Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra thành phần cây thuốc của cộng đồng người Mường xã Ba Trại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục điều điều tra, đánh giá về thành phần loài cây thuốc của người Mường ở Ba Trại, các kinh nghiệm trong thu hái, chế biến, bảo quản; trên cơ sở những thông tin thu thập được, đề xuất một số giải pháp quản lý và khai thác bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra thành phần cây thuốc của cộng đồng người Mường xã Ba Trại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
- bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ PTNT trêng ®¹i häc l©m nghiÖp trÇn ®øc th¾ng ĐIÊU TRA THÀNH PHẦN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MƯỜNG TẠI XÃ BA TRẠI, BA VÌ, HÀ TÂY luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Hµ Nội, n¨m 2008
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước luôn luôn coi trọng, quan tâm đầu tư cho lĩnh vực y tế theo hướng ngày một tăng, cũng như công tác xã hội hóa ngành y tế, điều này được thể hiện thông qua Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và kì họp Quốc hội ngày 03/06/2008 có bàn về việc tăng chi ngân sách hàng năm cho ngành y tế. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế trước quy mô dân số tiếp tục tăng, kéo theo nhu cầu khám chữa bệnh tăng, nên hầu hết các bệnh viện (phần lớn là bệnh viện công) luôn trong tình trạng quá tải. Ở không ít cơ sở y tế, bệnh viện, đều trong tình trạng thiếu thốn nhiều trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất khác gây ra những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Việt Nam được biết tới như là một quốc gia đa sắc tộc với 54 dân tộc, mang trong mình một kho tàng về văn hoá đặc trưng trong mọi hoạt động của đời sống các cộng đồng. Mặt khác, với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Chính những yếu tổ này khiến cho mỗi dân tộc, hay thậm chí những cộng đồng, làng, bản sinh sống ở những vùng khác nhau đều có kiến thức sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh khác nhau. Những tri thức trong sử dụng thực vật cho cuộc sống hàng ngày và sử dụng thực vật nhằm phòng, trị nhiều chứng bệnh khác nhau của con người cho đến hiện tại vẫn không ngừng góp phần vào việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho con người nói chung và cho chính những cộng đồng tại các địa phương đó nói riêng. Với tình hình giá cả các mặt hàng thuốc tân dược nói chung hiện nay vẫn ở mức cao so với thu nhập bình quân của người dân, đặc biệt là những người sinh sống tại vùng sâu, xa, khiến họ khó có thể tiếp cận được với mặt hàng này. Điều này càng khiến chúng ta phải nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu các phương thuốc cổ truyền vốn sẵn có tại mọi vùng quê trên khắp đất nước, tổ
- 2 chức quản lý và bảo tồn, phổ biến và nâng cao kiến thức cho các thầy lang địa phương, giúp họ nâng cao hiệu quả CSSKBĐ cho chính những người dân trong làng, bản, thôn, xóm mình và xa hơn đó là khả năng cung cấp nguồn dược liệu cho thị trường, tăng thu nhập cho gia đình và địa phương. VQG Ba Vì nằm ở phía tây của tỉnh Hà Tây, khá xa trung tâm tỉnh, vì vậy những tác động của đô thị hoá và ảnh hưởng của kinh tế thị trường còn tương đối thấp. Trong khu vực vùng đệm của Vườn có 3 nhóm dân tộc (Kinh, Mường, Dao) cùng sinh sống, trong đó với những đặc điểm về văn hoá riêng có của mình, người Mường đặc biệt là cộng đồng sinh sống trong khu vực vùng đệm của Vườn vẫn còn giữ được nhiều nét cổ truyền trong các hoạt động sản xuất, cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng nguồn dược liệu chữa bệnh của cộng đồng dân tộc Mường ở đây vẫn còn ít tài liệu đề cập tới, do vậy tôi đã chọn đề tài “Điều tra thành phần cây thuốc của cộng đồng người Mường xã Ba Trại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây“ làm luận văn tốt nghiệp của mình và cũng là giúp bản thân nâng cao thêm nhận thức về văn hóa dân tộc Mường và những kiến thức đã được tiếp thu tại nhà trường.
