intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về vùng sống và tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển loài Voọc quý hiếm này tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ MAI SỸ LUÂN NGHIÊN CỨU TẬP TÍNH SỬ DỤNG VÙNG SỐNG CỦA HAI CÁ THỂ VOỌC CÁT BÀ (Trachypithecus poliocephalus TROUESSART, 1911) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ MAI SỸ LUÂN NGHIÊN CỨU TẬP TÍNH SỬ DỤNG VÙNG SỐNG CỦA HAI CÁ THỂ VOỌC CÁT BÀ (Trachypithecus poliocephalus TROUESSART, 1911) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒNG THANH HẢI Hà Nội, 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và rèn luyện, khóa học Cao học Lâm nghiệp K19b (2011 - 2013) đã bước vào giai đoạn kết thúc. Được sự nhất trí của của nhà trường và Khoa đào tạo Sau đại học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng”. Sau gần một năm thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Đồng Thanh Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa QLBVTNR; Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà, Vườn thú Munster đã động viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nhân viên trạm Kiểm lâm Giỏ Cùng, Vạn Trà, cán bộ Vườn Quốc gia Cát Bà cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ động viên và chia sẻ với tôi một phần công việc trong những ngày thu thập số liệu tại hiện trường. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên do đối tượng nghiên cứu là loài ngoài tự nhiên, vì vậy rất khó thu thập số liệu một cách đầy đủ. Hơn nữa, do điều kiện về thời gian và tư liệu tham khảo còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Mai Sỹ Luân
  4. ii MỤC LỤC Lời cảm ơn .................................................................................................................. i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iv Danh mục các bảng .....................................................................................................v Danh mục các hình .................................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3 1.1. Vùng sống và một số phương pháp nghiên cứu vùng sống .................................3 1.1.1. Khái niệm về vùng sống ....................................................................................3 1.1.2. Một vài phương pháp ước tính vùng sống đang được sử dụng.........................3 1.1.3. Kích thước vùng sống .......................................................................................4 1.1.4. Quãng đường di chuyển theo ngày ...................................................................6 1.1.5. Nơi ngủ ..............................................................................................................7 1.2. Phân loại học ........................................................................................................9 1.2.1. Phân loại học Linh trưởng Việt Nam ................................................................9 1.2.2. Vị trí phân loại của loài Voọc Cát Bà .............................................................11 1.2. Một số đặc điểm sinh thái và tập tính của loài Voọc Cát Bà .............................11 1.2.1. Đặc điểm hình thái loài Voọc Cát Bà .............................................................11 1.2.2. Sinh thái và tập tính.........................................................................................11 1.3. Các mối đe dọa ...................................................................................................13 1.3.1. Săn bắn ............................................................................................................13 1.3.2. Sự chia cắt quần thể ........................................................................................14 Chương 2 MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................15 2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................15 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................15 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15
  5. iii 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................15 2.3.1. Phương pháp điều tra theo tuyến.....................................................................17 2.3.2. Phương pháp xác định các đặc trưng tập tính sử dụng vùng sống ..................20 2.3.3. Phương pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa ........................................22 2.4. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................................22 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................23 3.1. Đặc điểm tự nhiên ..............................................................................................23 3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính...................................................................................23 3.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................................24 3.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................25 3.1.4. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn..............................................................................27 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................30 3.2.1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................30 3.2.2. Đặc điểm xã hội ..............................................................................................31 3.3. Những thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu .....................................32 3.3.1. Những thuận lợi ..............................................................................................32 3.3.2. Những khó khăn ..............................................................................................33 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................34 4.1. Quãng đường di chuyển theo ngày ....................................................................34 4.2. Kích thước vùng sống ........................................................................................40 4.3. Cường độ sử dụng sinh cảnh ..............................................................................51 4.4. Các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu ...........................57 4.4.1. Các mối đe dọa ................................................................................................57 4.4.2. Đánh giá các mối đe dọa .................................................................................64 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển quần thể Voọc Cát Bà ..............................................................................................................66 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ ............................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DABTVCB Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà DVHD Động vật hoang dã FFI Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế GC Phương pháp ô lưới GPS Hệ thống Định vị Toàn cầu MCP Phương pháp Đa giác lồi tối thiểu IUCN Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Kích thước vùng sống của một số loài khỉ ăn lá Châu Á 5 1.2 Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam theo Grove (2004) 10 2.1 Các thiết bị phục vụ nghiên cứu 16 Quãng đường di chuyển (m) theo ngày của cá thể Voọc Cát Bà 4.1 mang số hiệu 1696 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 34 Trung bình quãng đường di chuyển (m) theo ngày của Voọc Cát Bà 4.2 mang số hiệu 1696 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 36 Quãng đường di chuyển (m) theo ngày của Voọc Cát Bà mang 4.3 số hiệu 1833 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 36 Trung bình quãng đường di chuyển (m) theo ngày của Voọc Cát 4.4 Bà số hiệu 1833 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 38 So sánh quãng đường di chuyển (m) trung bình theo ngày của 4.5 Voọc Cát Bà với một số loài Voọc trong giống Trachypithecus 39 Kích thước vùng sống (km2) của Voọc Cát Bà mang số hiệu 4.6 1696 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 42 Kích thước vùng sống (km2) của Voọc Cát Bà mang số hiệu 4.7 1833 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 43 Kích thước vùng sống (km2) của hai cá thể Voọc Cát Bà từ 4.8 tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 45 Sự khác nhau về kết quả ước tính kích thước vùng sống (km2) 4.9 giữa phương pháp ô lưới và 100%MCP của Voọc Cát Bà mang số hiệu 1696 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 46 Sự khác nhau về kết quả ước tính kích thước vùng sống (km2) 4.10 giữa phương pháp ô lưới và 100%MCP của Voọc Cát Bà mang số hiệu 1833 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 46 4.11 So sánh kích thước vùng sống của Voọc Cát Bà với một số loài 47 4.12 Tổng hợp các mối đe dọa theo mức độ tác động khác nhau 65
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Các thiết bị nghiên cứu 17 2.2 Hệ thống tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu 18 Các điểm ghi nhận hai cá thể Voọc Cát Bà tại khu vực nghiên 4.1 cứu từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 41 4.2 100%MCP của Voọc 1969 44 4.3 100%MCP của Voọc 1833 44 Các điểm ghi nhận nơi ngủ của Voọc Cát Bà mang số hiệu 4.4 1696 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 49 Các điểm ghi nhận nơi ngủ của Voọc Cát Bà mang số hiệu 4.5 1833 từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 50 4.6 Nơi ngủ của Voọc Cát Bà (1) 51 4.7 Nơi ngủ của Voọc Cát Bà (2) 51 4.8 Nơi ngủ của Voọc Cát Bà (3) 51 4.9 Nơi ngủ của Voọc Cát Bà (4) 51 4.10 Sinh cảnh sống của Voọc Cát Bà 54 4.11 Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mang số hiệu 1696 55 4.12 Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mang số hiệu 1833 56 4.13 Súng săn 57 4.14 Bẫy các loại 57 4.15 Buốn bán rượu ngân DVHD 60 4.16 Kiểm lâm làm việc với nhà hàng 60 4.17 Khai thác gỗ 62 4.18 Lâm sản phi gỗ bị tịch thu 62 4.19 Hoạt động du lịch 63 4.20 Chèo cai-ack trong khu bảo tồn 63
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) là một trong 6 loài Linh trưởng đặc hữu của Việt Nam [48], kể từ năm 2000 Voọc Cát Bà đã được xếp vào một trong 25 loài Linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [40, 41, 42]. Về tình trạng bảo tồn, Voọc Cát Bà được xếp loại có nguy cơ tuyệt chủng cao cấp - CR (Critically Endangered) trong sách đỏ IUCN 2013 [34], Sách đỏ Quốc gia của Việt Nam [1] và cũng thuộc nhóm IB Nghị định 32 (32/2006/NĐ-CP) của Thủ tướng Chính phủ [2]. Theo báo cáo trước đây, Voọc Cát Bà phân bố ở đảo Cái Chiêm, tỉnh Quang Ninh [8]. Tuy nhiên, những ghi nhận gần đây cho thấy Voọc Cát Bà chỉ tìm thấy tại Vườn Quốc gia Cát Bà, đảo Cát Bà là nơi duy nhất nuôi dưỡng quần thể Voọc Cát Bà với số lượng khoảng 120 - 150 cá thể năm 1998 [9], 104 - 135 cá thể năm 2000 [47], 52 - 54 cá thể năm 2003 [57] và 60 - 70 cá thể năm 2009 [56]. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm sinh thái, tập tính và sự phân bố của loài Voọc Cát Bà đã được công bố [8, 47, 51, 53]. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung những hiểu biết về sinh thái và tập tính của loài. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề cập tới kích thước sử dụng vùng sống của loài này vẫn còn khá ít cả về số lượng và nội dung nghiên cứu. Một số tác giả đã đề cập đến độ rộng sử dụng vùng sống của Voọc Cát Bà, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc ước tính kích thước vùng sống và mô tả vị trí một vài nơi ngủ của chúng [7, 8, 51]. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến độ dài di chuyển theo ngày cũng như cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc Cát Bà ở Việt Nam. Theo Burt (1943), vùng sống của một loài động vật có liên quan chặt chẽ tới sinh thái và tập tính của mỗi loài thông qua các hoạt động thường ngày của chúng, như kiếm ăn, giao phối và chăm sóc con non [22]. Do vậy, nghiên
  10. 2 cứu về tập tính sử dụng vùng sống là một nội dung quan trọng, giúp ích cho việc hiểu biết về tập tính sinh thái. Mặt khác, theo Bekoff và Mech (1984), nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống vừa là những hoạt động cần thiết để hiểu biết về sinh thái và tập tính của một loài động vật, đồng thời tạo nền tảng cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã hiệu quả [50]. Do sự săn bắt, cộng với sự phát triển của xã hội thì quần thể Voọc Cát Bà đã bị chia cắt một cách nghiêm trọng, một số đàn chỉ còn lại toàn cá thể cái. Hai cá thể Voọc cái bị cô lập tại đảo Đồng Công trong nhiều năm do rừng ngập mặn được chúng sử dụng như một chiếc cầu nối tự nhiên tới đảo chính đã bị phá hủy để làm đầm nuôi tôm. Hai cá thể này coi như đã bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học, chúng không có ý nghĩa trong bảo tồn nếu không có sự can thiệp của con người. Vào ngày 11 tháng 11 năm 2012 hai cá thể Voọc cái đã được bắt và di dời thành công từ bán đảo Đồng Công tới khu bảo tồn Voọc nơi có các cá thể Voọc đực sinh sống với hy vọng chúng có thể sinh sản. Mỗi cá thể Voọc cái này đã được gắn thiết bị GPS đeo cổ nhằm thu thập thông tin về sự di chuyển, thói quen và sự sinh sản của chúng. Với mong muốn được góp phần nghiên cứu và bảo tồn loài Voọc Cát Bà ở Việt Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng”. Số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm thông tin về vùng sống, góp phần vào nâng cao hiểu biết về vùng sống và tập tính sử dụng vùng sống của loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) tại khu vực nghiên cứu, là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp quản lý bảo tồn loài Linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vùng sống và một số phương pháp nghiên cứu vùng sống 1.1.1. Khái niệm về vùng sống Vùng sống của mỗi loài động vật được định nghĩa là “Khu vực di chuyển bởi các cá thể trong các hoạt động bình thường của chúng cho việc tìm kiếm thức ăn, giao phối và chăm sóc con non” [22]. Phân tích vùng sống của một loài động vật là việc vạch ra khu vực mà các loài đó tiến hành các hoạt động bình thường Burt (1943), ghi lại những vị trí mà các cá thể đã được ghi nhận quan sát. Những thông tin ghi nhận từ việc nghiên cứu và phân tích vùng sống có thể được sử dụng để kiểm tra các học thuyết cơ bản liên quan tới tập tính của động vật, sử dụng nguồn tài nguyên, sự phân bố quần thể hoặc kiểm tra sự tương tác lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể [23]. Kích thước vùng sống có thể chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và khách quan. Theo Burt (1943), kích thước vùng sống có thể thay đổi theo giới tính, mùa, mật độ quần thể và có thể theo độ tuổi. Ngoài ra, sự thay đổi kích thước vùng sống của đàn còn chịu ảnh hưởng của kích thước đàn [61]. Trong khi đó, một số ý kiến khác về các loài Linh trưởng lại cho rằng, kích thước vùng sống tương quan với trọng lượng cơ thể [39]. Ngoài những nhân tố chủ quan kể trên, ước tính kích thước vùng sống chịu ảnh hưởng của việc lựa chọn kỹ thuật, phương pháp ước tính. Độ chính xác kích thước vùng sống khi ước tính bị thay đổi khi áp dụng phương pháp hệ thống ô lưới trong việc sử dụng các kích thước ô lưới khác nhau [30]. 1.1.2. Một vài phương pháp ước tính vùng sống đang được sử dụng Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để phân tích, ước tính kích thước vùng sống. Trên cơ sở, xác định vị trí các điểm nghiên cứu về vùng sống nói chung, phân tích vùng sống có thể chia thành 4 phương pháp:
  12. 4 Đa giác lồi tối thiểu (Minimum convex polygons). Mô hình 2 biến số thông thường (Bivariate normal models). Mô hình phi tham số (Nonparametric models). Mô hình đường đồng mức (Contouring models). Nguồn: Carr &, Rodger 2002 [23] Trong nghiên cứu và ước tính vùng sống của các loài Linh trưởng, các nhà khoa học thường sử dụng một số phương pháp như: phương pháp ô lưới (Grids cell - GC); đa giác lồi tối thiểu (Minimum convex polygons - MCP); phương pháp đa giác lồi tối thiểu có điều chỉnh (Adjusted minimum convex polygons - Ajusted MCP). Việc áp dụng các phương pháp ước tính vùng sống khác nhau trên cùng một đối tượng có thể cho các kết quả khác nhau. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp ô lưới với mỗi loại kích thước ô lưới khác nhau (Tỉ lệ bản đồ khác nhau) cũng có thể làm thay đổi khá lớn kích thước vùng sống [23]. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về việc lựa chọn phương pháp ước tính vùng sống của loài Voọc mũi hếch Vân Nam (Rhinopithecus bieti), Grueter và ctv (2008), nhận thấy kích thước vùng sống theo hàng tháng có sự thay đổi đáng kể với mỗi phương pháp, (MCP - 16,96 km2; Adjust MCP - 14,52 km2; và GC - 1,06 km2). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu từ nhóm tác giả cũng cho thấy tổng kích thước vùng sống tăng từ 24,75 km2 lên 34,25 km2 khi tăng kích thước ô lưới 250m lên 500m [23]. 1.1.3. Kích thước vùng sống Kích thước vùng sống của nhóm khỉ ăn lá khác nhau tùy thuộc vào mỗi loài, có thể biến đổi từ vài chục cho tới hàng trăm ha, kích cỡ vùng sống còn thay đổi hàng tháng và chịu ảnh hưởng bởi số lượng cá thể trong đàn hoặc kích cỡ quần thể. Đối với loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) kích thước vùng sống của một đàn gồm 32 cá thể là 2,185 km2 [12], Voọc đỏ
  13. 5 (Presbytis rubicinda) được ghi nhận chỉ từ 3,3 - 9,9 ha [35], đối với loài Vượn cao vít (Nomascus nasutus) được ước lượng khoảng 130 ha cho mỗi nhóm Fan Peng-Fei (2011). Một vài tác giả khi nghiên cứu về vùng sống của một số các loài khỉ ăn lá cho thấy kích thước vùng sống có liên quan tới chất lượng cũng như sự phân bố theo không gian và thời gian của nguồn thức ăn [38]. Theo Li & Rogers (2004), chất lượng nơi sống của loài Voọc má trắng (Trachypithecus francoisi) tăng lên được thể hiện ở số loài thức ăn ưa thích của chúng nhiều hơn, điều này cũng sẽ làm tăng sự hấp dẫn của các con cái từ phía con đực, do đó kích cỡ trong đàn tăng lên, phù hợp với chất lượng nơi sống tăng [36]. Trong khi đó theo Boonratana (2000), tỉ lệ lượng hoa và quả trong chế độ ăn của chúng sẽ làm ảnh hưởng tới kích thước vùng sống. Bảng 1.1: Kích thước vùng sống của một số loài khỉ ăn lá Châu Á TT Loài Kích thước (ha) Nguồn 1. Voọc đầu trắng 28 - 18 Li & Rogers, 2005 2. Khỉ vòi 138,3 Matsuda et al. 2008 3. Khỉ tây tạng 18 Zhao & Deng, 1988 4. Voọc mông trắng 36 - 46 Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008 5. Voọc đỏ 3,3 - 9,9 Supiatna, 1986 6. Voọc Hà Tĩnh 80 Lê Phúc Thịnh & cs., 2009 Vùng sống của một số loài trong nhóm khỉ ăn lá thay đổi hàng tháng. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các tháng là không ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của Zhou et al. (2006), cũng ghi nhận tập tính sử dụng vùng sống của các loài Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi) với khoảng 55 % tổng số các hoạt động xảy ra tập trung ở một khu vực nhỏ và 22 % các hoạt động xảy ra ở những nơi có chứa hoặc gần các điểm ngủ [64]. Trong khi đó, theo Matsuda et
  14. 6 al. (2008) khi nghiên cứu về loài Khỉ vòi (Nasalis larvatus) nhận thấy, mức độ sẵn có của các loại quả ảnh hưởng tới vùng sống của chúng. Nhóm tác giả cho rằng sự sẵn có của nguồn thức ăn và mối nguy hiểm từ sự xuất hiện của các loài ăn thịt ảnh hưởng chính tới vùng phân bố của loài [38]. 1.1.4. Quãng đường di chuyển theo ngày Độ dài quãng đường di chuyển trong ngày là một tiêu chí quan trọng, có liên quan tới tập tính sử dụng vùng sống của loài. Theo Burt (1943), hoạt động thường ngày của một loài động vật là được thể hiện thông qua việc di chuyển kiếm ăn, giao phối và chăm sóc con non [22]. Do vậy, khi nghiên cứu vùng sống của một số loài Linh trưởng, một số tác giả cho thấy độ dài di chuyển trong ngày có liên hệ với tập tính sử dụng vùng sống của mỗi loài, bao gồm: Mức độ phong phú, tính sẵn có và sự phân bố của các loài thức ăn [38]. Nguyễn Vĩnh Thanh (2008) cho rằng chiều dài trung bình di chuyển trong ngày của mỗi đàn Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là khác nhau (666,3 - 781m). Kết quả phân tích thống kê cho thấy, sự khác nhau không có ý nghĩa. Theo tác giả, chiều dài di chuyển trong ngày lớn nhất của loài này được ghi nhận tháng 4 năm 2006 vào thời điểm lượng thức ăn cung cấp cho loài là nhiều nhất. Tuy nhiên, kết quả phân tích mối liên hệ cho thấy có khác biệt rõ rệt giữa độ dài di chuyển trong ngày với vật hậu học của các loài thực vật làm thức ăn cho chúng. Quãng đường di chuyển trong ngày cũng thay đổi theo các mùa khác nhau, điều này được giải thích cơ bản thông qua sự chênh lệch về mức độ phong phú của các nguồn thức ăn ưa thích giữa các mùa cũng khác nhau. Zhou et al. 2006, khi nghiên cứu về loài Voọc đầu trắng, nhận thấy chiều dài di chuyển khác nhau lần lượt giữa mùa khô và mùa mưa là 403m so với 471m [65]. Độ dài di chuyển trong ngày của loài Khỉ vòi lớn hơn khá nhiều so với một số loài kể trên, có thể thay đổi phạm vi lớn từ vài trăm đến hàng nghìn
  15. 7 mét [64]. Kết quả nghiên cứu của Boonratana (2000) chỉ ra rằng, không có sự tương quan giữa các yếu tố gồm: Lượng mưa hàng tháng, lượng lá non, lượng hoa, quả với chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày. Duy nhất, tỉ lệ thành phần lá non trong khẩu phần ăn của loài này tương quan với chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày. Theo tác giả, khi lượng lá non nhiều hơn các loại quả trong chế độ ăn của chúng, độ dài quãng đường di chuyển sẽ lớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa đây là thời điểm cho thấy sự đa dạng trong khẩu phần ăn của loài này cũng tăng lên. Ngoài ra, sự gia tăng độ dài di chuyển trong ngày của loài có thể do chúng đã thăm dò, thám hiểm xung quanh và kiếm ăn trên nhiều loại thức ăn [38]. 1.1.5. Nơi ngủ Nơi ngủ của một vài loài trong nhóm khỉ ăn lá được ghi nhận là khá đa dạng, bao gồm: Hang [31, 63, 64, 65], vách đá, rìa đá, bờ đá [16, 31, 63, 64, 65] và trên cây [21, 38, 63]. Trong số này riêng loài Khỉ tây tạng được ghi nhận là ngủ trên 5 dạng khác nhau [63]. Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhóm tác giả, loài Voọc đầu trắng sử dụng hang ngủ chỉ là tạm thời, khi trong quá trình di chuyển trên đường bất ngờ bị gián đoạn bởi mưa to [65]. Tập tính sử dụng và lựa chọn nơi ngủ của một vài loài trong nhóm khỉ ăn lá được các tác giả cho rằng để hạn chế sự nguy hiểm và bị phát hiện bởi những loài động vật ăn thịt [64]. Theo Zhou et al. (2009), trong suốt quá trình di chuyển theo hướng vào nơi ngủ, loài Voọc đầu trắng thường di chuyển rất nhanh nhẹn nhằm hạn chế sự phát hiện của kẻ thù; sau khi rời khỏi nơi kiếm ăn cuối cùng, chúng thường dành khoảng 30 phút để nghỉ ngơi tại khu vực gần nơi ngủ nhất trước khi ngủ. Thời gian ngủ của loài này được ghi nhận trong khoảng từ 18h30 đến 19h50, thường sớm vào mùa đông, mùa xuân và muộn hơn vào mùa hè, mùa thu; trước và trong quá trình ngủ, chúng luôn giữ yên lặng [65]. Theo các nghiên cứu của Nguyễn Hải Hà (2003), Nguyễn
  16. 8 Mạnh Hà (2006) đều chỉ ra rằng một điều khá đặc biệt về nơi ngủ của loài Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus laotum hatinhensis) đó là, chúng không thay đổi nơi ngủ trong nhiều năm, chúng thường chọn các hang nhỏ và vách đá để ngủ. Đây là các vị trí bảo vệ chúng khá tốt, tránh được mưa ướt, khí hậu lạnh cũng như tránh được kẻ thù ngoài tự nhiên. Độ cao của một số nơi ngủ khoảng từ 29 - 50m [9, 31]. Loài khỉ vòi thường chọn nơi ngủ là những cây gần bờ sông [21, 38]. Theo Matsuda et al. 2008, vùng sống chính của loài này chạy dọc theo bờ sông, điều này được giải thích thông qua tập tính đặc trưng của loài là quay trở lại những cây ven bờ sông cho việc ngủ đêm. Những cây ven bờ sông có thể là nơi an toàn cho việc tránh những sự nguy hiểm từ những loài ăn thịt trên mặt đất. Ngoài ra khu vực diễn ra các hoạt động thường xuyên nhất của loài Khỉ vòi được ghi nhận là nơi có khoảng cách tới bờ sông gần hơn những khu vực khác, điều này được giả định rằng chúng là loài thích chọn vị trí ngủ nơi bờ sông để thuận lợi cho việc di chuyển, hạn chế sự đe dọa từ những loài ăn thịt [38]. Các vị trí ngủ được lựa chọn làm nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của chúng, gần những nơi kiếm ăn chính hoặc cũng có thể là khu vực kiếm ăn cuối cùng trong ngày và kiếm ăn đầu tiên của ngày hôm sau [65]. Một số loài trong nhóm Khỉ ăn lá thường có tập tính ngủ tại một nơi trong nhiều đêm liên tiếp [64, 65]. Theo Zhao và Deng (1988) loài Khỉ tây tạng thường ngủ sau khi kiếm ăn trên một khu vực ổn định (an toàn) nào đó, đàn sẽ quay lại những vị trí ngủ gần kề để ngủ [64]. Phạm Nhật (2002), chỉ ra rằng trong mỗi vùng sống Voọc Cát Bà (Trachyithecus poliocephalus poliocephalus) có 2 hoặc 3 nơi ngủ, nhìn chung nơi ngủ của các phân loài thuộc nhóm Voọc đen tương đối giống nhau, đó là các vách đá trong thung lũng khuất gió. Chưa gặp nơi ngủ nào hướng ra biển.
  17. 9 Mùa nóng Voọc thường ngủ trên các gờ đá phía ngoài của hang, mùa lạnh chúng chui vào hang để ngủ [8]. 1.2. Phân loại học 1.2.1. Phân loại học Linh trưởng Việt Nam Quan điểm về phân loa ̣i thú Linh trưởng ở Viê ̣t Nam thay đổi theo thời gian và rất khác nhau giữa các tác giả. Chẳng hạn, theo phân loại của Phạm Nhật (2002) cho rằng thú Linh trưởng Việt Nam bao gồm 25 loài và phân loài thuộc 3 họ; Roos (2004) và Tilo Nadler et al. (2007) cho rằng thú Linh trưởng Việt Nam bao gồm 24 loài và phân loài thuộc 3 họ. Trong khi đó Groves (2004) chỉ ra rằng Việt Nam có 24 loài và phân loài, trong đó có 6 loài và phân loài là đặc hữu của Việt Nam: gồm Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc Cát Bà (Trachypithecus policocephalus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea), Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis), Vượn đen Cao Vít (Nomascus nasutus nasutus). Tuy có sự khác nhau về số lượng loài và phân loài, nhìn chung các tác giả đều thống nhất rằng khu hệ thú Linh trưởng ở Việt Nam có 3 ho ̣ chính: Ho ̣ Cu li (Loridae), ho ̣ Khỉ (Cercopithecidae) và ho ̣ Vươ ̣n (Hylobatidae). Theo hệ thống phân loại của Groves (2004) khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam được trình bày ở bảng dưới đây.
  18. 10 Bảng 1.2: Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam theo Grove (2004) Tên loài TT Phổ thông Khoa học 1. Cu li lớn Nycticebus bengalensis 2. Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus 3. Khỉ cộc Macaca arctoides 4. Khỉ mốc Macaca assamensis 5. Khỉ đuôi lợn Macaca leonine 6. Khỉ vàng Macaca mulatta 7. Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis 8. Voọc xám Trachypithecus crepusculus 9. Voọc bạc Trachypithecus obscurus 10. Voọc gec manh Trachypithecus germaini 11. Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi 12. Voọc đầu vàng Trachypithecus poliocephalus 13. Voọc Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis 14. Voọc đen tuyền Trachypithecus ebenus 15. Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri 16. Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus 17. Chà vá chân đen Pygathrix nigripes 18. Chà vá chân xám Pygathrix cinerea 19. Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus 20. Vượn đen tuyền Nomascus concolor 21. Vượn đen Hải Nam Nomascus nasutus 22. Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys 23. Vượn siki Nomascus siki 24. Vượn má hung Nomascus gabriellae
  19. 11 1.2.2. Vị trí phân loại của loài Voọc Cát Bà Trong luâ ̣n văn này, sử dụng hê ̣ thố ng phân loại thú Linh trưởng theo hệ thống phân loại của Groves (2004) vì đây là hệ thống phân loại phản ánh đẩy đủ phân loại học của khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam và được các nhà khoa học đang sử dụng rộng rãi. Vị trí phân loại của Voọc Cát Bà hiện nay như sau: Bộ Linh trưởng - Primates Họ Khỉ, Voọc - Cercopithecidae Họ phụ Voọc - Colobinae Giống - Trachypithecus Voọc Cát Bà- Trachypithecus poliocephalus 1.2. Một số đặc điểm sinh thái và tập tính của loài Voọc Cát Bà 1.2.1. Đặc điểm hình thái loài Voọc Cát Bà Đặc điểm nhận biết: Voọc Cát Bà có bộ lông dày nhưng sợi lông hơi thô và cứng. Con trưởng thành có lông đầu và vai màu vàng nhạt hoặc trắng vàng. Vùng mông màu xám nhạt. Đầu có mào lông với gốc lông vàng nhạt, mút lông phớt xám. Đuôi dài, thon, dày lông và màu đen. Lông con non mới sinh màu vàng cam [8]. Kích thước: Dài đầu và thân 57,0 cm; dài đuôi 79,0 - 80,0 cm; dài chi trước 12,0 - 14 cm; dài chi sau 16,0 cm; cao tai 4,0 cm, trọng lượng cơ thể 9,0 - 9,1 kg [62]. 1.2.2. Sinh thái và tập tính Sinh cảnh sống: Voọc Cát Bà sống trong kiểu rừng trên núi đá ở đảo Cát Bà. Tuy nhiên, nơi sống của chúng rất khác nhau: rừng giàu, rừng nghèo và thậm chí cả ở những chỗ núi đá có cây bụi và dây leo [8]. Thức ăn: Trong khẩu phần thức ăn của Voọc Cát Bà bao gồm các thành phần thực vật như: lá, chồi non, cuộng lá và quả cây rừng. Phạm Nhật (2002)
  20. 12 đã ghi nhận 98 loài thực vật được Voọc Cát Bà sử dụng làm thức ăn, trong đó 90 loài được Voọc sử dụng lá chồi non, 30 loài được ăn quả, 2 loài được ăn củ và 1 loài được ăn thân [8]. Tổ chức đàn: Theo ghi nhận của Nguyễn Phiên Ngung (1997), đơn vị xã hội cơ bản của Voọc Cát Bà là 1 đực thường đi với 2 đến 3 cá thể cái cùng các con non ở các thế hệ khác nhau [7]. Theo Nadler và Hà Thanh Long (2000); Rode et al. (2009), kích thước trung bình trong đàn thay đổi từ 6 - 10 cá thể [47, 51]. Phạm Nhật (2002) cho biết, số lượng con trong đàn thay đổi từ 5 - 15 con, kích thước đàn trong khoảng 7 - 10 con hay gặp hơn [8]. Trong khi đó Schrudde (2009), lại cho rằng hai đàn Voọc ở khu bảo tồn có số lượng lớn các cá thể đực, chứ không phải là kết cấu đàn như vẫn thường thấy là có một con đực đầu đàn với một vài con cái và các đời con, cháu [55]. Tuy có sự khác nhau về kích thước đàn, nhìn chung tổ chức đàn của Voọc Cát Bà gồm kiểu đơn vị 1 đực trưởng thành vài cá thể cái và các con non ở các thế hệ khác nhau. Tập tính xã hội: Voọc Cát Bà sống thành đàn, các tập tính xã hội của Voọc Cát Bà đã ghi nhận được bao gồm: di chuyển, nghỉ ngơi, chuốt lông, nô đùa và các hoạt động khác [8, 47, 51, 53]. Rode et al. (2009) chỉ ra rằng, nghỉ ngơi là tập tính chiếm tỷ lệ lớn nhất (66%) ở Voọc Cát Bà [51]. Di chuyển và kiếm ăn: Voọc Cát Bà hoạt động ngày, kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều, trưa nghỉ, hoạt động kiếm ăn của Voọc Cát Bà chủ yếu ở trên cây. Cường độ kiếm ăn của chúng diễn ra mạnh vào từ đầu buổi sáng và giảm dần lúc gần trưa [8]. Sinh sản: Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về sinh sản của Voọc Cát Bà, theo ghi nhận của Phạm Nhật (2002) cho rằng Voọc Cát Bà có khả năng sinh sản ở các tháng khác nhau của năm. Đã gặp con mẹ mang con non từ tháng 2 đến tháng 11, tuy nhiên, mùa gặp con mẹ mang con non nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10 [8].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2