intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu vào các mục tiêu sau: Xác định hiện trạng các chức năng của hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây; xác định các đặc trưng của phát triển đô thị tại khu vực quận Tây Hồ; nghiên cứu cứu những ảnh hưởng của các hoạt động phát triển đô thị tới các chức năng, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để việc sử dụng, khai thác Hồ Tây được hiệu quả và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó

  1. MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1. Lý do chọn đề tài TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ---------------------------------------------- lớn nhất nƣớc ta (cùng với TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…). Bên cạnh vai trò và vị trí quan trọng của mình trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, Hà Nội còn đƣợc biết đến nhƣ là một thành phố của ao, hồ, sông ngòi… với khoảng 20 hồ trongBÙI khuNGUYÊN PHỔ vực nội thành có diện tích mặt nƣớc khoảng 765ha (Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, 2010). Trong các thủy vực đó, hồ là loại thủy vực khá lớn với vai trò và có tầm quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống văn hóa, phong tục tập quán và nuôi trồng thủy sản của cƣ dân sống trongNGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG HỆ SINH THÁI khu vực. ĐẤT NGẬP NƢỚC HỒ TÂY VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG Trong số các ao hồ tại thủ đô Hà Nội, Hồ Tây tại quận Tây Hồ là hồ tự nhiên CỦA PHÁT TR IỂN ĐÔ THỊ TỚI CÁC CHỨC NĂNG ĐÓ lớn nhất với diện tích đƣợc xác định là 527,517ha (theo nghiên cứu của Viện ST Tài nguyên và Sinh Vật, 2011), dung tích nƣớc khoảng 9 triệu m3 (một số ý kiến khác cho rằng hiện nay diện tích của Hồ Tây nhỏ hơn - ƣớc đạt chỉ còn khoảng 517ha). Hồ Tây đƣợc xem là một cảnh quan thiên nhiên đẹp và độc đáo ở ngay nội LUẬN thành VĂN Hà Nội, đây làTHẠC địa danh SỸ KHOA gắn liền với lịchHỌC sử của MÔI dân tộc TRƢỜNG Việt Nam nói chung và lịch sử của thủ đô Hà Nội nói riêng. Với vị trí nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, ngoài chức năng điều hòa không khí, Hồ Tây còn có nhiều giá trị/chức năng khác nhƣ: nuôi trồng thủy sản, tiếp nhận và điều tiết nƣớc ngầm, kiểm soát ngập lụt và dòng chảy, tiếp nhận và giữ chất lắng đọng, tiếp nhận và giữ chất dinh dƣỡng, vui chơi giải trí và du lịch… (Hoàng Văn Thắng, 2003). Có thể thấy rằng Hồ Tây là một sinh cảnh rất quan trọng trong cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trƣờng của thủ đô. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của Hồ Tây cần đƣợc tiến hành cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và du lịch của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển đô thị và đặc biệt là quá trình đô thị hóa hiện nay, diện tích hồ ngày càng bị thu hẹp. Các chức năng hệ sinh thái của hồ đã và đang có nhiều thay đổi thay đổi - chủ yếu theo hƣớng xấu đi. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên hiện hữu Hà Nội - Năm 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG -------------------------------------------- BÙI NGUYÊN PHỔ NGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC HỒ TÂY VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỚI CÁC CHỨC NĂNG ĐÓ Chuyên ngành: Môi trƣờng trong Phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG VĂN THẮNG Hà Nội - Năm 2012 ii
