intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn của cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được nhu cầu bảo tồn của cộng đồng tại Khu Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên Thanh Hoá. Xác định được những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn tại Khu bảo tồn. Đề xuất được các chương trình giáo dục bảo tồn cho Khu bảo tồn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn của cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------- NGUYỄN ĐÌNH THÁI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN CHO CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HOÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------- NGUYỄN ĐÌNH THÁI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN CHO CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HOÁ Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VƯƠNG VĂN QUỲNH Hà Nội – 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn của cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá”. Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành bản khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa đào tạo sau đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp và Lãnh đạo, cán bộ BQL Khu BTTN Xuân Liên. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của GS.TS.Vương Văn Quỳnh đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Cũng nhân dịp này cho phép tôi gửi lời trận trọng cảm ơn tới Phòng GD huyện Thường Xuân, Trạm thuỷ văn Cửa Đạt, Ban quản lý công trình Thuỷ Lợi, Thuỷ điện Cửa Đạt, Trường cấp III Cầm Bá Thước và các trường cấp I, II cũng như Lãnh đạo UBND cùng nhân dân các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra, thu thập số liệu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song trong quá trình thực hiện khoá luận không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2013 HỌC VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Đình Thái
  4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3 1.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 6 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 10 2.1.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 10 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 10 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 10 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 10 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11 2.4.1. Phương pháp luận ................................................................................. 11 2.4.2. Phương pháp cụ thể .............................................................................. 13 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............. 19 3.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 19 3.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 20
  5. iii 3.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 20 3.2.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng ......................................................... 22 3.2.3. Khí hậu và thuỷ văn............................................................................... 22 3.2.4. Giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn............................................. 22 3.2.5. Đặc điểm về hang động, mặt nước cảnh quan và các giá trị khác....... 24 3.3. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội .......................................................... 25 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28 4.1. Đặc điểm hiện trạng tài nguyên và nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học .............................................................................................. 28 4.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng liên quan đến GDBT ............. 28 4.1.2.Thực trạng, nguyên nhân biến đổi tài nguyên của KBT liên quan đến cộng đồng ........................................................................................................ 29 4.1.3. Đặc điểm nhận thức bảo tồn của cộng đồng ........................................ 33 4.2. Thực trạng các hoạt động GDBT đã triển khai ở Khu BTTN Xuân Liên 41 4.2.1. Chương trình GDBT trong trường học ................................................. 44 4.2.2.Các chương trình GDBT cho cộng đồng địa phương ............................ 46 4.3. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xây dựng, thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn tại khu vực ( Bảng 4.8) ............ 56 4.4. Đề xuất các chương trình GDBT cho cộng đồng tại KBT ...................... 59 4.4.1. Chương trình GDBT dành cho đối tượng là học sinh, giáo viên ......... 59 4.4.2. Chương trình GDBT dành cho đối tượng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước của các cơ quan, tổ chức đóng gần KBT ............................... 61 4.4.3. Chương trình GDBT dành cho cộng đồng ............................................ 62 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn Giải VCF Quỹ Bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam IUCN Liên đoàn bảo tồn thiên nhiên quốc tế ENV Trung tâm giáo dục thiên nhiên GDBT Giáo dục bảo tồn GDMT Giáo dục Môi trường VQG Vườn quốc gia KBT Khu bảo tồn PRA Phương pháp đánh gía nhanh có sự tham gia RRA Phương pháp đánh gía nhanh PTTH Phổ thông trung học THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban Nhân Dân MTTQ Mặt trận tổ quốc HĐND Hội đồng nhân dân BTTN Bảo tồn thiên nhiên CHDCND Cộng hoà Dân chủ nhân dân TNTN Tài nguyên thiên nhiên FFI Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã quốc tế BVPTR Bảo vệ phát triển rừng UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc SWOT Tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp SPSS Phương pháp phân tích thống kê BQL Ban quản lý ĐDSH Đa dạng sinh học BTTN Bảo tồn thiên nhiên PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng GD Giáo dục HCM Hồ Chí Minh KL Kiểm lâm
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Mô tả các hoạt động có ảnh hưởng tốt tới tài nguyên thiên 30 nhiên 4.2 Tổng số điểm và số người có nhận thức, và thái độ tốt 34 4.3 Điểm số nhận thức và thái độ theo giới tính 35 4.4 Điểm số nhận thức và thái độ theo dân tộc 37 4.5 Điểm số nhận thức và thái độ theo trình độ học vấn 39 4.6 Điểm số nhận thức và thái độ theo nghề nghiệp 40 4.7 Các chương trình giáo dục bảo tồn đã thực hiện tại KBT 42 4.8 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc 56 xây dựng, thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn trong trường học 4.9 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc 58 xây dựng, thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn trong cộng đồng
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Sơ đồ Khu BTTN Xuân Liên 20 3.2 Vị trí của Khu BTTN Xuân Liên trong hệ thống các khu 21 rừng đặc dụng của tỉnh Thanh Hoá. 3.3 Đa dạng về tài nguyên thực vật Khu BTTN Xuân Liên 23 3.4 Cộng đồng thôn bản vùng đệm Khu BTTN Xuân Liên 26 4.1 Các đối tượng khai thác lâm sản trái phép trong KBT bị 32 bắt giữ 4.2 Lễ ra mắt câu lạc bộ bảo tồn đa dạng sinh học trong 45 trường học 4.3 Lịch năm mới và các loại tờ rơi tờ gấp tuyên truyền về 47 Khu BTTN Xuân Liên
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên được thành lập năm 2000, cách thành phố Thanh Hóa 65 km về phía Tây Nam, tiếp giáp với nước CHDCND Lào và tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích tự nhiên 26.303,6 ha, trong đó 87,8% diện tích có rừng tự nhiên, là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm đặc trưng cho vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Bước đầu đã thống kê được 752 loài thực vật bậc cao (thuộc 440 chi, 130 họ), trong đó có 4 loài đặc hữu hẹp ở Việt Nam, 38 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Xuân Liên là nơi phân bố của nhiều loài cây hạt trần có giá trị khoa học và kinh tế cao như Pơ Mu, Bách Xanh, Sa Mu, Giẻ Tùng sọc trắng... cùng với sự đa dạng của thảm thực vật. Về khu hệ động vật đã ghi nhận 369 loài, trong đó có 51 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới, điển hình như: Vượn đen má trắng, Voọc xám,... Ngoài ra, khu hệ bướm có 10 loài đặc hữu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các loài động thực vật quý hiếm của KBT đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ. KBT đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ rừng, BTTN, qua đó số vụ vi phạm Luật BVPTR tuy có giảm theo các năm (Năm 2011 là 49 vụ, 94 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách 410 triệu đồng và năm 2012: 40 vụ, 88,2 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách 350 triệu đồng) nhưng việc suy giảm tài nguyên vẫn đang là thách thức nan giải của KBT. Theo kết quả thảo luận với Ban lãnh đạo và cán bộ KBT thì hiện trạng trên do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính đó là nhận thức bảo tồn của người dân còn hạn chế, các chương trình GDBT đã thực hiện tại nơi đây vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, hơn nữa nhu cầu giáo dục bảo tồn của cộng đồng tại Khu BTTN Xuân Liên chưa được đánh giá đầy đủ, chưa cung cấp cơ sở khoa học cho công tác giáo dục bảo tồn.
  10. 2 Để giải quyết được vấn đề trên thì việc nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng là việc làm hết sức cần thiết cho công tác bảo tồn của Xuân Liên. Vì những lý do trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc thực hiện công tác giáo dục bảo tồn cho cộng đồng tại Khu BTTN Xuân Liên trong tương lai, góp nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và đồng thời bảo tồn được các giá trị đa dạng sinh học, tài nguyên của KBT.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Khái niệm GDMT chính thức được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1972, tại Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường Nhân văn được tổ chức ở Stockholm , Thụy Điển (Matarasso, 2004). GDMT là quá trình nhận ra các giá trị của môi trường, làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh. GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường (IUCN, 1970). GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp người dạy và học tham gia giải quyết những vấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thông tin đầy đủ (Wigley, 2000). Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về GDMT, tất cả đều có một số đặc điểm cơ bản sau: - GDMT là một quá trình truyền tải thông tin, kiến thức diễn ra trong một khoảng thời gian, ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phương thức khác nhau. - GDMT nhằm thay đổi hành vi - Môi trường học tập là chính môi trường và những vấn đề có trong thực tế. - GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách sống. - Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành động làm cơ sở.
  12. 4 Cộng đồng nói chung thường được hiểu là những nhóm người, được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, theo huyết thống, theo khu vực địa lý, theo hệ thống quyền lực, theo tổ chức đoàn thể, theo sở thích,… (Matarasso, 2004). Tuy nhiên, cộng đồng trong đề tài này được xem xét như một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc sống hàng ngày của xã hội, của một nhóm người trong một khu vực địa lý xác định, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử. Cho đến nay, còn nhiều ý kiến về sự khác nhau giữa GDBT và GDMT. Nhiều người cho rằng, GDBT và GDMT là 2 khái niệm tương đồng với nhau, có thể thay khái niệm GDBT bằng GDMT và ngược lại. Trong khuôn khổ đề tài, khái niệm GDBT được dùng để chỉ các hoạt động GDMT có sự tham gia của cộng đồng dân địa phương nhằm thay đổi hành vi, hướng tới mục tiêu bảo tồn (Matarasso và cộng sự, 2004). Brewer (2002) đã cho rằng, sự tham gia nên được khuyến khích và trông đợi để thêm vào những câu hỏi, lựa chọn cho những thông tin có giá trị và giới thiệu những kết quả của họ cho những người khác kể cả các nhà khoa học. Bên cạnh đó việc cộng tác với giáo viên và các chuyên gia giúp họ trau dồi rất nhiều về kiến thức chuyên môn trong qúa trình dự án diễn ra và ngay cả trong những hoạt động sau khi dự án kết thúc. Báo cáo của Richard và Barbara (2001) chỉ ra rằng việc tạo cho người dân cơ hội tiếp cận với kinh nghiệm bảo tồn trên thế giới sẽ đảm bảo chương trình thành công hơn là việc chính phủ và các công ty áp đặt các kế hoạch bảo tồn mà không có sự tham gia của người dân. Kết quả cũng chỉ ra rằng tất cả các chương trình GDBT nên lấy cộng đồng làm trung tâm. Người dân có thể tiếp cận các kiến thức bảo tồn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng là một cách hữu ích giúp người dân chủ động tiếp cận với công tác bảo
  13. 5 tồn. Một trong những cơ hội tiếp cận tốt nhất để cộng đồng tích cực tham gia vào công tác bảo tồn đó là để họ tự tiếp cận với các nguồn thông tin, từ đó tiếp cận và bổ sung vào tài liệu những thông tin mà họ cho là cần thiết. Nghiên cứu về nhận thức của nam và nữ đối với vấn đề môi trường đã được nhiều tác giả nghiên cứu tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới, tuy nhiên các kết quả có sự khác biệt: - Engels và Jacobson (2001) khẳng định nhận thức và kiến thức của nam cao hơn nữ ở Braxin nơi có loài linh trưởng Golden Lion – Tamarin sinh sống. Tác giả cho rằng nam giới có nhiều cơ hội tiếp cận về sinh học, bảo tồn nói chung và về loài Sư tử nói riêng hơn nữ giới. - Rajakaruna (2009), đã khẳng định nam giới có nhận thức tốt hơn nữ giới về 5 loài Rùa biển đẻ trứng ở ven bờ biển SriLanka. Nghiên cứu về sự khác nhau trong nhận thức bảo tồn theo các thành phần dân tộc, Onon (2006) cũng mới chỉ ghi nhận có sự khác biệt trong nhận thức và thái độ bảo tồn loài Báo tuyết ở Mông Cổ của 5 cộng đồng người. Qua đó đưa ra nhận định rằng hiểu biết của các dân tộc về tình trạng và sinh cảnh của chúng ở các mức độ khác nhau là khác nhau, tuy nhiên không lý giải được sự khác biệt này. Nghiên cứu về sự khác nhau trong nhận thức bảo tồn theo trình độ học vấn, Padua (1994) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về nhận thức theo trình độ học vấn. Chương trình GDMT diễn ra với các học sinh từ lớp 5 đến lớp 8, những học sinh lớp 8 có điểm số cao nhất trong các bài kiểm tra. Ở Thái Lan, Wasi (1997) cho rằng lâm nghiệp cộng đồng là một nhân tố trợ giúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái Lan. Các cộng đồng có đòi hỏi rất lớn được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của họ do một diện tích rừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong những thập kỷ trước đây.
  14. 6 Tại Srilanka, từ năm 1982 đến 1988 dự án lâm nghiệp cộng đồng do ADB tài trợ của Cục Lâm nghiệp Srilanka đã tạo ra cơ hội tiếp cận kinh nghiệm có người dân tham gia trong quản lý rừng. 1.2. Tại Việt Nam Theo Vũ Văn Cần (2007) cho biết việc xây dựng kế hoạch quản lý, phát triển rừng phải dựa vào chính nguồn lực của cộng đồng và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, có như vậy người dân địa phương mới thấy kế hoạch đặt ra là vì lợi ích của cộng đồng và từ đó họ mới tích cực tham gia. Người dân tham gia bảo tồn được tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp GDBT mang tính quốc tế kết hợp với các yếu tố địa phương. Điều này tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các vấn đề môi trường ở địa phương một cách thuận lợi và thúc đẩy người dân tham gia các chương trình GDBT một cách tích cực. Theo Chương trình UNDP (2007) đã thực hiện trên 23 dự án về mô hình quản lý rừng cộng đồng, kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù luật đã công nhận quyền được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng một cách lâu dài, ổn định. Tuy nhiên luật cũng hạn chế một số quyền với cộng đồng được giao rừng như: không được quyền phân chia lại cho thành viên, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng rừng. Song trong thực tế muốn thực hiện được quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn khi được giao rừng có hiệu quả phải tiến hành các mô hình thử nghiệm đủ lớn, đủ bao quát sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội, truyền thống, tập quán cho các loại cộng đồng dân cư.[34]. Khu BTTN Phong Điền đã mạnh dạn xây dựng thí điểm mô hình làng sinh thái lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm của KBT. Kết quả bước đầu rất đáng khích lệ đó là người dân được hưởng quyền lợi về đời sống vật chất và tinh thần, từ đó người dân đã tự giác tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ rừng của KBT.
  15. 7 Nghiên cứu về đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia GDBT của cộng đồng: Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp năm 2010 của Nguyễn Thị Nhài cũng đã đánh giá được nhận thức, cơ hội tham gia GDBT của cộng đồng theo các nhóm đối tượng là học sinh, người dân địa phương sống gần KBT loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca- tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa đánh giá được nhận thức, cũng như cơ hội tham gia của nhóm đối tượng rất quan trọng là thợ săn và cán bộ của các cơ quan, tổ chức đóng gần KBT. Qua đó cũng chưa xây dựng được chương trình GDBT cho các nhóm đối tượng này. Nghiên cứu đề xuất các chương trình GDBT tại KBT loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng: Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp năm 2012 của Nông Diệu Huế chưa đánh giá được nhận thức, cũng như cơ hội tham gia của nhóm đối tượng rất quan trọng là thợ săn và cán bộ của các cơ quan, tổ chức đóng gần KBT. Đồng thời Luận văn cũng chưa đánh giá được nhận thức bảo tồn của cộng đồng địa phương theo giới, nghề nghiệp, thành phần dân tộc. Qua đó chưa cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học để đề xuất các chương trình GDBT tại nơi đây. Đề tài chưa có sự đánh giá kế thừa những chương trình đã làm có hiệu quả đã có nội dung gì, còn thiếu nội dung gì, các hình thức GDBT như thế đã đủ chưa để tạo cơ sở cho việc đề xuất các chương trình GDBT trong giai đoạn tiếp theo. Các chương trình GDBT được đề xuất mới chủ yếu tập trung vào GDBT về Vượn Cao Vít, còn GDBT về tài nguyên rừng KBT, giá trị đa dạng sinh học và vai trò của KBT chưa được chú trọng. Các chương trình GDBT để thức tỉnh cộng đồng, kêu gọi cộng đồng không vi phạm những hành vi bị cấm và thực hiện những hành động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường là chưa có. Hơn nữa giải pháp để đảm bảo tính bền vững cho các chương trình GDBT tại nơi đây cũng chưa được tác giả nghiên cứu, đề xuất. Đối với vấn đề GDBT ở các VQG và Khu BTTN ở Việt Nam
  16. 8 Trong hệ thống các VQG và Khu BTTN ở Việt Nam thì vấn đề GDBT được triển khai khá sớm và đã thu được nhiều thành công, song vẫn còn một số thiếu sót: - Năm 2009, Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) thực hiện một số chương trình nâng cao nhận thức về tài nguyên tại vùng đệm KBT loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Chương trình này thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, đào tạo tập huấn các kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đối tượng tham gia chương trình này mới chỉ tập trung là giáo viên và học sinh các trường THCS, mất nhiều thời gian cho các hoạt động tham gia và không đến được với đối tượng đông đảo nhất và sống gần rừng nhất đó là nông dân. Hơn nữa nông dân cho rằng chương trình này không phù hợp với họ, họ không muốn tham gia và thậm chí theo họ thì các chương trình này không mang lại lợi ích gì cho họ. - Một số VQG và Khu BTTN đã thành lập được Trung tâm giáo dục môi trường, giáo dục bảo tồn, song hoạt động vẫn còn đơn điệu và chưa thu hút được đông đảo cộng đồng tham gia. Một trong số những khu rừng đặc dụng đi đầu trong lĩnh vực này là VQG Cúc Phương; hiện tại Vườn đã thành lập được 43 câu lạc bộ bảo tồn tại trường học, đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng vào chương trình học tập chính khoá cho các em học sinh, với số lượng học sinh tham gia học tập hàng năm lên tới 15.000 lượt. Ngoài chương trình tại các trường học, Vườn cũng đã triển khai một chương trình thôn bản tập trung vào đối tượng người lớn tại các cộng đồng dân cư và chương trình giáo dục du khách cho khách du lịch tới Cúc Phương. Chương trình giáo dục nhận thức bảo tồn là một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển của Vườn quốc gia Cúc Phương. Đây là chương trình được triển khai sớm nhất và hoạt động lâu nhất ở Việt Nam, chương trình cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong nước và quốc tế.
  17. 9 Đây cũng là mô hình để các Khu rừng đặc dụng khác nghiên cứu, áp dụng và triển khai thực hiện. Đối với vấn đề đồng quản lý tại Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá: Luận văn tốt nghiệp của Phạm Anh Tám (2006), đã đánh giá được một cách sơ bộ sự tham gia của người dân địa phương vào công tác quản lý, bảo tồn của KBT qua việc đóng góp ý kiến trực tiếp đối với một số quyết định liên quan đến quản lý trong một phạm vi nhất định, người dân theo dõi từng nội dung và chương trình hoạt động của Khu bảo tồn.... Tuy nhiên đề tài chưa đánh giá được nhu cầu GDBT của các đối tượng khác như: Chính quyền địa phương, học sinh, giáo viên, cán bộ khu bảo tồn… Đối với vấn đề GDBT tại Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại đối với bất kỳ một chương trình bảo tồn nào. Kể từ khi thành lập tới nay đã có một số chương trình GDBT được thực hiện tại Khu BTTN Xuân Liên, mục tiêu của các chương trình này là hướng tới bảo tồn dựa trên cơ sở cộng đồng; các chương trình này đã làm giảm áp lực từ cộng đồng dân cư vùng đệm vào KBT, mối quan hệ giữa KBT và cộng đồng được cải thiện. Cộng đồng dân cư vùng đệm đã cùng với KBT tham gia hiệu quả vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ giá trị đa dạng sinh học của KBT. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn mang tính hình thức, áp đặt, nội dung chưa phong phú, đơn điệu và chưa có sự tham vấn cộng đồng; những đánh giá về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xây dựng, thực hiện các chương trình GDBT tại khu vực vẫn chưa được đánh giá đầy đủ để làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình GDBT trong tương lai. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để từ đó đề xuất các chương trình giáo dục bảo tồn phù hợp, hiệu quả tại nơi đây.
  18. 10 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần bảo tồn được các giá trị đa dạng sinh học và tài nguyên của KBT, nâng cao nhận thức cộng đồng và nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được nhu cầu bảo tồn của cộng đồng tại Khu BTTN Xuân Liên Thanh Hoá. - Xác định được những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình GDBT tại KBT. - Đề xuất được các chương trình GDBT cho KBT. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Là cộng đồng dân cư vùng đệm KBT, bao gồm: - Người dân từ 18 tuổi trở lên sống tại vùng đệm KBT Xuân Liên, gồm nông dân và cán bộ công nhân viên chức nhà nước là người dân nơi đây. - Học sinh cấp II, III tại các trường học thuộc vùng đệm KBT. - Các cơ quan, tổ chức đóng gần KBT. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.2.1. Không gian - 5 thôn thuộc 5 xã của huyện Thường Xuân, tiếp giáp với KBT (Mỗi thôn 12 người). + thôn Vịn, xã Bát Mọt + thôn Lửa, xã Yên Nhân. + thôn Minh Ngọc, xã Lương Sơn. + thôn Tiến Sơn, xã Xuân Cẩm.
  19. 11 + thôn Hang Cáu, xã Vạn Xuân. - Học sinh của các trường cấp II của 5 xã (1trường/xã): Bát Mọt, Lương Sơn, Yên Nhân, Xuân Cẩm, Vạn Xuân (5 học sinh/khối) và Trường cấp III Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân (30 học sinh/3khối học) - Các cơ quan, tổ chức đóng gần KBT : + Trạm Khí tượng Thủy văn Cửa Đạt (3 người/tổng số 5 cán bộ) + Ban quản lý công trình Thuỷ Lợi, Thuỷ điện Cửa Đạt (10 người) 2.2.2.2. Thời gian Thời gian Công việc Từ 01/10/2012 – 31/12/2012 Điều tra thực địa lần 1 Từ 01/01/2013 – 01/02/2013 Điều tra thực địa lần 2 Từ 02/02/2013 – 28/2/2013 Xử lý số liệu, viết và hoàn thiện luận văn 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm hiện trạng tài nguyên và nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các hoạt động GDBT đã triển khai ở KBT. - Nghiên cứu những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xây dựng, thực hiện các chương trình GDBT tại khu vực. - Đề xuất các chương trình GDBT phù hợp. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp luận GDBT là một trong những giải pháp có nhiều ưu điểm nổi trội và đã nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng rất thành công. Trong những năm gần đây, để giải quyết một số vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước, không khí…, Việt Nam đã tăng cường các hoạt động GDBT. Tại các VQG và KBT trong nước, nhiều chương trình dự án
  20. 12 nghiên cứu thực hiện các hoạt động GDMT đã được tiến hành trong những năm qua và đã thu được những hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên các chương trình này có hiệu quả chưa thực sự như mong đợi bởi chưa có sự tham vấn cộng đồng trong việc xây dựng chương trình dẫn đến nội dung, hình thức và phương pháp GDBT chưa phù hợp với đặc điểm, đặc thù của địa phương theo các vấn đề về dân tộc, nghề nghiệp, thu nhập, giới tính, đối tượng được tham gia…Đồng thời cũng chưa đảm bảo được tính bền vững của nó. - Một chương trình GDBT không chỉ dừng lại ở các hoạt động giáo dục như: tập huấn nâng cao kỹ năng mà còn có thể là các chương trình truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức,… hoặc các chương trình vận động chính sách nhằm xóa bỏ những trở ngại về mặt chính sách đối với việc thực hiện các hành vi bảo tồn. Một chương trình GDBT cần làm rõ đâu là các hành vi gây ra các vấn đề bảo tồn/môi trường. Nguyên nhân của các hành vi đó là gì? Do thiếu nhận thức, kiến thức, kỹ năng, không có thái độ đúng đắn, thiếu lựa chọn hay bị cản trở bởi các yếu tố kinh tế, tài chính? Để nghiên cứu, đề xuất được chương trình GDBT cho bất kỳ khu vực nào cần làm rõ được các nội dung sau: Đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng liên quan như thế nào đến GDBT, họ giầu hay nghèo, nghề nghiệp của họ là gì, thành phần dân tộc như thế nào, phong tục tập quán nơi đây ra sao….Hiện trạng tài nguyên nơi đây như thế nào, có bị suy giảm hay không, nếu có thì có phải là do họ chưa có nhận thức, hay nhận thức kém về bảo tồn và ý kiến của họ về các vấn đề này là như thế nào? Nhận thức bảo tồn của họ như thế nào? Thực trạng GDBT tại đây như thế nào, nội dung gì đã có, nội dung gì còn thiếu, nội dung gì hiệu quả và nội dung nào không có hiệu quả. Đồng thời việc thực hiện các chương trình GDBT tại nơi đây sẽ có thuận lợi gì, khó khăn gì.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1