intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sự biến động của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại Lâm viên Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được thành phần, mật độ, diễn biến của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại Lâm viên Sơn La nhằm phục vụ công tác dự tính dự báo, từ đó đề xuất biện pháp quản lý côn trùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sự biến động của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại Lâm viên Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- HOÀNG THỊ HỒNG NGHIỆP NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC LOÀI CÔN TRÙNG TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA MỚI TRỒNG TẠI LÂM VIÊN SƠN LA Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG.TS NGUYỄN THẾ NHÃ Hà Nội, 2010
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, rừng có vai trò rất quan trọng và quyết định tới đời sống của con người, từ lâu rừng đã được coi là “lá phổi xanh” của nhân loại. Tuy nhiên sự thu hẹp về diện tích và suy giảm về chất lượng của rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn đã và đang là hiểm hoạ đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của con người. Thấy rõ được vấn đề đó, tỉnh Sơn La đã hưởng ứng và khuyến khích người dân gây trồng cây bản địa nhằm góp phần khôi phục vốn rừng đã mất, cụ thể đã có dự án di dời một số loài cây bản địa thuộc khu vực vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La về gây trồng tại Lâm viên Sơn La. Cây bản địa có những ưu điểm vượt trội như: Thích nghi với một số dạng lập địa trong vùng phân bố; Ít bị tổn hại bởi các tác nhân gây tổn hại nên có tính ổn định cao; Tạo ra cảnh quan phù hợp với tiềm thức và văn hoá dân tộc; Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết và phát triển….Với những ưu điểm như vậy việc gây trồng cây bản địa ngay tại địa phương sẽ góp phần tích cực và cũng là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình phục hồi rừng. Trong phát triển nông lâm nghiệp, côn trùng là một nhóm động vật được con người quan tâm bởi chúng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của họ. Côn trùng là nhóm động vật có rất nhiều bí ẩn, với sự phong phú đa dạng không một nhóm sinh vật nào sánh kịp nên côn trùng trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học cũng như những người yêu thích thiên nhiên. Côn trùng là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái rừng với các mặt tích cực như góp phần thụ phấn cho nhiều loài cây, cung cấp dinh dưỡng cho các loài động vật, kìm hãm các sinh vật gây hại… góp phần tạo nên cân bằng sinh thái. Côn trùng cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực khi
  3. 2 chúng có cơ hội phá hại. Tuy vậy sự có mặt của các loài côn trùng trên những loài cây bản địa ít được quan tâm, chú trọng. Vậy để biết được thành phần, mật độ, diễn biến của chúng ra sao chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn “Nghiên cứu sự biến động của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại Lâm viên Sơn La”. Luận văn này được tiến hành nhằm góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng tài nguyên rừng ở nước ta.
  4. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Trên thế giới những nghiên cứu về sâu bệnh hại nói chung, sâu bệnh hại cây lâm nghiệp nói riêng rất phong phú, lĩnh vực này cũng được các nước trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Đó là các nghiên cứu cơ bản về sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ, trong đó có những nghiên cứu về côn trùng thiên địch, biện pháp sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích theo hướng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp. Các nghiên cứu đáng chú ý về côn trùng trong khu vực là các công trình nghiên cứu của Trung Quốc. Năm 1987, Thái Bàng Hoa và Cao Thu Lâm [27] đã công bố công trình phân loại côn trùng rừng Việt Nam. Cố Mậu Bình, Trần Phượng Trân (1997) [24] đã cung cấp một tài liệu tham khảo quan trọng để phân loại các loài bướm ngày qua cuốn “Bướm đảo Hải Nam”. Tài liệu này giới thiệu trên 500 loài bướm ngày khác nhau, thể hiện bằng ảnh màu chụp dưới nhiều góc độ và nhiều dạng cho thấy riêng bướm bướm ngày trong khu vực đã có sự đa dạng rất lớn, Xiao Gangrou, 1991 [29] thông qua cuốn “Côn trùng rừng Trung Quốc” đã cho thấy những nghiên cứu cơ bản về hình thái, tập tính của các loài sâu hại cây lâm nghiệp. Mặc dù cuốn sách dày trên 1300 trang nhưng cũng chỉ giới thiệu được những loài côn trùng có ý nghĩa kinh tế đặc biệt và sâu hại. Viện nghiên cứu khoa học Trung Quốc, 1978 [28] với cuốn “Sổ tay côn trùng thiên địch” đã mô tả về hình thái và tập tính của các loài côn trùng thiên địch
  5. 4 Một trong những tài liệu về thiên địch đáng quan tâm là “Tạp chí bọ rùa Vân Nam” của Tào Thành Nhất [26]. Đây là tài liệu phân loại nên ít đề cập dến sự đa dạng sinh học cuả bọ rùa. Năm 1989, Coulson, Sauders, Loh, Oliveria, Barry Drummond và Swain [25] đã có những chuyên đề và chương trình nghiên cứu về quản lý côn trùng hại rừng. Thông qua các chương trình để từng bước hoàn thiện IPM. Các chương trình đã gắn sự hiểu biết về môi trường với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính để IPM giải quyết những vấn đề tồn tại và đưa ra quyết định thực hiện phù hợp với việc quản lý sâu hại lâm nghiệp và có thể cho cả nông nghiệp. Kết quả các nghiên cứu trên đã góp phần làm giàu kho tàng kiến thức quản lý côn trùng. Tuy nhiên ở mỗi loài sâu hại, mỗi loài cây, mỗi quốc gia cần sáng tạo khi vận dụng chúng và đặt yêu cầu thực tiễn cụ thể của từng khu vực lên hàng đầu. 1.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu về cây bản địa đặc biệt côn trùng trên cây bản địa ở nước ta nhìn chung chưa được chú trọng, đặc biệt là côn trùng lâm nghiệp. Các nghiên cứu về côn trùng đã thực hiện chủ yếu tập trung vào nhóm côn trùng có hại, phổ biến là nghiên cứu các đặc tính sinh vật học, sinh thái học, từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ mang tính chất chỉ đạo chung. Một số nghiên cứu về côn trùng có lợi mới chỉ đánh giá về mặt kinh tế mà chưa chú ý đến tác dụng nhiều mặt khác của của chúng. Những nghiên cứu cơ bản về côn trùng Việt Nam cũng dừng lại ở mức độ báo cáo, tài liệu giảng dạy và trong phạm vi hẹp với một số loài đại diện. Trên thực tế ở nước ta chưa có tài liệu đầy đủ về côn trùng để phục vụ công tác nghiên cứu, tra cứu và ứng dụng. Thời gian gần đây, trước yêu cầu phát triển nhiều mặt của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - sinh thái môi trường, nghiên cứu về côn trùng đã được chú ý đầu tư.
  6. 5 Công tác dự tính dự báo loài sâu róm thông được Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện năm 1983 [12] làm cơ sở cho việc sử dụng phương pháp sinh học trong phòng trừ. Nghiên cứu này đã giúp cho việc dự báo thời kỳ xuất hiện các lứa sâu trong năm, dự báo mật độ sâu, mức độ gây hại và khả năng hình thành dịch. Nguyễn Tiến Định (2000) [8] đã có đề tài tốt nghiệp nghiên cứu về sự biến động của các loài côn trùng có ích trên một số loài cây trồng bản địa tại Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp. Trên 3 loài cây Lim xanh, Sồi phảng và Đinh thối đã phát hiện được 15 loài côn trùng có ích thuộc 7 họ, 4 bộ. Các loài cây khác nhau nhưng thành phần loài cũng tương tự nhau. Lý Thị Tiệp (2000) [20] cũng đã có đề tài tốt nghiệp nghiên cứu về sự biến động của các loài côn trùng có hại trên một số loài cây trồng bản địa tại Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp. kết quả thu được 14 loài sâu hại thuộc 12 họ, 6 bộ. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001) [16] đã xuất bản giáo trình “Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp”. Các tác giả nhấn mạnh điều tra, dự tính, dự báo sâu, bệnh hại rừng là công việc có liên quan trặt chẽ với nhau. Điều tra là cơ sở của dự tính, dự báo, điều tra sâu bệnh hại càng tiến hành kịp thời, chính xác thì kết quả dự báo càng đảm bảo độ tin cậy. Dự tính, dự báo là cơ sở cho phòng trừ sâu, bệnh hại và quản lý hữu hiệu nguồn tài nguyên côn trùng và vi sinh vật có ích. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002) [15] đã xuất bản cuốn “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích - tập I”. Đây là tài liệu được nghiên cứu và biên soạn giúp cho những nhà quản lý tài nguyên rừng có cơ sở khoa học để dưa ra các giải pháp thích hợp trong việc phòng trừ sâu, bệnh hại rừng theo nguyên lý quản lý dịch hại tổng hợp, Lợi dụng được sự khống chế tự nhiên
  7. 6 của các loài côn trùng thiên địch, giữ gìn cân bằng sinh thái tự nhiên và an toàn cho môi trường. Nguyễn Thế Nhã và các cộng sự trường Đại học Lâm nghiệp (2003) [18] đã xây dựng mô hình định lượng nguồn dinh dưỡng của sâu bệnh hại để xác định ngưỡng kinh tế trong dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng keo tai tượng. Đây là một vấn đề đang làm các nhà quản lý, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp rất quan tâm. Về cây bản địa, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã chấp nhận tài trợ cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2000) [22], một dự án nghiên cứu mang tên “ Đánh giá sử dụng cây bản địa trong trồng rừng ở Việt Nam” trong tài khóa từ tháng 3 – 2000 đến tháng 3 – 2002. Dự án đã cho kết quả: Đánh giá được hiện trạng một số loài cây bản địa trong trồng rừng; Đánh giá tiềm năng sử dụng cây bản địa vảo trồng rừng; Xây dựng rừng trồng mô hình cho một số loài có tiềm năng. Đoàn Đình Tam (2006) [19] đã có đề tài “Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến – Kim Bôi – Hoà Bình”. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie), thuộc họ Dầu (Dipterocarpacaea). Chò chỉ là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế lớn và giá trị đa dạng sinh học cao. Đặc biệt Chò chỉ có tên trong sách đỏ Việt Nam và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao cần được bảo tồn. Chò chỉ có biên độ sinh thái hẹp, thường mọc tự nhiên ven sông suối, chân hoặc sườn núi dốc, độ cao ≤ 700m so với mực nước biển. Chò chỉ là loài cây có mức độ tái sinh tự nhiên thấp, tái sinh có dạng phân bố cụm, đám. Ở phía Bắc Chò chỉ phân bố ở các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình. Tại miền Trung có ở Nghệ An, Hà Tĩnh, còn ở các tỉnh phía Nam hầu như không thấy xuất hiện.
  8. 7 Công trình nghiên cứu của Trần Ngọc Hải (2007) [10] về thu thập, bảo tồn nguồn gen thực vật rừng đặc hữu và quý hiếm tại vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, đã chỉ ra khu vực có đặc chưng của khu hệ thực vật Tây Bắc. Tại đây có nhiều loài thực vật rừng đặc hữu quý hiếm, một số loài là cây đặc hữu của Việt Nam, hiện chỉ còn phân bố rải rác tại một số địa phương trong khu vực. Tác giả nhận định việc bảo tồn các loài thực vật tại khu vực lòng hồ là hết sức cấp bách, cần được quan tâm. Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh, 2008 [1]. Báo cáo kết quả đánh giá Bước đầu trồng nâng cấp rừng phòng hộ bằng cây bản địa tại Hà Tĩnh. Được sự quan tâm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh và Chi cục Lâm nghiệp, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã triển khai các mô hình thực nghiệm trồng nâng cấp rừng phòng hộ bằng các loài cây gỗ bản địa lá rộng như Lim xanh, Re hương, Cồng trắng… dưới tán rừng Keo thuần loài với cường độ chặt tỉa thưa 20%, 30%, 50% diện tích Keo để điều tiết độ tàn che thích hợp. Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có một đề tài hay báo cáo nào nghiên cứu về côn trùng lâm nghiệp được công bố. Đặc biệt sự biến động côn trùng trên cây bản địa lại chưa được quan tâm, chú trọng. Trong khi đó phát triển các cây trồng bản địa là biện pháp hữu hiệu trong công tác phục hồi rừng ở nước ta hiện nay. Vậy việc nghiên cứu sự biến động của các loài côn trùng trên cây trồng bản địa là thực sự cần thiết.