  3. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………... 2 3. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………... 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Các khái niệm ……………………………………………………. 3 1.1.1. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc …………………………………. 3 1.1.2. Phát triển đô thị …………………………………………….. 7 1.2. Các nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị trên thế giới ……… 8 1.3. Nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ……………………………………………… 11 1.4. Các nghiên cứu liên quan tới Hồ Tây …………………………... 13 CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ 17 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………… 17 2.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ………………….. 17 2.2.1. Phƣơng pháp luận …………………………………………….. 17 2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 20 iv i
  4. MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội …………………………… 22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây ………………………………. 22 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội …………………………………… . 23 3.2. Hiện trạng môi trƣờng và đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây ............... 28 3.2.1. Hiện trạng môi trƣờng Hồ Tây ................................................... 28 3.2.2. Đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây .................................................... 32 3.2.3. Chức năng hệ sinh thái Hồ Tây .................................................. 41 3.3. Ảnh hƣởng của phát triển đô thị tới các chức năng của hệ sinh thái Hồ Tây ........................................................................................... 50 3.3.1. Phát triển đô thị ở quận Tây Hồ ............................................... . 50 3.3.2. Các công trình thu gom và xử lý nƣớc thải xung quanh hồ Tây 55 3.3.3. Ảnh hƣởng của phát triển đô thị và đô thị hóa tới các chức 55 năng của Hồ Tây ....................................................................... 3.3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý hệ sinh thái hồ Tây ..................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 77 Phụ lục 1. Danh sách các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xung quanh Hồ Tây .................................................................... 77 Phụ lục 2. Các doanh nghiệp cùng với số tàu du lịch, xuồng và thuyền hoạt động trên Hồ Tây ........................................................................... 82 Phụ lục 3. Tổng hợp các di tích lịch sử khu vực Hồ Tây........................ 83 Phụ lục 4. Một số làng nghề xƣa ở ven Hồ Tây .................................... 90 v
  5. MỤC LỤC Trang Phụ lục 5. Thành phần loài thực vật nổi tại Hồ Tây …………. ............. 98 Phụ lục 6. Thành phần loài động vật nổi Hồ Tây .................................. 101 vi
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy hóa BTTN Bảo tồn thiên nhiên BVMT Bảo vệ môi trƣờng CLMT Chất lƣợng môi trƣờng COD Nhu cầu oxy hóa học CSHT Cơ sở hạ tầng ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nƣớc ĐVKSXCL Động vật không xƣơng sống cỡ lớn GHCP Giới hạn cho phép GT Giao thông HST Hệ sinh thái KS Khách sạn KLN Kim loại nặng KTTV Khí tƣợng thủy văn KT-XH Kinh tế - xã hội nnk Những ngƣời khác NXB Nhà xuất bản PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QLMT Quản lý môi trƣờng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam THCS Trung học cơ sở TP Thành phố TS Tổng chất rắn SS Chất rắn lơ lửng vii
  7. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Diện tích mặt nƣớc của Hồ Tây ………………………………… 22 Bảng 3.2. Cơ sở hạ tầng xung quanh Hồ Tây ………..…………………….. 26 Bảng 3.3. Số lƣợng loài và họ của các nghành nhóm ĐVKXSCL ở Hồ Tây 35 Bảng 3.4. Tổng hợp sự đa dạng của các taxon thực vật bậc cao có mạch …. 35 Bảng 3.5. Giá trị và chức năng của các hồ Hà Nội ………………………… 41 Bảng 3.6. Sản lƣợng cá (kg) khai thác hàng năm ở Hồ Tây ………………. 42 Bảng 3.7. Danh mục di tích Lịch sử - văn hóa đã xếp hạng ……………….. 45 Bảng 3.8. Dân số trung bình quận Tây Hồ ………………………………… 50 Bảng 3.9. Thay đổi diện tích đất từ năm 2000 – 2011 …………………….. 51 Bảng 3.10. Các cống thoát nƣớc và lƣợng nƣớc thải ……………………… 57 Bảng 3.11. So sánh chất lƣợng nƣớc Hồ Tây từ năm 2003 – 2011 ……...... 59 Bảng 3.12. Khối lƣợng chất thải rắn tại khu vực Hồ Tây 6 tháng đầu năm 2011 …………………………………………………………… 61 viii
  8. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Đất ngập nƣớc thƣờng tồn tại tại những nơi chuyển tiếp giữa 4 HST trên cạn và HST thủy sinh thƣờng xuyên ………………. Hình 1.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ HST với các thành tố của cuộc sống thịnh vƣợng ………………………………………………. 7 Hình 2.1. Bản đồ hành chính Hà Nội và vị trí của Hồ Tây ………………. 17 Hình 3.1. Một số hình ảnh về CSHT khu vực quanh hồ …………………. 27 Hình 3.2. Một số loại cây xanh ven đƣờng ………………………………. 40 Hình 3.3. Một số di tích lịch sử nổi tiếng xung quanh Hồ Tây ………...... 46 Hình 3.4. Minh họa trục đƣờng Hồ Tây – Ba Vì ………………………… 49 Hình 3.5. Công trình đang xây dựng ven hồ …………………………....... 51 Hình 3.6. Quy hoạch quận tới Tây Hồ năm 2020 ……………………....... 52 Hình 3.7. Một số hoạt động du lịch, dịch vụ, nhà hàng …………………. 54 Hình 3.8. Dự án trạm xử lý nƣớc thải Hồ Tây đang đƣợc xây dựng …….. 55 Hình 3.9. Kè bờ và các công thải xung quanh Hồ Tây …………………... 56 Hình 3.10. Vị trí các cống thải lớn tại khu vực Hồ Tây ………………….. 58 Hình 3.11. Biến đổi hàm lƣợng BOD5 tại Hồ Tây trong 20 năm ……...... 60 Hình 3.12. Chất thải rắn ven hồ …………………………………………. 61 Hình 3.13. Tỷ lệ khối lƣợng chất thải rắn theo nhóm trong năm 2011 ...... 61 Hình 3.14. Cá chết tại Hồ Tây …………………………………………… 62 Hình 3.15. Một số loài ngoại lai xuất hiện ở Hồ Tây trong những năm gần đây …………………………………………………………… 63 Hình 3.16. Sơ đồ thể hiện các ảnh hƣởng từ quá trình phát triển đô thị …. 65 ix
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội lớn nhất nƣớc ta (cùng với TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…). Bên cạnh vai trò và vị trí quan trọng của mình trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, Hà Nội còn đƣợc biết đến nhƣ là một thành phố của ao, hồ, sông ngòi… với khoảng 20 hồ trong khu vực nội thành có diện tích mặt nƣớc khoảng 765ha (Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, 2010). Trong các thủy vực đó, hồ là loại thủy vực khá lớn với vai trò và có tầm quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống văn hóa, phong tục tập quán và nuôi trồng thủy sản của cƣ dân sống trong khu vực. Trong số các ao hồ tại thủ đô Hà Nội, Hồ Tây tại quận Tây Hồ là hồ tự nhiên lớn nhất với diện tích đƣợc xác định là 527,517ha (theo nghiên cứu của Viện ST Tài nguyên và Sinh Vật, 2011), dung tích nƣớc khoảng 9 triệu m3 (một số ý kiến khác cho rằng hiện nay diện tích của Hồ Tây nhỏ hơn - ƣớc đạt chỉ còn khoảng 517ha). Hồ Tây đƣợc xem là một cảnh quan thiên nhiên đẹp và độc đáo ở ngay nội thành Hà Nội, đây là địa danh gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử của thủ đô Hà Nội nói riêng. Với vị trí nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, ngoài chức năng điều hòa không khí, Hồ Tây còn có nhiều giá trị/chức năng khác nhƣ: nuôi trồng thủy sản, tiếp nhận và điều tiết nƣớc ngầm, kiểm soát ngập lụt và dòng chảy, tiếp nhận và giữ chất lắng đọng, tiếp nhận và giữ chất dinh dƣỡng, vui chơi giải trí và du lịch… (Hoàng Văn Thắng, 2003). Có thể thấy rằng Hồ Tây là một sinh cảnh rất quan trọng trong cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trƣờng của thủ đô. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của Hồ Tây cần đƣợc tiến hành cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và du lịch của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển đô thị và đặc biệt là quá trình đô thị hóa hiện nay, diện tích hồ ngày càng bị thu hẹp. Các chức năng hệ sinh thái của hồ đã và đang có nhiều thay đổi thay đổi - chủ yếu theo hƣớng xấu đi. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên hiện hữu 1 1
  10. nhất là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ mƣa lớn, ngập lụt, nắng nóng,… . Bởi vậy, việc “Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây và những ảnh hƣởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó” để nhận thức đƣợc tầm quan trọng và có thể đƣa ra biện pháp nhằm duy trì, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái hồ, bảo đảm chất lƣợng môi trƣờng hồ ở mọi khía cạnh trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào các mục tiêu sau: - Xác định hiện trạng các chức năng của hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây. - Xác định các đặc trƣng của phát triển đô thị tại khu vực quận Tây Hồ. - Nghiên cứu cứu những ảnh hƣởng của các hoạt động phát triển đô thị tới các chức năng, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để việc sử dụng, khai thác Hồ Tây đƣợc hiệu quả và bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu vực Hồ Tây và quận Tây Hồ - là khu vực có vị trí và vai trò quan trọng của thành phố Hà Nội, trong đó đề tài tập trung vào Hồ Tây và khu vực xung quanh Hồ Tây. - Phạm vi về chuyên môn: Đề tài tập trung nghiên cứu đến các khía cạnh sau: (1) ĐNN đô thị và các chức năng của chúng; (2) Tác động/ ảnh hƣởng của phát triển đô thị lên các chức năng của ĐNN. 2
  11. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Hệ sinh thái đất ngập nước Định nghĩa ĐNN: Có nhiều định nghĩa về ĐNN, có thể kể vài định nghĩa tại một số quốc gia nhƣ sau: (1) Theo định nghĩa của Cơ quan Thủy sản và Động vật Hoang dã của Hoa Kỳ: “ĐNN là những đất chuyển tiếp giữa hệ trên cạn và hệ thủy sinh. Ở đó, mực nƣớc ngầm thƣờng gần với mặt đất hay đất bao phủ bởi lớp nƣớc nông… ĐNN phải có một hay một số trong 3 thuộc tính sau đây: (1) ít nhất định kỳ đất phải hỗ trợ thực vật thủy sinh chiếm ƣu thế; (2) nền đáy phải là đất luôn ẩm ƣớt; và (3) nền đáy không phải là đất thông thƣờng và bão hòa nƣớc hoặc bị bao phủ bởi nƣớc nông trong thời gian sinh trƣởng của mỗi năm” (Corwardin và nnk, 1979, trong Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng, 2012). (2) Theo các nhà khoa học Canada: “ĐNN là đất bão hòa nƣớc trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nƣớc, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trƣờng ẩm ƣớt” (Lê Văn Khoa, Nguyễn Cử, Trần Thiện Cƣờng, Nguyễn Xuân Huân, 2008). (3) Theo các nhà khoa học New Zealand: “ĐNN là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ƣớt từng thời kỳ hoặc thƣờng xuyên,. Những vùng ngập nƣớc ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nƣớc. Nƣớc có thể là nƣớc ngọt, nƣớc lợ hoặc nƣớc mặn. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trƣng bởi các loại thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ƣớt” (Lê Văn Khoa, Nguyễn Cử, Trần Thiện Cƣờng, Nguyễn Xuân Huân, 2008). (4) Theo các nhà khoa học Úc: “ ĐNN là những vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nƣớc tĩnh hoặc nƣớc chảy, nƣớc ngọt, nƣớc lợ hoặc nƣớc mặn, bao gồm cả những bãi lầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều thấp” (Lê Văn Khoa, Nguyễn Cử, Trần Thiện Cƣờng, Nguyễn Xuân Huân, 2008). 3
  12. (5) Theo Công ước Ramsar, 1971: Đất ngập nƣớc đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “ĐNN được coi là những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước, bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp” (Lê Diên Dực, Hoàng Văn Thắng, 2012). ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con ngƣời và các nền văn hoá nhân loại đƣợc hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên các vùng ĐNN. ĐNN đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay ngƣời ta đã nhận biết đƣợc các chức năng và giá trị to lớn của chúng. Các nhà khoa học về ĐNN đã xác định đƣợc những điểm chung của ĐNN thuộc các loại hình khác nhau, đó là chúng đều có nƣớc nông hoặc đất bão hoà nƣớc, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân huỷ chậm, và nuôi dƣỡng rất nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hoà nƣớc (Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, 2006). Hình 1.1. Đất ngập nƣớc thƣờng tồn tại tại những nơi chuyển tiếp giữa HST trên cạn và HST thủy sinh thƣờng xuyên Nguồn: Lê Diên Dực, Hoàng Văn Thắng, 2012 ĐNN có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cƣ, kể cả 4
  13. dân cƣ sinh sống tại các đô thị. Hiện nay, khoảng 70% dân số thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thuỷ vực nƣớc ngọt nội địa (Dugan, 1990). Đất ngập nƣớc còn là nơi sinh sống của một số lƣợng lớn các loài động vật và thực vật, trong đó có nhiều loài quí hiếm (Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, 2006). Các loại hình ĐNN Hà Nội: ĐNN Hà Nội có thể chia thành 9 loại hình chính nhƣ sau: - Đất ngập nƣớc nội địa: 1. M) Sông, suối có nƣớc chảy thƣờng xuyên. 2. O) Hồ nƣớc ngọt ngập thƣờng xuyên (trên 8ha). 3. Tp) Ao, hồ nƣớc ngọt ngập thƣờng xuyên (dƣới 8ha). - Đất ngập nƣớc nhân tạo: 4. 1) Ao nuôi thuỷ sản (tôm, cá, nhuyễn thể). 5. 2) Ao, đầm (nhỏ hơn 8ha). 6. 3) Các hồ chứa nƣớc. 7. 4) Đất nông nghiệp ngập lụt theo mùa. 8. 5) Các hồ xử lý nƣớc thải. 9. 6) Kênh, mƣơng thoát nƣớc. Các chức năng/ giá trị của ĐNN: (1) Theo Wiliam J.Mistch và James Gosseling (1986): Các chức năng của ĐNN gồm: (1) Chức năng cải thiện chất lƣợng nƣớc. (2) Chức năng dự trữ ngập lụt. (3) Là sinh cảnh cho cá và động vật hoang dã, (4) Chức năng thẩm mỹ và năng suất sinh học. (2) Theo Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực (2012): Chức năng của hệ sinh thái đƣợc xem xét tới các yếu tố bao gồm: 5
  14. (1) Năng suất sơ cấp. (2) Sự phân hủy và sự tiêu thụ. (3) Xuất khẩu chất hữu cơ. (4) Dòng năng lƣợng, và (5) Quỹ dinh dƣỡng (đối với HST đầm lầy nƣớc mặn). Trên cơ sở 5 yếu tố trên và tùy theo mỗi loại hình hệ sinh thái (HST ĐNN ven biển và HST ĐNN nội địa) mà mỗi loại hình HST sẽ có những chức năng khác nhau. (3) Theo Lê Văn Khoa, 2008: Các chức năng ĐNN có thể đƣợc chia thành các nhóm sau: Nhóm chức năng sinh thái: Bao gồm chức các chức năng - Chức năng nạp nƣớc ngầm. - Chức năng hạn chế ảnh hƣởng lũ lụt. - Chức năng ổn định vị khí hậu. - Chức năng chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn. - Chức năng xử lý nƣớc, giữ lại chất cặn, độc. - Chức năng giữ lại chất dinh dƣỡng. - Chức năng sản xuất sinh khối. - Chức năng giao thông thủy. - chức năng giải trí, du lịch. Nhóm các chức năng kinh tế: Bao gồm các chức năng sau - Chức năng cung cấp các giá trị về tài nguyên rừng, cung cấp thủy sản, tài nguyên cỏ và tảo biển. - Chức năng cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp. - Cung cấp nƣớc ngọt và tiềm năng về năng lƣợng. Về các giá trị đa dạng sinh học: ĐNN là nơi cƣ trú cho nhiều loài động vật 6
  15. hoang dã đặc biệt là các loài chim nƣớc trong đó có các loài chim di trú; ngoài ra giá trị đa dạng sinh học còn bao gồm giá trị văn hóa, du lịch sinh thái, tri thức bản địa, … . (4). Theo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, 2005: Đánh giá thiên niên kỷ HST có các dịch vụ/chức năng và các mối quan hệ tới các thành tố của phúc lợi xã hội nhƣ sau (hình 1.2). Dịch vụ cung cấp: Cung cấp lƣơng thực – thực phẩm; cung cấp nƣớc sạch, gỗ, sợi, củi đốt, khoáng sản và tài nguyên di truyền. Dịch vụ điều tiết: Điều tiết khí hậu, lũ lụt, thiên tai và lọc sạch nguồn nƣớc. Dịch vụ văn hóa: Giá trị thẩm mỹ, tinh thần, về giáo dục và nghỉ dƣỡng. Dịch vụ hỗ trợ: Gồm chu trình dinh dƣỡng, hình thành đất và sản phẩm sơ cấp. Hình 1.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ HST với các thành tố của cuộc sống thịnh vƣợng Nguồn: Trương Quang Học, 2011 Với việc xem xét và đánh giá dịch vụ hệ sinh thái gồm 4 yếu tố nêu trên. Đây là cách đánh giá đầy đủ, khoa học và đã đƣợc công nhận, sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trên thế giới. 1.1.2. Phát triển đô thị Phát triển đô thị mà điển hình là đô thị hóa có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: 7
  16. (1) Là sự tập trung của dân số. (2) Là quá trình lan tỏa của văn hóa đô thị tới vùng nông thôn. (3) Là quá trình di dân vào thành phố và hội nhập theo phong cách sống của thành phố. (4) Là quá trình mà tỷ lệ ngƣời sống ở các khu đô thị ngày càng tăng. (5) Là quá trình phát triển các khu đô thị… . Tuy có nhiều các cách hiểu về phát triển đô thị và đô thị hóa nhƣng ta có thể thống nhất với định nghĩa sau: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống”. (Nguyễn Thế Bá, 1999 trong Phan Thị Hƣơng Linh, 2008). Những yếu tố thể hiện sự đô thị hóa: (1) Tăng trưởng dân số đô thị: Là sự gia tăng dân số tại các thành phố. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng dân số đô thị là sự tăng tự nhiện, sự di dân cơ học và sự thay đổi nhận thức về quy định phân loại dân số. (2) Sự phát triển đô thị: Là sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, không gian đất đai cũng nhƣ môi trƣờng đô thị. Nhƣ vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra là quá trình hình thành các yếu tố thúc đẩy xã hội phát triển, các yếu tố đó bao gồm: (1) Dân số đô thị tăng lên, các hoạt động, sinh sống của ngƣời dân chuyển sang lối sống công nghiệp ở thành thị. (2) Tỷ lệ phi nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ tăng lên. (3) Đô thị hóa tạo ra động lục phát triển và tăng GDP. (4) Quá trình đô thị hóa là quá trình nền văn minh đô thị đƣợc xác lập ngay trong lòng cộng đồng dân cƣ đô thị (Nguyễn Thị Thanh Hải, 2008). 1.2. Các nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị trên thế giới Loài ngƣời, trong quá trình phát triển của mình có mối liên hệ rất chặt chẽ với 8
  17. các vùng đất ngập nƣớc vì ĐNN là nơi cung cấp các điều kiện về lƣơng thực, thực phẩm, môi trƣờng sống và nhiều lợi ích khác. ĐNN đô thị có thể đƣợc hiểu là những vùng đất ngập nƣớc nằm trong phạm vi khu vực các đô thị, nơi có các hoạt động kinh tế xã hội đặc trƣng của các loại hình đô thị. Phát triển đô thị (mà điển hình là quá trình đô thị hóa) là một quá trình diễn thế tất yếu trong lịch sử phát triển của loài ngƣời. Đặc biệt, cùng với quá trình công nghiệp hóa, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã đẩy quá trình đô thị hóa trên thế giới nói chung diễn ra nhanh chóng. Đô thị hóa không chỉ là sự phát triển đô thị về quy mô, số lƣợng dân cƣ, mà còn gắn liền với những biến đổi kinh tế - xã hội ở đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… . Những yếu tố thể hiện của phát triển đô thị là sự tăng dân số, sự phát triển về kinh tế, xã hội, không gian đất đai, môi trƣờng đô thị… . Phát triển đô thị và đô thị hóa bắt đầu ở phƣơng tây, sau đó lan sang Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX và tới châu Á những năm 60 của thế kỷ XX. Trong thế kỷ XX, các nƣớc phát triển đã chuyển gần 80 - 90% dân số cƣ trú từ nông thôn sang cƣ trú tại đô thị, số ngƣời sống trong đô thị hiện nay đã tới 50% dân số của thế giới. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động tới các khu vực thành thị và nông thôn một cách sâu sắc và giúp cho việc hình thành nên hệ thống kiến trúc hiện đại, nếp sống văn minh đo thị tai các nƣớc văn minh trên thế giới. Đô thị hóa và phát triển đô thị trên thế giới và khu vực nhƣ là một động lực phát triển quan trọng trong tiến trình lịch sử, hiện tại và trong tƣơng lai. Điểm chung của đô thị hóa và phát triển đô thị là sự đóng góp to lớn về kinh tế xã hội và đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, mỗi vùng. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển đô thị và đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ - ƣớc tính tới năm 2030 sẽ có hơn 60% dân số toàn cầu sẽ sống ở đô thị (UN, 2010). Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong đó có các khu vực ĐNN là rất cần thiết đối với dân cƣ đô thị. Chính vì vậy, vai trò của hệ sinh thái ĐNN đô thị đối với sự phát triển bền vững của các đô thị ngày càng đƣợc coi trọng và đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm 9
  18. nghiên cứu. Phát triển đô thị mà điển hình là quá trình đô thị hóa là hệ quả tất yếu của của quá trình công nghiệp hóa, là xu thế chung của quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Đây là một tiến trình phức tạp, bao gồm những thay đổi cơ bản trong phân bố lƣc lƣợng sản xuất, trong lối sống, văn hóa. Các vùng đất ngập nƣớc (ao hồ, sông suối…) tại các khu vực đô thị đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong quá trình phát triển đô thị tại các thành phố trên toàn thế giới. Các khu vực đất ngập nƣớc có vai trò nhƣ: dự trữ nƣớc ngầm, giảm thiểu ngập lụt, là sinh cảnh cho các loài động thực vật, giải trí và nuôi trồng thủy sản, nơi vui chơi giải trí và cung cấp các giá trị về kinh tế và văn hóa tinh thần… Tuy nhiên, việc phát triển đô thị cũng tác động ngƣợc lại và các vùng đất ngập nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng từ những sức ép nhƣ sự ô nhiễm nƣớc thải, rác thải và các nguồn ô nhiễm khác làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các chức năng hệ sinh thái. Kể từ khi Công ƣớc Ramsar chính thức đƣợc công nhận là một khuôn khổ toàn cầu cho việc bảo vệ và bảo tồn ĐNN, việc quản lý HST này ngày càng thu hút đƣợc sừ quan tâm của các nhà khoa học cũng nhƣ các nhà quản lý. Trƣớc kia nhiều quốc gia chƣa coi trọng đất ngập nƣớc và coi đó là “vùng đất chết” cần đƣợc khai hoang để canh tác nông nghiệp hay phục vụ các mực đích phát triển thì ngày nay càng có nhiều quốc gia nhận thức đƣợc vai trò quan trọng và các chức năng và giá trị của ĐNN để từ đó có các biện pháp bảo tồn và quản lý phù hợp. Tại các quốc gia phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản; các nghiên cứu về ĐNN đô thị đƣợc tiến hành từ khá sớm do đây là các nƣớc có tỷ lệ đô thị hóa cao, trình độ khoa học tiên tiến và cũng là những nƣớc có nhiều đầm hồ trong thành phố. Các khía cạnh đƣợc nghiên cứu bao gồm: sinh thái học, chất lƣợng môi trƣờng, kinh tế học, các giá trị văn hóa, thể chế chính sách… nhằm quản lý hiệu quả ĐNN đô thị, đặc biệt là hệ thống sông hồ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia tại khu vực Châu Á đi tiên phong trong nghiên cứu và quản lý hồ đô thị với chiến dịch cứu hồ vào năm 1990 với nhiều chƣơng trình nghiên 10
  19. cứu, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ và bảo tồn các hồ ở đô thị. Nhƣ vậy, có thể thể thấy rằng các nghiên cứu có tính chuyên ngành cho hệ thống sông hồ vùng đô thị đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, hiện còn thiếu những nghiên cứu mang tính liên ngành tổng hợp để từ đó đƣa ra đƣợc các định hƣớng chiến lƣợc cũng nhƣ các giải pháp thực tiễn cho quản lý và phát triển bền vững đất ngập nƣớc đô thị, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa tăng nhanh và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. 1.3. Nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Từ việc là một nƣớc cơ bản là nông nghiệp với số lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 80% dân số, cho tới những năm 90 của thế kỷ trƣớc, Việt Nam vẫn còn là đất nƣớc có tỷ lệ đô thị hóa không cao (17 - 18%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với việc tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trên quy mô toàn quốc (năm 2007 tỷ lệ đô thị hóa đạt 27%; năm 2010 đạt 30% và dự báo đến năm 2030 là 44% (UN, 2010). Sự phát triển đô thị này đƣợc thể hiện qua các yếu tố nhƣ: dân số tại đô thị tăng lên nhanh chóng, hàng loạt cơ sở hạ tầng đƣợc hình thành và xây dựng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động rõ rệt, sự gia tăng dân số tại các khu vực trọng điểm miền Bắc, Trung và Nam (VD: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…). Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng còn có nhiều mặt tiêu cực có thể kể ra nhƣ: (1) Quá trình phát triển đô thị gây ra các vấn đề về xã hội (nhƣ tệ nạn xã hội, sức ép dân số, nghề nghiệp…) và đặc biệt là sự ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ các loài sinh vật. (2) Phát triển đô thị và đô thị hóa của một vùng kéo theo sự thay đổi của kinh tế, xã hội và cả chính trị của vùng đó. (3) Đô thị hóa và phát triển đô thị nhanh là nguyên nhân gây nên những biến đổi môi trƣờng và xã hội một cách sâu sắc. 11
  20. (4) Quá trình phát triển đô thị nhanh tạo ra những áp lực lên khả năng cung cấp năng lƣợng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông, vệ sinh môi trƣờng (rác thải, nƣớc thải, tài nguyên thiên nhiên…) và an ninh. Ngoài ra việc dân số gia tăng cũng làm gia tăng sự ô nhiễm và thiếu hụt các dịch vụ cơ bản nhƣ nhà ở, điện nƣớc…và các nhu cầu khác. Hà Nội là thành phố nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng sông Hồng và đƣợc mệnh danh là thành phố của sông, hồ. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nƣớc và để xứng đáng với đầu tầu kinh tế của vùng đồng bằng bắc bộ. Kinh tế của Hà Nội đã có những thay đổi to lớn, tốc độ đô thị hóa của thành phố so với những tỉnh thành khác là rất cao (20 - 30% vào năm 2010) và ƣớc tính từ 55 - 60% vào năm 2020 (Ngô Thắng Lợi, 2010). Với sự phát triển đô thị nhanh chóng thì bên cạnh những mặt tích cực đã thấy rõ thì cũng phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực nhƣ: sự di cƣ mạnh từ nông thôn ra thành thị gây nên áp lực về dân số và phân bố dân số, sự phát triển hạ tầng đô thị gây sức ép lớn đến tài nguyên đất đai, nguồn nƣớc và các tài nguyên sinh học khác; sức ép về ô nhiễm môi trƣờng và xử lý các vấn đề môi trƣờng phát sinh từ các hoạt động kinh tế, xã hội… . Các khu vực đất ngập nƣớc (điển hình là các ao hồ, sông ngòi) từ xa xƣa đã gắn liền với sự phát triển của thành phố Hà Nội và là một bộ phận quan trọng đối với cuộc sống của ngƣời dân của thủ đô. Trong bối cảnh phát triển đô thị và xu thế đô thị hóa ngày càng nhanh chóng đang diễn ra hiện nay. Các vùng đất ngập nƣớc của Hà Nội đã và đang phải chịu những áp lực rất lớn mà điển hình là bị san lấp gây thu hẹp diện tích để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, đƣờng xá; ngoài ra hầu hết các ao hồ tại thủ đô chỉ có vai trò nhƣ là một nơi chứa nƣớc thải, chất thải rắn… từ các hoạt động kinh tế xã hội. Các chức năng của hệ sinh thái và vai trò của hệ sinh thái đã và đang bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Việc nghiên cứu vấn đề đô thị hóa của Hà Nội trong mối liên quan tới chất lƣợng môi trƣờng nói chung và bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nƣớc nói riêng đã đƣợc tiến hành thực hiện trong những năm 1990. Nhiều nghiên cứu mang tính đơn ngành và chuyên sâu đã đƣợc thực hiện nhƣ nghiên cứu về chất lƣợng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2