Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li) thoái hóa tại Thanh Hóa
lượt xem 4
download
Nội dung chính của luận văn gồm: Đánh giá thực trạng rừng Luồng tại Thanh Hóa; Nghiên cứu đặc điểm của rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa; Xây dựng tiêu chí và bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa; Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li) thoái hóa tại Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------------------- TRỊNH QUỐC TUẤN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỪNG LUỒNG (Dendrocalamus barbatus HSUEH ET D.Z.LI) THOÁI HÓA TẠI THANH HÓA Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: HDC: PGS.TS. Võ Đại Hải HDP: TS. Đặng Thịnh Triều Hà Nội - Năm 2011
- LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn “Nghiên cứu đặc điểm rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li) thoái hóa tại Thanh Hóa” được hoàn thành trong chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 17A (2009-2011) tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự truyền đạt kiến thức chuyên môn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo giảng dạy Trường Đại học Lâm nghiệp, sự động viên khích lệ của gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Đại Hải; TS. Đặng Thịnh Triều thuộc Viện Khoa học Việt nam người đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu cùng những tình cảm tốt đẹp nhất giành cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá, Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, UBND các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Bá Thước nơi tôi thực tập tốt nghiệp, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Để hoàn thành luận văn, mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực của bản thân song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học, cùng các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2011 Tác giả Trịnh Quốc Tuấn
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3 1.1. Trên thế giới ......................................................................................................3 1.1.1. Nghiên cứu về nhân giống ..........................................................................3 1.1.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác ........................................................3 1.1.3. Dinh dưỡng đất dưới rừng Tre, Luồng ........................................................5 1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................6 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Luồng trong thời gian qua ............................7 1.3. Nhận xét, đánh giá chung ................................................................................17 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................19 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................19 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................19 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................19 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................19 - Đánh giá thực trạng rừng Luồng tại Thanh Hóa ...............................................19 - Nghiên cứu đặc điểm của rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa ......................19 - Xây dựng tiêu chí và bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa .....19 - Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa ........20 2.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................20 2.4.1. Phương pháp tiếp cận ................................................................................20
- 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................21 2.4.3. Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu ...................................................24 Chương 3 ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA ..25 3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................25 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................25 3.1.2. Địa hình .....................................................................................................25 3.1.3. Khí hậu thủy văn .......................................................................................26 3.1.4. Địa chất và đất đai .....................................................................................27 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................27 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ......................................................................27 3.2.2. Hiện trạng kinh tế ......................................................................................28 3.2.3. Thực trạng kinh tế - xã hội và kết kấu hạ tầng ..........................................28 3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.29 Chương 4 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................32 4.1. Đánh giá thực trạng rừng Luồng tại Thanh Hóa ............................................32 4.1.1. Thực trạng về diện tích và phân bố rừng Luồng tại Thanh Hóa ...............32 4.1.2. Thực trạng về diện tích rừng Luồng phân theo 3 loại rừng tại Thanh Hóa ...33 4.1.3. Thực trạng về chất lượng rừng Luồng tại Thanh Hóa ..............................34 4.1.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác Luồng đã và đang áp dụng tại Thanh Hóa ...................................................................................................38 4.2. Đặc điểm của rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa .......................................44 4.2.1. Đặc điểm chung của rừng Luồng tại Thanh Hóa ......................................44 4.2.2. Xác định nguyên nhân và xây dựng tiêu chí đánh giá nguyên nhân gây thoái hóa rừng Luồng tại Thanh Hóa ........................................................................49 4.2.3. Đặc điểm của rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa .................................52 4.3. Xây dựng tiêu chí và bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa ở Thanh Hóa .....70 4.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất tiêu chí xác định mức độ thoái hóa theo các nguyên nhân khác nhau ...............................................................................70 4.3.2. Xây dựng bảng tra và thang điểm đánh giá mức độ thoái hóa của rừng Luồng .71
- 4.4. Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa ......72 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................74 1. Kết luận ..............................................................................................................74 2. Tồn tại ................................................................................................................75 3. Khuyến nghị .......................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77 PHỤ LỤC
- i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích nghĩa Dbụi Đường kính bụi D1.3 Đường kính ở vị trí 1,3 m Hvn Chiều cao vút ngọn Dbụi Đường kính bụi Dtán Đường kính tán Luong Development Project (Dự án phát triển ngành hàng LDP Luồng) NLKH Nông lâm kết hợp S Phạm vi biến động S% Hệ số biến động UBND Uỷ ban nhân dân BQLR Ban quản lý rừng PH Phòng hộ SX Sản xuất ĐD Đặc dụng Participatory Rural Appraisal (đánh giá nhanh nông thôn có sự PRA tham gia) QTN Quy trình ngành TCN Tiêu chuẩn ngành
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 4.1 Thực trạng về diện tích và phân bố của rừng Luồng 32 Thực trạng về diện tích rừng Luồng phân theo quy hoạch 3 4.2 34 loại rừng Thực trạng về sinh trưởng rừng Luồng tại Ngọc Lặc, Lang 4.3 35 Chánh và Bá Thước, Thanh Hóa. Thực trạng rừng Luồng phân theo tuổi cây tại Ngọc Lặc, Lang 4.4 36 Chánh và Bá Thước, Thanh Hóa. Thực trạng chất lượng rừng Luồng phân theo tiêu chuẩn 4.5 36 thương phẩm 4.6 Tình hình sâu bệnh hại và đỏ gẫy của rừng luồng Thanh Hóa 37 Một số đặc điểm sinh trưởng của rừng luồng tại Ngọc Lặc, 4.7 44 Lang Chánh và Bá Thước, Thanh Hóa. Một số đặc điểm sinh trưởng của rừng Luồng tại các huyện 4.8 45 Ngọc Lặc và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa Một số đặc điểm chất lượng luồng tại Ngọc Lặc, Lang Chánh 4.9 46 và Bá Thước, Thanh Hóa 4.10 Một số đặc điểm của đất dưới tán rừng luồng tại Thanh Hóa 48 4.11 Một số đặc điểm lý, hóa tính của đất dưới tán rừng luồng 49 Một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của rừng luồng thoái 4.12 53 hóa tại Thanh Hóa theo các nguyên nhân khác nhau Một số đặc điểm về khả năng sinh măng của rừng luồng thoái 4.13 60 hóa tại Thanh Hóa theo các nguyên nhân khác nhau Các tính chất đất của rừng trồng Luồng tại Thanh Hóa thoái 4.14 64 hóa theo các nguyên nhân khác nhau Đặc điểm thực bì dưới tán rừng luồng thoái hóa theo các 4.15 68 nguyên nhân khác nhau trong khu vực nghiên cứu 4.16 Các chỉ tiêu phân loại cấp thoái hóa của rừng luồng 71 4.17 Bảng phân loại mức độ thoái hóa của rừng luồng 71
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài 20 4.1 Rừng Luồng 18 tuổi bị thoái hóa do đất đai cằn cỗi 55 4.2 Rừng luồng bị khai thác quá mức chỉ còn cây tuổi 1 56 4.3 Rừng Luồng bị khai thác chỉ còn 3-4 cây/bụi 56 4.4 Rừng Luồng bị sâu vòi voi hại 57 4.5 Bụi Luồng bị sọc tím sinh trưởng kém 58 4.6 Măng Luồng bị bệnh sọc tím 58 4.7 Rừng Luồng bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân 59 4.8 Cây tái sinh than gỗ trong rừng luồng 70
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Luồng Thanh Hóa đã gắn bó hàng trăm năm nay với đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của đồng bào các dân tộc miền núi nói riêng và đồng bào tỉnh Thanh Hóa nói chung. Luồng là cây đa tác dụng vừa có tác dụng phòng hộ vừa có giá trị kinh tế. Các sản phẩm từ Luồng rất phong phú dùng làm vật liệu xây dựng, làm ván ép, ván dăm, làm tăm mành, đũa, đồ mỹ nghệ trong gia đình, nguyên liệu cho sản xuất giấy, nguyên liệu cho công nghiệp hóa lâm sản, phế liệu Luồng đốt làm than hoạt tính ngoài ra có thể tận dụng măng Luồng để làm làm thực phẩm và chiết xuất làm thuốc chữa bệnh,... Luồng là cây dễ trồng, đầu tư không lớn, phù hợp với năng lực kinh tế và tập quán canh tác của đa số các hộ gia đình nông dân miền núi, trồng 1 lần có thể khai thác nhiều năm, nếu được chăm sóc tốt có thể khai thác tới 40 - 50 năm. Thu nhập bình quân từ 1 ha rừng Luồng khoảng 4 - 6 triệu đồng/năm, nhưng nếu được chăm sóc tốt thu nhập bình quân có thể đạt 8-10 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, cây Luồng đã và đang được người dân gây trồng phổ biến ở các huyện miền núi. Hiện nay, rừng Luồng chiếm gần 50% tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh và là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân miền núi. Hiện tại, Luồng được trồng tại 12 trong tổng số 27 huyện/thị của tỉnh, với diện tích 69.458 ha, trong đó một số huyện miền núi có diện tích trồng Luồng tập trung lớn gồm: Quan Hoá (24.338 ha), Lang Chánh (11.950 ha), Ngọc Lặc (7.904 ha) và Bá Thước (7.906 ha) Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa (2009). Tại thời điểm những năm 1980, diện tích rừng Luồng tỉnh Thanh Hóa chỉ khoảng 38.000 ha (http://www.khuyennongvn.gov.vn). Như vậy, trong thời gian qua, diện tích rừng Luồng đã tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng rừng Luồng không tăng theo thời gian và diện tích mà ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng, rừng Luồng hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng so với trước đây (http://www.tuoitrethanhhoa.com; Chi Cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, 2007). Theo Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hoá (2007), trước đây, Luồng loại 1 chiếm
- 2 trên 10%, với đường kính gốc và có thể đạt tới 15 cm, chiều dài sử dụng là 18 m, chiều dài dóng là 30 cm, chiều dày vách 2,3 cm, chỉ số hình thân là 0,55; khố i lượng bình quân/cây là 18 kg thì hiện nay Luồng loại 1 chỉ chiếm 3,59 % với đường kính gốc là 10 cm, chiều dài sử dụng 9,5 cm, chiều dài dóng là 25 cm, chiều dày vách 1,5 cm, chỉ số hình thân 0,38 và khố i lượng bình quân là 13 kg/cây. Ngoài năng suất và chất lượng của rừng Luồng bị giảm đi rõ rệt thì sự thoái hóa của rừng Luồng cũng đã làm thay đổi các đặc điểm của tiểu hoàn cảnh dưới tán rừng Luồng. Một trong những đặc điểm đó là độ ẩm dưới tán rừng Luồng chỉ đạt dưới 60%. Thảm thực bì dưới tán rừng Luồng cũng rất đơn giản, chỉ có một vài loài cây bụi và cỏ dại mọc với độ che phủ không cao. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất như Nitơ, Photpho, Kali đều giảm so với trước đây, độ pH trong đất rừng Luồng trước đây đạt từ 4,5 - 4,8 (Nguyễn Ngọc Bình, 1963) nay giảm xuống chỉ còn 3,7 (Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, 2007). Như vậy, có thể thấy rằng, qua thời gian dài kinh doanh dài, nhiều diện tích rừng Luồng ở Thanh Hóa đã và đang bị thoái hóa. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chí và bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa ở Thanh Hóa chưa được thực hiện. Để có cơ sở cho việc quản lý và đưa ra những biện pháp tác động thích hợp nhằm phục hồi rừng Luồng bị thoái hóa ở Thanh Hóa thì đề tài "Nghiên cứu đặc điểm rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li) thoái hóa tại Thanh Hóa" đă ̣t ra là rất cần thiết, vừa có ý nghiã khoa ho ̣c và thực tiễn.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về nhân giống Chọn giống là một trong những khâu quan trọng nhất, quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng. Tại Kenya đã thành công nhân giống các loài Yushania alpina và Oxytenanthera abyssinica bằng phương pháp nuôi cấy mô (Bernard Kingomo 2007) [27]. Verma and Arya (1998) [31] đã nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng, sinh khối và khả năng hút dinh dưỡng của cây Dendrocalamus asper, thành phần ruột bầu với tỷ lệ cát: đất (tỷ lệ 1:1) làm giảm khả năng ra rễ và hàm lượng P trong rễ. Trong khi ở các thí nghiệm bón bổ sung phân hữu cơ thì các chỉ tiêu nghiên cứu như chiều cao, sinh khối khô và khả năng ra rễ của Dendrocalamus asper đều tốt hơn. Ngoài ra phương pháp nhân giống bằng hạt đã được thực hiện tại Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ cho các loài cây Dendrocalamus brandisii, Dendrocalamus membranaceus, Dendrocalamus strictus (Bernard Kingomo, 2007) [27] và Dai Qihui, 1998) [28]. 1.1.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác - Chọn lập địa trồng Theo Alrasjid (2003) [33], Luồng được coi là một trong những loài cây sử dụng “tham lam” dinh dưỡng của đất. Vì vậy, muốn duy trì sức sản xuất của đất rừng thì phải sử dụng phân bón trong thâm canh rừng trồng Luồng. Theo Sutiyono (2004) [37] khi nghiên cứu dinh dưỡng đất của rừng Dendrocalamus asper Back cho thấy ở các tầng từ 0 - 20cm và từ 20 - 40cm dưới tán rừng độ chua, hàm lượng mùn, nitơ, kali, các ion K+, Na+, Ca2+, Mg2+ và các cation trao đổi đều rất thấp ở cả 2 tầng đất. Tre, Luồng thường ưa thích các loại đất sét và sét pha cát, tuy nhiên dù loại đất nào thì cũng phải thoát nước tốt vì măng Tre, Luồng không chịu được ngập nước, độ pH thích hợp cho tre, Luồng từ 4,5 - 6 (Bernard, 2007) [27]. Theo Dai Qihui (1998) [28] nên chọn nơi có độ dày tầng đất cao, đất còn tốt, thoát nước tốt,
- 4 ẩm. Nên trồng ở các thung lũng, dọc bờ sông, suối, cũng có thể trồng ở chân và sườn đồi. Nếu trồng nơi đất khô, xấu thì Luồng có thể sống nhưng sinh măng, thân sẽ nhỏ và mang lại hiệu quả kinh tế thấp và dễ bị thoái hóa. - Chuẩn bị đất trồng Tuỳ theo từng loại giống Tre, Luồng mà cây con đem trồng có các phương thức xử lý đất và thực bì khác nhau trước khi trồng. Kích thước và cự ly hố tuỳ thuộc vào phương pháp trồng và loài cây. Đối với các loài to như Luồng thì hố đào thường có kích thước (60 x 60 x 50) cm. Nơi có lượng mưa trung bình thấp thì nên đào hố to hơn so với nơi có lượng mưa cao. Đất được lấp 1 tháng trước khi trồng (Bernard, 2007) [27]. Theo Dai Qihui (1998) [38] có 3 phương pháp làm đất như sau: (i) xử lý toàn diện: cuốc đất sâu 20 cm, sau đó đào hố theo kích thước và cự ly theo thiết kế. (ii) trồng theo băng: cày đất theo băng có chiều rộng 1-2 m và sâu 20 cm, cự ly giữa các băng cày 1 - 2 m. (iii) trồng theo hố đào các hố theo cự ly mong muốn, kích thước hố (50 x 50 x 40) cm theo các chiều lần lượt là chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều sâu hoặc (100 x 50 x 40) cm. Mật độ trồng với các loài có đường kính thân cây nhỏ hơn 6 cm là 1666 cụm/ha, đối với những loài có đường kính thân cây to hơn thì mật độ trồng khoảng 833 cây/ha (3 m x 4 m) hoặc 625 cây/ha (4 m x 4 m). Đối với một số loài to như Dendrocalamus giganteus cự ly giữa các khóm là 10 m x 10 m (tương đương 100 khóm/ha) hoặc Dendrocalamus hamiltonii cự ly giữa các khóm là 7 m x 7 m (tương đương 205 khóm/ha). Các nhà kỹ thuật cũng khuyến cáo nên đào rãnh và lên líp để trồng Tre, Luồng. Việc đào rãnh và lên líp có một số thuận lợi như trồng trên líp sẽ phát triển nhanh vì đất xốp, các năm sau có thể đào thêm đất trong rãnh và bổ sung vào líp. Kích thước hố có thể (60 x 60 x 60) cm. Bón lot 5 kg phân chuồng, 0,1 kg urê, 0,1 kg super lân và 0,05 kg kali (TIFAC, 2004) [30]. Cự ly giữa các cây từ 6 m đến 8 m cũng được áp dụng trong trồng Tre, Luồng ở Australia. - Trồng cây Theo Dai Qihui (1998) [27] dù cây con từ hạt hay từ nhân giống sinh dưỡng thì trước khi trồng nên cắt ngọn chỉ để lại 2 - 3 đốt. Đặt cây ở tư thế thẳng đứng, lấp
- 5 đất phủ lên gốc 3 - 4 cm đối với cây con từ hạt. Với cây đem trồng bằng gốc phủ đất cách cổ rễ 10 cm. - Bón phân Đối với cây trồng lấy măng, để sản xuất 100 kg măng tươi, cây cần 500-700 g N, 100 -150 g P và 200 - 250 g K từ đất. Như vậy, nếu thu hoạch 15.000 kg măng tươi cần bổ sung mỗi năm từ 75 - 100 kg N, 15 - 22,5 kg P và 30 - 37,5 kg K. Việc bón phân cần chia làm nhiều lần trong năm. Hoặc bón 37.500 kg/ha phân chuồng cũng có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết trên. Đối với Tre, Luồng trồng lấy thân, để sản xuất 1.000 kg thân Tre, Luồng cần 2,5 - 3,5 kg N, 0,3 - 0,4 kg P và 3 - 4 kg K từ đất Dai Qihui (1998) [27]. Như vậy, trên cơ sở đó, sau khi khai thác cần bón một lượng phân tương ứng với lượng dinh dưỡng đã mất đi từ thân. - Sâu bệnh hại Sâu bệnh hại cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các rừng Tre, Luồng bị suy thoái. Vì vậy, việc xác định được các loài sâu, bệnh hại có vai trò quan trọng trong việc tìm ra giải pháp phòng chống thích hợp. Nghiên cứu về sâu bệnh hại Tre, Luồng, Xu Tiansen (1998) [32] cho biết, thông thường Tre, Luồng hay gặp các loại sâu, bệnh sau: Châu chấu ăn lá, ốc sên, bướm ống, sâu đục măng, sâu hút nhựa, sâu ăn búp măng, tuỳ vào đặc điểm từng loại sâu mà có các biện pháp phòng trừ thích hợp như sau: (i) Biện pháp lâm sinh: Làm cỏ, xới đất không những làm cho cây hút dinh dưỡng dễ hơn mà còn có thể chống lại sâu, ví dụ đối với loài sâu Oraura vulgaris có thể giảm 30 - 50 % sau khi làm cỏ và giảm 70 - 90 % sau khi xới đất; (ii) Biện pháp sinh học: Dùng các thiên địch để diệt sâu hại như chim, nhện, kiến ong,... (iii) Biện pháp hoá học dùng các loại thuốc như Trichlorfon 5 % để phun, hoặc phụn khói,... 1.1.3. Dinh dưỡng đất dưới rừng Tre, Luồng Không sử dụng phân bón trong trồng Tre, Luồng sẽ làm giảm sút nhanh chóng sức sản xuất của đất, dẫn đến rừng trồng Tre, Luồng sẽ nhanh bị thoái hóa Alrasjid (2003) [33]. Những nghiên cứu về vật rơi rụng và dinh dưỡng hoàn trả cho
- 6 đất trong rừng Bambusa bambos đã được Shanmughavel (2000) [36] thực hiện ở các độ tuổi khác nhau tại Ấn Độ. Trung bình vật rơi rụng trong các rừng 4 tuổi, 5 tuổi và 6 tuổi tương ứng là 15,4 tấn/ha, 17 tấn/ha và 20,3 tấn/ha. Trong đó lá rụng chiếm 58 % và cành rụng chiếm 42 %. Hàm lượng N, P, K, Ca, và Mg hoàn trả cho đất ở rừng 4 tuổi là 120, 10, 101, 60 và 66 kg/ha, đối với rừng 5 tuổi hàm lượng của các nguyên tố trên tương ứng là 141, 13, 121, 72 và 79 kg/ha, và đối với rừng 6 tuổi hàm lượng dinh dưỡng của các nguyên tố trên là 184, 16, 183, 91 và 96 kg/ha. Hơn nữa, một nghiên cứu về chu trình dinh dưỡng trong rừng Bambusa bambos cũng đã được nghiên cứu. Lượng dinh dưỡng trong cây đứng gia tăng theo tuổi của cây, vì vậy lượng dinh dưỡng trả lại cho đất không đủ so với lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi. Việc bổ sung phân bón cho rừng là cần thiết nhằm tránh việc đất bị thoái hóa, đặc biệt khi khai thác Tre, Luồng ở cường độ cao sẽ thì lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất càng bị giảm đi, dẫn đến đất bị thoái hoá Shanmughavel and Francis (1997) [35]. 1.1.4. Khả năng bảo vệ đất, nước của rừng Luồng Rừng Luồng thường là rừng thường xanh, có tán dày, hệ rễ phát triển, vật rơi rụng nhiều, vì vậy khả năng giữ đất, nước của một số loài Tre, Luồng cao hơn so với một số loại rừng như rừng lá kim, rừng lá rộng. Đặc biệt khi rừng hỗn giao giữa Tre, Luồng với các loài cây lá rộng thì khả năng giữ đất, giữ nước là tốt nhất. Trong khi đó khả năng giữa nước ở tầng mùn và khả năng cố định đất của rễ của rừng Trúc thuần loài lại tốt hơn sơ với rừng thuần loài và rừng lá kim. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Đặc điểm sinh thái của cây Luồng Cây Luồng có tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [7]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới đây, các chuyên gia Trung Quốc (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) thì cây Luồng Thanh Hóa có tên khoa học là Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li. Là loài tre mọc cụm (kiểu hợp trục, bũi, khóm,…) thuộc họ phụ tre trúc (Bambusoideae), bộ hòa thảo (Graminaler) [15].
- 7 Luồng có thân thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ, không có gai, vách thành của thân dày. Cây có đường kính trung bình từ 10 - 12 cm, chiều dài thân từ 8 - 20 m. So với các loại tre phổ biến thì Luồng có những đặc điểm khác hơn như: Lá rộng, ngắn và xanh đậm hơn, thân thẳng, đường kính giảm đều, không có gai, ít cành và mẫu cành nhỏ, vách thân dày hơn Nguyễn Ngọc Bình (1964) [2]. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và phân bố của Luồng, Lê Quang Liên (1993) [12] cho thấy Luồng là loài cây sinh trưởng nhanh, sau 2 năm có thể khai thác làm nguyên liệu giấy hoặc hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Luồng phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa, tập trung chủ yếu ở các huyện: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Quan Hóa, Quan Sơn,… Ngoài ra, còn thấy Luồng phân bố ở một số tỉnh như Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,… Hiện nay, Luồng đã được dẫn trồng ở nhiều nơi như Phú Thọ, Yên Bái, Đồng Nai và sinh trưởng, phát triển tốt ở những nơi trồng mới. Cũng theo Lê Quang Liên (1995) [13] Luồng sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có tầng đất dày (trên 60 cm), đất xốp màu mỡ, nhất là đất ven đồi, ven suối, ven khe,… Nhu cầu về kali trong đất của Luồng rất lớn, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của rừng Luồng. Phạm Văn Tích (1963) [26] cho thấy, Luồng rất ít khi ra hoa, sau khi ra hoa (khuy) thì cây và bụi Luồng bị chết. Hoa Luồng ít khi đậu thành quả và kết hạt, tỷ lệ nảy mầm của hạt rất kém, chất lượng cây Luồng suy giảm, hàm lượng nước trong thân cây cao. Vì vậy, khi bụi Luồng bị khuy thường được đào bỏ mang ra khỏi rừng . 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Luồng trong thời gian qua - Kỹ thuật gây tạo giống Luồng Do khả năng ra hoa và nảy mầm của hạt Luồng rất hạn chế nên từ trước đến nay việc nhân giống Luồng chủ yếu bằng phương pháp sinh dưỡng. Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng Luồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chiết cành, giâm hom, đánh gốc đem trồng,…Kết quả nghiên cứu nhân giống hom thân có chồi ngủ của Trần Nguyên Giảng, Lưu Phạm Hoành (1977) [10] cho thấy tiêu chuẩn chọn cây mẹ để tiến hành cắt hom từ 8-16 tháng tuổi, cây đã có đủ cành lá, thân có
- 8 màu xanh, cắt một đoạn hom 30-40 cm có 2-3 chồi ngủ (mắt cua) to khỏe không bị thối, dùng thuốc kích thích 2,45T với nồng độ 30mg/1 lít nước, thời gian ươm vào tháng 7-8 cho tỷ lệ thành cây con đạt trên 60%. Hạn chế của phương pháp nhân giống này là yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và không cung cấp được nhiều giống trồng rừng trên quy mô lớn. Vì vậy, phương pháp nay hiện nay cũng không được áp dụng rộng rãi trong sản xuất giống Luồng. Phương pháp tạo giống gốc, giống chét đã được sử dụng khá lâu, theo tác giả Nguyễn Ngọc Bình (1963) [1] phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, không phải qua khâu giâm ở vườn ươm, tỷ lệ sống cao, giảm chi phí vận chuyển, gốc có nhiều mắt nên khả năng sinh trưởng mạnh, nhanh cho măng ngay từ năm trồng đầu tiên. Hạn chế của phương pháp tạo giống bằng gốc và chét là tốn nhiều công để đánh gốc, hệ số tạo giống thấp nên chỉ áp dụng trong phạm vi hộ gia đình và được trồng trên những nơi đang còn tính chất đất rừng và việc xác định thời vụ, thời tiết trồng phải phù hợp mới cho tỷ lệ sống cao. Theo công trình nghiên cứu của Hoàng Vĩnh Tường, Trịnh Xuân Tú (1978) [24] việc tạo giống Luồng bằng phương pháp giâm cành Luồng có đường kính phần sát đùi gà 1cm, chặt bỏ phần ngọn để dài 35-40cm gọt rễ khí sinh trên đùi gà, cành giống từ 12-14 tháng tuổi và được xử lý trong dung dịch 2,4T nồng độ 10-20 mg/lit và 2,4D nồng độ 20-30mg/ lít trong 12 giờ khi nhiệt độ không khí 290C hoặc 12-16 giờ khi nhiệt độ không khí 240C, chỉ ươm giống vào những tháng có nhiệt độ
- 9 Năm 2000 Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN-KHCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng thì việc gây trồng có thể bằng giống gốc, hom thân, hom chét hoặc cành chiết, trong đó phương pháp nhân giống bằng cành chiết là hiệu quả nhất, khắc phục các nhược điểm của các phương pháp nhân giống khác, đảm bảo đủ số lượng giống trồng trên quy mô lớn và dễ dàng trong việc quản lý chất lượng giống trước khi đem trồng [6] . Theo Lê Quang Liên (1990) [11] cần quan tâm đến yếu tố di duyền khi chọn giống và yêu cầu về rừng giống phải được trồng từ 3 năm tuổi trở lên, các cành Luồng có kích thước đủ lớn và khỏe để sinh trưởng, không bị sâu bệnh hại hoặc không nằm trong vùng dịch bệnh. Yêu cầu về cây mẹ để lấy giống có tuổi từ 8 - 12 tháng tuổi (cây bánh tẻ), có sức sống tốt, không bị bệnh, sâu hại để tránh lây lan về sau. Yêu cầu về cành chiết chọn cành có đường kính phần sát đùi gà lớn (từ 0,7cm trở lên), đùi gà (gốc cành) to có nhiều rễ khí sinh, màu rễ còn tươi, màu vàng nhạt. Mắt cua ở gần đùi gà to, tươi, chắc, màu hơi vàng vì đây là nơi phát triển thế hệ. Hiện nay, trên toàn quốc chưa có rừng giống Luồng nào được công nhận. Đặc biệt tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng, chuyển hóa rừng giống cho Luồng cũng chưa được thực hiện. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một dự án (Quỹ môi trường toàn cầu và Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, 2008) đã xây dựng được 4 lâm phần với tổng diện tích 18ha để lấy giống phục vụ dự án. Qua đó nhận thức của người dân về vai trò giống Luồng cũng được nâng cao. Như vậy, có thể thấy, đến nay đã có nhiều phương pháp khác nhau để gây tạo giống Luồng, tuy nhiên phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay ở nước ta vẫn là chiết cành và giâm hom bằng cành. Thực tế hiện nay các cơ sở sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chủ yếu sản xuất giống bằng phương pháp chiết cành. - Nghiên cứu về kỹ thuật trồng Luồng Các kết quả nghiên cứu đã có từ trước đến nay về cây Luồng đã được tổng hợp và ban hành thành các quy trình quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác rừng Luồng. Điển hình là Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng
- 10 sản xuất gỗ và tre nứa (QN 14-92), quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng (Tiêu chuẩn ngành 04TCN22 - 2000). Trong các tài liệu này đã quy định rõ về các biện pháp kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng Luồng, đặc biệt là một số biện pháp kỹ thuật như công tác gây tạo giống, tiêu chuẩn cây con, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phương thức trồng, thời vụ trồng, tiêu chuẩn cây con đem trồng phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, đủ lá và tối thiểu phải có một thế hệ cây con (măng mắt cua) [4,5]. Theo Nguyễn Ngọc Bình (1963) [1] thời vụ trồng nên bắt đầu trồng vào đầu vụ mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là thời kỳ có lượng mưa cao, đất có đủ nước cho cây Luồng sinh trưởng, độ ẩm không khí cao, tiếp sau đó là 5 tháng mưa tạo điều kiện tốt cho Luồng sinh trưởng và cho hệ số sinh măng cao. Về kỹ thuật trồng, theo Lê Quang Liên (1990) [11], khi đất trong hố đủ ẩm mới được trồng, dùng cuốc xới đất giữa hố lên, đặt bầu vào giữa hố và thực hiện 2 lấp 1 nện, trong đó lấp lần 1: Lấp đất vừa kín bầu, dùng chân lèn xung quanh gốc thật chặt và lấp lần 2: Lấp tiếp một lớp đất dày khoảng 15 - 20 cm để xốp không nện, mục đích nhằm cắt mao quản đất, trên cùng tủ một lớp rác để giữ ẩm cho cây, sau khi lấp xong, hố để hơi lõm lòng chảo. - Phương thức trồng Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương mà Luồng được trồng thành rừng thuần loài, xen canh cây nông nghiệp, trồng phân tán hay trồng hỗn loài với cây lá rộng. Nếu trồng xen với cây nông nghiệp: Khoảng cách trồng giữa các bụi là 5 - 6 m, giữa khoảng cách các bụi Luồng tiến hành trồng xen cây nông nghiệp như lúa nương, sắn, ngô,… (Nguyễn Ngọc Bình, 1963) [1]. Sau khoảng 2 - 3 năm, Luồng phát triển tốt lấn át cây hoa màu do đó chỉ nên trồng xen cây nông nghiệp trong vòng 2 năm đầu sau đó để Luồng phát triển thành rừng thuần loài. Việc trồng xen cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, vừa kết hợp được việc chăm sóc, bảo vệ rừng Luồng không bị gia súc phá hoại, các sản phẩm phụ sau thu hoạch cây nông nghiệp trở thành nguồn phân bón cho rừng Luồng.
- 11 Việc trồng Luồng phân tán thường được áp dụng trồng rải rác theo đám trên các nương rẫy hoặc trồng thành hàng rào xung quanh vườn hộ gia đình. Phương thức này tận dụng được những khu đất trống xung quanh vườn, nương rẫy,… Phương thức trồng Luồng hỗn loài với cây gỗ có khả năng làm tăng tính bền vững của rừng, sản lượng Luồng ổn định hơn và hạn chế được sự giảm sút độ phì của đất Lê Quang Liên và cộng tác viên (1990) [11]. Tuy nhiên, việc chọn loài cây để trồng cùng với Luồng là vấn đề rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của Luồng sau này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây Luồng trồng theo phương thức hỗn giao với cây lá rộng (như: sồi phảng, keo lá to, lim xẹt, lim xanh) trên đất trống vùng đồi Phú Thọ có sinh trưởng về đường kính, chiều cao và phẩm chất đều cao hơn trồng thuần loài. Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất khi trồng rừng hỗn giao với cây lá rộng đều cao hơn hẳn so với trồng Luồng thuần loài (Nguyễn Trường Thành, 2002) [20]. Qua đó, cho thấy loài cây lá rộng bản địa có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện lý hóa tính của đất dưới tán rừng Luồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của rừng Luồng. Một số công trình nghiên cứu đã tiến hành điều tra thành phần cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng bị khai thác kiệt để tìm ra loài cây bản địa phù hợp cho trồng hỗn loài với rừng Luồng, kết quả nghiên cứu ở Cầu Hai, Phú Thọ đã tìm ra được 6 loài có thể trồng dưới tán rừng Luồng là: re hương, dẻ đỏ, kháo vàng, sồi phảng, xoan đào, lim xanh (Nguyễn Thị Nhung, 2004) [17]. Nghiên cứu về thời điểm đưa cây Luồng vào trồng xen với một số loài cây gỗ khác theo phương thức trồng hỗn loài, Nguyễn Thị The (2005) [21] đã xây dựng 2 thí nghiệm về thời điểm trồng xen Luồng với Keo tai tượng tại Trạm nghiên cứu Lâm nghiệp Ngọc Lặc - Thanh Hóa, đó là trồng hỗn loài Luồng (300 bụi/ha) và Keo tai tượng (600 cây/ha) theo hàng vào cùng thời điểm và chọn rừng Keo tai tượng đã có để đưa Luồng vào trồng xen dưới tán Keo. Với mỗi công thức trên được thí nghiệm với 3 loại phân bón là: Bón 15kg Phân chuồng + 2kg NPK 10:10:3/ bụi/ năm; bón 1kg NPK 10:10:3+ 1kg rỉ mật mía Lam sơn/ bụi/năm và bón 2kg NPK 3:9:6 của Tiến Nông/ bụi/ năm. Kết quả sau 2 năm cho thấy đối với đối tượng rừng trồng cùng thời điểm thì công thức Bón 15kg Phân chuồng + 2kg NPK 10:10:3/ bụi/ năm cho hệ
- 12 số sinh măng cao nhất (3,3), trong khi đó ở công thức bón 2kg NPK 3:9:6 của Tiến Nông/ bụi/ năm cho hệ số sinh măng thấp nhất (1,5). Còn đối với đối tượng Luồng trồng dưới tán Keo thì công thức bón 15kg phân chuồng + 2kg NPK 10:10:3/ bụi/năm cũng cho hệ số sinh măng và số măng/bụi cao hơn so với 2 công thức còn lại. Kết quả nghiên cứu của Mai Xuân Phương (2001) [18] về trồng Luồng theo phương thức hỗn giao với Muồng đen và Lát hoa tại huyện Lang Chánh cho thấy mô hình trồng hỗn giao Luồng và Muồng đen đem lại hiệu quả cao hơn so với các mô hình khác cả về sản lượng, chất lượng và tác dụng phòng hộ . - Chăm sóc rừng Luồng sau khi trồng Theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành theo Quyết định số 05/2000/QĐ- BNN-KHCN thì rừng Luồng sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc trong 5 năm, mỗi năm chăm sóc 3 lần vào tháng 2 đến tháng 3, tháng 7 đến tháng 8 và tháng 10 đến tháng 11 Riêng năm thứ nhất nơi trồng vụ xuân và hè chăm sóc 2 lần vào tháng 7 đến tháng 8 và tháng 10 đến tháng 11, nơi trồng vụ thu chăm sóc 1 lần vào tháng 10 đến tháng 11. Nội dung chăm sóc: Tháng 2-3 và tháng 10-11 gồm phát sạch dây leo, cây bụi, thảm tươi, cỏ dại, cuốc xung quanh gốc theo hình vành khuyên, rộng 0,5m đối với năm thứ nhất và rộng 1 m đối với năm thứ 2 đến năm thứ 5. Tháng 7 - 8 phát dây leo, cây bụi thảm tươi, cỏ dại. Trong quá trình chăm sóc nên tiến hành bón thêm phân cho Luồng. Liều lượng bón là 10 kg phân chuồng hoai hoặc 0,5-1 kg NPK/búi. Thời điểm bón vào tháng 3 dương lịch, bón cách gốc 10 - 15 cm. Một điều cần lưu ý là khi chăm sóc không được vun đất vào búi Luồng, vì vun đất sẽ làm cho rễ Luồng ăn nổi dẫn đến gốc Luồng sẽ nổi dần lên và dễ bị gió đổ. Sau khi trồng được 4 - 5 năm phải chặt vệ sinh cho Luồng để loại bỏ cây quá già, cây sâu bệnh. Sau khi chặt vệ sinh xong phải dọn cành, nhánh, xếp gọn vào từng đống để tránh cháy rừng, đồng thời cuốc xung quanh gốc theo hình vành khăn cách 1 m, sâu 20 - 25 cm, ủ rác vào gốc giữ ẩm. Mục đích của việc cuốc đất quanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 333 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 529 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 348 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 337 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 240 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 266 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 195 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn