Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là xác định hiện trạng đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái của hồ Tây; xác định các đặc trƣng của phát triển đô thị tại khu vực quận Tây Hồ và những ảnh hƣởng của các hoạt động phát triển đô thị lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của hồ Tây; đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững hồ Tây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ___________________________ VƢƠNG THỊ LỆ MIỀN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LÊN CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA HỒ TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội – Năm 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ___________________________ VƢƠNG THỊ LỆ MIỀN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LÊN CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA HỒ TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG VĂN THẮNG Hà Nội – Năm 2016
- LỜI CẢM ƠN Hoàn thành bản luận văn này Tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo từ các thầy cô giáo, sự ủng hộ giúp đỡ của ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Văn Thắng, Th.s Bùi Thị Hà Ly đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi chân thành cảm ơn sự góp ý tận tình của các thầy, cô giáo trong Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, ĐHQGHN đã giúp tôi hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn, sự nhiệt tình giúp đỡ của các cán bộ công tác tại Ban Quản lý hồ Tây và Phòng tài nguyên môi trƣờng quận Tây Hồ đã giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để Tôi hoàn thành luận văn này. Đề tài này đƣợc hoàn thành trong khuôn khổ đề tài “ Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học hồ Tây, thành phố Hà Nội” do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện. Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Vƣơng Thị Lệ Miền i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vƣơng Thị Lệ Miền ii
- MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt…………………………………………. vi Danh mục các bảng…………………………………………………………. vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị……………………………………………….. viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 5 1.1 Các khái niệm .................................................................................................. 5 1.1.1 Hệ sinh thái đất ngập nƣớc......................................................................... 5 1.1.2 Đất ngập nƣớc đô thị............................................................................... 12 1.1.3 Đất ngập nƣớc Hà Nội ............................................................................. 12 1.1.4 Đô thị hóa ................................................................................................ 13 1.1.5 Dịch vụ hệ sinh thái ................................................................................. 14 1.1.6 Đa dạng sinh học ..................................................................................... 15 1.2 Tổng quan ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa tới ao, hồ của một số thành phố lớn trên thế giới .................................................................................................... 17 1.3 Ảnh hƣởng của phát triển đô thị tới ao hồ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ............................................................................................................... 19 1.4 Tổng quan nghiên cứu về hồ Tây ................................................................... 23 CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 28 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 28 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 28 2.1.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 29 2.2 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 29 2.2.1 Phƣơng pháp luận .................................................................................... 29 2.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 32 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 35 iii
- 3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................ 35 3.1.1 Điều kiện tự nhiên của hồ Tây ................................................................. 35 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................... 36 3.1.3 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 37 3.2 Đặc điểm và dịch hệ sinh thái hồ Tây ............................................................ 38 3.2.1 Đặc điểm hệ sinh thái hồ Tây................................................................... 38 3.2.2 Dịch vụ hệ sinh thái hồ Tây ..................................................................... 47 3.3 Đô thị hóa ở quận Tây Hồ .............................................................................. 54 3.4 Ảnh hƣởng của phát triển đô thị và đô thị hóa tới dịch vụ hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của hồ Tây ..................................................................................... 61 3.4.1 Làm thu hẹp diện tích và không gian...................................................... 61 3.4.2 Làm giảm khả năng trao đổi nƣớc ............................................................ 62 3.4.3 Ảnh hƣởng đến quang cảnh, chất lƣợng nƣớc, sinh cảnh, đa dạng sinh học của hồ ............................................................................................................... 62 3.4.4 Suy giảm chất lƣợng nƣớc bởi chất thải ................................................... 65 3.4.5 Ô nhiễm từ hoạt động tâm linh, tín ngƣỡng ............................................. 66 3.4.6 Sự xuất hiện của các động vật ngoại lai ................................................... 67 3.4.7 Mất nguồn thu nhập từ thủy sản do ô nhiễm chất lƣợng nƣớc ................. 68 3.5 Các động lực, áp lực, tác động và phản hồi trong quản lý, bảo tồn hồ Tây .... 69 3.5.1 Động lực .................................................................................................. 69 3.5.2 Áp lực ...................................................................................................... 69 3.5.3 Tác động .................................................................................................. 70 3.5.4 Phản hồi ................................................................................................... 71 3.6 Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững hồ Tây ......... 76 3.6.1 Giải pháp về chính sách ........................................................................... 76 3.6.2 Giải pháp quy hoạch khu vực .................................................................. 77 3.6.3 Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ........................................... 79 3.6.4 Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng ..................................... 83 3.6.5 Giải pháp giám sát, đánh giá .................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 87 iv
- PHỤ LỤC ............................................................................................................... 92 Phụ lục 1: Điển hình về ô nhiễm ao, hồ ở một số thành phố lớn trên thế giới ...... 92 Phụ lục 2: Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ đến năm 2020 ................. 94 Phụ lục 3: Hiện trạng sử dụng đất quận Tây Hồ năm 2014 ................................. 95 Phụ lục 4: Phiếu khảo sát ..................................................................................... 96 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 BQL Ban quản lý 3 ĐDSH Đa dạng sinh học 4 ĐNN Đất ngập nƣớc 5 ĐVKXSCL Động vật không xƣơng sống cỡ lớn 6 HST Hệ sinh thái 7 IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới 8 Viện KHCNVN Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam 9 Viện ST&TNSV Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật 10 UBND Ủy ban Nhân dân vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích mặt nƣớc của hồ Tây ................................................................ 35 Bảng 3.2. Tổng hợp sự đa dạng của các taxon thực vật bậc cao có mạch................ 40 Bảng 3.3. Số lƣợng loài và họ của các ngành nhóm ĐVKXSCL ở hồ Tây ............. 41 Bảng 3.4. Sản lƣợng khải thác cá (kg) hàng năm ở hồ Tây ..................................... 48 Bảng 3.5. Danh mục di tích Lịch sử - văn hóa đã xếp hạng .................................... 51 Bảng 3.6. Dân số quận Tây Hồ qua các năm ........................................................... 55 Bảng 3.7. Thay đổi diện tích sử dụng đất từ năm 2005 – 2014 ............................... 57 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về việc thu phí dịch vụ tham quan hồ Tây .................. 81 vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Đất ngập nƣớc thƣờng tồn tại tại những nơi chuyển tiếp giữa HST trên cạn và HST thủy sinh thƣờng xuyên ......................................................................... 6 Hình 1.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ HST với các thành tố của cuộc sống thịnh vƣợng ...................................................................................................................... 10 Hình 2.1. Sơ đồ hành chính Hà Nội và vị trí của hồ Tây ......................................... 28 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số qua các năm quận Tây .................... 55 Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất qua các năm ............................................................. 57 Hình 3.5. Trạm xử lý nƣớc thải hồ Tây ................................................................... 61 Hình 3.6. Rác thải vứt bừa bãi ở lòng đƣờng, vỉa hè hồ Tây ................................... 63 Hình 3.7. Hoạt động kinh doanh ven hồ Tây ........................................................... 63 Hình 3.8. Cá chết trôi nổi ở hồ Tây ......................................................................... 65 Hình 3.9. Ngập rác mùa Vu Lan.............................................................................. 66 Hình 3.10. Rùa tai đỏ .............................................................................................. 67 Hình 3.11. Trứng ốc bƣơu vàng .............................................................................. 67 Hình 3.12. Đánh bắt cá trái phép tại hồ Tây ............................................................ 71 Hình 3.13. Các tòa nhà chung cƣ mọc sát hồ Tây ................................................. ..71 viii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thủ đô Hà Nội, một vùng đất đƣợc mệnh danh là “thành phố của sông hồ”, với bề dày lịch sử và văn hóa đƣợc gắn với nhiều vùng đất ngập nƣớc nổi tiếng nhƣ sông Hồng, hồ Gƣơm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch… Các vùng đất ngập nƣớc này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thành phố nhƣ dự trữ nƣớc ngầm và nƣớc bề mặt, giảm thiểu úng ngập và lũ lụt, là sinh cảnh cho các loài động thực vật, giải trí và thuỷ sản… Hàng trăm ngàn ngƣời đang sử dụng các nguồn lợi từ đất ngập nƣớc bao gồm các sản phẩm thủy sản, nƣớc và các dịch vụ. Tuy nhiên, các vùng đất ngập nƣớc Hà Nội đang đứng trƣớc nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng do sự phát triển thiếu quy hoạch, là nơi xả các nguồn nƣớc thải và các nguồn gây ô nhiễm khác. Rất nhiều ao, hồ Hà Nội, trải qua các thời kỳ phát triển đã bị san lấp. Thêm vào đó, việc thiếu quản lý tổng thể và kế hoạch hành động cho đất ngập nƣớc Hà Nội đã dẫn đến nhiều đổi thay của hệ thống sông hồ thủ đô Hà Nội ngày nay. Hậu quả của những thay đổi này là tần suất cũng nhƣ mức độ ngập lụt của Hà Nội ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Khu vực hồ Tây có vị trí khá đặc biệt, nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, đƣợc bao bọc bởi sông Hồng – con sông đã để lại nhiều dấu ấn cho vùng đất này, đó là những bãi bồi phù sa màu mỡ ở cả trong và ngoài đê phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng. Vì vậy, đã từ lâu đời, vùng đất này là nơi cung cấp rau xanh, hoa quả, đặc biệt là hoa tƣơi và cây cảnh cho thủ đô Hà Nội. Một đặc điểm nổi bật là diện tích mặt nƣớc chiếm trên 40% tổng diện tích khu vực nghiên cứu, đó là những khúc sông sót, tạo thành hồ móng ngựa (Hồ Tây) đẹp nổi tiếng cùng với hệ thống ô trũng, ao đầm dày đặc và đƣợc xếp hạng thứ 11 trong số 68 hệ sinh thái đất ngập nƣớc có giá trị đa dạng sinh học và môi trƣờng [Cục BVMT, 2011]. Theo Mai Đình Yên [2011], hồ Tây đƣợc đánh giá là hồ lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích khoảng 500 ha, độ sâu trung bình 1,5 m và là một 1
- trong vài hồ nƣớc ngọt tự nhiên có diện tích thuộc loại lớn nhất ở nƣớc ta. Hồ Tây đƣợc xếp vào danh sách các hồ cần bảo tồn trên thế giới. Nằm giữa khu dân cƣ đông đúc, hồ Tây và hồ Trúc Bạch cùng với hệ thống ao đầm trong khu vực mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng không những làm nhiệm vụ điều hòa khí hậu, thoát nƣớc cho thành phố và cung cấp nguồn thuỷ đặc sản mà còn tạo nên một cảnh đẹp hữu tình, làm nơi vui chơi giải trí cho ngƣời dân thành phố và du khách trong và ngoài nƣớc. Không những thế, quanh hồ Tây còn tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật. Trong đó, nhiều di tích cùng với truyền thuyết và huyền thoại đã in đậm trong tâm trí của ngƣời dân góp phần làm tăng giá trị của khu vực. Với những nét đặc sắc đó, thế mạnh của khu vực trƣớc hết là phát triển du lịch. Khu vực hồ Tây cũng đã đƣợc định hƣớng quy hoạch thành trung tâm giao dịch quốc tế và vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần. Trong tƣơng lai, khu vực này sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, dƣới áp lực phát triển kinh tế-xã hội và quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, hồ Tây, cũng nhƣ nhiều hồ khác của Hà Nội, đang đứng trƣớc nguy cơ xuống cấp và suy thoái, trong đó hai nguy cơ lớn nhất là sự suy giảm về diện tích và chất lƣợng nƣớc. Ô nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lƣu vực của các hoạt động du lịch trên hồ, kể cả các chất thải rắn cũng góp phần hủy hoại hồ Tây. Hay nhƣ việc tiếp tục nuôi cá ở hồ Tây gây áp lực đối với các loài cá bản địa, cô lập hồ với các thủy vực xung quanh. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hƣờng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của hồ Tây, thành phố Hà Nội” đƣợc xây dựng và đề xuất nhằm góp phần quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững hồ Tây cũng nhƣ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và Hà Nội nói chung trong bối cảnh bị tác động của quá trình đô thị hóa. 2
- 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định hiện trạng đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái của hồ Tây. - Xác định các đặc trƣng của phát triển đô thị tại khu vực quận Tây Hồ và những ảnh hƣởng của các hoạt động phát triển đô thị lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của hồ Tây. - Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững hồ Tây. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu vực hồ Tây và quận Tây Hồ - là khu vực có vị trí và vai trò quan trọng của thành phố Hà Nội, trong đó đề tài tập trung vào hồ Tây và khu vực xung quanh hồ Tây. - Phạm vi về chuyên môn: Đề tài tập trung nghiên cứu đến các khía cạnh sau: (1) ĐNN đô thị và các chức năng của chúng; (2) Tác động/ ảnh hƣởng của đô thị hóa lên hệ sinh thái hồ Tây; (3) Đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái và quản lý, bảo tồn hồ Tây. - Phạm vi về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập từ năm 2009-2014. 4. Ý nghĩa của đề tài: 4.1 Ý nghĩa khoa học: - Tổng quan cơ sở lý luận về ĐNN, dịch vụ HST và ĐDSH; - Thực trạng đô thị hóa tại Hà Nội nói chung và khu vực quận Tây Hồ nói riêng 3
- 4.2 Ý nghĩa thực tiễn: - Ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa tới ĐNN đô thị, cụ thể là ảnh hƣởng tới hồ Tây, thành phố Hà Nội; - Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn, phát triền bền vững hồ Tây trong quá trình đô thị hóa. 5. Kết cấu của luận văn : Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến Nghị. Luận văn cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu 4
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Hệ sinh thái đất ngập nước a. Định nghĩa ĐNN là HST quan trọng trên trái đất. HST này từ kỉ cacbon là môi trƣờng đầm lầy đã sản sinh và dự trữ nhiều nhiên liệu hóa thạch mà hiện nay con ngƣời đang sử dụng. ĐNN rất quý, nó là những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế rất cao, là bồn chứa cacbon, nơi bảo tồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học, sinh học. [Lê Văn Khoa (chủ biên) và nnk, 2005]. ĐNN là vấn đề vẫn còn nhiều bí ẩn đối với các nhà khoa học, rất khó định nghĩa một cách chính xác, không chỉ vì ĐNN phân bố rộng theo vị trí địa lí mà còn rất khác nhau về những điều kiện thủy văn [Lê Văn Khoa (chủ biên) và nnk, 2005]. Thuật ngữ “ ĐNN” đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quan điểm ngƣời ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa khác nhau đang đƣợc sử dụng [Dugan, 1990 trong Lê Văn Khoa (chủ biên) và nnk, 2005]. Trong luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa theo Công ƣớc Ramsar : ĐNN bao gồm những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nƣớc bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nƣớc tạm thời hay thƣờng xuyên, những vực nƣớc đứng hay chảy, là nƣớc ngọt, nƣớc lợ hay nƣớc mặn, kể cả những vực nƣớc biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp [Công ƣớc Ramsar, 1971]. ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con ngƣời và các nền văn hoá nhân loại đƣợc hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên các vùng ĐNN. ĐNN đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay ngƣời ta đã nhận biết đƣợc các chức năng và giá trị to lớn của chúng. Các nhà khoa học về ĐNN đã xác định đƣợc những điểm chung của 5
- ĐNN thuộc các loại hình khác nhau, đó là chúng đều có nƣớc nông hoặc đất bão hoà nƣớc, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân huỷ chậm, và nuôi dƣỡng rất nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hoà nƣớc [Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2006]. ĐNN là những HST có năng suất cao, cung cấp cho con ngƣời nhiều loại nguyên liệu, nhiên liệu, thức ăn (cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu), nơi vui chơi giải trí… Ngoài ra ĐNN còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trƣờng nhƣ lọc thải, điều hòa khí hậu, chống xói lở bờ biển, ổn định mực nƣớc ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cƣ quý hiếm… Hình 1.1. Đất ngập nước thường tồn tại tại những nơi chuyển tiếp giữa HST trên cạn và HST thủy sinh thường xuyên Nguồn: [Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng, 2012a] ĐNN có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cƣ từ ngàn đời nay, từ nông thôn cho tới các đô thị lớn trên thế giới. Hiện nay khoảng 70% dân số trên thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thủy vực nƣớc ngọt nội địa [Dugan, 1990 trong Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2012a]. 6
- b. Các chức năng/ giá trị của ĐNN (1) Theo J.Mistch và Gosseling [1986]: Các chức năng của ĐNN gồm: + Chức năng cải thiện chất lƣợng nƣớc; + Chức năng dự trữ ngập lụt; + Là sinh cảnh cho cá và động vật hoang dã; + Chức năng thẩm mỹ và năng suất sinh học. (2) Theo Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực [2012a]: Chức năng của ĐNN đƣợc xem xét tới các yếu tố bao gồm: + Năng suất sơ cấp; + Sự phân hủy và tiêu thụ; + Xuất khẩu chất hữu cơ; + Dòng năng lƣợng; + Quỹ dinh dƣỡng (đối với HST đầm lầy nƣớc mặn). Trên cơ sở 5 yếu tố trên và tùy theo mỗi loại hình hệ sinh thái (HST ĐNN ven biển và HST ĐNN nội địa) mà mỗi loại hình HST sẽ có những chức năng khác nhau. (3) Theo Lê Văn Khoa (chủ biên) và nnk, 2005: Các chức năng ĐNN có thể đƣợc chia thành các nhóm sau: Nhóm chức năng sinh thái: Bao gồm chức các chức năng + Chức năng nạp nƣớc ngầm; + Chức năng hạn chế ảnh hƣởng lũ lụt; + Chức năng ổn định vị khí hậu; + Chức năng chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn; + Chức năng xử lý nƣớc, giữ lại chất cặn, độc; 7
- + Chức năng giữ lại chất dinh dƣỡng; + Chức năng sản xuất sinh khối; + Chức năng giao thông thủy; + Chức năng giải trí, du lịch. Nhóm các chức năng kinh tế: Bao gồm các chức năng sau + Chức năng cung cấp các giá trị về tài nguyên rừng, cung cấp thủy sản, tài nguyên cỏ và tảo biển; + Chức năng cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp; + Cung cấp nƣớc ngọt và tiềm năng về năng lƣợng. Về các giá trị đa dạng sinh học: ĐNN là nơi cƣ trú cho nhiều loài động vật hoang dã đặc biệt là các loài chim nƣớc trong đó có các loài chim di trú; ngoài ra giá trị đa dạng sinh học còn bao gồm giá trị văn hóa, du lịch sinh thái, tri thức bản địa, … . (4) Theo mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ, 2005: HST có các dịch vụ gồm: Dịch vụ cung cấp: + Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm nhƣ cá, hoa quả, lúa gạo; + Chứa và tích nƣớc ngọt cung cấp cho dân dụng cũng nhƣ nông nghiệp và công nghiệp; + Cung cấp sợi, chất đốt, nguyên liệu; + Dƣợc liệu và các nguyên liệu sinh học khác; + Các nguyên, vật liệu di truyền (genes)... Dịch vụ điều tiết: + Điều hòa khí hậu nhƣ hấp thụ khí nhà kính, điều hóa nhiệt độ, lƣợng mƣa và các chu trình thời tiết khác; 8
- + Điều hòa nƣớc (dòng chảy và nƣớc ngầm); + Lọc nƣớc và xử lý nƣớc thải; + Chống xói mòn và bảo vệ đất, lắng đọng phù sa; + Giảm nhẹ thiên tai, kiểm soát lũ lụt và ngăn chặn sóng, bão; Dịch vụ văn hóa: + Tinh thần và tín ngƣỡng; + Nghỉ ngơi, giải trí; + Cảnh đẹp và không khí trong lành; + Giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Dịch vụ hỗ trợ: + Nơi sống cho nhiều loài động, thực vật; + Nơi sinh sản và ƣơng của nhiều loài thủy sản; + Hình thành châu thổ và tích lũy chất hữu cơ; + Chu trình dinh dƣỡng; + Thụ phấn cho các loài. 9
- Hình 1.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ HST với các thành tố của cuộc sống thịnh vượng Nguồn: [Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ, 2005] Đất ngập nƣớc có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cƣ từ ngàn đời nay, từ nông thôn cho tới các đô thị lớn trên thế giới. Hiện nay khoảng 70% dân số trên thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thủy vực nƣớc ngọt nội địa [Dugan, 1990, trong Hoàng Văn Thắng, 2011]. Đất ngập nƣớc ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên, đa dạng sinh học, có nhiều chức năng và giá trị (kinh tế, văn hóa, xã hội…) rất quan trọng. Theo định nghĩa của Công ƣớc Ramsar, Việt Nam có tới hơn 10 triệu hecta Hìnhnƣớc, đất ngập 1.2. Mối phânliên bố quan ở hầu giữa khắpcác các dịch vùngvụ HST sinh tháivới trêncác cả thành nƣớc. tố Cáccủa cuộc khu vực đất sống thịnh vƣợng ngập nƣớc có mức độ đa dạng sinh học cao, mang nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp tới sinh kế của ngƣời dân nông thôn cũng nhƣ đóng vai trò lớn trong đời sống văn hoá xã hội của ngƣời dân. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn