intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số gải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của người dân tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được thực trạng công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá được những khó khăn thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay tại ban quản lý Rừng đặc dụng Côpia. Đề xuất những giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tại ban quản lý Rừng đặc dụng Côpia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số gải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của người dân tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------- ĐINH VĂN THÁI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ CHIỀNG BÔM, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2011
  2. i LỜI CẢM ƠN Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu một số gải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của người dân tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” do thầy giáo Đồng Thanh Hải hướng dẫn, với mong muốn tìm ra những giải pháp bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của người dân tại khu rừng đặc dụng Côpia, đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là cơ sở để huyện Thuận Châu áp dụng triển khai nghiên cứu ở các xã khác để bảo tồn ĐDSH cũng như nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân trong toàn huyện. Trong thời gian thực hiện ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô Khoa đào tạo sau đại học – Trường Đại học lâm nghiệp, các cán bộ BQL rừng đặc dụng Côpia. Đặc biệt là thầy giáo Đồng Thanh Hải đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Nhân đây tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Khoa đào tạo sau đại học, các cán bộ BQL rừng đặc dụng Coopia, đặc biệt là thầy giáo Đồng Thanh Hải. Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu tính toán, các thông tin trích dẫn trên luận văn đều được chỉ dẫn nguồn gốc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2011 Học viên Đinh Văn Thái
  3. ii MỤC LỤC Lời cảm ơn...............................................................................................................i Mục lục...................................................................................................................ii Danh mục các từ viết tắt........................................................................................iii Danh mục các bảng................................................................................................iv Danh mục các hình.................................................................................................vi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................3 1.1. Một số công trình nghiên cứu về Đa dạng sinh học .............................................3 1.2. Phương pháp đánh nhanh nông thôn và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân ..............................................................................................7 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................11 CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............25 3.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................25 3.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................25 3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................25 3.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25 3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................26 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................32 4.1. Hiện trạng đa dạng sinh học tại khu rừng đặc dụng Côpia ................................32 4.2. Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học của BQL rừng đặc dụng Côpia 43 4.3. Đánh giá mức độ tham gia, nhận thức và sự phụ thuộc của người dân vào các hoạt động quản lý và bảo tồn tại khu rừng đặc dụng Côpia ......................................55 4.4. Đánh giá cơ hội và thách thức khi người dân tham gia vào các hoạt động bảo tồn ..............................................................................................................................64 4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn có sự tham gia của người dân ......................76 KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý ĐDSH Đa dạng sinh học MH Mô hình UBND Ủy ban nhân dân
  5. iv DANH MỤC CÁC BẢNG STT Nội dung Trang 2.1 Thành phần dân tộc trong khu rừng đặc dụng Côpia 14 2.2 Số bản, số hộ và số nhân khẩu trong khu rừng đặc dụng Côpia 14 2.3 Kết quả sản xuất trồng trọt của xã Chiềng Bôm năm 2009 21 4.1 Các kiểu thảm thực vật nguyên sinh đặc trưng tại khu rừng đặc dụng 32 Côpia 4.2 Một số kiểu thảm thực vật nguyên sinh đã bị tác động tại khu rừng 33 đặc dụng Côpia 4.3 Thành phần loài thực vật rừng tại khu vực Côpia 34 4.4 So sánh với một số khu rừng đặc dụng tại tỉnh Sơn La 34 4.5 10 họ thực vật có nhiều loài nhất tại khu rừng đặc dụng Côpia 35 4.6 Danh sách các loài thực vật quý hiếm được xếp cho rừng đặc dụng 36 Côpia 4.7 Số loài thực vật quý hiếm được xếp cho các khu rừng đặc dụng tại 37 tỉnh Sơn La 4.8 Thành phần loài động vật rừng tại khu vực Côpia 38 4.9 So sánh với một số khu rừng đặc dụng tại tỉnh Sơn La 39 4.10 Danh sách các loài động vật quý hiếm, nguy cấp được xếp cho rừng 40 đặc dụng Côpia 4.11 Số loài động vật quý hiếm được xếp cho các khu rừng đặc dụng tại 43 tỉnh Sơn La 4.12 Hiện trạng tổ chức của các BQL rừng đặc dụng trong tỉnh Sơn La 37 4.13 Một số chương trình,hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo 44 vệ và phát triển rừng của BQL rừng đặc dụng Côpia 4.14 Diện tích phân khu bảo tồn nguyên vẹn của BQL rừng đặc dụng 48 Côpia 4.15 Diện tích phân khu phục hồi sinh thái của BQL rừng đặc dụng 51 Côpia 4.16 Kết quả kiểm kê tài nguyên rừng của xã Chiềng Bôm (năm 2009) 65 4.17 Đánh giá, lựa chọn cây lâm nghiệp 67 4.18 Khả năng kết hợp trồng giữa cây lâm nghiệp với cây nông nghiệp 68
  6. v lâu năm 4.19 Mô tả các mô hình 70 4.20 Các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình sử dụng các loài cây lâm 71 nghiệp 4.21 Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng đất cây 72 lâm nghiệp 4.22 Kết quả đánh giá hiệu quả sinh thái môi trường của các mô hình sử 73 dụng đất cây lâm nghiệp 4.23 Hiệu quả tổng của các mô hình sử dụng đất cây lâm nghiệp 74 4.24 Quy hoạch sử dụng đất xã Chiềng Bôm giai đoạn 2010 – 2020 82 4.25 Dự toán vốn và lợi nhuận của phương án quy hoạch 84
  7. vi DANH MỤC CÁC HÌNH STT Nội dung Trang 3.1 Sơ đồ xử lý số liệu 31 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BQL rừng đặc dụng Côpia 44 4.2 Sơ đồ mục tiêu của BQL rừng đặc dụng Côpia 46 4.3 Sơ đồ nhiệm vụ của BQL rừng đặc dụng Côpia 47 4.4 Kết quả phỏng vấn người dân về các hoạt động liên quan đến quản 49 lý và bảo vệ rừng của BQL rừng đặc dụng Côpia 4.5 Các trạm bảo vệ của khu rừng đặc dụng Côpia 50 4.6 Phá rừng làm nương rẫy 62 4.7 Sơ đồ các nhóm giải pháp bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của người 77 dân
  8. 1 MỞ ĐẦU Đa dạng sinh học là thuật ngữ chỉ sự phong phú của tất cả các dạng sống trên quả đất cùng với các quá trình sinh thái, tiến hoá để duy trì chúng. Sự biến đổi ĐDSH được thể hiện từ các gen đến các vùng địa lý sinh học, ở các qui mô từ địa phương đến toàn cầu, theo mùa và quá trình tiến hoá. Đa dạng sinh học có giá trị lớn đối với con người: Là nguồn thức ăn quan trọng, nguồn thuốc chữa bệnh quí giá, cung cấp gỗ củi, nhựa cho nhiều ngành kinh tế, là nguồn giống vô tận cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đa dạng sinh học duy trì các quá trình sinh thái cơ bản, là nhân tố quan trọng để tạo ra và giữ vững cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo môi trường sống ổn định và bền vững cho con người. Mặc dù giá trị của ĐDSH là rất lớn và không thể thay thế nhưng đã và đang bị suy thoái trên trái đất. Theo Quĩ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) suy thoái ĐDSH trên thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái ĐDSH. Nguyên nhân sâu xa của sự suy giảm ĐDSH đó là sự gia tăng dân số và đói nghèo. Nạn mất rừng, chia cắt rừng thành từng mảnh nhỏ diễn ra trong nhiều thập kỷ qua đã làm cho tính ĐDSH rừng bị suy giảm. Nhiều loài động thực vật trở nên khan hiếm hoặc có nguy cơ bị tiêu diệt như Hoàng đàn, Pơ mu, Cẩm lai, Tê giác một sừng, Bò tót, Bò xám, Voi… Sự xoá sổ nhiều khu rừng tự nhiên là những mất mát không thể tính bằng tiền. Chúng ta đã đánh mất một kho tàng nguồn gen động thực vật hoang dã quí hiếm, đánh mất lá phổi xanh của nhân loại và đánh mất những cỗ máy giúp điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sống cho tất cả các loài sinh vật trên quả đất. Nhận thức được giá trị to lớn của ĐDSH và đứng trước sự suy thoái nghiêm trọng của nguồn tài nguyên này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Các hành động cụ thể như thành lập các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia, thực hiện các dự án trồng rừng, xúc tiến tái sinh khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ môi trường quốc gia. Mặc dù đã có rất nhiều các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa thực sự đáp ứng được mong đợi. Một trong các vấn đề quan trọng được xác định là thiếu sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên, những xung đột giữa cư dân địa phương với các nhà quản lý là những thách thức lớn nhất hiện nay trong công tác quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam.
  9. 2 Khu rừng đặc dụng Côpia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La là nơi còn lưu giữ nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm (Pơ mu, Thông tre, Gấu chó, Rắn hổ mang... ) Mặc dù trong những năm qua, các ngành chức năng cũng đã rất cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao song do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng ở đây vẫn bị tàn phá nặng nề. Hiện tượng chặt rừng, đốt để làm nương rẫy, khai thác và buôn bán gỗ, săn bắn động thực vật vẫn thường xuyên diễn ra, tính ĐDSH ngày càng bị suy giảm. Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng tài nguyên ĐDSH của Khu rừng đặc dụng Côpia, đánh giá sự phụ thuộc của người dân địa phương vào tài nguyên rừng cũng như những khó khăn thuận lợi trong công tác bảo tồn là điều rất cần được quan tâm hiện nay. Số liệu thu thập được sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo tồn ĐDSH, bảo tồn những nguồn gen động thực vật và phát triển bền vững tài nguyên rừng trong khu vực. Với mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình vào việc bảo tồn ĐDSH của địa phương, Tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của người dân tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La".
  10. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số công trình nghiên cứu về Đa dạng sinh học 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu của Berkmuller và các cộng sự năm 1992 cho rằng việc nâng cao nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng địa phương đối với bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động có liên quan là rất quan trọng. Tác giả cho rằng nếu không nâng cao nhận thức trong nhóm mục tiêu về các giá trị sinh thái và giá trị vô hình của khu bảo tồn thiên nhiên thì rừng sẽ tiếp tục bị xem như là một tài nguyên có thể khai thác. Để thực hiện thành công những giải pháp dài hạn cho những vấn đề về môi trường, cần đưa việc giáo dục về các giá trị của môi trường vào trong các chương trình giáo dục cho các khu bảo tồn 24. Việc xây dựng các qui tắc và qui định cho vùng đệm, vùng tái sinh và vùng lõi của khu BTTN với sự tham gia của các cộng đồng và chính quyền địa phương đã được Gilmour và Nguyễn văn Sản (1999), Đặng Đình Trân (1997), Mackinnon (1986), Sayer (1991) đề xuất một số hướng dẫn cho các vùng quản lý khác nhau: cấm đốt thảm thực vật trong vùng đệm, tránh trồng những loại cây dễ bắt lửa, cấm đưa vào trong vùng đệm các loài động vật và thực vật có nhiều khả năng xâm lấn hay đe doạ khu vực bảo tồn. Cấm bất kỳ một hành động nào có khả năng đe doạ các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong khu bảo tồn. Tránh trồng các loài cây dễ khuyến khích động vật hoang dã ra ăn cỏ ngoài khu bảo tồn  26,27. Với nghiên cứu của mình và các đồng sự, Power (2000) đã khẳng định trong tương lai các khu bảo tồn cần tập trung khuyến khích việc sử dụng ít vật tư từ bên ngoài và sản xuất nông nghiệp bền vững. Các kỹ thuật canh tác cần tập trung vào việc cải tạo chất lượng đất, tối ưu hoá chất dinh dưỡng sẵn có, quản lý nguồn nước, phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp và khuyến khích đa dạng hoá cộng đồng 29. Về chính sách lâm nghiệp, Sheppherd (1986) cho rằng đối với cộng đồng dân cư sống trong và gần các khu bảo tồn thiên nhiên, một giải pháp đề nghị là cho phép người dân địa phương củng cố quyền lợi của họ theo cách hiểu của các hệ quản lý nông nghiệp hiện đại, bằng cách trồng cây, cho và nhận đất, Nhà nước cần
  11. 4 xác định rõ các quyền lợi chính trị của dân trên mảnh đất mà họ nhận, với mục đích tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm tác động đến tài nguyên rừng 21. Tại Nepan, Subedi và cộng sự đã dùng phương pháp đánh giá nhanh (RA) để nghiên cứu việc quản lý cây và đất tại hai cộng đồng nông thôn ở miền đông Terai (vùng thấp). Nghiên cứu được thiết kế nhằm góp sức vào việc phát triển lợi tức và công ăn việc làm thông qua dự án do cơ quan phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) và FAO tài trợ. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cộng đồng và quản lý của thôn xã, tầm quan trọng của việc thu hút người dân sử dụng tài nguyên và những nhóm sử dụng trực tiếp tham gia vào việc phát triển, cách giải quyết vấn đề khan hiếm tài nguyên và công bằng xã hội đã được thảo luận 33. Ở Canada, trong bài viết của Sherry (1999) về sự hợp tác quản lý tại vườn quốc gia Vutut (vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hoá của người thổ dân vùng Bắc cực), liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng giá trị của vườn quốc gia. Hợp tác quản lý đã kết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý vườn giúp người dân về kỹ thuật xây dựng các mô hình, về bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Hợp tác quản lý ở đây được đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân 32. Poffenberger và McGean (1993), trong báo cáo “Liên minh cộng đồng: đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại Vườn quốc gia Dong Yai nằm ở đông bắc và khu phòng hộ Nam Sa ở phía bắc Thái lan. Tại Dong Yai người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái, đồng thời phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Tại NamSa cộng đồng người dân cũng rất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định nếu chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực cho họ thì chắc chắn họ sẽ thành công trong việc kiểm soát khai thác tài nguyên 28. Gilmour (1999) lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính kém hiệu quả của các chương trình dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên là chưa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa lợi ích cộng đồng địa
  12. 5 phương với lợi ích quốc gia, do đó chưa phát huy được năng lực nội sinh của các cộng đồng cho quản lý tài nguyên. Vì vậy, quản lý tài nguyên cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thống nhất lợi ích của người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng 26. Chương trình hỗ trợ đa dạng sinh học (The Biodiversity Support Program, BSP) (2000) đã thực hiện nhiều dự án với mục tiêu nhằm đạt được tác động thật sự đối với bảo tồn. Những nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra một số điều kiện thành công của bảo tồn: Một là, mục tiêu bảo tồn phải được thảo luận, đàm phán và nhất trí bởi tất cả các chủ thể hoặc đối tác có liên quan. Hai là, các hoạt động bảo tồn phải xác định và hỗ trợ các lợi ích và nhu cầu địa phương. Ba là, nhận thức, kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học sẽ dẫn đến động lực, nhưng động lực không thì chưa đủ. Để biến ý tưởng thành hành động thì con người phải có đầy đủ kỹ năng và năng lực cần thiết. Quĩ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), 2001 đã đưa ra một thông điệp chung rất đơn giản: “Hoạt động bảo tồn phải đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo như là một phần quan trọng của chính sách bảo tồn tài nguyên rừng” 35. 1.1.2. Tại Việt Nam Việt Nam nằm ở Đông Nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền rộng khoảng 330.000 km2, với bờ bển dài khoảng 3.200 km. Việt Nam có đường biên giới đất liền giáp với 3 nước láng giềng dài khoảng 4.630 km, trong đó có 1.463 km với Trung Quốc, 2.067 với Lào và trên 1.100 km với Campuchia. Ba phần tư diện tích của cả nước là đồi núi, với đỉnh cao nhất là Phansipan 3.143m ở phía Tây Bắc. Nơi đây các dãy núi cao được hình thành do sự kéo dài của dãy núi Himalaya…Do phạm vi rộng của vĩ độ và độ cao mà khí hậu Việt Nam không đồng nhất, khí hậu thay đổi từ những vùng nhiệt đới ẩm ở các vùng thấp phía Nam đến các điều kiện ôn hòa ở vùng núi cao phía Bắc. Với các điều kiện như vậy dẫn đến tính đa dạng các nhóm sinh vật ở Việt Nam khá lớn: Thực vật có mạch khoảng 10.066 loài, Nấm khoảng 600 loài, Tảo khoảng 1000 loài, rêu 793 loài; cá khoảng 2.472 loài, ếch, nhái khoảng 80 loài, bò sát khoảng 189 loài, chim khoảng 826 loài và thú khoảng 275 loài [18]. Từ những năm 1960, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp qui, chỉ thị và chính sách liên quan đến bảo vệ rừng. Tuy nhiên do yêu cầu trước mắt ưu tiên
  13. 6 cho phát triển kinh tế xã hội và chống đói nghèo nên trong những năm qua Việt nam chưa quan tâm đầy đủ tới mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn tài nguyên sinh học. Từ những năm 1980, Chính phủ đã bắt đầu có những quan tâm đặc biệt tới phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Nhiều văn bản pháp qui liên quan đến các khu bảo tồn đã được ban hành, nhiều dự án, chuơng trình lớn được thực hiện đã tạo ra nền tảng để nâng cao nhận thức và các hoạt động bảo tồn ĐDSH ở Việt nam. Tuy nhiên, sự hiểu biết về BTTN nói chung và KBT nói riêng còn rất nhiều bất cập, nhất là đối với các cộng đồng sinh sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa. Để ngăn chặn việc khai thác, sử dụng trái phép TNTN ngày càng gia tăng do yêu cầu ở trong nước và xuất khẩu, tạo sự liên kết và hỗ trợ của Quốc tế, Chính phủ Việt nam cũng đã tham gia vào 4 trong 5 công ước Quốc tế liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH, quản lý khu bảo tồn và quản lý các loài động thực vật hoang dã 24. Đánh giá hiệu quả của công tác bảo vệ các khu bảo tồn ở Việt nam Nguyễn Bá Thụ (1997) nhận định: Công tác này phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết những vấn đề tồn tại tồn tại trên vùng đệm gồm nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm; chuyển đổi hoặc thay thế tập quán dùng củi, gỗ bừa bãi và lãng phí của người dân sống trên vùng đệm; nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng, nhanh chóng từ bỏ lối canh tác du canh, quảng canh; nâng cao trình độ hiểu biết về bảo tồn, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên cho người dân địa phương 13. Báo cáo kết quả dự án bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nông thôn - dự án khu BTTN ChưmomRay đã kết luận bảo vệ tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên trước hết là làm giảm sự phụ thuộc của người dân lên vùng được bảo vệ, đảm bảo được mức độ cao hơn về an toàn lương thực, gia tăng thu nhập hộ gia đình, xoá nạn mù chữ, cải thiện vấn đề sức khoẻ tạo ra các cơ hội và giúp các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, bản địa phát triển các yếu tố truyền thống văn hoá. Bằng việc phát triển phúc lợi xã hội của các cộng đồng sống trong vùng đệm, khuyến khích các hoạt động nông nghịêp bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 14. Việc xây dựng vùng đệm Kỳ Thượng ở khu BTTN Kẻ gỗ được Võ Quí và Đồng Nguyên Thuỵ nghiên cứu trong đề tài KT02-08-1992. Nghiên cứu chỉ ra rằng để có thể bảo vệ đựơc rừng thì điều cần thiết phải cộng tác với nhân dân địa
  14. 7 phương, động viên họ bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ bằng cách giúp họ nâng cao năng suất lúa với giống mới phù hợp với địa phương, thực hiện nông lâm kết hợp, tổ chức trồng cây ăn quả, nuôi ong, xây dựng thuỷ điện nhỏ cho gia đình… Huấn luyện nhân dân cách xây dựng và quản lý vùng đệm, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, giảm bớt sức ép lên rừng 16. Năm 1998 khi nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bảo vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc đã khẳng định tầm quan trọng của kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chính những cộng đồng địa phương là những người hiểu biết sâu sắc nhất về những tài nguyên thiên nhiên nơi họ sinh sống, về cách thức giải quyết những mối quan hệ kinh tế- xã hội trong cộng đồng. Họ có khả năng phát triển những loài cây trồng vật nuôi cho hiệu quả cao và bền vững trong hoàn cảnh sinh thái của địa phương. Cộng đồng dân cư địa phương vừa là người thực hiện các chương trình quản lý tài nguyên, vừa là người hưởng lợi từ hoạt động quản lý tài nguyên, nên những giải pháp quản lý tài nguyên phù hợp với những phong tục, tập quán, những nhận thức, kiến thức của họ sẽ có tính khả thi cao. Báo cáo tại hội thảo quốc gia năm 1999 “Để cuộc sống và môi trường của người dân miền núi được bền vững”, Võ Quý cho rằng để duy trì cuộc sống, nhiều người sinh sống trong các khu bảo tồn buộc phải khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây mà đáng ra họ phải góp phần bảo vệ. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn nói trên phải chú ý đến vấn đề kinh tế xã hội phức tạp mà chủ yếu là tìm các biện pháp hữu hiệu để cải thiện mức sống của người dân, nhất là những người dân nghèo, đồng thời phải nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ thiên nhiên và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng mà họ có trách nhiệm bảo vệ và họ được quyền quyết định về cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống của họ và cho cả cộng đồng 17. 1.2. Phương pháp đánh nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) Phương pháp RRA được biết đến vào những năm 1930, nhưng nổi bật hơn là sau chiến tranh thế giới thứ II. Bởi vì do có một sự khác biệt giữa các cộng đồng ở nông thôn và thành thị, giữa các nhóm dân tộc ít người và các nhóm khu vực, giữa các cộng đồng với những lối sống và hệ giá trị khác nhau. Sự khác biệt này chỉ có thể vượt qua bằng chính ảnh hưởng của cộng đồng tới những dịch vụ mà họ được
  15. 8 cung cấp và chính quần chúng phải có vai trò của mình trong hệ thống. Đó là một hệ thống tổ chức xã hội phát huy sự hợp tác, tương trợ trong các cộng đồng nhằm huy động một cách có hiệu quả nguồn lực để giải quyết những vấn đề lợi ích về thiên nhiên và môi trường chung [13]. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được đưa ra vào những năm cuối thập niên 70 và được sử dụng để đưa ra các thông tin nhanh và chính xác cho việc nhận dạng và đánh giá các chương trình phát triển nông thôn [4]. Trong RRA, yếu tố liên ngành là rất quan trọng. Các vấn đề của người nông dân là phức tạp bao gồm toàn bộ hệ tài nguyên nông thôn chứ không chỉ riêng cây trồng. Do tính phức tạp của hệ thống địa phương, đối với một chuyên gia của một chuyên môn nhất định khó có thể hiểu đầy đủ mọi yếu tố mà người nông dân đấu tranh với chúng và cũng khó đề xuất ra một gợi ý can thiệp nào mà hoàn toàn phù hợp và có thể tồn tại được ở địa phương. RRA có thể tập trung vào đánh giá tổng thể hệ thống làng, xã, hoặc đánh giá mang tính thời sự, hay mang tính chuyên sâu. RRA được thực hiện theo một số yêu cầu chung mà không để ý đến công cụ sử dụng. Trong RRA, các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá thông qua các câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Người nghiên cứu cố tránh hoặc giảm đến mức thấp nhất những định kiến nhỏ của một nhóm nghiên cứu liên ngành, có nam có nữ. Người nghiên cứu phải lắng nghe người địa phương, coi họ như những thầy giáo có kiến thức đặc biệt về các điều kiện nông thôn mà ngoài họ ra không có ai khác. Cuối cùng các nhóm nghiên cứu cần phải nghiên cứu cùng một vấn đề, cùng một câu hỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau, vừa để kiểm tra chéo vừa để hoàn thiện bức phác họa tổng thể. RRA là phương pháp nghiên cứu nông thôn linh hoạt nhanh chóng và chi phí thấp, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Đây là phương pháp có khả năng dùng được ở bất kỳ nơi nào cần thông tin kịp thời, tập trung và có hiệu quả. Vì nó có tính linh động cao nên nó có thể dùng được ở phạm vi rộng để trả lời những vấn đề nảy sinh. Nó cung cấp thông tin nhanh, do đó trong giám định các đề án nó có thể xác định được các vấn đề đúng lúc để can thiệp. Tuy nhiên, sự tham gia của người dân phần nào còn thụ động, và các giải pháp phát triển phần lớn do những nhà nghiên cứu xác lập. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của chúng. Để khắc phục tồn tại trên, người ta đã cố gắng tìm ra những phương pháp đánh giá nông thôn mới bằng những cách nào đó không chỉ lôi cuốn nông dân vào
  16. 9 quá trình thu thập thông tin, đánh giá những vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng, mà cả trong quá trình nghiên cứu ra quyết định về những giải pháp phát triển, lập kế hoạch thực hiện những giải pháp đã đề ra, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh những kế hoạch đó trong toàn bộ quá trình phát triển của cộng đồng. Do đòi hỏi của thực tiễn, từ những năm 80 bắt đầu hình thành phương pháp mới - phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA, hay phương pháp nghiên cứu tham dự).[4,13] PRA là một trong những phương pháp lôi cuốn sự tham gia tích cực của nông dân vào quá trình thu thập, phân tích thông tin, đề ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng của họ. PRA dựa trên cơ sở phương pháp luận đã được Gordon Conway và Robert Chambers phát triển trong thời gian họ làm việc tại Viện Quốc tế Môi trường và Phát triển. Dưới tên gọi là đánh giá nông thôn nhanh (RRA), phương pháp luận cơ sở đã được chuyên môn hoá theo các hướng nhỏ bao gồm các RRA mang tính thời sự, RRA khảo sát và RRA giám sát cũng như các phương pháp đánh giá nông thôn tham dự (PRA). PRA xuất phát từ niền tin vững chắc vào phương pháp tham dự. Trước đây, do thiếu phương pháp luận có kết cấu chặt chẽ, phương pháp tham dự trở nên tốn kém và không hiệu quả đối với các cơ quan phát triển. PRA tạo ra một kết cấu quy tụ được các dân cư, các thủ lĩnh của các cộng đồng, các nhân viên kỹ thuật của vùng và các tổ chức phi chính phủ. Việc lấp các hố ngăn giữa người hưởng lợi theo dự kiến và những người quản lý các nguồn lực dẫn đến những hoạt động mà các thiết chế làng xã có thể duy trì. Trong RRA và PRA đã phát huy được tối đa những kinh nghiệm của cả những người nghiên cứu cũng như người dân nông thôn.[13] Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tính cộng đồng và những quan hệ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là yếu tố tạo nên kết quả đạt được trong công cuộc thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ. Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thì chúng ta cũng không thể bỏ quên vấn đề tham gia của cộng đồng. Người dân địa phương là vốn quý cho công tác bảo tồn, nguồn lực trong công tác bảo tồn và khôi phục đất rừng. Tại bất cứ nước nào, khi người dân địa phương mà phần đông trong số này là rất nghèo, có cơ hội, họ đã sẵn lòng đầu tư rất nhiều thời gian và của cải vốn khan hiếm để bảo tồn các khu rừng và khôi phục đất đã bị thoái hoá.
  17. 10 Cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, Gordon Conway, Robert Chambers và những người khác đã xây dựng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA). Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước khác ở Châu á, Châu Phi vào các dự án phát triển nông thôn trên các lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, các chương trình xã hội, xoá đói giảm nghèo, Y tế, an toàn lương thực. PRA vẫn đang tiếp tục phát triển và sử dụng rộng rãi. Từ năm 1994 đến nay chương trình phát triển Nông thôn do SIDA tài trợ tiếp tục sử dụng PRA cho việc lập kế hoạch, thực hiện giám sát, đánh giá dự án các cấp thôn bản. Phương pháp PRA ngày càng được hoàn thiện phù hợp với điều kiện nông thôn miền núi Việt Nam.
  18. 11 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu rừng đặc dụng Côpia 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu rừng đặc dụng Côpia 2.1.1.1. Vị trí và ranh giới Ngày 11/11/2002, UBND tỉnh Sơn La có quyết định: Số 3440/2002 QĐ – UBND về việc thành lập BQL bảo tồn thiên nhiên Côpia thuộc chi cục kiểm lâm Sơn La; và ngày 14/7/2008, UBND tỉnh Sơn La có quyết định: Số 1723/2008 QĐ – UBND về việc đổi tên BQL bảo tồn thiên nhiên Côpia thành BQL rừng đặc dụng Côpia. - Vị trí - Ranh gới: Khu rừng đặc dụng Côpia nằm phía Tây – Nam Thị trấn Thuận Châu, cách thành phố Sơn La 70 km về phía Tây; gồm các xã Co Mạ, Long Hẹ, Púng Tra, Chiềng Bôm và Nậm Lầu (Thuộc huyện Thuận Châu). + Phía Bắc: Giáp tiểu khu 245a, 242 và 234 thuộc xã Long Hẹ và Chiềng Bôm. + Phía Nam: Giáp 2 xã Chiềng Phung và Nậm Ty của huyện Sông Mã. + Phía Đông: Giáp tiểu khu 256, 265 và 279 thuộc xã Nậm Lầu. + Phía Tây: Giáp tiểu khu 246, 259 và 271a thuộc xã Co Mạ. - Toạ độ địa lý: Khu nghiên cứu có toạ độ địa lý: + Từ 21017’30’’ đến 21023’30’’ vĩ độ Bắc + Từ 103032’00’’ đến 103040’00’’ kinh độ Đông 2.1.1.2. Địa hình Khu điều tra tài nguyên thực vật gồm phần lớn địa hình đồi núi có độ cao trên 1000m so với mặt biển. Đỉnh Pu Sam Sao cao 1821m là đỉnh cao nhất của khu vực, Đỉnh Côpia nổi tiếng cao 1816m nằm trên ranh giới xã Cò Mạ với xã Nậm Lầu – Chiềng Bôm là đỉnh cao thứ hai. Độ cao thấp hơn 800 m của khu nghiên cứu
  19. 12 có diện tích nhỏ nằm cạnh đường ô tô phía đông bắc đỉnh Côpia thuộc xã Chiềng Bôm huyện Thuận Châu. Địa hình trong khu nghiên cứu bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ, các khe suối chạy từ trên các đỉnh cao xuống và còn do trong khu nghiên cứu có xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ, khá hiểm trở. Do độ chênh cao lớn nên khu nghiên cứu có độ dốc trung bình 25 - 35o , nhiều nơi có độ đốc >35o rất khó đi lại. Nhìn chung địa hình khu nghiên cứu thuộc loại trung địa hình vùng núi cao, có độ chênh cao trên 1000m, càng đi về phía trung tâm khu nghiên cứu càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều núi cao, thung lũng sâu, sườn núi dốc. 2.1.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng - Đá mẹ: Trong khu nghiên cứu đá mẹ thuộc 2 nhóm chính: Đá macma axit và đá biến chất với các loại chính như: Granit, Amphibolit, Đá Diệp Thạch, đôi chỗ còn lẫn cả phiến thạch sét, Sa thạch. - Các loại đất chính trong khu vực: + Đất mùn màu xám vàng trên núi cao, thành phần cơ giới nhẹ thường có ở độ cao 1600 - 1800m. Loại đất này trong khu nghiên cứu có diện tích rất nhỏ. + Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá Axit hoặc trên đá biến chất núi cao trung bình, thành phần cơ giới Trung bình đến nhẹ thường ở độ cao 700 - 1700m. + Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên đá Axit hoặc đá biến chất, đá Diệp Thạch, Đá phiến lẫn Sa thạch, thành phần cơ giới trung bình ở độ cao 700-1700m + Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, phân bố quanh làng bản và trên các sườn núi có nguồn nước. Nhìn chung đất trong khu vực là đất thịt tới sét nhẹ, tơi, xốp, có độ ẩm cao nơi còn rừng, đất dể bị khô cứng nơi mất rừng, đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, còn tính chất đất rừng rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng nếu ngăn chăn được nạn lửa rừng. 2.1.1.4. Khí hậu thuỷ văn * Khí hậu khu nghiên cứu thuộc kiểu khí hậu á nhiệt đới núi trung bình (ôn đới cận nhiệt đới). Khí hậu Thuận Châu (Theo trạm khí tượng Thuận Châu) có các đặc trưng chính sau: - Nhiệt độ
  20. 13 + Nhiệt độ bình quân năm 190C. + Nhiệt độ tối cao 370 C, Nhiệt độ tối cao bình quân 320C nhiệt độ tối thấp bình quân 140C , nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 00C + Mùa lạnh nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, trên các đỉnh cao đôi khi nhiệt độ xuống tới gần 0oC. - Độ ẩm Độ ẩm tương đối bình quân năm cao là 85%, Độ ẩm tương đối tối cao bình quân năm 90%,Độ ẩm tương đối tối thấp bình quân năm 70%. Nhiều ngày trong năm có sương mù. - Lượng mưa + Lượng mưa bình quân năm 1400 - 1600mm + Mùa mưa từ tháng 4 - 9; Mùa khô từ tháng 10 - 3 năm sau. Mưa tập trung các tháng 6 đến 8 chiếm 70% tổng lượng mưa năm. - Nắng: Tổng số giờ nắng bình quân năm thấp, Tháng 4 nắng nhiều nhất tháng 10 là tháng nắng ít nhất. - Sương mù: bình quân có 160 ngày có sương mù trong năm. - Sương muối: bình quân 5 - 8 ngày có sương muối trong năm nhưng đôi khi có đợt kéo dài 3 đến 5 ngày cao nhất tới 11 ngày và thường xuất hiện vào các tháng 12 và1. - Gió: Hướng gió thịnh hành của khu nghiên cứu là Đông Bắc, Tây Nam, gió nhẹ 2,7m/s, Hàng năm vào các tháng 3,4,5 đôi khi có gió tây khô nóng xuất hiện. Trong các tháng 4,5 đôi khi có mưa đá. Nhìn chung khí hậu Khu nghiên cứu là mát vào mùa hè, lạnh về mùa đông, riêng mùa đông có nhiệt độ thấp, lại có sương mù sương muối nên ít nhiều gây cản trở tới các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là khâu gieo ươm cây con. * Thuỷ văn: Trong khu nghiên cứu không có sông. Đáng chú ý có các suối: Suối Đen, Suối Đá, Hua Nhứ, Suối Nhôp., Nậm Cang, Nậm Ty, Suối Liệp có nước quanh năm. Các suối chính trên, lưư lượng nức chảy mạnh về mùa hè, còn mùa đông nước rất cạn. Ngoài những con suối chính kể trên, trong khu nghiên cứu còn một số con suối nhỏ có nhiều nước trong những ngày mưa to còn ít ngày sau mưa là nước cạn chỉ còn là những rãnh nước nhỏ. Mật độ suối cao 3.12km/1000Ha nhưng thường gây ra lũ quét, lũ ống nhưng khan hiếm nước vào mùa khô vì các suối có độ dốc cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2