intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp bảo tồn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận văn này!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp bảo tồn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN KHÔI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ ẾCH NHÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN KHÔI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ ẾCH NHÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ TIẾN THỊNH HÀ NỘI, 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan bản luận văn này do chính tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa hề đƣợc công bố và sử dụng để bảo vệ một học hàm nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nộ n 10 t n 10 n m 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Khôi
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, các cơ quan ban ngành. Nhân dịp này tôi xin tran thành bày tỏ lòng cảm ơn đến: - PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh, Phó trƣởng phòng khoa Sau đại học trƣờng đại học Lâm Nghiệp, giảng viên bộ môn động vật rừng trƣờng đại học Lâm Nghiệp, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. - Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới ban giám đốc KBTTN ĐSKT đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thời gian để tôi hoàn thành luận văn. - Các kiểm lâm viên tại các trạm kiểm lâm cửa rừng, trạm Cài, trạm Đồng Quặng, trạm Vũ Oai, trạm Hòa Bình, tổ khoa học kỹ thuật, đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu và góp ý trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. - UBND các xã Đồng Sơn, Đồng Lâm, Hòa Bình, Kỳ Thƣợng, Vũ Oai đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn bạn bè, ngƣời thân đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nộ n 10 t n 10 n m 2016 Nguyễn Văn Khôi
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. T NG QUAN VẤN ĐỀ NGHI N CỨU ...................................... 3 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu Ếch nhái ............................................... 3 1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu Ếch nhái ở Việt Nam ..................... 3 1.1.1.1. Thời kỳ trƣớc năm 1954 ............................................................ 3 1.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975 .......................................... 4 1.1.1.3. Thời kỳ 1975 - 1986 .................................................................. 5 1.1.1.4. Thời kỳ từ năm 1987 đến nay .................................................... 5 1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu lƣỡng cƣ tại KBTTN ĐS - KT ..... 10 Chƣơng 2. MỤC TI U, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU................................................................... 11 2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 11 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 11 2.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 11 2.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................... 11 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 11 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 11 2.2.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 11 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 11 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 12
  6. iv 2.4.1. Kế thừa tài liệu ................................................................................ 12 2.4.2. Phỏng vấn bán định hƣớng ............................................................. 12 2.4.4. Điều tra thực địa.............................................................................. 13 2.4.5. Xử lý số liệu .................................................................................... 16 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHI N, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI......... 17 3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 17 3.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới.................................................... 17 3.1.2. Địa hình địa thế .............................................................................. 20 3.1.3. Địa chất và thổ nhƣỡng ................................................................... 20 3.1.4. Khí hậu ............................................................................................ 22 3.1.5.Thuỷ văn .......................................................................................... 23 3.1.6. Hiện trạng rừng, thực vật và trữ lƣợng rừng .................................. 24 3.1.7. Hệ động vật, thực vật và phân bố của các loài quý hiếm .................. 29 3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................... 32 3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ............................................................ 32 3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................ 35 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng................................................................. 36 3.2.4. Đánh giá chung về kinh tế xã hội trong khu vực ............................ 38 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHI N CỨU ........................................................... 39 4.1. Thành phần Thành phần loài Ếch nhái tại KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng. ........................................................................................................ 39 4.2. Sự đa dạng các taxon Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu ....................... 46 4.3. Tình trạng và phân bố của một số loài Ếch nhái ƣu tiên bảo tồn trong khu vực nghiên cứu...................................................................................... 47 4.4. Xác định các mối đe dọa tới tài nguyên Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu................................................................................................................ 51 4.4.1. Nhóm nguyên nhân trực tiếp .......................................................... 52
  7. v 4.4.1.1. Săn bắt động vật hoang dã ....................................................... 52 4.4.1.2. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ............................................. 53 4.4.2. Nhóm nguyên nhân gián tiếp .......................................................... 54 4.4.2.1. Khai thác gỗ trái phép .............................................................. 54 4.4.2.2. Đốt nƣơng làm rẫy ................................................................... 54 4.4.2.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức ....................................... 56 4.5. Hiện trang công tác quản lý bảo tồn tại KBTTN ĐSKT ...................... 56 4.5.1. Hiện trạng công tác quản lý ............................................................ 56 4.5.2. Đánh giá về công tác bảo tồn tại KVNC ........................................ 58 4.5.2.1. Thuận lợi .................................................................................. 58 4.5.2.2. Khó khăn và thách thức ........................................................... 59 4.6. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn tại khu vực nghiên cứu ............ 60 4.6.1. Giải pháp về mặt chính sách ........................................................... 60 4.6.1.1.Quản lý đất đai .......................................................................... 60 4.6.1.2. Chính sách đầu tƣ và tín dụng ................................................. 60 4.6.1.3. Chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm .................................... 61 4.6.2. Giải pháp cho công tác bảo tồn....................................................... 62 4.6.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn ................................. 62 4.6.2.2. Tăng cƣờng phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng .......... 63 4.6.2.3. Nâng cao đời sống cộng đồng và chia sẻ lợi ích ..................... 64 4.6.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn .................. 64 4.6.3. Giải pháp về mặt khoa học và công nghệ ....................................... 65 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban Quản lý BVTV Bảo vệ thực vật CITES Công ƣớc CITES ĐDSH Đa dạng sinh học ĐS Đồng Sơn ĐSKT Đồng Sơn Kỳ Thƣợng IUCN Danh lục đỏ thế giới KBT Khu Bảo tồn KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên KT Kỳ Thƣợng KVNC Khu vực Nghiên cứu M Mẫu vật QĐ - TTg Quyết định của thủ tƣớng QĐ - UB Quyết định ủy ban SĐVN Sách Đỏ Việt Nam TL Tài liệu UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất tại KBTTN Đồng 31 24 Sơn - Kỳ Thƣợng 32 Phân bố diện tích thảm thực vật rừng KBT Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng 26 33 Thống kê diện tích các loại đất đai và trữ lƣợng thực vật rừng 28 34 Thành phần thực vật khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng 29 35 Thành phần thực vật thân thảo KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng 30 Thống kê các lớp động vật KTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng (nguồn 36 31 KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng) Dân số, dân tộc vùng lõi và vùng đệm KBTTN Đồng Sơn - Kỳ 37 33 Thƣợng 41 Danh sách các loài lƣỡng cƣ ghi nhận tại KBTTN ĐS-KT 38 Danh sách các loài lƣỡng cƣ mới ghi nhận tại KBTTN Đồng Sơn - 42 41 Kỳ Thƣợng Sự phân bố các loài, họ trong các bộ Ếch nhái ở KBTTN Đồng Sơn 43 45 - Kỳ Thƣợng 44 So sánh tài nguyên Ếch nhái của KBTTNĐSKT với cả nƣớc 46 45 So sánh tài nguyên Ếch nhái của KVNC với các KBT khác 46 46 Danh sách các loài Ếch nhái ƣu tiên bảo tồn 47 47 Hiện trạng biên chế nhân sự toàn KBT 57
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ tuyến điều tra 15 3.1 Vị Trí KBTTN ĐS - KT trong tỉnh Quảng Ninh 17 3.2 Ranh giới KBTTN Đồng Sơn Kỳ Thƣợng 19 3.3 Vị Trí KBTTN ĐS-KT so với các khu bảo tồn lân cận 19 4.1 Ngóe Fejervarya limnocharis 42 4.2 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus 42 4.3 Chẫu Hylarana guentheri 42 4.4 Chàng đài bắc Hylarana taipehensis 42 4.5 Ếch trơn Limnonectes kuhlii 43 4.6 Cóc nƣớc sần Occidozyga lima 43 4.7 Ếch bám đá Amolops ricketti 43 4.8 Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax 43 4.9 Ếch cây xanh đốm Rhacophorus dennysi 43 4.10 Nhái bầu vân Microhyla pulchra 43 4.11 Nhái bầu hoa Microhyla ornata 44 4.12 Nhái bầu hey môn Microhyla heymonsi 44 4.13 Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus 44 4.14 Cóc rừng Ingerophrynus galeatus 44 4.15 Cóc mày phê Rhachytarsophrys feae 44 4.16 Cóc mày Sapa Leptobrachium chapaense 44 4.17 Cá Cóc việt nam Tylototriton vietnamensis 48 4.18 Cá Cóc việt nam Tylototriton vietnamensis 48 4.19 Con non của cá cóc việt nam Tylototriton vietnamensis 48 4.20 Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali tại phòng mẫu 50
  11. ix KBTTN ĐS-KT Khu vực phát hiện hai loài Cá cóc tại KBTTN Đồng 4.21 50 Sơn – Kỳ Thƣợng Một số loài Ếch nhái đƣợc buôn bán tại chợ xã Kỳ 4.22 52 Thƣợng 4.23 Ngƣời dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 53 4.24 Nƣơng rẫy tại khu vực xã Vũ Oai 54 4.25 Nƣơng rẫy tại khu vực xã Đồng Sơn 54 4.26 Khai thác gỗ tại xã Vũ Oai 54 4.27 Phát nƣơng làm rẫy 54 Cơ cấu tổ chức, quản lý KBTTN Đồng Sơn – Kỳ 4.28 56 Thƣợng đến năm 2020
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên động vật rừng Việt Nam không những phong phú và đa dạng mà còn có tính đặc hữu cao. Động vật trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới nƣớc ta đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm, nguồn dƣợc liệu độc đáo mà nhân dân sử dụng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nhiều sản phẩm từ động vật rừng đƣợc sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ đƣợc ƣa thích trên thị trƣờng. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý học, phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là ngân hàng gen vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con ngƣời. Động vật rừng còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái. Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các tài nguyên chim, thú và cá. Trong hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền nƣớc ta, nguồn tài nguyên Ếch nhái có vai trò quan trọng trong đời sống đối với cộng đồng. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng nằm trọn trên địa bàn 5 xã: Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thƣợng, Vũ Oai, Hoà Bình thuộc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Khu rừng này có tính đa dạng sinh học cao và đƣợc xem là một khu vực điển hình của hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh núi thấp có diện tích rừng tự nhiên tập trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam với nhiều loài động vật, thực vật rừng quí hiếm. Từ khi thành lập theo quyết định số 1672/QĐ - UB ngày 22/5/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Dự án xây dựng KBT Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng và Quyết định số 440/QĐ - UB ngày 12/02/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập Ban quản lý (KBTTN) Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng thuộc Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh. Tháng 5 năm 2007 Khu bảo tồn
  13. 2 phối hợp với đoàn cán bộ khoa học thuộc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật; Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua của Nga điều tra thực địa tại tiểu khu 61 xã Kỳ Thƣợng đã phát hiện và lấy mẫu đƣợc 43 loài bò sát, Ếch nhái. Qua phân tích các mẫu động vật, đoàn công tác đã đánh giá đây là khu vực đa dạng về bò sát, Ếch nhái.Tuy nhiên, quá trình điều tra này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn do vậy, việc nghiên cứu khu hệ Ếch nhái tại khu vực là một trong những yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao về mặt khoa học và bảo tồn. Chính vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp bảo tồn” Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để góp phần đề xuất những giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng một cách hiệu quả.
  14. 3 Chƣơng 1 T NG QUAN VẤN ĐỀ NGHI N C U 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu Ếch nhái 1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu Ếch nhái ở Việt Nam Trƣớc đây các công trình nghiên cứu thƣờng gắn liền các loài bò sát, Ếch nhái, ít công trình nghiên cứu Ếch nhái độc lập. Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), có thể chia lịch sử nghiên cứu lƣỡng cƣ bò sát thành 4 thời kỳ chính: thời kỳ trƣớc năm 1954, thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975, thời kỳ 1976 đến năm 1986 và thời kỳ từ năm 1987 đến nay. 1.1.1.1. T ờ kỳ trước n m 1954 Tuệ Tĩnh (1623-1713) - nhà y học dân tộc, ngƣời đầu tiên đã ghi nhận 16 vị thuốc có nguồn gốc từ Ếch nhái và bò sát (Tuệ Tĩnh, 1972) [25] Sau ông những nghiên cứu Ếch nhái, bò sát do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện. Các kết quả nghiên cứu đƣợc xuất bản trên nhiều ấn phẩm khác nhau cả trong nƣớc và ngoài nƣớc cho một khu vực hay chung cho cả vùng Đông Dƣơng. Một số chuyên khảo về Ếch nhái và bò sát đã đƣợc xuất bản nhƣ: “Sur la Faune de la Cochinchine Francaise”của Morice A., 1875; “Notes surles Reptiles et Batraciens de la Cochinchine et du Cambodge” của Tirant G., năm 1885. (Theo Nguyen Van Sang et al., 2009), trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có 84 loài mới đƣợc các tác giả Bourret (1920,1937,1939, 1942), Cuvier (1829), Smith (1921, 1922, 1924), Boulenger (1903, 1927), Angel (1927, 1928, 1933), Schlegel (1839), Mocquard (1897), Morice (1875), Pellegril (1910) Siebenrock (1903)v.v…[26] mô tả với mẫu vật thu đƣợc ở Việt Nam.
  15. 4 Ba cuốn sách chuyên khảo của Bourret gồm: Les Serpents de l’Indochine mô tả 189 loài và phân loài rắn xuất bản năm 1936, Les Tortues l’Indochine mô tả 44 loài và phân loài rùa xuất bản năm 1941 và Les Batraciens de l’Indochine mô tả 171 loài và phân loài Ếch nhái xuất bản năm 1942 đƣợc coi là tài liệu đầy đủ nhất về Ếch nhái và bò sát của vùng Đông Dƣơng (trong đó chủ yếu là Việt Nam, Lào và Campuchia). Qua tài liệu công bố cho thấy thời kỳ này tập trung thống kê phân loại và mô tả loài, địa điểm khảo sát tập trung ở Nam Bộ, các khu nghỉ mát (Mẫu Sơn, Tam Đảo, Sa Pa, BaVì, Đà Lạt) hay khu đồn trú của ngƣời Pháp (Ngân Sơn, Phƣớc Sơn…). 1.1.1.2. T ờ kỳ từ n m 1954 đến n m 1975 Mở đầu thời kỳ này, đoàn nghiên cứu của Đào Văn Tiến và cộng sự tiến hành điều tra lƣỡng cƣ, bò sát ở Vĩnh Linh (Quảng Trị), từ ngày 8 đến ngày 28 tháng 8 năm 1956 đã thống kê đƣợc 12 loài, trong đó có một loài mới. Nghiên cứu về động vật có xƣơng sống trên cạn ở Lạng Sơn có Võ Quý (1961), Lê Vũ Khôi (1962). Năm 1971, Lê Hiền Hào và cộng sự công bố ở Cúc Phƣơng (Ninh Bình) có 49 loài Ếch nhái, bò sát[36]. Từ năm 1956 - 1975, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã điều tra, thống kê ở miền Bắc Việt Nam có 159 loài bò sát, 69 loài Ếch nhái (Trần Kiên và cs., 1981)[28]. Địa điểm nghiên cứu cũng đƣợc mở rộng ra nhiều khu vực: Ba Bể, Chợ Rã (Bắc Kạn), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phú. Kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trên nhiều tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nƣớc. Hƣớng
  16. 5 nghiên cứu cũng mở rộng ra nhƣ nghiên cứu về sinh thái học Cá cóc, Thạch sùng đuôi sần, Ếch đồng của ĐàoVăn Tiến, Lê Vũ Khôi (1965)[4]. 1.1.1.3. T ờ kỳ 1975 - 1986 Sau khi đất nƣớc thống nhất, cùng với sự phát triển kinh tế, nhiều trƣờng đại học, viện nghiên cứu mới đƣợc thành lập, công tác nghiên cứu cơ bản trong đó có lƣỡng cƣ cũng bắt đầu đƣợc chú ý. Mở đầu thời kỳ này là chƣơng trình khảo sát do Viện Sinh vật học thuộc Viện Khoa học Việt Nam tổ chức từ ngày 5/3 đến ngày 12/5 năm 1977 ở miền Tây Nam bộ: Hà Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, Mũi Gót, rừng U Minh, Rạch Giá, Tây Ninh. Sau đó hàng loạt khảo sát của Viện Sinh vật học, Khoa Sinh vật của Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Trƣờng Đại học Huế, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Nghiên cứu biển Nha Trang ở nhiều địa phƣơng khác nhau nhƣ: Xuân Sơn (Phú Thọ), Mƣờng Nhà và Mƣờng Lói (Điện Biên), vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Trong giai đoạn này có 1 loài Ếch nhái và 5 loài thằn lằn mới đƣợc phát hiện ở Việt Nam trong đó có 3 loài do Darevsky và Nguyễn Văn Sáng mô tả (Nguyen et al., 2009)[22]. 1.1.1.4. T ờ kỳ từ n m 1987 đến na Sau thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lƣu với các nƣớc thuận tiện hơn, sự bùng nổ thông tin đã giúp cho những cán bộ nghiên cứu về lƣỡng cƣ có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và tham khảo các tài liệu. Công tác nghiên cứu và bảo tồn, do vậy cũng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là sau năm 1990. Các lĩnh vực nghiên cứu cũng hết sức đa dạng: phân loại học, hệ thống học, di truyền và tiến hoá, sinh học, sinh thái học, ký sinh trùng và bệnh học. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển đáng khích lệ của các
  17. 6 nghiên cứu về lƣỡng cƣ ở Việt Nam, đóng góp đáng kể cho khoa học cũng nhƣ góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc. Về thành phần loài, số lƣợng loài Ếch nhái và bò sát tăng lên nhanh chóng: năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc thống kê ở nƣớc ta có 340 loài (82 loài Ếch nhái, 258 loài bò sát[20], đến năm 2005 tổng số loài đã lên tới 458 loài (162 loài Ếch nhái, 296 loài bò sát (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005)[21], và cuốn danh lục xuất bản năm 2009 đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài (177 loài Ếch nhái, 368 loài bò sát) (Nguyen et al., 2009)[22]. Số loài mới cho khoa học đƣợc công bố hàng năm cũng tăng lên rõ rệt qua các thời kỳ. Nếu trong thời kỳ 1975 - 1986 phát hiện đƣợc 6 loài mới cho khoa học, trong đó chỉ có 3 loài có tác giả là ngƣời Việt Nam thì từ năm 1987 - 2009, số loài phát hiện mới cho khoa học đã tăng lên 108 loài, trong đó có 65 loài có nhà khoa học Việt Nam tham gia và có tới 11 loài có tác giả đứng đầu là ngƣời Việt Nam. Từ năm 2010 - 2013 có 49 loài mới cho khoa học đƣợc tiếp tục phát hiện ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ cán bộ Việt Nam đã có những bƣớc trƣởng thành đáng kể và tiềm năng nghiên cứu về khu hệ Ếch nhái và bò sát ở nƣớc ta còn rất lớn. Từ năm 1990 đến nay cùng với việc thành lập các Vƣờn Quốc gia và các KBTTN, việc nghiên cứu càng đƣợc phát triển mạnh. Năm 1993, Hoàng Xuân Quang nghiên cứu lƣỡng cƣ, bò sát ở Bắc Trung bộ. Từ năm 1994, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Lê Nguyên Ngật và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo, đến nay đã phát hiện có 57 loài lƣỡng cƣ, 124 loài bò sát []. Năm 1996, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng ghi nhận 17 loài lƣỡng cƣ, 42 loài bò sát ở rừng Cúc Phƣơng và ở Ngọc Linh (Kontum, 1997)[9]; Năm 1998, Ngô Đắc Chứng nghiên cứu ở Nam Bình Trị Thiên có 28 loài lƣỡng cƣ, 147 loài bò sát (Ngô
  18. 7 Đắc Chứng, 1998)[15]; Năm 1997, Hoàng Xuân Quang và cs. nghiên cứu ở Tây Nam Nghệ An thống kê đƣợc 18 loài lƣỡng cƣ, 38 loài bò sát[10]; điều tra sự đa dạng và hiện trạng Ếch nhái, bò sát ở vùng núi Yên Tử trong thời gian 2004 đến năm 2008 (Trần Thanh Tùng, 2008);…. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc xuất bản cuốn Danh lục Ếch nhái, bò sát Việt Nam với 82 loài Ếch nhái, 258 loài bò sát[20]. Orlov et al. (2002) tổng hợp và công bố danh sách các loài Ếch nhái, bò sát của Việt Nam (phần I) ghi nhận 147 loài lƣỡng cƣ. Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs. công bố cuốn Danh lục Ếch nhái và bò sát Việt Nam đã ghi nhận 116 loài bò sát thuộc 23 họ, 3 bộ và 135 loài lƣỡng cƣ thuộc 9 họ, 3 bộ. Năm 2009, Nguyen et al. đã thống kê đƣợc 186 loài Ếch nhái thuộc 10 họ, 3 bộ và 375 loài bò sát thuộc 24 họ ở Việt Nam[21,22]. Trong Hội thảo Quốc gia về Lƣỡng cƣ và Bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất diễn ra năm 2009 tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, các báo cáo khoa học về đánh giá khu hệ Ếch nhái nhƣ: Điều tra tại KBTTN Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai năm 2008 - 2009 (Hồ Thu Cúc và cs. 2009) có 31 loài lƣỡng cƣ thuộc 5 họ, 1 bộ và 61 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ; Đánh giá sự đa dạng Ếch nhái ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa năm 2008 (Lê Nguyên Ngật và cs. 2009) có 38 loài lƣỡng cƣ thuộc 6 họ, 1 bộ và 53 loài bò sát thuộc 14 họ, 2 bộ; Thống kê thành phần loài Ếch nhái của huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2008 đến 2009 (Hoàng Thị Nghiệp và cs. 2009) ghi nhận 49 loài, trong đó có 17 loài lƣỡng cƣ thuộc 5 họ và 32 loài bò sát thuộc 11 họ; Nghiên cứu tính chất địa động vật của khu hệ Ếch nhái và bò sát của tỉnh Phú Yên (Trần Duy Ngọc và cs. 2009); Ziegler et al. 2009 đã tổng kết 10 năm nghiên cứu đa dạng sinh học Ếch nhái, bò sát ở
  19. 8 Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng từ năm 2000 đến 2009 thống kê 45 loài lƣỡng cƣ và 33 loài bò sát,…. Trong báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ III năm 2009, có một số kết quả nghiên cứu về đa dạng khu hệ Ếch nhái của một số vùng trên cả nƣớc: Điều tra đa dạng Ếch nhái bò sát tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Nguyễn Văn Sáng và cs. 2009) ghi nhận 77 loài thuộc 22 họ, 5 bộ gồm 48 loài bò sát thuộc 14 họ, 2 bộ và 29 loài Ếch nhái thuộc 8 họ, 3 bộ; Điều tra tại VQG và Khu BTTN Lam Kinh tỉnh Thanh Hóa (Nguyễn Kim Tiến, 2009)[22] cho thấy có 49 loài Ếch nhái và 72 loài bò sát thuộc 22 họ, 73 giống,… Trong báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IV năm 2011, có một số báo cáo nghiên cứu về đa dạng khu hệ Ếch nhái: Điều tra tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Lê Vũ Khôi và cs., 2011)[10] ghi nhận 72 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và lớp lƣỡng cƣ có 25 loài thuộc 7 họ, 1 bộ; Điều tra lƣỡng cƣ, bò sát tại vùng An Giang, Đồng Tháp (Hoàng Thị Nghiệp và cs., 2011) ghi nhận 24 loài lƣỡng cƣ thuộc 2 bộ, 6 họ ; Nghiên cứu khu hệ VQG Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu (Poyarkov, 2011) chỉ ra 11 loài lƣỡng cƣ thuộc 2 bộ, 6 họ và 31 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ;…. Hoàng Xuân Quang và cs., 2012[11] điều tra khu hệ Ếch nhái, bò sát ở VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống kê đƣợc 44 loài Ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ và 64 loài bò sát thuộc 14 họ, 2 bộ. Trong báo cáo Hội thảo quốc gia về lƣỡng cƣ, bò sát ở Việt Nam lần thứ II tổ chức tại Đại học Vinh (Nghệ An, 2012), có một số báo cáo về đa dạng khu hệ Ếch nhái, bò sát : Nghiên cứu thành phần loài bò sát và Ếch nhái ở Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Phạm Thế Cƣờng và cs, 2012)[28]
  20. 9 với 70 loài đƣợc ghi nhận trong đó có 38 loài bò sát và 32 loài Ếch nhái; Nghiên cứu sự đa dạng thành phần loài Ếch nhái, bò sát ở khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (Hoàng Ngọc Thảo và nnk, 2012)[11] ghi nhận 144 loài Ếch nhái, bò sát thuộc 24 họ, 5 bộ;…. Bên cạnh đó có rất nhiều loài mới đƣợc mô tả và nhiều loài mới đƣợc ghi nhận từ năm 2010 trở lại đây nhƣ loài Leptolalax bidoupensis (Rowley et al., 2011); Theloderma palliatum và T.nebulsum (Rowley et al.,2011); Gracixalus quangi (Rowley et al.,2011); Leptobrachium leucops (Stuart et al., 2011); Ichthyophis nguyenorum (Nishikawa, 2012); Leptolalax firthi (Rowley et al.,2012)... Bên cạnh các nghiên cứu về phân loại học, nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố về quan hệ di truyền tiến hóa cũng hỗ trợ cho việc sắp xếp và hệ thống lại các loài ếch nhái, bò sát ở Việt Nam. Hàng loạt các loài thuộc một số giống nhƣ Philautus đƣợc chuyển sang giống Gracixalus và Theloderma (Rowley et al., 2011; Orlov et al., 2012). Về các loài quý hiếm: Năm 1992, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng xuất bản Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động vật) trong đó liệt kê 43 loài bò sát và 11 loài lƣỡng cƣ bị đe dọa. Năm 2000, Sách Đỏ Việt Nam đƣợc tái bản có chỉnh sửa và bổ sung đã thống kê 43 loài bò sát và 11 loài lƣỡng cƣ. Mới đây nhất, Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 đã ghi nhận 40 loài bò sát và 13 loài Ếch nhái bị đe dọa ở Việt Nam[1]. Cho đến nay đã có 9 chuyên khảo về Ếch nhái và bò sát việt Nam đƣợc xuất bản: Danh lục bò sát và Ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996)[25], Ếch nhái và bò sát ở một khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam [Die Amphibien und Reptilien eines Tieflandfeuchtwald- Schutzgebietes in Vietnam] của Ziegler (2002), Bò sát và Ếch nhái Vƣờn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2