intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất biện pháp vật lý cơ giới phòng trừ Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha Collennette) hại thông tại Lợi Bác Lộc Bình – Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần hạn chế thiệt hại do sâu hại gây ra, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao cuộc sống của người dân. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất biện pháp vật lý cơ giới phòng trừ Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha Collennette) hại thông tại Lợi Bác Lộc Bình – Lạng Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------- BÙI ĐÌNH ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VẬT LÝ CƠ GIỚI PHÒNG TRỪ SÂU RÓM 4 TÚM LÔNG (Dasychira axutha Collennette) HẠI THÔNG TẠI LỢI BÁC LỘC BÌNH - LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI ĐÌNH ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VẬT LÝ CƠ GIỚI PHÒNG TRỪ SÂU RÓM 4 TÚM LÔNG (Dasychira axutha Collennette) HẠI THÔNG TẠI LỢI BÁC LỘC BÌNH - LẠNG SƠN Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ Hà Nội, 2011
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tổng diện tích rừng trồng ở Viêt Nam cho đến năm 2010 là 2.919.538 ha; trong đó diện tích các loài thông chiếm khoảng 250.000ha (chủ yếu là Thông nhựa, Thông mã vĩ, Thông ba lá, Thông caribe)[3]. Thông là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao; ngoài gỗ cho xây dựng , làm giấy, nhựa thông còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, vécni, vật liệu cách điện và các mặt hàng tiêu dùng khác. Cây thông dễ trồng, sinh trưởng nhanh, biện pháp lâm sinh đơn giản dễ áp dụng, trồng một lần cho thu nhập hàng năm, giá trị kinh tế cao, ổn định. Thông được trồng phổ biến ở các tỉnh vùng Đông Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn và một số địa phương khác. Thông có thể sinh trưởng trên các loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng nên được xem là loài cây trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở những nơi lập địa khó khăn. Lạng Sơn, một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, có diện tích đất Lâm nghiệp là 648.244,8 ha chiếm 78% tổng diện tích đất tự nhiên. Cây thông đã được trồng từ những năm 1960, đến năm 2010 diện tích rừng thông là 88.560 ha, được trồng tập trung ở các huyện: Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Lãng, Chi Lăng... Chủ yếu là giống thông mã vĩ, thông nhựa và được trồng chủ yếu thuần loại. Về giá trị kinh tế, mỗi ha thông trong cả chu kỳ kinh doanh là 20 năm sẽ cho khoảng 15 - 20 tấn nhựa và 80 - 100 m3 gỗ, theo giá trị thị trường hiện nay tương đương 200 - 260 triệu đồng. Hàng năm, tỉnh Lạng Sơn khai thác khoảng 600 - 700 tấn nhựa thông. Vì vậy cây thông ngoài mục đích trồng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc còn được coi là cây xóa đói giảm nghèo và góp phần vào phát triển kinh tế, gữi gìn trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Trong chương trình trồng rừng những năm tới thì cây thông vẫn được xác định là cây trồng chủ đạo của tỉnh.
  4. 2 Song song với việc gây trồng và phát triển rừng thông, cũng đồng thời phát sinh các loài dịch hại, Sâu róm là loại dịch hại điển hình trong đó loài Sâu róm 4 túm lông có tên khoa học: Dasychira axutha Collennette, có sức sinh sản cao và gây hại mạnh. Những năm gần đây ở nước ta Sâu róm 4 túm lông gây hại mạnh và phát thành dịch ở một số huyện. Năm 2005, ở các khu vực trồng thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra hiện tượng sâu róm ăn trụi lá, có nguy cơ chết cây. Ở huyện Đình Lập, chỉ tính 20 ngày đầu tháng 9 đã có tới 450 ha rừng thông bị thiệt hại, trong đó có khoảng 165 ha rừng bị Sâu róm phá hoại nặng nề. Mật độ sâu là 411 con trên một cây. Ngoài ra tại Thành Phố Lạng Sơn: Do trưởng thành có tính xu quang mạnh nên bướm sâu róm thông tập trung ở đèn cao áp trong Thành Phố với mật độ rất cao có khi lên đến hàng vạn con/đèn/đêm. Trong tháng 10/2007, sâu róm lứa thứ 4 hại rừng thông ở các cấp độ tuổi II, III, IV đang diễn biến rất phức tạp, một số diện tích rừng đã và đang bị sâu hại nghiêm trọng. Tổng diện tích bị sâu hại đã lên đến trên 2016 ha tập trung tại các huyện như: Lộc Bình 1615 ha, Chi Lăng 201,4 ha, Văn Lãng 190 ha... Trong đó có 595 ha bị hại nặng.[25] Khi phát dịch chúng không chỉ gây thiệt hại về kinh tế do làm giảm quá trình sinh trưởng, giảm sản lượng nhựa,… mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường sinh thái. Hiện nay có nhiều biện pháp phòng trừ sâu hại như: Biện pháp vật lý cơ giới, biện pháp kĩ thuật lâm sinh, biện pháp sinh học, biện pháp hóa hoc. Mỗi biện pháp phòng trừ sâu hại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. - Biện pháp vật lý cơ giới có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng, trang thiết bị đơn giản và không làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đây là phương pháp diệt không triệt để.
  5. 3 - Biện pháp hóa học có hiệu lực giết sâu cao, kỹ thuật đơn giản. Tuy nhiên trong những năm gần đây biện pháp này đã và đang bộc lộ những hạn chế như làm ô nhiễm môi trường sống, làm suy giảm tính đa dạng sinh học, gây hiện tượng tái phát dich, hiện tượng sâu quen thuốc. - Biện pháp sinh học được áp dụng rộng rãi không độc hại, không ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên tác dụng của biện pháp này chậm, phụ thuộc vào điều kiện của môi trường bên ngoài. - Biện pháp lâm sinh có ưu điểm dễ áp dụng, không gây ảnh hưởng đến con người và động vật có ích. Tuy nhiên biện pháp này có tác dụng chậm, khi sâu hại phát dịch thì tác dụng của biện pháp này rất hạn chế. Sâu róm 4 túm lông có một số tập tính: Sâu trưởng thành có tính xu quang mạnh ban ngày thường ẩn nấp trong rừng, bụi cây, ban đêm thường xuất hiện ở những nơi có ánh sáng. Trứng thường được đẻ thành từng đám trên lá cây. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại trên cây, đến tuổi thành thục bò xuống đất tìm nơi kết kén, hóa nhộng. Nhộng cư trú ở lớp lá rụng, cành khô, xung quanh gốc cây, vết lõm trên cây, hang động, dưới phiến đá. Từ các biện pháp trên thấy được sử dụng biện pháp vật lý cơ giới phòng trừ rất phù hợp với tập tính của Sâu róm 4 túm lông. Để góp phần phòng trừ Sâu róm 4 túm lông tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đề xuất biện pháp vật lý cơ giới trong phòng trừ Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha Collennette) hại thông tại Lợi Bác – Lộc Bình – Lạng Sơn”.
  6. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, họ Ngài độc Lymantriidae có khoảng 2500 loài được biết đến. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về họ Ngài độc Lymantriidae như: William E Wallner và Katherine A. McManus (1988), đã mô tả đặc điểm hình thái, vị trí phân loại, phạm vi cây chủ của họ Ngài độc Lymantriidae [33]. Tác giả đã thống kê có khoảng 2494 loài thuộc họ Ngài độc Lymantriidae, riêng chi Dasychira có 432 loài, chi Euproctis có 796 loài. Theo De Freina và Witt (1987), ở Châu âu có 35 loài trong đó họ đã nghiên cứu về chi Dasychira. N¨m 1998, Andrew M Liebholh, Yasutomo, Higashiura, Akira unno cho biÕt ¶nh h-ëng cña yÕu tè thiªn ®Þch ë c¸c kiÓu rõng ®èi víi s©u h¹i thuéc hä Ngµi ®éc Lymantriidae ë NhËt B¶n [31]. Ở Trung Quốc có khoảng 270 loài họ Ngài độc Lymantriidae, sâu róm có 41 loài [33]. Trong đó Sâu róm 4 túm lông là một trong những loài phổ biến gây hại trên rừng thông. Theo các nghiên cứu ở Trung Quốc: Sâu róm 4 túm lông hại thông thuộc họ Ngài độc (Lymantriidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Trong họ Ngài độc có một số giống mà sâu non của chúng có 4 túm lông dạng bàn chải ở phía trên lưng, đó là Dasychira, Calliteara, Orgyia, Pantana (Xiao Gangrou, 1991) [30]. Nhiều loài trong số đó hại cây lâm nghiệp, trong đó có Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) (Xiao Gangrou, 1991; Zhang Zhen et al, 2005). Năm 1991, Xiao Gangrou đã mô tả 2 loài thuộc giống Dasychira là D. axutha Collenette và D. grotei Moore, trong đó loài thứ nhất có những đặc điểm khá giống với sâu róm 4 túm lông ở Việt Nam, cũng gây hại trên cây Thông đuôi ngựa. D. grotei có lông độc dài, dầy hơn, 4 túm lông cũng dài hơn. Giống Orgyia có 5 loài, khác với giống Dasychira ở
  7. 5 một số đặc điểm như đa số con trưởng thành cái không có cánh. Một giống khác mà sâu non cũng có 4 túm lông là Pantana. Trong tài liệu của Xiao Gangrou không thấy đề cập tới phương pháp phòng trừ các loài sâu hại này. Nhìn chung nhiều loài thuộc họ Lymantriidae có tính đa thực hoặc hẹp thực. Theo nghiên cứu của Guo kai-yueh, Wu qiao-ming và Li chang-zhi (1997-1999) loài Dasychira axutha được xác định là gây hại chủ yếu trên Thông đuôi ngựa và Thông nhựa, thấy xuất hiện ở nhiều tỉnh của Trung Quốc như Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Triết Giang, Hồ Bắc, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây… Số thế hệ trong năm khá khác nhau: 2 thế hệ ở khu vực phía bắc Trung Quốc, 3 thế hệ ở khu vực tây bắc, 4 thế hệ ở khu vực phía nam, qua đông ở pha nhộng. Trưởng thành xuất hiện vào tháng 4, có tính xu quang mạnh. Buổi tối trưởng thành cái đẻ trứng vào lá thông, trứng được xếp thành hàng khoảng 50-60 quả. Thời gian phát triển phôi thai kéo dài 8-9 ngày (thế hệ 1) hoặc 6-7 ngày (thế hệ 2). Sâu non có khả năng tiết tơ, có 7 tuổi, gây hại mạnh từ tuổi 3 trở đi, mỗi sâu non ăn hết 250-300 lá. Sâu non thế hệ 1 gây hại mạnh trong tháng 5-6, tháng 7 hóa nhộng ở trên cây hoặc xuống gốc cây hay đất. Trưởng thành vũ hóa vào tháng 7-8, lứa sâu non thế hệ 2 gây hại vào tháng 8-9, sau đó hóa nhộng trong phần dưới của cây và qua đông. Một số đặc trưng hình thái cơ bản Sâu róm 4 túm lông: Trứng: Trứng hình cầu dẹt, đường kính 1,10  1,22 mm, bình quân 1,16 mm, ở giữa lõm, có điểm đen nhỏ. Ấu trùng: Ấu trùng thành thục dài 24,86  31,62 mm. Đầu màu nâu đỏ, trán và vùng trán màu nâu thẩm, ở hai bên ngực trước, mỗi đốt có 1 túm lông dài màu nâu đen chìa ra, hướng về phía đầu, trên lưng từ đốt bụng 1 đến đốt bụng 4, mỗi đốt có cụm lông màu vàng cọ. Nhộng: Nhộng cái dài 17,1  26,2 mm, rộng 7,10  9,98 mm, nhộng đực dài 14,32  20,46 mm, rộng 5,94  8,64 mm.
  8. 6 Kén: Kén hình bầu dục, màu vàng nhạt hoặc vàng cọ dài 30 mm, rộng 19 mm, xù xì, có lông độc màu đen. Sâu trưởng thành: Con cái cơ thể dài 18,04  20,18mm, sải cánh dài 53,34  59,86 mm. Con đực dài 16,84  17,34 mm, sải cánh 38,46  49,52 mm. Cơ thể màu tro hoặc màu đen xám, đầu màu trắng xám, mắt kép màu đen, râu môi dưới màu nâu, lưng ngực màu nâu. Các tác giả đã đưa ra một số biện pháp phòng trừ:  Biện pháp vật lý cơ giới: Thu bắt khi mới có ít cây bị hại. Bẫy bắt trưởng thành bằng bẫy đèn, bẫy pheromon.  Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài côn trùng ký sinh trứng (Ong mắt đỏ, ong tấm đen, tấm xanh), ký sinh sâu non (Ong kén - Braconidae), côn trùng bắt mồi ăn thịt như bọ ngựa. Sử dụng chế phẩm BT.  Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học thuộc nhóm diflubenzuron (Dimilin), tebufenozide (Confirm, Mimic); pyrethroid như permethrin, Carbaryl (Sevin, Sevimol)… 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Năm 1987, Alexander Schintlmeister [32] có báo cáo khoa học về khu hệ côn trùng thuộc họ Lymantriidae và Notodontidae ở Việt Nam. Trong báo cáo này họ Lymantriidae có 31 loài, trong đó có 9 loài mới phát hiện. Đây là kết quả nghiên cứu trên cơ sở kế thừa mẫu vật đã được thu thập từ năm 1980- 1982 của Spitzer, từ năm 1978-1982 của Helia ở Hà Nội, Đồ Sơn, Tam Đảo, Hạ Long, Sa Pa và một số khu vực khác. Báo cáo cũng cho thấy côn trùng thuộc 2 họ này đã được nghiên cứu từ những năm 1929 bởi De Joannis. Cho đến thời điểm năm 1987, số loài thuộc họ Lymantriidae đã được giám định ở Việt Nam là 84 loài. Theo tác giả có tới 80% số loài thuộc họ Lymantriidae cũng có ở Trung Quốc. Có 2 loài thuộc giống Calliteara là C. horsfiedii Saunder, 1851 (thu được ở Hà Nội năm 1976) và C. axutha (Collennette,
  9. 7 1934) (thu được ở Đồ Sơn năm 1978). Hai loài thuộc Dasychira là D. mendosa Hubner, 1802 (thu được ở Tam Đảo năm 1976), D. dalbergiae Moore, 1888 (thu được ở Hạ Long). Giống Orgyia cũng có 2 loài là O. postica (thu được ở Tam Đảo) và O. turbida (Đồ Sơn). Hai loài Pantana là P. visum và P. pluto. Sâu róm 4 túm lông được phát hiện và thấy phát dịch ở Quảng Ninh (Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường, 2004) [22]. Phạm Quang Thu, Lê Văn Bình (2008)[2] cho rằng sâu này là loài Dasychira axutha Collennette, 1934, loài sâu róm này là loài sâu có sức sinh sản cao và gây hại mạnh. Nghiên cứu đã đưa ra được những thông tin cơ bản về đặc điểm hình thái và mức gây hại của sâu róm 4 túm lông. Theo Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT tình hình dịch sâu róm 4 túm lông được khái quát như sau: Cuối năm 2005 tại xã Cẩm Đàn (Sơn Động, Bắc Giang), dịch đã xảy ra trên diện tích gần 10ha. Năm 2007, 45ha rừng thông của bản Đồng Bưa đã bị sâu róm 4 túm lông ăn hại, trong đó 15ha bị hại nặng, toàn xã Cẩm Đàn có 80ha bị hại. Ngoài ra ở Hữu Sản 20 ha, Vân Sơn 5 ha thông cũng bị hại bởi loài Sâu róm 4 túm lông. Năm 2005, ở các khu vực trồng thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra hiện tượng sâu róm ăn trụi lá, có nguy cơ chết cây. Ở huyện Đình Lập, chỉ tính 20 ngày đầu tháng 9 đã có tới 450 ha rừng thông bị thiệt hại, trong đó có khoảng 165 ha rừng bị sâu róm phá hoại nặng nề. Mật độ sâu là 411 con trên một cây. Rừng thông của các huyện Lộc Bình, Văn Lãng, Văn Quan bị sâu róm ăn lá bắt đầu từ tháng 9/2007 với mật độ từ 50 đến 100 con/cây, nhiều nơi từ 300 đến 400con/cây, làm cho 600 ha rừng thông bị nhiễm sâu róm nặng,
  10. 8 nhiều diện tích rừng thông bị chết cháy do sâu ăn trụi lá. Tổng diện tích bị hại của Lạng Sơn trong năm 2007 là gần 2.000ha. Tại Bắc Kạn: Năm 2006: Sâu róm 4 túm lông xuất hiện ở Ngân Sơn (8ha) và Bạch Thông (20ha). Từ đầu tháng 10/2007 đến 12/2007, trên địa bàn huyện Ngân Sơn đã xuất hiện dịch sâu róm, chỉ trong 15 ngày đầu xuất hiện, sâu róm đã làm cho hàng chục ha rừng thông bị ăn trụi lá. Mật độ sâu róm luôn phổ biến từ 100 đến 300 con/cây, cá biệt có nơi lên đến trên 1.000 con/cây. Đến ngày 11/12/2007, dịch sâu róm đã lan đến 985 ha rừng thông tại huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn). Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về biện pháp phòng trừ Sâu róm thông ở nước ta. Các tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng trừ tổng hợp và riêng lẻ góp phần quan trọng trong việc phòng trừ sâu hại nói chung và Sâu róm thông nói riêng: Phạm Ngọc Anh (1963) khi nghiên cứu tập tính qua đông của Sâu róm thông đuôi ngựa (Dendrolimus punctatus Walker) đã đưa ra giải pháp giám sát, kết hợp biện pháp cơ giới... để phòng trừ sâu hại. [1] Năm 1987 Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I (Quảng Ninh) [24], Số II (Thanh Hoá) đã tiến hành nghiên cứu các loài sâu hại, phát hiện một số loài côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt của Sâu róm thông như các loài Bọ ngựa, các loài Bọ xít, Kiến, các loài ruồi, Ong ký sinh [7]. Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm sinh học như nấm Bạch cương, Lục cương (Beauveria bassiana và Metazhizium) phục vụ cho việc phòng trừ Sâu róm thông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ninh. - Năm 1990, Lê Nam Hùng [8] với báo cáo kết quả: “Nghiên cứu biện pháp dự tính, dự báo và phòng trừ tổng hợp Sâu róm thông Dendrolimus punctatus Walker ở miền Bắc Việt Nam” đã một bước cụ thể hoá nguyên lý
  11. 9 phòng trừ tổng hợp loài sâu hại này. Tuy nhiên, các phương pháp dự tính, dự báo được đề cập trong nghiên cứu phần lớn dựa vào một số đặc tính sinh vật học của Sâu róm thông nhưng chưa chú ý tới đặc điểm dịch của nó, mặt khác phạm vi ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp ở công trình này đang ở phạm vị hẹp của miền Bắc Việt Nam. Năm 1991 Billings đã đưa ra các biện pháp phòng trừ tổng hợp Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) như sau: - Điều tra, giám sát: Xác định địa điểm, đặc điểm lập địa và mức độ dịch hại; Nghiên cứu về dịch hại, lập địa... để đánh giá mức độ nguy hiểm cho các khu vực; Điều tra các khu vực nguy hiểm xác định đặc điểm quần thể sâu. - Các biện pháp phòng trừ: Bắt giết; Áp dụng hạn chế biện pháp hóa học ở khu vực có nguy cơ dịch cao; Sử dụng thiên địch. - Biện pháp dài hạn: Nghiên cứu sinh học, sinh thái của sâu hại; Chú ý các biện pháp lâm sinh: Tránh rừng thuần loài, mật độ quá dầy, giống cây mẫn cảm; Tập huấn IPM cho cán bộ địa phương. Lê Thị Diên (1997) đã nghiên cứu phương án phòng trừ sâu bệnh hại rừng thông tại Lâm trường Tiền phong, Huế [6]. Tác giả đã xây dựng một số cơ sở. Năm 2008, Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu đã nghiên cứu về Sâu róm 4 chùm lông hại thông mã vĩ ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn [2], tác giả cho biết: Sâu non của loài sâu hại này trên lưng có 4 chùm lông, rất dễ phân biệt với Sâu róm thông. Loài sâu này thường gây hại trên cây thông nhựa và thông mã vĩ ở khắp các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung như Thanh hoá, Nghệ an, Hà tĩnh (Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Độ, 2001).
  12. 10 Kết quả nghiên cứu của các tác giả về hình thái của Sâu róm 4 chùm lông như sau: Trứng: có dạng hình tròn, kích thước trung bình 1,2 mm, màu trắng xám. Trứng được đẻ thành từng đám hoặc thành chuỗi trên lá cây. Sâu non: Cơ thể sâu non có 12 đốt, trong đó có 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng. Toàn thân có lông bao phủ thường có màu đen điểm trắng hay màu ghi xám, ở trên lưng đốt thứ 4 đến đốt thứ 7 có 4 chùm lông có màu trắng phớt nâu. trong quá trình phát triển sâu non lột xác 5 lần để lớn lên. Sâu non tuổi 1,2 có chiều dài từ 4  8 mm. Sâu non tuổi 3 đến tuổi 6 có chiều dài từ 14  46 mm. Hai bên thân sâu non có màu nâu đỏ, giữa lưng màu đen chạy dọc, giai đoạn này sâu non ăn từ ngọn đến cuống lá, ăn rất khoẻ, đây là thời kỳ sâu phá hoại mạnh nhất. Khi cây bị trụi hết lá, sâu non di chuyển sang cây khác, từ nơi này đến nơi khác có nhiều thức ăn bằng cách bò trên mặt đất hoặc bò truyền cành. Cuối tuổi 6 sâu ngừng ăn tìm đến vị trí gần noãn để kết kén và hoá nhộng. Nhộng: Nhộng có màu cánh dán, được bảo vệ bên ngoài bằng kén, kén được làm từ lớp tơ và lông của sâu non, kén màu nâu nhạt. Sâu trưởng thành: Sâu trưởng thành có màu xám đen, cánh trước sẫm hơn cánh sau, mép ngoài và bên trong của cánh trước có 3  4 vạch màu đen. Ngài cái mập và to hơn ngài đực, râu đầu hình sợi chỉ. Từ kết quả theo mô tả trên, Lê Văn Bình và Phạm Quang Thu (2008) đã xác định sâu róm 4 chùm lông có tên khoa học Dasychira axutha Collenette thuộc họ Ngài độc Limantriidae, bộ Cánh vẩy Lepidoptera.
  13. 11 Quá trình phát triển qua 4 giai đoạn, trong đó chỉ có giai đoạn sâu non của chúng ăn lá thông và gây hại cho cây. Về thiên địch các tác giả cho biết, tỉ lệ trứng bị ong mắt đỏ và ong tấm đen ký sinh rất cao. Về biện pháp phòng trừ Lê Văn Bình và Phạm Quang Thu đã đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm biện pháp thủ công, biện pháp vật lý, biện pháp lâm sinh, biện pháp sinh học và biện pháp hoá học. 1.4. Tổng quan về các biện pháp vật lý cơ giới Trong công tác phòng trừ sâu hại, biện pháp vật lý cơ giới là một trong những biện pháp luôn luôn được chú trọng quan tâm. Ưu điểm của biện pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, trang bị đơn giản và không làm ô nhiễm môi trường. Biện pháp vật lý cơ giới là biện pháp thủ công, dùng trực tiếp sức người hay các phương tiện vật lý để tiêu diệt sâu hại. Biện pháp vật lý cơ giới bao gồm các nội dung như: thu bắt sâu, ngăn chặn, sử dụng mồi nhử, bẫy … * Biện pháp thu bắt sâu: Có thể áp dụng đối với hầu hết các loài sâu hại. Về mặt lý thuyết có thể thu bắt tất cả các pha sâu hại. Tuy nhiên để việc thu bắt có hiệu quả cần lựa chọn các pha dễ thu bắt để hoạt động này có hiệu quả cao. Hai pha trứng và nhộng không di chuyển, nếu cư trú ở nơi dễ tiếp cận, lại tập trung với số lượng lớn thì quá trình thu bắt khá dễ dàng, có hiệu quả cao. Tuy nhiên đa số trứng sâu hại có kích thước nhỏ nên khó phát hiện, nếu lại được đẻ rải rác thì biện pháp thu nhặt trứng sẽ rất tốn kém. Sâu non và đặc biệt là sâu trưởng thành có thể di chuyển nên việc thu bắt gặp khó khăn hơn so với thu thập trứng và nhộng. Sâu non tuổi trung bình trở lên thường có kích thước khá lớn, thải ra nhiều phân nên dễ nhận biết hơn so với trứng. Nếu sâu non cư trú ở nơi khó tiếp cận cần phải sử dụng một số phương tiện hỗ trợ thu bắt sâu như: vợt, gậy, sào, găng tay... Pha trưởng thành có cánh thường khó thu bắt, nhất là khi chúng cư trú ở những nơi khác với cây thức ăn của sâu non. Để thu bắt trưởng
  14. 12 thành thường phải có vợt, bẫy… Do đó để thực hiện tốt công tác này người tổ chức cũng như người trực tiếp thu bắt sâu hại đều phải có hiểu biết về sâu hại. Những đặc điểm sinh học quan trọng cần biết là cách nhận dạng sâu hại, địa điểm, thời gian cư trú của chúng và có thể lợi dụng một số đặc tính của sâu hại như tính giả chết, phản xạ buông tơ … khi rung cây. * Biện pháp ngăn chặn: - Vòng dính: Một số loài sâu hại có tập tính di chuyển giữa nơi phá hại và nơi trú ngụ hoặc giữa nơi cú trú của pha gây hại (thường là pha sâu non) và nơi cư trú của pha sau (nhộng). Vì vậy việc sử dụng bẫy dính để phòng trừ là rất thích hợp. Dựa vào tập tính di chuyển của sâu non để tiến hành đặt bẫy, sao cho vòng dính là con đường duy nhất sâu hại đi qua. Đây là biện pháp rất thích hợp đối với khu vực như khu dân cư, nguồn nước, - Biện pháp bọc bảo vệ: Một số loài sâu hại có tập tính chỉ đẻ trứng vào nơi nhất định của cây, do đó có thể dùng biện pháp bọc bảo vệ để ngăn chặn quá trình đẻ trứng. - Biện pháp quét bảo vệ: Để ngăn chặn sâu hại xâm nhập vào đối tượng bảo vệ thường sử dụng biện pháp quét bảo vệ như quét vôi, hắc ín…. * Biện pháp sử dụng bẫy: Một số loài sâu hại có phản xạ không điều kiện như xu quang, xu hóa… nên có thể áp dụng biện pháp mồi nhử để thu hút sâu tập trung đến chỗ dễ kiểm soát để giám sát và thu bắt chúng. Với những loài sâu hại này biện pháp thường sử dụng là biện pháp bẫy như bẫy ánh sáng (bẫy đèn), bẫy pheromon, bẫy dính… . Cũng như các biện pháp vật lý cơ giới khác biện pháp sử dụng bẫy chỉ có hiệu quả khi có hiểu biết tốt về tập tính của sâu hại. Không gian và thời gian đặt, kiểm tra bẫy phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố sinh học và sinh thái của sâu hại. Ngoài ra với loại bẫy dính, bẫy đèn, bẫy pheromon còn phải chú ý tới yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh trăng…
  15. 13 - Bẫy ánh sáng: - Nguồn ánh sáng: Năng lượng điện (điện lưới, điện ắcqui), năng lượng xăng dầu (đèn dầu, đèn bão), năng lượng gas (đèn gas). - Dụng cụ thu gom/ lùa sâu: phễu, gạt. - Dụng cụ chứa sâu: lọ thuốc độc, Phễu chậu nước, khay nước, giấy dầu, vải trắng... Dụng cụ chứa Hình 1.01. Một số loài bẫy đèn 1.5. Tình hình phòng trừ Sâu róm 4 túm lông tại khu vực nghiên cứu Qua phỏng vấn cán bộ phòng bảo vệ thực vật và người dân tại khu vực nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ Sâu róm 4 túm lông thông tại khu vực nghiên cứu cho thấy vào những năm phát dịch mật độ sâu róm thông nhiều thường sử dụng phun thuèc hãa häc (Decid 2,5 EC; Ofatox 400 EC ...); ChÕ phÈm sinh häc (Boverin, BT trong ®iÒu kiÖn cã s-¬ng mï hoÆc ®é Èm cao) được tỉnh cấp phát cho các xã trồng thông để phun trên diện rộng. Ngoài ra, người dân sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: chặt tỉa thưa, phát dọn thực bì, cây bụi thảm tươi... Các biện pháp phòng trừ vật lý cơ giới còn rất ít được ứng dụng. Vì vậy đề tài được thực hiện nhằm góp phần thực hiện thành công công tác phòng trừ Sâu róm 4 túm lông tại khu vực.
  16. 14 Chương 2 MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG – GIỚI HẠN - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Góp phần hạn chế thiệt hại do sâu hại gây ra, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao cuộc sống của người dân. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể o Xác định được những đặc điểm hình thái và tập tính cơ bản của Sâu róm 4 túm lông liên quan đến biện pháp vật lý cơ giới. o Lựa chọn được một số biện pháp vật lý cơ giới phòng trừ Sâu róm 4 túm lông, thử nghiệm và đánh giá được hiệu quả của chúng. o Đưa ra được đề xuất ứng dụng biện pháp vật lý cơ giới phòng trừ Sâu róm 4 túm lông. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tập tính của Sâu róm 4 túm lông liên quan đến biện pháp vật lý cơ giới Đặc điểm nhận biết, tập tính: sinh sản, lấy thức ăn, di chuyển tìm nơi cư trú, tự vệ... 2.2.2.Thử nghiệm một số biện pháp vật lý cơ giới phòng trừ Sâu róm 4 túm lông o Lựa chọn biện pháp thử nghiệm o Thử nghiệm biện pháp trên thực tế 2.2.3. Đánh giá hiệu quả của biện pháp vật lý cơ giới thử nghiệm 2.2.4. Đề xuất ứng dụng biện pháp vật lý cơ giới phòng trừ Sâu róm 4 túm lông
  17. 15 2.3. Giới hạn nghiên cứu Các nghiên cứu biện pháp vật lý cơ giới phòng trừ loài Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha Collennette.) hại thông được thực hiện tại Lợi Bác – Lộc Bình – Lạng Sơn. Thời gian: Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 15/09/2010. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nội dung trên, phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau: 1. Kế thừa tài liệu 2. Điều tra sâu hại trong các ô tiêu chuẩn để xác định hiện trạng sâu hại, đặc biệt là tập tính di chuyển, nơi cư trú, tự vệ, sinh sản của các pha sâu hại để có cơ sở lựa chọn biện pháp vật lý cơ giới. 3. Phân tích kết quả điều tra, lựa chọn biện pháp vật lý, cơ giới có thể áp dụng. 4. Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã được lựa chọn. 5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu để đưa ra đề xuất ứng dụng biện pháp vật lý cơ giới. 2.4.1. Kế thừa kết quả nghiên cứu và số liệu đã có về các vấn đề liên quan - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của Xã Lợi Bác,Huyện Lộc Bình do Uỷ ban nhân dân xã Lợi Bác, Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình cung cấp. - Kế thừa các kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của các tác giả: 1. Zhang Zhen, Zhang, Z., Wang ShuFeng, Wang, S. F., Wu DongLiang, Li, D. M., Li DianMo, 2005. Diversity and relationships of defoliators in Masson pine Pinus massoniana. Chinese Bulletin of Entomology, 2005 (Vol. 42) (No. 1) 36-40
  18. 16 2. Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu, 2008. Sâu róm bốn chùm lông hại Thông mã vĩ (Pinus massoniana L.) ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. 3. Nguyễn Thế Nhã, 2009. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu róm 4 túm lông thuộc họ Ngài độc (Lymantriidae) hại thông tại vùng Đông Bắc. 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa Công tác chuẩn bị: - Chuẩn bị dụng cụ: Thước dây, địa bàn, thước kẹp kính, thước đo cao, sơn đánh dấu, dao, vợt bắt côn trùng, lọ đựng mẫu vật, xốp, kim cắm mẫu, mẫu biểu điều tra ... - Chuẩn bị hóa chất cần thiết để ngâm tẩm và bảo quản mẫu Sau khi phỏng vấn cán bộ phòng Bảo vệ thực vật của Huyện Lợi Bác và người dân địa phương về tình hình phát sinh phát dịch của Sâu róm 4 túm lông tại khu vực nghiên cứu.Tôi tiến hành điều tra 4 đợt như sau: Đợt I: 03/2010 Đợt III: 05/2010 Đợt II: 04/2010 Đợt IV: 06/2010 Đợt V: 07/2010 2.4.2.1. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn Phương pháp lập ô tiêu chuẩn được dựa theo tài liệu “ Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trong lâm nghiệp” [16]. Đề tài đã thực hiện trên 10 ô tiêu chuẩn hình chữ nhật có diện tích 1500m2 (30 x 50m). Trước khi điều tra sâu hại và thiên địch của chúng tiến hành điều tra đặc điểm của các ô tiêu chuẩn. Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn được thể hiện trong bảng 2.01:
  19. 17 Bảng 2.01. Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu STT Hướng Số Năm D1,3 Dt Hvn Hdc Độ dốc Vị trí Thảm tươi, cây bụi OTC phơi cây trồng (cm) (m) (m) (m) 1 20 ĐB Chân 112 1997 24,37 3,22 6,94 3,39 Dương xỉ, cỏ 2 17 TN Sườn 117 1996 30,12 4,08 7,52 3,71 Dương xỉ, cỏ, ba gạc 3 18 ĐN Sườn 113 1996 24,65 4,68 7,42 3,55 Dương xỉ, cỏ, ba gạc 4 12 ĐB Sườn 118 2003 15,72 2,65 4,35 3,04 Dương xỉ, ba gạc 5 27 ĐN Đỉnh 119 2003 14,58 3,05 4,23 2,52 Dương xỉ, cỏ lào 6 29 ĐB Đỉnh 117 1996 25,78 3,03 7,54 3,31 Dương xỉ, cỏ, ba gạc 7 22 ĐB Sườn 111 1996 23,45 2,35 7,25 2,50 Dương xỉ, cỏ, ba gạc 8 25 ĐN Sườn 110 2003 13,32 2,10 4,17 2,22 Dương xỉ, cỏ lào, dây chặc chìu 9 39 ĐB Sườn 115 2003 15,89 4,43 12,57 7,47 Dương xỉ, ràng ràng 10 21 TN Sườn 111 2003 12,87 2,05 4,52 2,37 Dương xỉ, cỏ lào
  20. 18 Nhìn chung rừng Thông ở khu vực nghiên cứu phát triển tốt, được trồng thuần loài với mục đích phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất là chính ngoài ra còn có mục đích phòng hộ và có giá trị kinh tế từ việc khai thác gỗ và nhựa. Những năm gần đây xuất hiện dịch sâu róm thông đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều khu rừng trước đây bị dịch gây hại mạnh, hiện nay đã sinh trưởng phát triển bình thường. Ngoài ra có nhiều hộ dân cũng đã trồng mở rộng diện tích thông. Dưới đây là bản đồ bố trí ÔTC tại khu vực nghiên cứu: Hình 2.01. Bản đồ bố trí ÔTC tại xã Lợi Bác - Lộc Bình - Lạng Sơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2