intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học tại khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ ptnt tr­êng ®¹i häc l©m nghiÖp    Ph¹m Quang Tïng Nghiªn cøu ®Ò xuÊt mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ qu¶n lý b¶o tån ®a d¹ng sinh häc t¹i khu b¶o tån thiªn nhiªn ngäc s¬n-ngæ lu«ng tØnh hßa b×nh Chuyªn nghµnh: l©m häc M· sè: 606260 luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp NG­êi h­íng dÉn: Pgs, ts: ph¹m b×nh quyÒn Hµ T©y, n¨m 2007
  2. - 1 - MỞ ĐẦU Đa dạng sinh học (ĐDSH) là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong thiên nhiên từ các sinh vật nhân sơ, vi sinh vật, các loài động vật và thực vật bực cao. Từ mức độ phân tử đến gen, cơ quan, cơ thể, các loài và các quần xã mà chúng sống [24]. Đa dạng sinh học duy trì các quá trình sinh thái cơ bản, là nhân tố quan trọng đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo môi trường sống ổn định [6]. Nhận thức được giá trị to lớn của ĐDSH và hạn chế sự suy thoái của ĐDSH, năm 1993 Việt Nam ký công ước quốc tế về bảo vệ ĐDSH. Ngày 22 tháng 12 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH ở Việt Nam”. Với những nỗ lực như vậy, tính đến cuối năm 2005 Việt Nam có tới 126 khu rừng đặc dụng, trong đó có 29 Vườn Quốc Gia (VQG), 59 khu bảo tồn thiên nhiên và 38 khu bảo vệ cảnh quan [6], với tổng diện tích là 2.541.675 ha, bằng 7,6% diện tích lãnh thổ Quốc gia. Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông được thành lập theo quyết định số 2714/QĐ-UB ngày 28/12/2004 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Hoà Bình [26], nằm ở phía Tây- Nam của tỉnh Hoà Bình, là hành lang nối liền VQG Cúc Phương với khu BTTN Pù Luông, đây được xem là nơi giao lưu Động Thực vật của vùng núi Tây Bắc và vùng núi Bắc Trung Bộ. Là khu vực có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình, độc đáo của Việt Nam với diện tích rừng tự nhiên lớn, tập trung, có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài quý hiếm [19]. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn ĐDSH tại Ngọc Sơn - Ngổ Luông đang gặp rất nhiều thách thức mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ Ban quản lý (BQL) khu bảo tồn thiếu về số lượng hạn chế về chuyên môn. Toàn bộ 4 thành viên của BQL trước đây đều là cán bộ ở các hạt kiểm lâm, tuy có kiến thức về luật pháp lâm nghiệp nhưng thiếu kỹ năng và kinh nghiệm về công tác bảo tồn thiên nhiên. Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông có một bộ phận dân cư khoảng hơn 11 nghìn người sinh sống. Nhận thức về giá trị tài nguyên rừng, bảo tồn ĐDSH của người dân chưa cao. Vấn đề lựa chọn giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế,
  3. - 2 - xoá đói giảm nghèo luôn là những cân nhắc mà chính quyền và người dân ở đây khó tìm được các giải pháp thích hợp. Vì vậy, hiệu quả bảo tồn ĐDSH của khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông chưa cao. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp bảo tồn cho Ban quản lý, khuyến khích cộng đồng tham gia vào quản lý và sử dụng bền vững TNTN tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình”. Kết quả nghiên cứu của đề tài là một phần cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác bảo tồn tại KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Các giải pháp đề xuất được đúc kết nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH và đảm bảo sinh kế cho cộng đồng người dân sống trong khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông.
  4. - 3 - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo công ước về ĐDSH thì ĐDSH được định nghĩa là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trên cạn, ở biển, các hệ sinh thái (HST) dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (Đa dạng di truyền hay đa dạng gen), giữa các loài (Đa dạng loài) và các hệ sinh thái (Đa dạng HST). Thuật ngữ ĐDSH được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau khi Công ước ĐDSH được ký kết (1992) đã được dùng phổ biến trên các diễn đàn Quốc tế [31]. 1.1 Trên thế giới. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh học đã trở thành một chiến lược chung trên toàn cầu, mà bao trùm nhất là Công ước ĐDSH đã được ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Rio de Janeiro năm 1992. Tiếp đó, nhiều tổ chức Quốc tế đã tập trung chủ yếu vào công tác bảo tồn ĐDSH như: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Tổ chức bảo tồn Động Thực vật Quốc tế (FFI), Viện Tài nguyên Di truyền Quốc tế (IPGRI) .v.v. Nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức và nhiều sách về ĐDSH đã được xuất bản [18,21] nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn hơn về ĐDSH. Một số công ước Quốc tế đã được nhiều Quốc gia tham gia thực hiện như công ước ĐDSH, công ước CITES, công ước về các loài di cư... Với nhịp điệu phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng, cùng với việc sử dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kém tài nguyên sinh học, ĐDSH đang bị suy thoái ngày càng tăng [17,18]. Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại, mà nguyên nhân chủ yếu là do con người khai thác thiên nhiên không hợp lý đã làm cho nhiều loài bị tiêu diệt. Để thực hiện bảo tồn ĐDSH theo hướng bền vững, những năm gần đây ở mỗi nước, mỗi khu vực đều tìm tòi, thử nghiệm và lựa chọn cho mình một chiến lược và
  5. - 4 - chính sách quản lý tài nguyên thích hợp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế- chính trị- xã hội, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà hình thành nên một hệ thống quản lý sử dụng tài nguyên khác nhau. Theo lịch sử thời gian quá trình triển khai bảo tồn ĐDSH đã có những bước thay đổi về phương pháp nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận [2]. Trong giai đoạn đầu của tiến trình bảo tồn ĐDSH các hoạt động bảo tồn thường được tách lập với các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong vùng. Các khu bảo tồn được xem như những “hòn đảo” tách biệt với thế giới xung quanh [33]. Các tác động của con người lên hệ sinh thái trong khu bảo tồn hoàn toàn bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, mô hình bảo tồn này sớm bộc lộ những hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh của các nước đang phát triển, nơi có một số lượng dân cư lớn đang sinh sống trong các khu vực bảo tồn. Ở rất nhiều nơi, xung đột giữa người dân địa phương và Ban quản lý các khu bảo tồn ngày càng trở nên trầm trọng. Những người dân được di dời ra ngoài khu bảo tồn vẫn tiếp tục đi vào rừng, khai thác các sản phẩm của rừng, thậm chí ngày càng trầm trọng và thiếu ý thức hơn. Carruthes (1997) đã kết luận mô hình bảo tồn này rằng "việc bảo tồn theo mô hình Yellowstone1 là nghiêm cấm hoàn toàn tác động của con người vào thiên nhiên; được ngăn chặn bởi những hàng rào, hoặc di dời cư dân địa phương ra khỏi khu bảo tồn sẽ không còn phù hợp trong thế kỷ 21. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục hình thái bảo tồn này thì hậu quả sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn" [32] Ngày nay, chiến lược tiếp cận trong công tác bảo tồn đã có nhiều thay đổi. Các hoạt động của con người trong các khu bảo tồn ngày càng được chấp nhận. Chiến lược tiếp cận bảo tồn mới của IUCN trong thế kỷ 21 được khẳng định rằng: Các khu bảo tồn cần phải tăng số lượng các bên tham gia và người dân trong vùng cần được xem như những "đối tác" hơn là những "mối nguy hiểm" cho công tác bảo tồn [38]. Nói một cách tổng quát hơn quá trình quản lý tài nguyên đất và rừng cần song song với việc bảo đảm sinh kế của cư dân địa phương, tạo ra một chiến lược quản lý tài nguyên vì con người và do con người [21]. 1 Yellowstone là khu bảo tồn đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Mỹ, áp dụng phương pháp "hòn đảo" trong bảo tồn.
  6. - 5 - Một số nước trên thế giới như "Brazil, Trung Quốc, và các nước Trung Đông đã thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm hướng tới Bảo tồn ĐDSH. Kết quả thu được từ các chương trình này cho thấy rằng muốn tăng cường hiệu quả quản lý tài nguyên ĐDSH trong KBT thì chiến lược “Đồng quản lý” [34] phải được vận dụng một cách triệt để nhằm đạt được cả hai mục tiêu là bảo tồn ĐDSH và phát triển sinh kế nông thôn. Đã có rất nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về những thuộc tính của "đồng quản lý" và hiệu quả của nó trong công tác bảo tồn. Theo Grazia và cộng sự [34] thì "đồng quản lý" là quá trình hợp tác đối tác bởi hai hay nhiều bên tham gia trong quá trình bảo tồn. Các bên tham gia có vai trò ngang nhau trong thương thảo, thống nhất, cam kết và đi đến thực thi một chương trình hành động mà trong đó các bên cùng nhau chia sẻ quyền lực, chức năng, lợi ích và tính trách nhiệm trong quá trình thực thi các hoạt động bảo tồn. West và Brechin [43] tập trung nhấn mạnh vào quá trình chia sẻ tính trách nhiệm và quyền lực giữa Nhà nước và người dân địa phương trong phương pháp "đồng quản lý" ở các khu bảo tồn và cho rằng người dân phải có quyền tham gia vào tất cả các hoạt động một cách bình đẳng với các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc hoạch định và thực thi các chính sách bảo tồn, có như thế công tác bảo tồn mới mang lại hiệu quả. Chương trình hỗ trợ ĐDSH (The Biodiversity Support Program, 2000) đã thực hiện nhiều dự án với nhiều mục tiêu cho bảo tồn ĐDSH, ở các nước Châu Phi và Châu Mỹ Latinh [31]. Những nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra một số điều kiện thành công của bảo tồn bao gồm: Một là, mục tiêu bảo tồn phải được thảo luận, đàm phán và nhất trí bởi tất cả các chủ thể hoặc đối tác có liên quan. Hai là, các hoạt động bảo tồn phải xác định và hỗ trợ các lợi ích và nhu cầu của người dân địa phương. Ba là, nhận thức, kiến thức về bảo tồn ĐDSH sẽ dẫn đến động lực, nhưng động lực không thì chưa đủ. Để biến ý tưởng thành hành động thì con người phải có đầy đủ kỹ năng và năng lực cần thiết [31].
  7. - 6 - 1.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam các hoạt động bảo tồn ĐDSH đã được bắt đầu nhìn nhận từ những năm 1960s. Tại thời điểm đó các chính sách và giải pháp bảo tồn ở Việt Nam được thừa kế bởi phương pháp bảo tồn của Đông Đức và ảnh hưởng trực tiếp của cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh [37]. Năm 1960, một đoàn cán bộ khoa học Việt Nam đã sang Đức để tham quan, nghiên cứu khoa học. Sau chuyến đi ông Nguyễn Tạo - Nguyên cục trưởng cục Lâm nghiệp đã xuất bản bài viết "Bảo tồn thiên nhiên và mối quan hệ với quản lý bảo vệ rừng", đồng thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "rừng là vàng, nếu biết bảo vệ thì rừng rất quý" [37]. Lời nói của Hồ Chủ Tịch cùng với những kinh nghiệm học hỏi được từ nước Đức đã đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển khung thể chế về bảo tồn ĐDSH ở nước ta [10]. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở Việt Nam là "rừng cấm Cúc Phương", được thành lập theo quyết định số 72/TTg của Thủ tướng chính phủ vào năm 1962 [3]. Từ đó cho đến nay số lượng và diện tích các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam không ngừng tăng lên; tính đến cuối năm 2005 Việt Nam có tới 126 khu rừng đặc dụng, trong đó có 29 Vườn Quốc Gia (VQG), 59 khu bảo tồn thiên nhiên và 38 khu bảo vệ cảnh quan [6]. Bên cạnh việc phát triển các khu rừng đặc dụng, Nhà nước Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều công ước Quốc tế, ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách có liên quan đến bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH. Năm 1985, chiến lược Bảo tồn Quốc gia của Việt Nam được ban hành. Đến năm 1993, Việt nam đã ký công ước Quốc tế về ĐDSH và tiến hành xây dựng Kế hoạch hành động ĐDSH vào năm 1995. Đây là văn bản có tính pháp lý khung và là kim chỉ nam cho hành động của Việt Nam trong việc bảo tồn ĐDSH ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, các ngành và các đoàn thể. Năm 1991, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2004. Cũng vào năm đó (2004), Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi được ban hành [24].
  8. - 7 - Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại và bất cập mà nguyên nhân chủ yếu bao gồm: (1) nhận thức của người dân về bảo tồn ĐDSH còn thấp, (2) năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn yếu, (3) sự chồng chéo, giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và công tác bảo tồn. Một điểm vẫn còn gây tranh cãi (đặc biệt trong giới những người làm công tác bảo tồn) trong công tác bảo tồn ở Việt Nam đó là có nên hay không lôi kéo, thu hút người dân vào tham gia công tác bảo tồn. Rất nhiều ý kiến tán đồng với việc này và đã đề xuất các giải pháp như "đồng quản lý", "quản lý có sự tham gia", "quản lý dựa vào cộng đồng".... Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng con người (mà cụ thể là người dân địa phương) là nhân tố chính dẫn đến sự suy thoái ĐDSH ở các vùng rừng vì thế không nên để cộng đồng tham gia vào bảo tồn và tốt hơn hết là không để người dân sống trong các khu bảo tồn [20]. Những hạn chế và tranh luận chưa có giải pháp triệt để nêu trên phần nào đã tác động và làm giảm hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Nguyên thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Văn Đẳng cũng đã thừa nhận rằng "hiệu quả của công tác bảo tồn ở Việt Nam vẫn còn thấp mà nguyên nhân là do không có sự thống nhất trong xây dựng kế hoạch; chồng chéo về trách nhiệm và thiếu sự hợp tác giữa các bên tham gia" [2] 1.3 Tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông Kể từ khi khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông được thành lập tháng 12 năm 2004, cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn động thực vật Quốc tế (FFI), đã có một số hoạt động bảo tồn ĐDSH được thực hiện. Đặc biệt là việc tham mưu cho chính quyền các cấp cơ sở trong quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng, các nghị định và thông tư hướng dẫn về quản lý và bảo vệ rừng tới cộng đồng dân cư sống xung quanh và các hoạt động nhằm phát triển sinh kế cho cộng đồng sống trong khu bảo tồn cũng đã được thực hiện [13]. Tuy nhiên, công tác bảo tồn ĐDSH tại khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ cán bộ cũng như chưa có các giải pháp thích hợp nhằm hài hòa vấn đề bảo tồn và phát triển sinh kế của người dân địa phương.
  9. - 8 - CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học tại khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình. 2.2 Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm, giá trị ĐDSH, hiện trạng quản lý và mối đe dọa đối với ĐDSH tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. 2.3 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm và giá trị ĐDSH ở khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông: + Tính đa dạng của khu hệ thực vật + Tính đa dạng của khu hệ động vật + Các kiểu sinh cảnh + Giá trị ĐDSH - Mối đe doạ và hiện trạng công tác quản lý ĐDSH ở khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông + Mối đe dọa lên ĐDSH + Hệ thống tổ chức + Phân tích ma trận SWOT ( Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) + Khó khăn, thách thức trong quản lý ĐDSH + Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong công tác quản lý ĐDSH - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH ở khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông + Nhóm giải pháp chiến lược + Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội
  10. - 9 - + Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật + Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 2.4 Phương pháp nghiên cứu ĐDSH theo quan điểm thực tiễn được xem là sản phẩm của sự tương tác của hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu về ĐDSH cách tiếp cận được áp dụng là: tổng hợp, liên ngành và hệ thống. Các yếu tố tài nguyên nằm trong mối quan hệ chặt chẽ của một HST. Trong đó, con người vừa là một thành viên quan trọng, vừa là một đối tượng hưởng lợi từ nguồn tài nguyên này. 2.4.1 Phương pháp thừa kế Thu thập, tổng hợp và phân tích hệ thống tất cả các tài liệu có được liên quan đến các nội dung nghiên cứu ĐDSH của KBT như: Báo cáo điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật Quốc tế (FFI), Báo cáo điều tra kinh tế xã hội của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, dự án LLINK của Hội dân tộc học, dự án khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc bộ và kế thừa các số liệu về kinh tế xã hội của các xã, huyện và các báo cáo tổng kết năm của các xã, niên giám thống kê của 2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn. 2.4.2 Phương pháp tìm hiểu giá trị và mối đe dọa đối với ĐDSH. Sử dụng phương pháp PRA để tìm hiểu giá trị và mối đe dọa đối với ĐDSH, xác định tình hình khai thác gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật. Đánh giá nhận thức và thái độ của cộng đồng người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Tác giả chọn 2 trong số 7 xã (Ngọc Sơn, Nam Sơn) của khu vực để tiến hành điều tra các loài cây gỗ, loài động vật rừng thường bị khai thác, săn bắt. Đây là các xã có tính đặc thù, điển hình về vấn đề bảo tồn cũng như kinh tế xã hội trong khu bảo tồn. Ở mỗi xã tiến hành chọn 3 thôn theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi thôn chọn 15 hộ để tiến hành phỏng vấn. Sự chính xác của thông tin được kiểm chứng bằng cách tiến hành họp dân lấy ý kiến tập thể của các thôn trong xã.
  11. - 10 - 2.4.3 Phương pháp điều tra đa dạng sinh học. Phương pháp điều tra ĐDSH sử dụng trong quá trình nghiên cứu của tổ chức FFI mà tác giả là một thành viên của đoàn nghiên cứu là phương pháp phổ biến được áp dụng cho từng nhóm sinh vật như Thực vật, Động vật có xương sống, các kiểu sinh cảnh, phần lớn kết quả điều tra đa dạng sinh học sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ kết quả của một số cơ quan khoa học, các tổ chức Quốc tế đã và đang giúp đỡ các hoạt động tại khu bảo tồn. Tuy nhiên, tác giả cũng đã kiểm chứng cập nhật thông tin, số liệu bằng cách lập một tuyến điều tra chạy dọc khu BTTN từ xã Tân Mỹ đến xã Bắc Sơn, trên tuyến đó lập 7 điểm điều tra ĐDHS bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn và chụp hình. 2.4.4 Phương pháp điều tra tình hình kinh tế- xã hội. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) được sử dụng để điều tra đánh giá tình hình kinh tế- xã hội. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình điều tra. Các công cụ của phương pháp này được thực hiện bao gồm: Công cụ phỏng vấn, vẽ sơ đồ thôn bản, đi theo lát cắt, chụp hình, biểu đồ Venn, phân tích tình hình thu nhập, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng¸ các hoạt động sản xuất, điều tra thị trường, gợi ý cho tương lai … 2.4.5 Phân tích SWOT đối với công tác quản lý ĐDSH. Thu thập các báo cáo, số liệu về các chương trình hoạt động của BQL khu BTTN từ năm 2005 đến nay, sử dụng các công cụ PRA như: sơ đồ Venn để phân tích mối quan hệ giữa các bên liên quan, phân tích ma trận SWOT2 để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm xác định các thuận lợi, khó khăn đối với công tác bảo tồn; xác định năng lực và phân tích ảnh hưởng của các bên liên quan, tham gia công tác bảo tồn. 2.4.6 Phương pháp phân tích số liệu. Phân tích hệ thống, so sánh và ma trận để tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, đặc điểm và giá trị ĐDSH, mối đe dọa và hiện trạng quản lý bảo tồn 2 SWOT: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
  12. - 11 - ĐDSH ở khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn. 2.4.7 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp. Sử dụng phương pháp tiếp cận khung logic để xác định các hành động ưu tiên. Các giải pháp được đề xuất đảm bảo được các tiêu chí như: Có sự điều phối, phối hợp liên ngành; sâu sát với mối quan tâm và sự tham gia của các tổ chức liên quan. Các mối liên hệ liên ngành được thực hiện ở cấp Trung ương, Tỉnh, Huyện và Xã. Các giải pháp đề xuất phải thể hiện được nguyện vọng về ổn định dân sinh, kinh tế của các cộng đồng dân cư sống xung quanh KBT. Các nội dung nghiên cứu được thực hiện khái quát theo sơ đồ ở hình 2.1 Thông tin về điều Đặc điểm và giá trị Mối đe dọa và hiện kiện tự nhiên, kinh ĐDSH của KBT trạng công tác quản tế xã hội của KBT lý ĐDSH của KBT Xử lý, phân tích tổng hợp Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH của KBT Hình 2.1: Sơ đồ quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông 2.5 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi 7 xã thuộc của khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông - Tập trung nghiên cứu, phân tích các khía cạnh về tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Các giá trị, mối đe dọa và thực trạng công tác quản lý tại khu bảo tồn.
  13. - 12 - CHƯƠNG 3: CÁC KHÍA CẠNH VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1 Vị trí khu vực điều tra Khu vực nghiên cứu có toạ độ địa lý: 20021’ đến 22036’ Vĩ độ Bắc 105009’ đến 105013’ Kinh độ Đông Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông Tổng diện tích tự nhiên khu điều tra là 19.254 ha, bao gồm cả KBT và vùng đệm nằm trên địa bàn của các xã: Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu, Tân Mỹ (Huyện Lạc Sơn) và Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông (Huyện Tân Lạc). Phía Bắc giáp huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình Phía Đông- Nam là vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương Phía Tây giáp huyện Quan Hoá, Bá Thước tỉnh Thanh Hoá. Phía Đông giáp các xã Lũng Vân, Quyết Chiến, Gio Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô (Tân Lạc) và các xã Phú Lương, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng (Lạc Sơn) [19]
  14. - 13 - 3.1.2 Địa hình Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông là phần giữa của cánh cung đá vôi Tây Bắc- Đông Nam miền Bắc Việt Nam, kéo dài từ Mộc Châu - Sơn La đến Cúc Phương- Ninh Bình, tạo thành dải phân cách giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình chia cắt phức tạp, xen kẽ những khối núi đá vôi hiểm trở chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là những thung lũng hẹp [19]. 3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng - Địa chất: Phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu phân bố thành dạng dải kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Thành phần chính gồm: đá sét vôi, bột kết, đá vôi, đá phiến sét, đôi nơi có kẹp lớp mỏng cát kết hạt mịn. Các đá vôi xếp vào nhóm này có dạng khối phân lớp dày. Đá vôi bị phong hoá mạnh với các khe nứt sâu và rộng do các hoạt động kiến tạo tác động, đồng thời các quá trình phong hoá cơ học và phong hoá hoá học xảy ra mạnh mẽ nhất là phong hoá quá trình hoà tan trên các đá vôi dạng khối. Kết quả là trên bề mặt địa hình tạo thành các phễu karst đá vôi và dạng địa hình tai mèo điển hình [19]. - Thổ nhưỡng: Qua điều tra đã xác định trong khu vực có các loại đất sau: + Đất phù sa ngòi suối: Phân bố ở ven các ngòi suối, là những dải đất có diện tích rất nhỏ hẹp. + Đất dốc tụ thung lũng: Phân bố rải rác dưới chân địa hình đồi núi, độ dốc địa hình nhỏ. + Đất feralit bị biến đổi do trồng lúa nước: Phân bố trên các sườn đủ nước tưới, hoặc có thể chủ động tưới, phát triển trên các sản phẩm hình thành tại chỗ hoặc đất dốc tụ. + Đất feralit mùn phát triển trên đá sét: Đất feralit mùn trên núi phân bố ở vành đai 700- 1800 m. + Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi: Đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, cấu tạo cục ổn định, sâu khoảng 50 cm có xuất hiện kết von.
  15. - 14 - + Đất feralit trên đá sét: Phân bố ở vành đai thấp (< 700 m), lớp phủ thực vật nghèo nàn. 3.1.4 Khí hậu Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng cao. Một năm có 4 mùa và chia theo lượng mưa thì có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Các đặc trưng chính của khí hậu trong vùng như sau [19]: - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,60C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,20C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 3- 50C xảy ra vào tháng 1, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,50C vào tháng 6. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,60C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8- 100C. - Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình năm là 1.750 mm. Năm cao nhất tới 2.800 mm, năm thấp nhất 1.250 mm. Lượng bốc hơi bình quân năm 885 mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm, lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng ít mưa gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân. Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%. - Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 11 là gió mùa Đông Bắc, các tháng còn lại chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam thường xuất hiện vào tháng 6, 7 gây khô nóng. - Sương muối: Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 năm sau với tần xuất xuất hiện 1- 3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
  16. - 15 - 3.1.5 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng 3.1.5.1 Diện tích các loại đất Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất trong khu vực do Viện Điều tra Quy hoạch rừng Phân viện Tây Bắc bộ thực hiện [18] ở Bảng 3.1 cho thấy. Đất đai các xã trong khu vực sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là chủ yếu, chiếm tới 80,2%. Đất nông nghiệp chỉ chiếm 8,8%, bình quân mỗi hộ gia đình có 0,8 ha (nhiều nhất là xã Ngổ Luông 1,2 ha và ít nhất là xã Bắc Sơn 0,5 ha); đất chưa sử dụng còn 9,8% chủ yếu là đất đồi núi trọc, khó canh tác. Diện tích đất lâm nghiệp trong vùng là 15.487,5 ha chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên. Theo thống kê của các xã, tất cả các loại đất rừng đã được giao cho các hộ gia đình quản lý. Trong vùng vẫn còn tồn tại hình thức bảo vệ rừng cộng đồng. Gần như ở mỗi thôn bản đều có một khu rừng riêng để sử dụng cho các lợi ích công cộng. Mọi người trong thôn bản đều có ý thức và trách nhiệm cao với tài nguyên thiên nhiên tại khu vực đó mà không ai xâm phạm, việc sử dụng tài nguyên ở khu vực này được người dân trong thôn thảo luận và giải quyết. Mô hình quản lý rừng cộng đồng này cần được nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm ứng dụng, lồng ghép vào công tác quản lý, bảo tồn ở một quy mô rộng lớn hơn.
  17. - 16 - Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông Đơn vị: ha Bắc Nam Ngổ Ngọc Ngọc Tân Loại đất Tổng Tự do Sơn Sơn Luông Lâu Sơn Mỹ Tổng diện tích tự nhiên 19.254,0 1323,0 2025,0 3823,0 5329,0 2951,0 3298,0 505,0 1. Đất nông nghiệp 1674,0 141,5 289,7 337,3 203,3 293,5 378,7 30,0 a. Đất trồng cây hàng năm 1344,7 124,2 225,3 293,4 191,5 231,4 253,9 25,0 - Ruộng 1 vụ, 2 vụ 568,5 41,3 85,8 52,0 184,2 105,6 99,6 - Đất trồng màu 776,2 82,9 139,5 241,4 7,3 125,8 154,3 25,0 b. Đất trồng cây lâu năm 137,9 8,1 20,0 5,0 104,8 2,0 - Cây ăn quả 139,9 8,1 20,0 5,0 104,8 2,0 c. Vườn tạp 174,7 9,2 64,4 19,6 8,5 50,0 20,0 3,0 d. Mặt nước nuôi trồng 14,7 4,3 3,3 7,1 thuỷ sản 2. Đất lâm nghiệp 15.487,5 659,3 1296,1 3355,4 4815,5 2115,5 2787,7 458,0 a. Rừng tự nhiên 15.452,2 658,5 1296,1 3355,4 4815,5 2101,0 2787,7 438,0 - Rừng phòng hộ 15.452,2 658,5 1296,1 3355,4 4815,5 2101,0 2787,7 438,0 b. Rừng trồng 35,3 14,5 0,8 20,0 - Rừng phòng hộ 20,8 0,8 20,0 - Rừng sản xuất 14,5 14,5 3. Đất chuyên dùng 153,6 15,7 22,5 37,8 23,2 17,6 35,8 1,0 4. Đất ở 87,5 10,6 11,5 8,6 15,8 19,0 16,0 6,0 5. Đất chưa sử dụng 1.851,4 495,9 405,2 83,9 271,2 505,4 79,8 10,0 - Đất bằng chưa sử dụng 185,9 185,9 - Đất đồi núi chưa sử dụng 1.529,5 490,2 318,9 78,6 267,2 314,0 50,6 10,0 - Núi đá 83,3 3,3 45,8 5,5 29,2 - Đất khác 52,7 2,4 41,0 5,3 4,0 Nguồn: Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2004 [19]
  18. - 17 - 3.1.5.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, đất nông nghiệp trong khu vực chỉ chiếm 8,8% tổng diện tích tự nhiên. Trong tổng số 1.674 ha đất nông nghiệp thì đất trồng cây lương thực là 1.344,7 ha chiếm 80,3%, đất dành cho cây công nghiệp và chăn nuôi là không đáng kể. Phần lớn các gia đình đều có vườn nhưng chủ yếu là vườn tạp, trồng nhiều loại cây phục vụ cho nhu cầu hàng ngày. Tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của người dân cho thấy, việc sử dụng đất nông nghiệp ở khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông vẫn còn theo tập quán canh tác cổ truyền là tập trung nhiều vào khai thác tự nhiên mà ít chú trọng tới các biện pháp bảo vệ và làm giàu đất [26]. Vì vậy, độ màu mỡ đất ngày càng suy giảm dẫn đến năng suất cây trồng cũng giảm theo. 3.1.5.3 Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp a. Phân chia đất lâm nghiệp theo chức năng Theo qui hoạch phân chia 3 loại rừng trong tổng quan phát triển lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình (Bảng 3.1), chủ yếu diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực nghiên cứu thuộc đối tượng là rừng đặc dụng. Tuy nhiên, ranh giới các loại rừng vẫn chưa được cắm mốc ngoài thực địa. b. Tình hình giao đất giao rừng Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã được giao, khoán cho các hộ gia đình, các tổ chức quản lý, bảo vệ theo Nghị định 02 của Chính phủ, trong những năm gần đây diện tích nương rẫy có xu thế giảm dần. c. Tình hình sử dụng tài nguyên rừng Khai thác các sản phẩm rừng đã trở thành thói quen và góp phần đáng kể trong thu nhập của nhân dân trong khu vực nghiên cứu. Lâm sản quan trọng nhất là gỗ, củi. Theo kết quả điều tra mặc dù khai thác gỗ củi để bán đã được hạn chế song nhu cầu sử dụng tại chỗ vẫn rất lớn. Bình quân mỗi năm một xã có 7- 10 hộ làm nhà mới, mỗi nhà cần 15- 20 m3 gỗ. Mức tiêu thụ củi bình quân 20 ster/hộ/năm. Ngoài
  19. - 18 - gỗ, củi, tre, nứa người dân còn khai thác các loại song, mây và dược liệu, động vật rừng. 3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 3.2.1 Dân số lao động Dân cư sống trong khu vực nghiên cứu có tổng số 11065 nhân khẩu, trong 2145 hộ, dân số với hơn 99% là người Mường, còn lại một bộ phận tương đối nhỏ là người Thái và người Kinh chuyển từ nơi khác đến sinh sống, chủ yếu làm nghề kinh doanh, buôn bán nhỏ và một bộ phận giáo viên đã định cư (Bảng 3.2). Bảng 3. 2. Thành phần dân tộc, lao động dân số trong vùng Dân tộc (hộ) Số Số Số TT Huyện Xã Nữ Nam Mường Thái Kinh hộ khẩu Lđộng 1 Nam Sơn 304 304 1525 714 778 747 2 Tân Lạc Bắc Sơn 257 257 1223 572 618 605 3 Ngổ Luông 256 256 1210 620 623 587 4 Tự Do 450 5 5 459 2294 1023 1183 1111 5 Ngọc Lâu 436 436 2477 1383 1253 1224 Lạc Sơn 6 Ngọc Sơn 390 2 392 2072 735 1077 995 7 Tân Mỹ 41 41 264 125 143 121 2134 = 7= 5= Tổng cộng 7 xã 2145 11065 5172 5675 5750 99.45% 0.32% 0.23% Nguồn: Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2004 [19] Mật độ dân số bình quân trong vùng là 58,3 người/km2 (Bảng 3.3). Phân bố không đồng đều, cao nhất là xã Bắc Sơn với 92 người/km2 và thấp nhất là Ngổ Luông 32 người/km2 (cả 2 xã đều thuộc huyện Tân Lạc).
  20. - 19 - Bảng 3.3 : Diện tích, số thôn bản, mật độ dân số các xã thuộc Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông Diện tích Mật Diện tích Diện Diện tích Số Tỷ lệ rừng tự độ TT Huyện Xã tự nhiên tích đât đât LN thôn tăng nhiên (người (ha) NN (ha) (ha) bản dân số (ha) / km2) 1 Nam Sơn 2.025,00 309,67 1.042,29 1.042,29 7 1.2% 75 2 Tân Lạc Bắc Sơn 1.323,00 141,29 561,96 561,16 5 1% 92 3 Ngổ Luông 3.823,00 317,24 3.088.66 3.010,68 6 0.9% 32 4 Tự Do 5.329,00 203,10 4.570,94 4257,6 10 1.3% 43 5 Ngọc Lâu 2.951,00 293,47 2171 2079 12 1% 84 Lạc Sơn 6 Ngọc Sơn 3.298,00 378,68 2.756,77 2.716,17 8 1.2% 63 7 Tân Mỹ 505,00 30,00 458.00 438,00 2 1.1% 19 Cộng 1.9254,00 1.673,45 14.649,62 14.104,90 50 1.1% 58,3 Nguồn: Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2004 [19] Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở khu vực điều tra là không đáng kể, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,1%. Công tác định canh định cư Đại đa số dân cư trong vùng hiện nay đã ổn định cuộc sống, định canh, định cư. Tuy nhiên, do những lý do khách quan vẫn còn một số hộ phải di chuyển tự do vào Nam để làm ăn hoặc chuyển ra gần đường để giao lưu, buôn bán. Đồng bào dân tộc Mường có tập quán canh tác lúa nước. Ruộng lúa có độ màu mỡ cao, có hệ thống thuỷ lợi dẫn nước từ các khe suối. Ngoài lúa tẻ, lúa nếp, còn có hoa màu và cây củ các loại. Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi cũng đang trên đường phát triển tại khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông [8,12]. 3.2.2 Văn hóa, xã hội và y tế Mỗi xã đều có trạm y tế đặt ở trung tâm xã, riêng Ngọc Sơn có phòng khám bệnh đa khoa cụm xã vùng cao. Ngoài ra, có các cơ sở y tế lưu động ở một số thôn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2