  9. 8 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng: Các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa tại Lâm viên Sơn La. - Địa điểm: Khu vườn sưu tập Lâm viên Sơn La 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được thành phần, mật độ, diễn biến của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại Lâm viên Sơn La nhằm phục vụ công tác dự tính dự báo, từ đó đề xuất biện pháp quản lý côn trùng. 2.3. Nội dung nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau: 2.3.1. Tìm hiểu thành phần, tình hình sinh trưởng của cây bản địa tại Lâm viên Sơn La. 2.3.2. Điều tra thành phần, mật độ các loài côn trùng trên một số cây bản địa mới trồng tại Lâm viên Sơn La - Xác định thành phần, mật độ côn trùng thiên địch. - Xác định thành phần, mật độ côn trùng có hại 2.3.3. Xác định các loài côn trùng có hại, côn trùng thiên địch chủ yếu 2.3.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của các loài côn trùng chủ yếu - Đặc điểm sinh học cơ bản (đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển) - Đặc điểm sinh thái cơ bản (quan hệ với các yếu tố sinh thái vả biến động của các loài côn trùng chủ yếu)
  10. 9 2.3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng trên cây bản địa khu lâm viên Sơn La - Biện pháp điều tra, giám sát. - Biện pháp dự tính, dự báo tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại và thiên địch - Biện pháp phòng chống sâu hại 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nội dung trên, chúng tôi tiến hành các bước như sau: 2.4.1. Công tác chuẩn bị - Thu thập tài liệu liên quan như bản đồ hiện trạng rừng, điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, … - Chuẩn bị dụng cụ: Mẫu biểu điều tra, vợt bắt mẫu, lọ đựng mẫu, thước dây, máy ảnh, dao,… 2.4.2. Công tác ngoại nghiệp Tại khu vực điều tra tiến hành các nội dung điều tra sau đây: 1. Điều tra tình hình cây bản địa 2. Điều tra côn trùng cư trú trong tán cây bản địa 3. Điều tra côn trùng cư trú trên thân và gốc cây 4. Điều tra côn trùng cư trú trong đất - Điều tra tình hình cây bản địa Xác định vị trí, tình hình sinh trưởng của một số loài cây bản địa mới trồng tại Lâm viên Sơn La. Tiêu chí đánh giá sinh trưởng của cây chủ yếu dựa vào đường kính, chiều cao, hình dáng tán lá của cây và các yếu tố tác động như sâu, bệnh… cụ thể là: Cây sinh trưởng tốt: Cây có một thân, khoẻ mạnh, đồng đều về chiều cao và đường kính, thân thẳng đẹp, tán lá xanh tốt và ít bị tác động [dẫn theo 4].
  11. 10 Cây sinh trưởng xấu: Cây có từ hai thân trở lên, cây có chiều cao thấp và đường kính nhỏ, thân hình xấu, cong queo, cây bị chèn ép, cụt ngọn, bị tác động bởi sâu, bệnh…[dẫn theo 4] Cây sinh trưởng trung bình là những cây có tiêu chí lựa chọn nằm giữa tiêu chí lựa chọn cây sinh trưởng tốt và cây sinh trưởng xấu. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 2.1. Mẫu biểu 2.1: Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây bản địa Trạng thái rừng: Toạ độ: Độ dốc: Hướng dốc: Người điều tra: Ngày điều tra: Tổng số hố trồng: Số cây sống: Thời tiết đợt điều tra: Sâu Bệnh Ghi Loài HVN HDC D00 Sinh trưởng TT hại hại chú cây (m) (m) (Cm) Tốt T.bình Xấu - Điều tra côn trùng cư trú trong tán cây bản địa Điều tra thành phần, số lượng các loài côn trùng cư trú trong tán cây bản địa được thực hiện theo phương pháp điều tra cây tiêu chuẩn. Với mỗi loài cây bản địa chọn ra một số cây đại diện làm cây tiêu chuẩn. Tiêu chí lựa chọn: Đối với cây có số lượng ít hơn 30: Điều tra toàn bộ số cây; Đối với cây có số lượng lớn hơn 30 cây: Chọn cây tiêu chuẩn theo phương pháp đánh dấu điểm điều tra rồi điều tra 30 cây xung quanh điểm [dẫn theo 16]. Kết qủa thu được ghi vào mẫu biểu 2.2.
  12. 11 Mẫu biểu 2.2. Điều tra thành phần, số lượng các loài côn trùng Loài cây: Người điều tra: Ngày điều tra: Thời tiết đợt điều tra: TT Loài sâu Trứng Sâu non ở các tuổi Nhộng Sâu Ghi 1 2 3 4 5 6 TT chú 1 2 - Điều tra sâu hại thân và gốc cây: Khi điều tra thân cây tiến hành đếm số sâu hại và thiên địch có trên thân cây. Điều tra khu vực gốc cây được tiến hành bằng cách dùng tay hay que nhỏ lật lớp lá khô, cành khô trong khu vực mặt đất xung quanh thân cây cách gốc 60cm [16]. Phương pháp này điều tra tương đối đơn giản, nhanh nhưng phải được thực hiện cẩn thận vì đa số các loài côn trùng thường có màu sắc, vân hoa tương tự như môi trường xung quanh nên rất khó phát hiện. Đánh giá mức độ bị hại và tình hình phân bố các cây bị hại thân và gốc như sau: Không Không có cây bị hại Hại nhẹ Có một vài cây bị hại lẻ tẻ (< 10% số cây) Hại vừa Những cây bị hại tập trung từ 3 ÷ 10 cây (10 ÷ 30% số cây) Hại nặng Những cây bị hại tập trung trên 10 cây (> 30% số cây) - Điều tra sâu dưới đất: Một số loài sâu cư trú ở dưới đất, ta tiến hành điều tra trên ô dạng bản. Ô dạng bản được bố trí nằm dưới tán cây đã được chọn để điều tra, thường ngay sát với gốc cây. Như vậy số lượng ô dạng bản có thể bằng ½ số cây điều tra. Dụng cụ cần thiết để điều tra sâu dưới đất là thước mét, cuốc, xẻng hay dụng cụ đào bới khác và bảng mẫu. Sau khi xác định vị xong vị trí của ô dạng
  13. 12 bản, trước hết dùng tay bới kỹ lớp cỏ hay thảm mục trên mặt để tìm kiếm sâu, sau đó nhổ hết cỏ, gạt thảm khô về một phía rồi cuốc lần lượt từng lớp đất sâu 10cm. Đất của mỗi lớp cuốc lên được bóp nhỏ để tìm kiếm các loài sâu, sau đó được kéo lần lượt về các phía ngoài của ô và cứ cuốc như vậy cho đến lớp đất nào không có sâu nữa thì thôi. Các mẫu vật điều tra của từng lớp được ghi chép riêng theo mẫu biểu 2.3 Mẫu biểu 2.3: Điều tra sâu dưới đất Loài cây: Người điều tra: Ngày điều tra: Thời tiết đợt điều tra: TT Độ sâu Loài sâu Số lượng sâu hại Các loài động Ghi ODB lớp đất Trứng Sâu non Nhộng Sâu TT vật khác chú 1 2 Điều tra sâu dưới đất cho ta biết được thành phần các loài sâu, mật độ, tỉ lệ có sâu và độ sâu phân bố của từng loài sâu, số tổ mối có trong ô. 2.4.3. Công tác nội nghiệp Công tác nội nghiệp gồm có: - Xử lý mẫu côn trùng - Xử lý số liệu điều tra - Xác định loài chủ yếu, loài chính a) Xử lý mẫu côn trùng Trong quá trình điều tra côn trùng cần thu thập đầy đủ mẫu vật phục vụ cho phân loại, mô tả, chụp ảnh. Mẫu vật thu được có thể xử lý theo hai cách cơ bản là: Mẫu ngâm và mẫu khô. - Xử lý mẫu ngâm Tất cả mẫu côn trùng không phải sâu trưởng thành thuộc bộ cánh vẩy/bộ cánh phấn (Lepidoptera) đều có thể ngâm trong nước pha 5÷10%
  14. 13 Formaldehyde (Phooc môn) hay cồn 700 có pha thêm ít Formaldehyde. Nguyên tắc chung cần chú ý là ngâm riêng từng pha của từng loài trong dụng cụ ngâm bằng lọ thuỷ tinh nút mài. Nếu thiếu dụng cụ ngâm có thể ngâm chung một số loài có cùng đặc điểm nhưng sau đó phải nhanh chóng tách riêng ra và có ghi chép cụ thể. Sau khi ngâm khoảng 7÷10 ngày có thể vớt mẫu ra chỉnh tư thế như phương pháp xử lý mẫu khô. Mỗi dụng cụ chứa mẫu ngâm phải có nhãn trên đó ghi lại những thông tin liên quan đến loài bên trong. Khi thấy nước ngâm chuyển màu mạnh hay vẩn đục cần thay nước mới. - Xử lý mẫu khô Mọi loài côn trùng đều có thể xử lý thành mẫu khô. Mẫu khô gồm hai loài chính là mẫu cắm kim và mẫu bông. Mẫu cắm kim là mẫu quan trọng nhất. Sau khi thu được côn trùng có thể xử lý ngay thành mẫu khô hay ngâm trong Formaldehyde khoảng 7÷10 ngày rồi mới chuyển thành mẫu khô (Để tránh sự phá hại của các loài động vật ăn côn trùng). Mẫu khô thường được dùng để phân loại, nghiên cứu các đặc điểm hình thái của sâu trưởng thành. Các bước xử lý mẫu khô như sau: + Thu bắt sâu; + Giết chết sâu; + Cắm kim; + Chỉnh hình dáng (tư thế thân thể, râu đầu, chân, cánh); + Làm khô mẫu vật; + Vào hộp, gắn nhãn. Mẫu bông cũng được để trong hộp bằng gỗ hay bằng nhôm với kích thước 35x25x5cm, có một mặt trên bằng kính. Mẫu vật phải được để ngay ngắn và có gắn nhãn như đối với mẫu cắm kim.
  15. 14 Mẫu vòng đời côn trùng có đủ các pha, các ruổi sâu non, nếu là sâu hại thì thêm bộ phận bị hại. b) Xử lý số liệu điều tra Kết quả cần có của điều tra sự biến động của côn trùng trên cây bản địa tại Lâm viên Sơn La là: + Xác định thành phần loài + Tỷ lệ cây có sâu (chỉ số P%) + Mật độ sâu Phương pháp chỉnh lý, tính toán số liệu cụ thể như sau: - Xác định thành phần loài: Để xác định tên loài chúng tôi căn cứ vào đặc điểm của mẫu vật so với mẫu chuẩn của bộ môn Bảo vệ thực vật rừng và Trung tâm thí nghiệm thực hành của khoa Bảo vệ thực vật rừng, dựa vào tài liệu phân loại côn trùng như: + Tài liệu 1: Nguyễn Viết Tùng, 2006 [21]. Bảng tra phân loại các bộ côn trùng (theo pha trưởng thành) + Tài liệu 2: Trần Công Loanh, 1984 [14]. Côn trùng lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp. + Tài liệu 3: Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 2002 [17]. Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích (tập I) – Giáo trình Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp. - Xác định tỷ lệ sâu ta dùng công thức: n P%  N Trong đó: P% = Tỷ lệ cây có sâu n = Số đơn vị điều tra có sâu N = Tổng số đơn vị điều tra
  16. 15 Tỷ lệ có sâu (P%) thể hiện đặc điểm phân bố hay mức độ bắt gặp sâu trong khu vực điều tra. Khi P% > 50% → Loài thường gặp (+++) Khi 25% ≤ P% ≤ 50% → Loài ít gặp (++) Khi P% ≤ 25% → Loài ngẫu nhiên gặp (+) - Xác định mật độ sâu: n S i MS  i 1 n Trong đó: MS = Mật độ sâu của đơn vị điều tra Si = Tổng số lượng sâu cần tính của đơn vị điều tra thứ i n = Tổng số đơn vị điều tra Mật độ của sâu là các giá trị trung bình cộng nên người ta thường tính sai tiêu chuẩn và hệ số biến động để có cơ sở phân tích kết quả điều tra 1 n S  2  n  1 i1 ( Si  M S ) 2 S S%  100 MS Trong đó: S = Sai tiêu chuẩn n = Số đơn vị điều tra (số cây hoặc ô dạng bản…) S% = Hệ số biến động Si = Số lượng sâu của đơn vị điều tra thứ i (i =1→n) MS = Mật độ sâu của đơn vị điều tra Giá trị S% thể hiện sự biến động ít hay nhiều của sâu, giá trị này cũng thể hiện mức độ phân bố của chúng. Nếu S% càng nhỏ thì loài sâu đó xuất hiện đều và ít biến động. Nếu S% càng lớn thì loài đó xuất hiện không đều và biến động nhiều. S% < 25% là loài có mật độ tuyệt đối biến động ít
  17. 16 25% ≤ S% ≤ 50% là loài có mật độ tuyệt đối biến động nhiều S% > 50% Là loài có mật độ tuyệt đối biến động rất nhiều c) Xác định loài chủ yếu và loài chính Vấn đề xác định loài côn trùng chủ yếu là cần thiết vì công tác quản lý cần được thực hiện có trọng tâm và đúng đối tượng. Có hai nhóm chính cần quan tâm là sâu hại và sâu có ích. - Sinh vật hại chính là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng năm ở địa phương. - Sinh vật hại chủ yếu là sinh vật hại mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi. Để tìm ra loài sâu chủ yếu, ngoài sự chú ý tới ảnh hưởng hoặc vai trò của loài đó đối với hệ sinh thái còn cần căn cứ vào một số chỉ tiêu định lượng như: Mật độ, tỷ lệ cây hoặc ô dạng bản có loài. Đối với nhóm sâu hại thì mức độ gây hại, còn với sâu có ích như thiên địch thì khả năng tiêu diệt sâu hại là chỉ tiêu quan trọng để xác định loài chủ yếu.
  18. 17 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA LÂM VIÊN 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 3.1.1. Vị trí địa lý Lâm Viên Sơn La có tọa độ từ: 21o15’00” đến 21o15’15” vĩ độ bắc; 103o56’48” đến 104o4’00” kinh độ đông. Nằm trong 2 tiểu khu 293 thuộc xã Chiềng Sinh và 295a thuộc xã Chiềng Mung, cách thành phố Sơn La về phía Đông Nam 13km, cách thủy điện Sơn La 55 km về phía Đông Nam, cách Hà Nội 300 km. + Phía Bắc giáp: Bản Cang – xã Chiềng Sinh – thành Phố Sơn La. + Phía Nam giáp: Bản Nong Lán Đanh – Chiềng Mung – huyện Mai Sơn + Phía Đông giáp: Bản Muông – xã Chiềng Ngần - thành Phố Sơn La + Phía Tây giáp: Tiểu khu 1 – xã Chiềng Sinh – thành Phố Sơn La. 3.1.2. Địa hình Địa hình ở đây ít bị chia cắt, phía dưới là những bãi bằng rộng thoáng, đất bằng còn khá màu mỡ. Phía trên và bên trong là những dãy núi đá vôi chạy dọc quốc lộ 6, có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển là 600m – 650m. Vườn sưu tập thực vật Lâm Viên nằm toàn bộ trên khoảng đất bằng phẳng. 3.1.3. Khí hậu, thủy văn Lâm viên nằm trên cao nguyên Nà Sản, bị ảnh hưởng tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới khô nóng, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm; Mùa khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ cao nhất: 370C vào tháng 5, 6; nhiệt độ thấp nhất: 20C vào tháng 12 và tháng 1 năm sau; nhiệt độ bình quân: 210C.
  19. 18 - Độ ẩm: Độ ẩm bình quân hàng năm 70 – 80 %, độ ẩm xuống dưới 40% vào các tháng 1, tháng 2, tháng 3 khi có gió Tây khô nóng xuất hiện. - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1400mm, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7 ,8 chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm. Tuy nằm trên cao nguyên song hàng năm vẫn xảy ra lũ quét dọc con suối chảy qua Lâm Viên. - Sương muối và gió hại: Có năm sương muối xuất hiện vào đầu tháng 1 và cuối tháng 2; chỉ trong 1 đến 2 ngày hoặc 1 vài giờ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Chu kỳ có xuất hiện sương muối thưa dần. - Gió Tây: Xuất hiện gió Tây thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 4 làm cho các lớp thảm thực vật khô cằn dễ gây cháy rừng lớn. Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu Khí hậu, thủy văn của khu vực TP Sơn La năm 2009. Tháng Nhiệt độ Nhiệt độ Lượng mưa Lượng bốc Độ ẩm không khí mặt đất (mm) hơi (mm) không khí (00C) (00C) (%) 1 15,7 20,1 10 68,7 76 2 17,6 16,9 31 57,3 74 3 20,9 23,2 38 83,1 71 4 23,8 27,4 71 83,5 75 5 24,7 28,3 151 85,0 77 6 26,6 29,2 224 87,2 85 7 27,5 28,9 302 82,1 87 8 25,8 30,1 282 79,0 88 9 24,7 28,3 162 79,9 83 10 22,6 26,9 76 79,2 84 11 18,6 22,1 45 64,6 80 12 15,6 17,2 8 63,6 81 Nhiệt độ không khí trung bình 22,00c Tổng lượng mưa trung bình 116,66mm Tổng lượng nước bốc hơi trung bình 76,1mm Độ ẩm không khí trung bình 80,08% (Nguồn Trạm khí tượng thủy văn TP Sơn La)
  20. 19 T,W,P 350 Nhiệt độ không khí (oC) 300 Lượng mưa (mm) 250 Độ ẩm không khí (%) 200 150 100 50 0 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hình 3.1. Diễn biến khí hậu thuỷ văn khu vực Sơn La 3.1.4. Thổ nhưỡng Lâm Viên có hai loại đá mẹ là đá sa thạch và phiến thạch được phong hóa thành các loại đất chính là: Feralit màu vàng nâu và feralit vàng nhạt, đất cát pha. Tầng đất dày trên 80 cm, hàm lượng tầng mùn Ao khá cao; độ PH từ 4,5 – 5,0; tỉ lệ NPK khá lớn. Song do phá rừng làm nương rẫy không có kế hoạch cải tạo nên đất bị bào mòn rửa trôi nhiều trên bề mặt, đất chua khả năng thấm nước kém, giữa nước rất hạn chế. Nhìn chung đất tại vườn sưu tập Lâm Viên Sơn La còn khá tốt, độ phì cao, thuận lợi cho việc phát triển dự án bảo tồn các loài thực vật quý vùng lòng hồ thủy điện Sơn La tại khu vực này. 3.1.5. Hiện trạng và thảm thực vật rừng Lâm Viên Sơn La được quy hoạch với tổng diện tích 173,2ha gồm: + Kiểu rừng IIa có diện tích 12,2ha chiếm 7,04% tổng diện tích Lâm Viên + Kiểu rừng Ic (núi đá có cây rải rác) có diện tích 92,3 ha chiếm 53,29%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0