intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tình trạng quần thể Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae Thomas 1909) tại Phân khu Nam Cát Tiên, Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp thông tin về tình trạng và phân bố của quần thể Vượn má vàng phía nam phục vụ công tác quản lý và bảo tồn loài tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận văn này!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tình trạng quần thể Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae Thomas 1909) tại Phân khu Nam Cát Tiên, Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------- LÊ XUÂN BẮC NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG QUẦN THỂ VƢỢN MÁ VÀNG PHÍA NAM (NOMASCUS GABRIELLAE THOMAS 1909) TẠI PHÂN KHU NAM CÁT TIÊN, VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------- ` LÊ XUÂN BẮC NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG QUẦN THỂ VƢỢN MÁ VÀNG PHÍA NAM (NOMASCUS GABRIELLAE THOMAS 1909) TẠI PHÂN KHU NAM CÁT TIÊN VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2017
  3. i LỜI CẢM ƠN Luận văn này là một sản phẩm trong đề tài nghiên cứu "Ứng dụng âm sinh học trong điều tra và giám sát động vật hoang dã: Nghiên cứu điểm với các loài Vượn và các loài chim trong bộ Gà" được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quỹ NAFOSTED và Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường đã cho tôi có cơ hội được tham gia thực hiện và sử dụng dữ liệu của đề tài để làm luận văn thạc sỹ của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong và ngoài nhà trường đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi từ định hướng nghiên cứu, xây dựng đề cương, xử lý số liệu và hoàn thiện bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Cát tiên đã cho phép tôi được thực hiện đề tài nghiên cứu tại Vườn. Tôi xin cảm ơn chính quyền và nhân dân địa phương các xã: Đắc Lua, Tà Lài, Nam Cát Tiên, Phú Lập, Đăng Hà và Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình điều tra thực địa và hoàn thành luận văn. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với bản thân tôi. Mặc dù đã nỗ lực làm việc nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! ĐHLN, tháng 5 năm 2017 Tác giả Lê Xuân Bắc
  4. ii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. Phân loại học thú linh trưởng ở Việt Nam ................................................. 3 1.2. Đặc điểm họ Vượn (Hylobatidae) .............................................................. 5 1.2.1. Đặc điểm của giống Vượn mào (Nomascus) .......................................... 5 1.2.2. Các loài vượn ở Việt Nam và vùng phân bố của chúng ......................... 6 1.3. Một số đặc điểm của Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) .... 9 1.3.1. Đặc điểm nhận biết ................................................................................. 9 1.3.2. Sinh thái và tập tính ................................................................................ 9 1.3.3. Phân bố ................................................................................................. 10 1.4. Phương pháp điều tra Vượn ..................................................................... 10 1.5. Các mối đe dọa đối với thú linh trưởng ................................................... 11 1.6. Các nghiên cứu về Vượn má vàng phía nam tại VQG Cát Tiên ............. 12 1.7. Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu .............................................................. 14 Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 16 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 16 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 16 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 16
  5. iii 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 16 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 2.4.1. Công tác chuẩn bị ................................................................................. 17 2.4.2. Thu thập số liệu ngoài thực địa ............................................................ 18 Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 30 3.1.1. Vị trí, ranh giới, diện tích...................................................................... 30 3.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng............................................................. 33 3.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 33 3.1.4. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ....................................................... 34 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 35 3.2.1. Dân cư và dân tộc ................................................................................. 35 3.2.2. Sản xuất nông nghiệp ............................................................................ 36 3.2.3. Văn hóa, giáo dục ................................................................................. 37 3.2.4. Về y tế .................................................................................................... 37 3.2.5. Bưu chính, viễn thông ........................................................................... 37 3.3. Nhận xét về các thuận lợi và khó khăn cho sự cư trú của loài Vượn má vàng phía nam và công tác quản lý bảo tồn .................................................... 37 3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 37 3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 38 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39 4.1. Số đàn Vượn má vàng phía nam được ghi nhận tại khu vực điều tra ...... 39 4.1.1. Kết quả điều tra vượn tại các điểm nghe .............................................. 39 4.1.2. Số đàn vượn hiện có tại khu vực điều tra.............................................. 46 4.2 . Ước tính mật độ và kích thước quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên .................................................................................. 49 4.2.1. Ước tính mật độ vượn tại khu vực điều tra ........................................... 49
  6. iv 4.2.2. Ước tính kích thước quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên .................................................................................................. 49 4.3. So sánh quần thể Vượn tại Nam Cát Tiên với một số Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia khác........................................................................................ 51 4.4. Vùng phân bố Vượn má vàng phía nam tại Nam Cát Tiên ..................... 55 4.5. Các mối đe dọa tới quần thể Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên ........................................................................................................... 57 4.5.1. Mối đe dọa săn bắt ................................................................................ 57 4.5.2. Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép ........................ 59 4.5.3. Khai thác cát ven sông trái phép .......................................................... 60 4.5.4. Hoạt động du lịch và ảnh hưởng của đường mòn đi lại ....................... 61 4.6. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn loài Vượn má vàng phía nam tại phân khu Nam Cát Tiên – Vườn Quốc gia Cát Tiên ................................. 65 4.6.1. Ngăn chặn triệt để tình trạng săn bắn trái phép ................................... 65 4.6.2. Ngăn chặn các tác động đến vùng phân bố của vượn trong VQG ....... 65 4.6.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và các loài thú linh trưởng................................................................................................. 66 4.6.4. Nâng cao đời sống của người dân địa phương ..................................... 67 4.6.5. Kêu gọi nguồn đầu tư cho công tác bảo tồn Vượn má vàng phía nam và các loài thú khác trong khu vực ...................................................................... 67 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 69 1. Kết luận ....................................................................................................... 69 2. Tồn tại ......................................................................................................... 70 3. Khuyến nghị ................................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung BQL Ban quản lý CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CITES Công ước về buôn bán động vật hoang dã quốc tế ĐTQH Điều tra quy hoạch IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KBTLVSC Khu bảo tồn loài và sinh cảnh KH Khoa học MV Mẫu vật NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn PV: Phỏng vấn QĐ Quyết định QS Quan sát R Rừng SC Sinh cảnh SĐVN Sách đỏ Việt Nam STT Số thứ tự TT Thứ tự TL Tài liệu UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1 Tổng kết phân loại thú linh trưởng ở Việt Nam theo thời gian 3 1.2 Phân loại thú Linh trưởng Việt Nam 4 1.3 Thống kê hệ động vật tại Vườn Quốc gia Cát Tiên 13 2.1 Thông tin về các điểm điều tra vượn tại Nam Cát Tiên 19 2.2 Thông tin ghi nhận Vượn má vàng phía nam hót tại điểm nghe 24 3.1 Diện tích các loại rừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên 34 4.1 Tổng hợp kết quả điều tra vượn tại các điểm nghe 39 4.2 Kích thước và mật độ vượn tại phân khu Nam Cát Tiên 50 So sánh số lượng Vượn má vàng phía nam tại VQG Cát Tiên 4.3 53 với một số khu vực lân cận So sánh quần thể vượn tại phân khu Nam Cát Tiên và một số 4.4 quần thể lớn nhất của các loài thuộc giống Nomascus ở Việt 54 Nam Tổng hợp mức độ tác động của con người đến quần thể Vượn 4.5 62 má vàng phía nam tại các điểm điều tra
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Phân bố của các loài vượn thuộc giống Nomascus 8 1.2 Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) 9 Bản đồ các điểm nghe và diện tích vùng điều tra vượn tại 2.1 21 phân khu Nam Cát Tiên Minh họa một khu vực điều tra vượn với 3 điểm nghe trong 2.2 23 đó có hiện tượng chồng lấn giữa các điểm nghe Xác định vị trí các đàn vượn tại Nam Cát Tiên bằng phương 2.3 26 pháp giao hội điểm 3.1 Sơ đồ vị trí Vườn Quốc gia Cát Tiên 31 Bản đồ ranh giới phân khu Nam Cát Tiên – Vườn Quốc gia 3.2 32 Cát Tiên 4.1 Tỉ lệ phần trăm cấu trúc các đàn vượn theo tiếng hót ghi nhận 44 4.2 Biểu đồ biểu diễn thời gian vượn hót trong ngày 45 4.3 Vùng nghe thấy vượn xung quanh các điểm điều tra 47 4.4 Vị trí các đàn vượn được ghi nhận trong đợt điều tra 48 Bản đồ vùng phân bố của Vượn má vàng phía nam tại phân khu 4.5 56 Nam Cát Tiên 4.6 Bẫy thú nhỏ được ghi nhận tại khu vực gần trạm Đắc Lua 58 4.7 Điểm ghi nhận khai thác gỗ tại khu vực Khe Thơi 60 Mức độ tác động của con người đến loài Vượn má vàng được 4.8 64 ghi nhận trong khu vực điều tra
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vượn má vàng hay còn được gọi là Vượn má hung (Nomascus gabrielae Thomas, 1909) là loài thú linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng cao và được ưu tiên bảo tồn. Hiện nay, Vượn má vàng được xếp ở cấp Nguy cấp (EN) trong Sách đỏ thế giới (IUCN, 2016) và Sách đỏ Việt Nam (2007); Loài thuộc nhóm IB trong Nghị định 32 (2006), Phụ Lục I của Nghị định 160 (2013) và Công ước CITES (2015). Vùng phân bố của loài Vượn má vàng được xác định ở Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và khu vực phía Nam của Việt Nam ở một số tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998; Phạm Nhật, 2002; Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Năm 2010, Văn Ngọc Thịnh và các cộng sự căn cứ vào đặc điểm tiếng hót và phân tích di truyền đã phân chia loài Vượn má vàng thành hai loài riêng biệt là Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) và Vượn má vàng phía bắc (Nomascus annamensis). Ở nước ta, Vượn má vàng phía nam được xác định có vùng phân bố ở Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Phước (Văn Ngọc Thịnh et al., 2010 và Rawson et al., 2010). Kích thước quần thể của loài Vượn má vàng hiện nay được xác định chủ yếu là ước tính từ các đàn vượn ghi nhận thông qua tiếng hót. Tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Hoàng Minh Đức et al., (2010) ước tính có 124 đàn với khoảng 400 cá thể. Tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Giang Trọng toàn (2013) ước tính có 170 đàn. Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Keynon et al., (2007) ước tính có khoảng gần 149 đàn. Một số khu vực khác ở Việt Nam vẫn chưa có các thông tin cụ thể về số lượng của loài. Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên được thành lập vào tháng 02 năm 1988 với tổng diện tích là 82.722,8ha nằm trên địa lý hành chính của 3 tỉnh:
  11. 2 Đồng Nai (50.995,78ha - thường được gọi là Nam Cát Tiên), Lâm Đồng (27.260,26ha) và tỉnh Bình Phước (4.466,76ha). Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm giữa hai vùng địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, hội tụ được các luồng hệ động - thực vật đa dạng và phong phú với 1.610 loài thực vật, 756 loài côn trùng, 159 loài cá và 614 loài động vật có xương sống khác. Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi chứa đựng nhiều nguồn gen quý của cả nước như: Gõ đỏ, Gụ mật, Cẩm lai, Bướm phượng cánh sau vàng, Bướm phượng cánh kiếm, Hạc cổ trắng, Công, Ngan cánh trắng, Chà vá chân đen, Hoẵng nam bộ, Voi, Bò tót, Vượn má vàng phía nam.v.v..Ngoài ra, Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu vực tái thả của nhiều loài như các loài cầy, thú linh trưởng và Tê tê. Công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Tiên không chỉ trú trọng vào bảo tồn nội vi mà cả bảo tồn ngoại vi các loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như xây dựng trung tâm cứu hộ bảo tồn Gấu ngựa, Gấu chó, các loài Cu li và Vượn má vàng phía nam. Tuy nhiên, cũng giống như các khu rừng đặc dụng khác của cả nước, Vườn Quốc gia Cát Tiên hiện đang đối mặt với tình trạng săn bắn và khai thác gỗ, củi trái phép của con người. Các hoạt động tiêu cực này làm suy thoái nhanh tróng đa dạng sinh học và ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển du lịch sinh thái của khu vực. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tình trạng quần thể Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae Thomas 1909) tại Phân khu Nam Cát Tiên - Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai”. Kết quả của đề tài sẽ bổ sung các thông tin hữu ích về kích thước quần thể, vùng cư trú, các mối đe dọa phục vụ công tác bảo tồn loài Vượn má vàng phía nam và phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Phân loại học thú linh trƣởng ở Việt Nam Cũng giống như hệ thống phân loại thú linh trưởng trên thế giới, phân loại thú linh trưởng ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các tác giả (bảng 1.1). Bảng 1.1: Tổng kết phân loại thú linh trƣởng ở Việt Nam theo thời gian Năm Họ Số loài và phân loài Nguồn thông tin 2001 3 24 Groves (2001) 2002 3 25 Phạm Nhật (2002) 2004 3 24 Roos (2004) 2004 3 24 Groves (2004) Nguyễn Xuân Đặng và Lê 2009 3 23 Xuân Cảnh (2009) Sự thay đổi số lượng các loài thú linh trưởng chủ yếu là do gộp vào hoặc tách ra của các phân loài thú linh trưởng và tên gọi của chúng. Mặc dù chưa có sự thống nhất về số loài nhưng các tác giả đều phân chia thú linh trưởng Việt Nam thành 3 họ: họ Cu li (Loridae), họ khỉ (Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae); số loài và phân loài dao động từ 23 đến 25 loài. Trong các hệ thống phân loại thú linh trưởng thì hệ thống phân loại của Roos (2004) và Groves (2004) hiện đang được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi nhất. Theo đó, số lượng các loài thú linh trưởng ở Việt Nam hiện có 24 loài thuộc 3 họ (xem bảng 1.2).
  13. 4 Bảng 1.2: Phân loại thú Linh trƣởng Việt Nam Tên loài TT Phổ thông Khoa học 1 Cu li lớn Nycticebus bengalensis 2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus 3 Khỉ cộc Macaca arctoides 4 Khỉ mốc Macaca assamensis 5 Khỉ đuôi lợn Macaca leonine 6 Khỉ vàng Macaca mulatta 7 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis 8 Voọc xám Trachypithecus crepusculus 9 Voọc bạc Trachypithecus obscurus 10 Voọc gec manh Trachypithecus germaini 11 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi 12 Voọc đầu trắng Trachypithecus poliocephalus 13 Voọc gáy trắng Trachypithecus hatinhensis 14 Voọc đen tuyền Trachypithecus ebenus 15 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri 16 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus 17 Chà vá chân đen Pygathrix nigripes 18 Chà vá chân xám Pygathrix cinerea 19 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus 20 Vượn đen tuyền Nomascus concolor 21 Vượn đen hải nam Nomascus nasutus 22 Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys 23 Vượn siki Nomascus siki 24 Vượn má hung Nomascus gabriellae (Nguồn: Grove, 2004)
  14. 5 1.2. Đặc điểm họ Vƣợn (Hylobatidae) Các loài vượn gộp chung thành họ Vượn (Hylobatidae) phân bố trên toàn bộ các vùng rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á (Thomas geissmann et al., 2000). Các loài vượn đặc trưng bởi lối vận động, cấu trúc xã hội và thông tin liên lạc. Các loài vượn sống hoàn toàn trên cây và ăn quả là chủ yếu, sự đu tay tạo ra sự chuyển động đặc thù, tập tính treo thân độc đáo và tư thế đứng thẳng thường xuyên, thể hiện sự chuyên hóa cao độ đối với môi trường và chế độ ăn hàng ngày của chúng. Các nghiên cứu trước đây về phân loại vượn chia thành hai nhóm gồm Symphalangus và Hylobates. Sự khác nhau dễ nhận thấy là nhóm Symphalangus nặng hơn và chúng có giọng hót sâu hơn, có bao cổ họng bên ngoài và màng chân giữa các ngón 2 và 3. Hiện nay các nghiên cứu về di truyền học, các đặc điểm giải phẫu xương sọ và âm thanh đã phân họ vượn thành các giống Symphalangus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50, giống Nomascus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 giống Bunopithecus có 2n = 38 và giống Hylobates có 2n = 44 (Thomas geissmann et al, 2000). Ở Việt Nam hiện chỉ có một giống vượn duy nhất là giống vượn mào (Nomascus) với số lượng thay đổi từ 5 đến 6 loài. 1.2.1. Đặc điểm của giống Vượn mào (Nomascus) Những cá thể vượn mào hoang dã có khối lượng cơ thể trung bình là 7 - 8kg, nặng tương đương với trọng lượng của giống Bunopithecus (7kg), lớn hơn trọng lượng của giống Hylobates (khoảng 5kg) và nhỏ hơn trọng lượng của giống Symphalangus (khoảng 11kg) (Thomas geissmann et al, 2000). Các loài vượn mào có đặc điểm trán cao và tròn, các cạnh trên ổ mắt phẳng, số lượng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 52. Túm lông trên đầu dựng đứng, ở con đực phát triển hơn tạo thành một cái mào, những con cái trưởng thành có đám lông đen trên đầu tương phản với phần lông màu nhạt ở xung
  15. 6 quanh. Có sự lưỡng sắc giới tính thể hiện rõ ở những cá thể trưởng thành: con đực thường có màu lông đen (có hoặc không có các mảng lông má màu sáng), cá thể cái có lông màu vàng nhạt hoặc màu vàng da cam hoặc màu be nhạt, thường có mảng lông chẩm màu đen, có hoặc không có đám lông bụng màu tối. Những thay đổi về màu sắc của bộ lông trong quá trình phát triển cá thể: con non sinh ra có bộ lông màu đen, gần tương tự như màu của con đực trưởng thành. Đến thời gian trưởng thành sinh dục (khoảng 5 - 8 năm tuổi), con cái thay đổi màu lông lần thứ hai và có bộ lông màu sáng đặc trưng của con cái trưởng thành (Grove, 2001). 1.2.2. Các loài vượn ở Việt Nam và vùng phân bố của chúng Cũng giống như phân loại học về thú linh trưởng, các tác giả khác nhau cũng đưa ra sự phân chia khác nhau về số lượng loài thuộc giống Nomascus. Năm 2000, Thomas geissmann et al., đã phân chia vượn ở Việt Nam thành 5 loài và phân loài: 1. Vượn đen (chưa định tên) Nomascus. sp. cf. nasutus 2. Vượn đen tuyền (Nomascus concolor) 3. Vượn má trắng (N. l. leucogenys) 4. Vượn má trắng siki (N. l. siki) 5. Vượn má vàng (N. gabriellae) Năm 2002, Phạm Nhật đã đưa ra quan điểm tương đối đồng nhất với Thomas geissmann với 5 loài và phân loài vượn ở nước ta. Tuy nhiên, loài Vượn đen hải nam (Nomascus concolor ssp) được thay cho Vượn đen (chưa định tên) và tên khoa học của Vượn đen tuyền là (Nomascus concolor concolor) thay cho (Nomascus concolor). Năm 2004, Grove trong bảng phân loại thú linh trưởng vẫn giữ nguyên 5 loài vượn theo phân loại của Phạm Nhật. Tuy nhiên, tên khoa học một số loài đã có sự thay đổi (xem bảng 1.2).
  16. 7 Năm 2009, Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh đã xây dựng danh lục thú Việt Nam. Đây là tài liệu cập nhật hiện nay về các loài thú trong cả nước với 322 loài thuộc 43 họ và 15 bộ. Trong đó, họ Vượn có 5 loài thuộc 1 giống Nomascus đó là: 1. Vượn đen tuyền tây bắc (Nomascus concolor) 2. Vượn đen tuyền đông bắc (Nomascus nasutus) 3. Vượn má vàng (Nomascus gabriellae) 4. Vượn má trắng (Nomascus leucogenys) 5. Vượn siki (Nomascus siki) Năm 2010, Văn Ngọc Thịnh và các cộng sự thông qua tổng hợp các nghiên cứu mới nhất đã đưa ra kết luận có 6 loài vượn ở Việt Nam thuộc giống Nomascus. Trong đó, loài Vượn má vàng (Nomascus gabriellae) được tách thành 2 loài riêng biệt là Vượn má vàng phía bắc (Nomascus annamensis) và Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae), các loài vượn còn lại giữ nguyên như phân loại của Grove (2004): 1. Vượn đen tuyền Nomascus concolor 2. Vượn đen hải nam Nomascus nasutus 3. Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys 4. Vượn siki Nomascus siki 5. Vượn má vàng phía bắc Nomascus annamensis 6. Vượn má vàng phía nam Nomascus gabriellae Năm 2011, Roos cũng thống nhất quan điểm phân chia các loài vượn ở Việt Nam của Văn Ngọc Thịnh (2010) với 6 loài thuộc giống Nomascus. Vùng phân bố của giống vượn mào Nomascus được các nhà khoa học xác định ở khu vực Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào, phía Đông Campuchia và Tây - Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và đảo Hải Nam), sông
  17. 8 Mê Kông là giới hạn phía Tây các vùng phân bố của giống Nomascus và ngăn cách với giống Hylobates (Geissmann, 2007). Những khu vực phân bố của vượn mào hiện nay đã bị chia cắt mạnh gồm những mảnh rừng ít nhiều còn nguyên sinh, biệt lập và nhỏ (hình 1.1) (Nguồn: Nguyễn Thế Cường, 2011) Hình 1.1: Phân bố của các loài vƣợn thuộc giống Nomascus
  18. 9 1.3. Một số đặc điểm của Vƣợn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) 1.3.1. Đặc điểm nhận biết Vượn má vàng phía nam có đặc điểm và hình dạng giống Vượn siki. Con đực có bộ lông dày, màu đen tuyền. Điểm khác quan trọng là có hai đám má lông màu vàng nhạt, màu mơ hoặc màu cam, không trắng thuần khiết. Kích thước đám lông này nhỏ và cao dưới nửa vành tai. Đám lông vàng cam quanh hai gốc mép có hình dấu ngoặc đơn (giống Vượn siki), lông mọc chỉa ra hướng má. Lông ngực màu nâu nhạt, bộ lông con cái màu vàng nhạt, vàng mơ hoặc vàng chanh. Phần bụng, ngực thưa lông và sáng như phần lưng. Lông trán vàng đậm. Lông chỏm đầu đen và nhạt ở phần gáy. Lông má mọc hướng ra ngoài. Lông méo mọc xòe ra hướng má. Da mặt thường sáng màu. Vượn con mới đẻ, cả đực và cái đều có lông màu vàng nhạt. Cá thể đực Cá thể cái Nguồn: Sồng A Trống (2016) Hình 1.2: Vƣợn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) 1.3.2. Sinh thái và tập tính Vượn má vàng phía nam chủ yếu sống trong rừng thường xanh trên núi đất, nhiều lúc thấy Vượn má vàng phía nam kiếm ăn trong các khu rừng khộp. Vượn má vàng sống theo gia đình nhỏ 2 – 4 cá thể gồm thế hệ bố mẹ, con cái các lứa tuổi. Trong ngày, vượn hoạt động vào buổi sáng và buổi chiều; buổi
  19. 10 trưa nghỉ ngơi và thường bắt đầu một ngày mới bằng những bản nhạc đồng ca trước khi mặt trời mọc. Hầu hết vào các ngày trời mưa, vượn không hót vào buổi sáng (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Vượn kiếm ăn chủ yếu trên cây, cường độ kiếm ăn mạnh vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều. Thức ăn là trái cây, lá non của nhiều loài cây rừng. Về sinh sản, thường bắt gặp vượn mẹ mang con nhỏ từ tháng 3 đến tháng 6. 1.3.3. Phân bố Vượn má vàng phía nam phân bố ở Đông Bắc Campuchia, Nam Lào, và phía Nam Việt Nam. Ở nước ta, Vượn má vàng đã được ghi nhận ở các địa phương: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Phước (Văn Ngọc Thịnh et al., 2010 và Rawson et al., 2010). 1.4. Phƣơng pháp điều tra Vƣợn Với loài vượn, phương pháp điều tra chủ yếu là thông qua tiếng hót tại các điểm nghe. Tuy nhiên, không phải lúc nào đàn vượn cũng hót trong thời gian điều tra. Các đàn vượn không hót trong đợt điều tra dường như không được phát hiện. Đến nay, các phương pháp sử dụng chưa được hoàn thiện và thống nhất. Có nhiều tác giả như Nguyễn Xuân Đặng (2000), Nicolas Lormée (2000), Đặng Ngọc Cần (2000), Ngô Văn Trí (2000), Phạm Nhật (2002) khi tiến hành điều tra xác định kích thước quần thể vượn thường không tính đến xác suất hót. Xác suất hót tại các điểm nghe được trong vùng phân bố là cơ sở để xác định mật độ và kích thước quần thể vượn. Ngoài ra, kỹ năng phân tích số liệu thực địa cũng không đồng nhất giữa các tác giả. Để khắc phục những nhược điểm này, Vũ Tiến Thịnh và Rawson (2011) đã xây dựng phần mềm tính toán tự động để ước lượng kích thước quần thể Vượn trong khu vực nghiên cứu thông qua tiếng hót ghi nhận qua các ngày điều tra có tính đến hệ số hiệu chỉnh (xác suất hót theo ngày). Phương pháp này cho phép ước tính kích thước quần thể loài vượn có tính
  20. 11 đến xác suất hót của vượn theo ngày theo dõi và có bảng tính tự động cho phép xử lý số liệu nhanh gọn. Phương pháp này đã được nhiều tác giả sử dụng (Hoàng Minh Đức et al. 2011; Rawson and Lưu Tường Bách, 2011; Hà Thăng Long, 2011; Giang Trọng Toàn, 2013). Vì vậy, trong nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp điều tra vượn tại các điểm nghe để xác định số đàn vượn tại phân khu Nam Cát Tiên. 1.5. Các mối đe dọa đối với thú linh trƣởng Mất nơi sống và áp lực săn bắt là hai mối đe dọa chính đối với thú linh trưởng ở Việt Nam hiện nay (Phạm Nhật, 2002; Tilo, Đồng Thanh Hải, 2009). Mất nơi sống, các quần thể linh trưởng giảm khả năng tăng trưởng và phát triển. Mặt khác, mất rừng buộc các quần thể thú linh trưởng phải co cụm lại và chính điều này tạo thuận lợi cho các thợ săn tiêu diệt chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Mất sinh cảnh sống do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do phá rừng lấy gỗ, đốt nương làm rẫy, khai thác các loại lâm sản khác, do xây dựng các công trình, cháy rừng và có thể do thiên tai (Phạm Nhật, 2002). Bên cạnh việc mất sinh cảnh sống thì hoạt động săn bắt trái phép cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với thú linh trưởng nói chung và đối với Vượn má vàng phía nam nói riêng. Nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng. Bên cạnh đó, linh trưởng là một nhóm thú có giá trị rất lớn về kinh tế, thực phẩm và là nguồn dược liệu có giá trị. Chính vì vậy, thú linh trưởng luôn là một đối tượng săn bắn chủ yếu của con người. Cũng như những loài linh trưởng khác, do có kích thước, trọng lượng cơ thể lớn, lại có giá trị về mặt thực phẩm và dược liệu nên Vượn má vàng phía nam luôn bị đe dọa săn bắn. Con người sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để săn bắt các loài linh trưởng như: bẫy cần giật, bẫy lồng sập, bẫy kẹp, súng kíp đến; các phương tiện hiện đại như súng săn hai nòng bắn đạn ghép, súng liên thanh quân dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2