Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá vai trò bảo tồn của một số loại rừng trồng và tìm hiểu khu hệ chim tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Hòa Bình
lượt xem 3
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là góp phần đánh giá tính đa dạng của khu hệ chim tại Khu BTTN Thượng Tiến và vai trò bảo tồn đa dạng sinh học của một số sinh cảnh rừng trồng ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá vai trò bảo tồn của một số loại rừng trồng và tìm hiểu khu hệ chim tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------- PHẠM THANH HÀ §¸nh gi¸ vai trß b¶o tån cña mét sè lo¹i rõng trång vµ t×m hiÓu khu hÖ chim t¹i Khu B¶o tån thiªn nhiªn Th-îng TiÕn, Hßa B×nh LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------- PHẠM THANH HÀ §¸nh gi¸ vai trß b¶o tån cña mét sè lo¹i rõng trång vµ t×m hiÓu khu hÖ chim t¹i Khu B¶o tån thiªn nhiªn Th-îng TiÕn, Hßa B×nh Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội - 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhất trên thế giới. Trong lớp chim, 828 loài đã được ghi nhận ở Việt Nam (Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995)[17]. Đặc biệt, Việt Nam còn là nơi cư ngụ của nhiều loài chim đặc hữu như: Gà lôi lam Đuôi trắ ng (Lophura hatinhensis), Gà so cổ hung (Arborophila davidi),v.v. Chỉ trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ 20, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra 3 loài chim mới gồm Khướu Ngọc Linh (Garrulax ngoclinhensis), Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum) và loài Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax kongkakingensi). Việc phát hiện ra nhiều loài mới thuộc lớp thú, bò sát, chim, côn trùng càng khẳng định tính đa dạng cao của nguồn tài nguyên động vật ở Việt Nam nói chung và lớp chim nói riêng (Tordoff, 2002). Trong thời gian gần đây diện tích rừng trồ ng đã và đang tăng lên rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Ta ̣i mô ̣t số nơi rừng tự nhiên đang dầ n đươ ̣c thay thế bởi rừng trồ ng bởi chủ trương chuyể n đổ i rừng rừng tự nhiên nghèo kiê ̣t thành rừng trồ ng của Chiń h phủ. Hằng năm diê ̣n tích rừng trồ ng đã tăng lên đáng kể , theo thố ng kê của Cu ̣c Kiể m lâm thì từ năm 2000 đế n cuố i năm 2008 diêṇ tích rừng trồ ng trong cả nước đã tăng từ 1.471.394 ha lên 2.770.182 ha (FPD, 2010). Ngay trong các khu bảo tồn và rừng phòng hộ, diện tích rừng trồng cũng tăng lên đáng kể. Các nghiên cứu đã cho thấy vai trò của rừng trồ ng đối với nền kinh tế là rấ t lớn và vai trò bảo vệ môi trường là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vai trò bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c của rừng trồ ng vẫn chưa được nghiên cứu. Chim là lớp động vật nhạy cảm với sự biến động của sinh cảnh. Tính đa dạng về thành phần loài của lớp chim có quan hệ với chất lượng sinh cảnh (MacArthur & MacArthur 1961; Wiens 1992)[29]. Do vậy, tính đa dạng về thành phần loài
- 2 chim được coi là một chỉ số đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của các sinh cảnh. Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Thượng Tiến được thành lập 1995 trên địa phận 2 huyện Lạc Sơn và Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 7.308ha. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về Khu hệ chim của Khu BTTN Thượng Tiến. Theo luận chứng Kinh tế Kỹ thuật (1995)[25], 77 loài chim đã được ghi nhận ở KBTTN. Tuy nhiên, những con số trên đây mới chỉ là kết quả điều tra sơ bộ, với mục đích chính là phục vụ cho xây dựng luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật. Do vậy, yêu cầu nghiên cứu về khu hệ động vật nói chung và khu hệ chim nói riêng của Khu BTTN Thượng Tiến là rất lớn. Chính vì vậy, để bổ sung các dữ liệu về Đa dạng sinh học cho Khu BTTN Thượng Tiến và tìm hiểu vai trò bảo tồ n chim của một số hê ̣ sinh thái rừng trồng để từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồ n phù hơ ̣p, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá vai trò bảo tồn của một số loại rừng trồng và tìm hiểu khu hệ chim tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀ I LIỆU 1. 1. Lịch sử nghiên cứu chim ở Viêṭ Nam Việc nghiên cứu tài nguyên Động vật hoang dã, đặc biệt là chim trong khu vực Đông Dương đã được bắt đầu từ cách đây vài thế kỷ. Trong “Vân đài loại ngữ” của Lê Qúy Đôn ở thế kỷ 18 đã ghi nhận loài Công (Pavo munticus) ở Sơn Tây. Đại Nam nhất thống chí ghi nhận công là loài chim đẹp, quý, có ở Phú Lương và Võ Nhai (thuộc Thái nguyên ngày nay) và ở hầu hết các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, đây chưa phải là các công trình nghiên cứu khoa học về chim. Tài liệu chim đầu tiên là bản mô tả loài Gà rừng (Gallus gallus) của Linnaeus với tiêu bản bắt được ở đảo Côn Lôn. Sau đó 30 năm, năm 1788 Gơmơlanh mô tả loài chim thứ hai bắt được ở Đông Dương, đó là loài Chim xanh Nam bộ (Chloropsis cochinensis). Mặc dù vậy, cho đến nay những hiểu biết về tài nguyên động vật của Đông Dương nói chung và chim nói riêng vẫn còn hạn chế. Sau khi xâm chiếm miền Nam Đông Dương, người Pháp bắt đầu chú ý đến nghiên cứu thiên nhiên vùng này. Mặc dù vào thời gian đầu họ không tổ chức một cuộc sưu tầm nào lớn, nhưng từ năm 1862 đến năm 1874 nhiều đợt nghiên cứu chim khá quy mô do các nhà tự nhiên học nghiệp dư đã sưu tầm được một số lượng mẫu vật khá lớn và chuyển về Pháp để phân tích (Võ Quý, 1975)[20]. Vào năm 1903, M. E. Oustalet cho xuất bản công trình “Chim Campuchia, Lào, Nam Bộ và Bắc Bộ Việt Nam” và năm 1907, Uxtalê và Gecmanh cho xuất bản tập “Danh sách Chim Nam Bộ”. Cũng vào quãng thời gian đó Butan tổ chức sưu tầm chim ở miền Bắc Việt Nam, kết quả được công bố trong tập “Mười năm nghiên cứu động vật”. Ông đã ghi nhận được 90 loài và một số dẫn liệu về sinh học của một số loài (Võ Quý, 1975)[20].
- 4 Năm 1918 một cuộc sưu tầm chim khác ở Đông Dương đã được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Boden Klox, với kết quả thu được là 1.525 tiêu bản. Kết quả này được Robinson và Klox công bố trong tập “Chim Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam”. Công trình này ghi nhận 235 loài và phân loài, trong đó có 34 dạng mới cho khoa học. Cũng trong khoảng thời gian đó nhà Điểu học người Nhật Kurôđa đã phân tích bộ sưu tập chim của S. Txikia và đã ghi nhận được 130 loài và phân loài (Võ Quý, 1975)[20]. Từ năm 1923 đến năm 1938, J. Dơlacua, P. Jabuiơ, J. Grinuây và đồng nghiệp đã tiến hành tất cả 7 cuộc sưu tầm lớn ở nhiều vùng khác nhau trên lãnh thổ Đông Dương, với 23.000 tiêu bản đã được thu thập đưa về Pháp giám định. Các tiêu bản này sau đó được phân chia cho các Viện Bảo tàng lớn ở Pháp, Anh và Mỹ (Võ Quý, 1981)[21]. Từ năm 1941-1950, các mẫu tiêu bản chim thu thập ở Lào và một số địa phương ở miền Bắc Việt Nam được gửi về phòng nghiên cứu động vật trường Đại học Tổng Hợp Đông Dương giám định. Các mẫu vật này đã được Buaret phân tích và công bố. Trong thời gian này, đáng chú ý có công trình nghiên cứu về chim ở Lào của Boliơ. Ông đã thu thập được 6.000 tiêu bản của 505 loài và phân loài. Ngoài ra, nhiều tác giả khác đã công bố một số công trình nghiên cứu về chim thu thập được ở vùng Đông Nam Á, trong đó có 20 dạng mới sưu tầm được trên lãnh thổ Đông Dương. Dựa vào các công trình mới này, vào năm 1951, Dơlacua lại lần thứ 3 cập nhật danh lục chim Đông Dương (Delacour, 1951). Danh lục mới này bao gồm 1.085 loài và phân loài (Võ Quý, 1981)[21]. Sau khi miền Bắc được giải phóng, một số nhà khoa học Việt Nam bắt đầu nghiên cứu về khu hệ chim ở Việt Nam. Đáng chú ý có các công trình nghiên cứu của các tác giả Võ Quý, Trần Gia Huấn (1960, 1961); Võ Quý (1962, 1966); Võ Quý, Đỗ Ngọc Quang (1965), Võ Quý và Anorava N. C. (1967).
- 5 Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác về chim miền Bắc Việt Nam. Hầu hết các công trình này cũng chỉ mới đề cập đến khu hệ chim của một vài vùng nhỏ của Việt Nam. Trong những năm cuối của thế kỷ XX, chương trình hợp tác giữa Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng và tổ chức bảo vệ chim Quốc tế (BirdLife International) đã tiến hành điều tra một số khu rừng đặc dụng và phát hiện thêm 2 loài chim mới cho khoa học, đó là Khướu Ngọc Linh (Garrulax ngoclinhensis) và Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis). Tóm lại việc nghiên cứu chim ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng đã có lịch sử vài thế kỷ, nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu là của người nước ngoài. Các nhà khoa học trong nước tham gia nghiên cứu đang còn ở mức độ rất khiêm tốn. Tính cho đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã tìm thấy 828 loài, nếu tính cả phân loài thì khu hệ chim Việt Nam có khoảng gần 1500 loài và phân loài chim thuộc 81 họ, 19 bộ, chiếm khoảng 9% tổng số loài chim trên toàn thế giới (Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995)[17], trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu đối với Việt Nam và khu vực Đông Dương. Tuy nhiên các nghiên cứu trước thập niên 90 của thế kỷ XX mang ý nghĩa lập danh lục và phân loại là chính, mục đích bảo tồn chưa được quan tâm nhiều trong thời kỳ này. 1.2. Nghiên cứu Khu hệ chim tại Khu BTTN Thươ ̣ng Tiế n Khu BTTN Thượng Tiến được thành lập theo Quyết định số 676-QĐ/UB ngày 30/09/1995 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình. Theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật năm 1995 và các báo cáo chuyên đề hệ động, thực vật Khu BTTN Thượng Tiến năm 1995 của Đoàn điều tra qui hoạch rừng tỉnh Hòa Bình thì hệ thực vật có 311 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 255 loài và 88 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch; hệ động vật có 280 loài và loài phụ, thuộc 86 họ và 25 bộ.
- 6 Cho đến hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về khu hệ chim của Khu BTTN Thượng Tiến. Theo luận chứng Kinh tế Kỹ thuật (1995)[25], có 77 loài chim, thuộc 36 họ, 12 bộ đã được ghi nhận trong Khu BTTN. Tuy nhiên, theo đánh giá những con số trên đây mới chỉ là kết quả điều tra sơ bộ, với mục đích chính là phục vụ cho xây dựng luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật. Trong danh lục này phần lớn là các loài chim sinh sống ở các sinh cảnh ven rừng, trảng cỏ, cây bụi, đồng ruộng và làng bản. Chưa có nhiều loài sinh sống trong sinh cảnh rừng tự nhiên được ghi nhận. 1.3. Nghiên cứu khu hệ chim rừng trồ ng Keo và Bạch đàn là hai giống cây Lâm nghiệp được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Cho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai loài cây này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về loài Keo và Bạch đàn từ trước đến nay chủ yếu nhằm đưa ra các giải nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường của hai giống cây trồng này. Ngoài hiệu quả kinh tế, môi trường loài Keo và Bạch đàn khi được trồng thành rừng còn có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có lớp chim, vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Trên thế giới, tại các nước phát triển, giá trị bảo tồn của các hệ sinh thái rừng trồng được nghiên cứu khá đầy đủ. Ở Việt Nam, đối với khu hệ chim, ngoài công trình nghiên cứu của Vũ Tiến Thịnh (2009) về giá trị bảo tồn chim của rừng trồng Thông, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá về giá trị bảo tồn chim của các hệ sinh thái rừng trồng khác. Mặc dù rừng trồng đã xuất hiện trong các Khu BTTN, vùng đệm của các khu BTTN và rừng phòng hộ, tuy nhiên các nghiên cứu về đa dạng sinh học cho đến hiện nay mới chỉ tập trung vào rừng từ nhiên. Việc nghiên cứu khoa học về giá trị môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học còn chưa được chú ý. Do vậy, rất cần có những nghiên cứu giá trị bảo tồn của rừng trồng ở Việt Nam.
- 7 Chương 2 MỤC ĐÍ CH, MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mu ̣c đích Góp phầ n đánh giá tính đa da ̣ng của khu hê ̣ chim tại Khu BTTN Thượng Tiến và vai trò bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c của một số sinh cảnh rừng trồng ở Viê ̣t Nam. 2.2. Mu ̣c tiêu - Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài chim tại Khu BTTN Thượng Tiến. - Đánh giá vai trò bảo tồ n chim ở rừng trồ ng Keo và Ba ̣ch đàn. 2.3. Pha ̣m vi Nghiên cứu khu hê ̣ chim ở các sinh cảnh: - Rừng trồ ng Ba ̣ch đàn. - Rừng trồ ng Keo. - Rừng tự nhiên ở Khu BTTN Thượng Tiến. 2.4. Thời gian nghiên cứu - Đợt 1, từ ngày 16 đến 26/4/2009: Khảo sát khu vực nghiên cứu và xác định tuyến điều tra. - Đợt 2, từ 25/7 – 25/9/2009: Điều tra chim tại rừng tự nhiên Khu BTTN Thượng Tiến, rừng Keo thuộc Công ty lâm nghiệp Lương Sơn, Hòa Bình và rừng Bạch đàn thuộc Công ty lâm nghiệp Sông Lô, Vĩnh Phúc. - Đợt 3, từ 02/12/2009 – 02/2/2010: Điều tra chim tại rừng tự nhiên Khu BTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình. 2.5. Nô ̣i dung - Nghiên cứu tin ́ h đa da ̣ng và đă ̣c điể m Khu hê ̣ chim ở khu rừng Ba ̣ch đàn.
- 8 - Nghiên cứu tính đa da ̣ng và đă ̣c điể m Khu hê ̣ chim ở khu rừng Keo. - Nghiên cứu tin ́ h đa da ̣ng và đă ̣c điể m Khu hê ̣ chim ở khu bảo tồ n thiên nhiên Thươ ̣ng Tiế n. - So sánh tiń h đa da ̣ng về thành phầ n loài chim ở rừng Keo và Ba ̣ch đàn với rừng tự nhiên. 2.6. Phương pháp nghiên cứu 2.6.1. Tham khảo tài liệu và công tác chuẩn bị - Thu thập các tài liệu có liên quan: Các nghiên cứu về hệ thống phân loại chim, đặc điểm sinh thái loài, các nghiên cứu điển hình về khu hệ chim một số Khu bảo tồn và rừng trồng ở Việt Nam. - Tham khảo có chọn lọc, bình luận các kết quả nghiên và đưa ra các định hướng nghiên cứu của đề tài. - Tham khảo ý kiế n của người làm công tác bảo tồ n, xin ý kiế n của Ha ̣t Kiể m lâm sở ta ̣i, Ủy ban nhân dân các xa.̃ - Dụng cụ phục vụ nghiên cứu: Bản đồ của khu vực nghiên cứu (Bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:25.000), GPS, ống nhòm, điạ bàn, Máy đo chiề u cao, Thước dây, các bảng biểu, khóa định loại. 2.6.2. Điều tra thực địa Tại mỗi sinh cảnh lập 4 tuyến điều tra. Mỗi tuyến có độ dài 2 km. Tại rừng tự nhiên, mỗi tuyến được điều tra 6 lần vào mùa hè (tháng 7 - 9) năm 2009 và 6 lần vào mùa đông (tháng 11 năm 2009- tháng 2 năm2010). Tại rừng Keo và Bạch đàn, mỗi tuyến được điều tra 6 lần vào mùa Hè. Các tuyến được điều tra vào buổi sáng, từ lúc mặt trời mọc đến 11h00 vì đây là thời gian các loài chim hoạt động và kiếm ăn nhiều. Người điều tra đi dọc theo tuyến và ghi nhận chim qua tiếng kêu và đặc điểm hình thái bằng ống nhòm. Tốc độ di chuyển vào khoảng 0.5km/h. Tài liệu dùng để định loại chim được sử dụng là “Birds of Southeast Asia” (Craig Robson, 2005)[30] và “Chim Việt Nam”
- 9 (Nguyễn Cử et al. 2000). Số cá thể của từng loài và khoảng cách từ tuyến điều tra tới đối tượng quan sát cũng được ghi nhận. Phương pháp điều tra thực vật ở rừng Keo và Bạch đàn: Trong mỗi sinh cảnh lâ ̣p 45 ô tiêu chuẩ n 400m2 theo các tuyế n. Đố i với tầ ng cây cao đế m số cây, đo đường kính chiề u cao vút ngo ̣n, dưới cành, xác đinh ̣ đô ̣ tàn che. Trong mỗi ô tiêu chuẩ n lâ ̣p 5 ô da ̣ng bản 1m2, xác đinh ̣ thành phầ n loài cây bụi, thảm tươi, đô ̣ che phủ, chiề u cao trung bình và đồ ng thời xác đinh ̣ đô ̣ che phủ của cây bu ̣i thảm tươi, che phủ của thảm mu ̣c. 2.6.3. Phân tích, xử lý số liệu Danh lục các loài chim được lập dựa vào hệ thống phân loại của Clement (2005). Danh lục chim ở Khu BTTN Thượng Tiến được lập dựa vào kết quả điều tra trong cả mùa Đông và mùa Hè. Phần so sánh tính đa dạng về thành phần loài chim giữa 3 sinh cảnh chỉ sử dụng kết quả điều tra trong mùa Hè. Các sinh cảnh khác nhau có tầm nhìn khác nhau, mức độ đa dạng về thành phần loài và mức độ phong phú của từng loài cũng khác nhau. Do khả năng phát hiện của từng loài chim phụ thuộc vào tầm nhìn trong sinh cảnh, độ phong phú của từng loài trong mỗi sinh cảnh, nên xác suất phát hiện chim ở các sinh cảnh cũng có thể khác nhau. Do xác xuất phát hiện loài ở các sinh cảnh có thể khác nhau nên tỉ lệ số loài phát hiện được trong tổng số loài thực tế có thể không giống nhau ở mỗi sinh cảnh. Nếu tỉ lệ này khác nhau ở mỗi sinh cảnh thì việc sử dụng số lượng các loài “phát hiện được trong quá trình điều tra” để thể hiện số loài “thực tế tồn tại” trong mỗi sinh cảnh và so sánh tính đa dạng giữa 3 sinh cảnh sẽ không phản ánh được sự sai khác thực tế. Sự sai khác về số lượng loài có thể chỉ do xác suất phát hiện hay tỉ lệ số loài được phát hiện trên số loài thực sự có mặt khác nhau chứ không phải do chất lượng sinh cảnh. Để khắc phục vấn đề này, tôi tiến hành lập đường cong thể hiện mối quan hệ giữa số loài phát hiện được và số ngày điều tra để xác định số ngày điều tra hợp lý.
- 10 Ngoài ra, công thức Lincon – Petersen (Đỗ Quang Huy et al. 2009)[13] trong phương pháp bắt thả cũng được sử dụng để ước lượng số loài thực tế có mặt ở mỗi sinh cảnh. M .n N m Trong đó : - N là số lượng loài có trong khu vực điều tra. - M là số lượng loài phát hiện trong lần điều tra thứ nhất. - n là số lượng loài phát hiện trong lần điều tra thứ hai. - m là số loài phát hiện được trong cả hai lần điều tra. Trong đề tài này, công thức Lincon – Petersen được sử dụng để ước lượng số loài thay vì kích thước quần thể của một loài. Các loài chim khác nhau có đặc điểm nhận biết khác nhau nên có thể sử dụng phương pháp bắt thả để tính tổng số loài ở mỗi sinh cảnh mà không cần đánh dấu các loài. Trong đợt điều tra mùa Hè, số liệu từ 3 lần điều tra đầu được gộp lại và coi là lần điều thứ nhất (Hay lần bắt thứ nhất theo cách sử dụng truyền thống của công thức Lincon – Petersen). Số lượng loài chim phát hiện trong đợt điều tra này được ký hiệu là M. Số liệu từ 3 lần điều tra cuối được gộp lại và coi là lần điều tra thứ 2 (Hay lần bắt thứ 2 theo cách sử dụng truyền thống của công thức Lincon – Petersen). Số lượng loài chim phát hiện trong đợt điều tra này được ký hiệu là n. Số liệu phát hiện 2 lần được gộp lại để xác định số loài phát hiện được ở cả hai lần điều tra. Số lượng loài chim này được ký hiệu là m. Để xác định những loài ưu tiên cho bảo tồn, chúng tôi dựa vào tài liệu khoa học về tình trạng bảo tồn các loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng như Sách Đỏ Việt Nam (2007)[3], Danh lục Đỏ của IUCN (2007)[4], Nghị định 32/2006/NĐ-CP[8] và công ước CITES[5].
- 11 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Khu bảo tồ n thiên nhiên Thươ ̣ng Tiế n 3.1.1. Vị trí địa lý - Khu BTTN Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình có tổng diện tích tự nhiên là 7.308 ha, nằm trên địa giới hành chính của 3 xã: Thượng Tiến và Kim Tiến - huyện Kim Bôi và xã Quý Hoà - huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, với tọa độ địa lý: + Từ 105020’ đến 105030’ kinh độ Đông. + Từ 20030’ đến 20040’ vĩ độ Bắc. + Phía Bắc giáp xã: Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng - huyện Kim Bôi. + Phía Nam giáp xã: Miền Đồi, Tuân Đạo, Mỹ Thành - huyện Lạc Sơn. + Phía Đông giáp xã: Kim Bình, Kim Bôi, Kim Truy, Cuối Hạ - huyện Kim Bôi. + Phía Tây giáp xã: Xuân Phong, Yên Thượng, Yên Lập - huyện Cao Phong. 3.1.2. Địa hình KBTTN Thượng Tiến có địa hình núi cao, gồm một dải núi chính (dải Cốt Ca) và các dải núi phụ của dải Cốt Ca. Đỉnh cao nhất là đỉnh Cốt Ca (1.073m). Độ dốc bình quân 250 - 300, chiều dài sườn dốc từ 1.000 đến 2.000m. Khu bảo tồn là lưu vực của suối Thượng Tiến, là một suối lớn trong vùng thượng lưu của sông Kim Bôi cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Kim Tiến, huyện Kim Bôi.
- 12 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn Khu BTTN Thượng Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và hàng năm chia hai mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm là 1.609mm, chủ yếu tập chung vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, số ngày mưa trong năm 100 đến 120 ngày. Mùa khô từ tháng 10 - 3 năm sau với lượng mưa 126mm, chiếm 7,2% lượng mưa cả năm. Độ ẩm bình quân 85%, cao nhất là 89%, thấp nhất 80%. Nhiệt độ bình quân tháng là 23 0C, cao nhất 32,30C và thấp nhất là 10,40C vào tháng 1. Trong khu vực, mùa hè có gió đông nam là chủ yếu, mùa đông có gió bắc và đông bắc thổi từng đợt từ 3 đến 5 ngày. Do điều kiện địa hình (3 phía Bắc, Nam và Tây được bao bọc bởi các dải dông núi) nên khí hậu trong vùng luôn ẩm ướt, do vậy đã thúc đẩy quá trình phong hóa đất mạnh, thực vật sinh trưởng phát triển nhanh, loài cây phong phú và đa dạng. 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng * Địa chất: Khu BTTN Thượng Tiến có phần lớn là núi đất lẫn đá. Trong khu vực có hai loại đá mẹ chủ yếu là đá đá Bazich và Sa Thạch. * Thổ nhưỡng: Kết quả điều tra lập địa đã phát hiện có hai nhóm đất chính và ba nhóm đất phụ. - Nhóm đất núi (có độ cao trên 300m) diện tích 6.257 ha + Nhóm đất Feralit phát triển trên đá Bazich màu nâu. Diện tích 5.020 ha, tập trung trong 2 xã Thượng Tiến và Kim Tiến, trong đó ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 1.234 ha và phân khu phục hồi sinh thái I vầ II là 3.786 ha. + Nhóm đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch có diện tích 1.237 ha, tập trung trong xã Quý Hòa thuộc phân khu phục hồi sinh thái II.
- 13 - Nhóm đất đồi (có độ cao dưới 300 m) màu nâu nhạt phát triển trên đá Bazich, tầng đất sâu 50 đến 100 cm. Nhóm đất này là sản phẩm của khoáng vật Bioxin và Ôlepin, có thành phần cơ giới thịt trung bình, thấm nước, giữ nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng Lâm nghiệp. 3.1.5. Điều kiện dân sinh, kinh tế-xã hội a. Dân sinh KBTTN Thượng Tiến nằm trong địa giới hành chính của 3 xã thuộc hai huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Ba xã có 2.148 hộ với 10.641 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu làm nông nghiệp là 9.914 người, chiếm 93,2%. Dân cư trong vùng thuộc 2 dân tộc chính: - Đồng bào người dân tộc Mường chiếm 97,07% tổng dân số. - Người Kinh chiếm 2,93 % tổng dân số. b. Kinh tế Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân. Tổng diện tích đất ruộng của 3 xã là 537 ha, sản lượng lúa hàng năm đạt 3.042 tấn/năm, bình quân 285 kg/người/năm. Sản xuất nông nghiệp mới chỉ đáp ứng được 90% nhu cầu lương thực của nhân dân. Thu nhập bình quân 1.366.000 đ/người/năm. Trong khu vực còn có 356 hộ nghèo, chiếm 17% tổng số hộ. c. Văn hoá - xã hội Vì đời sống còn khó khăn lại nằm cách xa trung tâm huyện nên phần lớn người dân chỉ học hết cấp 2. Trong xã có 406 người học hết cấp 3 và 28 cán bộ có trình độ trung cấp và cao đẳng làm việc làm việc tại Ủy ban nhân dân xã và các Hợp tác xã. Trình độ dân trí thấp, cả xã chỉ có 1 trường học dành chung cho cả tiểu học và trung học cơ sở. Một số nơi còn chưa có điện lưới quốc gia, đời sống còn rất khó khăn (xóm Khú, xã Thượng Tiến).
- 14 d. Tài nguyên rừng Khu BTTN Thượng Tiến được chia làm 2 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 1.496 ha, trong đó: Diện tích rừng giàu là 485 ha, rừng trung bình 108 ha, rừng nghèo 592 ha, rừng phục hồi 190 ha và diện tích không có rừng là 121 ha. Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 5.812 ha, trong đó: Đất có rừng 3.519 ha: rừng gỗ 2.950 ha (rừng non phục hồi 245 ha, rừng nghèo 890 ha, rừng trrung bình 449 ha, rừng giàu 1.366 ha), rừng nứa, vầu, giang 301 ha, rừng núi đá 31 ha và rừng trồng 237 ha; đất không có rừng (đồi núi đất) 1.133 ha; đất nông nghiệp 1.076 ha (đất ruộng nước 43 ha, đất màu 1.033 ha) và đất khác 84 ha. Như vậy, ta có thể thấy rằng diện tích có rừng tự nhiên chiếm đến 79% diện tích tự nhiên của Khu BTTN Thượng Tiến. Kiểu rừng chính ở đây là rừng thường xanh nhiệt đới trên núi thấp với thảm thực vật khá phong phú. Rừng kết cấu 2 - 3 tầng, tầng trên gồm các loại cây gỗ lớn như: Chò chỉ, Sến, Re, Giổi v.v., tầng dưới gồm các loài chịu bóng như: Trâm, Vàng anh v.v.v và dưới cùng là lớp cây bụi. Trong những năm gần đây, để góp phần vào quá trình phục hồi rừng, công tác trồng rừng theo các dự án PAM – 327, chương trình 5 triệu ha rừng, dự án KFW 7 đã đưa vào trồng các loài cây như: Lát hoa, Luồng, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Từ năm 2000 đến 2004, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đang thực hiện dự án xây dựng vườn thực vật ở Thượng Tiến với nguồn kinh phí Nhà nước. 3.2. Khu rừng Keo thuộc Công ty lâm nghiêp̣ Lương Sơn, tỉnh Hòa Bin ̀ h 3.2.1. Vị trí địa lí Khu vực nghiên cứu thuộc xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. - Phía Bắc giáp huyện Kì Sơn và xã Đông Xuân, huyện Lương Sơn.
- 15 - Phía Đông giáp xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn. - Phía Tây giáp xã Trường Sơn, xã Đông Sơn thuộc huyện Lương Sơn và xã Dân Hoà thuộc huyện Kì Sơn. - Phía Nam giáp xã Tân Vinh, Trường Sơn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. 3.2.2. Địa hình Lâm Sơn là một xã trung du miền núi của tỉnh Hoà Bình, độ cao trung bình là 150m. Địa hình bao gồm đồi núi thấp kéo dài về phía Nam và Tây Nam và bị chia cắt bởi nhiều dòng suối. Phần lớn diện tích là núi đất với độ dốc trung bình từ 15 - 30%. 3.2.3. Khí hậu, thuỷ văn Địa bàn trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Lương Sơn thuộc xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, Hoà Bình chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính đó là: gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 11 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió Tây nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7, gió Tây Bắc thổi từ tháng 8 đến tháng 11. Nhiêṭ đô ̣ trung biǹ h năm là 22,80c, trung bình tháng cao nhấ t là tháng 7 (33,10c), tháng thấ p nhấ t là tháng 1 (15,70c). Lươ ̣ng mưa trung biǹ h năm là 2.255,6 mm, trung bình tháng cao nhấ t là tháng 9 (433,3 mm), thấ p nhấ t là tháng 1 (23,1 mm), lươ ̣ng mưa tâ ̣p trung chủ yế u và tháng 4 đế n tháng 9 trong năm. Đô ̣ ẩ m không khí trung bình năm là 84% và lươ ̣ng bố c hơi là 59,3 mm, cao nhấ t vào tháng 6, thấ p nhấ t vào tháng 1, 2 hằng năm. 3.2.4. Địa chất, thổ nhưỡng Khu vực trồng rừng Công ty Lâm nghiệp Lương Sơn thuộc xã Lâm Sơn có một số loại đất chủ yếu như: Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch, đất Poocpyarit, đất đá vôi, đất ruộng nước trên phù sa cổ. Nhìn chung tầng đất ở
- 16 đây dày, trung bình khoảng 50cm, đất còn tốt và thích hợp cho nhiều loài cây trồng khác nhau. 3.2.5. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội a. Dân sinh Xã Lâm Sơn có tổng cộng 1.256 hộ gia đình với 5.750 nhân khẩu, gồm đồng bảo dân tộc Mường và Kinh. Trong đó dân tộc Mường chiếm tới 95% dân số toàn xã. Số lao động có độ tuổi từ 18 – 45 chiếm 52,1%. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm là 1,85%. b. Về kinh tế Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về nhiều mặt của toàn xã hội thì người dân ở đây cũng dần dần có cuộc sống ổn định hơn.Thu nhập của họ chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Kinh tế lâm nghiệp, ở đây các hộ thu nhập chính từ việc tham gia trồng rừng với Công ty Lâm nghiệp Lương Sơn để hưởng lợi từ việc chia sản phẩm, hay trồng rừng, chăm sóc rừng thuê. Ngoài ra còn có một số ít hộ có thêm thu nhập từ dịch vụ, buôn bán. c. Văn hoá – xã hội Ở cách xa trung tâm huyện Lương Sơn và thị xã Hoà Bình nên trình độ dân trí ở đây còn tương đối thấp. Lĩnh vực giáo dục đào tạo gặp nhiều khó khăn, theo kết quả điều tra, xã Lâm Sơn chỉ có 01 trường mẫu giáo, 01 trường tiểu học và 01 bệnh xá do Công ty Lâm nghiệp xây dựng. Người dân ở đây sống tương đối tập trung, chủ yếu dọc hai bên đường quốc lộ 6 nên an ninh xã hội rất ổn định. Tuy nhiên công tác quản lý tài nguyên rừng lại gặp nhiều khó khăn vì nằm tiếp giáp với khu dân cư, do đó nhu cầu về các sản phẩm từ rừng như: gỗ, củi, vật liệu xây dựng rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu về gỗ, củi, người dân địa phương vẫn chặt phá rừng trái pháp
- 17 luật. Ngoài ra, hoạt động chăn thả gia súc bừa bãi đã tác động trực tiếp tới sinh trưởng của cây rừng và phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có của rừng. d. Tình hình sản xuất lâm nghiệp Hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng rừng rừng sản xuất với chủng loại cây trồng rất phong phú bao gồm cả cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, cây công nghiệp và cây ăn quả. Trên địa bàn xã diện tích đất lâm nghiệp gần như đã được phủ xanh toàn bộ bằng loài cây Keo những loài cây khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thu nhập của người dân từ sản xuất lâm nghiệp đã không ngừng tăng lên hằng năm. Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao từ việc trồng rừng, nhận khoán trồng rừng với Công ty Lâm nghiệp. Ngoài ra còn có một số hộ nhận trồng, chăm sóc rừng của các dự án và bảo vệ rừng tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp còn được tận dụng tối đa để trồng cây tre luồng, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản.v.v. Nói chung sản xuất lâm nghiệp trong khu vực khá phát triển. 3.3. Khu rừng Ba ̣ch đàn thuộc Công ty Lâm nghiêp̣ Sông lô tỉnh Vinh ̃ Phúc 3.3.1. Vị trí địa lý Khu rừng Bạch đàn nằm trên địa bàn hai xã: Lãng Công và Đồng Quế thuộc huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Vị trí địa lý: - Từ 105°30′ đến 105°45′ độ kinh Đông và 21°10′ đến 21°30′ độ vĩ Bắc. - Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc. - Phía Đông giáp xã Tân Lập, huyện Sông Lô và huyện Lập Thạch. - Phía Nam giáp xã Phương Khoan, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc.
- 18 3.3.2. Địa hình Địa hình trong khu vực khá phức tạp, nhiều đồi núi cao nằm xen kẽ giữa các đồi thấp, có nhiều cấp độ dốc khác nhau. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến của các dãy đồi thấp từ 25m. 3.3.3. Khí hậu, thuỷ văn Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm 22,5oC, nhiệt độ cao nhất là 38oC, nhiệt độ thấp nhất có thể đến 10oC. Lượng mưa trung bình là 1.800 mm/năm, tâ ̣p trung chủ yế u và tháng 7, 8 và 9 chiếm đến 90% lượng mưa hàng năm. Lượng bốc hơi hàng năm khá lớn, đạt 1.186 mm/năm. Khu vực có gió Đông Nam thổi vào mùa Hè, kèm theo mưa lớn, gió Đông Bắc vào mùa Đông kèm theo thời tiết giá rét và khô. 3.3.4. Địa chất, thổ nhưỡng Hầu hết đất rừng thuộc loại đất Feralit màu vàng và nâu vàng phát triển trên đá mẹ Phiến thạch sét. Nhiều diện tích đất rừng có kết von xen lẫn trong đất và đá ong xuất hiện ở nhiều nơi. Độ dày tầng đất trung bình từ 60-90 cm. 3.3.5. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội a. Dân sinh Tổng dân số của xã Lãng Công và Đồng Quế là 2.782 hộ, và 11.128 nhân khẩu, gồm các dân tộc chính là Kinh, Sán Dìu, Nùng và Cao Lan. Người dân địa phương thường sinh hoạt theo cộng đồng dân cư thôn bản và dân tộc. Các nhóm dân tộc khác nhau có sắc thái văn hoá riêng. b. Kinh tế Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương còn chậm phát triển, thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm đến 90% trong kinh tế hộ gia đình. Tập quán
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn