intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Phản ứng của quần xã chim với tính không đồng nhất của sinh cảnh tại khu vực thị trấn Xuân Mai

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Xác định mối liên hệ giữa đặc điểm sinh cảnh với tổ thành loài và tính đa dạng sinh học chim; xác định cơ chế thích ứng, kết hợp kiếm ăn giữa các loài chim. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Phản ứng của quần xã chim với tính không đồng nhất của sinh cảnh tại khu vực thị trấn Xuân Mai

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016 Tác giả Nguyễn Quốc Hoàng
  2. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Phòng Đào tạo sau đại học đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành các môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ- chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, khóa học 2014 – 2016. Để đánh giá tổng kết khóa học, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đềtài “Phản ứng của quần xã chim hoang dã với tính không đồng nhất của sinh cảnh tại khu vực thị trấn Xuân Mai”.Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ Tiến sĩ Nguyễn Đắc Mạnh và các thầy cô giáo trong Bộ môn Động vật rừng- Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn hai em sinh viên; Hoàng Văn Thượng và Lềm Văn Phúc đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu ngoài thực địa. Xin chân thành cảm ơn chính quyền và người dân thị trấn Xuân Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu cũng như năng lực bản thân, nên kết quả không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự bổ sung đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2016 Tác giả Nguyễn Quốc Hoàng
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 2 1.1. Lược sử nghiên cứu chim ở việt nam ....................................................... 2 1.2. Lược sử nghiên cứu chim ở khu vực thị trấn xuân mai ............................ 4 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 6 2.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn xuân mai ................................................. 6 2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 6 2.1.2. Địa hình ................................................................................................ 6 2.1.3. Khí hậu thủy văn .................................................................................. 6 2.1.4. Thổ nhưỡng .......................................................................................... 7 2.1.5. Thảm thực vật ....................................................................................... 8 2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của thị trấn xuân mai......................................... 8 2.2.1. Dân số .................................................................................................. 8 2.2.2. Cơ cấu và tốc độ phát triển kinh tế........................................................ 8 2.2.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 8 2.3. Đặc điểm các dạng sinh cảnh của chim tại khu vực nghiên cứu ............... 9 Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 11
  4. iv 3.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 11 3.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 11 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 11 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 11 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 11 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 11 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11 3.3.1. Phương pháp điều tra .......................................................................... 11 3.3.2. Phương pháp thống kê ........................................................................ 13 3.3.3. Phương pháp phân tích ....................................................................... 14 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 16 4.1. Tổ thành loài và tính đa dạng sinh học chim trong các sinh cảnh ........... 16 4.2. Mức độ khác biệt giữa các quần xã chim ............................................... 20 4.3. Biến đổi thang độ của quần xã chim ...................................................... 22 4.4. Thảo luận............................................................................................... 27 4.4.1. Mối liên hệ giữa đặc điểm sinh cảnh với tổ thành loài và tính đa dạng sinh học chim ............................................................................................... 27 4.4.2. Cơ chế thích ứng, kết hợp kiếm ăn giữa các loài chim ........................ 29 4.4.3. Định hướng giải pháp quản lý tài nguyên chim và bảo vệ môi trường 31 KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI- KHUYẾN NGHỊ.............................................. 33 1. Kết luận .................................................................................................... 33 2.Tồn tại và Khuyến nghị ............................................................................. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Mô tả các dạng sinh cảnh sống vào mùa đông của chim tại 2.1 9 khu vực thị trấn Xuân Mai Thành phần loài và độ nhiều của chim trong các sinh cảnh tại 4.1 16 Xuân Mai 4.2 So sánh tính đa dạng sinh học chim giữa các sinh cảnh 20 Kiểm tra hoán đổi vị trí đa hướng tổ thành loài chim giữa các 4.3 21 sinh cảnh 4.4 Ma trận tính tương tự giữa các quần xã chim 21
  6. vi DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Ranh giới và hệ thống nước mặt của thị trấn Xuân Mai 7 Quang cảnh bốn dạng sinh cảnh sống vào mùa đông của chim 2.2 10 tại khu vực thị trấn Xuân Mai 3.1 Sơ đồ tuyến điều tra chim tại khu vực thị trấn Xuân Mai 12 Quy nạp nhóm về độ nhiều chim và điều kiện môi trường 4.1 22 kiếm ăn Bài sắp về số lượng cá thể chim và điều kiện môi trường 4.2 25 kiếm ăn
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quần xã chim là một hệ thống động, sự biến đổi kết cấu của nó có thể phản ánh khá rõ mối quan hệ tương hỗ giữa chim với môi trường sống và giữa các loài chim với nhau. Các quần thể chim khác nhau vốn tồn tại tính lệ thuộc đối với một số nơi cư trú đặc thù, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự biến đổi của môi trường, và có thể xem là yếu tố chỉ thị cho sự biến đổi của môi trường (Perrins, 1984). Khu vực thị trấn Xuân Mai đã được quy hoạch đến năm 2020 trở thành đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội; một kết quả mong đợi quan trọng của quy hoạch là tạo nên hình ảnh một đô thị xanh, thân thiện và phát triển hài hòa với môi trường tự nhiên hiện hữu của khu vực (Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội, 2015). Tuy nhiên, bởi các hoạt động của con người mà cảnh quan thị trấn Xuân Mai và vùng phụ cận đang thay đổi từng ngày; diện tích các sinh cảnh tự nhiên của chim đã bị thu hẹp và chia cắt, diện tích các sinh cảnh nhân tạo lại ngày càng gia tăng; đại thể đã hình thành nên hai sinh cảnh tự nhiên và hai sinh cảnh nhân tạo với tính chất khác biệt nhau, đó là: rừng thứ sinh trên núi đất, đất ngập nước theo mùa, khu dân cư và ruộng nước + hồ thả cá. Sự biến đổi cảnh quan môi trường đã làm cho sinh cảnh sống của chim tại khu vực Xuân Mai không đồng nhất, bị chia cắt và phân mảnh.Khi đó, tất yếu các quần thể chim phải có phương thức thích ứng với sự biến đổi thang độ môi trường này, từ đó ảnh hưởng đến kết cấu quần xã chim trong khu vực. Bởi vậy, tôi thực hiện đề tài: “Phản ứng của quần xã chim với tính không đồng nhất của sinh cảnh tại khu vực thị trấn Xuân Mai”, với mong muốn làm rõ mối liên hệ qua lại giữa quần xã chim và sinh cảnh sống của chúng, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quản lý tài nguyên chim hoang dã và bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu.
  8. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lược sử nghiên cứu chim ở việt nam Giai đoạn trước năm 1975: Cuối thế kỷ 19, các nhà tự nhiên học nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam, và bắt đầu các cuộc điều tra, nghiên cứu chim trên quy mô lớn. Năm 1872, danh sách chim Việt Nam gồm 192 loài được xuất bản đầu tiên với lô mẫu vật do Pierơ- Giám đốc vườn thú Sài Gòn bấy giờ sưu tầm và công bố (H. Jouan, 1972). Năm 1931, Delacua và Jabuiơ đã xuất bản công trình nghiên cứu tổng hợp về chim toàn vùng Đông Dương, bao gồm 954 loài và phân loài (Delacour T. Et; Jabuille P., 1931), trong đó có các loài chim ở Việt Nam. Năm 1951, danh lục chim Đông Dương được Delacour bổ sung, hoàn thành và xuất bản gồm 1085 loài và phân loài (J. Delacour, 1951) Sau năm 1954, Miền Bắc giải phóng; đây là mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của các cuộc điều tra, khảo sát của các nhà điểu học Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đáng chú ý là của các tác giả: Võ Quý (1962, 1966), Trần Gia Huấn (1960, 1961), Đỗ Ngọc Quang (1965). Nói chung các công trình nghiên cứu này đều đi sâu nghiên cứu về mặt khu hệ và phân loại, ít chú ý đến đặc điểm sinh thái học của loài. Năm 1971, Võ Quý đã tổng hợp các nghiên cứu hơn 7 năm trước đó về đời sống của các loài chim phổ biến ở Miền Bắc Việt Nam để xuất bản công trình “Sinh học những loài chim thường gặp ở Miền Bắc Việt Nam” (Võ Quý, 1971). Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm sinh vật học của các loài chim có ý nghĩa kinh tế; tuy nhiên các thông tin về đặc điểm sinh thái học mới dừng lại ở cấp độ quần thể và loài. Giai đoạn sau năm 1975: Sau chiến tranh, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; công trình
  9. 3 “Chim Việt Nam- Hình thái và phân loại” là công trình đầu tiên nghiên cứu chim trên toàn lãnh thổ Việt Nam về mặt phân loại (Võ Quý, 1975, 1981) Năm 1995, Võ Quý và Nguyễn Cử đã tổng hợp các kết quả điều tra trước đó để xuất bản công trình “Danh lục chim Việt Nam”. Bản danh lục gồm 19 bộ, 81 họ và 828 loài chim đã tìm thấy ở Việt Nam tính đến năm 1995; với mỗi loài các tác giả đã dẫn ra đặc điểm về hiện trạng và vùng phân bố (Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995). Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm phân bố địa lý của loài; tuy nhiên các thông tin về đặc điểm sinh thái học cũng mới dừng lại ở cấp độ quần thể và loài. Năm 2000, Nguyễn Cử và các cộng sự dựa trên cuốn “Chim Hồng Kông và Nam Trung Quốc- 1994” đã biên soạn cuốn Chim Việt Nam. Trong sách các tác giả đã giới thiệu hơn 500 loài trong tổng số hơn 850 loài chim hiện có ở Việt Nam; mỗi loài trình bày các mục mô tả, phân bố tình trạng, nơi ở và có hình vẽ màu kèm theo (Nguyễn Cử, 2000). Nói chung, cuốn sách được biên soạn với mục đích chủ yếu là giúp nhận dạng các loài chim ngoài thực địa. Những năm gần đây, nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học với sự tài trợ của chính phủ nước ngoài (Hà Lan, Đức, Úc, Anh, Mỹ,...), của các tổ chức phi chính phủ (Birdlife, WWF, FFI, IUCN), ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương đã đầu tư nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam, chủ yếu tập trung đầu tư nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; sau đó một loạt kết quả nghiên cứu về hệ động thực vật hoang dã tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn đã được xuất bản. Điều tra nghiên cứu quần xã chim hoang dã thường được tiến hành song song với các nhóm động vật khác. Ban đầu là việc điều tra để lập luận chứng kinh tế- kỹ thuật thành lập khu bảo tồn, sau đó nhiều đợt điều tra nghiên cứu tiếp theo đã hoàn thiện được thành phần loài chim của khu bảo tồn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài
  10. 4 nguyên chim hoang dã, giúp ban quản lý có thông tin đầy đủ hơn về nguồn tài nguyên chim hoang dã trong khu vực mình quản lý. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới dừng lại ở thống kê, mô tả các loài chim, lập danh lục loài và đánh giá giá trị bảo tồn của chúng; và thường các nghiên cứu này được đặt tên đề tài là: nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu về quần xã chim hoang dã ở Việt Nam được tiến hành ở các hệ sinh thái tự nhiên; không tìm thấy tài liệu nào nghiên cứu về quần xã chim hoang dã ở khu vực đô thị. Nghiên cứu về sinh thái học chim ở cấp độ quần xã (mối quan hệ giữa các loài chim trong quần xã, giữa quần xã chim với môi trường nơi cư trú) hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. 1.2. Lược sử nghiên cứu chim ở khu vực thị trấn xuân mai Nghiên cứu chim hoang dã ở thị trấn Xuân Mai được tiến hành gắn liền với hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp. Những năm 2010 trở về trước, có khá nhiều công trình điều tra nghiên cứu về các loài chim;tiêu biểu phải kể đến một số nghiên cứu như: chuyên đề tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại núi Luốt- Trường Đại học Lâm nghiệp” của Nguyễn Đăng Mạnh năm 2005, đã ghi nhận tại khu vực núi Luốt có 64 loài chim thuộc 30 họ và 10 bộ; ngoài ra chuyên đề còn mô tả quy luật phân bố của các loài chim theo sinh cảnh và đánh giá tình trạng quần thể thông qua mật độ của một số loài thường gặp (Nguyễn Đăng Mạnh, 2005). Chuyên đề nghiên cứu khoa học “Tư liệu hóa thông tin đa dạng sinh học chim tại núi Luốt- Trường Đại học Lâm nghiệp” của Nguyễn Văn Đệ năm 2010, đã tổng hợp các nghiên cứu trước đó cùng với kết quả điều tra thực địa đã lập danh sách các loài chim ở khu vực núi Luốt gồm 84 loài thuộc 32 họ và 10 bộ; đồng thời tiến hành xây dựng bảng tra các họ chim và các loài chim trong một số họ phổ biến (Nguyễn Văn Đệ và cộng sự, 2010).
  11. 5 Sau năm 2010, các công trình điều tra nghiên cứu liên quan đến khu hệ chim tại núi Luốt là rất ít, đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại khu rừng thực nghiệm núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội” của Lương Văn Bình năm 2014, đã ghi nhận tại khu vực có 56 loài chim thuộc 27 họ và 9 họ; ngoài ra chuyên đề còn đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ chim, mô tả tình trạng phân bố của các loài chim theo sinh cảnh (Lương Văn Bình và cộng sự, 2014). Như vậy, định kỳ đều có các điều tra nghiên cứu chim hoang dã tại khu vực thị trấn Xuân Mai; tuy nhiên, các điều tra nghiên cứu cũng mới dừng lại ở điều tra, thống kê thành phần loài, đồng thời chỉ giới hạn trong quy mô khu vực núi Luốt- khu rừng thực nghiệm của Trường Đại học Lâm nghiệp.
  12. 6 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Xuân Mai 2.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; nằm trên điểm giao nhau giữa quốc lộ 6 và quốc lộ 21A (20054’3,23”N, 105034’47,83” E), cách trung tâm thủ đô Hà Nội 33 km về phía Tây. Tổng diện tích thị trấn là 1051,57 ha; phía Đông và phía Nam giáp xã Thủy Xuân Tiên; phía Bắc giáp xã Đông Yên, huyện Quốc Oai; phía Tây giáp xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 2.1.2. Địa hình Địa hình khu vực Xuân Mai thuộc kiểu bán sơn địa, tức vừa có đồi núi vừa có những khoảng đất rộng bằng phẳng. Độ cao tuyệt đối biến động từ 50- 340m, đỉnh núi cao nhất thuộc khu vực núi Luốt của Trường đại học Lâm nghiệp, cao 133 mét. 2.1.3. Khí hậu thủy văn Khí hậu của khu vực Xuân Mai thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ bình quân năm là 230C, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất là 290C vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 170C vào tháng 1. Vào mùa hè nhiệt độ không khí trên 250C kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Vào mùa đông nhiệt độ không khí nhỏ hơn 200C kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Các tháng còn lại nhiệt độ trung bình từ 20-250C. Độ ẩm không khí tương đối cao và khá đồng đều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm không khí bình quân năm là 84,25%, độ ẩm bình quân tháng cao
  13. 7 nhất là 86,9% vào tháng 4, độ ẩm bình quân tháng thấp nhất là 81,1% vào tháng 12 . Hình 2.1: Ranh giới và hệ thống nước mặt của thị trấn Xuân Mai Lượng mưa bình quân năm là 1893mm và chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 91% tổng lượng mưa của cả năm. Nước mưa rơi xuống lưu vực núi Luốt- xã Hòa Sơn được lưu lại trong các ao ở khu dân cư và hồ Xuân Mai, đến mùa Xuân ( tháng 2) hồ Xuân Mai xả nước ra sông Đáy để chuẩn bị làm đất cấy lúa nước. Khu vực giáp ranh với xã Thủy Xuân Tiên có sông Bùi chảy qua và đổ nước vào sông Đáy ở điểm cầu Tiên Trượng. 2.1.4. Thổ nhưỡng Đất feralit nâu vàng, phát triển trên đá mẹ poocfiarit là loại đất chủ yếu của khu vực thị trấn Xuân Mai. Phần lớn diện tích thuộc đất tầng trung bình,
  14. 8 đất tầng dày và đất tầng mỏng chiếm diện tích rất ít. Những khu vực tầng đất mỏng có tỉ lệ lớn đá ong kết von; chứng tỏ sự tích lũy sắt khá phổ biến và trầm trọng trong đất. Hàm lượng mùn trong đất nhìn chung thấp. 2.1.5. Thảm thực vật Khu vực núi Luốt thuộc Trường đại học Lâm nghiệp đã được phủ xanh bởi các mô hình trồng rừng; tầng ưu thế là các loài cây tiên phong như Thông mã vĩ, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn; tần dưới tán là các loài cây bản địa như: Lim xanh, Long não, Trẩu, Mò vối thuốc,… Khu vực trảng trống dưới đường điện cao thế có phân bố một số loài cây bụi thảm tươi như: Sim, Mua, Mâm xôi, Chân châu, Cỏ lá tre, Cúc dại,.. Ngoài ra có ngô, lúa nước, sắn ở khu vực đồng ruộng và cây ăn quả, cây cảnh phân tán trong vườn nhà. 2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của thị trấn xuân mai 2.2.1. Dân số Dân số của thị trấn là 15.206 nhân khẩu (không tính dân số của các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn) trong đó, nam chiếm 50,8%, nữ chiếm 49,2%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 67% tổng dân số. Tỷ lệ sinh là 1,1%, tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng là 18,04%. 2.2.2. Cơ cấu và tốc độ phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn Xuân Mai đạt 15% / năm, cơ cấu kinh tế là 80-10-10 (thương mại dịch vụ chiếm 80%, nông nghiệp chiếm 10%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 10%). Tổng sản lượng lương thực đạt 1.474,7 tấn/năm, thu nhập bình quân đạt khoảng 16 triệu đồng/năm, số hộ nghèo chiếm 3%, số hộ đạt mức trung bình trở lên chiếm 85%. 2.2.3. Cơ sở hạ tầng Có hai con đường quốc lộ chạy qua, đó là quốc lộ 6A và đường Hồ Chí Minh, hầu hết đường vào các khu dân cư đã được bê tông hóa. 100% các hộ dân trên địa bàn thị trấn đã có điện dùng, hệ thống đèn cao áp đã được mở rộng ở các khu dân cư dọc đường 6A và đường Hồ Chí Minh.
  15. 9 Thị trấn Xuân Mai đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; trên địa bàn thị trấn có 3 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông và 5 trường đại học, cao đẳng. Ở khu vực thị trấn có 2 trung tâm y tế và bệnh xá quân đội bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho người dân. 2.3. Đặc điểm các dạng sinh cảnh của chim tại khu vực nghiên cứu Toàn bộ cảnh quan khu vực Xuân Mai, cơ bản có thể phân làm ba kiểu hệ sinh thái là: đồi rừng, khu dân cư và đất ngập nước, dưới góc độ phân chia sinh cảnh sống của chim, chúng tôi dự kiến phân chia khu vực làm bốn dạng sinh cảnh là: rừng thứ sinh phục hồi trên núi đất, đất ngập nước theo mùa, ruộng nước + hồ cá và khu dân cư. Đặc điểm bốn dạng sinh cảnh này vào mùa đông được thể hiện ở bảng 2.1 và hình 2.2. Bảng 2.1: Mô tả các dạng sinh cảnh sống vào mùa đông của chim tại khu vực thị trấn Xuân Mai Đặc điểm sinh cảnh Các nơi kiếm ăn Dạng sinh Hoạt động gây Tình trạng thảm thực và đậu nghỉ của cảnh nhiễu loạn của vật chim con người Thông, Keo, Bạch đàn Chăn thả gia súc, Tán cây gỗ, tán Rừng thứ và các loài cây bản địa. tham quan thực cây bụi, mặt đất, sinh Độ che phủ khoảng 90% tập, kiếm củi đường dây điện Mặt nước, bùn lầy, Đất ngập Mai dương, Găng mọc Đánh bắt cá, nuôi mặt đất, tán cây nước theo ven mép hồ. Độ che phủ thả vịt bụi, đường dây mùa nhỏ hơn 5% điện Cây gỗ mọc phân tán Mặt nước, bùn lầy, trên bờ ruộng, ngô và Canh tác nông tán cây bụi, tán cây Ruộng nước gốc rạ lúa nước đâm nghiệp, nuôi thả gỗ, mặt đất, vật + Hồ cá chồi. Độ che phủ khoảng vịt kiến trúc, đường 25% dây điện Vật kiến trúc, Cây trồng phân tán trong Phương tiện xe cơ đường dây điện, Khu dân cư vườn nhà. Độ che phủ giới, kinh doanh mặt đất, tán cây khoảng 20% buôn bán gỗ, tán cây bụi, mặt nước
  16. 10 Rừng thứ sinh phục hồi trên núi đất Đất ngập nước tự nhiên theo mùa Ruộng nước + Hồ thả cá Khu dân cư Hình 2.2: Quang cảnh bốn dạng sinh cảnh sống vào mùa đông của chim tại khu vực thị trấn Xuân Mai
  17. 11 Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung Cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý tài nguyên chim và cải thiện môi trường ở khu vực thị trấn Xuân Mai; đồng thời bổ sung đặc điểm sinh thái và tập tính của một số loài chim hoang dã. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể (1). Xác định mối liên hệ giữa đặc điểm sinh cảnh với tổ thành loài và tính đa dạng sinh học chim; (2). Xác định cơ chế thích ứng, kết hợp kiếm ăn giữa các loài chim. 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài chim hoang dã và sinh cảnh sống của chúng tại thị trấn Xuân Mai và vùng phụ cận. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu Xem xét sự biến đổi kết cấu của quần xã chim hoang dã và tính thích ứng kiếm ăn của chim vào mùa Đông. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra 3.3.1.1. Điều tra chủng loại và số lượng chim Mỗi dạng sinh cảnh thiết kế 3 tuyến điều tra, chiều dài mỗi tuyến 0,9- 1,5 km (Hình 3.1). Lựa chọn thời gian điều tra vào mùa đông khi các quần thể chim đã ổn định (25/11/2015 đến 28/01/2016) và phương pháp điều tra chim theo tuyến. Trên dải tuyến 200m (nhìn sang mỗi bên tuyến 100m) điều tra ghi nhận chủng loại và số lượng chim. Đi bộ điều tra với tốc độ khoảng 1km/h,
  18. 12 riêng hai sinh cảnh mà tầm nhìn bị hạn chế (rừng phục hồi trên núi đất và khu dân cư), cứ mỗi cung đoạn 200m trên tuyến thì dừng lại tiến hành điều tra điểm. Sử dụng ống nhòm OLYMPUS (42 X 10 lần) và máy ảnh SONY DSC- HX 100V (16.2 mega Pixels, Zoom 36 lần) để hỗ trợ việc quan sát và ghi nhận hình ảnh chim ở khoảng cách xa, sử dụng tài liệu Chim Việt Nam (Nguyễn Cử và cộng sự, 2005) và Birds of Southeast Asia (Robson, C. 2008) để giám định loài chim, căn cứ theo Danh lục Chim Việt Nam (Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân, 2011) để xác định tên khoa học và sắp xếp các loài chim vào hệ thống phân loại. Hình 3.1. Sơ đồ tuyến điều tra chim tại khu vực thị trấn Xuân Mai 1-1, 1-2, 1-3: ba tuyến ở Rừng thứ sinh; 2-1, 2-2, 2-3: ba tuyến ở Đất ngập nước theo mùa;3-1, 3-2, 3-3: ba tuyến ở Ruộng nước +hồ cá; 4-1, 4-2, 4-3: ba tuyến ở khu dân cư. Khi điều tra ghi nhận số lượng, chỉ thống kê các cá thể chim từ trong dải tuyến bay ra ngoài và từ phía trước dải tuyến bay về phía sau, không thống kê các cá thể
  19. 13 chim từ ngoài bay vào trong dải tuyến và từ phía sau bay về phía trước dải tuyến. 3.3.1.2. Điều tra điều kiện môi trường nơi kiếm ăn và tập tính kiếm ăn Chỉ khi nào quan sát thấy hành vi kiếm ăn thì mới ghi nhận các thông tin về điều kiện môi trường nơi kiếm ăn và tập tính kiếm ăn của cá thể chim. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tập tính kiếm ăn của chim chính là nguồn thức ăn. Do đó, chúng tôi lựa chọn chất nền kiếm ăn (feeding substrate) đại diện cho yếu tố nguồn thức ăn, bởi vì các chất nền khác nhau thì chủng loại thức ăn là khác nhau. Thông tin về tập tính kiếm ăn của cá thể chim được mô tả thông qua phương thức lấy thức ăn và phương thức vận động khi lấy ăn. Toàn bộ thông tin điều tra được ghi chép theo mẫu phiếu ở Phụ lục 2. 3.3.1.3. Thời gian điều tra và số lần thu thập số liệu Lựa chọn khi thời tiết đẹp và hai thời điểm chim hoạt động mạnh trong ngày để tiến hành điều tra, buổi sáng: 6h00’-9h00’, buổi chiều: 15h00’-18h00’. Mỗi tuyến tiến hành điều tra 12 lần, trong đó 6 lần vào buổi sáng và 6 lần vào buổi chiều. Coi mỗi lần hoàn thành điều tra trên tuyến là 01 lần lấy mẫu; mỗi tuyến tiến hành điều tra 12 lần, mỗi sinh cảnh thiết kế 3 tuyến; do đó, dung lượng mẫu điều tra ở mỗi sinh cảnh đều là: 36 lần. 3.3.2. Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp bảo lưu giá trị lớn nhất để thống kê số lượng cá thể của mỗi loài chim trên mỗi tuyến điều tra, tức là trên tuyến điều tra mà một loài chim nào đó được ghi nhận ở nhiều lần điều tra thì lựa chọn số lượng cá thể của loài đó ở lần điều tra ghi nhận được nhiều nhất. Sử dụng phương pháp cộng gộp để thống kê số lượng cá thể của mỗi loài chim trong sinh cảnh quan tâm, tức là cộng gộp số lượng cá thể loài chim trên các tuyến điều tra thuộc sinh cảnh (Howes& Bakewell , 1989). Căn cứ vào tỉ lệ phần trăm số lượng cá thể của mỗi loài trên tổng số lượng cá thể chim trong sinh cảnh quan tâm (P %) để xác định cấp số lượng của
  20. 14 loài: P ≥ 10%: Rất nhiều (chiếm ưu thế); 1% ≤ P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2