Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Chim nước tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 2
download
Mục tiêu của nghiên cứu này là: Xác định được hiện trạng và phân bố của các loài chim nước tại vùng lõi VQG Bến En; xác định được các sinh cảnh quan trọng của chim nước tại VQG Bến En; xác định được các mối đe dọa đối với khu hệ Chim nước tại VQG Bến En; đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững các loài chim nước tại VQG Bến En.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Chim nước tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Quang Sỹ
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp Khóa 21, được sự đồng ý của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa đào tạo Sau Đại học, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa”. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa đào tạo Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy khóa học. Nhân dịp này tôi xin chân thành cám ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn TS. Đồng Thanh Hải đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ khoa học tại Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia Bến En, cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng trong khi thực hiện luận văn nhưng do kiến thức có hạn, điều kiện về thời gian và tư liệu tham khảo còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Nguyễn Quang Sỹ
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 1.1. Chim nước và phân loại chim nước ........................................................... 3 1.2. Nghiên cứu về Chim và Chim nước........................................................... 3 1.2.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu chim ở Việt Nam .................................... 3 1.2.2. Tinh hình nghiên cứu về chim ở Vườn quốc gia Bến En ..................... 10 1.2.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn các loài chim và chim nước .................. 11 1.2.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ................................ 12 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 14 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 14 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
- iv 2.3.1. Nghiên cứu sự có mặt và không có mặt của các loài chim nước tại VQG Bến En. ............................................................................................................ 14 2.3.2. Xác định mật độ tương đối của một số loài chim nước tại VQG Bến En..................................................................................................................... 14 2.3.3. Xác định vùng phân bố và sinh cảnh quan trọng của các loài chim nước tại VQG Bến En. ............................................................................................. 15 2.3.4. Nghiên cứu các mối đe dọa đến các loài chim nước và sinh cảnh của chúng tại Vườn quốc gia Bến En. ................................................................... 15 2.3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững các loài chim nước tại VQG Bến En. .................................................................................... 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 15 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn người dân địa phương ................................... 15 2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa .............................................................. 17 2.4.4. Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá ........................................ 21 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 22 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 23 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 23 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 23 3.1.2. Địa hình địa mạo ................................................................................... 24 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 24 3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng ......................................................................... 26 3.1.5. Tài nguyên rừng và đất rừng ................................................................. 27 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 32 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 34 4.1. Thành phần loài chim nước tại VQG Bến En .......................................... 34