- 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược về sự phát triển của nền y, dược cổ truyền trên Thế giới Có thể nói, ngay từ thời xa xưa cùng với quá trình quan sát tự nhiên và tìm kiếm thức ăn, con người đã bắt đầu tích luỹ cho mình những kiến thức về sử dụng thực vật phục vụ nhiều mục đích khác nhau cho cuộc sống, trong đó có việc sử dụng dược tính của các loài thảo mộc cho mục đích chữa bệnh. Ngày nay chúng ta vẫn còn dựa vào các đặc tính chữa bệnh của các loài thảo mộc này để bào chế khoảng 75% các loại thuốc [1]. Trải qua nhiều thế kỷ, các dân tộc hay các cộng đồng người trên khắp thế giới đã phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ, một số phát triển thành học thuyết như trong YHCT Phương Đông có học thuyết âm dương, ngũ hành, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay hay như một số phương thuốc và cách chữa bệnh có vẻ lạ lùng thần bí như các tộc người ở châu Phi và nhiều nơi khác. Từ thế kỷ XIX đổ về trước Hầu hết những hiểu biết của con người về dược tính của thảo mộc đều chưa mang tính phổ biến rộng, đôi khi còn mang mầu sắc của tâm linh [1]. Những kiến thức về dược thảo và phương pháp trị bệnh bằng cây thuốc hầu hết được truyền lại bằng miệng hay theo kiểu “gia truyền” cho một hay một vài thành viên trong gia đình, dòng tộc, điều này thậm chí vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay tại nhiều vùng quê trên khắp Thế giới và ngay cả ở nước ta, việc ghi chép lại những phương thuốc và cách trị bệnh trong thời kỳ này hầu như chưa có nhiều, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như đã nói trên, bên cạnh đó hệ thống văn bản chữ viết trong giai đoạn này cũng chưa phát triển rộng rãi. Tuy vậy, nhân loại cũng đã tìm thấy một số những ghi chép cổ có thể
- 4 coi là những tác phẩm kinh điển đầu tiên trong việc sử dụng cây thuốc và các phương pháp trị bênh như: Tại Trung Quốc, tác phẩm Kinh Thần Nông được viết vào thế kỷ I TCN, có 364 mục trong đó có 252 mục nói về các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc, hay như cuốn Hoàng Đế Nội Kinh cũng được viết vào giai đoạn này; Tại Ấn Độ, trong bộ sử thi Vedas được viết vào năm 1500 TCN và cuốn Charaka Samhita được các thẩy thuốc Charratta viết tiếp theo bộ sử thi Vedas cũng đã trình bày chi tiết 350 loài dược thảo; Tại châu Âu, vào thế kỷ I SCN một thầy thuốc Hy Lạp tên là Dioscorides đã viết một cuốn sách dược thảo đầu tiên ở châu Âu, đó là quyển “De materia”, cuốn sách này đề cập đến 600 loài thảo mộc, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến y học phương tây và là tài liệu tham khảo chính được dùng ở châu Âu cho đến thế kỷ XVII; Tại Ả Rập, nơi trung chuyển giữa châu Âu và châu Á cùng với sự kế thừa của thời kỳ Hy Lạp – La Mã cổ do vậy mà người Ả Rập rất tinh thông về y dược, sự tiếp xúc với cả hai nền y học cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc đã giúp họ phát triển những kiến thức đáng kể về y học và dược thảo. Acicenna (980 – 1037 SCN), tác giả cuốn “Các quy tắc y học” (Canon of Medicine) là thầy thuốc nổi tiếng vào thời kỳ đó, v.v. [1],[16]. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong giao thương giữa các lục địa, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ VI – XIX việc buôn bán giữa châu Âu và châu Á được mở rộng mạnh mẽ đã giúp cho việc trao đổi nguồn dược thảo [1], những kinh nghiệm trong việc sử dụng y học tinh thông châu Âu cũng bắt đầu phát triển mạnh thông qua các bài học về kiến thức y học từ khắp nơi trên thế giới. Từ thế kỷ XX đến nay Từ khoảng đầu thế kỷ XIX, các loại thuốc mới đều được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, hoặc được chiết xuất từ thảo mộc. Thành tựu đầu tiên phải kể tới đó là việc tách ra được những thành tố như: morphin, cocain, penicillin,
- 5 steroid v.v… của các nhà khoa học hàng đầu lúc đó như Louis Pasteur, Alexander Fleming, v.v… Chính những kết quả này đã góp phần làm giảm nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người bởi các chứng bệnh như giang mai, viêm phổi, lao, các bệnh do nhiễm trùng, v.v. khiến những chứng bệnh này không còn là nguyên nhân chính gây tử vong ở các nước phát triển trong thời kỳ đó [1]. Ngành dược hiện đại đã cho ra đời các loại thuốc có hiệu quả cao, dễ sử dụng, điều này đã khiến cho người bệnh ở châu Âu và châu Mỹ quen với việc sử dụng những liều thuốc có thể làm hết tức thời các triệu chứng bệnh, cùng với đó là sự nghi ngờ về tính hiệu quả của các bài thuốc dân gian, dược thảo và mọi người bắt đầu xem dược thảo như là lỗi thời và “quái đản”. Với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, việc sử dụng dược thảo bị đặt ngoài vòng pháp luật tại một số nước thuộc châu Âu và châu Mỹ (điển hình như: Anh, Mỹ, ...). Điều này khiến cho dược thảo tại một số quốc gia nay đứng bên bờ của sự diệt vong. Tuy vậy, vào cuối những năm 30 vẫn có khoảng 90% các loại thuốc được các bác sỹ kê toa hay bán tại các hiệu thuốc có nguồn gốc từ dược thảo [1], và sức sống của dược thảo truyền thống vẫn luôn được khẳng định bởi khẳ năng thâm nhập sâu trong đời sống con người thuộc mọi tầng lớp, đặc biệt là những người nghèo ở những quốc gia kém phát triển hơn trên thế giới. Một nguyên nhân nữa là thói quen chữa bệnh và sử dụng thuốc của người dân tại những quốc gia này vẫn còn thiên về các loại thuốc truyền thống, trong khi không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiếp cận với những loại thuốc tiên tiến. Bên cạnh đó, con người cho dù đã có nhiều thành tựu vượt bậc trong ngành hoá dược hiện đại, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ rủi ro từ những phản ứng phụ đem lại, điển hình là bi kịch “chất thalidomide” vào năm 1962 ở Anh và Đức, khi 3.000 trẻ em dị dạng được sinh ra vì các bà mẹ đã
- 6 dùng thuốc có chất này để trị chứng ốm nghén trong thời gian mang thai [1]. Cùng với rất nhiều các bằng chứng khác về các phản ứng phụ do thuốc có nguồn gốc hoá dược tổng hợp có thể gây ra, nhưng chúng được che dấu đi bởi những nguyên nhân một phần do nôn nóng trong nghiên cứu, hoặc do lợi nhuận kinh tế đem lại, v.v. chính những biến cố này đã đánh dấu một bước ngoặt trong thái độ của công chúng đối với các loại thuốc hoá dược. Mọi người nhận ra rằng sự thuận lợi trong cách chữa trị bằng thuốc hoá dược có thể kèm theo là những rủi ro khó lường và công chúng bắt đầu có sự nhìn nhận lại những giá trị đối với dược thảo, kết quả là ngày càng có nhiều loại thuốc chiết xuất từ thảo mộc được sử dụng. Thế giới ngày nay có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc do thiên nhiên tạo ra “thảo mộc” hơn là hoá chất được tổng hợp mà ảnh hưởng lâu dài ta chưa biết được [22],[24]. Việc tìm hiểu nghiên cứu tự nhiên nhằm tìm ra các phương thuốc có thể giúp con người tránh được những loại bệnh hiện đang được coi là nan y và nhiều chứng bệnh khác có vẻ chỉ có thể tìm thấy ở tự nhiên và những cây thuốc đó tập trung chủ yếu ở cánh rừng mưa nhiệt đới, điều này đã được nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới công nhận. 1.2. Sơ lược về sự phát triển của nền YHCT Việt Nam Sự phong phú về văn hoá từ hơn 50 dân tộc, có vị trí địa lý là trung tâm của Đông nam Châu Á, điều kiện địa hình phong phú kéo theo các đặc điểm về thế giới động thực vật cũng vô cùng đa dạng, đến nay các nhà khoa học xác định được khoảng trên 11.000 loài thực vật, trong đó đã ghi nhận trên 3.200 loài thực vật bậc cao dùng làm thuốc [22],[25],[28]. Ngay từ thời các vua Hùng qua các văn tự hán nôm còn sót lại và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích ăn ngon miệng cũng như chữa
- 7 nhiều chứng bệnh, vào khoảng thế kỷ thứ II TCN đất Giao Chỉ đã được biết đến qua nhiều loài cây thuốc quý [16]. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha chúng ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, kiến thức qúy báu từ những loài cây, con xung quanh mình để phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh, một phần những kiến thức đó lần đầu tiên đã được ghi chép lại trong cuốn sách về y dược do Phan Phù Tiên biên soạn có tên “Bản thảo cương mục toàn yếu” vào thế kỷ XIV. Tiếp sau thế hệ của Phan Phù Tiên có đại danh y Tuệ Tĩnh (tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh), là một nhà tu hành nhưng ông có nhiều kiến thức uyên thâm về y dược và được nhân dân ta suy tôn là vị “thánh thuốc nam” với tư tưởng cứu nhân độ thế, ông không những trị bệnh cứu người mà còn phổ biến nhiều kinh nghiệm trị các bệnh thông thường cho nhân dân. Sau khi mất, ông đã để lại bộ sách quý “Nam dược thần hiệu” với phương châm “Thuốc nam chữa bệnh người nam” bộ sách gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật và 3.932 phương thuốc đơn giản để trị 184 chứng bệnh của 10 khoa lâm sàng. Ngoài ra, ông còn viết cuốn “Hồng nghĩa tác tư y thư” gồm hai bài “Hán nôm phú”, tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc cùng 13 đơn thuốc và cách trị cho 37 chứng sốt khác nhau [16]. Đến thời Lê Dụ Tông xuất hiện Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác, ông là người đã biên soạn bộ sách “Lãn ông tâm lĩnh” gồm 28 tập 66 quyển. Bộ sách được coi là Bách Khoa toàn thư của YHCT Việt Nam [16]. Dưới thời Pháp thuộc (1884 – 1945), chính sách ngu dân đã loại Y học dân tộc nước ta ra khỏi chính sách bảo hộ. Tuy nhiên vẫn có một số nhà thực vật học người Pháp nghiên cứu nhưng với mục đích khai thác tài nguyên như: Crévost, Pétélot. Nhìn chung đa số nhân dân, đặc biệt là ở các vùng nông
- 8 thôn, miền núi vẫn tìm đến Y học dân tộc mỗi khi có bệnh, do đó mà YHCT Việt Nam vẫn còn được bảo tồn và phát triển. Từ sau cách mạng tháng 08/1945 với phương châm “tự lực cánh sinh” [16], ngành y tế non trẻ lúc đó đã đẩy mạnh và phát huy vai trò của thuốc nam trong việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân, cũng như phục vụ các chiến sỹ thương bệnh binh trong cuộc chiến tranh giải phóng hoàn toàn đất nước, một lần nữa thuốc nam lại được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ hơn. Cho tới nay có thể nói ngành YHCT Việt Nam vẫn đang không ngừng lớn mạnh cùng với xu thế chung của thế giới trong việc tiếp cận và sử dụng các phương thuốc tự nhiên như là một điểm mấu chốt trong việc tìm ra các cách chữa trị nhiều chứng bệnh lạ và nan y hiện nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính dược của cây thuốc đã được các nhà khoa học hàng đầu nước ta biên soạn và xuất bản, đã và đang là những bộ sách quý cho các thế hệ nhà khoa học tiếp theo nghiên cứu như: Võ Văn Chi với cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”; Đỗ Tất Lợi với cuốn “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”; Vũ Văn Chuyên với cuốn “Tóm tắt đặc điểm của các cây họ thuốc”; Thanh Tuyền với cuốn “Chữa bệnh thông thường bằng thuốc nam”; Phạm Hoàng Hộ với cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam”, v.v. Một số công trình nghiên cứu khác phải kể tới đó là những nghiên cứu có liên quan đến hệ thực vật Ba Vì và cây thuốc cũng như kiến thức bản địa về thực vật tại khu vực vùng núi Ba Vì như: trong kết quả điều tra năm 1990 về thành phần cây thuốc từ cốt 400 m trở lên của Học viện quân y phát hiện có 169 loài cây thuốc được phân thành 28 nhóm có tác dụng chữa bệnh khác nhau. Năm 1992 kết quả điều tra của Trường Đại học Dược Hà Nội phối hợp với Hiệp hội (AREA) Australia và Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên môi
- 9 trường (CRES), Đại học Tổng hợp Hà Nội cho thấy VQG Ba Vì có 250 loài cây được dùng làm thuốc chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau. Một số nghiên cứu gần đây nhất phải nói tới đó là Đa dạng sinh học của hệ thực vật VQG Ba Vì của Lê Trần Chấn (2004) đã xác định được 1.136 loài, 570 chi, 128 họ thuộc 6 ngành Thực vật bậc cao có mạch. Kết quả điều tra cơ bản mở rộng VQG Ba vì” của Dương Văn Côi, Nguyễn Văn Huy và các cộng sự Trường Đại học Lâm nghiệp (2002). đã xác định được 502 loài thực vật thuộc 389 chi, 150 họ thuộc 5 ngành Thực vật bậc cao có mạnh tại khu vực vùng đệm, núi Tản Viên. Một số nghiên cứu về kiến thức bản địa “Điều tra thành phần cây thuốc và bải thuốc của đồng bào Dao ở huyện Ba Vì, Hà Tây” của Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã xác định được 274 loài, 214 chi, 83 họ thuộc 3 ngành Thực vật bậc cao có mạch v.v...
- 10 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc Mường (các thầy lang) tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Tây sử dụng. - Những tri thức và kinh nghiệm trong việc khai thác, chế biến, bảo quản và sử dụng. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra, đánh giá về thành phần loài cây thuốc của người Mường ở Ba Trại, các kinh nghiệm trong thu hái, chế biến, bảo quản. - Trên cơ sở những thông tin thu thập được, đề xuất một số giải pháp quản lý và khai thác bền vững. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra về thành phần loài thực vật được cộng đồng sử dụng làm thuốc. - Điều tra về công dụng chữa bệnh và bộ phận sử dụng của loài cây thuốc đó. - Tìm hiểu các kinh nghiệm trong việc thu hái, chế biến, bảo quản và sử dụng. - Tìm hiểu một số tác động của yếu tố kinh tế - xã hội đến nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Ba Vì và vùng đệm. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật học a - Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương.
- 11 Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (đối với cây thân thảo nhỏ hay dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3 – 5 mẫu trên cùng một cây; các cây thân thảo nhỏ và dương xỉ thì thu 3 – 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. Các mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của tiêu bản: 41 x 29 cm. Đối với trường hợp mẫu tiêu bản không đầy đủ các tiêu chuẩn trên, chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ, v.v.) các mẫu này không đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng có thể định hướng cho quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này. Phổ biến hơn cả là chúng tôi làm mẫu tiêu bản nhỏ. Mẫu tiêu bản nhỏ: là mẫu tiêu bản thực vật không đủ tiêu chuẩn phân loại với kích thước nhỏ, thuận tiện cho việc mang theo để so sánh, đối chiếu trong các đợt điều tra, kích thước khoảng 20 x 30 cm, nhưng có những đặc điểm dễ nhận biết. Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập các mẫu thực vật dân tộc học – các mẫu thực vật chứa đựng tri thức dân tộc như: Bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, v.v. b - Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả, v.v. Trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ; mùi vị của hoa, quả nếu có để có thể nhận biết được. Ngoài
- 12 ra, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh cảnh, mật độ, người thu mẫu. Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức của người cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. các thông tin cần ghi là: Tên dân tộc của cây, mục đích sử dụng, bộ phận sử dụng, cách khai thác, bảo quản và sử dụng, nguồn gốc thông tin, v.v. Ngoài ra, do mẫu thực vật dân tộc thường không có đầy đủ các bộ phận để quan sát trực tiếp nên người điều tra có thể đề nghị người cung cấp thông tin mô tả các bộ phận còn thiếu. tuy nhiên, những mô tả này chỉ để tham khảo và định hướng tiếp theo chứ không được coi là các mô tả thực vật vì cách nhìn nhận, mô tả của người dân không hoàn toàn trùng khớp với cách môt tả của người nghiên cứu. Các thông tin có thể được vào phiếu điều tra ngay tại hiện trường hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải vào phiếu. c - Xử lý mẫu: Trong quá trình đi thực địa, các mẫu vật thu thập phải được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 40 – 450 để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô. Mẫu vật có thể được xử lý độc và khâu hay không là tuỳ vào yêu cầu cụ thể. d - Định tên: Việc định tên được áp dụng theo phương pháp hình thái so sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật, các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với các bản mô tả, hình vẽ.
- 13 Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận biết sẽ được chuyển cho các chuyên gia phân loại để giám định. e - Lập danh lục: Từ các mẫu vật đã có tiến hành lập danh lục thực vật, tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong các bảng danh lục có các cột là: Số thứ tự, họ thực vật, tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc, chế biến, dạng sống, môi trường sống và sử dụng, nhóm công dụng. 2.4.2. Phương pháp điều tra cộng đồng. Trong quá trình nghiên cứu trong cộng đồng, chúng tôi sử dụng hai phương pháp PRA và RRA. PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân), sử dụng nhiều công cụ (cách) tiếp cận cho phép người dân cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động. RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết tình hình địa phương. 2.4.3. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình điều tra thực địa cũng như nội nghiệp, chúng tôi luôn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học tại Viên Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật; KS. Lê Vũ Thảo, Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ (đã nghĩ hưu), cùng một số bạn bè đồng nghiệp. 2.4.4. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc Trên cơ sở những nghiên cứu trước đó có liên quan, tiến hành đánh giá
- 14 để kế thừa những số liệu đã có sẵn cũng như tránh bị trùng lặp lại một cách không cần thiết. 2.4.5. Phương pháp thống kê và xử lý thông tin Sau mỗi chuyến điều tra, các thông tin từ phiếu điều tra được tập hợp thành một bảng kết quả. Thông tin có thể không có sự đồng nhất giữa những người cung cấp tin khác nhau và còn phụ thuộc vào người ghi chép thông tin. Từ các thông tin thu được, chúng tôi xử lý chỉnh lý lại tên, công dụng cho đồng nhất, v.v. kết hợp với việc xác định được tên khoa học, các thông tin của cùng một loài sẽ được nhập với nhau. Bảng kết quả tổng hợp của mỗi chuyến thực địa sẽ được mang đi kiểm tra, đối chiếu và thu thập thông tin trong các đợt thực địa tiếp theo. 2.4.6. Tiêu chí lựa chọn các loài cây thuốc cho phát triển kinh tế - Phải là loài bản địa - Có giá trị kinh tế cao ở thời điểm hiện tại hoặc tiềm năng trong tương lai. - Có khả năng nhân rộng trong nhân dân (dễ trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản, v.v.)
- 15 CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý - Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong toạ độ địa lý từ 21001' đến 21007 ' vĩ độ Bắc và từ 105018 ' đến 105025 ' độ kinh Đông. - Ba Vì nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 50 km. Theo đề án mở rộng VQG Ba Vì năm 2002 thì tổng diện tích của Vườn là 11.079,5 ha. + Bắc giáp các xã Ba Trại, Yên Sơn, Tản Lĩnh - huyện Ba Vì + Nam giáp xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. + Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài - huyện Ba Vì; Xã Yên Quang, Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Đông Xuân - huyện Lương Sơn. + Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang - huyện Ba Vì; Xã Phú Minh, Dân Hoà , Phúc Tiến - huyện Kỳ Sơn. 3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 3.1.2.1. Địa hình Ba Vì có địa hình thuộc vùng núi trung bình, núi thấp nổi lên giữa đồng bằng, cách nơi hợp lưu của sông Đà và sông Hồng 30km về phía Nam. Ba đỉnh cao nhất là đỉnh Vua (1.270 m ), đỉnh Tản Viên (1.227 m) và đỉnh Ngọc Hoa (1.131 m). Ngoài ra còn có các đỉnh thấp hơn như hang Hùm (776 m), Gia Dễ (714 m). Ở huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn còn có đỉnh Viên Nam (1.080 m). Khối núi Ba Vì có ba dải dông chính:
- 16 - Dải dông theo hướng Đông - Tây, từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và hang Hùm dài 9 km. - Dải dông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quyết dài 11 km. - Dải thứ ba từ xã Yên Quang qua đỉnh Viên Nam Kéo dài đến xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình. - Nhìn chung Ba Vì là một vùng đồi núi khá dốc. Sườn phía Tây đổ xuống Sông Đà dốc hơn so với sườn Tây Bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình của khu vực là 250. Càng lên cao độ dốc càng tăng, từ cốt 400 m trở lên độ dốc trung bình 350 và có nhiều vách đá. 3.1.2.2. Địa chất, thổ nhưỡng Khu vực núi Ba Vì được hình thành từ những vận động tạo sơn Indoxini của vỏ Trái đất cách đây 150 triệu năm, gồm 2 nhóm đá chính: Đá magma như: Pocphirit, spolit, pocfia, octofia; Đá biến chất như: phiến thạch sét, sa thạch. Quá trình feralit hoá từ các loại đá mẹ khác nhau là quá trình phổ biến lên toàn vùng, thể hiện rõ rệt là màu sắc của đất ở những nơi xói mòn mạnh, mực nước ngầm thấp có kết von dạng hạt màu thẫm và phù sa cổ ở một số khu vực đồi núi thấp. Trong khu vực Ba Vì có những loại đất chính sau: + Ở độ cao 800 – 1.300 m: Đất feralit màu vàng trên núi trung bình, tầng đất mỏng, phát triển trên đá pocphirit, độ dốc lớn (25 - 35o), có nhiều nơi trên 35o, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu, đất chua (pH = 4 - 4,5). + Từ 400 m – 800 m: Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi thấp tầng đất mỏng, phát triển trên Pocphirit, độ dốc lớn, bình quân 25 - 350, nhiều nơi > 350 tầng mỏng xói mòn rất mạnh, tỉ lệ đá lẫn cao, độ chua lớn (PH = 4 - 4,5).
- 17 + Độ cao < 400m: Đất Faralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi, mầu đỏ đến đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, tầng dầy đến trung bình, thành phần cơ giới nặng. 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn 3.1.3.1. Đặc điểm về khí hậu Đặc điểm chung của khí hậu Ba Vì được quyết định bởi các yếu tố: vĩ độ, cơ chế gió mùa và địa hình. Khu vực Ba Vì nằm ở khoảng 210 vĩ tuyến Bắc, chịu tác động của cơ chế gió mùa. Tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới, có mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa. Hướng đón gió chính là gió hướng đông mang theo nhiều hơi ẩm nên lượng mưa khá phong phú, lượng mưa hàng năm đạt từ 2.000 – 2.400 mm, nhưng phân bố không đều trên khu vực. a- Chế độ nhiệt + Nhiệt độ trung bình năm là 23,390C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (16,520C), tháng nóng nhất là tháng 7 (28,690C). + Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 26,10C, ngày nóng nhất trong mùa có thể lên tới 38,20C. + Phân bố nhiệt độ trung bình năm Ở các vùng thấp dưới cote 100m nhiệt độ trung bình năm là 23,390C. Ở ở độ cao cốt 400 m nhiệt độ giảm xuống còn 20,60C và ở độ cao 1000 m nhiệt độ trung bình năm là 16,10C. + Biến đổi nhiệt độ theo mùa
- 18 Ở khu vực Ba Vì biên độ nhiệt độ năm là 8,20C, ít biến đổi theo độ cao, sự chênh lệch nhiệt theo mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sinh trưởng phát triển của thảm thực vật và hoạt động của động vật. Trong nghiên cứu khí tượng nông nghiệp và cảnh quan nhiệt đới, mùa lạnh thường được quy định là thời kỳ nhiệt độ thấp hơn < 20oC, theo tiêu chuẩn này ở chân núi mùa lạnh kéo dài 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), tháng lạnh nhất là tháng giêng có nhiệt độ 16,520C; mùa nóng kéo dài tám tháng (từ tháng tư đến tháng 11), các tháng giữa mùa nóng nhiệt độ lên cao trung bình là 28,70C. Ở độ cao cốt 400 m mùa lạnh kéo dài 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), tháng lạnh nhất là tháng giêng 13,30C. Mùa nóng kéo dài 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), các tháng giữa mùa nóng nhiệt độ trung bình là 26,30C. Nhiệt độ giảm theo độ cao và mùa lạnh kéo dài hơn. Ở vùng đỉnh núi tại cốt 1000 m thời kỳ có nhiệt độ > 200C chỉ có 4 tháng và không có tháng nào lên quá 22oC. + Dao động nhiệt độ ngày đêm Biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng cũng như các hoạt động của mọi sinh vật vật. Biên độ nhiệt ngày đêm tương đối lớn, có giá trị trung bình trong khoảng 80C, tăng đến 90C trong nửa đầu mùa đông (tháng 11- tháng giêng) và đầu mùa hè ( tháng 5, 6, 7 ). Vào thời kỳ mưa phùn (tháng 2, 3) và thời kỳ mưa ngâu (tháng 8) biên độ nhiệt ngày đêm giảm xuống 70C. b - Chế độ ẩm Điều kiện ẩm ướt được quyết định bởi tương quan giữa hai quá trình ngược nhau: lượng mưa và lượng bốc hơi.
- 19 Tại chân núi Ba Vì có hai mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm (từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng11), mùa lạnh khô (khoảng từ giữa tháng 11 cho đến giữa tháng 3 năm sau ). Tại độ cao cốt 400 m ở đây hầu như không có mùa khô vì lượng bốc hơi luôn thấp hơn lượng mưa. Căn cứ vào cấp phân loại chế độ ẩm- nhiệt (Thái Văn Trừng, 1978 ) Ba Vì được xếp vào loại hơi ẩm đến ẩm. c- Chế độ mưa Lượng mưa hàng năm tương đối lớn phân bố không đồng đều giữa các khu vực. Vùng núi cao và sườn phía đông mưa rất nhiều 2.587,6 mm/năm; vùng xung quanh chân núi có lượng mưa thấp hơn 1.731,4 mm/năm; sườn Đông mù nhiều hơn sườn Tây. Số ngày mưa tại chân núi Ba Vì từ 130 - 150 ngày/năm. Phân phối mưa theo mùa: + Mưa theo mùa trong năm không đều, hàng năm diễn ra sự luân phiên của một mùa mưa lớn và thời kỳ ít mưa. + Mùa mưa, với lượng mưa > 100 mm kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 cho đến tháng 10) tại chân núi và 8 tháng (từ tháng 3 cho đến tháng 10) từ cốt 400 m trở lên. Lượng mưa này chiếm hơn 90% tại chân núi và 89% tại cốt 400 m lượng mưa cả năm. Mưa lớn từ 300 - 400 mm/tháng tập trung trong các tháng 6, 7, 8 (chân núi) và các tháng 6, 7, 8, 9 (tại cốt 400 m) thời kỳ ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (chân núi) và từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (cốt 400 m ), hàng tháng có từ 5 - 10 ngày mưa. d- Bốc thoát hơi nưới Lượng bốc thoát hơi nước ở khu vực Ba Vì từ 861,9 mm/năm đến 759,5 mm/năm, ít biến động trong không gian so với mưa. Khả năng bốc thoát hơi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn