intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng các loài cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá thực trạng tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ ở khu bảo tông thiên nhiên Pù Hu, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế ở vùng đệm khu bảo tồn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng các loài cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI HÀ NỘI - 2017
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Từ những số liệu ngoài hiện trƣờng đến kết quả đã nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lời cam đoan trên. ĐH Lâm nghiệp, ngày 6 tháng 6 năm 2017 Ngƣời cam đoan Nguyễn Phƣơng Đông
  3. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng các loài cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa”. Đề tài luận văn đã đƣợc hoàn thành tại Trƣờng đại học Lâm nghiệp Việt Nam – Xuân Mai, Hà Nội theo chƣơng trình đào tạo sau đại học, chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, Khóa học 23A (2015-2017). Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, học viên đã nhận đƣợc quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy, cô giáo Trƣờng đại học Lâm nghiệp cùng với các bạn bè, đồng nghiệp gần xa, cán bộ địa phƣơng xã Hiền Chung, Nam Tiến, Phú Sơn, Trung Thành huyện Quan Hóa và xã Trung Lý huyện Mƣờng Lát nơi học viên đang công tác và thực hiện đề tài. Nhân dịp này học viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trƣớc sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt học viên bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS,TS.Trần Ngọc Hải, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn tận tình, truyền đạt những kinh nghiệm, ý tƣởng mới trong nghiên cứu khoa học, giúp học viên hoàn thành luận văn. Dù đã cố gắng với tinh thần, nỗ lực trong nghiên cứu khoa học chân chính nhƣng kinh nghiệm về nghiên cứu và tiếp cận với khoa học hiện đại còn hạn chế, nên luận văn không thể tránh đƣợc những thiếu sót nhất định. Học viên rất mong nhận đƣợc sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Phƣơng Đông
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 2 1.1. Phân loại thực vật cho LSNG..................................................................... 2 1.2. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới. ................................................ 3 1.3. Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam. ................................................. 4 1.4. Nghiên cứu về thực vật và LSNG ở Khu BTTN Pù Hu. ......................... 10 1.4.1. Nghiên cứu về thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Pù Hu .......... 10 1.4.2. Nghiên cứu về cây LSNG tại Khu BTTN Pù Hu.................................. 10 CHƢƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 12 2.1. Mục tiêu và đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................ 12 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 12 2.1.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 12 2.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 12 2.2.1. Nghiên cứu thành phần loài, công dụng, giá trị bảo tồn, dạng sống của cây LSNG ở khu vực ....................................................................................... 12 2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của cây LSNG ...................................... 13 2.2.3. Nghiên cứu hiện trạng khai thác, tiêu thụ cây LSNG và đánh giá các tác động ảnh hƣởng tới tài nguyên LSNG ở Khu BTTN Pù Hu .......................... 13 2.2.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG tại Khu BTTN Pù Hu . 13
  5. iv 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 13 2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 13 2.3.2. Điều tra ngoại nghiệp ............................................................................ 13 2.3.3. Công tác nội nghiệp. ............................................................................. 19 2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá thực trạng khai thác, tiêu thụ cây LSNG và điều tra, đánh giá các tác động ảnh hƣởng tới cây LSNG ...................................... 24 CHƢƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 25 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 25 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 25 3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 26 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 26 3.2.1. Dân số, phân bố dân cƣ và lao động ..................................................... 26 3.2.2. Tình hình kinh tế ................................................................................... 28 3.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 28 3.2.4. Y tế, giáo dục ........................................................................................ 29 3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng ...................................................................... 29 3.3.1. Tổng diện tích đất tự nhiên ................................................................... 29 3.3.2. Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên rừng ................................. 30 CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN ...................... 32 4.1. Nghiên cứu thành phần loài, công dụng, dạng sống, giá trị bảo tồn của thực vật LSNG ................................................................................................ 32 4.1.1. Xây dựng danh lục cây LSNG .............................................................. 32 4.1.2. Đa dạng thành phần cây LSNG............................................................. 32 4.1.3. Đa dạng về dạng sống và bộ phận sử dụng cây LSNG ......................... 35 4.1.4. Đa dạng về công dụng của cây LSNG .................................................. 37 4.1.5. Đa dạng về giá trị bảo tồn ..................................................................... 39
  6. v 4.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của cây LSNG ......................................... 44 4.3.Nghiên cứu hiện trạng khai thác tiêu thụ cây LSNG và đánh giá các tác động ảnh hƣởng tới tài nguyên LSNG ở Khu BTTN Pù Hu .......................... 52 4.3.1. Hiện trạng khai thác, tiêu thụ cây LSNG .............................................. 52 4.3.2. Các tác động ảnh hƣởng đến tài nguyên LSNG .................................... 54 4.4. Các giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG tại Khu BTTN Pù Hu........... 56 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa BTTN Bảo tồn thiên nhiên PTNT Phát triển nông thôn LSNG Lâm sản ngoài gỗ D1.3 Đƣờng kính tại vị trí 1,3m Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dƣới cành HST Hệ sinh thái ÔTC Ô tiêu chuẩn ÔDB Ô dạng bản N/ha Mật độ
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934). 21 2.2 Giá trị sử dụng các loài cây LSNG 22 Tổng hợp số liệu dân sinh vùng đồng bào Mông sinh 3.1 27 sống vùng đệm khu BTTN Pù Hu 4.1 Bảng tổng hợp số lƣợng các taxon tại khu BTTN Pù Hu 32 4.2 Các họ đa dạng nhất cây LSNG Khu BTTN Pù Hu 33 4.3 Các chi đa dạng nhất cây LSNG trong Khu BTTN Pù Hu 34 4.4 Tỉ lệ các loài LSNG theo các dạng sống trong khu vực 35 Tỉ lệ cây LSNG theo từng công dụng trong Khu vực 4.5 38 nghiên cứu 4.6 Các loài LSNG nguy cấp quý hiếm trong khu vực 39 4.7 Thành phần loài và cấu trúc tầng thứ theo đai cao 47 4.8 Thành phần loài LSNG theo trạng thái rừng 48 4.9 Mật độ cây LSNG theo đai cao 49 4.10 Mật độ cây LSNG theo trạng thái rừng 50 4.11 Tình hình khai thác, sử dụng LSNG ở khu vực 52
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Bản đồ hiện trạng rừng Khu BTTN Pù Hu 15 2.2 Sơ đồ tuyến điều tra 15 3.1 Bản đồ vị trí Khu BTTN Pù Hu 25 4.1 Biểu đồ hiển thị phổ dạng sống cây LSNG 36 4.2 Biểu đồ hiển thị phổ dạng sống nhóm cây chồi trên 37 4.3 Một số loài LSNG quý hiếm tại Khu BTTN Pù Hu 43 4.4 Các vị trí đai cao tại khu vực nghiên cứu 45 4.5 Các kiểu thạng thái rừng chính tại Khu BTTN Pù Hu 46
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một tiềm năng to lớn của tài nguyên rừng Việt Nam, có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và xuất khẩu. Nhiều loại cây LSNG là điều kiện sinh tồn và là yếu tố làm giàu cho các cộng đồng dân cƣ vùng cao. Không ít LSNG là nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống nhƣ: thủ công mỹ nghệ, dệt vải, nhuộm, y học cổ truyền; nhiều lâm đặc sản nhƣ tinh dầu quế, cánh kiến, dầu thông, nhựa trám đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp, thực phẩm và hoá chất. Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu đƣợc thành lập năm 1999 với diện tích hiện nay là 28.473,71 ha; là sự kết hợp giữa HST núi đá vôi với HST núi đất và HST rừng độc đáo, với nhiều thực vật quý hiếm nhƣ: kim giao, lát hoa, sến mật, trƣờng mật,... Khu BTTN Pù Hu có 2 kiểu rừng chính: rừng thƣờng xanh núi đất đai thấp phân bố ở độ cao dƣới 700 m, với các loài thực vật ƣu thế thuộc họ Đậu, họ Xoan và họ Bồ hòn; rừng thƣờng xanh núi đất đai cao phân bố ở độ cao trên 700 m, với các loài thực vật ƣu thế của họ Dẻ, họ Dâu tằm và họ Re. Mặc dù với sự phát triển vƣợt bậc của các ngành công nghiệp chế biến với nhiều loại sản phẩm phục vụ đời sống con ngƣời, nhƣng nhu cầu về sử dụng các sản phẩm từ rừng đặc biệt là LSNG vẫn ngày càng gia tăng. Do đó việc nghiên cứu về thực trạng LSNG là rất quan trọng và cần thiết, một mặt phục vụ cho đời sống ngày càng cao của nhân dân, mặt khác góp phần bảo tồn và phát triển đƣợc nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên để đánh giá cụ thể về hiện trạng của các loài cây LSNG ở khu BTTN Pù Hu thì chƣa có công trình nghiên cứu nào. Vì vậy, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiện trạng các loài cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu BTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa” nhằm góp phần bổ sung đánh giá hiện trạng và tiềm năng; đề xuất giải pháp cho công tác bảo tồn và phát triển LSNG ở khu vực.
