Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng của kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm khái quát được những hoạt động chủ yếu của kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh. Xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh. Đề xuất được những giải pháp nâng cao chất lượng của kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng của kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- NGUYỄN XUÂN LINH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM KÊ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- NGUYỄN XUÂN LINH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM KÊ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã Số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VƯƠNG VĂN QUỲNH Hà Nội, 2013
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Xuân Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, khoa Đào tạo Sau Đại học, Phòng Đào tạo, Viện sinh thái Rừng và Môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh. Nhân dịp này tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó. Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Vương Văn Quỳnh với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và có những đóng góp quý báu cho luận văn. Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ của các anh, chị thuộc Viện Sinh thái Rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp Cùng với sự quan tâm giúp đỡ đó là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân đã giúp cho luận văn này được hoàn thành. Song do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, với trình độ lý luận và thực tiễn của tác giả còn hạn chế, nên luận văn chắc chắn vẫn còn tồn tại những sai sót nhất định. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Xuân Linh
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi Danh mục các bảng ......................................................................................... vii Danh mục các hình ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 3 1.2. Khái quát tình hình điều tra, kiểm kê rừng ................................................ 5 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 5 1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 6 1.3. Điều tra rừng trong giai đoạn 2005 đến nay ............................................ 17 Chương 2 MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 18 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 18 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 2.4. Phương pháp nghiên cưu .......................................................................... 19 2.5. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 19 2.5.1. Phương pháp kế thừa tư liệu ................................................................. 19 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20
- iv 2.6. Phương pháp xử lý thông tin .................................................................... 21 2.6.1. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 21 2.6.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 22 2.7. Phương pháp nghiên cứu từng nội dung cụ thể ....................................... 22 2.7.1. Phương pháp nghiên cứu quá trình thực hiện điều tra, kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh ................................................................................ 22 2.7.2. Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê rừng ................................................................................................................. 23 2.7.3. Phương pháp đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng .......................................................................................... 26 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU....................................... 27 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 27 3.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu thuỷ văn ................................. 27 3.1.2. Tài nguyên đất đai ................................................................................. 30 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................... 31 3.2.1. Dân số và lao động ................................................................................ 31 3.2.2. Tình hình phát triển Nông Lâm nghiệp ................................................. 32 3.2.3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất .......................... 33 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34 4.1. Quá trình thực hiện kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh ........... 34 4.1.1. Quá trính chuẩn bị cho công tác kiểm kê rừng. .................................... 34 4.1.2. Quá trình kiểm kê rừng ......................................................................... 39 4.1.3. Quá trình tổng hợp tài liệu kiểm kê rừng .............................................. 39 4.1.4. Nhận xét chung ..................................................................................... 43 4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh......................................................................................................... 44 4.2.1. Nhân tố đặc điểm của tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. ................... 44
- v 4.2.2. Chính sách ............................................................................................. 50 4.2.3. Tài liệu, thiết bị ..................................................................................... 57 4.2.4. Quy trình, kỹ thuật thực hiện kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh ........................ 65 4.2.5. Trình độ của cộng đồng trong lĩnh vực kiểm kê rừng .......................... 74 4.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng .... 78 4.3.1. Nâng cao chất lượng dụng cụ, tài liệu đầu vào. .................................... 78 4.3.2. Áp dụng phương pháp giải đoán ảnh 2 bước trong kiểm kê rừng. ....... 80 4.3.3. Tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực kiểm kê rừng cho các tổ công tác cấp xã. ........................................................................................................ 81 4.3.4. Tăng cường sự phối hợp giữa hai ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Tài nguyên - môi trường trong kiểm kê rừng..................................... 82 4.3.5. Phát triển mô hình tổ chức ba cấp trong kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng .. 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải Nghĩa LRTX Lá rộng thường xanh RTNTX Rừng tự nhiên thường xanh TN Tự nhiên ĐT Đất trống KKR kiểm kê rừng ĐTKKR Điều tra kiểm kê rừng GIS Hệ thông thông tin địa lý toàn cầu BCĐ Ban chỉ đạo TCT tổ công tác Tổ chức Nông Nghiệp và FAO Lương Thực Liên Hợp Quốc NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân QL Quản lý TW Trung ương ĐVTVTW Đơn vị tư vấn trung ương
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà tĩnh 31 4.1 Hiện trạng rừng trên diện tích do chủ rừng nhóm I quản lý 45 4.2 Sai lệch giữa kết quả kiểm kê rừng của các xã với thực tế 47 Ma trận đánh giá độ chính xác của kết quả Kiểm kê trạng 4.3 47 thái rừng của các tổ công tác cấp xã Kết quả phỏng vấn nguyên nhân sự tham gia KKR của cộng 4.4 53 đồng Kết quả phỏng vấn cán bộ cấp tỉnh về tài liệu và thiết bị 4.5 62 phục vụ KKR Kết quả phỏng vấn cán bộ cấp huyện về tài liệu và thiết bị 4.6 63 phục vụ KKR Kết quả phỏng vấn cán bộ cấp huyện về tài liệu và thiết bị 4.7 66 phục vụ KKR 4.8 Kết quả cho điểm đối với các tổ công tác cấp xã 75
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Các thành phần của cộng đồng tham gia KKR ở Hà Tĩnh 4 4.1 Sơ đồ phân bố điểm kiểm tra tại huyện Lộc Hà 48 4.2 Sơ đồ thực hiện KKR điểm ở Hà Tĩnh 56 4.3 Bản đồ Kiểm kê rừng tỉnh Hà Tĩnh 56 4.4 Bản đồ KKR khu vực có bản đồ giao đất xã Đồng Lộc – 58 huyện Can Lộc 4.5 Bản đồ KKR khu vực chưa có bản đồ giao đất xã Hòa Hải 59 – huyện Hương Khê 4.6 Ranh giới quy hoạch 3 loại rừng 61 4.7 Bản đồ giao đất do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp 61 4.8 Bản đồ kiểm kê rừng của xã Bắc Sơn – huyện Thạch Hà 72 4.9 Sơ đồ các bước thực hiện kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh 73 4.10 Biểu đồ tương quan giữa trình độ của cán bộ khả năng thực 77 hiện KKR 4.11 Mô hình tổ chức KKR 3 cấp 83
- 1 MỞ ĐẦU Kiểm kê rừng là một hoạt động quan trọng nhằm cung cấp định kỳ số liệu về diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng gắn với chủ rừng theo đơn vị hành chính. Đây là những số liệu giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp nắm được số lượng và chất lượng từ đó xác định được xu hướng và nguyên nhân biến động của tài nguyên rừng, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, đề xuất và thực thi những chính sách thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn suy thoái tài nguyên rừng. Kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh được thực hiện với 02 công đoạn. Một là điều tra rừng, được thực hiện bởi cơ quan tư vấn chuyên nghành, với mục đích chính là tạo ra được các tài liệu cần thiết cho công đoạn tiếp theo; hai là kiểm kê rừng, được thực hiện bởi cộng đồng địa phương, nhằm mục đích bổ sung những gì còn thiếu sót mà điều tra rừng chưa thực hiện được. Nhiều thông tin khó xác định được bởi cộng đồng như ranh giới và diện tích các lô trạng thái rừng thì lại rất dễ xác định bởi công nghệ phân tích ảnh viễn thám độ phân giải cao và hệ thống thông tin địa lý. Mặt khác, nhiều thông tin rất khó đạt được bởi những công nghệ hiện đại như tình trạng tranh chấp, tình trạng sử dụng, số năm trồng của từng lô rừng... lại rất dễ bổ sung bởi các thành viên của cộng đồng. Do đó, đây là hai hoạt động không tách rời, hỗ trợ và lồng ghép nhau trong quá trình điều tra kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh. Kiểm kê rừng cũng là hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi phải xác định được rất nhiều thông tin đến từng lô rừng trên phạm vi nhiều địa phương nên không bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào cũng đủ năng lực, để thực hiện được trong một thời hạn nhất định. Do đó, kiểm kê rừng cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học,
- 2 cán bộ quản lý và cộng đồng địa phương đặc biệt là các chủ rừng. Sự tham gia của cộng đồng trong kiểm kê rừng là yếu tố cần thiết đảm bảo hoàn thành kiểm kê rừng với chi phí thấp với thời hạn cho phép. Kiểm kê rừng có sự tham gia của cộng đồng hay kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng là một phương pháp mới, lần đầu tiêu được áp dụng tại Việt Nam, thí điểm điểm Hà Tĩnh. Chất lượng của số liệu kiểm kê rừng lần này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm các tư liệu phục vụ kiểm kê rừng, nội dung tập huấn, trình độ của người tham gia kiểm kê rừng, tổ chức thực hiện kiểm kê rừng và đặc điểm của bản thân tài nguyên rừng và đất rừng. Để góp phần làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng của kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng của kiểm kê rừng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng của kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng ở Hà Tĩnh". Đây là một trong những địa phương vừa thực hiện thành công dự án điểm điều tra kiểm kê rừng.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm - Điều tra rừng. Theo nghĩa rộng, điều tra rừng là việc thu thập và xử lý thông tin để làm sáng tỏ đặc điểm của tài nguyên rừng. Mục tiêu chủ yếu của điều tra rừng là điều tra để đánh giá tài nguyên rừng, điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, biến động của diện tích và trữ lượng rừng. Ngoài ra, điều tra rừng giúp đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh sử dụng rừng qua các giai đoạn, cung cấp cơ sở dữ liệu để xây dựng phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp, xắp xếp và quy hoạch một cách hợp lý các mặt xây dựng sản xuất lâm nghiệp, và quan trọng hơn, ngành điều tra rừng còn cung cấp thông tin phục vụ việc xây dựng chính sách và chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia dài hạn. Điều tra rừng có nhiều mức độ chi tiết khác nhau tùy theo nhu cầu thông tin. - Theo dõi diễn biến rừng: là việc theo dõi, tổng hợp số liệu về sự biến động các loại rừng và đất lâm nghiệp hàng năm. Việc theo dõi diễn biến rừng được thực hiện theo một hệ thống từ trung ương đến, các tỉnh, huyện, xã. - Kiểm kê rừng: Kiểm kê rừng là kiểm tra và thống kê diện tích và trữ lượng, chất lượng rừng. Kiểm kê rừng nhằ m nắ m đươ ̣c toàn diện về diện tích rừng; trữ lượng, chất lượng rừng và đấ t chưa có rừng của từng chủ rừng hoặc nhóm chủ rừng cu ̣ thể , thông qua viêc̣ kiể m tra, đánh giá, xác định diêṇ tích rừng; trạng thái rừng, trữ lượng rừng và đấ t chưa có rừng trên thực tế. - Cộng đồng: cộng đồng mà đề tài nghiên cứu là toàn bộ chủ rừng, những cá nhân và tổ chức tham gia quản lý rừng hoặc có quyền lợi kinh tế - chính trị liên quan đến rừng. Cộng đồng liên quan đến kiểm kê rừng ở Hà Tĩnh bao gồm các cấp, các ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và các
- 4 chủ rừng là các hộ gia đình cá nhân, gọi là chủ rừng nhóm I. Do thời gian có hạn nên đề tài này không nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm kê rừng của các chủ rừng là các tổ chức như công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng ... hay còn gọi là chủ rừng nhóm II. Hình 1.1: Các thành phần của cộng đồng tham gia KKR ở Hà Tĩnh - Kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng: Là kiểm kê rừng bằng công sức, kinh nghiệm và kiến thức của cộng đồng. Nó do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích của chính cộng đồng. Trong quá trình kiểm kê rừng, kiến thức và kinh nghiệm về rừng đã tích luỹ lâu dài của các thành viên cộng đồng được liên kết và bổ sung cho nhau trở thành nguồn thông tin phong phú cho kiểm kê rừng. Nhờ sự tham giả của hàng vạn người gồm cán bộ địa phương, cán bộ lâm nghiệp và chủ rừng cùng hệ thống kiến thức và kinh
- 5 nghiệm phong phú của họ, kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng được thực hiện trong thời gian ngắn, chi phí thấp mà vẫn đạt độ chính xác cần thiết. - Chất lượng kiểm kê rừng: đề tài quan tâm đến việc đề xuất các giải pháp nâng cao “chất lượng” kiểm kê rừng dựa vào cộng đồng. Chất lượng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao hàm độ chính xác của các sản phẩm kiểm kê rừng, thời gian thực hiện kiểm kê trong phạm vi cho phép, việc thực hiện kiểm kê rừng được thực hiện theo đúng quy trình. - Chủ rừng nhóm I: các hộ gia đình, cá nhân có quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gọi là chủ rừng nhóm I. - Chủ rừng nhóm II: các tổ chức gồm các công ty, trung tâm, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được giao quản lý rừng và đất lâm nghiệp thì gọi là chủ rừng nhóm II. Hà Tĩnh có 20 chủ rừng thuộc nhóm này. 1.2. Khái quát tình hình điều tra, kiểm kê rừng 1.2.1. Trên thế giới Điều tra rừng ra đời từ khi rừng và sản phẩm của nó được xem như đối tượng của việc trao đổi, mua bán. Cho đến này, lich sử điều tra rừng trên thế giới đã trải qua khoảng 300 năm và có thể chia thành 03 giai đoạn chính như sau: - Giai đoạn từ khoảng 30 năm đầu thế kỷ 18 trở về trước. Với sự ra đời của khoa học điều tra rừng và sự hình thành khuynh hướng toán học trong điều tra rừng. Phương pháp suy diễn đi từ cái chung đến cái riêng cũng được áp dụng trong điều tra rừng. Tuy nhiên việc suy diễn như thế này ngày càng không phù hợp khi phát hiện ra các cấu trúc phức tạp của hệ sinh thái rừng. - Giai đoạn từ những năm 30 của thế kỷ 18 đến năm 20 của thế kỷ 20. Với sự thình hành cả khuynh hướng thực nghiệm trong điều tra rừng. Bằng phương pháp quy nạp đi từ cái riêng đến cái chung là phương
- 6 pháp thích hợp, điều tra rừng đã phát hiện ra những quy luật khách quan tồn tại trong rừng và từ đó xây dựng và hoàn thiện dần nhiều phương pháp điều tra đến nay vẫn còn được áp dụng. Tuy nhiên, giai đoạn này có nhược điểm là chưa chú trọng đến chất lượng của các tài liệu thực nghiệm và hầu như chưa ứng dụng được thống kê toán học trong điều tra rừng. Hạn chế đó không khỏi ảnh hưởng tới một số kết quả nghiên cứu cũng như thực tiễn của điều tra rừng. - Giai đoạn từ khoảng 1920 đến nay Ứng dụng ngày càng rộng rãi, sâu sắc toán học thống kê trong nghiên cứu và thực tiễn điều tra rừng; sử dụng kỹ thuật tính toán hiện đại; vận dụng khoa học hiện đại vào điều tra rừng mà nổi bật là kỹ thuật viễn thám trong điều tra tài nguyên rừng. Với các ứng dụng này đã đưa khoa học điều tra rừng phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng ngày càng tinh vi, chính xác và kinh tế hơn. 1.2.2. Ở Việt Nam 1.2.2.1. Điều tra rừng trong giai đoạn trước 1945 Thời xa xưa, chưa có ghi chép về tài nguyên rừng mà chỉ có truyền thuyết, truyện dân gian hoặc ca dao, tục ngữ truyền miệng để ca ngợi sự giàu có của rừng. Vào thế kỷ thứ 18, trong "Vân đài loại ngữ", Lê Quý Đôn đã nói tỷ mỷ đến nhiều loài cây rừng như các cây có hột, các cây có chất thơm, cây có dầu, cây có sợi, cây để làm thuốc, cây có chất nhuộm, cây dùng để thắp sáng, các loài gỗ quý, các loài tre, vầu, các loài chim thú có giá trị. Trong "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, đã có những đoạn mô tả chi tiết về sự giàu có của rừng núi ở phía Nam Việt nam, nhất là ở vùng Thuận Hoá (nay là tỉnh Thừa Thiên Huế).
- 7 Một số tài liệu, bút ký vào cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ thứ 19 của các tác giả trong nước, các nhà hàng hải, các thương nhân, các nhà truyền giáo người nước ngoài đã mô tả đất nước Viêt nam như là một vùng đất giàu có về tài nguyên rừng, là nơi có thể sưu tìm các loại hương liệu, ngà voi, gỗ quý ở rừng. Trong suốt thời gian dài trước năm 1945, chúng ta không có khả năng thực hiện việc điều tra rừng. Thời kỳ này chỉ có số liệu về tài nguyên rừng được công bố trong công trình "Lâm nghiệp Đông Dương" của P. Maurand và số liệu đó thường được xem là tài liệu gốc để so sánh diễn biến rừng ở Việt Nam từ năm 1945 trở về sau. Theo tài liệu và bản đồ của Maurand thì đến năm 1943, rừng Việt nam vẫn còn khoảng 14.352.000 ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh thổ. Thời kỳ đó, độ che phủ rừng ở Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Nam Trung Bộ vào khoảng 44%, ở Nam Bộ khoảng 13%. 1.2.2.2. Điều tra rừng trong giai đoạn 1945-1954 Các tài liệu về lịch sử ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn 1945-1954 không thấy đề cập đến việc điều tra rừng mà chỉ đi sâu phân tích các hoạt động bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng, trồng cây gây rừng và đào tạo cán bộ lâm nghiệp. Trong giai đoạn này, không có bất cứ bộ số liệu tài nguyên rừng nào được công bố. 1.2.2.3. Điều tra rừng giai đoạn 1955-1975 Ở thời kỳ này Việt Nam bị chia cắt làm 02 miềm Bắc Nam, chế độ khác nhau do đó, điều tra rừng cũng có nhiều khác biệt a. Ở miền Bắc Trong thời kỳ này, điều tra rừng ở miền Bắc ngày càng lớn mạnh, nhiều công trình điều tra lớn đã được thực hiện như:
- 8 Từ năm 1962-1965, dưới sự phối hợp của chuyên gia Trung quốc, Tổng cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo Cục Điều tra Rừng thực hiện chương trình điều tra rừng chi tiết tại khu vực Sông Hiếu. Thành quả điều tra rừng Sông Hiếu bao gồm (1) báo cáo điều tra rừng Sông Hiếu; (2)báo cáo điều tra các lâm trường khu Sông Hiếu; (3) báo cáo điều tra thực vật rừng và danh lục thụ mộc Sông Hiếu; (4) báo cáo thổ nhưỡng và hệ thống phân loại đất Sông Hiếu; (5) báo cáo điều tra tái sinh rừng Sông Hiếu; (6) báo cáo điều tra lập các biểu đo cây, biểu trữ lượng tiêu chuẩn, biểu thể tích, biểu đẳng cấp xuất gỗ, biểu cấp đất và rất nhiều biểu nhân tố điều tra khác; (7) hệ thống bản đồ gồm bản đồ cơ bản, bản đồ lâm trường, bản đồ thiết kế kinh doanh lâm trường, bản đồ phân bố thổ nhưỡng lâm trường, bản đồ phân bố rừng toàn khu Sông Hiếu, sơ đồ toàn khu Sông Hiếu và các lâm trường. Những năm tiếp theo, công tác điều tra rừng được tiếp tục phát triển, đã tiến hành điều tra nhiều vùng rừng trọng điểm ở Miền bắc. Trong đó có việc điều tra rừng ở hai huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) và Bắc Quang (Hà Giang) được thực hiện từ 10/1971 đến 6/1972 và đây là cuộc điều tra rừng lớn thứ hai ở Miền Bắc nước ta. Sau đó, đã tiến hành điều tra rừng ở vùng trung tâm Bắc bộ, gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phú phục vụ mục tiêu quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Năm 1968 đã sử dụng ảnh máy bay trong công tác điều tra rừng cho lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Dựa vào ảnh máy bay, khoanh ra các loại rừng, sau đó ra thực địa kiểm tra và đo đếm cho từng loại rừng, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng thành quả. b. Ở miền Nam Ở Miền Nam ảnh máy bay đã được sử dụng từ năm 1959, đã xác định tổng diện tích rừng miền Nam là 8 triệu ha. Diện tích rừng tính theo đầu người thời kỳ đó là 0,52 ha/người. Nét nổi bật của lâm nghiệp miền Nam thời
- 9 kỳ trước 1975 là sự huỷ diệt rừng bằng các phương tiện chiến tranh và sự phát triển công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản một cách tự do, trong tình trạng không kiểm soát được. Vì vậy, sau 1975, gần như việc xây dựng và phát triển lâm nghiệp ở các tỉnh phía Nam phải bắt đầu từ những bước đi đầu tiên. 1.2.2.4. Điều tra rừng từ năm 1975 đến năm 2005 a. Chương trình điều tra, đánh giá rừng toàn quốc lần thứ nhất năm 1981-1983 Từ trước đến thời điểm này, ở Việt nam đã thực hiện một số công trình điều tra rừng, nhưng chúng được thực hiện trên quy mô nhỏ, thường là cho một địa phương hoặc công trình cụ thể. Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1981 đến năm 1983, dưới sự giúp đỡ của Tổ chức Nông Nghiệp và Lương Thực Liên Hợp Quốc (FAO), lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu của chương trình này là điều tra và đánh giá tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp số liệu, thông tin cho Nhà nước xây dựng chính sách và chiến lược phát triển lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ 1983-1990. Phương pháp thực hiện chương trình này là sự kết hợp giữa điều tra mặt đất và giải đoán ảnh vệ tinh do FAO hỗ trợ. Phương pháp điều tra rừng Sông Hiếu chính là cơ sở, nền tảng của phương pháp điều tra rừng truyền thống (mặt đất). Vào đầu những năm 1980, ảnh vệ tinh và ảnh hàng không còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng yêu cầu điều tra rừng ở một số vùng nhất định, mà chưa có đủ cho tòan quốc. Ảnh vệ tinh được sử dụng thời kỳ đó là Landsat MSS. Vì vậy, chương trình điều tra rừng này đã ứng dụng tổng hợp các phương pháp điều tra từ trước đến nay, tùy thuộc vào điều kiện, trang thiết bị, kỹ thuật của từng khu vực. Các nhân tố điều tra được thu thập dựa trên những ô mẫu điển hình, được thiết kế đại diện cho từng kiểu rừng và từng trạng thái rừng.
- 10 Thành quả của chương trình là bộ số liệu về diện tích, trữ lượng các loại rừng theo từng tỉnh và trên phạm vi toàn quốc và một số chỉ tiêu bình quân. Hiện nay số liệu này vẫn đang được lưu trữ tại Viện Điều tra Quy hoạch Rừng. b. Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc 5 năm 1991-1995 Chương trình này được thực hiện theo Quyết định số 575/TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký ngày 27/11/1993. Mục tiêu dài hạn của Chương trình là điều tra rừng toàn diện và liên tục trên quy mô toàn quốc. Mục tiêu trước mắt của Chương trình là (a) thống kê, đánh giá tài nguyên rừng toàn diện; (b) phân tích và đánh giá biến động tài nguyên rừng Việt Nam trong những năm trước đây; (c) xây dựng hệ thống ô định vị trên toàn bộ đất lâm nghiệp và lưu trữ dữ liệu trên máy tính; (d) đề xuất những hướng quản lý sử dụng tài nguyên rừng lâu bền và có hiệu quả; (e) hoàn thiện phương pháp điều tra và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ điều tra rừng. Nội dung của Chương trình là (1) điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng; (2) phân tích diễn biến tài nguyên rừng; (3) xây dựng cơ sở dữ liệu cho một hệ thống điều tra rừng liên tục và lâu dài; (4) đề xuất hướng quản lý sử dụng và phát triển tài nguyên rừng; (5) xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng; (6) điều tra trữ lượng và các nhân tố điều tra khác về tài nguyên rừng; (7) Xử lý số liệu đã thu thập từ ô sơ cấp và ô thứ cấp, đưa ra các nhân tố điều tra bình quân; (8) xây dựng báo cáo các chuyên đề về tài nguyên rừng; (9) xây dựng bộ số liệu tài nguyên rừng. Phương pháp thực hiện chương trình được xác định tuỳ theo nội dung cần điều tra, cụ thể là (1) bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng được xây dựng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn