intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa - nghiên cứu điển hình giá trị thẩm mỹ của cảnh quan khu vực ven biển tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

44
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa - nghiên cứu điển hình giá trị thẩm mỹ của cảnh quan khu vực ven biển tỉnh Bến Tre" đánh giá tính thẩm mỹ của cảnh quan kết hợp xây dựng bản đồ giá trị mỹ quan của khu vực ven biển tỉnh Bến Tre. Đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp định hướng cho việc phát triển giá trị kinh tế theo hướng du lịch tại khu vực ven biển tỉnh Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa - nghiên cứu điển hình giá trị thẩm mỹ của cảnh quan khu vực ven biển tỉnh Bến Tre

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ THU THẢO ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ SINH THÁI VĂN HÓA – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA CẢNH QUAN KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 U N VĂN THẠC SỸ BÌNH DƢƠNG – 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ THU THẢO ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ SINH THÁI VĂN HÓA – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA CẢNH QUAN KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 U N VĂN THẠC SỸ NGƢỜI HƢỚNG DẪN HOA HỌC TS. TRẦN ĐỨC DŨNG BÌNH DƢƠNG – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này là do tự bản thân thực hiện, có sự hỗ trợ từ ngƣời hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Bình Dƣơng, ngày tháng 10 năm 2021 Lê Thị Thu Thảo i
  4. LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự đồng ý của Viện đào tạo sau đại học và khoa Khoa Học Quản Lý trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, với sự hƣớng dẫn của TS. Trần Đức Dũng, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa - nghiên cứu điển hình giá trị thẩm mỹ của cảnh quan khu vực ven biển tỉnh Bến Tre”. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đức Dũng đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc học hỏi, thu thập tài liệu tại địa phƣơng; xin chân thành cảm ơn Th.S. Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân đã giúp đỡ tôi thu thập các số liệu cần thiết cho luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng thực hiện các nội dung nghiên cứu một cách hoàn chỉnh nhất, đề tài cần nhận đƣợc những góp ý để hoàn chỉnh. Quá trình vừa học vừa làm nên việc tiếp cận với thực tế cũng nhƣ hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, có những thiếu sót mà bản thân tôi có thể chƣa thấy đƣợc trong nghiên cứu khoa học này. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý của quý Thầy/Cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ viii TÓM TẮT ............................................................................................................ ix ABSTRACT .......................................................................................................... x MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do thực hiện đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 3.2.1. Phạm vi nội dung ............................................................................ 2 3.2.2. Phạm vi không gian, thời gian ........................................................ 2 4. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 3 4.1. Ý nghĩa của luận văn .............................................................................. 3 4.2. Đóng góp mới của luận án...................................................................... 3 5. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................... 4 1.1. Khái niệm chung ......................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm dịch vụ sinh thái (DVST) .................................................. 4 1.1.2. Tầm quan trọng của lập bản đồ dịch vụ sinh thái ................................ 8 1.1.3. Khái niệm dịch vụ sinh thái văn hóa (DVSTVH) ............................. 11 1.1.4. Đánh giá giá trị thẩm mỹ ................................................................... 12 1.2. Tổng quan các công trình có liên quan ..................................................... 14 iii
  6. 1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 14 1.2.2. Trong nƣớc ........................................................................................ 15 1.3. Khu vực nghiên cứu .................................................................................. 16 1.3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre ........................................................ 16 1.3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................. 16 1.3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................... 20 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre ............................................... 25 CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 28 2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 28 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu, tài liệu .................... 28 2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa.......................................................... 28 2.2.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học ....................................................... 29 2.2.3.1. Khảo sát định tính ...................................................................... 29 2.2.3.2. Khảo sát định lƣợng ................................................................... 30 2.2.4. Phƣơng pháp bản đồ .......................................................................... 30 2.2.4.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ................................................. 30 2.2.4.2. Đơn vị cảnh quan ....................................................................... 32 2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá tính đa dạng của cảnh quan (chỉ số Shannon)33 CHƢƠNG 3 ẾT QUẢ VÀ THẢO LU N .................................................... 34 3.1. Thành phần tham gia khảo sát .................................................................. 34 3.1.1. Khảo sát định tính.............................................................................. 34 3.1.2. Khảo sát định lƣợng .......................................................................... 34 3.2. Đánh giá giá trị mỹ quan của cảnh quan................................................... 34 3.2.1. Kết quả khảo sát định tính ................................................................. 34 3.2.2. Kết quả khảo sát định lƣợng .............................................................. 35 3.3. Bản đồ giá trị thẩm mỹ ............................................................................. 42 3.4. Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế theo hƣớng du lịch sinh thái ở khu vực ven biển tỉnh Bến Tre....................................................................................... 43 KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 45 iv
  7. 4.1. Kết luận ..................................................................................................... 45 4.2. Kiến nghị................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 47 PHỤ LỤC ............................................................................................................... i PHỤ LỤC 1 - SƠ ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU ......................................................... i PHỤ LỤC 2 - BẢN ĐỒ CHỈ SỐ SHANNON .................................................. ii PHỤ LỤC 3 - BẢNG ĐIỂM PHẦN TRĂM CHO ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ .... iii PHỤ LỤC 4 - HÌNH ẢNH KHẢO SÁT .......................................................... vi PHỤ LỤC 5 - PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH............................................. ix PHỤ LỤC 6 - PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH LƢỢNG ......................................... x v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng liệt kê các nhóm DVST theo TEEB (2012) ................................. 7 Bảng 1.2: Tải lƣợng ô nhiễm từ sản xuất tôm (World Bank 2017) ..................... 10 Bảng 2.1: Dữ liệu bản đồ sử dụng trong nghiên cứu ........................................... 31 Bảng 2.2: Tƣ liệu viễn thám sử dụng ................................................................... 31 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát định tính ................................................................... 35 Bảng 3.2: Kết quả điểm thẩm mỹ từ khảo sát xã hội ........................................... 36 vi
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Khung khái niệm của MA (MEA 2003) ................................................ 5 Hình 1.2: Mối liên hệ giữa đa dạng sinh học, dịch vụ sinh thái và con ngƣời (MEA 2003) ........................................................................................................... 6 Hình 1.3: Sơ đồ DPSIR cho khu vực nghiên cứu và vai trò của lập bản đồ DVST .............................................................................................................................. 11 Hình 1.4: Bản đồ tỉnh Bến Tre và khu vực nghiên cứu. ...................................... 17 Hình 1.5: Bản đồ các loại thực phủ khu vực nghiên cứu ..................................... 18 Hình 1.6: Diện tích dừa ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri ....................... 21 Hình 1.7: Sản lƣợng dừa ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri ..................... 21 Hình 1.8: Diện tích trồng lúa các vụ ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri ... 22 Hình 1.9: Diện tích trồng cây ăn trái ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri... 23 Hình 1.10: Các cây chủ lực ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri ................. 24 Hình 1.11: Diện tích các loại hình nuôi trồng thủy sản ....................................... 26 Hình 1.12: Sản lƣợng các loại hình nuôi trồng thủy sản ...................................... 26 Hình 1.13: Diện tích các loại cây trồng ngắn ngày chính ở tỉnh Bến Tre............ 27 Hình 2.1: Ô lƣới lục giác và đƣờng chéo ngắn nhất ............................................ 33 Hình 3.1: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Mảng xanh” của đối tƣợng thực phủ ...... 36 Hình 3.2: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Bình yên” của đối tƣợng thực phủ ......... 37 Hình 3.3: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Đa dạng” của đối tƣợng thực phủ .......... 38 Hình 3.4: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Tự nhiên” của đối tƣợng thực phủ ......... 38 Hình 3.5: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Nhàm chán” của đối tƣợng thực phủ ..... 39 Hình 3.6: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Lộn xộn” của đối tƣợng thực phủ .......... 40 Hình 3.7: Bản đồ giá trị mỹ quan theo sáu đặc trƣng .......................................... 41 Hình 3.8: Bản đồ phân bố điểm mỹ quan khu vực nghiên cứu ............................ 42 vii
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Chữ viết tắt DVST Dịch vụ sinh thái DVSTVH Dịch vụ hệ sinh thái văn hóa GIS Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý GSO General Statistical Office – Chi cục thống kê MA Millenium Ecosystem Assessement - Báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ MONRE Ministry of Natural Resources and Environment – Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng NTTS Nuôi trồng thủy sản RNM Rừng ngập mặn TEEB The Economics of Ecosystems và Biodiversity – Kinh tế học của Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học viii
  11. TÓM TẮT Bến Tre có cảnh quan nông thôn rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, ít ngƣời biết đến việc đánh giá cảnh quan có giá trị tốt để phát triển du lịch sinh thái là rất cần thiết. Khảo sát bằng hình ảnh là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đƣợc chia thành hai cuộc khảo sát, thứ nhất khảo sát sở thích của ngƣời xem tổng hợp thành 6 đặc trƣng của 12 lớp thực phủ, thứ hai tiến hành khảo sát cho điểm các đặc trƣng tổng hợp thành điểm thẩm mỹ. Nhìn chung, các đối tƣợng “Lúa”, “Tôm lúa”… đƣợc đánh giá cao hơn so với các đối tƣợng “Dân cƣ”, “Tôm công nghiệp”,…. Giá trị thẩm mỹ của các loại lớp thực phủ đƣợc tổng hợp thành lƣới lục giác bằng ArcMAP. Sau đó các giá trị thẩm mỹ đƣợc nhân với Chỉ số Shannon (SI) đã tính toán cho mỗi ô lƣới để tạo ra bản đồ các giá trị thẩm mỹ. Ngoài ra, kết quả có thể hữu ích trong việc nghiên cứu sâu hơn các phƣơng pháp định lƣợng giá trị thẩm mỹ của các vùng nông nghiệp; cơ sở cho các quyết định liên quan đến quy hoạch sử dụng đất phát triển giá trị kinh tế theo hƣớng du lịch khu vực ven biển tỉnh Bến Tre. Từ khóa: Cảnh quan, dịch vụ sinh thái, lớp thực phủ, giá trị thẩm mỹ. ix
  12. ABSTRACT The rural landscape in coastal areas of Ben Tre province is very suitable for ecotourism development. However, it is of great necessity to conduct an assessment on which the natural landscapes are of good values for developing ecotourism development. A two-phase social survey using photos of land-cover types was conducted. The first phase used qualitative method to get dimensions of aesthetic value and the second phase used quantitative method to put scores to aesthetic dimensions. In general, “Rice” and “Rice shrimp” were ranked higher than non-vegetated land-cover types like “Residential” area and “Intensive shrimp”. Aesthetic values of land-cover types were aggregated into hexagon grids using ArcMAP. The aggregated aesthetic values were later multiplied by Shannon Index (SI) calculated for each grid cell to create map of aesthetic values. Beside mapping products, this study suggested further analysis of aesthetic values in rural landscape to promote green development in land-use planning. Keywords: Landscape, ecosystem services, land cover, aesthetic value. x
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Con ngƣời đƣợc hƣởng rất nhiều lợi ích mà dịch vụ sinh thái mang lại nhƣ cung cấp, điều tiết hay các giá trị về mặt văn hóa (MEA, 2003). Trong khi việc định lƣợng và định giá kinh tế các dịch vụ sinh thái đang ngày càng đƣợc quan tâm phục vụ cho công tác bảo tồn hệ sinh thái thì các dịch vụ sinh thái văn hóa của cảnh quan ít đƣợc chú ý đến. Nhiều cảnh quan nông nghiệp đƣợc xem là cung cấp dịch vụ sinh thái, thƣờng thì chúng góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ độc đáo và hỗ trợ con ngƣời sản xuất. Tuy nhiên, do các quá trình thâm canh nông nghiệp, cảnh quan văn hóa đang bị biến đổi theo hƣớng ảnh hƣởng tiêu cực đến việc cung cấp các dịch vụ sinh thái văn hóa, việc khai thác sử dụng tài nguyên chƣa phù hợp với các điều kiện sinh thái lãnh thổ dẫn đến sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên. Điều này gây ảnh hƣởng xấu tới xu thế phát triển kinh tế - xã hội và trực tiếp chi phối đến đời sống cộng đồng. Bến Tre là tỉnh sản xuất nông ngƣ nghiệp chủ yếu với các thế mạnh về dừa, chăn nuôi bò (đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long), kinh tế vƣờn (đứng hàng thứ 2), thủy sản (đứng hàng thứ 3 về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản) và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn đặc thù và khu sản xuất muối ven biển. Vì vậy, việc lựa chọn giá trị thẩm mỹ làm tiêu chí đánh giá dịch vụ văn hóa dựa trên nhận định những vấn đề mà nền nông nghiệp thâm canh, công nghiệp hóa đang gây ra cho cảnh quan đã trở thành hƣớng nghiên cứu quan trọng. Đây là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng , nhất là ở khu vực ven biển tỉnh Bến Tre nơi có các điều kiện tự nhiên và sự phân hóa tự nhiên rất đa dạng, phức tạp. Việc đánh giá tính thẩm mỹ của cảnh quan bên cạnh các giá trị khác sẽ tạo cơ hội cho việc hạn chế phát triển hàng loạt những mô hình gây mất cảnh quan khu vực và mở đƣờng cho phát triển du lịch sinh thái sau này. Một cách tiếp cận dựa trên GIS đã đƣợc sử dụng để đánh giá tính thẩm mỹ của cảnh quan do khả năng tích hợp các loại dữ liệu liên quan khác nhau và lập bản đồ đƣợc cung cấp 1
  14. bởi các hệ sinh thái ở khu vực ven biển tỉnh Bến Tre nên đề tài: “Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa - Nghiên cứu điển hình giá trị thẩm mỹ của cảnh quan khu vực ven biển tỉnh Bến Tre” đã đƣợc chọn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Trên cơ sở đánh giá tính thẩm mỹ của cảnh quan kết hợp xây dựng bản đồ giá trị mỹ quan của khu vực ven biển tỉnh Bến Tre. Đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp định hƣớng cho việc phát triển giá trị kinh tế theo hƣớng du lịch tại khu vực ven biển tỉnh Bến Tre. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu các khía cạnh làm nên vẻ mỹ quan của các đơn vị cảnh quan nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu; - Xây dựng bản đồ giá trị mỹ quan của khu vực ven biển tỉnh Bến Tre; - Đề xuất một số giải pháp định hƣớng cho việc phát triển giá trị kinh tế theo hƣớng du lịch khu vực ven biển tỉnh Bến Tre. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loại hình thực phủ cấu thành cảnh quan nông nghiệp của khu vực ven biển tỉnh Bến Tre gồm gồm ba huyện là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Đề tài tập trung đánh giá tính thẩm mỹ của cảnh quan cho khu vực ven biển tỉnh Bến Tre và xây dựng bản đồ giá trị mỹ quan tại khu vực này. 3.2.2. Phạm vi không gian, thời gian - Theo không gian: khu vực nghiên cứu giới hạn trong vùng ven biển tỉnh Bến Tre gồm ba huyện là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú - Thời gian thực hiện khảo sát: từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. 2
  15. 4. Đóng góp của đề tài 4.1. Ý nghĩa của luận văn Hƣớng nghiên cứu về giá trị thẩm mỹ của cảnh quan là vấn đề mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đang thực hiện rất nhiều nhƣng ở Việt Nam các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các hƣớng chính sau: đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên; tiếp cận kinh tế sinh thái, đánh giá sinh thái cảnh quan; nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa: - Cung cấp cơ sở khoa học; - Phát triển cảnh quan bền vững thông qua làm nổi bật giá trị mỹ quan của cảnh quan; - Góp phần tạo tiền đề cho các nghiên cứu phát triển các hoạt động du lịch nông nghiệp, góp phần cải thiện sinh kế nông nghiệp theo hƣớng bền vững. 4.2. Đóng góp mới của luận án Đây là luận văn nghiên cứu về giá trị thẩm mỹ của cảnh quan của khu vực ven biển tỉnh Bến Tre, góp phần: - Làm rõ hơn những quan niệm về dịch vụ sinh thái văn hóa; - Làm rõ hơn những nhân tố ảnh hƣởng đến việc đánh giá giá trị thẩm mỹ của cảnh quan khu vực ven biển tỉnh Bến Tre cũng nhƣ hiện trạng sử dụng tài nguyên đất tại khu vực ven biển tỉnh Bến Tre hiện nay; - Xây dựng bản đồ giá trị mỹ quan của khu vực ven biển tỉnh Bến Tre; - Đề xuất một số giải pháp định hƣớng cho việc phát triển giá trị kinh tế theo hƣớng du lịch khu vực ven biển tỉnh Bến Tre. 5. Cấu trúc của đề tài Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan về cơ sở lý thuyết Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận Kết luận và kiến nghị 3
  16. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. hái niệm chung 1.1.1. Khái niệm dịch vụ sinh thái (DVST) Khái niệm DVST có một lịch sử phát triển lâu dài bắt đầu định nghĩa của Daily 1997 (Lawton, 1998). Khái niệm này sau đó đƣợc phổ biến qua Báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ (Millenium Ecosystem Assessement - MA) vào năm 2005. Báo cáo MA là nỗ lực đầu tiên trong việc đánh giá tình trạng của hệ sinh thái trên toàn thế giới và những tác động của nó lên an sinh của con ngƣời (MEA, 2003; Kumar 2012; UNEP-WCMC, 2011).. Báo cáo MA cho thấy hầu hết các hệ sinh thái trên thế giới các dịch vụ chúng tạo ra đang suy giảm, đồng thời chỉ ra rằng sự suy thoái của hệ sinh thái và suy giảm đa dạng sinh học đã và đang gây ra tác động tiêu cực lên sức khỏe con ngƣời, tạo ra nguy cơ cao hơn của mất an ninh lƣơng thực, gia tăng mức độ tổn thƣơng, suy giảm sự thịnh vƣợng về vật chất, làm xấu đi các mối quan hệ xã hội và ảnh hƣởng tiêu cực đến quyền tự do lựa chọn và hành động (UNEP-WCMC, 2011). DVST đƣợc định nghĩa bởi Daily (1997) là “các điều kiện và quá trình mà qua đó các hệ sinh thái tự nhiên và các sinh vật tạo ra chúng, duy trì và đáp ứng cho đời sống của con ngƣời”. Theo Báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ (MA, 2005), DVST là “những lợi ích mà con ngƣời nhận đƣợc trực tiếp và gián tiếp từ các chức năng sinh thái”. Sự khác biệt cơ bản giữa hai cách định nghĩa này là ở chỗ trong khi định nghĩa của Daily đƣa các đặc trƣng và vận động của hệ sinh thái lên đầu thì trong khái niệm sau, lợi ích của con ngƣời nhận đƣợc từ hệ sinh thái đƣợc đƣa lên đầu. Việc đƣa ra các cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa DVST có ảnh hƣởng quyết định đến các nghiên cứu sau này nhắm đến việc tính toán giá trị các dịch vụ này. Hình 1.1 và 1.2 trình bày khung khái niệm của MA và mô tả mối liên hệ giữa bốn hợp phần của hệ sinh thái và con ngƣời. Sự an sinh của con ngƣời phụ thuộc một phần vào sự hiện hữu của các dịch vụ sinh thái. Ẩn đằng sau các dịch vụ này là các quá trình sinh thái có tính hỗ trợ nhƣ chu trình dinh dƣỡng, thủy văn và khí hậu. DVST có thể bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố 4
  17. trực tiếp nhƣ ô nhiễm và biến đổi sử dụng đất cũng nhƣ các yếu tố gián tiếp nhƣ dân số và chính sách kinh tế. Xét đến cùng thì những biến đổi này đều có nguồn gốc từ con ngƣời. Mối liên kết giữa an sinh con ngƣời và DVST có tính phức tạp nên mặc dù một số liên kết đã đƣợc tìm hiểu, nhiều mối liên kết khác vẫn còn chƣa đƣợc hiểu rõ (UNEP-WCMC, 2011). Hình 1.1: Khung khái niệm của MA (MEA 2003) 5
  18. Hình 1.2: Mối liên hệ giữa đa dạng sinh học, dịch vụ sinh thái và con ngƣời (MEA 2003) Khung khái niệm về DVST của Kinh tế học của Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học (The Economics of Ecosystems and Biodiversity - TEEB) ra đời sau và kế thừa khung khái niệm của MA. Điểm khác biệt lớn nhất trong hệ thống của TEEB so với MA là trong hệ thống của TEEB không có chức năng hỗ trợ mà thay vào đó là chức năng môi trƣờng sống (habitat) (TEEB 2012; UNEP- WCMC, 2011). Bảng 1.1 liệt kê các nhóm DVST và loại DVST cụ thể của hệ thống TEEB. 6
  19. Bảng 1.1: Bảng liệt kê các nhóm DVST theo TEEB (2012) Nhóm DVST Loại DVST Thực phẩm Nƣớc Dịch vụ cung Nguyên liệu thô cấp Tài nguyên gen Tài nguyên dƣợc liệu Vật liệu trang trí Điều tiết chất lƣợng không khí Điều tiết khí hậu (bao gồm thu giữ cacbon) Điều tiết các hiện tƣợng cực đoan Điều tiết dòng chảy Dịch vụ điều tiết Xử lý chất thải Ngăn xói lở Bảo trì độ phì của đất Thụ phấn Kiểm soát sinh học Dịch vụ môi Duy trì vòng đời (ví dụ: các loại di trú, các môi trƣờng sống) trƣờng sống Duy trì đa dạng nguồn gen Thƣởng thức vẻ mỹ quan Giải trí và du lịch Dịch vụ văn hóa Tạo cảm hứng về văn hóa, nghệ thuật và thiết kế Trải nghiệm tâm linh Phát triển nhận thức 7
  20. 1.1.2. Tầm quan trọng của lập bản đồ dịch vụ sinh thái Lập bản đồ DVST là nhiệm vụ thiết yếu để hiểu rõ cách mà các hệ sinh thái đóng góp cho các vấn đề an sinh của con ngƣời (Burkard và Maes 2017). Các bản đồ DVST có ý nghĩa quan trọng trong việc đem khái niệm DVST vào trong các ứng dụng thực tế. Các ứng dụng của thông tin không gian có thể kể ra nhƣ quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, tối ƣu hóa sử dụng đất, bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn và phục hồi thiên nhiên, quy hoạch cảnh quan và các giải pháp dựa vào thiên nhiên, giảm rủi ro thiên tai cũng nhƣ trong giáo dục và các nghiên cứu về môi trƣờng (Burkard và Maes 2017). Bản đồ có khả năng truyền tải hiệu quả các thông tin không gian phức tạp và ngƣời xem thƣờng thích khai thác thông tin từ bản đồ và các ứng dụng thực tế của chúng hơn là các dạng thông tin khác. Do đó, bản đồ DVST rất hữu ích trong nâng cao nhận thức của con ngƣời về các loại hàng hóa, dịch vụ hệ sinh thái cung cấp và nhu cầu về các loại dịch vụ này. Đồng thời các bản đồ này còn là phƣơng tiện giáo dục cho ngƣời xem về sự phụ thuộc của con ngƣời vào các chức năng của hệ sinh thái cũng nhƣ cung cấp thông tin về dòng chảy của các loại hàng hóa và DVST trên quy mô liên vùng. Cuối cùng, bản đồ là tƣ liệu bắt buộc trong quy hoạch cảnh quan, quản lý tài nguyên thiên nhiên và tối ƣu hóa sử dụng đất (Burkard và Maes 2017). Ở Việt Nam, sự quan tâm đến phân bố giá trị DVST theo không gian có gia tăng trong những năm gần đây, thể hiện qua những nghiên cứu của Lộc và c.s., 2017 hay Kuenzer và Tuan 2013, Vo và c.s., 2015. Thế nhƣng các nghiên cứu này thƣờng chỉ tập trung vào một loại hệ sinh thái cụ thể nhƣ rừng ngập mặn (Vo và c.s., 2015) và đất canh tác nông nghiệp (Loc và c.s., 2017), ít có nghiên cứu thể hiện giá trị DVST trên quy mô cảnh quan. Khu vực ven biển tỉnh Bến Tre đang diễn ra thay đổi mạnh mẽ dƣới tác động của biến đổi khí hậu, chính sách thủy lợi và thị trƣờng (Renaud và c.s., 2015). Biến đổi khí hậu làm xâm nhập mặn đang trở nên trầm trọng. Theo Hà 2014, xâm nhập mặn vào năm 2050 có khả năng ảnh hƣởng đến hơn một triệu ngƣời ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Xâm nhập mặn còn có xu hƣớng trầm trọng 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2