Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
lượt xem 7
download
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý CTRSH tại thành phố Hòa Bình, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình trong những năm tới sao cho đạt kết quả tốt hơn; đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý hiệu quả CTRSH của Việt Nam; cung cấp cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM QUANG DUY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI XUÂN DŨNG Hà Nội, 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này (ngoài những phần được trích dẫn) là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực và phù hợp với thực tế, chưa được công bố ở công trình nào. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020 Người cam đoan Phạm Quang Duy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn toàn thể cán bộ Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Bùi Xuân Dũng, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND thành phố Hòa Bình, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình, Phòng Quản lý đô thị, UBND các phường/xã, thành phố Hòa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trên địa bàn. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã giành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này./. Hòa Bình, ngày 28 tháng 5 năm 2020 Học viên Phạm Quang Duy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3 1.1.1. Một số khái niệm liên quan............................................................... 3 1.1.2. Vai trò của quản lý CTRSH .............................................................. 7 1.1.3. Đặc điểm của quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố .................... 9 1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố ....... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 12 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý CTRSH ở một số nước trên thế giới ............. 12 1.2.2. Tình hình quản lý, xử lý CTRSH tại Việt Nam ............................... 15 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 20 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 20 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 20 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 21 2.3.1. Đặc điểm CTRSH tại thành phố Hòa Bình..................................... 21 2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý CTRSH tại thành phố Hòa Bình ...... 21 2.3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình ............................................................. 22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22 2.4.1. Xác định đặc điểm của CTRSH thành phố Hòa Bình..................... 22 2.4.2. Đánh giá thực trạng quản lý CTRSH thành phố Hòa Bình ........... 26 2.4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH thành phố Hòa Bình ............................................................................................ 29 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 31 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tại thành phố Hòa Bình .......................... 31 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 31 3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ........................................................... 33 3.1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................ 33 3.1.4. Đặc điểm thủy văn .......................................................................... 35 3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tại thành phố Hòa Bình................................. 36 3.2.1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................. 36 3.2.2. Đặc điểm xã hội .............................................................................. 37 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 43 4.1. Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình .................... 43 4.1.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRSH ..................... 43 4.1.2. Dự báo diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030 ..... 48 4.2. Thực trạng quản lý CTRSH tại thành phố Hòa Bình ........................... 52 4.2.1. Bộ máy quản lý hành chính và chính sách trong quản lý CTRSH . 52 4.2.2. Thực trạng việc thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH ...................... 60 4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình ........................................................................ 74 4.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 74 4.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải 77 4.3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý CTRSH .................. 86 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 4.3.4. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý CTRSH ......................................................................................... 86 4.3.5. Giải pháp về tài chính và đẩy mạnh công tác xã hội hóa xử lý CTRSH ...................................................................................................... 88 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 94 PHỤ LỤC PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BVMT Bảo vệ môi trường CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTR Chất thải rắn VSMT Vệ sinh môi trường XLNT Xử lý nước thải XLCT Xử lý chất thải TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các loại chất thải đặc trưng từ các nguồn phát sinh CTRSH ........... 4 Bảng 2.1. Nội dung phiếu điều tra, đánh giá .................................................. 28 Bảng 3.1. Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2019 40 Bảng 3.2. Khối lượng CTRSH của thành phố Hòa Bình từ năm 2014 - 2019 .. 41 Bảng 4.1. Thành phần, khối lượng CTRSH hữu cơ trong tháng 01/2020 ...... 44 Bảng 4.2. Thành phần, khối lượng CTRSH hữu cơ trong tháng 02/2020 ...... 45 Bảng 4.3. Thành phần, khối lượng CTRSH hữu cơ trong tháng 03/2020 ...... 46 Bảng 4.4. Dự báo khối lượng CTRSH từ các hộ gia đình của thành phố Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2030 ............................................................................. 49 Bảng 4.5. Dự báo khối lượng CTRSH sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2030 ............................................................................. 50 Bảng 4.6. Tổng lượng rác sinh hoạt thu gom tại thành phố Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2030...................................................................................................... 51 Bảng 4.7. Tổng hợp văn bản quản lý CTR tại địa phương ............................. 55 Bảng 4.8. Tần suất ca làm việc của công nhân thu gom CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình ........................................................................................ 62 Bảng 4.9. Vị trí tập kết chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hòa Bình ................................................................................................................. 63 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả thực hiện quản lý thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2017, 2018 và 2019 ................................... 65 Bảng 4.11. Thống kế các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố ... 70 Bảng 4.12. Một số đơn giá xử lý CTRSH tại các tỉnh thành phố tại Việt Nam.. 71 Bảng 4.13. Tóm tắt các kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế về quản lý CTRSH tại thành phố Hòa Bình ..................................................................... 74 Bảng 4.14. Loại và quy mô trạm trung chuyển CTR sinh hoạt ...................... 85 Bảng 4.15. Đề xuất mức thu phí cho các đối tượng phát sinh CTRSH khác nhau trên địa bàn thành phố Hòa Bình ............................................................ 89 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cách thức đồng nhất mẫu................................................................ 25 Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng thành phố Hòa Bình năm 2019 .......................... 32 Hình 3.2. CTRSH từ cơ quan hành chính, chợ trung tâm và từ các hộ gia đình (từ trái sang phải) ............................................................................................ 40 Hình 3.3. Tỷ lệ khối lượng CTRSH theo nguồn phát sinh ............................. 41 Hình 3.4. Khối lượng CTRSH thành phố Hòa Bình từ năm 2014 - 2019 ...... 42 Hình 4.1. Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt trong 03 tháng đầu của năm 2020 trong thành phố Hòa Bình ...................................................................... 47 Hình 4.2. Biểu đồ dự báo mối liên hệ giữa dân số và tổng lượng CTRSH của thành phố Hòa Bình từ năm 2019 - 2030 ........................................................ 52 Hình 4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTRSH tại thành phố Hòa Bình .... 54 Hình 4.4. Sơ đồ quản lý việc thu gom vận chuyển CTRSH ........................... 60 Hình 4.5. Quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH ......................................... 61 Hình 4.6. Kết quả thực hiện quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình các năm 2017, 2018 và 2019 .................................................................. 65 Hình 4.7. Kinh phí thu gom, vận chuyển CTRSH của thành phố Hòa Bình năm 2019 ......................................................................................................... 69 Hình 4.8. Mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố ................ 78 Hình 4.9. Thiết kế túi đựng tương ứng với các loại CTRSH .......................... 79 Hình 4.10. Nhãn chất thải cho các thùng chứa CTRSH tại các nơi công cộng .. 79 Hình 4.11. Thùng rác thiết kế cho từng loại CTRSH tương ứng .................... 79 Hình 4.12. Thùng lưu giữ CTNH cho các hộ dân ........................................... 80 Hình 4.13. Xe thu gom và phân loại CTRSH tại tỉnh Bình Dương ................ 82 Hình 4.14. Trạm trung chuyển CTRSH (minh họa) ....................................... 84 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội phát triển cùng với đó là dân số ngày càng tăng khiến áp lực giải quyết vấn đề chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ngày càng lớn. CTRSH ngày nay không đơn thuần chỉ là rác hữu cơ, mà có rất nhiều những thành phần khó phân hủy và độc hại. Với số lượng rác được thải ra môi trường cực kỳ lớn như hiện nay, gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và môi trường sinh thái. Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người, tại nhà, công sở, công trường, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Theo ước tính của ngân hàng thế giới thì con người thải ra khoảng 1,3 tỷ tấn CTRSH mỗi năm trên phạm vi toàn thế giới và con số này sẽ tăng lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025 (Daniel Hoornweg and Perinaz Bhada - Tata, 2012). Theo kết quả điều tra của Đề án tăng cường năng lực quản lý CTRSH tại Việt Nam, lượng CTRSH phát sinh khoảng 25,5 triệu tấn năm 2018, trong đó CTRSH đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và CTRSH nông thôn - khoảng 32.000 tấn/ngày (TCMT, 2019). CTR sinh hoạt ở các đô thị hiện chiếm hơn 50% tổng lượng CTRSH của cả nước và chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị. Dự báo lượng CTRSH ở Việt Nam sẽ tăng lên 54 triệu tấn vào năm 2030. Trước sức ép môi trường đang gia tăng, lượng CTRSH phát sinh ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp đòi hỏi phải tăng năng lực cho hoạt động quản lý, xử lý CRT nói chung và CTRSH nói riêng mới đủ sức giải quyết các vấn đề môi trường do CTRSH hiện nay đang đặt ra. Thành phố Hòa Bình được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Hòa Bình, là địa bàn đóng trụ sở của các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang... các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, văn phòng đại diện của nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Là nơi tập trung các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hóa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 của tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó tỉnh Hòa Bình có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng Tây Bắc và cả nước. Năm 2018, CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Hòa Bình khoảng 95 tấn/ngày đêm. Lượng CTR này có thành phần phức tạp và hầu hết chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn trong việc xử lý. Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực và vật lực vì vậy kéo theo vấn đề CTRSH ngày càng nhức nhối ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Để góp phần phát triển đô thị bền vững, quản lý CTRSH có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, việc chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 38/2015/NĐCP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về quản lý Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân để hướng tới những mục tiêu chung. Trong quá trình lao động con người buộc phải phối hợp với nhau. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong công việc, phải có sự quản lý. Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cs., 2012). 1.1.1.2. Khái niệm CTRSH a. Khái niệm, nguồn gốc Theo mục giải thích thuật ngữ của Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về Quản lý chất thải và phế liệu. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Như vậy, ta có thể mở rộng định nghĩa về CTRSH: là chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư…), khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, cửa hàng sửa xe…), cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, các trung tâm hành chánh nhà nước…) khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh…) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nước. Chất thải sinh hoạt bao gồm cả chất thải nguy hại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 sinh ra từ các nguồn trên. Như vậy, có thể nói CTRSH là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. b. Phân loại CTRSH - Có rất nhiều cách phân loại CTRSH như: + Phân loại theo nguồn gốc phát sinh; + Phân loại theo thuộc tính vật lý; + Phân loại chất thải theo tính chất hóa học; + Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, trong khuôn khổ bài luận văn này, CTRSH được phân loại theo nguồn gốc phát sinh và được thể hiện trong Bảng 1.1: Bảng 1.1. Các loại chất thải đặc trưng từ các nguồn phát sinh CTRSH TT Nguồn thải Thành phần Thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải (quần áo Khu dân cư và các hộ 1 cũ, rách, tã lót, khăn vệ sinh, cao su, rác vườn, gia đình gỗ nhôm, kim loại chứa sắt) Bóng đèn, bóng đèn tuýp, máy tính hỏng, rác 2 Cơ sở sản xuất, kinh doanh vườn thu gom riêng, pin, bình ắc quy, dầu, lốp xe, chất thải nguy hại Cơ quan hành chính, đơn Giấy loại, bìa carton, nhựa, bóng đèn, bóng 3 vị sự nghiệp, trường học đèn tuýp, máy tính hỏng Chất thải thực phẩm thừa, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, chai lọ nước giải khát, can Các trung tâm thương 4 sữa và nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, rẻ mại, chợ lớn rách… phát sinh từ khu vực nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng cửa hiệu… Chất thải đường phố, nơi Rác, đất cát, bụi do quét rửa đường phố, xác 5 công cộng động vật, cỏ, cành cây, gốc cây… (Nguồn: Bùi Thị Nhung, Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên năm 2014) c. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và môi trường * Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải... Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như HIV, AIDS...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân... Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề ve chai. * Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất - Nếu CTRSH không được chôn lấp đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô nhiễm đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây ô nhiễm cây trồng và nước uống của con người. - Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: + Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai khoáng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất; + Do thải ra mặt đất những CTRSH, các chất thải của quá trình xử lý nước. Một số tác động của CTR tới môi trường đất như: Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi pH của đất; Chất thải nguy hại phát sinh từ trong sinh hoạt của con người khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 *Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước - Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân làm ô nhiễm nước ngầm. - Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt. - Nước chứa CTR có các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ Hòa tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần. * Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí - Việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống. - CTRSH hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3... gây ô nhiễm môi trường không khí. - Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ... - Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác. * Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị Chất thải rắn, đặc biệt là CTRSH nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ngập úng khi mưa. 1.1.1.3. Khái niệm về quản lý CTRSH Tại điểm 15, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 quy định quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Quản lý CTRSH là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải theo phương thức tốt nhất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan. Quản lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn. Quản lý CTRSH bao gồm các hoạt động của các cơ quan nhà nước và có sự đóng góp của cộng đồng. 1.1.2. Vai trò của quản lý CTRSH 1.1.2.1. Phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường CTRSH ùn ứ lâu ngày không được thu gom, vận chuyển đến khu vực xử lý tập trung sẽ gây mùi khó chịu, cũng như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng xấu, thậm chí là giết chết các loài động thực vật sống trong môi trường đó thông qua nguồn nước, đất đai và không khí. Quản lý CTRSH có hiệu quả giúp môi trường sạch đẹp hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo vệ các sinh vật khác khỏi các nguy cơ tiềm ẩn từ ô nhiễm môi trường gây ra. 1.1.2.2. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng Thực tế cho thấy các bãi rác không hợp vệ sinh, các nơi chứa thực phẩm thừa là môi trường thuận lợi cho các nguồn truyền bệnh phát triển như ruồi muỗi, chuột, vi khuẩn... Việc quản lý chất thải không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của con người. Để phòng ngừa các nguy cơ lây bệnh này, cách tốt nhất là đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, trong lành. Vệ sinh sạch sẽ không gian sống xung quanh, không vứt rác bừa bãi, không để CTRSH ùn ứ lâu ngày tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Mỗi người dân cần có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc làm sạch môi trường sống, quản lý CTRSH, như vậy cũng là bảo vệ sức khỏe của chính mình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 1.1.2.3. Bảo tồn và nâng cao giá trị cảnh quan thiên nhiên Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, gây thiệt hại tới kinh tế thì ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Thời gian qua, nhiều khu vực đã bị ô nhiễm do tác động của nhiều ngành kinh tế, trong đó có tác động từ chính các hoạt động du lịch (ví dụ: Hoạt động xây dựng bừa bãi, không có kế hoạch, gia tăng rác và các loại phế thải, phá hủy san hô làm vật liệu xây dựng...) trong đó CTRSH là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng xấu tới ngành du lịch. CTRSH gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho du khách, làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch. 1.1.2.4. Thúc đẩy việc tái chế và sử dụng tối đa CTRSH hữu cơ Tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải là xu hướng chung của thế giới, đã được các nước phát triển thực hiện từ lâu. Bởi đây là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Việc tái chế CTRSH không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với lượng hữu cơ lớn trong CTRSH (50 - 70%) thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó việc tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như: nhựa, giấy, kim loại…, tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm. 1.1.2.5. Tổ chức phối hợp và hướng dẫn hoạt động của cá nhân tổ chức nhằm đảm bảo tính hiệu quả Vì quản lý là một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân để hướng tới những mục tiêu chung đã đề ra. Chính quyền địa phương lập kế hoạch, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra, phối hợp hướng dẫn các tổ chức cá nhân, và người dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung, cũng như PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 cùng với cộng đồng chung tay thực hiện, giám sát đối với các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH nói riêng. 1.1.3. Đặc điểm của quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Thứ nhất, mang tính tổ chức, có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch thực hiện. Là hoạt động có tính phân cấp quản lý, được thực hiện theo quy định và pháp luật của Nhà nước. Được tổ chức đồng nhất ở các cấp quản lý được thể hiện ở bộ máy quản lý CTRSH. Có các quy định cụ thể được ban hành và thống nhất phù hợp với từng địa phương. Đặc điểm của quản lý CTRSH có tính phân cấp quản lý được thực hiện theo pháp luật của Nhà nước và các quy định, quy chế của địa phương. Thứ hai, quản lý CTRSH diễn ra trên địa bàn rộng. CTRSH thường được quản lý theo các thôn, xóm, tổ dân phố. Nguồn phát sinh CTRSH thì không tập trung, phát sinh nhỏ lẻ dẫn tới khó khăn trong thu gom, vận chuyển, vì vậy công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Thứ ba, quản lý CTRSH liên quan đến nhiều bộ phận. Trong đó, có các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VSMT và người dân. Mỗi bộ phận đóng vai trò nhất định và quan trọng trong quá trình quản lý CTRSH. 1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố 1.1.4.1. Cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước Cơ chế có thể hiểu một cách khái quát, đó là một cấu trúc KT - XH hoặc cơ cấu tổ chức KT - XH như: Quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng; cấu trúc bộ máy nhà nước…, được xác lập bởi một phương thức sản xuất tương ứng thuộc Nhà nước đương quyền. Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề môi trường đến đời sống của mọi người dân và sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai, góp phần thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, chính sách pháp luật như PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 chỉ thị của Bộ Chính trị, Luật Bảo vệ môi trường, nghị định, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ban, ngành… nhằm quản lý CTRSH được tốt hơn. Mỗi chính sách, mỗi quy định được ban hành có ảnh hưởng trực tiếp lên công tác quản lý CTRSH ở mỗi địa phương trên cả nước. 1.1.4.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Năng lực của cán bộ trực tiếp điều hành quản lý CTRSH tại các địa phương có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động. Cấp xã trực tiếp tổ chức thu gom, xử lý CTR sinh hoạt, mỗi xã hiện chỉ có 1 công chức địa chính kiêm môi trường hoặc xây dựng, thủy lợi kiêm môi trường. Vai trò của các tổ chức đoàn thể chưa được phát huy đầy đủ. Bên cạnh đó, hoạt động của các tổ chức dịch vụ VSMT còn thiếu chuyên nghiệp. Nếu đội ngũ cán bộ này có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt thì chất lượng công việc cao. Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực quản lý thì hiệu quả thấp. Chính vì vậy, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ địa phương là yếu tố cốt lõi trong nhiệm vụ quản lý nói chung và quản lý CTRSH nói riêng. Sự phối hợp của các cơ quan, cấp hành chính trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ là một nhu cầu tất yếu khách quan, vì không có bất cứ cơ quan, cấp hành chính nào thực hiện được chức năng quản lý, hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách biệt lập. Trong hoạt động quản lý CTRSH cần có sự phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cơ quan chủ quản với các cơ quan hữu quan và giữa các cán bộ, công chức trong cùng cơ quan với nhau. 1.1.4.3. Nhận thức của người dân và hoạt động tuyên truyền của các cơ quan đoàn thể về quản lý CTRSH Nhận thức của người dân là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động quản lý CTRSH. Khi người dân có ý thức sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như các loại túi nilon tự phân hủy, các vật dụng hàng ngày không được làm từ nhựa... thì lượng phát sinh CTRSH sẽ giảm đi. Phân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 loại rác tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý CTRSH, tránh lãng phí nguồn CTRSH tái chế và tái sử dụng. Bỏ rác đúng nơi quy định khiến công việc thu gom của công nhân dễ dàng hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ đó, quản lý CTRSH trở nên hiệu quả và ít tốn kém hơn. Ngược lại, nếu người dân vứt rác không đúng nơi quy định, không có ý thức bảo vệ môi trường thì việc quản lý càng khó khăn hơn. Bên cạnh sự tự nhận thức của người dân thì công tác tuyên truyền cũng có vai trò quan trọng. Công tác tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau. Từ truyền thanh ở địa phương, đến các hoạt động cộng đồng, áp phích, băng rôn tuyên truyền, thêm nữa là sự hướng dẫn của cán bộ xã, thôn, các hội nhóm ở địa phương… Ở những địa phương có nhiều các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao ý thức của người dân thì ở đó người dân cũng có sự tự giác hơn trong việc phân loại, để rác đúng nơi quy định.. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình quản lý. 1.1.4.4. Công nghệ trong thu gom và xử lý CTRSH Trên thế giới đã có rất nhiều các mô hình xử lý CTRSH với công nghệ hiện đại, những công nghệ này không những giúp xử lý CTRSH một cách hiệu quả, mà còn đem lại những lợi ích khác như cung cấp nguồn điện năng, giảm nhân công trực tiếp vận hành… Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý CTRSH nói chung và CTRSH nói riêng tại Việt Nam còn chậm, chủ yếu là sử dụng các biện pháp xử lý phổ thông. Các nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, hệ thống quản lý, nhằm đảm bảo tính khả thi khi triển khai trên thực tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường. Luật BVMT 2014, Luật Đa dạng sinh học 2008. Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược Bảo PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn