intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương vào tài nguyên rừng thông qua việc phân tích các tác động và mối quan hệ phụ thuộc của người dân vào TNR tại KBT L&SC Mù Cang Chải, Yên Bái. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- -------------------------------- NGUYỄN NGỌC MAI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------- NGUYỄN NGỌC MAI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ANH TUÂN Hà Nội - 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Sau ba năm học tập và rèn luyện, khóa học Cao học lâm nghiệp K17 (2009 - 2011) đã bước vào giai đoạn kết thúc. Được sự nhất trí của của Nhà trường và Khoa Đào tạo sau đại học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Đỗ Anh Tuân đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Lâm học, cán bộ KBT Loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái cùng cộng đồng dân cư địa phương tại các xã Chế Tạo, Dế Xu Phình và Nậm Khắt, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu, hoàn thành luận văn này. Với tinh thần cầu thị tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nhiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 09 năm 2011 Tác giả Nguyễn Ngọc Mai
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn .......................................................................................................... Mục lục ................................................................................................................ Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... i Danh mục bảng.................................................................................................. ii Danh mục hình ................................................................................................. iii Đặt vấn đề....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 3 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan tới việc thành lập KBT và VQG ............ 3 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của người dân trong các KBT và VQG ............................................................................................. 4 1.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 6 1.2.1. Hệ thống chính sách và các vấn đề liên quan đến rừng đặc dụng ... 6 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến quan hệ người dân và TNR ............. 7 1.3. Những nghiên cứu tại KBT L&SC Mù Cang Chải .............................. 11 1.4. Một số kết luận rút ra phục vụ cho nghiên cứu .................................... 12 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 13 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 13 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 13 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 13 2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 13 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 14 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 14
  5. 2.5.1. Phương pháp luận .......................................................................... 14 2.5.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ...................................... 15 Chương 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................... 23 3.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 23 3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích ................................................ 23 3.1.2. Địa hình ......................................................................................... 23 3.1.2. Khí hậu, thuỷ văn ........................................................................... 24 3.1.3. Thổ nhưỡng .................................................................................... 24 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 25 3.2.1. Đặc điểm và phân bố dân cư ......................................................... 25 3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng ............................................................... 26 3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................... 27 3.3. Khái quát về tài nguyên động thực vật tại KBT Loài và sinh cảnh Mù Cang Chải .............................................................................................................. 30 3.3.1. Hệ thực vật ..................................................................................... 30 3.3.2. Hệ động vật .................................................................................... 31 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 33 4.1. Sử dụng tài nguyên rừng và các tác động của người dân địa phương vào nguồn tài nguyên này tại KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ......... 33 4.1.1. Các tác động tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại KBT L&SC Mù Cang Chải ....................................................... 33 4.1.2. Các hình thức và mức độ tác động bất lợi của người dân tới TNR tại khu vực nghiên cứu............................................................................. 35 4.1.3. Sự phụ thuộc của người dân địa phương vào nguồn TNR tại KBT L&SC MCC ......................................................................................................... 50 4.2. Nguyên nhân dẫn tới các tác động của người dân địa phương đến TNR tại KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ................................................... 58
  6. 4.2.1. Nguyên nhân của các tác động tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại địa phương ................................................... 58 4.2.2. Nguyên nhân của các tác động bất lợi của người dân trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại địa phương......................................................... 59 4.3. Đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu những tác động bất lợi của người dân địa phương đến TNR tại KBT Loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ..................................................................................................................... 73 4.3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp ........................................................... 73 4.3.2. Giải pháp đề xuất cụ thể ................................................................ 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... PHỤ LỤC ........................................................................................................
  7. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BVPTR Bảo vệ phát triển rừng HGĐ Hộ gia đình ĐDSH Đa dạng sinh học KBT Khu bảo tồn KBT L&SC Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh KNTS Khoanh nuôi tái sinh KNBVR Khoanh nuôi bảo vệ rừng KT - XH Kinh tế - Xã hội KT TB Khai thác trung bình LSNG Lâm sản ngoài gỗ MMC Mù Cang Chải NLKH Nông lâm kết hợp PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng RĐD Rừng đặc dụng STT Số thứ tự TNR Tài nguyên rừng VQG Vườn quốc gia
  8. ii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Kết quả lựa chọn các xã nghiên cứu điểm tại KBT L&SC Mù Cang Chải 18 2.2 Số hộ theo thành phần dân tộc của các xã nghiên cứu điểm 19 2.3 Kết quả lựa chọn các thôn nghiên cứu điểm tại KBTL&SC Mù Cang Chải 19 3.1 Tình hình dân số các xã KBT 25 3.2 Hiện trạng sử dụng đất các xã thuộc KBT 27 3.3 Diện tích gieo trồng cây nông nghiệp của các xã thuộc KBT 29 3.4 Tình hình chăn nuôi tại các xã thuộc KBT 30 4.1 Thống kê diện tích các hoạt động KNBVR ở KBT L&SC Mù Cang Chải 34 4.2 Mức độ khai thác gỗ của các HGĐ 36 4.3 Mức độ săn bắn động vật hoang dã của các HGĐ 40 4.4 Mức độ khai thác LSNG của các HGĐ 42 4.5 Mức độ sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy của các HGĐ 46 4.6 Mức độ chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng của các HGĐ 48 4.7 Lịch sử dụng TNR tại 3 xã nghiên cứu 49 4.8 So sánh sự khác biệt của tỷ lệ thu nhập lâm nghiệp trong tổng thu nhập 51 bình quân hàng năm trong các xã khác nhau 4.9 Tỷ lệ phụ thuộc vào rừng của người dân địa phương 51 4.10 Mục đích sử dụng nguồn TNR của người dân địa phương 53 4.11 Tổng hợp các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập HGĐ 53 4.12 Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lương thực cho các HGĐ 65 4.13 Nhu cầu về chất đốt của HGĐ tại KBT L&SC Mù Cang Chải 66
  9. iii DANH MỤC HÌNH TT Tên bảng Trang 2.1 Các bước thực hiện nghiên cứu 16 2.2 Bản đồ các xã lựa chọn làm xã nghiên cứu điểm 18 3.3 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của KBT L&SC Mù Cang Chải 28 4.1 Mức độ thường xuyên hoạt động khai thác gỗ của các HGĐ 37 4.2 Mức độ thường xuyên hoạt động săn bắn của các HGĐ 40 4.3 Mức độ thường xuyên hoạt động khai thác LSNG của các HGĐ 42 4.4 Tỷ lệ thu nhập trung bình từ TNR trong tổng thu nhập của HGĐ 50 4.5 Phân chia các nguồn thu nhập theo nhóm kinh tế hộ của HGĐ 54 4.6 Cơ cấu đất đai trung bình của HGĐ tại 3 xã nghiên cứu 60 4.7 Cơ cấu thu nhập của HGĐ tại 3 xã nghiên cứu 62 4.8 Cơ cấu thu nhập của HGĐ theo nhóm kinh tế hộ tại 3 xã nghiên cứu 63 Ý kiến đánh giá của các HGĐ về sự thay đổi tổng thu nhập hàng 4.9 64 năm hiện nay so với trước khi thành lập KBT tại 3 xã nghiên cứu Ý kiến của người dân về việc nhận biết chính xác ranh giới giữa 4.10 71 KBT và bản họ sinh sống 4.11 Nhận thức về tác động của cộng đồng tới TNR tại 3 xã nghiên cứu 72
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới đã công nhận rằng, các KBT và VQG có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các KBT, VQG là nơi lưu trữ các vật liệu thiên nhiên cho sự phát triển của các ngành y tế, nông nghiệp và lâm nghiệp; đồng thời gìn giữ các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái, bảo vệ đất đai, điều hòa khí hậu giúp con người được sống trong điều kiện trong lành. Song việc bảo vệ, quản lý các KBT, VQG đã và đang gặp khó khăn từ phía người dân và cộng đồng địa phương (Võ Quý, 1997) [17, tr.15 - 20]. Điều khó khăn lớn nhất gặp phải trong việc quản lý các KBT hiện nay là vấn đề mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo tồn với sinh kế của người dân sống trong và gần KBT vẫn đang tồn tại. Thực tế cho thấy, việc thành lập các KBT, VQG đã làm mất đi nguồn sống của phần lớn các cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng từ bao đời nay. Họ cho rằng, việc thành lập các KBT, VQG đã không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ thiệt thòi vì không được tự do khai thác một phần tài nguyên như trước nữa (Võ Quý, 2001) [16]. Trong khi đó, các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác chưa bù lại được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã gây ra mâu thuẫn giữa KBT, VQG và các cộng đồng địa phương - những người đã và đang sống phụ thuộc vào một phần từ nguồn TNR. KBT L&SC Mù Cang Chải có diện tích trên 20.293 ha trong đó 5.128,7 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt, 5.164 ha phân khu phục hồi sinh thái nằm tại 5 xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Lao Chải và Púng Luông của huyện Mù Cang Chải. Dân tộc thiểu số ở vùng đệm Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải chủ yếu là người Mông chiếm 95,2% và chỉ có một vài dân tộc khác xen cư như Kinh (3,54%), Thái (1,26%). Diện tích đất giành cho sản xuất nông nghiệp là rất ít vì vậy hàng năm lương thực sản xuất tại chỗ không đủ đề cung cấp phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân, việc sản xuất nương rẫy còn xảy ra và khai thác, thu hái lâm sản phụ đã làm tăng áp lực lên tài nguyên thiên nhiên của KBT. Đời sống của người dân địa phương còn nhiều khó khăn, phần lớn dựa vào nguồn TNR là chính, họ cố gắng tiếp cận đến mức tối đa nguồn tài nguyên này mỗi khi có cơ hội. Vấn đề đặt ra
  11. 2 là làm thế nào để giảm thiểu những tác động bất lợi của người dân địa phương tới TNR ở các KBT, VQG nói chung và KBT L&SC Mù Cang Chải nói riêng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững TNR nơi đây. Từ những thực tế trên cho thấy việc tìm ra các giải pháp, đồng thời bảo vệ, phát triển TNR và đảm bảo đời sống của người dân sống ở gần và trong KBT là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” được thực hiện là có cơ sở và hết sức cần thiết.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan tới việc thành lập KBT và VQG Sau nhiều thập kỷ, rừng trên thế giới bị xâm hại dẫn đến diện tích bị thu hẹp, chất lượng bị giảm sút (dẫn theo Bùi Minh Tân, 2009) [19]. Cộng đồng thế giới đã có nhiều biện pháp bảo tồn và công tác bảo tồn rừng đã trở thành vấn đề bức xúc. Những quy định về pháp luật ngày càng hoàn thiện, công tác đầu tư phương tiện, thiết bị, con người được quan tâm. Mặc dù cũng rất cố gắng nhưng rừng vẫn bị tàn phá ngày càng gia tăng. Năm 1872, VQG đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Hoa Kỳ, đó là VQG Yellowstone. Dựa trên mô hình của Hoa Kỳ, nhiều KBT và VQG được thành lập ở các nước khác nhau trên thế giới cũng sử dụng phương thức quản lý “ngăn cấm người dân địa phương thâm nhập vào KBT, VQG và tiếp cận tài nguyên trong đó”. Điều đó dẫn đến những hậu quả tất yếu làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương, KBT và mục đích bảo tồn tài nguyên đã không đạt được [18]. Tại các nước Đông Nam Á, phương thức này tỏ ra không thích hợp, vì để duy trì sự đa dạng sinh học thì người dân địa phương bị mất quyền tiếp cận các nguồn TNR, trong khi ấy sự phụ thuộc của họ vào rừng là rất lớn (Lê Sỹ Trung, 2005) [26]. Tuy vậy, các KBT và VQG đều được thiết lập chủ yếu vì mục đích quốc gia, mà ít nghĩ đến các nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương. Tại hội nghị Liên hiệp quốc tế và Môi trường và phát triển bền vững tại Rio De Janeiro (Braxin) (6/1992), vấn đề về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển đã chính thức được công nhận. Hội nghị đã đưa ra một kế hoạch hành động cải thiện sinh kế của người dân trên cơ sở duy trì các tiến trình chức năng và sức sản xuất của đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên khác (Trần Ngọc Lan, 1999) [13].
  13. 4 Cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi chiến lược bảo tồn từ đầu thập kỷ 80. Một chiến lược bảo tồn mới dần được hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý KBT và VQG với các hoạt động sinh kế của người dân địa phương, cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hóa trong quá trình xây dựng các quyết định. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các KBT và VQG khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình quản lý gắn bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hóa của người dân địa phương. Ở VQG Kakadu (Australia), những người thổ dân chẳng những được chung sống với VQG một cách hợp pháp mà họ còn được thừa nhận là chủ hợp pháp của VQG và được tham gia quản lý VQG thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Tại VQG Wasur (Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn bó với săn bắn cổ truyền [18]. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của người dân trong các KBT và VQG Ở Châu Á, sự tham gia của người dân địa phương vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học là một biện pháp cần thiết và thường có hiệu quả. Lý do để khuyến khích sự tham gia này là nỗ lực của các cơ quan chính phủ nhằm đưa dân chúng ra khỏi các KBT đã không mang lại kết quả như mong muốn trên cả phương diện quản lý TNR và kinh tế xã hội. Người dân địa phương có nhiều kiến thức cổ truyền về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các thể chế cộng đồng đã tỏ ra có hiệu quả trong việc quản lý các nguồn tài nguyên này [26]. Trong tác phẩm “Những lùm cây thiêng miền Tây dãy Ghats ở Ấn Độ” của Gadgil và VP. Vartok năm 1976 cho rằng: Các đám rừng từ dưới 0,5 ha đến 10 ha dưới dạng lùm cây thiêng để thờ các vị thần của lùm cây đã được người dân địa phương ở Ấn Độ bảo vệ. Người dân không được phép lấy bất kỳ một sản phẩm nào từ đây. Những lùm cây đó đã trở thành những di sản còn lại của rừng tự nhiên dù nạn phá rừng ngày càng tăng và trở nên quan trọng trong việc thu lượm một số sản
  14. 5 phẩm như: Cây thuốc, lá rụng, gỗ khô… Mặc dù đã bị cấm nhưng đôi khi người dân vẫn vào rừng khai thác gỗ trộm (FAO, 1996) (dẫn theo Trần Ngọc Thể, 2009) [20]. Ở Thái Lan, hệ thống quản lý khu bảo vệ trước đây đã nhấn mạnh các quyền sở hữu và kiểm soát rừng của Nhà nước mà không chú ý tới ảnh hưởng giữa con người và các nguồn tài nguyên, đã dẫn tới những thất bại vì tỉ lệ phá rừng hàng năm ở nước này vẫn ở mức cao. Một nghiên cứu tại vùng đệm của khu bảo tồn động vật hoang dã Phu Kheio, Đông Bắc Thái Lan đã đưa một cách tiếp cận mới để quản lý trên cơ sở thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình bảo tồn. Kết quả thảo luận ở đây cũng đã khẳng định rằng, có một cơ hội để tạo ra một sự hiểu biết tốt hơn giữa người dân nông thôn về tầm quan trọng của trồng rừng và bảo tồn thiên nhiên sẽ dẫn đến một cách quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên trong tương lai [31]. Cũng tại Thái Lan, trong báo cáo “Liên minh cộng đồng: Đồng quản lý rừng ở Thái Lan” của Poffenberger, M. và McGean, B( 1993) đã có nghiên cứu điểm tại VQG Dang Yai nằm ở Đông bắc và khu phòng hộ Nam Sa ở phía bắc Thái Lan. Tại Dang Yai, cùng với việc phối hợp với cục lâm nghiệp Hoàng gia người dân đã rất thành công trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn và xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái đồng thời phục vụ lợi ích của họ trong khu vực. Tại Nam Sa cộng đồng người dân đã chứng minh được khả năng trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát tài nguyên rừng nếu chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực [23]. Trong tác phẩm “Thay đổi và NLKH bản địa” của Colfer. C.J.P (1980) tại Đông Kalimamtan. Qua nghiên cứu việc thu hái lâm sản phụ của người dân địa phương, tác giả đã nhận định rằng những sản vật đó được coi như là những mặt hàng không phải trả tiền, ai cũng có thể thu lượm được. Tuy nhiên, những quyền đó không được quy định cụ thể, nó đã trở thành một thông lệ, trong đó có cả việc dùng gỗ làm nhà, có lúc dùng để biện hộ cho việc thu hoạch gỗ và bán (dẫn theo Ngô Ngọc Tuyên, 2007) [27, tr.8].
  15. 6 Các tác giả Dorji, D.C.Chavada, B.Thinley và Wangchuks lại cho rằng: Rừng là nguồn cung cấp gỗ xây dựng và làm hàng rào, cung cấp gỗ củi, chăn thả và chuồng trại cho gia súc. Chúng cũng cung cấp một phần lớn những yêu cầu về thức ăn gia súc, lợi tức, công ăn việc làm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và nước trên vùng đất dốc (FAO, 1996) [27]. Theo Nick Salafky và các đồng sự (trong BiodIIIersity Support Program Washington, DC, USA, 2000) cho rằng vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà bảo tồn bắt đầu phát triển một cách tiếp cận mới nhằm đáp ứng nhu cầu về lợi ích kinh tế và bảo tồn. Những cách tiếp cận này dựa vào việc thực hiện các hoạt động sinh kế độc lập và có mối liên hệ trực tiếp với bảo tồn. Đặc điểm cơ bản của chiến lược này là mối liên hệ giữa ĐDSH và con người xung quanh. Các chủ thể địa phương có cơ hội hưởng lợi ích trực tiếp từ ĐDSH và như vậy sẽ có thể hạn chế được các tác nhân gây hại từ bên ngoài đối với ĐDSH. Sinh kế sẽ giúp cho bảo tồn ĐDSH chứ không phải cạnh tranh với nhau. Hơn nữa chiến lược này công nhận vai trò của người dân địa phương trong bảo tồn ĐDSH. Cũng trong chiến lược này, các nhà bảo tồn có thể giúp cho người dân địa phương khai thác sử dụng LSNG hoặc phát triển du lịch sinh thái [23]. 1.2. Tại Việt Nam 1.2.1. Hệ thống chính sách và các vấn đề liên quan đến rừng đặc dụng Việc đầu tư quản lý bảo vệ và phát triển các khu RĐD được nhà nước ngày càng quan tâm. Hiện nay, hệ thống KBTTN của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển đã và đang được xây dựng trên khắp các vùng, miền cả nước [23]. Tháng 7/1962, theo Quyết định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng cấm Cúc Phương rộng 25.000 ha. Các năm sau đó, Chính phủ còn ra các quyết định thành lập các khu rừng cấm Nam Cát Tiên (1978); KBTTN Mom
  16. 7 Rây - Ngọc Linh (1982); VQG Côn Đảo (1984); VQG Cát Bà (1987); VQG Yokdon (1991); KBTTN đất ngập nước Xuân Thủy (1994); KBTTN Tràm Chim Tam Nông (1994)… Bên cạnh những thành công những đóng góp tích cực của hệ thống RĐD này đối với việc bảo vệ môi trường và ĐDSH toàn cầu thì chúng đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm ĐDSH do tác động của nhiểu yếu tố [4]. Công tác bảo tồn phải được thực thi trên cơ sở các quy định pháp luật. Luật BVPTR sửa đổi ban hành ngày 03/12/2004, Quyết định số 08/2001/QĐ -TTg ban hành ngày 11/01/2001 đã đề cập đến việc BQL xây dựng các quy định về phạm vi sử dụng rừng đối với người dân địa phương sinh sống trong các KBT, VQG. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 186/2006/QĐ – TTg về quy chế quản lý rừng, thay thế Quyết định số 08/2001/QĐ – TTg trong đó quản lý RĐD được quy định rất rõ [3] cụ thế: Rừng đăc dụng bao gồm các loại: VQG, KBTTN, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học [22, tr.45]. Trong VQG và KBTTN được chia thành 3 phân khu chức năng chính sau: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính [22, tr.7]. VQG và KBTTN phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với VQG và KBTTN; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với VQG và KBTTN. Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới VQG và KBTTN. Ban quản lý RĐD tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng [22, tr.15]. 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến quan hệ người dân và TNR Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học, nhà quản lý luôn quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả của các KBTTN và VQG theo quan điểm bảo tồn - phát triển và
  17. 8 nghiên cứu thực hiện các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của người dân địa phương. Theo Donovan D., Rambo A.T, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997), đã đề cập đến các sản phẩm từ rừng và sức ép của người dân địa phương vào rừng. Qua nghiên cứu, các tác giả đã ra nhận định: Ở miền núi phía Bắc Việt Nam diện tích rừng già đã giảm sút nghiêm trọng do việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác như: Tre, nứa, nấm, cây dược liệu, động vật hoang dã và được xem như là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân miền núi [8]. Tác giả Nguyễn Bá Thụ (1997) đã đánh giá hiệu quả của công tác bảo vệ các KBT ở Việt Nam: Các vấn đề tồn tại trên vùng đệm gồm nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm, chuyển đổi hoặc thay thế tập quán dùng củi, gỗ bừa bãi lãng phí của người dân sống trên vùng đệm; nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng, nhanh chóng từ bỏ lối canh tác du canh, quảng canh, nâng cao trình độ hiểu biết về bảo tồn, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên cho người dân địa phương [23]. Tại Hội thảo quốc gia năm 1999 với chủ đề “Để cuộc sống và môi trường của người dân miền núi được bền vững”, tác giả Võ Quý cho rằng để duy trì cuộc sống, nhiều người sinh sống trong các KBT buộc phải khai thác các nguồn tài nguyên ở đây mà đáng ra họ phải góp phần bảo vệ. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn nói trên phải chú ý đến vấn đề KT - XH phức tạp mà chủ yếu là tìm cách hữu hiệu để cải thiện mức sống của người dân, nhất là những người dân nghèo, đồng thời phải nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ thiên nhiên và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng mà họ có trách nhiệm bảo vệ và họ được quyền quyết định cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống của họ và cho cả cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Anh Tuân (2001) được thực hiện tại KBTTN Pù Mát cho đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách bảo tồn tới kế sinh nhai của cộng đồng địa phương và thái độ của họ về chính sách bảo tồn”. Tác giả chủ yếu đánh giá sự thay đổi sinh kế của người dân địa phương do sự hưởng lợi của KBT và
  18. 9 mức độ chấp nhận của cộng đồng qua việc phân tích mối quan hệ giữa cộng đồng và TNR. Nghiên cứu đã xác định các tỷ trọng thu nhập từ TNR trong tổng thu nhập chung của thôn, nhưng chưa cụ thể cho từng dân tộc. Tác giả cho rằng, hầu hết người dân địa phương vẫn còn sử dụng TNR một cách bất hợp pháp. Tại thời điểm nghiên cứu, 34% tổng thu nhập hàng năm của một hộ gia đình trong vùng đệm và 62% tổng thu nhập của một hộ gia đình trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt là từ rừng. Việc thành lập KBTTN (năm 1997) đã làm giảm 30% đến 71,4% diện tích đất và khoảng 50% thu nhập từ rừng của người dân địa phương. Mặc dù đã có vài chương trình hỗ trợ được thực hiện tại KBTTN Pù Mát, song chúng chưa bù đắp được những mất mát do việc thành lập KBTTN gây ra [32]. Các nghiên cứu thực hiện đã phân tích, đánh giá sự phụ thuộc của cộng đồng địa phương vào rừng và đất rừng, nhưng chưa đưa ra được các giải pháp để giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến TNR. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã đề cập đến vấn đề tác động của cộng đồng địa phương đến TNR, nhưng chỉ giới hạn ở tác động của cộng đồng địa phương ở vùng đệm đến các VQG hoặc KBTTN. Nguyễn Thị Phương (2003) [14] khi “Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm đến tài nguyên rừng VQG Ba Vì - Hà Tây” đã chỉ ra rằng: Cộng đồng ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng diện tích đất nông nghiệp rất ít và năng suất lúa thấp. Vì vậy, để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày họ tác động tới tài nguyên rừng dưới nhiều hình thức như: Sử dụng đất rừng để sản xuất hàng hóa, khai thác sản phẩm với mục đích tiêu dùng, chăn thả gia súc… trong đó hình thức sử dụng đất rừng để sản xuất hàng hóa cho tỷ trọng thu nhập cao nhất trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng (36,4%). Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá được mức độ tới tài nguyên rừng của các dân tộc, các nhóm hộ khác nhau. Ngô Ngọc Tuyên (2007) [27], đã lượng hóa tốt thể hiện sinh động ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến tổng thu nhập của hộ gia đình cũng như mối quan hệ giữa tổng thu nhập với các nhân tố trong khai thác TNR thông qua việc thực hiện nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến TNR tại KBTTN Na Hang,
  19. 10 Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày người dân đã tác động tới TNR dưới nhiều hình thức song “sử dụng tài nguyên rừng” là hình thức có tác động bất lợi nhất, các dân tộc khác nhau thì mức độ tác động cũng khác nhau. Nghiên cứu đã sử dụng hàm Cobb – Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của HGĐ. Theo nghiên cứu của Bùi Minh Tân (2009) [19] tại KBTTN và di tích Vĩnh Cửu tại Đồng Nai, tác giả đã xác định được các loại hình thu nhập và các nguồn thu nhập của hộ gia đình theo thành phần dân tộc. Theo đó, tổng thu nhập của người Châu - ro (10 - 30 triệu/năm/hộ) thấp hơn so với người Kinh (30 - 50 triệu/năm/hộ). Sự tác động vào rừng dưới 2 hình thức chính là sản xuất trên đất lâm nghiệp và khai thác lâm sản trong rừng của nhóm hộ giàu ít hơn so với nhóm hộ trung bình và nghèo. Khi tính thu nhập từ khai thác lâm sản theo nhóm kinh tế hộ cho thấy, trong số 16 hộ giàu thì chỉ có 9 hộ (tức 56,25%) có thu nhập, còn trong 88 hộ trung bình thì có 47 hộ khai thác (53,4%), riêng ở nhóm hộ nghèo thì có 47 hộ (83,9%). Như vậy, có thể thấy nhóm hộ nghèo tác động vào rừng là nhiều nhất. Khi nghiên cứu “Tác động của người dân địa phương tới TNR tại VQG Ba Bể - Bắc Kạn” của tác giả Trần Ngọc Thể (2009) [20] đã đưa ra kết luận: Thu nhập từ canh tác và khai thác các sản phẩm từ rừng có vai trò quan trọng đối với nhóm hộ rất nghèo, chiếm 28,5% trong tổng thu nhập, giảm dần ở các nhóm hộ và thấp nhất ở nhóm hộ khá (9,8%). Thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp phản ánh rõ nét hoạt động sản xuất lâm nghiệp chưa được người dân khu vực coi trọng, bởi những diện tích này chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy và một số là rừng nghèo. Thu nhập từ sẩn xuất lâm nghiệp bình quân nhóm hộ là 2%, cao nhất ở nhóm hộ khá (3,4%) và không có thu nhập ở nhóm hộ rất nghèo. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích các tác động bất lợi của người dân địa phương tới tài nguyên rừng( TNR) của VQG Ba Bể mà chưa quan tâm tới những tác động tích cực của người dân, trong khi đó sự tham gia của người dân theo hướng tích cực là phần không thể thiếu đối với công tác bảo tồn ở bất kỳ VQG nào.
  20. 11 Đỗ Thị Hường (2010) khi “Nghiên cứu các tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình” đã đưa ra các tác động tích cực cần được phát huy và các tác động bất lợi cần giảm thiểu của khu vực. Ngoài việc phân tích các tác động tiêu cực của người dân đến KBT để đưa ra các hướng giải pháp, đề tài đã nghiên cứu được tác động tích cực của người dân tới KBTTN Thượng Tiến: Người dân tham gia trồng rừng trong KBT; Người dân tham gia khoanh nuôi, bảo vệ tuần tra rừng; Người dân tham gia tuyên truyền, giáo dục công tác quản lý bảo vệ rừng. Ngoài ra, đề tài còn lượng hoá được mức độ tác động của người dân tới tài nguyên rừng ở KBT bằng cách phân tích các yếu tố sản xuất ảnh hưởng tới tổng thu nhập của các HGĐ thông qua hàm Cobb Douglas (hàm sản xuất có độ co giãn không đổi). Kết quả phân tích cho thấy tồn tại mối quan hệ chặt (R2= 0.757) giữa tổng thu nhập của các HGĐ với các yếu tố sau: Vị trí so với KBT, Loại kinh tế hộ, Số lao động chính, Diện tích đất canh tác thuộc KBT và số lượng gia súc chăn thả [12]. 1.3. Những nghiên cứu tại KBT L&SC Mù Cang Chải KBT L&SC Mù Cang Chải từ khi thành lập đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tác động của người dân tới TNR của KBT. Một số nghiên cứu mới chỉ đánh giá hoạt động sử dụng TNR và ảnh hưởng của điều kiện KT - XH đến các hoạt động này, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xã Chế Tạo, xã vùng lõi của KBT. Các báo cáo này nằm trong khuôn khổ của dự án Hoàng Liên Sơn, theo sự phối hợp của Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế FFI/Việt nam phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm Lào Cai. Báo cáo ‘‘Sử dụng tài nguyên hoang dại/bán hoang dại của người dân địa phương và một số vấn đề sinh thái ở xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái’’ của Phan Thị Anh Đào (2002) đã phân tích mối quan hệ gữa cộng đồng người dân bản địa với các hệ sinh thái, tập trung vào các hệ sinh thái cung cấp các loại tài nguyên bán hoang dại/hoang dại. Đồng thời báo cáo cũng phân tích mối liên quan giữa việc sử dụng tài nguyên với khả năng phục hồi, tính chống chịu của các hệ sinh thái tự nhiên này. Trên cở sở của những kết quả phân tích này, nghiên cứu và đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2