Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh Hòa Bình
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nắm được hiện trạng phân bố và đặc điểm phân bố của cây Xạ đen tại tỉnh Hòa Bình. Chọn công thức tối ưu cho việc nhân giống cây Xạ đen bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh Hòa Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- ĐỖ THANH HẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM VÀ GIEO HẠT TẠI TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- ĐỖ THANH HẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM VÀ GIEO HẠT TẠI TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DƯ Hà Nội, 2011
- -1- ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh, đặc biệt ở các nước đang phát triển còn nghèo nhưng có truyền thống lâu đời về sử dụng cây cỏ làm thuốc. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển với dân số khoảng 3,5 đến 4 tỉ người trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc các chất chiết suất từ dược liệu, chủ yếu là cây cỏ. Ở Trung Quốc, nhu cầu dươ ̣c liêụ nguồ n gố c từ cây cỏ là 1.600.000 tấn/năm và tăng dầ n khoảng 9%/năm, Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm. Đất nước ta, với một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa, mặt khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở vùng núi thấp phía Nam, đến khí hậu mang tính chất Á nhiệt đới vùng núi cao ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung. Theo các tài liêụ về thực vâ ̣t, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có tới gần 4.000 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc, chúng được phân bố rộng khắp cả nước. Lợi ích nhiều mặt thu được từ nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam thực sự là lớn lao. Vai trò của cây thuốc trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân là điều không thể phủ nhận, nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu này hiện nay rất đáng phải lưu ý. Theo ước tính của Bô ̣ Y tế , nguyên liệu làm thuốc có nguồn
- -2- gốc thảo mộc được sử dụng hàng năm tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế, phòng khám đông y, sản xuất và kinh doanh, v.v. khoảng 50.000 tấn/năm thì 1/3 nguyên liệu do thu hái và khai thác tự nhiên, 1/3 do trồng trọt và còn lại do nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc , Đài Loan, Hồng Công. Thực trạng hiện nay do con người phá rừng tràn lan, khai thác dược liệu bừa bãi, chưa có kế hoạch tái sinh phát triển, nhiều loài cây thuốc mọc tự nhiên cho nhiều loại dược liệu quý trong rừng đã và đang trở nên bị đe dọa tuyệt chủng, làm cho vốn quý đa dạng sinh học cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt. Do khai thác tài nguyên cây thuốc kéo dài không có kế hoạch phát triển cộng với nhiều nguyên nhân tác động khác, nguồn cây thuốc tự nhiên nói chung đều đã bị suy giảm, nhất là các cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến. Trước kia một số dược liệu có thể khai thác hàng chục ngàn tấn/năm ở Việt Nam ví dụ như: Ba kích, Đảng sâm, Hoàng tinh... thì thực tế hiện nay các cây thuốc này đã được đưa vào sách đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong vài năm gầ n đây, cây Xa ̣ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) đươ ̣c đánh giá là cây dươ ̣c liê ̣u và có thể dùng chữa đươ ̣c bênh ̣ ung thư nên giá thu mua cây này bị đẩy lên rấ t cao làm cho tình tra ̣ng khai thác và thu hái cây Xa ̣ đen hế t sức lô ̣n xô ̣n. Đă ̣c biêṭ ở Hòa Biǹ h, cây Xa ̣ đen đã bi ̣ khai thác mô ̣t cách triêṭ để và ca ̣n kiêt.̣ Nguồ n dươ ̣c liêụ từ cây Xa ̣ đen trong tự nhiên trở nên hiế m hoi. Từ những nguyên nhân trên, vấn đề nghiên cứu nhân giống trong trồng trọt cây Xạ đen trở nên hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Theo các điều tra sơ bộ, chúng tôi thấy cây Xa ̣ đen có thể đươ ̣c nhân ́ h bằ ng ha ̣t và nhân giố ng vô tính bằ ng hom. Nhân giống hữu giố ng hữu tin tính được thực hiện trong điều kiện nguồn hạt giống có sẵn, có thể nhân giống số lượng lớn, cây trưởng thành sinh trưởng và phát triển tốt hơn từ nhân vô tính. Tuy nhiên, do cây bi ̣ khai thác quá mức nên nguồ n ha ̣t giố ng trở nên khan hiế m làm cho viêc̣ nhân giố ng bằ ng ha ̣t nhiề u lúc trở nên khó khăn.
- -3- Trong thực tế sản xuất giống cây trồng hiện nay giâm hom đã được áp dụng khá phổ biến. Giâm hom có nhiều ưu điểm như dễ làm, không yêu cầu cao về thiết bị, hoá chất, kỹ thuật, có thể nhân giống với số lượng khá lớn và điều quan trọng nhất là viê ̣c nhân giố ng có thể thực hiện được ta ̣i các hô ̣ nông dân với sự giúp đỡ kỹ thuật. Việc giâm hom cây Xạ đen hiện nay đã có 1 số đơn vị, cá nhân đã tiến hành làm thử nghiệm, cây ra rễ có nhiều triển vọng. Để góp phần bảo tồ n và phát triể n nguồ n dươ ̣c liêụ nói chung, của tỉnh Hòa Biǹ h nói riêng, chúng tôi đã tiế n hành đề tài “Nghiên cứu đă ̣c điể m phân bố , thử nghiê ̣m nhân giố ng cây Xa ̣ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) bằ ng phương pháp giâm hom và gieo ha ̣t ta ̣i tỉnh Hòa Bình”.
- -4- Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về chi Cườm rụng (Ehretia P. Browne) trên thế giới Chi Cườm rụng (Ehretia P. Browne) thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae), bộ Hoa lốc (Polemoniales), lớp Hai lá mầm (Dycotyledones) [1]. Chi Cườm ru ̣ng bao gồ m các cây gố hay cây bu ̣i, thường xanh hay ru ̣ng lá, kích thước trưng biǹ h tới các cây gỗ cao tới 30 m, thân thẳ ng và đường kính tới 65 cm, có rañ h ở gố c, vỏ mà nâu hoă ̣c xám, có nhiề u vế t nứt nhỏ, vỏ trong thì xố p và có sơ ̣i, màu vàng nha ̣t. Lá đơn, mo ̣c cách, có cuố ng, mép lá nguyên hay khía răng cưa, đôi khi lươ ̣n sóng, có gân hình ma ̣ng, không có lá kèm. Cu ̣m hoa ở đầ u cành hay nách lá, phân nhánh hoă ̣c không, đôi khi sắ p xế p thành da ̣ng ngù hoă ̣c xim cuô ̣n mô ̣t ngả (xim bo ̣ ca ̣p). Hoa lưỡng tính, mẫu 5; đài rời, xế p lơ ̣p, có 5 thùy; tràng màu trắ ng hay vàng, hình ố ng hoă ̣c hình chuông, ít khi hiǹ h phễu, trên có 5 thùy, các thùy mở rô ̣ng hoă ̣c uố n cong gâ ̣p la ̣i. Nhi ̣5, chỉ nhi ̣ điń h trên ố ng tràng, vươ ̣t ra khỏi tràng, bao phấ n hình thuôn tới hình bầ u du ̣c thuôn. Bầ u thươ ̣ng, hin ̀ h trứng, 2 ô, mỗi ô chứa 2 noañ . Vòi nhu ̣y ở đin̉ h bầ u, chia 2 nhánh hoă ̣c xẻ sâu tới giữa vòi nhu ̣y; núm nhu ̣y 2, hình đầ u hoă ̣c thon dài. Quả ha ̣ch, màu vàng, cam hoă ̣c đỏ nha ̣t, gầ n hình cầ u, nhẵn, vỏ quả trong khi chín chia 2 ô, mỗi ô 2 ha ̣t hoă ̣c 4 ô, mỗi ô 1 ha ̣t. Cây thuô ̣c chi Cườm ru ̣ng đươ ̣c đánh giá là sinh trưởng nhanh, những cây gỗ có thể tăng trưởng 0,6-0,8 cm đường kính mô ̣t năm. Cây E. javanica trổ hoa khi đã ru ̣ng hế t lá. Các cây thuô ̣c chi Cườm ru ̣ng thu ̣ phấ n nhờ sâu bo ̣. Về mă ̣t hê ̣ thố ng ho ̣c, đôi khi chi Cườm ru ̣ng la ̣i đươ ̣c tách thành mô ̣t ho ̣ riêng biê ̣t, ho ̣ Cườm ru ̣ng (Ehretiaceae)
- -5- Người ta có thể tìm thấ y các loài thuô ̣c chi Cườm ru ̣ng mo ̣c rải rác ở vùng đấ t thấ p tới vùng rừng núi cao tới 2.100m. Các loài Cườm ru ̣ng truyề n giố ng bằ ng ha ̣t. Tỉ lê ̣ nảy mầ m của ha ̣t không sử lý ước tính vào khoảng 50%, trong khi nế u sử lý bằ ng sulphuric acid nồ ng đô ̣ thấ p trong 10 phút thì tỉ lể này mầ m có thể đa ̣t 90%. Trên thế giới, chi này bao gồ m khoảng 50 loài, phân bố chủ yế u ở vùng nhiêṭ đới và câ ̣n nhiêṭ đới thuô ̣c châu Á, châu Âu, châu Phi và Tân Thế giới. Chi Ehretia đươ ̣c P. Browne mô tả lầ n đầ u tiên vào năm 1756 và đă ̣t theo tên của nhà thực vâ ̣t ho ̣c Georg Dionysius Ehret (1708-1770). Công trình nghiên cứu mô ̣t cách hê ̣ thố ng nhấ t về chi Cườm ru ̣ng là công trình của J. Miller (1989) [43]. Trong công trình này tấ t cả các loài của chi Cườm ru ̣ng ở Tân Thế giới đã đươ ̣c xem xét và nghiên cứu la ̣i mô ̣t cách kỹ lưỡng cả về mă ̣t danh pháp thực vâ ̣t và thực vâ ̣t ho ̣c. Trong đó ông đã cho ̣n la ̣i tên đúng theo luâ ̣t danh pháp và type của chi là loài Ehretia tinifolia L. Dựa theo nghiên cứu của Miller, tên chi Ehretia L. do Linnaeus đă ̣t năm 1759 khi công bố loài Ehretia tinifolia L. đã trở thành tên đồ ng nghiã do là tên lă ̣p danh có muô ̣n hơn. Sau đó, cũng chiń h Miller còn có công triǹ h về chi Cườm ru ̣ng ở Madagasca [44]. Trong 7 loài ông mô tả có tới 5 loài là loài mới cho khoa ho ̣c. Ở Trung Quố c, trong khi Lian và Liu nghiên cứu khá kỹ về ho ̣ Boraginaceae và cũng công bố nhiề u tài liê ̣u liên quan tới ho ̣ thực vâ ̣t này ở phầ n lu ̣c điạ [39, 41] thì Hsiao và mô ̣t số tác giả khác la ̣i tâ ̣p trung nghiên cứu ho ̣ này ở Đài Loan và cũng công bố mô ̣t số công trình liên quan tới chi Ehretia [36]. Ngoài ra còn mô ̣t số công trình liên quan tới chi Ehretia và ho ̣ Boraginaceae của các tác giả khác như của Hara ở Nhâ ̣t [33] hay của Riedl ở Malaysia [47], v.v. Trong cuốn “Medicinal and poisonous plants 3”, tác giả G.H. Schmelzer đã đề câ ̣p tới loài E. philippinensis A.DC. [50] được sử dụng như
- -6- là thuốc chống viêm nhiễm, vỏ thân và rễ làm thuốc tiêu chảy, kiết lị hay nước súc miệng để điều trị đau răng. Loài E. resinosa của Đài Loan và Philippines được sử dụng như là thuốc hạ sốt ở Philippines. Ngoài ra, dịch chiết của loài này còn được sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm làm thuốc chăm sóc da. Lá của loài E. acuminata giã nhỏ dùng để điều trị sưng tấy. Gỗ của Ehretia thì không cứng lắm nên chỉ được sử dụng trên quy mô địa phương, lá của nó còn được sử dụng làm thức ăn gia súc. Hai tác giả E. Boer và M.S.M. Sosef la ̣i đề câ ̣p tới giá tri ̣ làm gỗ của các loài thuô ̣c chi Cườm ru ̣ng trong mô ̣t cuố n sách khác về tài nguyên thực vâ ̣t Đông Nam Á [29]. Theo 2 tác giả này, gỗ của nhưng loài thuô ̣c chi Cườm ru ̣ng đươ ̣c sử du ̣ng trong xây dựng, làm bàn ghế , đồ gia du ̣ng, du ̣ng cu ̣ thủ công và trang trí cho những loa ̣i thuyề n nhỏ. Gỗ của chi này cũng thích hơ ̣p đề làm những loa ̣i du ̣ng cu ̣ thể thao đòi hỏi khỏe và gỗ chắ c. Ở Ấn Đô ̣, người ta ăn quả của loài E. acuminata, còn là thì dùng để chăn nuôi gia súc. Lá non của loài này thì đươ ̣c người Tibet trô ̣n lẫn với trà khi uố ng. Tuy nhiên những nghiên cứu cu ̣ thể về cây Xa ̣ đen (E. asperula) la ̣i rấ t ít. Nguyên nhân có thể do cây này chỉ phân bố ở Viê ̣t Nam, Trung Quố c và Malaysia. 1.2. Tình hình nghiên cứu về chi Cườm rụng tại Việt Nam Chi Cườm ru ̣ng ở Viê ̣t Nam lầ n đầ u tiên đươ ̣c Gagnepain và Courcher nghiên cứu khi viế t ho ̣ Boraginaceae trong cuố n Thực vâ ̣t Đa ̣i Cương Đông Dương [32]. Trong đó các tác giả đã mô tả 8 loài thuô ̣c chi Cườm ru ̣ng. Khi viế t về chi Cườm ru ̣ng ở Nam Viê ̣t Nam, P.H. Hô ̣ đã thố ng kê và mô tả 3 loài [14]. Năm 1993 và năm 2000, theo P.H. Hô ̣ chi Cườm ru ̣ng ở Viê ̣t Nam bao gồ m 7 loài [15, 16]. Cả 7 loài đã đươ ̣c ông mô tả ngắ n go ̣n và kèm theo hiǹ h ve.̃ Năm 2001, theo Võ Văn Chi trong cuố n “Từ điể n cây thuố c” [5] ông la ̣i cho là chi Ehretia chỉ có 5 loài do loài E. dentate Courch. đươ ̣c chuyể n sang chi Carmona và E. thyrsiflora Nakai trở thành tên đồ ng nghiã của loài E.
- -7- acuminate R. Br. Theo Bùi Hồ ng Quang, Vũ Xuân Phương và Trần Ninh, năm 2007, chi Cườm ru ̣ng ở Viêṭ Nam có 6 loài [24]. Ngoài các tài liêụ chuyên khảo kể trên trong danh lu ̣c của các Vườn Quố c gia như Cúc Phương hay Pù Mát, các loài của chi Cườm ru ̣ng cũng đươ ̣c thố ng kê. Năm 1997 và 2005 khi lâ ̣p danh lu ̣c các loài thực vâ ̣t ở VQG Pù Mát, Nguyễn Nghiã Thiǹ cho rằ ng loài E. tsangii Johnst. có ở Pù Mát (Nghê ̣ An) và như vâ ̣y số loài của chi Cườm ru ̣ng là 7 loài [26]. Gầ n đây (2010) nghiên cứu sinh Hoàng Quỳnh Hoa, trường Đa ̣i ho ̣c Dươ ̣c Hà Nô ̣i đã hoàn thành luâ ̣n án tiế n si ̃ “Nghiên cứu mô ̣t số cây thuố c chi Cườm ru ̣ng (Ehretia P. Br.), ho ̣ Vòi voi (Boraginaceae) ở miề n Bắ c Viêṭ Nam” [12]. Trong luâ ̣n án này, tác giả đã tổ ng kế t la ̣i các nghiên cứu về chi Cườm ru ̣ng trên thế giới và ở Viêṭ Nam. Theo tác giả chi Cườm ru ̣ng ở miề n Bắ c Viê ̣t Nam có 7 loài bao gồ m: E. acuminata R.Br.; E. asperula Zoll. et Mor.; E. dichotoma Blume; E. dicksonii Hance; E. laevis Roxb.; E. longiflora Champ. ex Benth. và E. tsangii Johnst. Tác giả đã mô tả đầ y đủ các đă ̣c điể m hiǹ h thái, xây dựng khóa đinh ̣ loa ̣i các loài trong chi. Lầ n đầ u tiên tác giả đã công bố các đă ̣c điể m vi phẫu cành và lá của 7 loài này. Trong luâ ̣n án, tác giả cũng khẳ ng đinh ̣ tên khoa ho ̣c của cây Xa ̣ đen là Ehretia asperula Zoll. & Mor., mô tả chi tiế t các đă ̣c điể m hình thái và ngoa ̣i da ̣ng của cây này dựa theo mẫu thu đươ ̣c từ tỉnh Hòa Bình. Qua các kế t quả nghiên cứu và điề u tra, trong luâ ̣n án tác giả cũng xác đinh ̣ đươ ̣c 7 chứng/bênh ̣ đươ ̣c điề u tri ̣bằ ng các loài thuô ̣c chi Cườm ru ̣ng là số t nóng, ung bướu, di ̣ứng mẩ n ngứa, hậu sản, iả chảy, gan và đau xương. Trong đó, qua điề u tra thực vâ ̣t dân tô ̣c ho ̣c, tác giả cũng khẳ ng đinh ̣ lá hoă ̣c toàn bô ̣ phầ n trên mă ̣t đấ t của cây Xa ̣ đen và vỏ thân của cây Cườm ru ̣ng hoa dài (E. longiflora) là đươ ̣c sử du ̣ng nhiề u nhấ t.
- -8- 1.3.Tình hình nghiên cứu về cây Xạ đen Mă ̣c dù trong dân gian, cây Xa ̣ đen đươ ̣c sử du ̣ng làm thuố c từ lâu đời nhưng rấ t ít các công trình khoa ho ̣c nghiên cứu về cây này. Theo nghiên cứu sinh Hoàng Quỳnh Hoa, trường Đa ̣i ho ̣c Dươ ̣c Hà Nô ̣i Trong luâ ̣n án tiế n si ̃ “Nghiên cứu mô ̣t số cây thuố c chi Cườm ru ̣ng (Ehretia P. Br.), ho ̣ Vòi voi (Boraginaceae) ở miề n Bắ c Viê ̣t Nam”, tác giả cũng khẳ ng đinh ̣ tên khoa ho ̣c của cây Xa ̣ đen là Ehretia asperula Zoll. & Mor., mô tả chi tiế t các đă ̣c điể m hiǹ h thái và ngoa ̣i da ̣ng của cây này dựa theo mẫu thu đươ ̣c từ tin̉ h Hòa Biǹ h với các đặc điểm: Cây bu ̣i trườn, cao 3-10 m; cành màu nâu xám, lúc non có lông, khi già nhắ n. Lá đơn, mo ̣c cách; cuố ng lá dài khoảng 1 cm, hơi vặn; phiế n lá hình bầ u du ̣c, dài 10-12 cm, rô ̣ng 5-6 cm, gố c tròn hay hơi thuôn, mép nguyên hoă ̣c khía răng cưa, chóp lá nho ̣n; nhẵn cả 2 mă ̣t hoă ̣c mă ̣t trên có lông ở các gân; gân bên 4-5 đôi, phủ lông cứng, dựng đứng. Cu ̣m hoa xim ở đỉnh cành, rô ̣ng 4-6 cm, có lông. Lá bắ c hiǹ h dải đế n hình ngo ̣n giáo, dài 3- 10 mm. Hoa có cuố ng dài 2-2.5 mm; đài màu xanh, cao 1,5 mm, 5 thùy hình trứng, có lông. Tràng màu trắ ng, da ̣ng phễu, dài 3,5-4 mm, gố c rô ̣ng 1,5 mm, ho ̣ng rô ̣ng 5 mm, 5 thùy hình trứng hoă ̣c hình tam giác, dài 2-2,5 mm, khi nở uố n cong gâ ̣p ra ngoài. Nhi ̣5, dài 3,5- 4 mm, đính cách gố c ố ng tràng khoảng 1 mm, bao phấ n dài khoảng 1 mm, hình mũi tên. Bầ u gầ n hình cầ u. Vòi nhu ̣y dài 4-4,5 mm, xẻ 2 nhánh dài 1 mm. Quả ha ̣ch, màu vàng cam đế n đỏ, đường kiń h 7-8 mm, lúc chiń mở thành bố n ha ̣ch, mỗi ha ̣ch chứa 1 ha ̣t. Thông tin khác về phân loại thực vật: Nguyễn Văn Nam, trong luận văn của mình, cây Xạ đen đã được gắn với tên khoa học Celastrus hinsii Benth. nhưng sau này các nhà thực vật và dược học đã xác định lại, loài Xạ đen được sử dụng làm thuốc phổ biến có tên khoa học đúng là Ehretia asperula Zoll. & Mor.
- -9- Từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây Xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của Học Viện Quân Y dịch chiết từ loài cây này có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư; qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Cây Xa ̣ đen là cây làm thuố c và chủ yế u đươ ̣c khai thác ngoài thiên nhiên vì vâ ̣y chưa có tài liêụ nào đề câ ̣p tới nhân giố ng và trồ ng tro ̣t cây Xa ̣ đen ở Viê ̣t Nam. Tuy nhiên, nhiề u tài liêu, ̣ giáo trình về nhân giố ng các loài cây gỗ khác đã đươ ̣c xuấ t bản. Các tài liệu về trồng trọt hay nhân giống về chi Ehretia rất ít. Tuy nhiên, cũng có một vài tạp chí điện tử có đề cập tới điều kiện trồng trọt và nhân giống của loài E. dicksonii như tạp chí làm vườn “gardening.eu” hay tạp chí “naturalmedicinalherbs.net”. Trong các tạp chí này, sơ lược về trồng trọt nhân giống, sâu bệnh và các kỹ thuật chăm sóc cây E. dicksonii đã được đề cập. Tuy sơ lược nhưng đây chính là những cơ sở hay gợi ý ban đầu về kỹ thuật chăm sóc cũng như nhân giống các loài Ehretia. Cuốn “Lanscaping with Native plants of Texas” có đề câ ̣p tới nhân giố ng loài Ehretia anacua bằ ng ha ̣t hoă ̣c bằ ng hom. Trong cuố n sách này, E. anacua là mô ̣t trong những hàng trăm cây cảnh thuô ̣c vùng Texas (My)̃ đươ ̣c tác giả Miller giới thiêụ cũng như đưa ra phương pháp nhân giố ng cây này bằ ng ha ̣t và bằ ng hom rễ [46]. Boer và Sosef (1998) khi viế t về chi Ehretia trong cuố n “Timber trees: Lesser- known timber” có đề câ ̣p tới nhân giố ng loài E. acuminata bằ ng ha ̣t [29]. Theo các tác giả tỉ lê ̣ nảy mầ m của ha ̣t E. acuminata là 50% khi không đươ ̣c
- - 10 - xử lý. Trái la ̣i tỉ lê ̣ nảy mầ m là 90% nế u trước khi gieo ha ̣t đươ ̣c xử lý bằ ng axit sulphuaric nồ ng đô ̣ thấ p trong 10 phút. 1.4. Cơ sở khoa học của nhân giống thực vật bằng hom Giâm hom là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng sử dụng thân cây (bao gồm các dạng thân như thân củ, thân rễ, thân cành), cành và lá, rễ cây để tạo ra cây mới gọi là cây hom. Trong đó nhân giống bằng hom thân, hom cành đang được phát triển nhanh và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất lâm nghiệp như đối loài liễu (Salix), bạch đàn (Eucalyptus), keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)… Cây hom có đặc tính di truyền giống như cây mẹ. Nhân giống bằng hom có hệ số nhân giống lớn, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ và tương đối rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây trồng, cây cảnh và cây ăn quả. Nhân giống bằng hom là làm cho hom ra rễ, còn thân cây sẽ được hình thành từ các chồi bên hoặc chồi bất định. Đặc điểm ra rễ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài và các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài trong quá trình giâm hom. Do đó, khi giâm phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho hom ra rễ. Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó. Có hai loại rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành nhưng chỉ phát triển khi đoạn thân hoặc cành đó tách rời khỏi cây, còn rễ mới sinh được hình thành khi cắt hom và là hậu quả của phản ứng với vết cắt. Khi hom bị cắt, các tế bào sống ở vết cắt bị tổn thương và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được hở ra và gián đoạn, sau đó, quá trình tái sinh sẽ diễn ra theo các bước là các tế bào mặt ngoài chết, hình thành lớp bao bọc, mạch gỗ được đậy lại bằng lớp keo để mặt cắt khỏi bị thoát nước. Sau đó, các tế bào bên trong phân chia và hình thành lớp mô mềm. Các tế bào ở vùng lân cận của tượng tầng mạch và libe bắt đầu hình thành rễ bất định. Các
- - 11 - rễ này thường được hình thành bên cạnh và sát ngoài lõi trung tâm của mô mạch và ăn sâu vào trong thân tới gần ống sát bên ngoài tượng tầng. Nhìn chung, với việc giâm hom từ thân, cành, để hom hình thành một bộ rễ mới là vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ, chồi. Chúng bao gồm các nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Các nhân tố nội sinh: - Đặc điểm di truyền của loài: Theo quan điểm giâm hom Quijada (1985) chia các loài thành 3 nhóm: nhóm khó ra rễ, nhóm ra rễ trung bình và nhóm dễ ra rễ . Có loài cây có biến động lớn tỷ lệ ra rễ , Roulund (1971) thí nghiệm các dòng giâm hom như loài cây Vân sam (Picea abies) tỷ lệ ra rễ giao động từ 3,2% - 48,5%, và mỗi dòng đều ổn định khả năng ra rễ [48]. - Tuổi cây mẹ, tuổi cành lấy hom: Nhìn chung, cây mẹ càng già tỷ lệ ra rễ càng giảm. Cây chưa sinh sản bằng hạt thì dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản, nhân giống bằng hom giảm khi tuổi mẹ tăng lên. Tuổi cành cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ. Hom ở giai đoạn nửa hoá gỗ thích hợp cho việc ra rễ. Hom non thì dễ bị thối rữa, hom già đã hoá gỗ thì khó bật rễ [22]. - Đặc điểm của cây cá thể: Nhiều thí nghiệm giâm hom với các cây cá thể đã chứng tỏ có cây cho tỷ lệ hom ra rễ rất cao, còn có cây hầu như không ra rễ. Ngay từ năm 1940, Deuber đã cho biết là ở một số loài cây lá kim, tỷ lệ ra rễ có biến động lớn từ 0% - 100%. Theo Simsiri (1991) ở loài cây keo lá tràm, cây cá thể có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng ra rễ của hom (60% - 80%). Trong thí nghiệm của Lambeth et al. (1989) với bạch đàn E.grandis ở Colombia tỷ lệ hom ra rễ biến động từ 0% - 100% tùy theo cây mẹ. Cụ thể trong 950 cây trội được chọn để
- - 12 - nhân giống tiếp có 10 cây trội có hom chồi gốc không ra rễ, còn 940 cây trội có hom ra rễ ở tỷ lệ khác nhau, chỉ có 460 cây trội được sử dụng vào khảo nghiệm dòng vô tính, vì các cây này có tỷ lệ hom ra rễ đạt từ 60% trở lên. Vì vậy chọn dòng vô tính sử dụng vào nhân giống đại trà người ta sử dụng ngưỡng tỷ lệ ra rễ 60% trở lên thì nhân giống hom mới đạt hiệu quả kinh tế [22]. - Chất điều hoà sinh trưởng: Trong các chất này, Auxin được coi là quan trọng nhất trong qúa trình ra rễ của hom. Song nhiều chất khác nhau tác động cùng auxin và hoạt tính của auxin cũng tồn tại một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng. Vì vậy, khi giâm hom để tăng hiệu quả việc giâm hom, đặc biệt là với những loài cây khó ra rễ cần sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng để tăng tỷ lệ ra rễ của hom. Ngày nay sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng hầu như không thể thiếu trong nhân giống bằng hom. Để hom ra rễ với tỷ lệ cao thì mỗi loài cần có loại chất, nồng độ và thời gian xử lý thuốc thích hợp. Các chất kích thích thường dùng hiện nay là IAA (Axit Indol - Axetic), IBA (Axit Indol - Butiric), NAA (Axit Napthalen - Axetic). Với Bạch đàn trắng thí nghiệm cho thấy IBA là chất cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (93,8%) (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1977). Ngoài ra, việc xử lý bằng thuốc nước hoặc thuốc dạng bột cũng cho kết quả khác nhau. Theo Lars Chmist (1993) thì chất điều hoà sinh trưởng dạng dung dịch nồng độ thấp 20 – 200ppm, phần gốc hom nhúng trong 24 giờ, còn ở nồng độ 500 – 1000ppm chỉ cần nhúng nhanh trong dung dịch khoảng 4 – 5 giây. Hoặc theo kết quả thí nghiệm với Thông đuôi ngựa 2 tuổi xử lý bằng thuốc dung dịch IBA nồng độ 75ppm, 100ppm và 150ppm trong 8 giờ có tỷ lệ ra rễ tương ứng là 6%, 80%, 87% (Lê Đình Khả, 1994). Tóm lại, nồng độ thấp cần xử lý thời gian dài và nồng độ cao cần thời gian xử lý ngắn. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc,
- - 13 - nồng độ, thời gian xử lý thuốc cần nghiên cứu với từng loài cây, ở từng giai đoạn và điều kiện cụ thể để cho kết quả chính xác. - Vị trí lấy hom trên cây: Lấy cành giâm hom ở vị trí khác nhau cũng cho tỷ lệ ra rễ khác nhau, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa [22] (Wong, 1989) Keo tai tượng nhỏ tuổi vị trí lấy hom kể từ ngọn cây non xuống gốc thì tỷ lệ ra rễ ở vị trí phần gốc cao hơn vị trí lấy hom ở phần ngọn. Thông thường, các hom lấy ở phần gốc dễ ra rễ hơn các hom lấy ở phần ngọn. - Lá giữ vai trò chủ chốt trong hình thành mô phân sinh của rễ ở các hom chưa hóa gỗ đặt dưới phun mù. Giâm hom cây keo tai tượng 1 năm tuổi (Darus, 1991) cho thấy tỷ lệ ra rễ của hom có lá (66%) cao hơn hom không có lá (12%) và hom cắt 1/2 diện tích phiến lá có kết quả tỷ lệ ra rễ tốt nhất (76%). Tỷ lệ ra rễ còn liên quan đến bề mặt lá nghĩa là quang hợp. Đối với bạch đàn E. deglupta (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2001) hầu hết các hom ngắt bỏ lá trước khi giâm hom đều không ra rễ và các hom này chết trong vòng 10 ngày [22]. Các nhân tố ngoại sinh: - Thời vụ giâm hom: Một số loài có thể giâm quanh năm nhưng nhiều loài có tính thời vụ rõ rệt. Thời vụ giâm gắn liền với diễn biến thời tiết, mùa sinh trưởng của cây và trạng thái sinh lý của cành. Hầu hết các cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè (mùa mưa). Vì thế, mùa mưa là mùa giâm có tỷ lệ ra rễ cao ở nhiều loài cây, mùa đông thường cho tỷ lệ ra rễ thấp. Tỷ lệ ra rễ ở loài Keo lai trong mùa giâm hom (tháng 4 – tháng 10) thường có tỷ lệ ra rễ 80 – 90%, song khi đảm bảo các điều kiện cần thiết cho ra rễ của hom giâm thì trong các tháng 11 – 12 cũng chỉ có thể đạt tỷ lệ ra rễ 60 – 70%, còn giâm hom vào tháng 1 thì hoàn toàn không ra rễ [17]. Tuy nhiên, với từng loài cụ thể cần có những nghiên cứu thực nghiệm để có kết quả cụ thể.
- - 14 - - Giá thể cắm hom: Một số loại giá thể thông dụng như cát tinh, mùn cưa, xơ dừa băm nhỏ, hoặc hỗn hợp đất, mùn và phân. Giá thể phải không nhiễm bệnh, rễ thoát nước. Giâm hom cho Mắc ca dùng giá thể 1/3 trấu + 1/3 rơm băm nhỏ ủ hoai + 1/3 cát vàng là thích hợp nhất vừa cho tỷ lệ ra rễ của hom cao nhất (75,5%) và chất lượng bộ rễ trên cây hom là tốt nhất (Chỉ số ra rễ: 39,8) [11]. - Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của không khí và của giá thể: Các nhân tố này đều có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ ra rễ. Tuy nhiên, chúng tác động mang tính tổng hợp chứ không riêng lẻ. Vì vậy, cần chú ý việc che bóng và các chế độ chăm sóc để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Theo Tewary, ánh sáng tán xạ khoảng 40-50% là phù hợp cho hom nhưng cá biệt như Nhài nhật có thể ra rễ cả khi che bóng hoàn toàn trong 30 ngày. Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ thích hợp là 28 – 33oC (Longman, 1993). Năm 2009, Bùi Thanh Nam làm khoá luận tốt nghiệp Đại học với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, đặc điểm nơi mọc và tìm hiểu kỹ thuật gây trồng loài cây Xạ đen (Celastrus hinsii) ở Vườn Quốc gia Cúc Phương”. Trong luận văn, tác giả đã sơ bộ thử nghiệm nhân giống cây Xạ đen bằng hạt và hom (chọn cành bánh tẻ, dùng chất kích thích ra rễ IBA dạng bột, nồng độ 0,5-1,0%). 1.5. Cơ sở khoa học của nhân giống thực vật bằng hạt Sử dụng hạt để nhân giống cây trồng là rất phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, dễ áp dụng, hệ số nhân giống rất cao. Đối với nhân giống từ hạt tỷ lệ nảy mầm hạt giống có ý nghĩa quan trọng đến tỷ lệ cây con xuất vườn. Sự nảy mầm của hạt bao gồm 3 gia đoạn gối nhau là: 1)Hấp thụ nước làm cho hạt trương lên, vỏ hạt nứt ra, 2) Hoạt tính men, hô hấp và tăng lên, các dự trữ được sử dụng và vận chuyển đến những vùng sinh trưởng, 3) Sự
- - 15 - phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ mầm và chồi mầm đâm ra ngoài vỏ hạt (Evenari 1957) Sự nảy mầm của hạt là sự khởi đầu sự phát triển từ phôi thành cây con độc lập. Sự nảy mầm thể hiện hạt có khả năng sinh ra một cây con bình thường trong điều kiện thích hợp (Justice 1972) . Sự nảy mầm được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm những hạt sản sinh ra những cây con bình thường. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống phụ thuộc vào bản chất của loài cây, chất lượng của hạt, độ ẩm, nhiệt độ không khí, ánh sáng, trong đó yếu tố độ ẩm và nhiệt độ không khí là quyết định nhất. Sự ngủ của hạt giống là trạng thái hạt còn sống nhưng không nảy mần mặc dù đã có yếu tố thuận lợi cho sự nảy mầm. Hạt sống là hạt có thể này mầm trong điều kiện thích hợp khi trạng thái ngủ nếu có của hạt được loại trừ (Roberts 1972) Sự ngủ trong tự nhiên của hạt có vai trò giữ cho hạt không nảy mầm khi điều kiện lúc đầu thích hợp cho nảy mầm, nhưng sau đó lại quá khắc nghiệt với sự sống của cây con. Trong sản xuất cây giống sự ngủ của hạt giống cũng có lợi khi chúng ta vận chuyển, chế biến, chúng không bị chết [10].
- - 16 - Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor. 2.2. Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Hòa Bình 2.3. Mục tiêu nghiên cứu 2.3.1. Mục tiêu tổng quát Nhân giống cây Xạ đen bằng phương pháp giâm hom và bằng hạt nhằm tìm được phương pháp nhân giống tối ưu cây Xạ đen. 2.3.2. Mục tiêu cụ thể - Nắm được hiện trạng phân bố và đặc điểm phân bố của cây Xạ đen tại tỉnh Hòa Bình. - Chọn công thức tối ưu cho việc nhân giống cây Xạ đen bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh Hòa Bình. 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Điều tra về đặc điểm phân bố của cây Xạ đen tại tỉnh Hòa Bình - Hiện trạng phân bố trong tự nhiên, tình hình khai thác và sử dụng cây Xạ đen tại tỉnh Hòa Bình. - Đặc điểm phân bố (theo đai cao, theo dạng sinh cảnh). 2.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống cây Xạ đen - Nhân giống bằng giâm hom: + Nghiên cứu về tuổi hom giâm (hom đoạn ngọn, hom đoạn giữa, hom đoạn gốc) + Nghiên cứu về loại và nồng độ chất kích thích ra rễ (2 loại chất kích thích IBA và TTG).
- - 17 - + Nghiên cứu về giá thể khi giâm hom (2 loại: hỗn hợp đất đóng bầu và cát thô sạch) + Nghiên cứu về thời vụ giâm (2 thời vụ: Vụ xuân hè tháng 4 và Vụ thu đông tháng 7). - Nhân giống bằng hạt xác định: + Tỷ lệ nẩy mầm của hạt. + Tỷ lệ sống của cây con khi đưa vào bầu với tỷ lệ che bóng khác nhau (50% và 70%). + Tỷ lệ sống của cây con khi đưa vào bầu ở 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Điều tra đặc điểm phân bố của cây Xạ đen - Điều tra sơ bộ: thông qua phỏng vấn người dân, thầy lang, .v.v. để nắm được tình hình phân bố, khai thác và sử dụng của cây Xạ đen tại tỉnh Hòa Bình. - Điều tra thực địa: Điều tra theo địa giới hành chính (huyện, xã). Chọn huyện, xã điển hình theo kết quả phỏng vấn sơ bộ. Tại các điểm có bắt gặp cây Xạ đen tiến hành điều tra trong bán kính 20m tất cả các cây gỗ có đường kính ngang ngực trên 6cm để xác định loài ưu thế. Khu vực điều tra tại các huyện Lạc Sơn, huyện Tân Lạc; huyện Cao Phong, huyện Đà Bắc và huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. Số liệu thu thập được ghi chép theo biểu mẫu 2.1.
- - 18 - Mẫu biểu 2.1. Biểu điều tra đặc điểm phân bố theo địa giới hành chính Số điểm Số điểm Tỷ lệ % Số cá % theo Độ cao Loài cây Tên xã điều tra gặp Xạ gặp Xạ thể bắt số cá khu vực đen đen gặp thể điều tra 2.5.2. Thử nghiệm giâm hom cây Xạ đen tại vườn ươm Do điều kiện và thời gian làm thí nghiệm có hạn, nên chúng tôi chỉ sử dụng mỗi công thức là 30 hom giâm. - Vật liệu nghiên cứu: Các đoạn hom được phân thành đoạn ngọn, đoạn giữa và đoạn gốc ký hiệu là: T1, T2, T3; Hom được cắt thành các đoạn dài 10 – 12 cm; Hom có 1 – 2 lá (được cắt bỏ 2/3 diện tích phiến lá). - Chất kích thích ra rễ: IBA và TTG + Dùng chất kích thích ra rễ IBA pha thành dung dịch với các nồng độ 100ppm, 200ppm, 300ppm ngâm trong 10 phút. + Dùng chất kích thích ra rễ TTG dạng bột để chấm hom giâm. (Do Trung tâm giống cây rừng – Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam sản xuất) - Giá thể giâm hom: + Cát thô sạch. + Hỗn hợp đất đóng bầu vườn ươm + 10% phân chuồng đã ủ hoai + 1% lân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn