intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp kỹ thuật nhân nuôi Đon (Atherurus macrourus Linnaeus, 1758)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam nhằm nâng cao thu nhập của người dân và bảo tồn đa dạng sinh học. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp kỹ thuật nhân nuôi Đon (Atherurus macrourus Linnaeus, 1758)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- PHÙNG TIẾN LÂM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI ĐON (Atherurus macrourus Linnaeus,1758) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- PHÙNG TIẾN LÂM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI ĐON (Atherurus macrourus Linnaeus,1758) Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Đề tài được thực hiện tại Vườn Quốc gia Cúc Phương và Trung tâm Nghiên cứu cứu hộ và Phát triển động vật hoang dã, Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp từ tháng 6/2012 đến tháng 03/2013. Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường cũng như Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên Vườn Quốc Gia Cúc Phương và Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Tiến Thịnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả về chuyên môn và thời gian trong suốt quá trình khảo sát và hoàn thiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tác giả. Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan mọi số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực không sao chép của bất kỳ tác giả nào. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 10 tháng 03 năm 2013 Tác giả Phùng Tiến Lâm
  4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜi cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các bảng biểu ................................................................................... v Danh mục các hình ........................................................................................... vi Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 3 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 4 1.2.1. Các nghiên cứu chăn nuôi động vật hoang dã ở việt Nam .............. 4 1.2.2. Tình hình nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã ở nước ta ............ 5 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 10 2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 10 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 10 2.2. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu ........................................ 10 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 10 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 10 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 10 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 10 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 11 2.4.1. Phương pháp tiếp cận chung .......................................................... 11
  5. iii 2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của Đon trong điều kiện hoang dã ................................................................................................... 11 2.4.3. Nuôi thí nghiệm Đon trong điều kiện nhân tạo .............................. 13 2.4.4. Xác định Thành phần thức ăn và khẩu phần ăn của Đon ............... 15 2.4.5. Tập tính hoạt động của Đon trong điều kiện nuôi nhốt ................. 17 2.4.6. Theo dõi khả năng sinh trưởng và sinh sản của Đon ..................... 19 2.4.7. Một số bệnh thường gặp ở Đon và cách phòng trị bệnh ................ 19 2.4.8. Xử lý số liệu ................................................................................... 21 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................................... 22 3.1. Vườn Quốc gia Cúc Phương................................................................. 22 3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 22 3.1.2. Địa hình .......................................................................................... 22 3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng .................................................................. 22 3.1.4. Khí hậu, thủy văn ........................................................................... 24 3.1.5. Hệ thực vật ..................................................................................... 25 3.2. Trung tâm Nghiên cứu cứu hộ và Phát triển động vật hoang dã .......... 26 3.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 26 3.2.2. Khí hậu thủy văn ............................................................................ 26 3.2.3. Một số thông tin về Trung tâm Nghiên cứu cứu hộ và Phát triển động vật hoang dã .................................................................................... 27 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28 4.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Đon trong điều kiện hoang dã ......... 28 4.1.1. Đặc điểm hình thái ......................................................................... 28 4.1.2. Đặc điểm về phân bố và nơi sống của Đon .................................... 29 4.1.3. Thức ăn của Đon ............................................................................ 31 4.1.4. Đặc điểm sinh sản của Đon ............................................................ 32 4.1.5. Tập tính hoạt động của Đon ........................................................... 33
  6. iv 4.2. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của Đon ................. 34 4.2.1. Thành phần thức ăn của Đon trong điều kiện nuôi nhốt ................ 34 4.2.2. Xác định các loại thức ăn ưa thích của Đon................................... 37 4.2.3. Nhu cầu thức ăn của Đon trong điều kiện nuôi nhốt ..................... 39 4.3. Tập tính hoạt động của Đon trong điều kiện nuôi nhốt ........................ 41 4.3.1. Phân phối thời gian cho các hoạt động của Đon ............................ 41 4.3.2. Hoạt động của Đon theo chu kỳ ngày đêm .................................... 44 4.4. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của Đon trong điều kiện nuôi nhốt 46 4.5. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật tạo giống Đon ................... 49 4.5.1. Phân biệt giới tính .......................................................................... 49 4.5.2. Chuẩn bị hang tổ cho Đon sinh sản ................................................ 49 4.5.3. Khả năng sinh sản của Đon trong điều kiện nuôi nhốt .................. 50 4.6. Phòng và chữa bệnh cho Đon ............................................................... 51 4.6.1. Một số bệnh thường gặp ................................................................. 51 4.6.2. Phòng bệnh cho Đon ...................................................................... 52 4.7. Chăm sóc Đon....................................................................................... 53 4.7.1. Vệ sinh chuông trại ........................................................................ 53 4.7.2. Cung cấp thức ăn cho Đon ............................................................. 54 4.7.3. Theo dõi Đon thường xuyên .......................................................... 54 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang 2.1 Mô tả sinh cảnh bắt gặp hay dấu hiệu loài Đon 13 2.2 Số lượng loài, số lượng và đặc điểm hang tổ loài Đon 13 2.3 Thử nghiệm các loại thức ăn cho Đon 15 2.4 Thử nghiệm các loại thức ăn cho Đon 16 2.5 Thử nghiệm lượng thức ăn cần thiết cung cấp cho Đon 17 2.6 Theo dõi tập tính hoạt động của Đon 18 2.7 Cân trọng lượng Đon định kỳ 19 2.8 Các biểu hiện bất thường của Đon ở chuồng nuôi 20 2.9 Kết quả điều trị bệnh cho Đon 21 4.1 Thành phần thức ăn của Đon ngoài tự nhiên 31 4.2 Danh mục một số loại thức ăn Đon 35 4.3 Danh mục các loại thức ăn ưa thích của Đon 38 Tổng hợp kết quả thử nghiệm khẩu phần ăn trong 26 ngày của 4.4 40 02 cá thể Đon (D001 và D002) Thống kê các hoạt động của 02 cá thể Đon trong chuồng nuôi 4.5 42 theo ngày quan sát 4.6 Thông tin ban đầu về tám cá thể Đon 47 4.7 Sinh trưởng của 08 cá thể Đon được theo dõi từ tháng 8/012 48
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1 Mô hình chuồng Đon nuôi sinh sản 14 4.1 Đon (Atherurus macrourus Linnaeus, 1758) 28 4.2 Các khu vực núi đá vôi là sinh cảnh phân bố chủ yếu của Đon 29 4.3 Sinh cảnh sống của Đon ngoài tự nhiên 29 4.4 Hang Đon ngoài tự nhiên 30 4.5 Quả cây rừng - loại thức ăn ưa thích của Đon 32 4.6 So sánh hoạt động giữa cá thể đực và cái trong ngày 43 4.7 Mức độ tăng trưởng bình quân của 08 cá thể Đon qua các tháng 47 4.8 Cá thể cái 49 4.9 Cá thể đực 49 4.10 Hang Đon xây dựng trong chuồng nuôi 50 4.11 Đon bị trầy xước ở tai trái 52
  9. vii CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CITES Công ước về buôn bán động vật hoang dã quốc tế ĐVHD Động vật hoang dã ĐHLN Đại học Lâm nghiệp IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KH Khoa học MV Mẫu vật NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản PV: phỏng vấn QĐ Quyết định QS Quan sát SC Sinh cảnh SĐVN Sách đỏ Việt Nam STT Số thứ tự TT Thứ tự TL Tài liệu Trung tâm nghiên cứu cứu hộ và Phát triển động vật TTNCCH&PTDVHD hoang dã VQG Vườn Quốc gia UBND Ủy ban nhân dân
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên động vật rừng nước ta rất phong phú và đa dạng. Các nguồn thông tin gần đây đã thống kê ở Việt Nam có 322 loài thú (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009)[6], 887 loài chim (Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân, 2011)[25], 369 loài bò sát và 176 loài ếch nhái (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường, 2009) [23]. Không những vậy, giới động vật nước ta có tính đặc hữu cao với hơn 100 loài và phân loài chim; 78 loài và phân loài thú. Có rất nhiều loài động vật có giá trị kinh tế và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo tồn như Voi, Bò rừng, Bò tót, Hổ, Báo... Cùng với các tài nguyên khác, động vật rừng nước ta trong những năm qua đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước và cũng là cơ sở quan trọng cho bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Tuy nhiên, các hoạt động thiếu ý thức của con người đã làm cho nguồn tài nguyên động vật suy giảm nghiêm trọng. Có đến 94 loài thú, 76 loài chim, 40 loài bò sát và 14 loài ếch nhái được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007)[1] với các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó, có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Trước nhu cầu của xã hội, nghề nuôi động vật hoang dã nổi lên như một hướng đi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ động vật, đồng thời giảm áp lực săn bắt động vật từ tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, nghề chăn nuôi động vật đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, nghề gây nuôi sinh sản động vật hoang dã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước nhưng chỉ trong những thập niên gần đây mới phát triển mạnh. Hiện nay hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã xuất hiện và phát triển hầu hết các tỉnh trong cả nước đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng trung du bán sơn địa Bắc Trung bộ và Tây Nguyên và vùng đồng bằng
  11. 2 Sông Cửu Long (Nguyễn Xuân Đặng và Phạm Nhật, 2005) [20]. Các loài động vật hoang dã được nuôi có thể kể đến là: Nhím, Lợn rừng, Gấu, Cá sấu, Rắn, Hươu... Tuy nhiên, số lượng loài cũng như các trang trại chăn nuôi chưa nhiều, còn manh mún, nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng tăng về các loại lâm đặc sản. Bên cạnh đó, thị trường luôn tìm kiếm những loại đặc sản mới có chất lượng đáp ứng thị yếu của những đối tượng có nhu cầu sử dụng. Đon (Atherurus macrourus Linnaeus, 1758) là một loại động vật hoang dã có chất lượng thịt thơm ngon, kích thước cơ thể trung bình đạt 3-4 kg đang là đối tượng ưa thích trên thị trường. Không những vậy, Đon dễ chăn nuôi, ít bệnh tật hứa hẹn mở ra một đối tượng chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ gia đình. Các thông tin mà chúng tôi ghi nhận được cho thấy Đon đang được nuôi thử nghiệm ở một số địa phương như: TP Hồ Chí Minh, Đăk Lắc, Hà Nội … Tuy nhiên chưa có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi Đon thương phẩm và sinh sản, những tài liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài còn nhiều hạn chế. Đây là những tồn tại mà thực tế đặt ra và cần được giải quyết. Vì vậy, nghiên cứu được kỹ thuật chăn nuôi Đon là công việc cần thiết vào lúc này có ý nghĩa thực tiễn lớn không chỉ trong công tác chăn nuôi mà còn trong công tác cứu hộ, bảo tồn loài. Xuất phát từ cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp kỹ thuật nhân nuôi Đon (Atherurus macrourus Linnaeus, 1758) " nhằm bổ xung các thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài cũng như góp phần cung cấp tư liệu nằm hoàn thiện kỹ thuật chăn nuôi Đon thương phẩm.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Từ xa xưa, loài người không chỉ khai thác các loài động vật từ thiên nhiên hoang dã, mà còn biết nuôi dưỡng, thuần hóa chúng nhằm chủ động tạo ra nguồn sản phẩm động vật đa dạng, phong phú và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Theo các tài liệu lịch sử, loài người đã biết bắt các loài động vật hoang dã, thuần dưỡng chúng từ 4-5 nghìn năm trước công nguyên, đến nay chúng ta có một tập đoàn các loài vật nuôi rất đa dạng với hàng ngàn loài và giống gia súc, gia cầm, thủy sản, động vật cảnh...Ngày nay, do nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng của xã hội, con người ngày càng tăng cường nhân nuôi, thuần dưỡng các loài động vật hoang dã. Chăn nuôi động vật hoang dã không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà nó còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo Conway (1998), hiện nay tại các Vườn động vật trên thế giới đang nuôi khoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho 3000 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Mục đích của phần lớn các Vườn động vật hiện nay là gây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục vụ tham quan giải trí và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu trong các Vườn động vật cũng đang được chú trọng. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm giải pháp tối ưu để nhân giống, phát triển số lượng. Tuy nhiên về kỹ thuật nhân nuôi, đặc điểm sinh thái và tập tính cũng như việc thả chúng về môi trường tự nhiên có nhiều vấn đề đặt ra cho công tác nhân nuôi cần phải giải quyết. Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan là những quốc gia có nghề nhân nuôi động vật hoang dã rất phát triển. Tuy nhiên những nghiên cứu của nước ngoài
  13. 4 về kỹ thuật chăn nuôi rất ít. Một số công trình có thể kể đến như: Từ Phổ Hữu (2001), đã trình bày các đặc điểm hình thái, sinh học và kỹ thuật chăn nuôi (chuồng trại, thức ăn, chăm sóc, bệnh tật và cách phòng tránh…) cho 10 loài rắn độc kinh tế; Vương Kiến Bình (2002), trong Sổ tay nuôi hiệu quả cao các loài rắn đã trình bày những yêu cầu kỹ thuật nuôi rắn đạt hiệu quả kinh tế cao. Một tác giả người Trung Quốc nữa có thể kể đến là Cao Dực (2002) trong cuốn Kỹ thuật thực hành nuôi dưỡng động vật kinh tế đã trình bày những yêu cầu kỹ thuật cơ bản chăn nuôi nhiều loài thú, chim, bò sát, ếch nhái, bọ cạp, cua, giun đất v.v.v. Ngoài ra, còn có nhiều tác giả khác như: Lena C. Larson et al (2001) đã biên tập từ nhiều báo cáo khoa học, kinh nghiệm cá nhân về biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, khẩu phần ăn, điều kiện chuồng trại, tập tính hoạt động... của các loài Cu li trong tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi các loài Cu li Châu Á”. Đon là loài phân bố rộng, bao gồm Đông Nam Á, Nam Trung Quốc (Wilson 1993; Francis 2008). Tại nhiều quốc gia kể trên Đon được thu bắt trong tự nhiên đã được sử dụng làm thực phẩm từ lâu. Tuy nhiên việc nhân nuôi loài thú này trong điều kiện nuôi nhốt vẫn còn nhiều hạn chế. Loài Đon Châu Phi (Atherurus africanus) cũng đã được nhân nuôi thành công và góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường (Joli, 1998) [14]. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu chăn nuôi động vật hoang dã ở việt Nam Ở nước ta nghề chăn nuôi động vật hoang dã đang ngày càng trở thành một nghề kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Một số loài động vật hoang dã được nuôi phổ biến là: Hươu sao, Gấu, các loài Khỉ, Nhím, các loài Cầy, Trăn, các loài Rắn độc, Ba ba, Cá sấu, v.v.v. Tuy nghề chăn nuôi động vật hoang dã đã hình thành từ lâu nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều yếu kém, quy
  14. 5 mô sản xuất nhỏ. Tài liệu chuyên khảo và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi động vật hoang dã ở nước ta còn tương đối ít. Một trong những công trình nghiên cứu sớm nhất về động vật hoang dã có giá trị kinh tế được xuất bản vào năm 1975 (Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1975) [12]. Trong tài liệu này, các tác giả đã giới thiệu về hình thái, phân bố, nơi sống, tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh sản của các loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao của tỉnh Hòa Bình như Hươu sao, Nai, Khỉ vàng, Khỉ cộc, Cầy vòi mốc, Cầy vòi hương, v.v.v. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tài liệu sơ bộ, có tính chất tổng hợp từ các quan sát ngoài thiên nhiên. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2000) [19] đã giới thiệu sơ bộ cách nuôi một số loài động vật có giá trị kinh tế cao. Nhiều loài động vật hoang dã đã trở thành đối tượng chăn nuôi phổ biến, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, dược liệu, da lông, làm cảnh, v.v.v của xã hội. Ví dụ nổi bật nhất là loài Ba ba trơn, Ếch đồng (Ngô Trọng Lư, 2009; Nguyễn Duy Khoát và Phạm Viết Thắng, 1992) và các loài thuộc nhóm Rắn. Cùng trong họ Hystricidae, ở Việt Nam loài Nhím đã được nghiên cứu và nhân nuôi với quy mô rộng lớn, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên, Đon là loài chưa được quan tâm nghiên cứu. Ở một số địa phương loài Đon cũng được chăn nuôi tự phát nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế do thiếu kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi (Đỗ Quang Huy, Lưu Quang Vinh, 2005) [9]. 1.2.2. Tình hình nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã ở nước ta Nghề nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã ở Việt Nam đã xuất hiện từ lâu và đạt được những thành công quan trọng như nuôi Hươu sao, Nai, Khỉ vàng, Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch đồng, Cá sấu…Trong những thập niên gần đây, hoạt động gây nuôi sinh sản động vật hoang dã ở Việt Nam cũng gặp phải
  15. 6 không ít những khó khăn về cơ chế quản lý, kinh phí đầu tư, kỹ thuật nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.2.2.1. Loài, số lượng nuôi và mục đích nuôi Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, hiện nay trên cả nước có khoảng trên 50 loài động vật hoang dã được nuôi. Tính đến năm 2003, cả nước có khoảng 316 trại nuôi và 1.658 hộ gây nuôi động vật hoang dã. Chắc chắn, con số thống kê trên chưa phản ánh hết thực tế nhân nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay. Vùng Đông Nam Bộ có số lượng loài động vật gây nuôi lớn nhất với trên 1,2 triệu cá thể, trong đó chủ yếu là Ba ba (1 triệu cá thể), Kỳ tôm, Tắc kè, Liu điu…với khoảng 200.000 cá thể. Vùng đồng bằng Sông Hồng có hơn 800.000 động vật hoang dã nuôi, chủ yếu là Rắn, Rùa, Ba ba. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long với tổng số trên 37.000 cá thể chủ yếu là các loài Cá sấu, Ba ba, Trăn. Vùng Tây Nguyên có gần 3000 cá thể, chủ yếu là Ba ba, Cá sấu, Hươu, Nai. Vùng Đông Bắc và Tây Bắc số động vật hoang dã nuôi không đáng kể (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2005) [20]. Hầu hết các loài động vật được gây nuôi nhằm mục đích kinh doanh, chỉ một số ít phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch, bảo tồn. 1.2.2.2. Phương thức nuôi Hầu hết các động vật gây nuôi tại các trại và các hộ gia đình đều theo phương thức nuôi nhốt trên đất thổ cư đối với các loài Trăn, Rắn, Ba ba, Hươu, Nai, Gấu, Khỉ, Chồn, Kỳ đà…Hình thức chăn nuôi trong các hộ gia đình chủ yếu dựa vào chăn nuôi quảng canh hoặc bán thâm canh do vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, vật tư, con giống,...thấp dẫn đến khối lượng hàng hóa sản xuất nhỏ lẻ, tỷ lệ rủi ro cao, chất lượng sản phẩm thấp không đồng đều. Tuy nhiên hình thức này đã lợi dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, đặc biệt ở vùng nông thôn.
  16. 7 Đối với các trạm gây nuôi sinh sản thuộc các công ty, doanh nghiệp,..phương thức nuôi nhốt quy mô trang trại là phổ biến. Đối với các trại vệ tinh của các công ty, doanh nghiệp này, các công ty sẽ cung cấp một phần vốn đầu tư nhất định cho cơ sở hạ tầng, giống, thức ăn và các dịch vụ thú y, kỹ thuật,…cho các trại, đồng thời thu mua, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm từ các trại vệ tinh này (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2005) [20]. 1.2.2.3. Chuồng trại Chuồng nuôi động vật hoang dã khác nhau theo loài, theo tình trạng kinh tế của người nuôi và tập quán địa phương nhưng phần lớn là chưa đạt yêu cầu kỹ thuật. Đối với các loài động vật nguy hiểm như rắn, trăn,..chỉ một số ít hộ có diện tích rộng, các khu nuôi, khu ấp trứng mới được đặt cách xa khu gia đình ở trong khi phần lớn các hộ do diện tích chật hẹp, xây dựng khu nuôi ngay trong khu ở của gia đình, do vậy khó đảm bảo được an toàn cho người và vật nuôi đồng thời gây ô nhiễm môi trường do thức ăn của các loài này hầu hết là thịt động vật, lại được lưu trữ trong chuồng hàng tuần trong khi các điều kiện vệ sinh chuồng trại, xử lý ô nhiễm,…tại các trại này hầu như chưa được chú trọng đúng mức. Nhìn chung các mô hình gây nuôi sinh sản tại các hộ gia đình phần lớn các hệ thống chuồng trại, cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi mang tính tận dụng do thiếu vốn đầu tư, thiếu hiểu biết về điều kiện nuôi dưỡng các loài động vật hoang dã, không đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. Vì vậy, hơn 90% số chuồng nuôi chưa đáp ứng được cho chăn nuôi thâm canh (Đỗ Kim Chung và cs., 2003) [3]. 1.2.2.4. Thức ăn chăn nuôi động vật hoang dã Việc khai thác nguồn thức ăn đóng vai trò quyết định tính bền vững của hoạt động chăn nuôi cũng như ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thức
  17. 8 ăn nuôi động vật hoang dã khác nhau theo từng loài nuôi, lứa tuổi và mục đích nuôi. Điều đáng chú ý là nguồn thức ăn cho hầu hết các loài động vật hoang dã nuôi đều chủ yếu được khai thác từ thiên nhiên. Điều này vừa không chủ động được nguồn thức ăn cho chăn nuôi vừa đe dọa các loài sinh vật có ích khác như cóc, ếch nhái, chim, giun đất,..gây mất cân bằng sinh thái, tăng sâu bệnh hại phá hoại mùa màng. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững với quy mô lớn hơn của các loài cần nghiên cứu thành phần thức ăn của các loài, xây dựng quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp cho các loài gây nuôi để thay thế các loài thức ăn tự nhiên (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2005) [20]. 1.2.2.5. Nguồn giống Một trong những điều kiện để gây nuôi sinh sản theo luật Việt Nam cũng như theo Công ước CITES là cơ sở gây nuôi phải chứng minh được khả năng đã sản xuất được thế hệ thứ hai trở đi trong môi trường nuôi nhốt hoặc áp dụng một phương pháp đã được chứng minh là sản xuất được thế hệ F2. Đa số các loài động vật hoang dã được nuôi phổ biến hiện nay như Lợn rừng, Hươu, Nai, Hoẵng, Cầy, Chồn, Khỉ, các loài chim như Gà rừng, Công, các loài bò sát như Trăn, Rắn, Cá sấu, Nhông, Ba ba, Ếch đồng…đều là những loài mắn đẻ, dễ nuôi trong điều kiện nuôi nhốt vì vậy, có khả năng tự gây tạo được con giống để phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, nhiều cơ sở nhân nuôi hiện nay vẫn khai thác toàn bộ hoặc một phần con giống từ thiên nhiên gây tổn thất cho các quần thể tự nhiên. Một số loài hiện nay chưa nuôi sinh sản được (Gấu, một số loài Cầy, Chồn,…) nên nguồn giống là từ thiên nhiên (Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1975) [12].
  18. 9 Đon được nhân nuôi tại TTNCCH&PTDVHD cũng được cứu hộ từ tự nhiên. Do vậy, chuồng trại và các biện pháp chăm sóc sẽ được thiết kế gần giống với môi trường tự nhiên của loài. 1.2.2.6. Dịch vụ thú y Hiện nay, ngoài một số ít trang trại lớn của các công ty, doanh nghiệp còn hầu hết hoạt động gây nuôi sinh sản động vật hoang dã ở nước ta còn mang tính tự phát, chưa phổ biến. Công tác thú y, phòng chống bệnh dịch cho các loài này chưa phát triển ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Việc phòng chống dịch bệnh dựa vào kinh nghiệm của người nuôi, thiếu các cán bộ chuyên môn kỹ thuật, thiếu trang thiết bị, thuốc thú y phục vụ chăm sóc ngăn ngừa bệnh dịch cho vật nuôi ở cả 03 cấp xã, huyện và tỉnh. Vì vậy, cần có các nghiên cứu cho các loài gây nuôi. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y cơ sở về đặc điểm và biện pháp phòng, trị bệnh cho các loài gây nuôi, tuyên truyền về các bệnh của động vật nuôi hoang dã gây nuôi, mối nguy hại của chúng sang người và động vật nuôi khác. Đối với loài Đon, đến nay chưa có nghiên cứu nào về các loại bệnh mà Đon mắc phải. Vì vậy, các biểu hiện bệnh, biện pháp phòng và điều trị bệnh dựa chủ yếu vào đặc điểm của loài Nhím (có cùng họ với Đon). Theo đó, các giải pháp phòng bệnh hướng tới công tác vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và cung cấp đầy đủ thức ăn và dưỡng chất cho Đon.
  19. 10 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam nhằm nâng cao thu nhập của người dân và bảo tồn đa dạng sinh học. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Bổ xung các thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của loài Đon. - Góp phần hoàn thiện kỹ thuật nhân nuôi loài Đon. 2.2. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Loài Đon (Atherurus macrourus Linnaeus, 1758). 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính và một số kỹ thuật nhân nuôi Đon (Atherurus macrourus Linnaeus, 1758). 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013. - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại hai địa điểm. + Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của Đon trong điều kiện hoang dã được thực hiện tại VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. + Các nội dung khác của đề tài được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu cứu hộ và Phát triển động vật hoang dã thuộc Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp. 2.3. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu các nội dung sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của Đon trong điều kiện hoang dã.
  20. 11 2. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của Đon. 3. Nghiên cứu tập tính hoạt động của Đon trong điều kiện nuôi nhốt. 4. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của Đon. 5. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật tạo giống Đon. 6. Nghiên cứu các biện pháp chăm sóc Đon. 7. Kỹ thuật phòng và chữa trị một số bệnh thường gặp trong quá trình nhân nuôi Đon. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp tiếp cận chung Phương pháp tiếp cận hệ thống (tự nhiên – kinh tế - xã hội): Loài Đon là một thực thể của hệ thống tự nhiên. Để chăn nuôi thành công, người chăn nuôi bắt buộc phải nắm được đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của chúng. Đon là một loài động vật hoang dã chưa được thuần hóa, vì vậy điều kiện này càng trở nên quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của loài sẽ được sử dụng để đưa ra các biện pháp nhân nuôi phù hợp. Chuồng trại chăn nuôi sẽ được thiết kế gần giống với điều kiện sinh sống tự nhiên của loài. Việc chăn nuôi động vật hoang dã nói riêng và Đon nói chung mang yếu tố kinh tế và xã hội. Sự phát triển của các mô hình sản xuất đều phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại cho người chăn nuôi và cộng đồng. Vì vậy đề tài sẽ hướng đến mục tiêu góp phần xây dựng kỹ thuật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đem lại nguồn lợi lớn nhất cho người chăn nuôi và sản phẩm tốt cho người tiêu dùng. 2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của Đon trong điều kiện hoang dã 2.4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách báo, giáo trình, tạp chí, các tài liệu khoa học đã công bố, mạng internet…Từ các tài liệu này, những thông tin hữu ích và quan trọng sẽ được kế thừa có chọn lọc để phục vụ những nội dung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2