intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được hiện trạng của các loài thực vật quý hiếm tại VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa; xây dựng được cơ sở dữ liệu cho một số loài thực vật quý hiếm tại VGQ Bến En; đề xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật nói chung và các loài thực vật quý hiếm nói riêng ở Vườn Quốc Gia Bến En.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2015 Người cam đoan Dương Thị Tuyết
  2. ii LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập tại khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa". Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa đào tạo Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy khóa học này. Nhân dịp này tôi xin chân thành cám ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn TS. Lê Viết Lâm đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ khoa học tại Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia Bến En, cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng trong khi thực hiện luận văn nhưng do kiến thức có hạn, điều kiện về thời gian và tư liệu tham khảo còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Người thực hiện Dương Thị Tuyết
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu thực vật ................................................................... 3 1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................... 3 1.1.2. Tại Việt Nam..................................................................................... 4 1.1.3. Tại các vùng và khu vực nghiên cứu ................................................ 5 1.2. Tổng quan về nghiên cứu bảo tồn thực vật ................................................ 7 1.2.1. Trên thế giới: ..................................................................................... 7 1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 8 1.3. Các công trình nghiên cứu về thực vật ở Vườn quốc gia Bến En. ............ 14 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 19 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 19 2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 19 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................... 19 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu tương ứng với từng nội dung .......................... 20 2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu ............................................ 20 2.4.2. Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa .......................... 20
  4. iv CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 27 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 27 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 27 3.1.2. Địa hình địa mạo ............................................................................. 28 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................ 28 3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng ................................................................... 30 3.1.5. Tài nguyên rừng và đất rừng ........................................................... 31 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 36 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38 4.1. Thành phần loài thực vật quý hiếm tại VQG Bến En, Thanh Hóa.............. 38 4.1.1 Số lượng các loài cây quý hiếm ....................................................... 38 4.1.2 Phân bố các loài cây quý hiếm......................................................... 49 4.2. Hiện trạng bảo tồn các loài thực vật quý hiếm ở VQG Bến En. ............... 15 4.2.1. Công tác quản lý, bảo vệ ................................................................. 15 4.2.2. Công tác nghiên cứu bảo tồn . ........................................................ 16 4.3. Đặc điểm sinh vật học một số loài thực vật có giá trị kinh tế và bảo tồn cao tại khu vực nghiên cứu. ........................................................................ 51 4.3.1. Diễn biến vật hậu. ............................................................................ 51 4.3.2 Phân bố tự nhiên của 04 loài nghiên cứu tại VQG Bến En ............. 57 4.3.3. Tổ thành cây bạn của các loài nghiên cứu. ..................................... 59 4.3.4. Tổ thành loài cây tái sinh. ............................................................... 63 4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Bến En. ................................................................. 65 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................ 67 5.1. Kết luận .................................................................................................... 67 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Biểu điều tra các cây theo tuyến 22 Bảng 2.2: Biểu điều tra cây tái sinh tự nhiên theo tuyến 23 Bảng 2.3: Điều tra nhóm loài cây đi kèm 23 Bảng 2.4: Danh lục các loài thực vật nguy cấp quý hiếm 25 Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ( 0C) 29 Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình hàng tháng và năm 29 Bảng 3.3: Các kiểu thảm thực vật VQG Bến En 32 Bảng 3.4: Phân bố của các taxon trong Hệ thực vật 34 Thành phần các loài thực vật quí hiếm tại VQG Bến En Bảng 4.1. và mức độ nguy cấp 39 Bảng 4.2: Tổng hợp vật hậu 04 loài nghiên cứu sau 1 năm theo dõi 52 Kết quả nghiên cứu phân bố tự nhiên của 04 loài tại Bảng 4.3. VQG Bến En 57 Biểu 4.4: Tổ thành cây bạn của loài Đinh hương 59 Bảng 4.5. Tổ thành cây bạn của Giổi ăn quả 60 Bảng 4.6: Tổ thành cây bạn của Lim xanh 61 Bảng 4.7: Tổ thành cây bạn của Sao lá to 62 Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh của các loài Bảng 4.8: nghiên cứu 64
  6. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bến En 33 Bản đồ các tuyến điều tra thực vật quý hiếm tại Vườn Hình 4.1. quốc gia Bến En 38 Bản đồ khu vực phân bố của Đinh hương, Chò chỉ, Sao Hình 4.2. lá to và Giổi ăn quả tại Vườn quốc gia Bến En 50 Hình 4.3. Giổi ăn quả tại Vườn quốc gia Bến En 53 Hình 4.4. Lim xanh tại Vườn quốc gia Bến En 54 Hình 4.5. Đinh hương tại Vườn quốc gia Bến En 55 Hình 4.6. Sao lá to tại Vườn quốc gia Bến En 56 Hình 4.7: Sinh cảnh rừng có Đinh hương phân bố 60 Hình 4.8: Sinh cảnh rừng có Giổi ăn quả phân bố 61 Hình 4.9: Sinh cảnh rừng có Lim xanh phân bố 62 Hình 4.10: Sinh cảnh rừng có Sao lá to phân bố 63
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên to lớn và vô cùng quý giá của đất nước, là môi trường sống của các loài sinh vật, là nguồn sống của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Pháp P.Maurand (1943), năm 1943 diện tích có rừng ở nước ta chiếm là 43% (13,5 triệu ha) nhưng đến nay chỉ còn 28%. Ước tính có khoảng trên dưới 100.000 ha rừng mất đi mỗi năm. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, đa dạng gen, đa dạng loài. Theo kết quả thống kê cho thấy, thực vật có khoảng 12.000 loài có mạch, thuộc 224 chi, 378 họ và 7 ngành, 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2470 loài cá và 5500 loài côn trùng, trong đó có khoảng 40% số loài thực vật thuộc loại đặc hữu không tìm thấy nơi nào khác ngoài Việt Nam (Thin 2000). Tuy nhiên, nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng đặc biệt là các loài cây đặc hữu quí hiếm có giá trị kinh tế cao. Nguyên nhân của các biểu hiện trên là sự can thiệp vô ý thức của con người, sự chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm rẫy đã dẫn đến những tác hại vô cùng to lớn đến hệ sinh thái rừng, đến cuộc sống của các loài động thực vật. Mặt khác do chiến tranh, tăng dân số quá nhanh cũng là nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên rừng dần cạn kiệt. Đứng trước tình hình đó, Nhà nước đã sớm nhận thức được những giá trị to lớn của đa dạng sinh học đối với sự phát triển hiện tại và tương lai của đất nước và của cả loài người nên đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Biểu hiện cụ thể của sự quan tâm đó là sự ra đời của hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng các chương trình hành động nhằm bảo tồn các hệ sinh thái, bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vườn Quốc Gia Bến En thành lập năm 1992 với nhiệm vụ chính là bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. Theo kết quả điều
  8. 2 tra cơ bản của khu hệ thực vật Vườn Quốc Gia Bến En (1997 – 2000), điều tra bổ sung năm 2012-2013 đã phát hiện được 1.417 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm như: Lim xanh, Đinh hương, Chò chỉ, Sao lá to, Giổi ăn quả, Trai lý... Tuy nhiên, kết quả điều tra cơ bản chỉ mới đưa ra danh lục các loài thực vật quý hiếm. Để xác định khu vực phân bố, số lượng và thực trạng của các loài quý hiếm cần có những chương trình điều tra chuyên đề, nghiên cứu chuyên sâu. Mặc dù đã đạt được một số kết quả trong công tác quản lí bảo vệ rừng nhưng do áp lực của người dân vùng đệm vào tài nguyên rừng đã và đang làm ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật rừng của Vườn Quốc Gia Bến En, đặc biệt là các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao. Để bảo vệ tốt các loài này và phát triển số lượng của chúng đáp ứng được các yêu cầu bảo tồn nguồn gen cây rừng thì việc bảo tồn và phát triển các loài cây quý hiếm ở Vườn Quốc Gia Bến En là vô cùng cần thiết và quan trọng nhằm khôi phục lại những loài cây có nguy cơ bị đe dọa, phục vụ lâu dài cho công tác giống cây trồng, góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, môi trường ở Vườn Quốc Gia Bến En và những vùng tương tự. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu Bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc Gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa", với mong muốn góp phần bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
  9. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu thực vật 1.1.1. Trên thế giới Những công trình nghiên cứu đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại (cách đây hơn 3.000 năm TCN) và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng lần lượt xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật. Théophrastus (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và "Cơ sở thực vật" Ông mô tả được khoảng 500 loài cây. Sau đó Plinus (79 - 24 TCN) cho ra đời cuốn "Lịch sử tự nhiên" (Historia naturalis) Ông đã mô tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời gian này có Dioseoride (20 – 60 TCN) một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã xuất bản cuốn "Dược liệu học". Ông nêu được hơn 500 loài cây cỏ và xếp chúng vào các họ khác nhau Trên thế giới, tổng số loài thực vật hiện nay có nhiều thay đổi và chưa cụ thể, chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài. Al. A. Phêđôrốp (1965) đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loài thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000 loài địa y; 85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác. Những nghiên cứu về thành phần loài thực vật được tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của Vưsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), ... Theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại các loại hình thảm thực vật.
  10. 4 1.1.2. Tại Việt Nam Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao, là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học quan trọng của thế giới và được thể hiện qua sự phong phú của nguồn gen, số lượng loài, các kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái và vùng địa lý sinh học. Ở nước ta, trong Thực vật chí đại cương Đông Dương và các tập tài liệu khoa học bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 loài. Phan Kế Lộc (1998) đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ. Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ. Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1992) trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê được số loài của hệ thực vật Việt Nam đạt 10.500 loài gần trùng với số lượng 12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê thành phần loài của Vườn quốc gia Tam Đảo với 2.000 loài, trong đó có 904 loài cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số 425 loài của họ Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng. Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta (họ Cà phê – Rubiaceae); chi Tabernaemontana (họ Trúc đào – Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem – Myrsinaceae).
  11. 5 Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về khu hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 1.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ. Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn, Nguyễn Tiến Bân (1997) đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của 265 họ và 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước ta. Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) trong khi tổng kết các công trình về khu hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ. 1.1.3. Tại các vùng và khu vực nghiên cứu Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđônêxia – Malaysia. Cùng với các yếu tố địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao của thế giới. Theo ước tính Việt Nam có khoảng 15.000 loài thực vật có mạch. Hiện nay đã xác định tên được 11.373 loài thực vật bậc cao, 793 loài rêu và hơn 600 loài nấm. Để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các vùng có tính đa dạng sinh học cao, nơi phân bố các loài quý hiếm, Chính phủ Việt Nam đã cho thành lập một hệ thống các Khu rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài/sinh cảnh, Khu bảo vệ cảnh quan được phân bố trên hầu khắp các vùng sinh thái, gồm 127 khu. Nguyễn Bá Thụ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương, Ông đã đưa ra số liệu tổng số loài thực vật bậc cao là 1.944 loài thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật, trong đó có 98 loài quý hiếm. So với tổng số loài thực vật bậc cao của Việt Nam (11.374 loài kể cả ngành Rêu), số loài thực vật bậc cao của Cúc Phương chiếm 17,27%. Tác giả cũng đã đưa ra được sự đa dạng về các quần xã thực vật của hệ thực vật Cúc Phương, có 19 quần xã thực vật đã được phân loại, mô tả và lần đầu tiên được thể hiện trên bản đồ.
  12. 6 Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc dự án ICBG tại Cúc Phương, đã bổ sung thêm 119 loài thực vật mới cho Cúc Phương (so với danh lục năm 1997), phát hiện được 2 chi thực vật mới cho Việt Nam là Nyctocalos thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae) và chi Gardneria thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae), đặc biệt đã phát hiện một chi mới và là loài mới cho khoa học là Vietorchis aurea Averyanov thuộc họ Lan (Orchidaceae). Phát hiện được 45 điểm đa dạng thực vật tại khu vực Cúc Phương. Phạm Hồng Ban (2001) khi nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, tác giả đã xác định thành phần loài, mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy theo thời gian bỏ hoá. Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) có 586 loài thuộc 344 chi, 105 họ thực vật bậc cao có mạch. Averyanov và các cộng sự (2005), đã nghiên cứu hệ thực vật Pù Luông, các tác giả đã đánh giá về đa dạng thảm thực vật và thành phần loài với 152 họ, 477 chi, 1.109 loài. Hoàng Thị Hạnh (2007), khi nghiên cứu đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch tại vùng đệm VQG Bến En, Thanh Hóa đã xác định được 396 loài thuộc 245 chi, 93 họ của 4 ngành thục vật bậc cao có mạch là Ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín. Đỗ Ngọc Đài (2012) điều tra Đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được 952 loài, 517 chi và 162 họ. Nguyễn Anh Dũng, nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch tại xã Môn Sơn, vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An đã xác định được 497 loài thuộc 319 chi và 110 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là Ngành thông đất (8 loài), ngành dương xỉ (27 loài) và ngành Mộc lan (642 loài).
  13. 7 1.2. Tổng quan về nghiên cứu bảo tồn thực vật 1.2.1. Trên thế giới: - Bảo tồn và sử dụng hợp lý các tài nguyên sinh học đã trở thành một chiến lược chung trên toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn việc đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học như: Công ước ĐDSH; Hiệp Hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN), Chương trình môi trương liên hợp quốc (UNEP), Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), viện thài nguyên Di truyền Quốc Tế (IPGRI), ... Nhiều hội nghị và hội thảo được tổ chức và nhiều quốn sách mang chỉ dẩn về công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH được xuất bản nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn về bảo tồn và phát triển ĐDSH và rất nhiều công ước Quốc tế đã được nhiều Quốc gia tham gia thực hiện. - Với nhịp điệu phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, cùng vời việc sử dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kếm của tài nguyên rừng, sự suy thoái, mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại mà nguyên nhân chủ yếu là do con người khai thác và sử dụng thiên nhiên không hợp lý đã làm cho nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoặc biến mất. - Để bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn loài nói riêng theo hướng phát triển bền vững, những năm gần đây ở mỗi nước, mỗi khu vực đều tìm tòi, thử nghiệm và lựa chon cho mình một chiến lược và chính sách quản lý tài nguyên hợp lý, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia mà hình thành lên một hệ thống quản lý tài nguyên khác nhau. - Hiện nay trên thế giới đang sử dụng hai phương pháp bảo tồn ĐDSH là: + Bảo tồn nguyên vị (in-situ) Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vộ các loài, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi.
  14. 8 Thông thường bảo tồn nguyên vị thường được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biên pháp quản lý phù hợp. Ngoài ra theo chương trình phát triển Giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) còn có khu Di sản thế giới, và theo công ước RAMSAR còn có KBT Đất ngập nước RAMSAR. Tuy nhiên bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn TNTN ngoài các KBT. Trong nông nghiệp, lâm nghiệp bảo tồn nguyên vị được hiểu là bảo tồn các loài giống, loài cây trồng và cây rừng được trồng tại vùng đồng ruộng hoặc các rừng trồng. + Bảo tồn chuyển vị (ex-situ) Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biên pháp di dờii các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: Nơi sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho công tác nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, các bể nuôi thủy sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hành hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị tác khỏi quá trình tiến hóa tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa các bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn và phát triển loài cũng như phát triển ĐDSH. 1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước Việt Nam là nước có hệ thực vật rừng tự nhiên rất đa dạng và phong phú, khoảng hơn 12000 loài thực vật nhưng nghiên cứu một cách sâu sắc và cụ thể cho từng loài thì chưa được thực hiện đầy đủ.
  15. 9 Vấn đề bảo tồn ĐDSH được rất nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm. Cục bảo vệ môi trường (2004) đã xuất bản tài liệu “Đa dạng sinh học và bảo tồn” trong đó có đề cập nhiều tới sự suy thoái ĐDSH và phân tích các nguyên nhân, với nhiều nguyên nhân do con người gây ra như: do nơi cư trú bị phá huỷ, rừng mưa nhiệt đới bị đe doạ huỷ diệt, nơi cư trú bị tàn phá và ô nhiễm, khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên ĐDSH... Đồng thời công trình cũng đề cập nhiều tới công tác bảo tồn và quản lý ĐDSH, đưa ra chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, xác định các hành động ưu tiên cho bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH. Những năm gần đây, nghiên cứu đặc điểm sinh vật học cơ bản các loài thực vật bản địa quý đã được chú ý. Tập đoàn các loài cây bản địa quý được gây trồng phổ biến phải kể đến ở Miền Bắc như: Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis (Pierre) Gagnep.), Gội (Aglaia spectabilis Jain &Bennet.), Dẻ (Lithocarpus bacgiangensis A. Camus), Muồng (Cassia siamea Lamk.), Sấu (Dracontomelum duperreanum Pierre), Quế (Cinnamomum cassia Presl), Hồi (Illicium verum Hook.f.), Tếch (Tectona grandis L. f.). Còn ở Miền Nam là các loài: Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb .ex G. Don), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre), Gụ (Sindora cochinchinesis Baill.), Gõ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib), Dáng hương (Pterocarpus indicus Willd.), Kiền kiền (Hopea pierrei Hance), Vên vên (Anisoptera cochinchinensis Pierre)... Hiện tại một số loài cây có giá trị đặc biệt đang được gây trồng một cách tích cực như Trầm hương (Aquilaria crassna Pierr ex Lecomte), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Vù hương (Cinamomum balansae Lecomte), Trám (Canarium album), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss)... Các hoạt động trồng cây gây rừng đó đã và đang đóng góp phần quan trọng cho công cuộc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao chất lượng rừng, bổ sung và phát triển nguồn gen cây trồng quý cho sự nghiệp trồng rừng.
  16. 10 Nghiên cứu của Lê Đình Khả - Nguyễn Hoàng Nghĩa (1990) về bảo tồn nguồn gen cây rừng ở nước ta, các tác giả đã đưa ra 4 nhóm đối tượng cần được ưu tiên bảo tồn và 2 hình thức bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn insitu và bảo tồn exsitu. Đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra kết quả bảo tồn nguồn gen một số loài và kết quả xây dựng vườn thực vật. Một số loài cây quý hiếm ở khu vực Tây Nguyên được nghiên cứu bảo tồn như: Thủy Tùng, Thông hai lá dẹt, Thông 5 lá Đà lạt... Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác bảo tồn, các nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu các biện pháp nhân giống và gây trồng cho một số loài đang trong tình trạng bị đe doạ. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích đã nghiên cứu nhân giống từ hom loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis) tại Ba Vì cho thấy hom thu hái từ cây ở giai đoạn gần thành thục và giai đoạn thành thục thì tỷ lệ ra rễ cao hơn ở giai đoạn già cỗi, chất điều hòa sinh trưởng thích hợp nhất là IBA nồng độ 1,0%, thời gian ra rễ kéo dài 4 tháng. Huỳnh Văn Kéo, Lương Viết Hùng, Trương Văn Lung đã nghiên cứu giâm hom loài Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) đã sử dụng IBA với các nồng độ khác nhau làm chất điều hòa sinh trưởng cho thấy với loài Hoàng đàn giả có khả năng nhân giống bằng hom và tỷ lệ ra rễ của hom thu hái từ cây trưởng thành thấp hơn cây non. Các hoạt động nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm ở một số Vườn quốc gia: - Đề tài “Bảo tồn và phát triển 10 loài thực vật quý ở Vườn quốc gia Cúc Phương” gồm các loài: Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Mun (Diospyros mun Lecomte), Kim giao (Nageia fleuryi Hickel de Laubenfels), Trai lý (Garcinia fragraeoides A. chev), Trương vân (Toona surenei Moore), Đăng (Tetrameles nudiflora R.Br), Chò xanh (Terminalia myriocarpa Heurck et
  17. 11 Mueil.), Chè đắng (Ilex kaushue S.Y. HU), Trường (Pavieasia annamensis Pierre), Sâng (Pom etia pinnata J.et G.Forst). Đề tài đang nghiên cứu và đưa ra quy trình tạo giống, kỹ thuật trồng rừng cho 10 loài. - Năm 1991 - 2002, Vườn quốc gia Ba vì đã nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm: Bách xanh (Calocedus macrolepis), Phỉ ba mũi (Cephalotaxus manii), Thông tre (Pardocarpus nerifolius) và Vàng tâm (Manglietia fordiana). Đề tài đã nghiên cứu điều tra khảo sát, đánh giá mức độ đe dọa trên cơ sở đó đã hỗ trợ cho việc bảo vệ hoặc lên phương án đưa ra giải pháp bảo tồn cho các loài nghiên cứu. - Vườn quốc gia Bạch Mã, trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu bảo tồn nguồn gen đã nghiên cứu và bảo tồn một số loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Hoàng đàn giả (Dacrydyum elatum (Roxb) Wallich ex Hooker), Hồi hoa nhỏ (Illicium parvifolium Merr).... * Nghiên cứu về loài Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) Theo Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên, trong "Thực vật rừng"(2000), Lim xanh thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae), là cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 120 cm, thân thẳng tròn, gốc có bạnh nhỏ. Cây mọc chậm, tốc độ thay đổi theo từng giai đoạn và vùng phân bố. Tăng trưởng trung bình 10 năm đầu 0,5 - 0,7 m về chiều cao và 0,5 - 0,7 cm về đường kính trong một năm, sau đó có thể mọc nhanh hơn. Mùa hoa tháng 3 - 5, quả chín tháng 10 - 11. Cây ưa sáng nhưng khi còn nhỏ chịu bóng. Lim xanh được dùng trong các công trình xây dựng lớn, làm nhà, đóng tàu, làm nhà, đóng tà vẹt. Thân lim có nhiệt lượng cao, vỏ lim có chất chất dùng để nhuộm. Lim xanh phân bố tập trung ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An. Vườn quốc gia Bến En là một trong những nơi phân bố tập trung của loài Lim xanh.
  18. 12 Tác giả Phùng Ngọc Lan (1991), khi nghiên cứu một số đặc tính sinh thái của Lim xanh tái sinh dưới một tuổi đã đi đến kết luận: “Trong những năm đầu Lim xanh thiên về chịu bóng, khi độ khép tán càng thưa thì số lá biến động càng nhiều, lá to hơn, mượt hơn, tỉ lệ sống cao hơn”. * Nghiên cứu về loài Sao hải nam (Hohpea hainanensis Merr. Et Chun) Năm 2007, Sách đỏ Việt Nam có mô tả loài như: Sao hải nam thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Cây thường xanh, cao đến 25m, đường kính thân 0,5 - 0,6 m; vỏ màu nâu thẫm. Mùa hoa tháng 8 - 9, mùa quả tháng 2 - 3 năm sau. Tái sinh bằng hạt, phân hạng EN. Gỗ Sao Hải nam cứng có ánh bóng, sau khi khô ít nẻ và không biến dạng, khó mục, màu tươi đẹp. Gỗ dùng đóng tàu thuyền, làm nhà… Sao hải nam có vùng phân bố hẹp, phân bố ở Thanh Hoá (Như Xuân), Nghệ An (Nghĩa Đàn, Quỳ hợp). * Nghiên cứu về loài Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên trong cuốn "Thực Vật Rừng", 2000 kết luận cây Chò Chỉ có tên khoa học Parashorea chinensis Wang Hsie thuộc chi Chò Chỉ (Prashorea) trong họ Dầu. Trong sách tác giả đã mô tả khá đầy đủ tới đặc điểm hình thái cũng như sinh vật học của loài: Cây gỗ lớn, thân hình trụ thẳng cao 30 - 40 m, đường kính 60 - 80 cm hay cao hơn. Gốc có bạnh nhỏ, vỏ ngoài xám hay nâu nhạt, hơi nứt dọc. Cây mọc ở rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao 100 - 900 m. thường mọc cùng các loài Táu muối, Sâng, Sấu... nhưng Chò chỉ luôn luôn là loài cây thuộc tầng vượt tán của rừng. Cây phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam gặp ở các tỉnh Quảng Bình trở ra. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cây gỗ lớn, gỗ khá nặng, rất cứng, tỷ trọng 0,65 - 0,8. Dùng trong xây dựng các công trình lớn, nhà cửa, đóng tàu thuyền.
  19. 13 Theo Phạm Hoàng Hộ, trong "Cây cỏ Việt Nam" (1999), Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) là cây gỗ lớn, cao 40 -60 m, đường kính lớn hơn 1,5 m. Nhánh có lông hình sao. Phiến lá tròn dài thon, không lông, có lông hình sao rải rác mặt dưới. Trong ''Sách đỏ Việt Nam'' của Bộ Khoa học và công nghệ (2007), Chò chỉ mọc rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, cùng với các loài: Gội (Alglaia gagantea), Sấu (Dracontomelum duperreanum)…ít khi mọc thành đám nhỏ thuần loài. Tái sinh tốt ở ven suối hay nơi có độ tàn che thấp. Cây con bị chết dưới tán rừng quá rậm. Gỗ Chò chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi, dùng làm cột nhà, để xây dựng và đóng đồ đạc. Ngoài những nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn cho các loài cây có nguy cơ bị đe dọa thì hàng loạt các Chính sách có liên quan đến công tác bảo tồn cũng đã được Nhà nước công bố thông qua các Bộ luật, Nghị định, Quyết định,... như Luật bảo vệ và phát triển rừng, Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam và đặc biệt nhất là Nghị định số 32/2006/NĐ- CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong Nghị định này có công bố danh sách các loài động, thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, trong đó có 7 loài Thông trên tổng số 15 loài thực vật, chiếm tới 46,67%, đó là các loài: Hoàng đàn, Bách đài loan, Bách vàng, Vân sam phan xi păng, Thông pà cò, Thông đỏ nam và Thông nước. Nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại có 9 loài Thông trong tổng số 37 loài thực vật, chiếm 24,32%, đó là các loài: Đỉnh tùng (Phỉ ba mũi), Bách xanh, Bách xanh đá, Pơ mu, Du sam, Thông đà lạt - Thông 5 lá, Thông hai lá dẹt, Thông đỏ bắc và Sa mô ̣c dầu.
  20. 14 1.3. Các công trình nghiên cứu về thực vật và hiện trạng bảo tồn các loài thực vật quý hiếm ở vườn quốc gia Bến En. 1.31. Một số công trình nghiên cứu, điều tra cơ bản. Vườn quốc gia Bến En từ khi thành lập đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về khu hệ thực vật như: Năm 1991, để làm cơ sở cho việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng Vườn quốc gia, Lê Mộng Chân và một số cộng sự đã nghiên cứu hệ thực vật Bến En trên diện tích 16.634 ha và đã phát hiện 462 loài thuộc 4 ngành thực vật bậc cao. Đến năm 1995, Nguyễn Hữu Hiến và một số tác giả Viện điều tra quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành nghiên cứu bổ sung hệ thực vật Bến En làm cơ sở lập dự án xây dựng Vườn quốc gia Bến En mở rộng với diện tích 38.153 ha. Kết quả của đợt điều tra này là bảng danh lục thực vật Bến En gồm 134 họ, 412 chi, 597 loài và dưới loài thuộc 4 ngành thực vật bậc cao là ngành Dương xỉ (Polipodiphyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta) và ngành Hạt kín (Magnoliaphyta). Năm 1996, Lê Vũ Khôi, Nguyễn Hữu Hiến đã tiến hành nghiên cứu đặc tính đa dạng sinh học hệ sinh thái Vườn quốc gia Bến En (đề tài B95 - 04 - 05). Các tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm đa dạng sinh học của hệ thực vật Bến En về cấu trúc tổ thành loài, về tài nguyên thực vật và các quần xã thực vật. Năm 1997, trong chương trình nghiên cứu về rừng của tổ chức Frontier - Việt Nam đã tiến hành điều tra đa dạng sinh vật tại Vườn quốc gia Bến En. Trên cơ sở bảng danh lục thực vật Bến En năm 1995, các tác giả đã điều tra bổ sung và đưa vào bảng danh lục mới gồm 748 loài, bổ sung thêm 151 loài thực vật bậc cao so với lần điều tra năm 1995.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2