Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) tại Bình Thuận
lượt xem 8
download
Mục tiêu của luận văn là nhân giống cây Trầm hương bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm sản xuất được một lượng lớn cây giống đạt chất lượng cao trong một thời gian ngắn cũng như có khả năng tạo trầm về sau, nhưng giá thành cây con lại thấp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) tại Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1 BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- TRẦN THỊ CẢNH ĐÀI NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) TẠI BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2 BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- TRẦN THỊ CẢNH ĐÀI NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) TẠI BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. DƯƠNG MỘNG HÙNG Đồng Nai, 2012
- 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Thị Cảnh Đài
- 4 LỜI CẢM ƠN Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, những người thân đã tận tình giúp đỡ con về mặt vật chất cũng như tinh thần để con có điều kiện học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau Đại học Trường Đại học Lâm nghiệp và quý Thầy Cô đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, trang bị rất nhiều kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đã chọn. Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Dương Mộng Hùng là người thầy hướng dẫn khoa học đã luôn nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Với tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm giống cây trồng Bình Thuận, các anh chị em bạn hữu, những người đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Bình Thuận, tháng 07 năm 2012 TRẦN THỊ CẢNH ĐÀI
- 5 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ........................................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................................... ii Mục lục ................................................................................................................................ iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .............................................................................. vi Danh mục các bảng ............................................................................................................. vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ............................................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1 Chương 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 3 1.1. Giới thiệu về cây Trầm hương ...................................................................................... 3 1.1.1. Đặc điểm thực vật học 3 1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố ................................................................................... 5 1.1.3. Công dụng của Trầm hương ...................................................................................... 6 1.1.3.1. Hương liệu mỹ phẩm .............................................................................................. 7 1.1.3.2. Dược Liệu ............................................................................................................... 7 1.1.3.3. Các lĩnh vực khác.................................................................................................... 8 1.1.4. Tình hình khai thác Trầm hương trong tự nhiên ........................................................ 9 1.1.5. Giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn gien .............................................................. 10 1.2. Khái niệm về nuôi cấy mô ...........................................................................................11 1.3. Các giai đoạn chính trong quá trình nhân giống .......................................................... 13 1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị ........................................................................................... 13 1.3.2. Giai đoạn cấy khởi động ........................................................................................... 14 1.3.3. Giai đoạn nhân nhanh 14 1.3.4. Tạo cây hoàn chỉnh (ra rễ) ........................................................................................ 15 1.3.5. Đưa cây ra môi trường tự nhiên ................................................................................ 15 1.4. Những thành tựu về cây Trầm hương trên thế giới và Việt Nam ................................ 16 1.4.1. Trên thế giới ..............................................................................................................16 1.4.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................... 17
- 6 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... ................................................................................................................ 21 2.1. Mục tiêu ....................................................................................................................... 21 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 21 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 21 2.2. Đối tượng ..................................................................................................................... 21 2.2.1. Cây mẹ lấy vật liệu ........................................................................................... 21 2.2.2. Vật liệu nuôi cấy (mẫu cấy) .......................................................................................22 2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 22 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................23 2.5. Phương pháp nghiên cứu 24 2.5.1. Lựa chọn phương pháp khử trùng mẫu vật nuôi ở các nồng độ khác nhau của HgCl2 và Ca (0Cl)2 trong các khoảng thời gian khác nhau ...........................................................26 2.5.2. Chọn loại môi trường phù hợp .................................................................................. 26 2.5.3. Ảnh hưởng của vitamin B2 đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu ............................................................................................................................................ 27 2.5.4. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến hệ số nhân chồi và chất lượng chồi 28 2.5.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu ........... 28 2.5.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ BAP + NAA đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu.…………………………………………………………………… .28 2.5.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình/cây và chiều dài trung bình của rễ 29 2.5.4.4. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống và chiều cao cây con ở vườn ươm -- 29 2.5.4.5. Điều kiện thí nghiệm.............................................................................................. 31 2.5.5.. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................... 31 2.5.6. Thu thập và xử lý số liệu .......................................................................................... 32 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 35 3.1. Lựa chọn phương pháp khử trùng mẫu cấy ..................................................................35 3.2. Nghiên cứu loại môi trường thích hợp cho nhân nhanh chồi ..................................... 38
- 7 3.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamine B2 vào môi trường đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu ...................................................................................................................... 43 3.4. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng trong môi trường đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu ...................................................................................................................... 47 3.4.1. Ảnh hưởng của BAP đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu ............................ 46 3.4.2. Ảnh hưởng của sự phối hợp nồng độ BAP + NAA trong môi trường đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu .................................................................................................52 3.4.3. Ảnh hưởng của sự phối hợp nồng độ IBA trong môi trường tỷ lệ chồi ra rễ, số rễ trung bình/cây và chiều dài của rễ 57 3.4.4. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống và chiều cao của cây con ở vườn ươm -- 62 Chương 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 65 4.1. Kết luận .......................................................................................................................65 4.2. Tồn tại .........................................................................................................................65 4.3. Kiến nghị.....................................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 8 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BAP 6- Benzyl amino purine B2 Riboflavil Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ca (0Cl)2 Hypoclorit canxi Na0Cl Hypoclorit natri HgCl2 Clorua thuỷ ngân IBA 3-Indol butyric acid NAA Nathyl acetic acid PVP polyvinin pyrroline CW Nước dừa MTĐC Môi trường được chọn ĐC Đối chứng CT Công thức HSNC Hệ số nhân chồi TLCHH Tỉ lệ chồi hữu hiệu TLCS Tỉ lệ cây sống CCTB Chiều cao trung bình TLCRR Tỉ lệ chồi ra rễ SRTB Số rễ trung bình CDTBR Chiều dài trung bình rễ
- 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Công thức khử trùng mẫu cấy 26 2.2 Công thức ảnh hưởng của 5 loại môi trường đến hệ số nhân 27 chồi và tỉ lệ chồi hữu hiệu 2.3 Công thức ảnh hưởng của vitamin B2 đến khả năng nhân 27 chồi 2.4 Công thức thí nghiệm nhân chồi ảnh hưởng của nồng độ 28 BAP 2.5 Công thức thí nghiệm nhân chồi ảnh hưởng của nồng độ BAP 29 và NAA 2.6 Công thức thí nghiệm ra rễ 29 3.1 Tổng hợp kết quả khử trùng mẫu 36 3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của 5 loại môi trường đến 39 HSNC 3.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin B2 đến HSNC và 43 TLCHH 3.4 Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến HSNC và TLCHH 48 3.5 Ảnh hưởng của sự phối hợp nồng độ BAP + NAA đến HSNC 53 và TLCHH 3.6 Ảnh hưởng nồng độ IBA đến tỷ lệ chồi ra rễ, số rễ trung bình 58 và chiều dài của rễ 3.7 Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống của cây 62 con tại vườn ươm
- 10 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1.1 Một số hình ảnh về cây Trầm hương ngoài thực địa 5 1.2 Nước hoa từ trầm 7 1.3 Nhang từ Trầm 8 1.4 Đồ thủ công mỹ nghệ 9 2.1 Hình cây cung cấp vật liệu đưa mẫu vào 22 3.1 Biểu đồ tỉ lệ mẫu sống khi khử trùng mẫu 36 3.1 Hình khử trùng mẫu sau 3 tuần nuôi cấy 38 3.2 Biểu đồ ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến 40 HSNC 3.2 Hình mẫu nuôi cấy sau 4 tuần trong môi trường MS* 41 3.3 Hình mẫu nuôi cấy sau 4 tuần trong môi trường WPM 42 3.3 Biều đồ ảnh hưởng của vitamin B2 đến HSNC 44 3.4 Hình mẫu nuôi cấy sau 4 tuần trong môi trường Litvay 42 3.4 Biểu đồ ảnh hưởng của vitamin B2 đến TLCHH 44 3.5 Hình mẫu nuôi cấy trong môi trường WPM không bổ 46 sung B2 sau 4 tuần nuôi cấy 3.5 Biểu đồ ảnh hưởng của BAP đến HSNC 48 3.6 Biểu đồ ảnh hưởng của BAP đến TLCHH 49 3.6 Hình mẫu nuôi cấy trong môi trường có bổ sung 46 2.0mg/l B2 sau 4 tuần nuôi cấy 3.7 Hình mẫu nuôi cấy trong môi trường có bổ sung 2mg/l 51 BAP sau 4 tuần nuôi cấy 3.8 Hình chồi Trầm hương trong môi trường không bổ 52 sung BAP sau 4 tuần nuôi cấy 3.7 Biểu đồ ảnh hưởng sự phối hợp nồng độ BAP+NAA 54 đến HSNC 3.8 Biểu đồ ảnh hưởng sự phối hợp nồng độ BAP+NAA 55
- 11 đến TLCHH 3.9 Hình chồi Trầm hương trong môi trường có bổ sung 52 0.5mg/l BAP sau 4 tuần nuôi cấy 3.9 Biểu đồ ảnh hưởng của IBA đến tỉ lệ chồi ra rễ của 60 cây 3.10 Hình chồi Trầm hương trong môi trường có phối hợp 57 0.5mg/l BAP+ 0.2mg/l NAA sau 4 tuần nuôi cấy 3.10 Biểu đồ ảnh hưởng của IBA đến số rễ trung bình của 60 cây 3.11 Hình chồi nuôi cấy trong môi trường có bổ sung 62 0.5mg/l IBA sau 4 tuần nuôi cấy 3.11 Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỉ lệ 63 cây sống 3.12 Hình cây cấy ra ngoài bầu đất 64
- 12 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Trầm hương còn gọi là cây Dó bầu, hay cây Kì nam, trong gỗ của nó có khả năng sinh ra một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm hương hay Kì nam. Trầm hương có rất nhiều công dụng đã được biết và sử dụng từ hàng ngàn năm qua ở nhiều nước trên thế giới. Từ xưa đến nay Trầm hương và Kì nam là loại sản phẩm đặc biệt quý hiếm của rừng mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người. Đây là sản phẩm đặc biệt có giá trị để sản xuất một số loại dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp cũng như dùng trong tín ngưỡng của nhiều tôn giáo ở nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà Trầm hương có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường. Điều này đã làm cho cây Trầm hương trở thành loài thực vật đặc biệt được nhiều nhà khoa học và người dân chú ý, có giá trị đặc biệt về mặt nghiên cứu khoa học ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Với giá trị lợi nhuận cao, người khai thác trầm bằng cách đốn tất cả các cây, dùng dao hoặc rìu bổ dọc suốt thân và rễ để tìm trầm. Hậu quả là nguồn gien của cây Trầm hương bị mai một, những cây Trầm hương đầu dòng hiện nay còn rất ít trong các cánh rừng nguyên sinh, có nơi hầu như không có cây lớn để gieo giống. Hiện cây Trầm hương đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt và đang được xếp vào loại “Nguy Cấp – EN” trong Sách Đỏ Việt Nam [2], cần được bảo tồn và phục hồi. Để thực hiện phương án bảo tồn, phát triển nguồn gien và khôi phục lại nguồn đặc sản quý hiếm, thì đi đôi với việc bảo vệ, cấm khai thác nguồn gien tự nhiên là nghiên cứu các biện pháp nhân giống cây Trầm hương hoàn toàn mang đầy đủ các đặc tính ưu việt của cây bố mẹ nhằm cung cấp nguồn giống đồng đều, sạch bệnh, cũng như làm cơ sở để tạo ra một số lượng lớn cây giống từ việc nhân nhanh những cây Trầm hương ưu việt đã có trầm chỉ trong một thời gian ngắn là công việc phải được đặt ra và triển khai khẩn trương. Trước tình hình đó, để sản xuất được một số lượng lớn cây giống đạt
- 13 chất lượng cao cũng như có khả năng tạo trầm về sau, nhưng giá thành cây con lại thấp. Việc nghiên cứu nhân giống cây Trầm hương bằng kỹ thuật nuôi cấy mô để hoàn thiện công nghệ và phục vụ nguyên liệu giống cho phát triển các vùng chuyên canh trầm hương xuất khẩu là rất cần thiết. Từ những đặc điểm, nhu cầu thực tiễn và nhu cầu khoa học nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhân giống In vitro cây Trầm Hương (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) tại Bình Thuận”.
- 14 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu về cây Trầm hương Tên Việt Nam: Trầm hương hay Dó bầu, Kỳ nam, Rà hương Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte Lớp (Class): Magnoliopsida Bộ (Order): Myrtales Họ (Family): Thymelaeaceae 1.1.1. Đặc điểm thực vật học Trầm hương là một loại cây gỗ lớn, tán thưa, cao khoảng 20m (cũng có thể đạt được 40m). Đường kính ngang ngực 40-50cm (có thể đạt được 80cm). Vỏ mỏng khoảng 2-4mm, trong vỏ có nhiều sợi dài, bền. Lá đơn, mọc cách, hình ngọn giáo, dài 6-15cm, rộng 2-3cm, đầu mũi nhọn. Hoa tự hình tán, màu trắng. Quả mang hình trứng ngược, dài 3-5cm, rộng 2-3cm, có nhiều lông. Khi chín khai thành hai mảnh, và có từ một đến hai hạt màu đen, có hai phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở phía dưới, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên trong mềm có chứa nhiều dầu. Một đặc điểm cần chú ý là hạt Trầm hương có đời sống rất ngắn. Cho đến nay việc nhân giống vẫn chủ yếu bằng hạt. Quả sau khi thu hái cần phơi trong bóng mát, chỉ sau vài ngày, vỏ quả sẽ nứt và hạt rơi ra. Mỗi quả chỉ chứa một hạt, cây có kích thước trung bình hàng năm chỉ cho chừng 2.000 hạt. Khối lượng trung bình của 1.000 hạt ở loài A. malaccensis nặng khoảng 670 gram. Hạt Trầm mất sức nảy mầm rất nhanh, do đó cần gieo hạt ngay sau khi thu hái. Sau khi gieo khoảng 10 – 12 ngày, hạt đã bắt đầu nảy mầm; tuy nhiên thời gian nảy mầm cũng có thể chậm hơn, đôi khi tới trên một tháng. Những thử nghiệm tại Ấn Độ đã cho biết, thời gian bảo quản có ảnh hưởng lớn đến khả năng nảy mầm của hạt. Gieo hạt ngay sau khi thu hái thì tỷ lệ nảy
- 15 mầm đạt khoảng 65%; nếu bảo quản hạt một tuần rồi mới đem gieo thì tỷ lệ nảy mầm giảm rõ rệt, còn khoảng 45%. Sau ba tuần bảo quản, tỷ lệ hạt nảy mầm chỉ còn có 5%. Thời gian ra hoa kết trái: Cây Trầm hương sau khoảng 4-5 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa kết trái, tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra hoa có khác nhau. ở Miền Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 và trái chín vào tháng 7 dương lịch. Nhưng ở Miền Nam thời gian ra hoa tháng 2, trái chín tháng 5-tháng 6 dương lịch. Ở giai đoạn vườn ươm, cây con cần giữ đủ ẩm, cần che bóng và phòng trừ sâu bệnh. Khi cây mạ đạt 40 – 45 ngày tuổi thì cây đã cao khoảng 3 – 4 cm, có thể đánh trồng vào bầu đất. Khoảng 10 – 12 tháng tuổi, cây con đã đạt độ cao 30 – 35 cm, lúc này có thể đưa ra trồng trên diện tích sản xuất. Tại Malaysia, việc trồng cây con trong bầu với bộ rễ nguyên vẹn đã đạt tỷ lệ sống rất cao. Tại miền Đông Bắc Ấn Độ, thời vụ trồng Trầm trên diện tích sản xuất thường vào các tháng 5 – 6 và khoảng cách trung bình giữa các cá thể là 2,5 m x 2,5 m. Các quần thể Trầm của Malaysia đã được trồng theo khoảng cách 6 m x 2 m. Thời gian đầu, việc làm cỏ, làm vệ sinh trong các quần thể Trầm là rất cần thiết. Năm đầu tiên thường phải làm cỏ đến 4 lần; các năm tiếp theo, khi Trầm đã sinh trưởng tốt thì số lần làm cỏ sẽ giảm dần. Khi Trầm đã đạt 5 – 6 năm tuổi, mỗi năm chỉ cần làm cỏ một lần. Sau thời kỳ này, việc tỉa thưa dần để tạo điều kiện dinh dưỡng, độ thông thoáng và ánh sáng cho cả quần thể là hết sức cần thiết. Trong rừng tự nhiên, để tạo điều kiện cho Trầm phục hồi và sinh trưởng, cần trồng dặm bổ sung hoặc phát quang loại bỏ dây leo và các cây khác có giá trị kém. Hiện vẫn chưa có thông tin gì về vấn đề sâu bệnh hại ở
- 16 Trầm. Hình 1.1. Một số hình ảnh về cây Trầm hương ngoài thực địa 1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố Trên thế giới chi Trầm hương (Aquilaria) gồm khoảng 8 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây Trầm hương thường mọc rải rác trong các vùng rừng dọc miền Trung và các tỉnh phía Nam, xuống tận An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc, có nơi có mật độ cao, đạt đến 120 - 150 cây/ha như Ba Rền (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh). Phân bố tập trung nhất và nhiều nhất là ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Gia Lai, Kontum, Phú Yên và Kiên Giang [8]. Trong tự nhiên cây Trầm hương thường mọc trong vùng rừng nhiệt đới ẩm trên địa hình có độ cao so với mực nước biển từ 300-1000m, nhưng tập trung nhiều nhất ở độ cao 700m và rất thích hợp ở những nơi có độ dốc từ 25 0 trở lên. Tuy nhiên trong thực tế cây Trầm hương vẫn sinh trưởng tốt ở những nơi có độ cao trên dưới 40m so với mực nước biển. Nhìn chung, Trầm hương là loài thực vật ưa sáng, mọc rải rác trong các khu rừng nhiệt đới, mọc ở độ cao 50-1200m. Nơi cao nhất được tìm thấy ở núi Chu Yang Sinh thuộc tỉnh
- 17 Đăklăk của Việt Nam. Thường thì cây Trầm hương mọc riêng lẻ nhưng cũng có khi tìm thấy một nhóm 5-6 cây mọc gần nhau. 1.1.3. Công dụng của Trầm hương Cây Dó bầu và sản phẩm chính của nó là Trầm hương đã có lịch sử từ lâu đời của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đó là việc Trầm hương thường có mặt trong các tác phẩm văn học, trong tín ngưỡng tôn giáo, trong các đền đài...[6]. Theo tài liệu khảo cổ học thì từ thời cổ đại xa xưa ông cha ta đã biết khai thác và sử dụng Trầm hương Đời nhà Hán (206-220TCN) nhiều nước trên thế giới đã đến Giao Châu để mua bán mà chủ yếu mua các sản vật từ Phương Nam đặc biệt quý hiếm như sừng Tê Giác, Ngà Voi, Trầm hương để đóng những chiếc rương đựng gia bảo như Long Bào của Hoàng Đế. Trầm hương còn là sản vật dùng để cống nộp hoặc là tặng phẩm của vua chúa ở nhiều nước trên thế giới. Như là ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, IRan, IRắc, Hy Lạp…Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Ky Tô…đều tôn sùng Trầm hương trong những buổi cúng lễ. Hầu hết các tín đồ theo các đạo kể trên đều coi Trầm hương là vật linh thiêng, giao lưu truyền cảm giữa người sống và tâm linh. Trầm hương đã được đề cao đặc biệt trong văn học Phương Đông cũng như trong nền văn học Việt Nam, cả văn học dân gian cũng như văn học chính thống. Như Nguyễn Du đã nói đến Trầm hương trong Truyện Kiều, Nguyễn Gia Thiều trong “Cung Oán Ngâm Khúc”…Và cả trong ca dao tục ngữ. Ngày nay cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật con người không ngừng tôn vinh giá trị của Trầm hương. Đó là việc chiết xuất tinh dầu Trầm để làm nước hoa đã và đang được phụ nữ trên thế giới ưa chuộng. Việc chiết xuất các chất thứ cấp có trong tinh dầu Trầm để làm dược liệu…chính vì
- 18 những vấn đề đó mà Trầm hương ngày càng có giá trị kinh tế cao, và được sử dụng trong các lĩnh vực sau: 1.1.3.1. Hương liệu mỹ phẩm Làm chất định hương, điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Sental, Nuitd’Orient, làm xà phòng tắm cao cấp dùng cho vua chúa thời trước. 1.1.3.2. Dược Liệu Là vị thuốc quý hiếm, có công Hình 1.1. Nước hoa từ trầm dụng chữa bệnh. * Trong Đông Y Hình 1.2. Nước hoa từ trầm + Trừ sơn lam chướng khí: Người ta thường xông Trầm trong nhà để trừ khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa sơn lam chướng khí. Ở một vài vùng, là vùng Phú Khánh, người ta thường bọc Kỳ nam trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như “bùa hộ mệnh”. Trẻ em dưới 1 tuổi đeo 2 chỉ, 1 đến 5 tuổi đeo 3 chỉ, người lớn đeo 5 chỉ. + Dùng làm thuốc giải nhiệt và trừ sốt rét: Ở Campuchia, theo các bác sĩ Menaut và Phana Douk, người ta thường dùng Kỳ nam, Trầm và ngà voi mài với nước lạnh để uống. Ngày 2-3 lần, mỗi lần uống từ 3 phân đến 1 chỉ. + Thuốc trừ đau bụng: Theo bác sĩ Sallet ghi nhận thì thuốc Nam có toa thuốc trị đau bụng rất hay gồm: Trầm hương 2 chỉ, sắc cùng Đậu khấu, hạt cau, vỏ cây Mộc lan, Sa nhơn, Can khương...trong 2 chén rưỡi nước còn lại 9 phân chia uống thành 2 lần trong ngày sẽ làm cho bụng hết quặn đau. + Chữa bệnh đường tiểu tiện: Người ta thường mang Trầm Kỳ ở vùng hội âm để chữa bệnh đường tiểu tiện. + Theo Đông y, Kỳ nam dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ gây nên, làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn
- 19 thở gấp, hạ được nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên. Mài từ 3 phân tới 1 chỉ, tùy theo tuổi lớn nhỏ hòa với nước lạnh hoặc bỏ vào nước đun sôi mà uống. + Chống chỉ định - Trầm Kỳ là thuốc trụy thai, nên phụ nữ có thai không nên uống hoặc mang trong mình, có thể làm sảy thai. - Những người suy nhược và biếng ăn, suy gan…không nên dùng Trầm hương. * Trong Tây Y: Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch ( đau ngực, suy tim), bệnh hô hấp (hen suyễn), bệnh thần kinh (an thần, trị mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh…), bệnh về tiêu hóa đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về đường tiết niệu ( bí tiểu tiện)… 1.1.3.3. Các lĩnh vực khác + Sản phẩm biếu tặng trong lĩnh vực ngoại giao + Ướp xác… +Tôn giáo: đốt trong các chùa chiền, đền thờ…vào dịp lễ đặc biệt, làm nhang để đốt vào lúc cúng kiến. + Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ: Tượng, vật cảnh, đồ trang trí… + Làm giấy quý ( vẽ tranh, viết kinh thánh…) Hình 1.3. Nhang từ Trầm
- 20 Các nhà khoa học ở Trường Ðại học Rutgers, bang New Jersey (Mỹ) đã sử dụng một số loại cây Trầm hương phổ biến có tên khoa học là Commiphora myrrha để tiến hành thử nghiệm trên loại tế bào ung thư vú MCF-7, vốn có tính năng kháng các thuốc trị ung thư. Kết quả toàn bộ tế bào ung thư đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Phát hiện này cho thấy thêm một Hình 1.4. Đồ thủ công mỹ nghệ giá trị nữa của nhựa Trầm hương trong lĩnh vực y khoa ngoài tác dụng làm thuốc giảm đau, làm lành vết thương, chống sâu răng. 1.1.4. Tình hình khai thác Trầm hương trong tự nhiên Trầm hương, Đinh hương, Nhục quế, Dầu thơm…xuất hiện rất sớm trên thị trường cùng với muối ăn. Trong đó Trầm hương được xem là mặt hàng quý giá nhất do có những công dụng đặc biệt trong đời sống cũng như trong các tín ngưỡng tôn giáo. Ở Việt Nam, việc khai thác và sử dụng Trầm hương đã có từ rất lâu đời. Vào thời Bắc thuộc, nhà nước phong kiến phương Bắc hàng năm buộc nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quý giá như Ngà Voi, Sừng Tê Giác, Ngọc Trai…Trong đó có cả Trầm hương. Dưới triều nhà Nguyễn, việc khai thác Trầm hương được nhà nước quản lý hết sức chặt chẽ. Đối với những vùng có nguồn Trầm hương để khai thác, triều đình cắt đặt các đội canh tuần và buộc những người đi điệu vào rừng lấy Trầm về cống nạp. Vào thời Pháp thuộc, lệ bắt dân lấy Trầm nạp cho vua quan được bãi bỏ, nhưng bù vào đó chính quyền thực dân Pháp tăng cường kiểm soát việc chặt đốn cây Dó bầu để khai thác Trầm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn