intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại Lâm trường Măng Đen, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích các cơ sở pháp lý; cơ sở khoa học – kỹ thuật; cơ sở về tình hình quản lý, kinh doanh lâm nghiệp của Lâm trường; đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững cho lâm trường dựa trên các cơ sở đã phân tích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại Lâm trường Măng Đen, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Đỗ Thị Thanh Hà NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH RỪNG THEO TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI LÂM TRƯỜNG MĂNG ĐEN, HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM. LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2008
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Đỗ Thị Thanh Hà NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH RỪNG THEO TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI LÂM TRƯỜNG MĂNG ĐEN, HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM. Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hữu Viên HÀ NỘI, 2008
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển với xu thế toàn cầu hoá, Vấn đề sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững là yêu cầu cấp thiết và là điều kiện tồn tại của toàn nhân loại. Rừng là một dạng tài nguyên cần được quản lý như vậy. Cho tới nay, hai vai trò sản xuất và phòng hộ của rừng được nhìn nhận trên quan điểm toàn diện và chính xác hơn. Tại Việt Nam, hai chức năng này đều có vai trò quan trọng bởi với điều kiện kinh tế còn chưa phát triển, tỷ lệ lớn người dân sống phụ thuộc vào sản lượng gỗ do rừng cung cấp. Mặt khác do lợi ích kinh tế mà rừng mang lại đang bị lợi dụng với mức độ tàn phá và do sự quản lý, khai thác rừng chưa hợp lý... Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả phòng hộ mà ngay những cộng đồng sống tại rừng, xa rừng đều phải gánh chịu. Do vậy, vấn đề lợi dụng tài nguyên rừng hợp lý trên toàn quốc cho những chủ thể kinh doanh rừng cụ thể hiện đang là vấn đề cấp bách cần thực hiện. Quản lý rừng như thế nào để (1) đảm bảo duy trì các chức năng phòng hộ đồng thời giải quyết vấn đề kinh tế (2) trước mắt đối với mỗi chủ thể kinh doanh rừng, những đối tượng mà kinh tế phụ thuộc nhiều ít vào chức năng sản xuất ra gỗ (sản phẩm chủ yếu và truyền thống), các loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG), khai thác các giá trị phi vật chất từ rừng một cách hợp lý đã và đang là vấn đề đặt ra trong kinh doanh, quản lý lâm nghiệp. Tại Việt Nam, theo xu hướng chung của thế giới cũng như nhu cầu phát triển bền vững mà cả ngành lâm nghiệp cũng như từng chủ thể kinh doanh rừng đang tiếp cận đã dần dần đi tới một giải pháp mà cho tới nay có thể coi là giải pháp kinh tế, an toàn, khoa học, tiến bộ và đạo đức nhất mà con người có thể làm, đó là quản lý rừng theo mục tiêu phát triển bền vững hay QLRBV (Sustainable Forestry Management – SFM). Để đảm bảo quản lý rừng (cách thức khai thác, sử dụng, quản lý bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng…) theo quan điểm phát triển bền vững cần có các tiêu chí, tiêu chuẩn
  4. 2 đánh giá sự “bền vững” cho mỗi khu rừng, mỗi đối tượng kinh doanh rừng. Hiện nay, những tiêu chí đánh giá tính bền vững trong SFM đã tương đối đầy đủ và tương thích với điều kiện kinh doanh rừng ở nước ta nói chung và cụ thể đối với một số vùng miền. Đối với hệ thống Lâm trường cần có phương án kinh doanh rừng với các biện pháp kỹ thuật, tiến độ thực hiện theo thời gian, không gian dựa trên cơ sở khoa học, kỹ thuật và phù hợp với pháp luật nhà nước nhằm tạo ra những khu rừng “bền vững” về kinh tế, môi trường và xã hội, đồng thời đảm bảo lợi ích kinh doanh của chủ thể kinh doanh rừng. Lâm trường Măng Đen, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nằm trên địa bàn dân cư khó khăn nhưng bù lại nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú. Lâm trường cần phải có giải pháp kinh doanh hợp lý và để sản phẩm từ rừng có giá trị xứng đáng trên thị trường tức phấn đấu có CCR trong tương lai gần nhất có thể. Đề xuất phương án kinh doanh rừng theo các nguyên tắc phát triển bền vững tuân theo lý luận căn cứ vào mục tiêu kinh doanh lợi dụng rừng. Từ những đặc trưng của đối tượng, những yếu tố ảnh hưởng tới đối tượng nhằm xem xét mối quan hệ giữa đối tượng và các nhân tố ảnh hưởng trên quan điểm hệ thống sinh thái nhân văn mà đối tượng nghiên cứu là hệ sinh thái rừng và các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài chủ yếu là các nhân tố xã hội thuộc về chủ thể quản lý rừng, những thể chế chính sách của nhà nước…có tác động vào rừng, công tác quản lý rừng. Chủ thể kinh doanh là Lâm trường, đối tượng quản lý chủ yếu là rừng tự nhiên tại khu vực rừng còn tương đối giàu với điều kiện dân sinh kinh tế còn nhiều khó khăn vậy nên vấn đề QLRBV càng cần thiết để giữ rừng và thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn QLRBV tại Lâm trường Măng Đen, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum” thực hiện góp phần giải quyết vấn đề đặt ra trên địa bàn nhờ phát triển lâm nghiệp bền vững.
  5. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm và quan điểm chung về QLRBV QLRBV được đặt ra do nhu cầu phát triển bền vững trên toàn thế giới. Phát triển bền vững là một quá trình với những khái niệm: “Phát triển bền vững là bảo tồn và tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới của hệ sinh thái” - Hội nghị Paris, 11/1991. “Phát triển bền vững là phát triển phải thỏa mãn nhu cầu của người hiện tại không được gây tác hại gì cho đời sau” – Brazin, 4/1992. Rừng là một trong số các nguồn tài nguyên thiên nhiên được chú trọng bởi vai trò và tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như khu vực và thế giới. Như các dạng tài nguyên khác, rừng là đối tượng tài nguyên cần phải kinh doanh theo các tiêu chí của phát triển bền vững từ đó khái niệm về QLRBV được đưa ra: ITTO, 2005 định nghĩa “QLRBV là Quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý cụ thể có liên quan tới việc sản xuất lưu thông liên tục các lâm sản và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm quá mức về những giá trị vốn có và năng suất trong tương lai và không có những hiệu quả không mong muốn quá đáng về môi trường tự nhiên và xã hội.” Tiến trình Helsinki định nghĩa: “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện nay và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia, toàn cầu, và không gây ra những tổn hại đối với các hệ sinh thái khác.”
  6. 4 Năm 1993, hội nghị bộ trưởng lâm nghiệp các nước trên thế giới (tại châu Âu) đã đề xuất “Kinh doanh rừng là tiến hành kinh doanh và lợi dụng rừng với các phương pháp và cường độ nào đó để làm sao nâng cao việc bảo tồn tính đa dạng sinh vật, sức sản xuất, năng lực tái sinh, sức sống và phát huy được chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở mức độ khu vực, quốc gia và toàn cầu hiện tại và trong tương lai.” QLRBV là một thuật ngữ được nhiều cơ quan tổ chức đưa ra, đối với từng cơ quan, tại những thời điểm khác nhau lại có cách nhìn nhận khác nhau nhưng đều thể hiện nguyện vọng cơ bản của con người là thúc đẩy và lợi dụng lâu dài rừng với những vai trò của nó ở mức độ cao về các mặt kinh tế, môi trường, xã hội, cảnh quan...QLRBV cũng được đánh giá bằng nhiều phương pháp và tiêu chí khác nhau nhưng cốt lõi vẫn dựa trên các nguyên tắc và thực thi: phòng hộ (i), tuân theo tự nhiên (ii), tính công ích của rừng (iii), lợi dụng và tiết kiệm (iv). QLRBV đạt được mục tiêu của nhà quản lý đề ra đòi hỏi thực hiện những giải pháp kỹ thuật lâm sinh, những biện pháp quản lý kinh tế, xã hội tại rừng, khu vực quanh rừng với đối tượng quản lý trực tiếp là rừng, cộng đồng sống quanh rừng. Mặc dù thuật ngữ về QLRBV ra đời cách đây không lâu và được đưa ra như một nguyên tắc, nhiệm vụ bắt buộc trên toàn thế giới nhưng những biện pháp lâm sinh, quy chế quản lý kinh tế xã hội nhằm đạt tới mục tiêu bền vững đã được thực hiện tại nhiều nơi ở những cấp độ khác nhau. + Đầu thế kỷ XVIII các nhà lâm học Đức: G.L.Harting, Heyer, Hundesagen đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loài đều tuổi.
  7. 5 + Cùng vào thời gian này, nhà lâm học người Pháp, Gournad; và nhà lâm nghiệp Thụy Sỹ, H.Biolley cũng đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng đối với rừng khác tuổi khai thác chọn. Nội dung cơ bản trong QLRBV là đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên các mặt: - Về kinh tế: Đạt năng suất cao và ngày càng tăng; chất lượng tốt; đạt giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích cao; giảm rủi ro đến mức tối thiểu. - Về mặt môi trường: Duy trì và không ngừng cải thiện sức sản xuất của đất; Tăng độ che phủ của lớp thảm thực vật; bảo vệ nguồn nước - Về mặt sinh thái và đa dạng sinh học: Tăng cường sức chống chịu của hệ sinh thái; bảo tồn đa dạng sinh học - Về mặt xã hội nhân văn: Khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của con người; sự phù hợp với năng lực thực tế của người thực hiện; không ngừng nâng cao khả năng thu nhập của người dân; phù hợp với pháp luật hiện hành; sự chấp nhận của cộng đồng Để đạt được hiệu quả tổng hợp các mặt trên, nhà quản lý phải có những biện pháp tác động thích hợp trên nhiều phương diện từ gián tiếp đến trực tiếp, từ bên ngoài và từ bên trong tới rừng. Có thể phân chia thành 2 nhóm cơ bản: (1) nhóm các tác động xã hội và (2) nhóm tác động về mặt kỹ thuật. Các biện pháp kỹ thuật cần đảm bảo phù hợp với cấu trúc hiện tại và động thái rừng trong tương lai, các biện pháp xã hội cần quan tâm tới xu thế và tác động xã hội. Muốn vậy, đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗi đơn vị rừng cần được nghiên cứu đầy đủ về cấu trúc và động thái từ đó kết hợp với các tiêu chí khác đưa ra biện pháp tác động sao cho kinh doanh có hiệu quả nhất.
  8. 6 CCR bao gồm cả chứng chỉ gỗ, là công cụ để giúp thực hiện QLRBV. Có được CCR thể hiện tác dụng trên các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường mà chủ thể quản lý đạt được. CCR được các tổ chức cấp trên nguyên tắc: CCR áp dụng cho mọi đơn vị quản lý rừng có chức năng sản xuất lâm sản và đang thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, với quy mô khác nhau, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân. CCR là một quá trình hoàn toàn tự nguyện. 1.2. Sơ lược về hệ thống các tổ chức cấp CCR trên thế giới Trên thế giới có rất nhiều các tổ chức được quyền cấp CCR, mỗi tổ chức đều xây dựng những nguyên tắc, tiêu chuẩn, tiêu chí riêng để đánh giá, giám sát tính bền vững trong quản lý rừng. Trong đó nổi bật là một số tổ chức với tầm hoạt động trên khắp thế giới: 1) Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council - FSC) 2) Tổ chức cấp chứng chỉ rừng liên châu Âu (The Pan - European Forest Certification - PEFC) 3) Tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia Malaysia và Kerhout Hội đồng quản trị rừng thế giới đã uỷ quyền cho nhiều tổ chức được cấp chứng chỉ rừng như: 1. SGS Forestry - QUALIFOR (Anh) 2. Hiệp hội đất, Chương trình Woodmark (Anh) 3. BM TRADA Certification (Anh) 4. Hệ thống chứng chỉ khoa học (Scientific Certification System), chương trình bảo tồn rừng (Mỹ) 5. Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance), Chương trình Smartwood 6. SKAL (Hà lan) 7. Silva Forest Foundation (Canada)
  9. 7 8. GFA Terra System (Đức) 9. South African Bureau for Standards - SABS (Nam Phi) 10. Institute for Martokologic - IMO, (Thụy sỹ ) FSC xây dựng 10 nguyên tắc và tiêu chuẩn cho QLRBV, phù hợp cho tất cả rừng tự nhiên và rừng trồng cũng như rừng ở các điều kiện khác nhau như nhiệt đới, ôn đới... Từ các tiêu chuẩn chung, các quốc gia hay khu vực tham gia QLRBV sẽ xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng phù hợp điều kiện cụ thể. Các bộ tiêu chuẩn phải được FSC phê chuẩn trước khi được chính thức áp dụng để đánh giá và cấp chứng chỉ cho quốc gia đó. Việt Nam cũng đã tham gia vào FSC tháng 6 năm 2002 và đang thực hiện việc xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia về CCR của Việt Nam dựa theo Bộ tiêu chuẩn chung đồng thời tiến hành các quy trình cấp CCR cho các đơn vị quản lý rừng trên toàn quốc. 1.3. QLRBV tại Việt Nam 1.3.1. Sơ lược về hệ thống quản lý, kinh doanh lâm nghiệp bền vững Tại Việt Nam, tiến trình QLRBV & CCR được khởi động từ năm 1998 với việc thành lập tổ công tác quốc gia (National Working Group – NWG) tại hội thảo quốc gia về “QLRBV & CCR” được tổ chức ngày 10 – 13 tháng 2 năm 1998, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi được thành lập tới nay, với sự hỗ trợ của nhiều dự án, tổ chức quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này. NWG đã dựa trên cơ sở bộ tiêu chuẩn của FSC quốc tế xây dựng được bộ “Tiêu chuẩn Việt Nam QLRBV” (P&C&I Việt Nam_ Phụ biểu 1). Về các tiêu chí, chỉ số cụ thể áp dụng đối với từng vùng còn đang được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung qua các đề tài nghiên cứu trên nhiều vùng miền trên đất nước. Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam đã có quyết định số 46/QĐ-TƯH ngày 12/5/2006 về việc thành lập Viện QLRBV & CCR trên cơ sở sát nhập và nâng cấp NWG với Trung tâm môi trường và lâm sản nhiệt đới
  10. 8 (TROSERC) để tăng cường hiệu quả và tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trước đây. 1.3.2. Những chính sách của nhà nước về quản lý, kinh doanh lâm nghiệp bền vững Các chính sách liên quan đến QLRBV được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững. Đó là các văn bản luật, dưới luật, các văn bản, quy phạm của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, liên Bộ... Mỗi địa phương trong quản lý lại có những quy định riêng, cụ thể hơn căn cứ vào các văn bản pháp luật chung của nhà nước và căn cứ vào tình hình đặc trưng của địa phương. Cho tới nay, về luật và các văn bản dưới luật, các văn bản được Chính phủ và Bộ ngành thông qua có liên quan và chi phối công tác QLRBV gồm rất nhiều văn bản nhưng về cơ bản và ảnh hưởng mạnh mẽ tới QLRBV tại Việt Nam gồm một số văn bản cơ bản: Luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng…(phụ lục 1). Sau đây là những nội dung chỉ ra trong các văn bản có liên quan trực tiếp tới QLRBV: - Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004 là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp; trong đó tại Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo QLRBV: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. - Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều
  11. 9 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới QLRBV thuộc các lĩnh vực: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch - Luật Đất đai, năm 2003 đã quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11) - Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020: Có thể nói cam kết của Việt Nam về QLRBV được chính thức hóa vào năm 2006 khi mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược lâm nghiệp. Trong bản Chiến lược, Việt nam đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lý... Đồng thời, trong Chiến lược cũng đã đề ra 5 chương trình hành động , trong đó Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững là Chương trình trọng tâm và ưu tiên số 1. Trong Chiến lược này, nhiệm vụ được đặt ra là: Quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng và 3,63 triệu ha rừng tự nhiên. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có CCR. 1.3.3. Hiện trạng với những thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội cho QLRBV, cấp CCR tại Việt Nam
  12. 10 Trong thực tế quản lý, giáo dục và sản xuất ngành Lâm nghiệp, những thuật ngữ về: QLRBV và CCR đã được đưa ra nhiều nhưng hiểu đúng và theo kịp với những quan niệm, những phát hiện và tình hình mới của thế giới thì còn nhiều điều cần đưa ra tranh luận để đi tới kết quả thống nhất. Trong thực hiện QLRBV và cấp CCR, các quy trình chưa có, kinh nghiệm quản lý và các tiêu chuẩn thực hiện còn chưa hoàn thiện tất cả chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Để thực hiện QLRBV và cấp CCR trên toàn quốc, Nhà nước và ngành Lâm nghiệp cần có những biện pháp đào tạo lực lượng cán bộ, đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền tới người dân đặc biệt là những chủ rừng, những cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Sau đây là một số khó khăn trong công tác QLRBV và cấp CCR tại Việt Nam. Về chính sách và công nghệ: khuôn khổ chính sách thường lạc hậu lại không đồng bộ; các chính sách không theo kịp với nhu cầu và phương thức quản lý tiến bộ trong phát triển lâm nghiệp. Các chính sách, những hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn cụ thể về QLRBV còn thiếu hoặc chưa có. Ngoài ra, Quy trình kỹ thuật điều tra, thiết kế kinh doanh rừng còn lạc hậu, chậm áp dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến. Về tài nguyên rừng: Hệ sinh thái rừng có tính đa dạng về chủng loại và cấu trúc phức tạp, các hệ sinh thái rừng biến động theo thời gian theo quy luật phức tạp mà đến nay các nghiên cứu về hệ sinh thái rừng để thực hiện kinh doanh, dẫn dắt rừng theo ý muốn của con người còn chưa đầy đủ. Về kinh tế - thị trường: Các doanh nghiệp kinh doanh rừng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hoặc dựa vào nguồn vốn của nhà nước mà chưa thực sự sử dụng vốn tự có, trong khi đầu tư vào lâm nghiệp bản thân nó đã mang nhiều rủi ro, nhu cầu vốn lớn, thu hồi vốn chậm nên khả năng kêu gọi vốn đầu tư không cao. Công tác thị trường trong ngành lâm nghiệp nói chung còn chậm chạp, không linh hoạt và chưa có sự phối hợp từ khâu sản
  13. 11 xuất rừng để có được nguyên liệu phù hợp cho khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Về xã hội: Quyền sở hữu và sử dụng rừng và đất rừng của người dân sống trong vùng rừng đã được thể hiện trong các chính sách hiện hành. Nhưng lợi ích đem lại từ quản lý và bảo vệ rừng hiện tại chưa thực sự hấp dẫn với họ, người dân địa phương chưa thực sự được tham gia vào các quá trình ra quyết định liên quan đến môi trường sống, các cộng đồng chưa thể hiện tính chủ động và làm chủ của mình. Về CCR: Mặc dù CCR là một công cụ hữu hiệu để QLRBV. Nhưng những điều kiện để được cấp CCR lại rất khắt khe, khó khăn mà chúng ta phải đối mặt, đó là: Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ của FSC quá cao, quy trình CCR phức tạp ( phụ lục 3), đây là lo ngại chính của các nhà sản xuất, kinh doanh gỗ. Chi phí để đạt được tiêu chuẩn CCR thường cao hơn nhiều so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ. Để khắc phục những khó khăn trên, hiện nay Viện QLRBV và CCR đang thí điểm Cấp CCR “theo nhóm” tại Yên Bái nhằm giúp các chủ rừng quy mô nhỏ tiếp cận được với việc cấp CCR. Một số tổ chức địa phương đóng vai trò “trung gian” giữa tổ chức cấp chứng chỉ và những nhà sản xuất gỗ nhỏ để để giúp họ nhận chứng chỉ “theo nhóm”. Cấp chứng chỉ “theo nhóm” đã được áp dụng thành công ở các nước Đông và Tây nước Anh và Papua New Guinea trong khuôn khổ chương trình sinh thái lâm nghiệp do EU tài trợ. Tất cả những khó khăn trở ngại nêu trên sẽ là những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi quản lý rừng theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương pháp lập kế hoạch QLRBV là bước ban đầu rất quan trọng.
  14. 12 Hiện nay, Viện QLRBV và CCR (thuộc Hội KH-KT Lâm nghiệp Việt Nam) đã có bản dự thảo về Tiêu chuẩn cấp CCR, đang trình Tổ chức CCR của thế giới công nhận. Do vậy, việc cấp CCR ở Việt Nam chưa được thực hiện mà đang trong quá trình thí điểm cấp chứng chỉ và xây dựng lộ trình để cấp CCR. Đến năm 2006, ở Việt Nam mới có một đơn vị duy nhất được cấp CCR của FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng của Công ty liên doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định)
  15. 13 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận văn là:  Phân tích các cơ sở pháp lý; cơ sở khoa học – kỹ thuật; cơ sở về tình hình quản lý, kinh doanh lâm nghiệp của Lâm trường.  Đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững cho lâm trường dựa trên các cơ sở đã phân tích. 2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Điều kiện cơ bản của Lâm trường, các chính sách liên quan có chi phối tới các hoạt động kinh doanh rừng của Lâm trường. 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Lâm trường Măng Đen, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Trong nghiên cứu có sử dụng các tài liệu, kết quả điều tra và nghiên cứu tại các ô định vị đã lập của nhóm đề tài “Điều chế rừng” thuộc Viện sinh thái rừng và môi trường, Trường Đại học Lâm Nghiệp đang thực hiện tại Lâm trường.
  16. 14 Hình 2.1. Sơ đồ bố trí các ô định vị 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Các căn cứ đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững (1) Điều kiện cơ bản của lâm trường  Điều kiện tự nhiên  Điều kiện kinh tế - xã hội (2) Cơ sở kinh tế đề xuất phương án kinh doanh rừng bền vững: Cơ sở pháp lý; Cơ sở kinh tế, xã hội, thị trường; Tình hình thực hiện các tiêu chuẩn QLRBV tại lâm trường. (3) Cơ sở khoa học - kỹ thuật đề xuất phương án kinh doanh rừng bền vững
  17. 15  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng cho từng trạng thái rừng chính có tại Lâm trường về: cấu trúc tổ thành_ (loài mục đích, loài bổ trợ); cấu trúc N-D; cấu trúc N/Hvn…  Đánh giá khả năng tái sinh của rừng  Nghiên cứu tăng trưởng của rừng  Dự đoán cấu trúc rừng trong tương lai 10 năm  Lập cấu trúc rừng bền vững cho các trạng thái nghiên cứu 2.3.2. Đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững 2.3.2.1. Xác định phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh rừng - Phương hướng - Mục tiêu 2.3.2.2. Quy hoạch bố trí sử dụng đất đai 2.3.2.3. Quy hoạch phân chia rừng theo chức năng 2.3.2.4. Tổ chức đơn vị kinh doanh và xác định các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng  Tổ chức đơn vị kinh doanh, Khu kinh doanh, Loại hình kinh doanh  Xác định các nguyên tắc kinh doanh, lợi dụng rừng 2.3.2.5. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng  Trồng rừng  Bảo vệ rừng  Nuôi dưỡng rừng  Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh  Khai thác: Xác định các chỉ tiêu sau với từng loại hình, từng trạng thái rừng tuân theo nguyên tắc kinh doanh và đảm bảo tính bền vững ổn định của rừng đã đề ra.
  18. 16  Hỗ trợ phát triển lâm nghiệp cộng đồng  Chế biến và tiêu thụ sản phẩm  Xây dựng cơ bản 2.3.2.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện  Các giải pháp về tổ chức và lao động  Giải pháp về kỹ thuật  Giải pháp về thị trường  Giải pháp về khoa học công nghệ  Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 2.3.2.7. Tổng hợp vốn đầu tư và dự đoán hiệu quả kinh doanh * Tổng hợp vốn đầu tư: nhu cầu, cơ cấu và tiến độ đầu tư vốn. * Dự đoán hiệu quả: kinh tế, xã hội môi trường 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 2.4.1.1. Thu thập số liệu, tài liệu, thông tin thứ cấp - Tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực lâm trường - Tài liệu về tình hình tổ chức, kinh doanh và sản xuất tại lâm trường - Các thông tin về tình hình thị trường có ảnh hưởng tới lâm trường - Các thông tin, văn bản pháp luật và những chương trình phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực - Các loại bản đồ: hiện trạng rừng và đất rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai tại khu vực kèm theo các bảng biểu số liệu. 2.4.1.2. Thu thập số liệu, thông tin từ thực địa
  19. 17 - Phân loại các trạng thái rừng: Theo tiêu chuẩn phân loại rừng tự nhiên của Lostchau, Xác định giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng, đất rừng theo các tiêu chí trong quy phạm ngành 6-84. - Điều tra tài nguyên rừng: Sử dụng 20 Ô định vị có sẵn tại thực địa (0,5ha/ô), trên mỗi ô định vị có 6 ô thứ cấp nghiên cứu cây tái sinh. Sử dụng các phương pháp điều tra cơ bản trong điều tra lâm sinh để điều tra các chỉ tiêu đối với từng ô: + Đối với tầng cây cao: điều tra các cây có D1.3≥ 6cm, bằng cách đo chu vi của từng cây bằng thước dây, đo Hvn, Hdc, Dt, và xác định chất lượng cây theo ba cấp: tốt, trung bình, xấu. + Đối với cây tái sinh: điều tra tại các ô thứ cấp được bố trí theo sơ đồ 10m 1 10m m 100 m 100m Tại các ô thứ cấp điều tra tất cả các cây có D1.3< 6 cm, đo chiều cao, xác định tên loài. 2.4.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp các số liệu, thông tin 2.4.2.1. Các thông tin về kinh tế - xã hội Tổng hợp theo các chủ đề, theo các bảng biểu tổng hợp theo thời gian, không gian. 2.4.2.2. Các thông tin về tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp 2.4.2.3. Tính toán và chỉnh lý số liệu
  20. 18 1) Chỉnh lý số liệu: Các số liệu điều tra về cấu trúc rừng được tổng hợp thành từng trạng thái, từng ô định vị. Đối với tầng cây cao: - Sắp xếp D1.3 theo cỡ kính là 4cm. - Sắp xếp Hvn theo cỡ chiều cao là 2m. Đối với tầng cây tái sinh: Thống kê theo loài, phân chia theo chiều cao. Đối với mỗi Odv Tính toán các giá trị trung bình: D1.3, Hvn, ∑G, ∑M bằng các công cụ tính toán trong Excel, SPSS. + Tính tăng trưởng rừng: Kế thừa nghiên cứu về tăng trưởng rừng tự nhiên tại khu vực Tây Nguyên. 2) Nghiên cứu cấu trúc rừng đối với từng ODV - Mô tả cấu trúc tổ thành, hệ số IV% (Important Value Index) của Daniel Marmillod Vũ Đình Huề (1984) theo công thức: IV% = (Ni% +Gi%)/2 - Mô tả cấu trúc N-D1.3 - Mô hình hoá cấu trúc N- D1.3 theo phân bố dạng hàm Meyer, phân bố khoảng cách, Weibull … lựa chọn dạng hàm phù hợp nhất. + Hàm Meyer: Hàm Meyer có dạng: y= α . e -βx Trong đó α và β là hai tham số của hàm Mayer. Sau khi tính được các tham số của phân bố lý thuyết ta tính được giá trị lý luận bằng việc thay lần lượt các giá trị D1.3. + Hàm Weibull: Hàm Weibull có dạng: Fx (x) = 1- exp {- [( x- xo )/]  } với x> xo 0 với x
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0