- v 4.1.1. Thông tin về các loài chim nước mới bổ sung cho đanh lục của VQG Bến En ............................................................................................................. 38 4.1.2. Giá trị bảo tồn của khu hệ chim nước VQG Bến En ............................ 44 4.2. Mật độ của một số loài Chim nước tại Vườn quốc gia Bến En ............... 47 4.3. Đặc điểm phân bố và sinh cảnh quan trọng của các loài Chim nước tại VQG Bến En ................................................................................................... 49 4.3.1. Đặc điểm phân bố của các loài chim nước tại VQG Bến En ................ 49 4.3.2. Một số sinh cảnh sống quan trọng của các loài chim nước tại VQG Bến En..................................................................................................................... 56 4.4. Các mối đe dọa đến các loài chim nước và sinh cảnh của chúng tại Vườn quốc gia Bến En .............................................................................................. 59 4.4.1. Các mối đe dọa đến các loài chim nước ............................................... 59 4.4.2. Xếp hạng các mối đe doạ ...................................................................... 59 4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững các loài chim nước tại VQG Bến En .............................................................................................. 67 4.5.1. Giải pháp bảo vệ sinh cảnh ................................................................... 68 4.5.2. Giải pháp quản lý nguồn thức ăn .......................................................... 69 4.5.3. Tăng cường thực thi pháp luật .............................................................. 69 4.5.4. Giải pháp về nghiên cứu và bảo tồn ...................................................... 70 4.5.5. Giải pháp về nâng cao nhận thức .......................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa BGH Ban giám hiệu ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái ICBP Tổ chức bảo tồn chim quốc tế IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu QLBVR Quản lý bảo vệ rừng SĐH Sau đại học UBND Uỷ ban nhân dân VQG Vườn quốc gia HSM Hồ sông Mực TS Tiến sỹ
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Phỏng vấn người dân địa phương các loài chim nước 17 2.2 Danh sách tuyến điều tra chim nước tại VQG Bến En 18 2.3 Phiếu điều tra theo tuyến 19 2.4 Ghi chép về tác động của con người 20 2.5 Kết quả đánh giá các mối đe dọa 21 3.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ( 0C) 25 3.2 Lượng mưa trung bình hàng tháng và năm 25 3.3 Các kiểu thảm thực vật VQG Bến En 28 Phân bố của các taxon trong Hệ thực vật Vườn quốc gia 3.4 30 Bến En và Việt Nam Danh lục thành phần loài loài chim nước tại Vườn quốc gia 4.1 34 Bến En 4.2 Giá trị bảo tồn khu hệ chim nước tại Vườn quốc gia Bến En 45 Mật độ và số lượng cá thể các loài chim nước tại VQG Bến 4.3 48 En Khu vực phân bố của các loài Chim nước tại Vườn quốc 4.4 51 gia Bến En Các mối đe doạ chính đối với các loài chim nước tại Vườn 4.5 59 quốc gia Bến En Xếp hạng các mối đe doạ đối với các loài chim nước tại 4.6 60 Vườn Quốc gia Bến En
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Bản đồ vị trí của VQG Bến En 23 3.2 Bản đồ thảm thực vật rừng VQG Bến En 29 4.1 Đa dạng loài chim nước của các họ ở VQG Bến En 37 4.2 Cò ngàng nhỡ 39 4.3 Cò trắng Trung Quốc 40 4.4 Te vặt 41 4.5 Bói cá lớn 42 4.6 Sả đầu đen 43 4.7 Bản đồ khu vực hồ sông Mực nơi phân bố các loài chim nước 50 4.8 Bản đồ phân bố một số loài chim nước khu vực hồ sông Mực 53 4.9 Cò ngàng nhỡ và Cò ngàng nhỏ 54 4.10 Diệc xám 54 4.11 Cò bợ 55 4.12 Le Hôi 55 4.13 Diệc lửa 55 4.14 Cò xanh 55 4.15 Sinh cảnh kiếm ăn của các loài chim nước 57 Một số sinh cảnh nơi cư trú của các loài chim nước tại VQG 4.16 58 Bến En Bản đồ mối đe dọa đối với các loài Chim nước tại Vườn quốc 4.17 61 gia Bến En 4.18 Hiện trạng xâm lấn của Mai dương trên lòng hồ sông Mực 62 4.19 Một số hình ảnh bẫy bắt, buôn bán các loài chim nước 63 4.20 Chăn thả gia súc tự do trong Vườn quốc gia Bến En 64 Hoạt động đốt nương làm rẫy tại khu vực quanh lòng hồ sông 4.21 66 Mực Vườn quốc gia Bến En 4.22 Khai thác rừng trái phép trong Vườn quốc gia Bến En 67
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn Quốc gia (VQG) Bế n En nằm trong Khu hê ̣ chim Bắ c Trường Sơn có nhiều sinh cảnh phù hợp cho sự cư trú và di cư đến của các loài chim, đặc biệt là các loài chim nước. Đến nay, VQG Bến En đã có mô ̣t số nghiên cứu về khu hệ chim ở khu vực như: Lê Vũ Khôi (1996), Nguyễn Cử, Nguyễn Thái Tự Cường (1999), Lê Đức Thuận (2013). Các kết quả nghiên cứu trước đây ghi nhận chủ yếu là các loài chim nước và chim nước di cư, làm tổ tâ ̣p trung chủ yế u ở vùng hồ , các khu rừng tự nhiên và rừng trồ ng phân bố rải rác xung quanh vùng hồ sông Mực, trong pha ̣m vi khá lớn[1]. Kết quả điều tra cơ bản (1999-2000), điều tra bổ sung danh lục động, thực vật Vườn quốc gia Bến En năm 2012 -2013, đã ghi nhận được ở Vườn quốc gia Bến En có 277 loài chim. Đặc biệt là ghi nhận khu hệ chim nước khá phong phú (34 loài), với nhiều loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 như: Cốc đế (Phalacrocorax carbo), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Cò lạo ấn độ (Mycteria leucocephala),… Những kiến tạo của địa hình cùng với biến đổi của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thảm thực vật, thổ nhưỡng những sinh cảnh thiên nhiên đặc sắc, yếu tố nhân tạo, ngăn đập thuỷ lợi đã tạo cho Vườn Quốc gia Bến En có diện tích hồ nước ngọt gần 3000 ha và vùng phụ cận với những cánh đồng lúa chiêm trũng của huyện Nông Cống, là nơi kiếm ăn ưa thích của các loài chim nước. Hàng năm có tới hàng nghìn cá thể chim nước cư trú, làm tổ và kiếm ăn trong khu vực VQG Bến En. Tuy nhiên, việc săn bắt trái phép trong khu vực VQG và các vùng giáp ranh thuộc vùng đệm, tình trạng Mai dương xâm lấn khu vực lòng hồ sông Mực, hoạt động đánh bắt thủy sản thiếu kiểm soát, tình trạng khai thác gỗ trái phép, đốt nương làm rẫy… đã và đang làm cho các loài chim nước bị đe dọa,
- 2 hệ sinh thái đất ngập nước bị tác động mạnh, nguồn thức ăn ngày càng cạn kiệt, sinh cảnh sống bị thu hẹp…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tập tính và suy giảm thành phần loài cũng như số lượng cá thể các loài chim nước tại đây. Mặc dù vậy, cho đến nay việc nghiên cứu về chim nước ở Vườn quốc gia Bến En vẫn chủ yếu dừng lại ở việc thống kê thành phần loài, chưa có nghiên cứu mang tính toàn diện về các loài chim nước ở Vườn quốc gia Bến En để đưa ra những giải pháp bảo tồn có hiệu quả. Trong bối cảnh quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, các vùng ngập và bán ngập nước là sinh cảnh cư trú, sinh sản và kiếm ăn của các loài chim nước đang bị thiên nhiên và con người phá hủy thì việc nghiên cứu bảo tồn khu hệ chim nước tại Vườn quốc gia Bến En là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Chim nước tại Vườn quốc gia Bến En , tỉnh Thanh Hóa”, Mục tiêu của nghiên cứu này là: 1) Xác định được hiện trạng và phân bố của các loài chim nước tại vùng lõi VQG Bến En; 2) Xác định được các sinh cảnh quan trọng của chim nước tại VQG Bến En; 3) Xác định được các mối đe dọa đối với khu hệ Chim nước tại VQG Bến En; và 4) Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững các loài chim nước tại VQG Bến En.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Chim nước và phân loại chim nước Chim nước là các loài chim có đời sống gắn liền với nước. Trong phân loại, chim nước gồm các loài trong Bộ Ngỗng (Anseriformes); Bộ Chim Lặn (Podicipediformes); Bộ Bồ Nông (Pelecaniformes); Bộ Hạc (Ciconiiformes); Bộ Sếu (Gruiformes) và Bộ Choi Choi (Charadriiformes). 1.2. Nghiên cứu về Chim và Chim nước 1.2.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu chim ở Việt Nam Việt Nam là một trong các nước có khu hệ chim giàu có nhất ở lục địa Đông Nam Á. Tổng số loài chim được ghi nhận ở Việt Nam dao động từ 828 đến 888 loài. Tuy nhiên việc đưa ra một con số chính xác là không thể, do một số loài đã từng được ghi nhận trước đây nay đã tuyệt chủng, ví dụ Diệc (Sumatra Ardea sumatrana) hay Cò quăm lớn (Thaumantibis gigantea), trong khi đó, một số loài mới lại phát hiện bổ sung thêm cho danh sách các loài chim Việt Nam. Sự phong phú về các loài chim có thể do biên độ rộng về kinh độ và vĩ độ của Việt nam đã dẫn đến hình thành nhiều dạng sinh cảnh trải rộng trên đất nước [13]. Nghiên cứu chim ở Việt Nam có thể chia thành bốn giai đoạn sau: Giai đoạn thứ nhất: Có thể tính bắt đầu từ những năm 1870 đến 1920. Trong giai đoạn quan trọng này, đã có bộ sưu tập quan trọng đầu tiên về các loài chim ở Việt Nam của Tirant, người đã thu thập hơn 1.000 tiêu bản ở vùng Nam Bộ vào các năm từ 1875 đến 1878. Các bộ sưu tập quan trọng khác do Germain thu ở vùng Nam Bộ; Kuroda thu ở vùng Bắc Bộ và Kloss thu ở cao nguyên Đà Lạt. Trong số các loài chim do Kloss phát hiện có Khướu đầu đen má xám (Garralax yersini) và Khướu đầu đen (Garralax milleti). Ngoài ra,
- 4 còn có một số sưu tập nhỏ hơn của Boutan và Vassal, trong đó có phát hiện về loài Khướu đầu xám (Garrulax vassali). Nghiên cứu học thuật quan trọng nhất về khu hệ chim Việt Nam được thực hiện trong giai đoạn này là Les Oiseaux du Cambodge, du Laos, de l Annam et du Tonkin của Oustales [13]. Giai đoạn thứ hai: Bắt đầu vào cuối năm 1920 đến Thế Chiến thứ II bùng nổ, những đóng góp chủ yếu cho việc nghiên cứu điểu học ở Việt Nam do các tác giả sau đây thực hiện: Delacour và các cộng sự của ông là Jabouille, Engelbach, David Beaulieu, Greenway và Lowe. Giữa các năm 1923 và 1939, Delacour và các cộng sự của ông đã tiến hành sáu đợt thám hiểm điểu học ở Đông Dương, trong thời gian này họ đã thu thập 50.000 tiêu bản chim cùng các số liệu về sinh thái và phân bố. Những bộ sưu tập này cho đến ngay nay vẫn là bộ sưu tập lớn nhất về các loài chim ở Đông Dương và là cơ sở của công trình mang tên Les Oiseaux de l Indochine Francaise. Các bộ sưu tập quan trọng trong giai đoạn khác này là của H. Stevens thu ở Bắc Bộ, Kelley - Roosevelt cũng thu được ở Bắc Bộ và Bjorkegen là người đã phát hiện ra loài Mi núi Bà (Crosias langbianis) [13]. Giai đoạn thứ ba: Là từ sau Thế chiến thứ hai đến năm 1988. Phần đầu của giai đoạn này là thời gian chiến tranh liên miên nên nghiên cứu bị hạn chế. Tuy nhiên sau khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ và thống nhất đất nước vào năm 1975, công tác nghiên cứu chim được tiếp tục trở lại do các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện. Công trình nghiên cứu đáng chú ý ở trong giai đoạn này là của Stepanyan và các đồng nghiệp Việt Nam thực hiện ở trong chương trình nghiên cứu Việt - Xô ở Tây Nguyên, kết quả đã công bố trong Xuất bản Các loài chim Việt Nam, trên cơ sở được điều tra 1978 - 1990. Một công trình khác cũng được xuất bản trong giai đoạn này là Chim Việt Nam của Võ Quý, đây là cuốn sách hướng dẫn các loài chim Việt Nam đầu tiên bằng tiếng Việt [13].
- 5 Giai đoạn thứ tư: Bắt đầu từ năm 1988 với ba đợt khảo sát thực địa của tổ chức bảo tồn chim quốc tế - ICBP (Nay là Birdlife International) tại nhiều vùng trên cả nước, các đợt khảo sát thực địa này là lần khảo sát chim đầu tiên kể từ trước thế chiến thứ II, các chuyến khảo sát này đã rất thành công trong việc phát hiện nhiều loài chim đặc hữu đã không có ghi nhận nào sau hơn nửa thế kỉ. Tiếp theo đó, Birdlife International đã thành lập chương trình quốc gia cùng với đối tác Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các đợt khảo sát trên khắp lãnh thổ, kết quả đáng kể nhất của đợt khảo sát này là phát hiện của Eames và các đồng nghiệp về ba loài chim mới cho khoa học là Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum), Khướu Ngọc Linh (Garrulax ngoclinhensis) và Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax Konkakinhensis), điều đó cho thấy mặc dù công tác nghiên cứu chim đã tiến hành một thế kỉ nhưng vẫn còn các phát hiện mới về chim, khu hệ chim cần khám phá ở các vùng rừng Việt Nam. Trong giai đoạn này ra đời cuốn sách Chim Việt Nam, đây là cuốn sách hướng dẫn có hình vẽ minh hoạ về các loài chim Việt Nam do Nguyễn Cữ và Lê Trọng Trãi và Karen phillipps viết được xuất bản bởi Birdlife International [13]. * Nghiên cứu về các quần xã chim và phân loại các sinh cảnh chim ở Việt Nam: Do phần lớn các loài chim của Việt Nam, các loài chim đặc hữu đã được tìm thấy đều là những loài chim rừng. Vì vậy, nếu xét trên mức độ liên quan về thành phần các quần xã chim thì rừng Việt Nam có thể chia thành các phân hạng chính như sau [13]: Sinh cảnh rừng thường xanh: Là sinh cảnh chiếm tỉ lệ lớn nhất với khoảng 64% diện tích rừng Việt Nam. Rừng thường xanh phân bố ở các vùng có mưa quanh năm xen lẫn với thời kì khô hạn ngắn, rừng ưu thế bởi các loài cây lá rộng thường xanh quanh năm. Kiểu rừng này có ở nhiều vùng đất thấp
- 6 ở phía Bắc và miền Trung Việt Nam và ở hầu hết các vùng núi. Các loài chim đặc trưng cho quần xã chim ở quần thể rừng thường xanh đất thấp là: Nhược nâu (Anorrhinus tickelli), Phướn đất (Carprococcyx renauld), Khách đuôi cờ (Temnurus temnurus) và các loài chim đặc hữu trong bộ Gà. Ở đai cao khoảng 1.000m so với mặt nước biển, rừng thường xanh đất thấp trở thành dạng chuyển tiếp sang Rừng thường xanh trên núi. Rừng thường xanh trên núi có thể chia thành Rừng thường xanh núi thấp phân bố ở đai cao thấp hơn 1.700m so với mặt nước biển, và rừng thường xanh núi cao ở độ cao lớn hơn 1.700m so với mặt nước biển. Quần xã của các loài chim ở kiểu rừng thường xanh núi thấp và núi cao khá giống nhau với sự đa dạng của các loài thuộc nhóm Sáo, Trèo cây, các loài Khướu, và các loài Chim Chích, mặc dù rừng thường xanh núi cao thành phần chim không phong phú bằng rừng thường xanh đất thấp, nhưng có một số loài đặc trưng như Khướu lùn đuôi hung (Minla strigula), Lách tác ngực vàng (Alcippe chryotis) và Khướu mào họng đốm (Yuhina gularis)… Sinh cảnh rừng bán thường xanh: Là rừng hỗn giao giữa các loài cây có lá quanh năm với các loài cây rụng lá. Phân bố ở những vùng có tính thay đổi theo mùa lớn hơn và có phân bố hẹp. Ở Việt Nam, tập trung nhiều ở vùng Tây Nguyên và vùng đất thấp Việt Nam. Thành phần loài chim của rừng bán thường xanh tương tự với rừng thường xanh trên đất thấp. Sinh cảnh rừng rụng lá: Thường được gọi là rừng khộp, sinh trưởng chậm, rừng thưa, thảm thực bì ưu thế là cỏ và tầng tán ưu thế bởi các loài cây rụng lá trong họ Dầu. Rừng rụng lá phân bố tập trung trên diện tích lớn, mùa khô thể hiện rõ rệt. Ở Việt Nam rừng khô cây họ Dầu tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và phân bố thành vạt nhỏ ở vùng ven biển Nam Trung Bộ. Thành phần loài chim không phong phú bằng rừng thường xanh và rừng bán thường xanh do mang nặng tính chất theo mùa và lớp thảm thực bì kém phát triển.
- 7 Quần xã chim đa dạng bởi các loài Gõ kiến và các loài Vẹt, Diều xám (Butartus liventer), Cắt nhỏ hông trắng (Polihierax insignis), Dẻ quạt mày trắng (Rhipidura aureola), Phường chèo nhỏ (Pericrocotus cinamomeus) và Phường chèo nâu mày trắng (Tephrodornis pondircerianus)… Sinh cảnh rừng trên núi đá vôi: Là Rừng thường xanh phát triển trên nền thổ nhưỡng đá vôi. Trong khi thành phần của quần xã thực vật Rừng trên núi đá vôi không giống với Rừng thường xanh thì thành phần các loài chim ở đây lại tương tự như Rừng thường xanh. Tuy nhiên, có một số loài chim chỉ phân bố trong kiểu rừng trên núi đá vôi là Khướu đá hoa (Napothera crispifrons), Khướu đá đuôi ngắn (N. brevicaudata), Khướu đá mun (Stachyris herbeti) và một loài Chích chưa mô tả (Phylloscopus). Vùng phân bố toàn cầu của hai loài Khướu đá mun và loài Chích mới ở vùng núi đá vôi thuộc miền Trung Việt Nam và Lào. Sinh cảnh rừng lá kim ưu thế: Là rừng ưu thế bởi các loài cây hạt trần. Có rất nhiều dạng rừng hỗn giao giữa cây lá kim và cây lá rộng ở Việt Nam, nhưng quần xã chim của các kiểu rừng này tương tự như nhau và cũng không có gì khác biệt lớn so với quần xã chim của kiểu rừng thường xanh. Ở Việt Nam rừng lá kim tự nhiên hầu như chỉ còn phân bố ở cao nguyên Đà Lạt. Kiểu rừng này ưu thế bởi loài Thông ba lá (Pinus kesiya). Ngoài ra còn có những diện tích Thông trồng đáng kể ở khắp cả nước, tuy vậy kiểu rừng này không có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn chim. Quần xã chim rừng lá kim không đa dạng so với các kiểu rừng tự nhiên khác do cấu trúc rừng đơn giản. Tuy nhiên sinh cảnh rừng thông có một số loài không có ở các kiểu rừng khác như: Vàng anh mỏ nhỏ (Oriolus tenuirostris), Mỏ chéo (Loxia curvirostra), và loài đặc hữu của Việt Nam là Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti). Sinh cảnh Trảng cỏ tự nhiên, Trảng cỏ và cây bụi thứ sinh, đất nông nghiệp và đất thổ cư: Ngoài những sinh cảnh chính trên, ở Việt Nam còn có
- 8 những sinh cảnh Trảng cỏ tự nhiên, Trảng cỏ và cây bụi thứ sinh, đất nông nghiệp và đất thổ cư. Trong các sinh cảnh này, Trảng cỏ tự nhiên có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các loài chim. Sinh cảnh Trảng cỏ tự nhiên đã từng một thời phân bố rộng ở Việt Nam, dọc các con sông xung quanh ranh giới của các vùng đất ngập nước theo mùa và ở những khoảng trống trong rừng. Tuy vậy, phần lớn diện tích của kiểu sinh cảnh này đã chuyển đổi thành đất nông nghiệp và chỉ còn những diện tích nhỏ phân bố rải rác. Một số loài chim sinh sống ở vùng đồng cỏ phải thích nghi dần với sinh cảnh thứ sinh, nhưng nhiều loài khác bị thu hẹp phân bố dần vào các sinh cảnh Trảng cỏ tự nhiên còn sót lại, ví dụ loài Ô Tác (Houbaropsis bengalensis), Chích đuôi dài (Graminicola bengalensis) và Sẻ bụi lưng xanh (Saxicola jerdoni), tất cả các loài trên đều đang bên bờ tuyệt chủng ở Việt Nam. Sinh cảnh đất ngập nước: Ở Việt Nam sinh cảnh này rất phong phú với hàng loạt các kiểu sinh cảnh đất ngập nước. Trong đất liền: Các dạng đất ngập nước ngọt bao gồm sông, hồ và trảm cỏ ngập nước theo mùa. Các sông, suối trong rừng có dòng chảy chậm là nơi có quần xã chim rất đặc sắc với các loài Te cựa (Vanellus duvaucelli), Chân bơi (Heliopais personata) và Ngan cánh trắng (Cairina scutulata). Tuy vậy, khắp các vùng ở Việt Nam, các con sông lớn thường là nơi tập trung dân cư sinh sống, dẫn đến làm mất nơi sống của các loài chim. Đầm, hồ là nơi có tiềm năng sinh cảnh quan trọng đối với các loài chim nước di cư, nhất là các loài Vịt, các loài Cò… Về mặt mất sinh cảnh, đầm hồ là một trong các loại sinh cảnh ít bị đe doạ ở Việt Nam mặc dù đã có một số đầm hồ nhân tạo được hình thành sau các công trình xây dựng đập ở khắp đất nước, trong một vài thập kỉ gần đây. Các hồ, đầm có diện tích lớn, sinh cảnh phù hợp với các loài chim nước di cư, nhưng hiện thời, các đầm hồ chưa thể hiện vai trò quan trọng đối với các loài chim này do hiện tượng săn bắn chưa được kiểm soát ở
- 9 hầu hết các điểm. Sinh cảnh Trảng cỏ ngập nước theo mùa rất quan trọng đối với nhiều loài chim nước lớn như Sếu đầu đỏ (Grus antigone) và Giang sen (Mycteria teycieophala). Trảng cỏ ngập nước theo mùa đã từng một phần phân bố khắp Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng đến nay diện tích đã bị thu hẹp thành các vùng nhỏ không liên tục, và thậm chí các diện tích ít ỏi còn lại này cũng đang bị đe doạ chuyển đổi thành đất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Đất ngập nước ven biển và trên biển: Bao gồm rừng ngập mặn, các bãi ngập triều và các đảo xa bờ. Rừng ngập mặn là kiểu thảm thực vật tự nhiên của phần lớn dải ven biển Việt Nam, nhất là Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Do hậu quả của việc rải các chất độc làm rụng lá trong chiến tranh ở Việt Nam, khai thác gỗ củi không bền vững và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến hầu hết diện tích rừng ngập mặn bị phá huỷ. Mặc dù chỉ có rất ít nhưng kiểu sinh cảnh này là nơi có nhiều sân chim quan trọng. Các bãi lầy gian triều phân bố rải rác ở dọc bờ biển của Việt Nam, tập trung ở các cửa sông lớn. Đây là kiểu sinh cảnh quan trọng đối với loài chim nước di cư do là nơi kiếm ăn quan trọng của các loài chim ven biển, các loài Mòng biển và Nhàn, trong đó có một số loài bị đe doạ toàn cầu như Dẻ mỏ thìa (Eurynorhychus pygmeus), Choắt lớn mỏ vàng (Tringa guttifer), Mòng biển mỏ ngắn (Larus saundersi) và Cò mỏ thìa (Platalea minor). Đáng tiếc là kiểu sinh cảnh này đang bị tác động ở mức độ cao do các hoạt động khai thác nghêu sò và nhiều hoạt động khác của con người, trong đó có việc trồng rừng ngập mặn ở nhiều nơi [13]. Vườn quốc gia Bến En có nhiều loại sinh cảnh phù hợp với các loài chim của Việt Nam như: Sinh cảnh rừng thường xanh trên núi đất thấp, rừng thườn xanh trên núi đá vôi, trảng cỏ tự nhiên, trảng cỏ và cây bụi thứ sinh, đất nông nghiệp và đất thổ cư… Đặc biệt, Vườn quốc gia Bến En có sinh cảnh
- 10 đất ngập nước hồ sông Mực với diện tích biến động từ 2500 - 3000ha, có nhiều loài chim nước sinh sống là đối tượng nghiên cứu của đề tài. 1.2.2. Tinh hình nghiên cứu về chim ở Vườn quốc gia Bến En Kết quả điều tra cơ bản khu hệ động, thực vật Vườn quốc gia Bến En giai đoạn 1997 -2000 và điều tra bổ sung danh lục động, thực vật năm 2012 - 2013 đã xác định được ở Vườn Quốc gia Bến En có 277 loài chim thuộc 18 bộ, 57 họ, bao gồm: Bộ Chim lặn có 01 họ Chim lặn; Bộ Bồ Nông có 01 họ Cốc; Bộ Hạc có 02 họ là họ Diệc và họ Hạc; Bộ Ngỗng có 01 họ Vịt; Bộ Cắt có 03 họ là họ Ó cá, họ Ưng và họ Cắt; Bộ Gà có 01 họ Trĩ; Bộ Sếu có 02 họ là họ Cun Cút và họ Gà nước; Bộ Rẻ có 02 họ là họ Cà kheo và họ Choi Choi; Bộ Bồ Câu có 01 họ Bồ câu; Bộ Vẹt có 01 họ Vẹt; Bộ Cu Cu có 02 họ là họ Cu Cu và họ Bìm Bịp; Bộ Cú có 02 họ là họ Cú Lợn và họ Cú Mèo; Bộ Cú Muỗi có 01 họ Cú Muỗi; Bộ Yến có 01 họ Yến; Bộ Nuốc có 01 họ Nuốc; Bộ Sả có 05 họ là họ Bói cá, họ Trảu, họ Đầu Rìu, họ Hồng Hoàng và họ Sả Rừng; Bộ Gõ Kiến có 02 họ là họ Cu Rốc và họ Gõ Kiến; Bộ Sẻ có 27 họ là: Họ Nhạn, họ Mỏ rộng, họ Đuôi cụt, họ Sơn Ca, họ Chìa Vôi, họ Phường Chèo, họ Chào Mào, họ Chim Xanh, họ Chiền Chiện, họ Bách Thanh, họ Chích Choè, họ Khướu, họ Chim Chích, họ Đớp Ruồi, họ Rẻ Quạt, họ Trèo cây, họ Hút Mật, họ Vành Khuyên, họ Sẻ Đồng, họ Chim Di, họ Sẻ, họ Bạc Má, họ Sáo, họ Vàng Anh, họ Chèo Bẻo, họ Nhạn rừng, họ Quạ [17]. Việc điều tra cơ bản trên mới dừng lại ở việc thống kê thành phần loài, chưa có nghiên cứu chuyên sâu và mang tính toàn diện như: Phân bố, số lượng, sinh cảnh, đặc điểm sinh học sinh thái, tình hình biến động, giải pháp bảo tồn phù hợp cho khu hệ … đặc biệt là khu hệ chim nước. Năm 2013, Lê Đức Thuận – Vườn quốc gia Bến En đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên về một số loài chim nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu trên mới dừng lại ở việc đánh giá một số đặc điểm về sinh thái của 4 loài chim nước là: Diệc xám, Diệc lửa, Cò bợ và Cò trắng Trung quốc.
- 11 Ngoài 02 nghiên cứu trên, chưa có nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các tổ chức khoa học của địa phương và trung ương nghiên cứu mang tính toàn diện về chim nói chung và chim nước nói riêng ở Vườn Quốc gia Bến En. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn các loài chim và chim nước Tổ chức BirdLife đặt Việt Nam và một trong những nước hàng đầu thế giới về mức độ đa dạng sinh học và các loài chim bị đe doạ (tức là các loài bị đe doạ trong phân hạng của IUCN). Việt nam là nước có số lượng chim đặc hữu lớn nhất Đông Nam Á và cũng là quốc gia có tốc độ tăng dân số cao nhất thế giới, điều đó dẫn đến nhu cầu sử dụng quá mức đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các khu bảo vệ. Tỷ lệ mất rừng tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng, nếu tỷ lệ này vẫn tăng liên tục thì phần diện tích đất có rừng hiện còn lại của Việt Nam sẽ hoàn toàn mất vào năm 2090. Nhiều loài chim chưa được bảo vệ một cách tương xứng trong hệ thống các khu bảo tồn hiện tại. Tổ chức BirdLife đã trợ giúp công tác bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm: - Xác định các ưu tiên bảo tồn - tiếp cận loài: Sử dụng chim như một nhóm sinh vật chỉ thị, BirdLife tiến hành xác định, tìm cách giải quyết các ưu tiên toàn cầu về bảo tồn. Sự tuyệt chủng của một loài nào đó đều là dấu hiệu xác đáng nhất báo hiệu sự tổn thất về đa dạng sinh học. Do vậy ngăn ngừa sự tuyệt chủng của các loài chim trong tự nhiên là nhiệm vụ hàng đầu. Tổ chức BirdLife, đã tổ chức và nghiên cứu và xây dựng sách đỏ các loài chim, đây là một trong danh lục các loài chim có nguy cơ bị tuyệt chủng, ngoài ra còn phát hiện các loài mới và tái phát hiện các loài. - Xác định các ưu tiên bảo tồn - các vùng và các sinh cảnh quan trọng: Các loài chim phân bố phân tán và rất đa dạng ở tất cả các vùng trên thế giới tại các sinh cảnh và các độ cao khác nhau. Các nghiên cứu của
- 12 BirdLife cũng đã chỉ ra rằng phần lớn những vùng được xác định là quan trọng dựa trên cơ sở khu hệ chim thì cũng đồng thời rất quan trọng đối với các nhóm động vật, thực vật khác. - Bảo tồn các vùng đất ngập nước quan trọng của các loài chim nước: Đây là sinh cảnh của nhiều loài chim nước. Sự phá huỷ các vùng đất ngập nước trong tự nhiên để canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hiện đang đe doạ sự tồn tại của sinh cảnh tự nhiên và bán tự nhiên, do vậy tầm quan trọng bậc nhất là phải bảo tồn những sinh cảnh này. - Mở rộng hệ thống rừng đặc dụng cho Việt Nam vào thế kỷ 21, xây dựng năng lực cho cán bộ nghiên cứu về chim, đánh giá các khu bảo vệ là những ưu tiên trong việc bảo tồn các loài chim nước [13]. 1.2.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Vườn quốc gia Bến En có khu hệ động, thực vật phong phú và đa dạng, với 1.417 loài thực vật và 1.530 loài động vật. Đặc biệt là khu hệ chim nước, theo thống kê chưa đầy đủ đã có 34 loài, có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới có nguy cơ tuyệt chủng cao như: Cốc đế (Phalacrocorax carbo), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Cò lạo ấn độ (Mycteria leucocephala),… Tuy nhiên, trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Bến En có mật độ dân số cao, trình độ canh tác lạc hậu, thu nhập thấp, cuộc sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, cùng với nhận thức về công tác bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là các loài chim nước còn rất hạn chế. Vì vậy, trong những năm qua người dân vẫn thường xuyên lén lút vào rừng giăng lưới và dùng súng săn để săn bắt trái phép ở những sinh cảnh kiếm ăn, nơi cư trú, nơi làm tổ các loài chim nước làm cho số lượng ngày một giảm suốt đáng kể. Mặt khác tình trạng Mai dương xâm lấn khu vực bán ngập trên lòng hồ sông Mực, khai thác rừng trái phép ở Vườn quốc gia, đốt nương làm rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ở vùng đệm quanh khu vực lòng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn