Kỹ thuật gây trồng rừng
-
Bài viết trình bày đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 4 - 9 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,6 đến 1,2% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,3 m 2 /ha và M = 0,1 - 2,4 m 3 /ha.
9p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Ươi (Scaphium macropodum) là cây bản địa đa tác dụng và có giá trị kinh tế nhưng chu kỳ ra quả dài (4 - 5 năm), hạt mất sức nảy mầm nhanh nên việc chủ động nguồn giống phục vụ trồng rừng gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Ươi bằng phương pháp ghép từ những gốc ghép và hom ghép được lấy từ các cây trội đã được tuyển chọn sẽ giúp chủ động nguồn giống và tạo ra được nguồn giống tốt, có xuất xứ rõ ràng.
7p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Cây Sưa là một trong những loài cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao nên những năm gần đây được gây trồng khá phổ biến. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng nguồn hạt giống, kỹ thuật gieo ươm, gây trồng cây Sưa trong vườn hộ và rừng trồng ở 16 tỉnh phía Bắc và kỹ thuật tạo lõi.
14p viamancio 04-06-2024 6 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm lâm học của loài Ươi (Scaphium macropodum) ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Ươi (Scaphium macropodum) tại Thừa Thiên Huế cho thấy, Ươi có phân bố tự nhiên trong cả 3 trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo.
7p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Cây Sơn tra đã được gây trồng tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu từ năm 2015 với định hướng phát triển vùng nguyên liệu nhưng chưa có báo cáo đánh giá hiện trạng. Bài viết này đánh giá hiện trạng gây trồng Sơn tra tại Than Uyên. Kết quả cho thấy tổng diện tích Sơn tra tại Than Uyên đạt 397,5 ha.
9p viamancio 04-06-2024 8 1 Download
-
Cây Lát hoa được trồng phổ biến nhưng chúng thường bị Sâu đục ngọn (Hypsipyla robusta) tấn công khi trồng rừng thuần loài, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và chất lượng hình thân. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến mức độ gây hại của Sâu đục ngọn đối với cây Lát hoa tại tỉnh Hòa Bình và Nghệ An cho thấy rừng trồng Lát hoa ở giai đoạn 2 năm tuổi trong điều kiện che sáng 10 đến 30% sinh trưởng tốt cả về đường kính và chiều cao.
8p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Bần không cánh (Sonneratia apetala) là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar. Cây có đặc điểm phát triển nhanh, sinh khối lớn, có khả năng chịu được thời tiết lạnh và được xem như loài cây ưu tiên trong phục hồi rừng ngập mặn ven biển. Bài viết trình bày thực trạng gây trồng và đặc điểm sinh trưởng, tái sinh của cây Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch.Ham) tại khu vực cửa sông Hồng.
11p viamancio 04-06-2024 10 1 Download
-
Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và ảnh hưởng của thành phần ruột bầu, chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển của rau ngót rừng (Melientha suavis Pierre) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
9p viamancio 04-06-2024 4 1 Download
-
Bài viết tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật làm giàu rừng và trồng thâm canh Chò xanh làm cơ sở đề xuất các giải pháp mở rộng gây trồng tại vùng Tây Bắc là rất quan trọng và cần thiết.
8p viamancio 03-06-2024 5 1 Download
-
Sự gây hại của sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) luôn là trở ngại lớn đối với việc trồng rừng Lát hoa. Vì vậy, việc chọn giống Lát hoa chống chịu sâu đục nõn đang rất được quan tâm. Nghiên cứu nhằm so sánh một số đặc điểm hình thái, vật hậu và khả năng phục hồi sau khi bị sâu đục nõn của năm gia đình Lát hoa (LH26, LH32, LH87, LH108 và LH109) đã được xác định có khả năng chống chịu sâu đục nõn và 5 gia đình (LH48, LH49, LH56, LH59 và LH71) đã được xác định là mẫn cảm.
10p viamancio 03-06-2024 5 1 Download
-
Việc nghiên cứu nhân giống loài cây này có ý nghĩa to lớn trong công tác trồng rừng, nhằm tìm ra phương pháp thích hợp để nhân giống cây Ba la mít (Artocarpus chama) đạt kết quả tốt phục vụ cung cấp nguồn giống đảm bảo cho việc gây trồng, phát triển trồng rừng kinh doanh gỗ lớn ở Việt Nam.
8p vioraclene 01-04-2024 4 1 Download
-
Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu đạt được về vấn đề nêu trên, đó cũng là một trong những kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng Đinh đũa phục vụ trồng rừng gỗ lớn” đã được nghiệm thu đạt kết quả khá tốt.
10p vilarry 01-04-2024 5 2 Download
-
Bài viết trình bày thực trạng trồng rừng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) ở một số tỉnh phía Bắc. Kết quả tổng kết, đánh giá mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy: Vù hương đã được gây trồng tại một số địa phương theo các phương thức trồng khác nhau (trồng thuần loài, trồng hỗn loài, trồng làm giàu rừng và trồng phân tán).
10p visergey 14-03-2024 9 3 Download
-
Bài viết nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố sẽ cung cấp các thông tin cần thiết góp phần vào công tác gây trồng bảo tồn nguồn gen và phát triển loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp một cách bền vững tại tỉnh Sơn La.
10p visergey 14-03-2024 6 2 Download
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp "Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc" trình bày các nội dung chính sau: Xác định được một số đặc điểm sinh học (phân bố, sinh thái; vật hậu; đa dạng di truyền) và giá trị nguồn gen (thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tinh dầu) của loài Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc; Đề xuất được biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương nhằm kết hợp bảo tồn và phát triển nguồn gen loài Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc.
217p vilazada 02-02-2024 9 3 Download
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp "Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định được một số cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen loài Vù hương ở một số tỉnh phía Bắc; Đề xuất được biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương nhằm kết hợp bảo tồn và phát triển nguồn gen loài Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc.
29p vigojek 02-02-2024 7 2 Download
-
Tài liệu giảng dạy này được chia thành 08 bài học như sau: Khái niệm cơ bản về an toàn lao động - Bảo hộ lao động; Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; Ảnh hưởng của vi khí hậu, bức xạ, ion hóa, bụi; Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động; Ảnh hưởng của điện từ trường, hóa chất độc, ánh sáng, màu sắc, gió; Kỹ thuật an toàn trong sửa chữa ô tô; Kỹ thuật an toàn điện, thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy nổ; Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động.
132p boghoado03 04-01-2024 24 12 Download
-
Tài liệu "Kỹ thuật gây trồng một số cây đặc sản rừng" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề chung về trồng cây đặc sản rừng thân gỗ; Phân loại đối tượng gây trồng theo sản phẩm và công dụng; Các lợi ích của trồng cây đặc sản rừng thân gỗ; Những điều lưu ý khi trồng cây đặc sản rừng thân gỗ;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
32p vihulk 20-07-2023 6 3 Download
-
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Kỹ thuật gây trồng một số cây đặc sản rừng" tiếp tục trình bày kỹ thuật gây trồng một số loại cây rừng đặc sản như: Bòn bon, chùm ngây, dâu da đất, dầu rái, hồi, re hương, trám đen, trám hồng, trầm hương,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
147p vihulk 20-07-2023 4 3 Download
-
Giáo án Mô đun Trồng cây lê - Bài 9 Kỹ thuật bao quả được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn đọc có thể biết được kĩ thuật bao quả khi trồng cây ăn quả giúp quả cũng không bị côn trùng, sâu (sâu đục cuống, bọ xít, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm nâu...) cắn, chính và làm vỏ quả cây màu sắc đậm, nhạt đẹp theo ý muốn; Hiệu được tác dụng bao quả cũng làm giảm quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng.
4p vietdn123 18-05-2023 7 3 Download