Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá thực trạng khai thác, quản lý tài nguyên rừng tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn. Xác định các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong công tác khai thác, quản lý tài nguyên rừng tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------- VƯƠNG THÁI SƠN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------- VƯƠNG THÁI SƠN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừrng Mã số: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN QUANG BẢO Hà Nội, 2014
- iii LỜI NÓI ĐẦU Được sự đồng ý của ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau Đại học trường Đại học Lâm Nghiệp, luận văn thạc sỹ “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” đã được thực hiện và hoàn thành vào tháng 9 năm 2014. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Quang Bảo, người đã hướng dẫn và đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các cán bộ của Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu. Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường – trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiên Luận văn. Tôi xin cam đoan những số liệu thu thập, quá trình xử lý số liệu là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Người thực hiện Vương Thái Sơn iii
- iv MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. i MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................... 3 1.1. Định nghĩa về quản lý rừng bền vững ........................................................ 3 1.2. Khái quát tình hình phát triển và nghiên cứu về quản lý rừng bền vững....... 5 1.2.1 Trên thế giới. ...................................................................................... 5 1.2.2. Ở Việt Nam........................................................................................ 8 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 17 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 17 2.1.1. Mục tiêu tổng quát. ......................................................................... 17 2.1.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................... 17 2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài. .............................................................. 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 17 2.3.1. Phương pháp luận........................................................................... 17 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................... 19 2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin .......................................................... 20 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................. 21 3.1. Lịch sử hình thành công ty Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn. .......... 21 3.1.1. Mô hình tổ chức của Công ty .......................................................... 21 iv
- v 3.1.2. Tổ chức các đơn vị quản lý rừng .................................................... 23 3.2. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................... 24 3.2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 24 3.2.2. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 25 3.2.2.1. Đặc điểm địa hình..................................................................... 25 3.2.2.2. Điều kiện khí hậu - Thủy văn .................................................... 25 3.2.2.3. Đặc điểm về đất đai .................................................................. 27 3.2.2.4. Đặc điểm kinh tế và xã hội ....................................................... 28 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30 4.1. Đặc điểm hiện trạng, phân bố tài nguyên rừng tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn......................................................................................... 30 4.1.1. Diện tích, trữ lượng các loại rừng. ................................................. 30 4.1.2. Thực vật rừng. ................................................................................. 32 4.1.3. Hệ động vật rừng. ........................................................................... 32 4.1.4. Hiện trạng về sử dụng đất đai. ....................................................... 32 4.1.5. Những tiềm năng lợi thế. ................................................................ 35 4.2. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng tại Công ty LN & DV Hương Sơn. ... 35 4.2.1. Tóm lược diễn biến tài nguyên rừng từ năm 1955 – 2013 ............. 35 4.2.2. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng từ 2005 - 2013. ..................... 39 4.3. Thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên rừng tại công ty. ..................... 45 4.3.1. Công tác quản lý tài nguyên rừng tại công ty. ............................... 45 4.3.1.1. Tổ chức, phân chia các Ban quản lý bảo vê ̣ rừng:................... 45 4.3.1.2. Kế hoạch bảo vê ̣ những loài quý hiế m ..................................... 46 4.3.1.3. Bảo vệ rừng chống chặt phá xâm lấn rừng .............................. 48 4.3.1.4. Cải tạo rừng tự nhiên. .............................................................. 48 4.3.1.5. Làm giàu rừng .......................................................................... 50 4.3.1.6. Trồng rừng ................................................................................ 50 v
- vi 4.3.2. Thực trạng khai thác. .................................................................... 53 4.3.2.1. Kế hoạch khai thác. .................................................................. 53 4.3.2.2. Các loài cây cấm khai thác, hạn chế khai thác ........................ 55 4.3.2.3. Kế hoạch khai thác cho 1 luân kỳ ............................................. 56 4.3.2.4. Hoàn cảnh rừng sau khai thác. ................................................ 56 4.3.2.5. Công cụ và công nghệ khai thác............................................... 56 4.3.2.6. Tổ chức khai thác, tiêu thụ gỗ đảm bảo tính bền vững. ........... 58 4.3.3. Đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên rừng tại Công ty LN&DV Hương Sơn. ..................... 59 4.3.3.1. Các yếu tố thuận lợi trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên. ............................................................................................................ 59 4.3.3.2. Những khó khăn trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên........ 61 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn ......................................................................... 64 4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách . .................................................. 64 4.4.2. Giải pháp về quản lý. ..................................................................... 66 Đào tạo nguồn nhân lực. ......................................................................... 67 4.4.3. Giải pháp khoa học, công nghệ..................................................... 68 4.4.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân .................................................................................................. 68 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 69 1. Kết luận ....................................................................................................... 69 2. Tồn tại và kiến nghị..................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU vi
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học ĐTQH Điều tra quy hoạch KT-XH Kinh tế xã hội LN & DV Lâm nghiệp và Dịch vụ QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QLRBV Quản lý rừng bên vững UBND Ủy ban nhân dân vii
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang 4.1 Thống kê diện tích các loại đất đai, trữ lượng rừng 30 4.2 Bố trí sử dụng đất 33 4.3 Diễn biến tài nguyên rừng từ 2005 – 2013 39 4.4 Tổng hợp diện tích quy hoạch trồng cây cao su tại công ty 43 4.5 Những loài Động vật quý, hiếm, nguy cấp 47 4.6 Trữ lượng bình quân đạt cấp kính khai thác và nhóm gỗ 55 viii
- ix DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Công ty Lâm 31 nghiệp và dịch vụ Hương Sơn 4.2 Biểu đồ diễn biến tài nguyên rừng từ 2005 - 2013 39 4.3 Một số trạng thái rừng tại Công ty LN & DV Hương Sơn 53 4.4 Thực trạng khai thác gỗ tại Công ty LN&DV Hương Sơn 58 ix
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Ngoài giá trị kinh tế, rừng còn có tác dụng cung cấp các loại dược liệu cho y học phục vụ chăm sóc sức khỏe cho con người. Đặc biệt rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt,… Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên có khả năng tái tạo nếu nó nhận được những tác động hợp lý theo hướng có lợi cho con người. Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta (so với diện tích đất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Tính đến năm 2013 nước ta có tổng diện tích rừng là 13.098.208 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.423.844 ha và rừng trồng là 3.438.200 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc là 40.7% Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng tại tỉnh Hà Tĩnh có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích rừng của tỉnh tăng nhanh. Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh có tổng diện tích rừng là 327.331 ha, trong đó rừng tự nhiên là 221.788 ha và rừng trồng là 105.543 ha. Độ che phủ rừng là 49.5% Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Một số địa phương, chủ rừng và lực lượng kiểm lâm trên địa bàn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, sự phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chủ rừng, chính quyền địa phương chưa đồng bộ đã khiến cho rừng bị xâm hại. Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn tiền thân là Lâm trường Hương Sơn đươ ̣c thành lâ ̣p năm 1955 với nhiê ̣m vu ̣ chính là quản lý, bảo vê ̣ đầ u tư phát triể n rừng, khai thác chế biế n lâm sản theo chỉ tiêu đươ ̣c giao và các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh dich ̣ vu ̣ khác. Từ khi thành lâ ̣p đế n nay công ty đã 1
- 2 tiế n hành quản lý, bảo vê ̣ phát triể n nguồ n tài nguyên rừng tương đố i hiêụ quả, bảo vê ̣ đươ ̣c tính đa da ̣ng sinh ho ̣c; mỗi năm cung cấ p cho thi ̣ trường 5000 - 7.000m3 gỗ. Tuy vâ ̣y trước sức ép của gia tăng dân số và phát triể n kinh tế , nế u không có các giải pháp kip̣ thời quản lý, sử du ̣ng rừng hơ ̣p lý, khoa ho ̣c thì nguy cơ rừng bi gia ̣ ̉ m sút về số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng là rấ t lớn. Xuất phát từ những thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”./ 2
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Định nghĩa về quản lý rừng bền vững Phần lớn các học thuyết về rừng đều hướng vào phân tích những quy luật sinh trưởng, phát triển của cá thể và quần thể rừng trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên và những tác động của kỹ thuật của con người. Trên cơ sở đó người ta xây dựng những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao năng suất và tính ổn định của hệ sinh thái rừng. Những kiến thức liên quan đến quản lý rừng bền vững được trình bày trong nhiều môn học khác nhau như lâm học, trồng rừng, quy hoạch rừng, điều chế rừng v.v... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã trở thành một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng, đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới. Theo tổ chức Gỗ Nhiệt đới (ITTO), QLRBV là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và xã hội. [2] Theo Tiến trình Helsinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp đề duy trì tính đa dạng sinh học (ĐDSH), năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác .[2] Hai khái niệm này đã nêu lên được mục tiêu chung của QLRBV là đạt được sự ổn định về diện tích, bền vững về tính ĐDSH, về năng suất kinh tế và đảm bảo được hiệu quả về môi trường sinh thái của rừng. 3
- 4 Như vậy, QLRBV được hiểu là việc quản lý rừng bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra như: ngăn chặn được tình trạng mất rừng, mà trong đó việc khai thác lợi dụng rừng không mâu thuẫn với việc duy trì được diện tích và chất lượng của rừng, đồng thời duy trì và phát huy được chức năng bảo vệ môi trường sinh thái lâu bền đối với con người và thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái. Quản lý rừng bền vững nhằm phát huy đồng thời những giá trị về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của rừng. Mục tiêu cơ bản của quản lý rừng bền vững là đồng thời đạt được bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. - Bền vững về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác quá mức vào vốn rừng; duy trì, phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỷ thuật làm tăng năng suất rừng). - Bền vững về xã hội là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, đảm bảo quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương. - Bền vững về môi trường là đảm bảo kinh doanh duy trì được khả năng phòng hộ môi trường, duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác[3]. Thực chất việc nâng cao giá trị về môi trường sinh thái của rừng sẽ góp phần giảm những chi phí cần thiết để góp phần phục hồi và ổn định môi trường sống. Với ý nghĩa này, quản lý sử dụng rừng bền vững đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách, một giải pháp quan trọng cho sự tồn tại lâu dài của con người và thiên nhiên. 4
- 5 1.2. Khái quát tình hình phát triển và nghiên cứu về quản lý rừng bền vững 1.2.1 Trên thế giới. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của hầu hết mọi người dân vùng núi. Ở đây, cuộc sống hàng ngày họ phụ thuộc vào các nguồn thu hái từ các sản phẩm của rừng như gỗ, củi, các lâm sản khác, các loại thực phẩm như chim, thú rừng và môi trường sinh thái. Những cố gắng trong việc quản lý bảo vệ các khu rừng cấm quốc gia thường gây nên mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân, cộng đồng dân cư đối với lợi ích quốc gia. Như vậy công tác quản lý rừng bền vững phải đề cập đến nhiều khía cạnh quan trọng là xây dựng, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cho các nhu cầu xã hội. Việc đáp ứng các nhu cầu đó phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và ổn đinh lâu dài. Do thay đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai hạn hán, bão lụt tăng nhanh và sự nóng lên của trái đất, sự xâm hại và thủng tầng ôzôn đã làm diện tích rừng giảm về cả số lượng và chất lượng. Trước đây trên thế giới có khoảng 17,6 tỷ ha rừng đến năm 1991, theo thống kê của Tổ chức nông lương thế giới (PAO) diện tích rừng chỉ còn 3.117 triệu ha, mỗi năm trung bình diện tích bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha.Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích bị mất. Ở Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương đã mất đi khoảng 9 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới với tốc độ phá rừng từ những năm trước đó, đến năm 2000 thế giới mất đi khoảng 225 triệu ha, diện tích rừng được khai phá làm đất trồng trọt. Do nạn phá rừng nên đất trồng trọt cũng bị xói mòn nặng, sa mạc hoá ngày càng diễn ra trầm trọng. Hiện nay 875 triệu người phải sống ở vùng sa mạc làm mất đi 26 tỷ đô la giá trị sản phẩm mỗi năm. Hàng năm trên thế giới mất đi khoảng 12 tỷ tấn đất bề mặt, với số lượng này có thể sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lượng thực mỗi năm. Hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới đang 5
- 6 bị cạn dần,tuổi thọ của nhiều công trình thuỷ điện vùng nhiệt đới đang bị rút ngắn. Tuy nhiên trước sự nỗ lực của mỗi quốc gia, công tác quản lý và xây dựng phát triển trên thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực: chuyển từ mục đích sản xuất mang lại lợi ích kinh tế sang sử dụng rừng bền vững, kết hợp cả 3 lợi ích: Kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Thế giới đã thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng theo hướng đình chỉ khai thác gỗ vùng đặc chủng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, quan tâm đến tác dụng bảo vệ môi trường. Trên thế giới, lịch sử quản lý rừng được phát triển từ rất sớm. Đầu thế kỷ XVIII, các nhà lâm học Đức G.L. Hartig[26], Heyer[27] hay Hundeshagen... đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đồng tuổi. Cũng vào thời điểm đó các nhà lâm nghiệp Pháp (Gournad, 1922) và Thụy Sĩ (H. Boiolley) cũng đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng đối với rừng khác tuổi khai thác chọn[25]. Trong thời kỳ này, hệ thống quản lý rừng phần lớn vẫn dựa trên các mô hình kiểm soát quốc gia từ Trung ương. Các khu đất rừng công cộng chiếm từ 25-75% tổng diện tích đất đai của nhiều quốc gia. Hiện nay, nhiều Chính phủ vẫn giữ nguyên pháp lý độc nhất kiểm soát toàn bộ các khu rừng tự nhiên. Các cơ quan Lâm nghiệp được giao bảo vệ những khu đất này thường phải đương đầu với các vấn đề về vốn và nhân sự do ngân sách khu vực công cộng bị giảm xuống trong quá trình cải tổ kinh tế. Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến giữ thế kỷ XX, hệ thống quản lý rừng thường mang tính tập trung cao ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển[4]. Trong thời kỳ này, vai trò sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng không được chú ý. Mặc dù trong các quy định pháp luật thì rừng là tài sản của toàn dân. Song, trên thực tế người dân không hề được hưởng lợi từ rừng và vì vậy người dân cũng không hề quan tâm đến vấn đề 6
- 7 xây dựng và bảo vệ vốn rừng. Họ chỉ biết khai thác rừng để lấy lâm sản và lấy đất canh tác phục vụ cho nhu cầu sống của chính họ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng lên nên tình trạng khai thác qúa mức đối với tài nguyên rừng trong giai đoạn này cũng trở thành nguyên nhân quan trọng của tình trạng suy thái tài nguyên rừng. Bước sang giai đoạn từ giữa thế kỷ XX trở lại đây, khi tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng, môi trường sinh thái và cuộc sống của đồng bào miền núi bị đe doạ thì phương thức quản lý tập trung như trước đây không còn thích hợp nữa. Người ta đã tìm mọi cách cứu vãn tình trạng suy thoái rừng thông qua việc ban bố một số chính sách nhằm động viên và thu hút người dân tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Phương thức quản lý rừng cộng đồng (hay lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp, trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nepan, Thái Lan, Philippin,...). Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn miền núi, thì quản lý rừng theo phương thức phát triển lâm nghiệp xã hội sẽ là một hình thức mang tính bền vững nhất về cả phương diện kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái. Năm 1967 – 1969 FAO đã quan tâm đến phát triển nông lâm kết hợp và đi đến thống nhất: áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp là phương thức tốt nhấtđể sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lí, tổng hợp và nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết lập cân bằng sinh thái. Ở Ấn Độ: Trong những năm 1988-1989 ở một số bang đã thực hiện việc chuyển giao, việc quản lý một phần rừng cộng đồng cho các cộng đồng nông nghiệp. Năm 1988 chính sách nông nghiệp cần được khuyến khích phát triển, tự xác định vị trí của mình trong công việc bảo vệ các khu rừng mà họ có nhiều quyền lợi. 7
- 8 Ở Philippine: Đã áp dung công trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp, Chính phủ giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, quần chúng và cộng đồng trong 25 năm (và giai đoạn trong 25 năm nữa) thiết lập rừng cộng đồng và giao quyền cho nhóm quản lí. Ở Trung Quốc: Kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần: phát triển nhiều ngành kinh tế lâm sản chế biến lâm sản nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng kết hợp coi trong các mặt môi trường sinh thái và xã hội. Từ 1981 Trung Quốc đã tiến hành giao đất giao rừng cho hộ gia đình, bên cạnh đó ban hành nhiều luật chính sách kinh tế để tạo điều kiện tới việc lưu truyền và trao đổi quyền sử dụng tài nguyên rừng. Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chuyển dao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lí rừng từ cấp trung ương đến cơ sở. Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, thực hiện tư nhân hoá đất đai cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho quản lí rừng, năng động và đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cao. 1.2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngoài các nguyên nhân làm mất rừng do sự gia tăng dân số, thiếu thốn về lương thực, phá rừng lấy đất canh tác, khai thác lâm sản quá mức... như hầu hết các nước đang phát triển, thì 2 cuộc chiến tranh kéo dài cũng là nguyên nhân quan trọng đã làm cho sự giảm sút tài nguyên rừng. Nếu như tỷ lệ che phủ của rừng ở nước ta vào năm 1943 còn 43,3% thì đến năm 1976 chỉ còn 33,8%. Tỷ lệ che phủ thấp nhất là vào năm 1995 với 28,2% nhưng đến năm 2000 đã nâng lên 33,2%. Trong khoảng 50 năm qua đã có tới 5 triệu ha rừng tự nhiên bị mất. Hiện nay tổng diện tích đất có rừng của cả nước là 10,9156 triệu ha, tương đương độ che phủ 33,2%, trong đó có 9,4442 triệu ha rừng tự nhiên và 1,4714 triệu ha rừng trồng [13]. 8
- 9 - Công tác tổ chức quản lý sử dụng tài nguyên rừng ở Việt Nam có thể được chia thành 3 thời kỳ theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. a. Thời kỳ trước năm 1945 Công tác tổ chức quản lý lâm nghiệp được tổ chức theo hạt, hạt không phụ thuộc nhiều vào ranh giới hành chính tỉnh, huyện mà là đơn vị quản lý nhà nước trong một lãnh thổ có rừng, vừa có chức năng thừa hành pháp luật, có quyền bắt, tịch thu, phạt và truy tố người vi phạm luật pháp về lâm nghiệp. Qui mô của hạt phụ thuộc vào cường độ kinh doanh Lâm nghiệp. Dưới hạt có các đồn hoặc trạm quản lý bảo vệ rừng, trông coi một địa phân nhỏ hơn và thường được gọi là đồn kiểm lâm. Trong thời kỳ này toàn bộ rừng nước ta là rừng tự nhiên đã được chia theo các chức năng để quản lý sử dụng. + Rừng chưa quản lý: Là những diện tích rừng ở những vùng núi hiểm trở, dân cư thưa thớt. Nhà nước thực dân chưa có khả năng quản lý, người dân được tự do sử dụng lâm sản, đốt nương làm rẫy. Việc khai thác lâm sản đang ở mức tự cung tự cấp, lâm sản chưa trở thành hàng hóa. + Rừng mở để kinh doanh: Là những diện tích rừng ở vùng có dân cư và đường giao thông thuận lợi cho vận chuyển lâm sản. Những diện tích rừng này được chia thành các đơn vị như khu, từ khu được chia thành các lô khai thác gọi là cúp và theo chu kỳ sản lượng do hạt trưởng lâm nghiệp quản lý, đấu thầu khai thác. + Rừng cấm: Là những diện tích rừng sau khai thác, cần được bảo vệ để tái sinh trong cả chu kỳ theo vòng quay điều chế, cũng có thể là khu rừng có tác dụng đặc biệt cần được bảo vệ[5]. Trong thời kỳ này tài nguyên rừng còn phong phú, nhu cầu của con người còn thấp, rừng bị khai thác lợi dụng tự do, không có sự can thiệp của cộng đồng. 9
- 10 Vấn đề quản lý rừng bền vững chưa được đặt ra, nhưng mức độ tác động của con người vào tài nguyên rừng còn ít nên tài nguyên rừng còn phong phú và đa dạng. Theo số liệu thống kê tài nguyên rừng khu vực Đông dương, diện tích rừng nước ta vào năm 1943 còn khoảng 14.3% triệu ha rừng, tương đương với độ che phủ khoảng 43,3% . b. Thời kỳ từ năm 1946 - 1990 - Về tổ chức quản lý: Cấp quản lý Nhà nước trung ương có tổng cục lâm nghiệp sau này là Bộ Lâm nghiệp là cơ quan chuyên ngành của Chính phủ. Đến năm 1973 có thêm Cục Kiểm lâm là cơ quan thực thi luật pháp bảo vệ rừng. Ở cấp tỉnh có các Ty Lâm nghiệp sau này là Sở Lâm nghiệp là cơ quản lý lâm nghiệp của tỉnh kiêm cả việc quản lý các doanh nghiệp lâm nghiệp. Ở cấp huyện có các Hạt Lâm nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, đồng thời là cơ quan ngành dọc của các Sở Lâm nghiệp. - Về tổ chức sử dụng rừng: Rừng được chia thành 3 chức năng để quản lý sử dụng đó là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; ở mỗi tỉnh rừng và đất rừng được chia thành các tiểu khu có diện tích trung bình là 1.000 ha và đánh số từ 1 đến số cuối cùng trong phạm vi của tỉnh. Các tiểu khu được thể hiện trên bản đồ địa hình theo ranh giới tự nhiên như dông núi, sông suối các địa hình địa vật dễ nhận biết. Tổ chức sản xuất 3 loại rừng được hình thành và phát triển từ năm 1986, nhất là khi có luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp quy dưới luật [6]. Trong thời kỳ này hoạt động của ngành lâm nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn khác biệt nhau. Ngay sau hoà bình lập lại toàn bộ diện tích rừng và đất rừng ở miền Bắc được qui hoạch vào các lâm trường quốc doanh. Nhiệm vụ chủ yếu là khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế và của nhân dân. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tuy có đặt ra nhưng chưa được các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quan tâm 10
- 11 đúng mức. Cùng với mức độ tăng nhanh về dân số, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên lấy đất sử dụng canh tác nông nghiệp, lấy các sản phẩm gỗ, củi và các lâm sản khác ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Những hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng như trên, đã làm cho tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá một cách nặng nề. Diện tích rừng đã bị thu hẹp lại từ 14,3 triệu ha xuống còn khoảng 10 triệu ha năm 1985. + Giai đoạn từ 1945-1960 công tác bảo vệ rừng chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ, hướng dẫn nông dân miền núi sản xuất trên nương rẫy, ổn định công tác định canh định cư, khôi phục kinh tế sau chiến tranh. + Giai đoạn 1961-1975 quản lý bảo vệ rừng được đẩy mạnh, khoanh nuôi tái sinh rừng gắn chặt với công tác định canh định cư. Công tác khai thác rừng đã chú ý đến thực hiện theo quy trình quy phạm, đảm bảo xúc tiến tái sinh tự nhiên. Nhìn chung công tác quản lý bảo vệ rừng được thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. + Sau ngày thống nhất đất nước (1975) công tác quản lý bảo vệ rừng được tổ chức thông qua lực lượng kiểm lâm trên toàn Quốc và được kiện toàn đến các lâm trường quốc doanh, các Liên hiệp Lâm - Nông - Công nghiệp, đồng thời quản lý đến từng tiểu khu rừng. Giai đoạn này Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ tài nguyên rừng thông qua các Lâm trường quốc doanh, người dân và cộng đồng đã bi tách rời khỏi các hoạt động quản lý sử dụng tài nguyên rừng của Nhà nước. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy thoái tài nguyên rừng nhanh chóng. c. Thời kỳ từ năm 1991 đến nay - Nét đặc trưng cơ bản trong thời kỳ này là sự chuyển đổi cơ chế từ nền Lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã hội, gắn với định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 790 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 193 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn