intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

47
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực tế về tình hình quản lý CTNH trên địa bàn toàn quốc, trong đó tập trung vào các tỉnh có phát sinh nhiều chất thải nguy hại như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương; nghiên cứu, phân tích các mô hình quản lý CTNH hiện có trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam; đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, bao gồm cả nội dung xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG -------------------------------------- LÊ THỊ BÍCH THỦY ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VỀ THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội - 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG -------------------------------- LÊ THỊ BÍCH THUỶ TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Yêm Hà Nội, năm 2012 2
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 7 1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại ........................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải nguy hại ............................................... 7 1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH ........................................ 8 1.1.3. Phân loại CTNH ......................................................................................... 9 1.2. Quản lý Chất thải nguy hại .............................................................................. 10 1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải và quản lý CTNH........................................... 10 1.2.2. Các giải pháp quản lý CTNH ..................................................................... 11 1.2.3. Một số mô hình quản lý chất thải nguy hại ................................................ 12 1.2.4. Một số mô hình quản lý chất thải nguy hại hiện có ở Việt Nam ................. 17 1.3. Tổng quan về tình hình xử lý và các loại hình công nghệ xử lý chất thải nguy hại hiện đang áp dụng tại Việt Nam ........................................................................ 18 CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30 2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 30 2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 30 2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 30 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 32 3.1. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam ........................................ 32 3.2. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại ................................. 46 3.3. Tình hình xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam............................................... 51 3.4. Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam ........................................... 52 3.4.1. Khung pháp lý trong quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam .................... 53 3.4.2. Khung thể chế trong việc quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam. ........... 56 3.4.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ................................................... 60 3.4.4. Các vấn đề khác......................................................................................... 60 3.4.5. Các thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý chất thải nguy hại: ............ 61 3.5. Đề xuất giải pháp quản lý để hoàn thiện thể chế và chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam .............................................................................................. 62 3.5.1. Nghiên cứu chỉnh sửa Luật Bảo vệ môi trƣờng (đối với phần quản lý chất thải nguy hại) ...................................................................................................... 62 3.5.2. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tích hợp chất thải nguy hại ............... 64 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................Error! Bookmark not defined. 3
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. BVMT : Bảo vệ môi trƣờng. BXD : Bộ Xây dựng. CTNH : Chất thải nguy hại QLCTNH : Quản lý chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn. CTRCNNH : Chất thải rắn công nghiệp nguy hại CTRYT : Chất thải rắn y tế KCN : Khu công nghiệp. CXL : Chủ xử lý CNT : Chủ nguồn thải CVC : Chủ vận chuyển QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng. 4
  5. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tƣơng đối bức xúc trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam. Theo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng năm 2010, tổng lƣợng CTNH phát sinh hàng năm của Việt Nam trong năm 2010 vào khoảng 840 ngàn tấn. Tuy nhiên, theo ƣớc tính sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, năm 2011 lƣợng CTNH đã vƣợt con số này. Theo một điều tra khảo sát của JICA, tổng lƣợng chất thải phát sinh tại Việt Nam năm 2010 là trên 31,5 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp là 5,5 triệu tấn và CTNH là 0,86 triệu tấn. Theo dự báo, tổng lƣợng chất thải phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 43.6 triệu tấn (1,55 triệu tấn CTNH); dự báo lên đến 67,6 triệu tấn năm 2020 (2,8 triệu tấn CTNH); và khoảng 91 triệu tấn năm 2025 (27,8 triệu tấn chất thải công nghiệp). Do lƣợng phát sinh CTNH ngày càng gia tăng, nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát nhƣ vận chuyển trái phép hoặc xử lý không an toàn về môi trƣờng. Mặc dù bắt đầu đƣợc quan tâm từ năm 1999 với sự ra đời của Quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, tuy nhiên phải đến năm 2006, công tác quản lý CTNH mới đƣợc thực sự triển khai có hiệu quả trong thực tế, cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi) năm 2005 và các văn bản dƣới Luật, đặc biệt là Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT (hƣớng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề và mã số quản lý CTNH), Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT (ban hành Danh mục CTNH) của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng chất thải nguy hại QCVN 07: 2009/BTNMT và mới đây nhất là Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 6 năm 2011. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định pháp luật này tại các địa phƣơng còn nhiều khi gặp khó khăn, chƣa có sự thống nhất và còn thiếu sót nhất định. Hơn nữa, thực tế là sau 5 năm thực hiện Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT chƣa có báo cáo đánh giá tình hình thực tế về công tác cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép và quản lý nhà nƣớc về CTNH của các địa phƣơng để tổng kết, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện và đƣa ra giải pháp phù hợp. Hiện nay, tổng công suất xử lý của các chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ đáp ứng một phần lƣợng CTNH phát sinh. Một số đơn vị còn thiếu hiểu biết hoặc chƣa cập nhật đối với các quy định về phƣơng tiện vận chuyển CTNH chuyên dụng, các loại hình công nghệ xử lý chất thải ở trong và ngoài nƣớc, rất khó khăn cho việc lựa chọn công nghệ thích hợp để lắp đặt tại cơ sở xử lý. Ngoài ra, các đối tƣợng hành nghề này chƣa có các hƣớng dẫn kỹ thuật đầy đủ liên quan đến các phƣơng tiện, thiết bị chuyên 5
  6. dụng cho việc hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH. Đồng thời các quy định/quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH tuy đã đƣợc ban hành nhƣng còn thiếu và chƣa đầy đủ. Thực tiễn đã xảy ra nhiều vấn đề nóng, bức xúc tại các địa phƣơng về CTNH, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phải trả lời trƣớc Quốc hội, Chính phủ, báo chí … và phải có trách nhiệm đôn đốc nhƣng không có đầy đủ thông tin, số liệu về công tác quản lý CTNH của các địa phƣơng và các doanh nghiệp, ví dụ nhƣ Tổng cục Môi trƣờng hiện không có đầy đủ thông tin về tình hình thu phí quản lý chất thải rắn của các địa phƣơng. Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” là nghiên cứu cần thiết sẽ đƣa ra cái nhìn toàn diện về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. 2.2 Mục tiêu cụ thể + Đánh giá thực tế về tình hình quản lý CTNH trên địa bàn toàn quốc, trong đó tập trung vào các tỉnh có phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dƣơng. + Nghiên cứu, phân tích các mô hình quản lý CTNH hiện có trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam. + Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, bao gồm cả nội dung xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật. Luận văn đƣợc trình bày theo các chƣơng, phần nhƣ sau: - Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu; - Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu; - Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu; - Kết luận và kiến nghị; - Tài liệu tham khảo. 6
  7. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại 1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải nguy hại a. Chất thải là gì? Theo định nghĩa của Công ƣớc Basel về Kiểm soát Chất thải Xuyên biên giới và việc Tiêu hủy chúng (gọi tắt là Công ƣớc Basel): chất thải là “Những chất hoặc vật thể bị thải bỏ, hoặc chuẩn bị bị thải bỏ hoặc bị các điều khoản của luật pháp quốc gia yêu cầu phải thải bỏ”. Cơ quan Thống kê Liên hợp Quốc (United Nations Statistics Division – UNSD, 1997) đƣa ra một định nghĩa đầy đủ và chi tiết hơn: “Chất thải là những vật chất không phải là sản phẩm chính yếu (tức là không phải sản phẩm sản xuất dành cho thị trường) mà người phát sinh ra chúng không có bất kỳ một mục đích sử dụng nào khi sản xuất, chuyển hóa hoặc sử dụng chúng, và người đó muốn thải bỏ/tiêu hủy chúng. Chất thải có thể phát sinh từ quá trình khai thác nguyên liệu thô, chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, và các hoạt động khác của con người. Những chất dư thừa được tái chế hoặc tái sử dụng ngay tại nơi phát sinh thì không tính là chất thải”. Theo Cộng đồng châu Âu (EU), chất thải đƣợc định nghĩa là vật mà ngƣời nắm giữ chúng thải bỏ, có ý thải bỏ hoặc đƣợc yêu cầu phải thải bỏ. Khi một chất hoặc một vật đã trở thành chất thải, nó sẽ vẫn là chất thải cho đến khi đƣợc thu hồi hoàn toàn và không còn gây bất cứ một mối nguy hại tiềm tàng nào đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng (BVMT) năm 2005, “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. b. Chất thải nguy hại là gì? Công ƣớc Basel không đƣa ra định nghĩa cụ thể về CTNH mà đƣa ra các phụ lục trong Công ƣớc, trong đó xác định những chất thuộc Phụ lục I và có ít nhất một thuộc tính trong Phụ lục III, hoặc các chất do nƣớc sở tại quy định trong luật pháp của nƣớc đó, đƣợc coi là CTNH. Cục Bảo vệ Môi trƣờng Mỹ đƣa ra định nghĩa CTNH là “Chất thải có tính chất nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Chất thải nguy hại có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc bùn. Chúng có thể là sản phẩm thƣơng mại bị thải bỏ nhƣ dung dịch tẩy rửa hoặc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hoặc là phụ phẩm của quá trình sản xuất”. 7
  8. Theo Luật BVMT 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”. Định nghĩa về CTNH trong Luật BVMT 2005 nhìn chung là đầy đủ và đã cụ thể hoá định nghĩa này trong Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT bằng danh mục các CTNH theo nguồn thải. 1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH Định nghĩa của Luật BVMT 2005 đã nêu lên đầy đủ các tính chất của CTNH, đó là “độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”. Tại Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Quy định về Quản lý Chất thải nguy hại, các tính chất nguy hại chính đƣợc tóm tắt nhƣ sau (tại Phụ lục 8): Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trƣờng xung quanh. Dễ cháy (C): Bao gồm: Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550°C. Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thƣờng, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thƣơng nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trƣờng hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phƣơng tiện vận chuyển. Thông thƣờng đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố đƣợc cho là gây bệnh cho con ngƣời và động vật. Có độc tính (Đ): Bao gồm: Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thƣơng nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da. 8
  9. Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hƣởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thƣ, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trƣờng, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật. Những tính chất đƣợc liệt kê ở đây cũng tƣơng đồng với những tính chất đƣợc liệt kê ở Phụ lục III của Công ƣớc Basel. 1.1.3. Phân loại CTNH CTNH có thể đƣợc phân loại theo 2 cách cơ bản là theo đặc tính và theo nguồn phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại theo đặc tính gặp nhiều khó khăn bởi một CTNH có thể có nhiều hơn một đặc tính nguy hại. Do đó, cách thức phân loại theo nguồn phát sinh (theo danh mục) là cách thức phổ biến hơn trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, CTNH đƣợc phân thành các loại sau (US EPA, 2010): CTNH đã đƣợc đƣa vào danh mục: những chất thải đã đƣợc EPA xác định là CTNH, đƣợc đƣa vào danh mục và công bố rộng rãi. Các danh mục bao gồm: Danh mục F (CTNH từ những nguồn không đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác định CTNH từ các quá trình công nghiệp và sản xuất thông thƣờng, ví dụ nhƣ dung môi đã sử dụng để tẩy rửa hoặc khử dầu mỡ. Do các quá trình làm phát sinh ra các chất thải này có thể diễn ra trong nhiều ngành khác nhau nên các CTNH thuộc danh mục F còn đƣợc gọi là chất thải từ những nguồn không đặc thù. Danh mục K (CTNH từ những nguồn đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác định CTNH từ các ngành công nghiệp đặc thù nhƣ lọc dầu hoặc sản xuất thuốc BVTV. CTNH thuộc danh mục này có thể là một số loại bùn và nƣớc thải từ các quá trình sản xuất và xử lý thuộc các ngành công nghiệp đặc thù này. Danh mục U (các sản phẩm hóa chất thƣơng mại bị thải bỏ): danh mục này bao gồm các sản phẩm hóa chất thƣơng mại đặc thù khi đƣợc đƣa vào tình trạng không sử dụng. Một số loại thuốc BVTV hoặc dƣợc phẩm có thể trở nên nguy hại khi bị thải bỏ. CTNH đặc tính: các chất thải không nằm trong các danh sách nêu trên nhƣng thể hiện một hoặc hơn một tính chất nguy hại nhƣ là dễ cháy, ăn mòn, phản ứng hoặc độc. CTNH đƣợc công nhận rộng rãi: ắc quy, thuốc BVTV, thiết bị chứa thủy ngân (nhƣ nhiệt kế) và các loại bóng đèn (nhƣ là đèn huỳnh quang). CTNH hỗn hợp: những chất thải vừa có tính phóng xạ vừa có các tính chất nguy hại. Đối với EU, việc phân loại CTNH đƣợc dựa trên Catalô Chất thải châu Âu, đƣợc chỉnh sửa mới nhất vào năm 2009 (European Waste Catalogue – EWC, 2009), trong đó chất thải (và CTNH) đƣợc chia thành các nhóm ký hiệu từ 01 đến 20 dựa theo 9
  10. nguồn phát sinh. Đây là cách tiếp cận đƣợc Việt Nam áp dụng để xây dựng danh mục CTNH (ban hành theo Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT), trong đó CTNH có thể phân loại thành các nhóm nhƣ sau: 01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than. 02. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ. 03. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ. 04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác. 05. Chất thải từ quá trình luyện kim. 06. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng. 07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác. 08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in. 09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy. 10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm. 11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm). 12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, xử lý nƣớc thải tập trung, xử lý nƣớc cấp sinh hoạt và công nghiệp. 13. Chất thải từ ngành y tế và thú y. 14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. 15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phƣơng tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng. 16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác. 17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy. 18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ. 19. Các loại chất thải khác. Theo các danh mục này, còn có thể tiếp tục phân CTNH ra thành các nhóm phụ từ các nhóm nêu trên. 1.2. Quản lý Chất thải nguy hại 1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải và quản lý CTNH Quản lý chất thải là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc tiêu hủy, và quan trắc các loại chất thải. Mục đích của quản lý chất thải là nhằm làm 10
  11. giảm các nguy cơ, tác động của chất thải tới sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng. Theo Luật BVMT 2005, quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Cụ thể hơn, đối với chất thải rắn, theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. Phƣơng thức quản lý chất thải rất đa dạng, và có sự khác biệt đáng kể giữa các nƣớc phát triển với các nƣớc đang phát triển, giữa thành thị và nông thôn, giữa chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Trách nhiệm quản lý các loại chất thải sinh hoạt thông thƣờng ở các đô thị lớn thƣờng thuộc về chính quyền sở tại, trong khi đó, đối với chất thải công nghiệp thông thƣờng, trách nhiệm thuộc về các cơ sở tạo ra chất thải. Quá trình quản lý CTNH cũng bao gồm các bƣớc cơ bản tƣơng tự nhƣ đã nêu trên. Tuy nhiên, do các tính chất nguy hại và các rủi ro có thể gây ra cho con ngƣời và môi trƣờng, CTNH đƣợc quản lý một cách chặt chẽ hơn, với những yêu cầu nghiêm ngặt hơn, bởi chỉ cần một lƣợng nhỏ CTNH không đƣợc quản lý thích hợp cũng có thể gây ra hậu quả khôn lƣờng. Do những yêu cầu nghiêm ngặt hơn, CTNH đƣợc quản lý, xử lý riêng biệt, với những biện pháp kỹ thuật, công nghệ và pháp lý có phần khác biệt so với chất thải thông thƣờng, trong đó, yếu tố an toàn đƣợc đặt lên hàng đầu. Theo Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Quy định về Quản lý chất thải nguy hại, quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lƣu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH. 1.2.2. Các giải pháp quản lý CTNH 1.2.2.1. Hệ thống quản lý chất thải Về cơ bản, một hệ thống biện pháp quản lý CTNH, cũng nhƣ đối với các chất thải thông thƣờng, bao gồm các bƣớc theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: Giảm thiểu tại nguồn: bao gồm các biện pháp nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu và vật liệu trong sản xuất, sinh hoạt để từ đó giảm lƣợng chất thải phát sinh. Trong công nghiệp, các giải pháp cụ thể là thay đổi công nghệ và kỹ thuật sản xuất, ví dụ: tối ƣu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, tái sử dụng phế liệu, kiểm soát và giám sát quá trình sản xuất, tận thu chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho công đoạn khác, thay đổi thiết kế sản phẩm, tăng cƣờng tuổi thọ sản phẩm. Đối với các hộ gia đình, các giải pháp chủ yếu bao gồm tái sử dụng chất thải (nhƣ giấy, vải), giảm sử dụng các loại bao bì, sử dụng điện nƣớc tiết kiệm. 11
  12. Thu gom, lƣu trữ và vận chuyển: là một quá trình nhằm thu nhặt các loại chất thải từ các nguồn khác nhau và vận chuyển các chất thải đến các vị trí (các trạm trung chuyển, lƣu giữ) mà các xe thu gom có thể đến mang chất thải đi đến nơi xử lý. Tái sử dụng: sử dụng lại chất thải mà không cần phải xử lý hay chế biến lại, có thể là với cùng chức năng nhƣ trƣớc khi bị thải bỏ, hoặc với chức năng khác so với trƣớc khi bị thải bỏ. Tái chế: xử lý, chế biến chất thải thành các sản phẩm mới nhằm giảm tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm tiêu thụ năng lƣợng, nói một cách khác là giảm ô nhiễm môi trƣờng thông qua việc giảm sử dụng các biện pháp xử lý/tiêu hủy chất thải “truyền thống”. Xử lý: các hoạt động, biện pháp (ngoài các hoạt động đã nêu trên) nhằm đảm bảo chất thải sẽ gây ít tác động nhất có thể đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Bao gồm rất nhiều biện pháp kỹ thuật cụ thể đối với từng loại hình chất thải (chất thải rắn, nƣớc thải, khí thải). Chôn lấp: đây là biện pháp đƣợc xếp cuối cùng về ƣu tiên trong hệ thống quản lý chất thải, tuy nhiên cũng là biện pháp lâu đời nhất và hiện nay vẫn đang là biện pháp phổ biến nhất ở rất nhiều nơi trên thế giới. 1.2.2.2. Yêu cầu về an toàn trong quản lý CTNH Đối với CTNH, chỉ cần một lƣợng nhỏ phát sinh ra ngoài môi trƣờng mà không đƣợc quản lý thích hợp là đủ để gây ra những hậu quả không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Chính vì vậy, các yêu cầu về an toàn trong quản lý CTNH là đặt biệt nghiêm ngặt, và đây cũng là điểm khác biệt chính giữa hệ thống quản lý CTNH so với hệ thống quản lý chất thải thông thƣờng. Khía cạnh an toàn trong quản lý CTNH thƣờng bao gồm một số vấn đề sau: Đóng gói CTNH; Dán nhãn CTNH; Yêu cầu về kho lƣu trữ CTNH; Yêu cầu về thao tác vận hành trong kho lƣu trữ; An toàn trong vận chuyển và bốc dỡ CTNH. 1.2.3. Một số mô hình quản lý chất thải nguy hại Quản lý chất thải nguy hại là sự kết hợp với những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, đồng thời phải tuân thủ đƣợc các quy định của pháp luật về chất thải nói chung và CTNH nói riêng. 1.2.3.1. Một số mô hình quản lý chất thải cơ bản 12
  13. a. Mô hình vòng đời dựa vào việc đánh giá vòng đời của một sản phẩm từ quan điểm sản xuất và tiêu thụ (xem hình 1). Việc giảm thiểu tiêu thụ và tận dụng các sản phẩm bị thải bỏ trong hệ thống sản xuất (để làm nguồn nguyên liệu thay thế) có thể giúp làm giảm phát sinh lƣợng chất thải cuối vòng đời , do đó sẽ giúp giảm bớt đƣợc công sức và tài nguyên để tiêu hủy chất thải. Hình 1: Hệ thống quản lý chất thải tổng hợp dựa trên vòng đời (Nguồn: UNEP, 2009) Mô hình thứ nhất tập trung vào việc giảm thiểu phát sinh chất thải, tiết kiệm tài nguyên và năng lƣợng. Đây là mô hình có thể coi là lý tƣởng nhất vì nó nhắm tới cấp cao nhất trong hệ thống cấp bậc ƣu tiên của quản lý chất thải. Tuy nhiên, để thực hiện mô hình này thì sẽ đòi hỏi phải có cải tiến công nghệ sản xuất một cách triệt để, toàn diện, một quá trình sẽ rất tốn kém và không phù hợp với điều kiện công nghệ cũng nhƣ kinh tế của Việt Nam hiện nay (thậm chí các nƣớc phát triển tiên tiến trên thế giới cũng chƣa thể hoàn toàn đạt đến mô hình này). Mô hình dựa trên nguồn phát sinh tức là dựa vào sự phát sinh chất thải từ các nguồn khác nhau bao gồm sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại. Chất thải sẽ đƣợc phân loại thành nguy hại và không nguy hại (hình 2). Chất thải sẽ đƣợc phân loại tại nguồn và đƣợc thu gom, xử lý theo đúng những quy định nghiêm ngặt. Cách tiếp cận 3R có thể đƣợc áp dụng ngay tại nguồn phát sinh hoặc các khác nhau trong chuỗi quản lý (thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy). 13
  14. Hình 2: Hệ thống quản lý chất thải dựa trên nguồn phát sinh (Nguồn: UNEP, 2009) Trọng tâm của mô hình thứ hai là việc phân loại chất thải tại nguồn, để giúp cho việc quản lý chất thải đạt hiệu quả cao và tiết kiệm. Đây dƣờng nhƣ là mô hình lý tƣởng nhất để áp dụng cho hệ thống quản lý CTNH. Nhƣng cần nhận thấy rằng vấn đề phân loại chất thải tại nguồn không chỉ đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến mà còn đặc biệt yêu cầu phải có sự chuyển biến nhận thức sâu rộng trong toàn xã hội, để cho phân loại chất thải trở thành một thói quen trong cả sản xuất lẫn sinh hoạt, tiêu dùng. Quá trình chuyển biến này sẽ đòi hỏi một thời gian dài và cũng chƣa thể khẳng định đƣợc chính xác khi nào có thể đạt đƣợc hiệu quả cần thiết. Nhƣ vậy, mô hình này cũng chƣa thể áp dụng ngay với tình hình của Việt Nam. Nếu áp dụng mô hình này cho quản lý CTNH thì cũng cần lƣu ý rằng một số biện pháp xử lý sẽ không thực hiện đƣợc nhƣ với chất thải thông thƣờng, ví dụ nhƣ làm biogas/compost. Mô hình dựa trên quản lý là sự tổng hợp của các quy định, thể chế, cơ chế tài chính, công nghệ và cơ sở hạ tầng, cùng với vai trò của nhiều bên liên quan khác nhau trong chu trình quản lý chất thải (xem hình 3). 14
  15. Hình 3: Hệ thống quản lý chất thải dựa trên quản lý (Nguồn: UNEP, 2009) Mô hình này bao gồm 3 nhóm đối tƣợng: quy trình quản lý (từ phát sinh đến tiêu hủy sau cùng), chủ thể của quá trình quản lý (ngƣời phát sinh, cơ quan quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý), công cụ (quy định, tiêu chuẩn, cải tiến công nghệ). Mô hình dựa trên quản lý tập trung vào các biện pháp tổng hợp (chủ yếu về mặt quản lý, pháp luật, cơ chế) để thực hiện tốt từng bƣớc trong chuỗi quy trình quản lý chất thải. Mô hình này không thực sự đòi hỏi phải có sự cải tiến nào về công nghệ cũng nhƣ nhận thức, mà tận dụng hệ thống pháp luật, quản lý, công nghệ và kỹ thuật sẵn có. Đây là mô hình rất phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.2.3.2. Mô hình quản lý chất thải bền vững Xuất phát từ các mô hình quản lý chất thải cơ bản, một số tổ chức đã xây dựng một cách tiếp cận khác đối với quản lý chất thải nói chung và quản lý CTNH nói riêng, đó là quản lý chất thải tổng hợp bền vững (ISWM – Integrated Sustainable Waste Management). Trong đó, quản lý chất thải là một quá trình tổng hợp gồm các bên liên quan trong quá trình quản lý chất thải; các yếu tố (thực tiễn và kỹ thuật) và các khía cạnh bền vững trong bối cảnh thực tiễn mà cần phải xem xét khi đánh giá và quy hoạch hệ thống quản lý chất thải. Các bên liên quan Bên liên quan là cá nhân hay tổ chức có vai trò, trách nhiệm, lợi ích trong quản lý chất thải bao gồm: 15
  16. Chính quyền: địa phƣơng và trung ƣơng; Các bên phát sinh chất thải: các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ…; Nhà cung cấp dịch vụ (thu gom, xử lý, tái chế, tiêu hủy); Cộng đồng, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhóm tôn giáo, các thể chế, tổ chức cấp quốc gia, vùng hay địa phƣơng nhƣ trƣờng học, bệnh viện, công đoàn, quân đội, cơ quan chính phủ, công viên quốc gia, hiệp hội du lịch… Đối với quản lý chất thải nói chung, và quản lý CTNH nói riêng ở Việt Nam, các bên liên quan khá đa dạng, bao gồm: chính quyền các cấp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (cả tƣ nhân lẫn nhà nƣớc). Tuy nhiên vai trò của cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể xã hội còn mờ nhạt. Các yếu tố kỹ thuật Các yếu tố của bản thân hệ thống chất thải đôi khi còn đƣợc gọi là thành phần kỹ thuật của quản lý chất thải. Hầu hết các yếu tố này đều là các giai đoạn trong vòng đời của các chất/sản phẩm. Chu trình vòng đời này bắt đầu từ khi khai thác tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục đến các giai đoạn chế biến, sản xuất và tiêu thụ, và cuối cùng kết thúc tại giai đoạn xử lý và tiêu hủy sau cùng. Các khía cạnh kỹ thuật cơ bản của hệ thống chất thải bao gồm: Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải; Tái sử dụng; Thu gom; Vận chuyển; Tái chế, hay thu hồi nguyên liệu; Thu hồi năng lƣợng; Tiêu hủy an toàn. Ở Việt Nam, các khía cạnh liên quan đến dịch vụ quản lý CTNH (thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thu hồi năng lƣợng) đã đƣợc quy định cụ thể và thực hiện một cách tƣơng đối nghiêm chỉnh và hiệu quả. Tuy nhiên, khía cạnh liên quan đến bên phát sinh chất thải, tức là ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải, vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, bên cạnh trình độ công nghệ còn lạc hậu, thì chủ yếu vẫn là do ý thức của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ còn chƣa cao, việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa phát sinh chất thải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự giác tự nguyện của họ, chƣa có các quy định cụ thể cũng nhƣ các biện pháp khuyến khích liên quan đến vấn đề này. Các khía cạnh bền vững Các khía cạnh bền vững bao gồm: 16
  17. Khía chính sách và luật pháp: ở nƣớc ta đã có những văn bản quy định cụ thể về quản lý CTNH, thể hiện đƣợc sự quan tâm đúng mức của nhà nƣớc đối với lĩnh vực này. Khía cạnh thể chế và tổ chức: Việt Nam cũng đã có các cơ quan chuyên trách ở cấp trung ƣơng về quản lý CTNH. Khía cạnh văn hóa và xã hội: một điểm còn thiếu sót và chƣa đƣợc quan tâm trong lĩnh vực quản lý CTNH. Nhìn chung ý thức của ngƣời dân cũng nhƣ doanh nghiệp về việc giảm thiểu chất thải, phân loại chất thải tại nguồn còn chƣa cao (mặc dù đã có một số chiến dịch tuyên truyền về vấn đề này). Nếu khía cạnh này đƣợc cải thiện, tăng cƣờng thì sẽ đem lại chuyển biến đáng kể trong công tác quản lý CTNH. Khía cạnh tài chính/kinh tế: ngành dịch vụ xử lý, thu gom, tái chế CTNH ở Việt Nam rất tiềm năng và có lợi ích kinh tế đáng quan tâm (đặc biệt là từ việc tái chế chất thải), hiện đang có nhiều doanh nghiệp đang và sẽ tham gia đầu tƣ vào thị trƣờng này. Hiện nay đã có hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung (Thông tƣ 121/2008/TT-BTC), đồng thời Quỹ BVMT Việt Nam cũng có các hình thức tài trợ hoặc cho vay với lãi suất ƣu đãi cho các dự án xử lý chất thải, tuy nhiên chƣa có các quy định hỗ trợ đặc thù dành cho ngành quản lý CTNH. Mặc khác, cũng nhƣ chƣa có khuyến khích tài chính để các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải. Khía cạnh công nghệ và kỹ thuật: các công nghệ, thiết bị phục vụ xử lý, tiêu hủy, tái chế CTNH đang sử dụng tại Việt Nam là tƣơng đối hiện đại, có khả năng đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn về quản lý CTNH tại Việt Nam. Khía cạnh môi trƣờng/sức khỏe: vấn đề BVMT, sức khỏe đang ngày nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức của nhà nƣớc và xã hội, đã đƣợc lồng nghép vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Đây là một thuận lợi cho công tác BVMT nói chung và quản lý CTNH nói riêng tại Việt Nam. 1.2.4. Một số mô hình quản lý chất thải nguy hại hiện có ở Việt Nam 1.2.4.1. Mô hình do Nhà nước quản lý Mô hình này là Các công ty Môi trƣờng đô thị hoạt động dƣới hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc Công ty TNHH Nhà nƣớc một thành viên trực thuộc UBND thành phố. Tiền lƣơng cho cán bộ công nhân viên chức, các loại phƣơng tiện, trang bị ban đầu do Nhà nƣớc đầu tƣ lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồn thu từ hoạt động thu gom. Công ty Môi trƣờng đô thị của các tỉnh, thành phố là đơn vị trực tiếp đảm nhận công tác quản lý vệ sinh môi trƣờng và các công trình đô thị nói chung, đồng thời là đơn vị tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng nhƣ CTNH. Nguồn vốn hoạt động của các Công ty này lấy từ ngân sách hỗ trợ của Nhà nƣớc và nguồn thu từ các dịch vụ vệ sinh môi trƣờng. 17
  18. 1.2.4.2. Mô hình do các Công ty tư nhân hoạt động dưới hình thức các đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại Tại một số tỉnh, thành phố hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đƣợc thực hiện bởi các tổ chức tƣ nhân dƣới hình thức các Công ty thƣơng mại và Dịch vụ xử lý môi trƣờng. Các Công ty này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hành nghề quản lý CTNH theo quy định tại Thông tƣ số 12/TT-BTNMT và đƣợc Cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng có thẩm quyền cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH. Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc các Công ty này đã đóng góp phần lớn trong việc xử lý CTNH phát sinh từ các nguồn khác nhau, thông qua các báo cáo định kỳ theo quy định các cơ quan quản lý luôn có thể kiểm soát đƣợc lƣợng CTNH phát sinh, thu gom và xử lý. Bên cạnh đó về mặt thƣơng mại các Công ty này cũng đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân cũng nhƣ giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận ngƣời lao động. Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 100 Doanh nghiệp đƣợc Tổng cục Môi trƣờng cấp giấy phép hành nghề quản lý CTNH và khối lƣợng CTNH các đơn vị này thu gom xử lý chiếm tới 80% tổng lƣợng CTNH đƣợc xử lý. Nhìn chung, đây là mô hình quản lý CTNH hiệu quả nhất hiện nay. 1.3. Tổng quan về tình hình xử lý và các loại hình công nghệ xử lý chất thải nguy hại hiện đang áp dụng tại Việt Nam 1.3.1. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn nguy hại Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 80 doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Các doanh nghiệp này đƣợc Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Hầu hềt các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải đều tập trung ở phía Nam. Số lƣợng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH đƣợc Bộ TN&MT cấp phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 6 năm 2011, Bộ TN&MT đã cấp đƣợc 80 Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH và 43 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho các cá nhân, tổ chức đăng ký. 18
  19. 90 80 80 71 70 64 60 Số lượng 50 Doanh nghiệp vận chuyển CTNH 43 39 37 Doanh nghiệp xử lý CTNH 40 35 30 25 20 10 0 2008 2009 2010 Tháng 6/2011 Số lƣợng CTNH xử lý cũng gia tăng theo các năm. Theo kết quả thống kê từ năm 2008 đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý, lƣợng CTNH đƣợc xử lý tăng từ 85.264 lên đến 129.688 tấn/năm (tăng 34%). Khối lượng CTNH được xử lý hàng năm 140.000 129.688 120.000 99.236 100.000 85.264 80.000 tấn/năm 60.000 40.000 20.000 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt sau khi có sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 và các văn bản dƣới Luật nhƣ Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về hƣớng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại đã có những bƣớc phát triển đáng kể (Hai văn bản pháp quy nêu trên nay đã đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Quản lý chất thải nguy hại). Hầu hết các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp đều có quy mô nhỏ và sử dụng lò đốt theo mẻ. Nhà máy xử lý chất thải Đại Đồng (Công ty URENCO Hà Nội) đã đầu tƣ một lò đốt 19
  20. rác với công suất 20 tấn/ngày là một trong những công trình xử lý chất thải công nghiệp lớn nhất tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang trong quá trình vận hành thử nghiệm để cấp phép. Nhìn chung, các công nghệ hiện có còn chƣa thực sự hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và thƣờng ở quy mô nhỏ, nhƣng đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam. Các công nghệ điển hình và phổ biến để xử lý CTNH hiện nay đƣợc tóm tắt trong bảng dƣới đây. Số cơ sở áp Số mô đun TT Tên công nghệ Công suất phổ biến dụng hệ thống 1 Lò đốt tĩnh hai cấp 23 28 50 - 1000 kg/h Đồng xử lý trong lò nung xi 2 2 2 30 tấn /h măng 3 Chôn lấp 2 3 15.000 m3 4 Hóa rắn (bê tông hóa) 19 19 1 – 5 m3/h 5 Xử lý, tái chế dầu thải 20 20 3-20 tấn/ngày 6 Xử lý bóng đèn thải 10 10 0,2 tấn/ngày 7 Xử lý chất thải điện tử 6 6 0,3 – 5 tấn/ngày 8 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải 9 9 0,5 – 200 tấn/ngày 9 Tái chế dung môi 13 13 0,25 – 1,2 m3/h 60 – 1000 10 Xúc rửa thùng phi 15 15 phuy/ngày 11 Xử lý nƣớc thải 20 23 6 – 25 m3/h Tận thu kim loại (xử lý xỉ 12 4 10 0,1 – 1 tấn/h kẽm, tận thu muối kim loại) a) Lò đốt tĩnh hai cấp Đây là loại công nghệ phổ biến đƣợc sử dụng nhiều ở Việt Nam với tổng số 28 lò đốt, chiếm 23/43 số cơ sở xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép. Công suất của các lò đốt dao động từ 50-1000 kg/h, giá thành từ vài trăm triệu đến khoảng chục tỷ đồng tuỳ theo công suất và cấu trúc của lò đốt. Các lò đốt này đều sử dụng quy trình công nghệ dạng buồng đốt tĩnh theo mẻ và thiêu đốt hai cấp. Lò thƣờng cấu tạo 2 buồng đốt gồm: buồng đốt sơ cấp để đốt cháy các chất thải cần tiêu hủy hoặc hóa hơi chất độc ở nhiệt độ 400-800oC; buồng đốt thứ cấp để tiếp tục đốt cháy hơi khí độc phát sinh từ buồng đốt sơ cấp ở nhiệt độ trên 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2