  11. 2 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Phân loại thực vật cho LSNG. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, đƣợc khai thác từ rừng để phục vụ con ngƣời. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô nhƣ tre, nứa, song, mây và sợi. Dựa vào phân nhóm giá trị sử dụng LSNG theo giáo trình LSNG của trƣờng Đại học Lâm nghiệp, LSNG [14] đƣợc phân chia theo nhóm giá trị sử dụng nhƣ sau: - Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu công nghiệp. - Nhóm LSNG dùng làm vật liệu thủ công mỹ nghệ. - Nhóm LSNG dùng làm lƣơng thực, thực phẩm và chăn nuôi. - Nhóm LSNG dùng làm dƣợc liệu. - Nhóm LSNG dùng làm cảnh. Theo quan điểm của Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 -2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2366/BNN-LN, ngày 17/8/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phân chia LSNG thành 6 nhóm (cho sợi, thực phẩm, làm thuốc, làm cảnh, tinh dầu và các loại khác). LSNG đa dạng về giá trị sử dụng do đó nó có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội: + LSNG có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội. Chúng có giá trị lớn và có tạo ra nhiều công ăn việc làm. + LSNG đóng góp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quý, có thể bảo tồn phục vụ gây trồng công nghiệp. + LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hƣởng của sự tăng dân số, mở rộng đất canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái chất đốt.
  12. 3 1.2. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới. Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh đƣợc giá trị thực của thực vật cho LSNG, cũng nhƣ đã chỉ rõ vai trò to lớn của nó đối với sự nghiệp phát triển bền vững. Đầu tiên phải kể đến những phát hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG nhƣ phục hồi nhanhh, cho thu hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và việc khai thác chúng thƣờng ít phá hủy hệ sinh thái. Vì vậy, bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi dƣỡng đƣợc tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Bảo tồn có khai thác sẽ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn, 1992). Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo ông: thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể luôn đƣợc thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng. Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm nhƣ thực vật ăn đƣợc, nhựa, thuốc, tanin, sợi, cây làm thuốc... và ngoài sử dụng trực tiếp ngƣời thu hái có thể đem bán, trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội). Do đó, ông khẳng định rừng nhƣ một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này. LSNG đƣợc hiểu theo nhiều cách dựa vào định nghĩa của các nhà khoa học đƣa ra ở các thời điểm khác nhau: De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG là “tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của loài ngƣời. LSNG bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi...” [15].
  13. 4 Theo Wecken (1991): “LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp), gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy, có thể lấy ra từ HST tự nhiên, rừng trồng đƣợc dùng trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa xã hội, việc sử dụng HST cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng” [15]. Theo FAO (1999): “LSNG là các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, loài trừ gỗ lớn có ở rừng, ở đất rừng và các cây bên ngoài rừng” [15]. Năm 2000, JennH.DeBeer định nghĩa về LSNG nhƣ sau: LSNG bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ đƣợc khai thác từ rừng để phục vụ con ngƣời. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô nhƣ tre, nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi” [15,37]. Nhƣ vậy, các khái niệm trên có thể đƣa ra những cách nhìn chung về LSNG, và qua đó giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về giá trị của nó. Những nghiên cứu về LSNG đã cho thấy tiềm năng to lớn của nó ở các nƣớc nhiệt đới. Do vậy, kinh doanh thực vật LSNG đang mở ra triển vọng phát triển rừng bền vững, nó có thể kết hợp với kinh doanh rừng gỗ làm thành mô hình kinh doanh có hiệu quả trên mọi mặt. 1.3. Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam. LSNG từ xƣa đến nay vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của gia đình dân cƣ vùng trung du và miền núi nƣớc ta. Gần đây, nhờ việc buôn bán qua biên giới những sản phẩm này đƣợc đánh giá cao hơn. Cũng nhƣ các nƣớc trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có một tập đoàn thực vật LSNG rất đa dạng và phong phú. Đó là điều kiện thuận lợi cho nhiều ngƣời nghiên cứu, tìm tòi cũng nhƣ áp dụng các kết quả đã đƣợc nghiên cứu và thử nghiệm trên thế giới để phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên này. Việt
  14. 5 Nam là một trong những những nƣớc có tài nguyên đa dạng sinh học cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phat triển LSNG. Tính đa dạng sinh học cao của nƣớc ta thể hiện ở các yếu tố sau: - Đa dạng về HST: Do đa dạng và phong phú của điều kiện địa hình, khí hậu của Việt Nam nên ở đây quy tụ nhiều HST. Ba HST lớn và tầm quan trọng nhất về kinh tế, khoa học và xã hội là: HST trên cạn, HST đất ngập nƣớc và HST biển và hải đảo. + Hệ sinh thái trên cạn: Hai phần ba lãnh thổ Việt Nam là rừng núi. Diện tích rừng hiện nay là trên 12 triệu ha rừng tự nhiên và khoảng 2 triệu ha rừng trồng, tạo nên độ che phủ rừng trên 36% (Bộ NN&PTNT 2005). Hệ sinh thái rừng tự nhiên nhiệt đới Việt Nam thƣờng có nhiều tầng: Tầng cây gỗ, cây bụi và cây thảo. Trong 1 ha rừng ở trạng thái nguyên sinh, có thể thống kê đến hàng chụ loài cây gỗ và rất nhiều loài cây thảo. Các loài LSNG tập trung nhất trong hệ sinh thái rừng trên cạn. Đặc biệt nhƣ rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới chứa nhiều loài cây thuốc, song mây, tre nứa; rừng thƣa rụng lá, ƣu thế cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) chứa nhiều loài cây cho nhựa dầu và nhiều loài thú lớn; rừng thuộc đai á nhiệt đới ở độ cao trên 800m có rất nhiều cây lá kim, cây hoa và cây cảnh; rừng trên đá vôi có nhiều loài cây thuốc quý, nhiều loài phong lan đẹp... + Hệ sinh thái đất ngập nƣớc: Việt Nam có nhiều kiểu đất ngập nƣớc, khác nhau về loại hình, chức năng và giá trị kinh tế, khoa học. Hiện nay đã xác định đƣợc 39 kiểu đất ngập nƣớc, trong đó có gần 70 khu đất ngập nƣớc có tầm quan trọng cấp quốc gia và quốc tế về ĐDSH và bảo tồn. Các khu đất ngập nƣớc ven biển với các rừng ngập mặn và rừng tràm rộng lớn là nguồn cung cấp tamin, thuốc nhuộm, tinh dầu và mật ong rất quan trọng của Việt Nam. Chúng cũng là nơi bảo vệ và cung cấp hải sản rất quan trọng của các vùng ven biển.
  15. 6 - Hệ sinh thái biển và hải đảo: Với bờ biển dài trên 3.000 km, Việt Nam có hệ sinh thái biển và hải đảo rất đa dạng, bao gồm nhiều sinh cảnh khác nhau nhƣ: Cửa sông, đầm phá ven biển, các rạn san hô, các hài đảo... Đây là vùng trồng và đánh bắt nhiều loại hải sản nổi tiếng. Chúng cũng là nơi sống tự nhiên của các loài rong câu, cỏ biển... - Đa dạng về hệ động – thực vật: Trƣớc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, các nhà thực vật mới thu thập và giám định đƣợc trên 7000 loài thực vật Bậc cao. Nhƣng đến nay đã thu thập đƣợc trên 11.370 loài thuộc 2.524 Chi và 378 họ. Riêng ngành thực vật hạt trần gồm 63 loài và thực vật hạt kín gồm 9.812 loài (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999). Đa số các loài LSNG của Việt Nam nằm trong 2 ngành thực vật này. Nhiều họ thực vật có số loài LSNG cao nhƣ: Họ Long não (Lauraceae), họ Hoa môi (Labiatae), họ Gừng (Zingiberaceae) cho sản phẩm tinh dầu; nhiều loại thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), Hoa môi, Tiết dê (Menispermaceae) là cây thuốc, trong đó có nhiều cây thuốc quý và nổi tiếng nhƣ: Sâm ngọc linh, Tam thất, Bình vôi, Vàng đắng, Hoàng đằng; hầu hết các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae), Đỗ quyên (Ericaceae)... là những cây cảnh đẹp. Về động vật có xƣơng sống đã thống kê đƣợc 310 loài và phân loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái (Đặng Huy Huỳnh, 2005). Về động vật không xƣơng sống cũng đã thống kê đƣợc 5.155 loài côn trùng, 113 loài bò nhảy (Colembolla), 145 loài ve giáp (Acari: Oribatida), 200 loài giun đất (Oligochaeta), 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc và 307 loài giun tròn (Nematoda). Hệ động vật Việt Nam là nguồn cung cấp nguồn thịt chim thú rừng và rất nhiều loài động vật có giá trị làm cảnh. Hiện nay yêu cầu các loài chim và cá cảnh rất lớn. Đây là những mặt hàng LSNG có triển vọng trong tƣơng lai khi công tác thuần hóa động vật hoang dã phát triển [ LSNG Việt Nam, 2007].
  16. 7 Thị trƣờng LSNG hiện nay phát triển nhanh. Mạng lƣới thu mua LSNG mới đã đƣợc hình thành để đáp ứng đƣợc nhu cầu của sản xuất và lƣu thông phân phối; các doanh nghiệp Nhà nƣớc thu hẹp dần phạm vi hoạt động, nhƣờng chỗ cho các thành phần kinh tế khác. Trong giai đoạn từ 1990 đến 1995, sản xuất LSNG hầu nhƣ bị thả nổi. Do mất thị trƣờng Đông Âu, xuất khẩu LSNG chủ yếu theo đƣờng tiểu ngạch và phi mậu dịch ở biên giới, số liệu thống kê không đầy đủ. Từ khi khai thông đƣợc lối vào các thị trƣờng khu vực và thế giới, thị trƣờng LSNG đƣợc phục hồi và sản xuất phát triển, nhất là chế biến tre trúc, song mây. Sản phẩm chế biến từ tre và song mây có ý nghĩa kinh tế đáng chú ý. Song mây là nguồn tài nguyên quan trọng sau gỗ và tre nứa. Hàng năm Việt Nam xuất khoảng 2 triệu sản phẩm đan lát, 0,6 triệu m2 mặt mây đan và nhiều mặt hàng khác chế biến từ song mây (Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cƣờng, 1996). Riêng mặt hàng mây đã thu hút từ 20 – 40 vạn lao động từ khai thác đến khâu lƣu thông và chế biến, đem lại nguồn lợi kinh tế bình quân khoảng 30 triệu USD/năm. Sản xuất các sản phẩm khác nhƣ quế, hồi, nhựa thông cũng đƣợc đẩy mạnh. Xuất khẩu LSNG và các hàng hóa LSNG phát triển mạnh từ năm 1999 với sản phẩm do các doanh nghiệp tƣ nhân, các làng nghề và cả doanh nghiệp Nhà nƣớc. Trong các mặt hàng xuất khẩu, hàng thủ công mây tre đan vẫn giữ vai trò quan trọng ở các thị trƣờng mới đối với Việt Nam. Hàng mây tre đã có mặt ở nhiều nƣớc. Theo Hoàng Hòe (1998), nguồn tài nguyên LSNG ở nƣớc ta rất lớn, có nhiều loài có giá trị cao: số loài cây làm thuốc chiếm tới 22% tổng số loài thực vật ở Việt Nam, có khoảng trên 500 loài thực vật cho tinh dầu (chiếm 7,14% tổng số loài), khoảng trên 600 loài cho tanin và rất nhiều loài khác cho dầu nhờn, dầu béo, cây cảnh. Bên cạnh đó, song mây, tre, nứa (hiện nay tổng diện tích tre nứa của nƣớc ta là 1,492 triệu ha, với khoảng trên 4 tỷ cây)
  17. 8 không chỉ là nguyên liệu xây dựng truyền thống quan trọng của nhân dân ta từ xƣa tới nay mà còn là nguồn nguyên liệu rất quan trọng cho nghề thủ công mỹ nghệ, tạo ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt, có khả năng xuất khẩu mang lại giá trị cao. Phạm Xuân Hoàn (1997) đã nghiên cứu phân loại thực vật LSNG tại Phia Đén – Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng theo mục đích sử dụng. Tác giả đánh giá tình hình khai thác thực vật LSNG thích hợp nhất là đƣợc thực hiện bởi ngƣời dân địa phƣơng và đƣa ra những đánh giá tình hình khai thác cũng nhƣ một số đề xuất phát triển bền vững tài nguyên thực vật LSNG. Lê Quý Ngƣu, Trần Nhƣ Đức (1998) đã tập trung mô tả về công cụ và kỹ thuật thu hái chế biến các bài thuốc làm từ các loại thực vật trong đó có thực vật LSNG. Ngoài ra Ninh Khắc Bản (2003) bƣớc đầu nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật LSNG trong tự nhiên do khai thác quá mức là một trong những dấu hiệu thông báo về tình trạng chúng đang bị đe dọa. Theo ông, chúng cần đƣợc bảo tồn nguyên vị và có kế hoạch bảo tồn nguyên vị nguồn gen trong vƣờn hộ gia đình hay trên trang trại theo hƣớng sử dụng bền vững để giảm sức ép lên nguồn tài nguyên ngoài tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu quan tâm đến phát triển tài nguyên tre ở Việt Nam (Nguyễn Tƣởng, 1995), một số nghiên cứu liên quan đến tài nguyên cây thuốc ở rừng Việt Nam (Đỗ Nguyên Thảo, Đào Viết Phú, 1997...), một số công trình nghiên cứu sơ bộ và hành động thực địa nhằm thử nghiệm các mô hình quản lý LSNG đã đƣợc triển khai song chƣa mang tính đồng bộ (An Văn Bảy, Võ Thanh Giang, 2002). Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung phát hiện loài, phản ánh đặc tính sinh thái, gây trồng, khai thác... và so sánh hiệu quả kinh doanh thực vật LSNG với các loại hình kinh doanh khác mà chƣa đi sâu tìm hiểu kĩ những loài LSNG có triển vọng.
  18. 9 Rừng đảm bảo cho con ngƣời môi trƣờng sống an toàn, đồng thời cũng trực tiếp cung cấp cho con ngƣời các sản phẩm gỗ, LSNG và dịch vụ môi trƣờng. LSNG là một dạng sản phẩm nhƣ đã nêu ở trên, song nó là một bộ phận nhỏ hơn trong tổng thể các sản phẩm mà rừng cung cấp. Vì vậy hành lang pháp lý để bảo tồn và phát triển LSNG là hành lang chung cho phát triển rừng, đất rừng, sản phẩm rừng, xã hội nghề rừng... mà không có một luật hay nghị định chuyên về LSNG. Sau thời kỳ đổi mới, từ năm 1990, nhiều chủ trƣơng, chính sách mới của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành nhằm bảo tồn và phát triển LSNG. Về khai thác LSNG hiện nay đƣợc quy định trong Thông tƣ số 21/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản. Khai thác và tận dụng, tận thu LSNG thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài đƣợc ƣu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất và rừng phòng hộ: - Khai thác và tận dụng, tận thu LSNG thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài đƣợc ƣu tiên bảo vệ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vạt rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định các loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; Quyết định 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ. - Khai thác, tận dụng, tận thu LSNG không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài đƣợc ƣu tiên bảo vệ: Đối với rừng phòng hộ đƣợc thực hiện theo Điều 16 Quyết định 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ; Đối với rừng đặc dụng đƣợc
  19. 10 thực hiện theo Điều 21 Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Có thể nói, những chƣơng trình phát triển và nghiên cứu trong nƣớc đã thể hiện sự quan tâm đối với thực vật LSNG. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực vật LSNG ở Việt Nam còn thiếu chiều sâu. Do vậy, tuy đã có nhiều nghiên cứu, chƣơng trình dự án tiến hành ở nhiều nơi song chƣa có nơi nào thực sự phát huy cao đƣợc vai trò thực vật LSNG. 1.4. Nghiên cứu về thực vật và LSNG ở Khu BTTN Pù Hu. 1.4.1. Nghiên cứu về thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Pù Hu Theo kết quả điều tra, lập danh lục động thực vật tại Khu BTTN Pù Hu năm 2013 và phỏng vấn ngƣời dân trong khu vực, các báo cáo của Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu, ghi nhận tại Khu BTTN Pù Hu có 1.725 loài thuộc 696 chi, 170 họ, 71 bộ, 12 lớp, 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Phần lớn các loài thực vật bậc cao trong hệ thực vật khu bảo tồn tập trung ở khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn [17]. Trong số 1.725 loài thực vật bậc cao có mạch đƣợc ghi nhận tại Khu BTTN Pù Hu trong giai đoạn 2012 - 2013, 144 loài có tên trong thang phân loại quý hiếm có nguy cơ đe dọa. Trong đó 96 loài có tên trong IUCN, 52 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 16 loài có tên trong Nghị định 32/NĐ- CP [6,12]. 1.4.2. Nghiên cứu về cây LSNG tại Khu BTTN Pù Hu. Sự phong phú của hệ thực vật kéo theo sự đa dạng của nguồn LSNG. Một số LSNG phổ biến có trong khu bảo tồn nhƣ: Sa nhân, Song mật, Tai chua, Tre nứa, Cu ly, Máu chó, Ba kích ... Theo kết quả phỏng vấn ngƣời dân trong khu vực, các báo cáo của Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu bƣớc đầu ghi nhận tại Khu BTTN Pù Hu có 357 loài thực vật làm thuốc, làm thức ăn cho ngƣời có 75 loài, ăn quả có 50 loài, làm cảnh 48 loài.
  20. 11 Hiện nay, nhận thấy tầm quan trọng của LSNG, một số hộ dân vùng đệm khu bảo tồn đã sƣu tầm, gây trồng một số LSNG nhƣ: Trám lấy quả, Giổi lấy hạt, trồng Gừng, Nghệ, Song mây ... phục vụ nhu cầu tại chỗ hoặc buôn bán. Tuy nhiên, do chƣa có biện pháp kỹ thuật phù hợp, hình thức nuôi trồng lạc hậu nên năng suất chƣa cao. Trình độ khai thác, bảo quản và chế biến bị giảm sút. Ngoài ra, do quy mô nuôi trồng còn manh mún, chủ yếu mang tính tự phát nên dễ bị tƣ thƣơng ép giá, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Tóm lại, cho đến thời điểm hiện nay, tại Khu BTTN Pù Hu chƣa có một công trình nào nghiên cứu chi tiết về thực vật cho LSNG.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
76=>1