng cao độ phì nhiêu của đất. - Đa dạng loài: Là sự đa dạng và tần xuất của các loài khác nhau. Quần thể loài là một tập hợp các sinh vật có thể giao phối để sinh ra thế hệ hữu thụ. Các cá thể trong một loài thường không tự do giao phối với những cá thể của loài khác. Điều này được qui định bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự khác biệt về gen, các tập tính, nhu cầu sinh học cũng như khu vực địa lý sinh sống. - Đa dạng di truyền: Là tần suất và sự đa dạng các kiểu gen hoặc các kiểu gen khác nhau. Gen là đơn vị cơ bản của di truyền. Một khía cạnh quan trọng của đa dạng di truyền là nó cho phép các loài thích nghi dần với những áp lực của môi trường xung quanh theo thời gian. Không phải cá thể nào hay loài nào cũng có kiểu gen hay bộ gen cho phép chúng có thể duy trì được sự sống trong một điều kiện sống đặc biệt. Việc một số cá thể hay loài mất đi do môi trường sống bị phá huỷ hay những điều kiện khác làm giảm tổng số lượng gen của loài và làm hạn chế khả năng thích nghi hay tiến hoá của loài. Do đó, nếu được duy trì thì sự đa dạng gen có thể làm tăng cơ hội sống cho loài.. 1.2 Nghiên cứu ĐDSH ở Việt Nam. Ở Việt Nam thuật ngữ ĐDSH mới chỉ được đề cập đến trong những năm cuối của thập kỷ 80. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về Đa dạng sinh học thì được tiến hành từ lâu. Đó là những công trình nghiên cứu về giới thực vật, động vật cùng những giá trị của chúng.
  13. 4 1.2.1. Một số nghiên cứu về tính đa dạng sinh học của thực vật rừng Việt Nam. Các công trình nghiên cứu quan trọng về thực vật, tính đa dạng thực vật và rừng Việt nam có thể kể đến là: - Maurand P.1943. L' Indochine Forestiere. Hanoi. - Humbert H. 1938 - 1950. Supplément à la flore génerale de L' Indochine. Paris. - Lecomte H. 1907 - 1951 flore génerale de L' Indochine. Paris. - Phạm Hoàng Hộ, 1970 - 1972, Cây cỏ miền nam Việt Nam, tập 1 - 2. Sài Gòn. - Lê Khả Kế và NNK, 1969-1976, Cây cỏ thường thấy ở Việt nam, tập 1- 6. Hà Nội. - Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1971 - 1989. Cây gỗ rừng Việt Nam, tập 1 - 7. Hà Nội. - Trần Đình Lý, 1993, 1.900 loài cây có ích ở Việt Nam. Hà Nội. 1.2.2. Một số nghiên cứu về đa dạng sinh học của động vật rừng Việt Nam - Các công trình nghiên cứu quan trọng về động vật và tính đa dạng của tài nguyên động vật hoang dã Việt Nam có thể kể đến là: - Đại Nam Nhất Thống Chí của các nhà khoa học Triều Lê, Triều Nguyễn. - Công trình nghiên cứu của Brousmiche ( 1887 ) về một số loài động vật có giá trị kinh tế, dược liệu và phân bố của chúng ở Bắc bộ. - Nghiên cứu của De Pousagues (1940) về các loài thú ở Đông Đương. - Mười năm nghiên cứu động vật ở Đông Dương của Boutan (1906). - Bước đầu phân loại thú Miền Nam Việt Nam của Vanpeneen (1969). - Từ những năm 1960 đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu động vật do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện, đáng chú ý có các công trình nghiên cứu của Đào Văn Tiến (1964, 1983, 1985, 1989); Lê Hiền Hào (1973); Võ
  14. 5 Quí (1975, 1981, 1995); Đặng Huy Huỳnh ( 1968, 1975, 1986, 1994); Trần Kiên (1977); Phạm Trọng Ảnh (1983), Trần Hồng Việt (1983), Phạm Nhật (1993), Nguyễn Xuân Đặng (1994), Phạm Bình Quyền ( 2008) Kế hoạch hành động ĐDSH vùng bắc trung bộ. Hà Chu Chữ (2008) Lâm sản ngoài gỗ - bảo tồn và phát triển. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Ngọc Linh (2010) Nghiên cứu xây dựng khung quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của Việt Nam đến năm 2020. ( Cục bảo tồn đa dạng sinh học, báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, tổng cục môi trường 2010,…) - Những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự giúp đỡ về kỹ thuật cũng như tài chính của các tổ chức quốc tế như: UNDP, WWF, FFI, các nhà khoa học Quốc tế và Việt Nam đã phối hợp tổ chức nhiều đợt khảo sát trên phạm vi cả nước và đã phát hiện được thêm nhiều loài động vật cho thế giới. 1.3. Tình hình nghiên cứu ĐDSH tại Kẻ Gỗ. Theo báo cáo của chương trình điều tra đa dạng sinh học KBTTN Kẻ Gỗ (VCF, năm 2009 ) cho thấy Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã phát hiện 270 loài chim, 47 loài thú, 567 loài thực vật. Trong đó nổi bật có loài Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) là một trong hai loài thú mới được phát hiện tại Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ là nơi lưu dữ và bảo vệ 10 loài chim và 18 loài thú hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng (Anon. 1992, Collar et. al. 1994). Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ được xếp hàng ưu tiên trong chương trình bảo vệ đa dạng sinh học ở trong nước và Quốc tế. Từ những giá trị đa tác dụng của khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ về môi trường sinh thái, kinh tế xã hội... đã thu hút được sự chú ý của Chính phủ Việt Nam và nhiều tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên quan tâm. Chương trình tài trợ của Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) số C06-08 của Hiệp hội phát triển Quốc tế IDA (Ngân hàng thế giới) có Dự án “Nâng cao
  15. 6 năng lực bảo tồn đa dạng sinh học và đồng quản lý ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ”. Hội thảo các bên liên quan về xác đinh ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ là một trong những chương trình của Dự án nhằm mang lại một tầm nhìn, hiểu biết hơn về tầm quan trọng của Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Trên cơ sở các bên liên quan (Ban quản lý Khu bảo tồn, chính quyền các cấp, các ngành và người dân sống xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ) nắm rõ phạm vi ranh giới, giá trị địa lý, giá trị về đa dạng sinh học... và những ảnh hưởng tiêu cực đến Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Qua đó đánh gía đúng mức độ cấp bách và đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn hệ sinh thái cảnh quan và đa dạng sinh học tại đây. a. Kiểu rừng và khu hệ thực vật ở khu bảo tồn Kẻ Gỗ. Khu bảo tồn Kẻ Gỗ trước đây được bao phủ bởi rừng kín thường xanh (Trần Xuân Thiệp, Lê Văn Chẩm. 1993) với nhiều loài cây gỗ quý, có giá trị kinh tế như Lim Xanh (Erythrophleum fordii), Sến mật (Madhuca pasquieri), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Vàng tâm (Manglietia fordiana). Nhưng do giao thông thuận lợi, địa hình bằng phẳng, rừng bị khai thác mạnh ở các mức độ khác nhau. Hiện nay rừng nguyên sinh dưới dạng bị tác động nhẹ chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn 24,0%. Kiểu rừng kín thường xanh: Kiểu rừng này phân bố trên các đồi cao, độ dốc lớn như dốc núi Bạc Tóc, Mốc Len, Mốc Bưởi, Mốc Tám Lớ, và ranh giới phía nam của khu bảo tồn. Rừng đã bị chặt chọn một số cây có giá trị kinh tế, kết cấu rừng chưa thay đổi nhiều, thành phần loài thực vật khá phong phú và phức tạp. Ở độ cao 300 một trở lờn các loài Táu nến, Sao mặt quỷ ưu thế, chiếm 30-40% tổ thành rừng; Dưới độ cao 300m các loài thực vật ưu thế không rõ ràng thường gặp các loài Re (Cinnamumum spp). Dẻ (Castanopsis spp), Giổi (Michelia spp), Trín (schima wallichii), Lèo Hèo (Polyalthia nemoralis),Chua luỹ( Dacryodes dungii), Gụ (Sindora tonkinensis)…
  16. 7 Rừng trồng: Diện tích rừng trồng chiếm 5% diện tích khu bảo tồn, phân bố chủ yếu xung quanh khu vực hồ Kẻ Gỗ chủ yếu là Keo lá tràm (Ancacia auriculifomis), Keo tai tượng (Ancacia Mangium). b. Khu hệ thực vật. Kết quả điều tra khu hệ thực vật bước đầu đó thống kê được 567 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 367 chi và 117 họ.(Trần Xuân thiệp, Lê Văn Chẩm, 1993) Trong đó - Ngành Thông đất Lycopodiophyta 2 họ - Ngành Quyết Polypodiophyta: 12 họ - Ngành Thông Pinophyta: 2 họ - Ngành Ngọc Lan Magnoliophyta 101 họ Do bị khai thác bất hợp lý thời gian trước đây nên nhiều loài có giá trị kinh tế bị khai thác kiệt quệ, trong đó có 10 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam: Kim Giao, Gụ lau, Chò Chỉ, Sưa, Re Hương, Vàng tâm, Lát hoa, Sến mật, Song mật và Trầm hương. c. Khu hệ động vật ở khu bảo tồn Kẻ Gỗ. Khu hệ động vật Khu BTTN Kẻ Gỗ nằm trong vựng Indomalayan Realm và thuộc vùng phụ Indochinese Subregion bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanma. Về địa lý động vật Việt Nam vùng này thuộc khu hệ động vật Bắc Trường Sơn (Đào Văn Tiến 1975), có quan hệ gần gũi với khu hệ Nam Trung Hoa và Myanma. Theo Delacour (1931) Đông Dương đựơc chia thành 9 vùng, tương tự như sự phân chia của Mackinnon (1986), trong đó Việt Nam bao gồm 5 gồm. Khu hệ động vật khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phần lớn diện tích Khu BTTN Kẻ Gỗ nằm ở dưới độ cao 300m và tương đối thấp, nhô với những quả đồi thấp, kiểu cảnh quan thường thấy ở Miền Trung. Nhìn chung dạng rừng nguyên sinh ở địa hình thấp hiện còn lại
  17. 8 trong hệ thống các khu bảo vệ ở miền Trung chỉ có thể gặp ở một số nơi như Pù Mát, Vũ Quang, Bạch Mã và Phong Nha nhưng không nhiều.Tại Cúc Phương cũng có một số nơi thuộc rừng địa hình thấp nhưng trên núi đá vôi tương tự như ở Phong Nha Kẻ Bàng. Cho nên có thể nói rằng: Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ là đại diện điển hình của hệ thống rừng địa hình thấp còn lại ở Miền trung Việt Nam. Do vậy, cần phải có những hoạt động kịp thời để bảo vệ những sinh cảnh phù hợp cho môi trường sống của các loại động vật đặc hữu ở đây. Cho đến nay trong phạm vi khu bảo tồn đã ghi nhận được 385 loài động vật có xương sống. Trong đó Thú có 66 loài, Chim 272 loài (Võ Quý, Nguyễn Cử 1995), Bò sát 30 loài và Lưỡng cư có 17 loài (Võ Quý, 1993). Tiềm ẩn tiềm năng của KBTTN Kẻ Gỗ là sự đa đạng về các loài côn trùng, hiện chưa có cá nhân, tổ chức nào nghiên cứu về côn trùng nên chưa có số liệu thống kê về chúng.
  18. 9 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH tại khu BTTN Kẻ Gỗ. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Hiện trạng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. - Tập trung chủ yếu vào hiện trạng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn, các cơ quan ban ngành liên quan đến việc bảo tồn và nghiên cứu về kinh tế, xã hội tác động đến hoạt động quản lý bảo tồn. Ngoài ra điều tra cập nhập 1 tuyến trên thực địa để kiểm tra bổ sung. - Đề tài nghiên cứu đi sâu hơn vào 2 xã vùng đệm có tác động mạnh, gây ảnh hương lớn đến hoạt động bảo tồn tại khu bảo tồn Kẻ Gỗ hiện nay, đó là xã Cẩm Mỹ, xã Kỳ Thượng, ngoài ra còn đánh giá ở các xã vùng đệm giáp ranh KBT. 2.3. Nội dung nghiên cứu chủ yếu. + Đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu và hiệu qủa quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn kẻ gỗ. + Đánh giá một số nhân tố về KT - XH của vùng đệm tác động đến hoạt động bảo tồn của KBTTN Kẻ Gỗ. + Nghiên cứu được một số giải pháp mang lại hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN Kẻ Gỗ. + Điều tra, đánh giá tính ĐDSH trong vùng lõi khu BTTN Kẻ Gỗ là kết quả kế thừa của các đề tài nghiên cứu trước, các văn bản trong khâu tổ chức, quản lý liên quan đến hoạt động bảo tồn và giới hạn mức độ chỉ nghiên cứu các loài thực vật, chim, thú, ếch nhái.
  19. 10 + Đi sâu nghiên cứu hoạt động dân sinh kinh tế 2 xã đại diên cho các xã vùng đệm ( Xã Cẩm Mỹ và xã Kỳ Thượng ). 2.4. Phương pháp nghiên cứu. 2.4.1. Thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp. Là những tài liệu được tổng hợp và xử lý của các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã và những nghiên cứu khoa học có trước. Những tài liệu thu thập là tài liệu nghiên cứu có liên quan về ĐDSH về kỹ thuật, phương pháp QLR dựa vào cộng đồng, ví dụ như: - Luận chứng kinh tế kỹ thuật KBTTN Kẻ Gỗ. - Các văn kiện thực thi dự án bảo vệ và phát triển nông thôn tại địa bàn thuộc KBTTN Kẻ Gỗ. - Các số liệu về các vụ vi phạm lâm luật từ năm 2008 - 2010, các số liệu khí tượng thủy văn của khu vực, các số liệu diễn biến dân số của các xã vùng đệm khu bảo tồn. 2.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa thu thập số liệu. -Việc điều tra đánh giá giá trị ĐDSH chỉ kế thừa kết quả nghiên cứu có trước, chỉ kiểm tra bổ sung thông qua các số liệu mà các tổ chức đang nghiên cứu ( Có thể điều tra một tuyến ngẩu nhiên trên thực địa ) tại khu bảo tồn về hiện trạng động thực vật trong khu vực nghiên cứu. - Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): Phương pháp này được áp dụng trong điều tra kinh tế, xã hội, khai thác lâm sản, tình hình săn bắt động vật rừng, đốt nương, làm rẫy, những đề xuất của người dân ...vv. thông qua: + Phỏng vấn đánh giá phân tích kinh tế hộ ( bằng câu hỏi ) + Phỏng vấn nhóm hộ tiếp cận tài nguyên ( bằng câu hỏi ) + So sánh sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hộ đi rừng và các hộ không đi rừng.
  20. 11 2.4.3. Tổng hợp thông tin, xử lý phân tích số liệu và viết báo cáo - Tổng hợp tính ĐDSH của KBTTN Kẻ Gỗ, mối đe doạ và giá trị của chúng. - Tổng hợp thu nhập kinh tế và khai thác lâm sản và tình hình sử dụng. - Xác định phong tục, tập quán sử dụng ĐDSH có lợi, có hại về bảo tồn của người dân các xã vùng đệm. - Xác định những tiềm năng thế mạnh và thách thức đối với công tác bảo tồn tại khu bảo tồn Kẻ Gỗ. - Lựa chọn các giải pháp ưu tiên nhằm góp phần quản lý có hiệu quả ĐDSH ở KBTTN Kẻ Gỗ. 2.4.4 Nguyên tắc đề xuất giải pháp. - Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu bảo tồn. - Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn. - Đặc điểm và giá trị của đa dạng sinh học. - Nguyên nhân gây tác động ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở khu bảo tồn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0