Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
lượt xem 6
download
Luận văn "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La" nghiên cứu nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước mặt suối Nậm Pàn theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC L M NG ỆP NGUYỄN T AN ƢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SUỐI NẬM PÀN THUỘC HUYỆN MA SƠN, TỈN SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 8440301 LUẬN VĂN T ẠC SỸ KHOA HỌC MÔ TRƢỜNG NGƢỜ ƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HẢI HÒA Hà Nội, năm 2018
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NG ĨA V ỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜ CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thanh ƣng
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Phòng Đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể cán bộ Phòng Quan trắc, Phân tích môi trường tại Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường t nh Sơn La; Chi cục bảo vệ môi trường; Phòng Tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường t nh Sơn La; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy định, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô, và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thanh ƣng
- MỤC LỤC LỜ CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜ CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DAN MỤC C Ữ V ẾT TẮT ..................................................................... vi DAN MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DAN MỤC ÌN VẼ, ĐỒ T Ị ............................................................... viii Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NG ÊN CỨU ......................................... 3 2.1. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................... 3 2.1.1. Trên thế giới ................................................................................ 3 2.1.2. Ở Việt Nam.........................................................................................5 2.2. Tổng quan về nước mặt........................................................................ 9 2.2.1. Khái niệm ...........................................................................................9 2.2.2. Các thông số sử dụng để đánh giá chất lượng nước mặt .............9 2.3. Tổng quan về ô nhiễm nước mặt suối Nậm Pàn ...................................13 Phần 3 MỤC T ÊU, NỘ DUNG, P ƢƠNG P ÁP NG ÊN CỨU ...... 16 3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................16 3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................16 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................16 3.3.1. Nghiên cứu hiện trạng và hoạt động quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc địa phận huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ............... 16 3.3.2. Nghiên cứu xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La..................... 17 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nguồn thải đến chất lượng môi trường sinh thái suối Nậm Pàn ....................................................................... 17
- 3.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn ...................................................................................... 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................17 3.4.1. Hiện trạng và hoạt động quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc địa phận huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ..........................................17 3.4.2. Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước suối Nậm Pàn......................................................................................................26 3.4.3. Ảnh hưởng nguồn thải đến chất lượng môi trường sinh thái suối Nậm Pàn......................................................................................................27 3.4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La .................................27 Phần 4 ĐẶC Đ ỂM Đ ỀU K ỆN TỰ N ÊN, K N TẾ XÃ Ộ K U VỰC NG ÊN CỨU ..................................................................................... 28 4.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................28 4.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................31 Phần 5 KẾT QUẢ NG ÊN CỨU VÀ T ẢO LUẬN ............................. 36 5.1. Hiện trạng chất lượng nước suối Nậm Pàn ...........................................36 5.1.1. Đánh giá chất lượng nước theo quy chuẩn Việt Nam ................36 5.1.2. Đánh giá chất lượng nước theo WQI ...........................................50 5.1.3. Xây d ng ản đồ nội suy chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn .................................................................................... 53 5.1.4. Đánh giá chất lượng nước mặt suối Nậm Pàn ằng phương pháp phỏng vấn người dân .......................................................................70 5.1.5. Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường .....................72 5.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn t nh Sơn La ................................................................................. 77 5.2.1. Các nguồn thải tác động tới chất lượng nước suối Nậm Pàn ...77
- 5.2.2. Thành phần các chất tác động tới chất lượng nước suối Nậm Pàn .. 83 5.2.3. Nguồn thải tác động chủ yếu tới chất lượng nước suối Nậm Pàn..... 84 5.3. Tác động các nguồn đến chất lượng môi trường sinh thái suối Nậm Pàn .. 84 5.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước ........................87 5.4.1. Mục tiêu giải pháp hướng tới ........................................................87 5.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn .......88 KẾT LUẬN, TỒN TẠ , K ẾN NG Ị ......................................................... 93 TÀ L ỆU T AM K ẢO ............................................................................ 96 P Ụ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường TNMT Tài nguyên và Môi trường TCMT Tổng cục Môi trường HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân QH Quốc hội NĐ-CP Nghị định/Chính phủ QĐ Quyết định QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam GHCP Giới hạn cho phép GP Giấy phép KSONN Kiểm soát ô nhiễm nước Standard Methods for the Examination of Water SMEWW and Waste Water
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước suối Nậm Pàn. ......... 19 Bảng 3.2: Danh sách các thông số quan trắc chất lượng môi trường nước suối Nậm Pàn huyện Mai Sơn. ............................................................................... 21 Bảng 3.3: Giá trị giới hạn các thông số đánh giá chất lượng nước mặt. ......... 24 Bảng 5.1: Phân loại chất lượng nước mặt theo ch số chất lượng nước (WQI). ....51 Bảng 5.2: Kết quả giá trị WQI trong nước mặt suối Nậm Pàn. ...................... 51 Bảng 5.3: So sánh giá trị ch tiêu DO giữa phương pháp nội suy và phân tích tại phòng thí nghiệm........................................................................................ 55 Bảng 5.4: So sánh giá trị ch tiêu TSS giữa phương pháp nội suy và phân tích tại phòng thí nghiệm........................................................................................ 57 Bảng 5.5: So sánh giá trị ch tiêu BOD giữa phương pháp nội suy và phân tích tại phòng thí nghiệm................................................................................. 61 Bảng 5.6: So sánh giá trị ch tiêu COD giữa phương pháp nội suy ................ 63 và phân tích tại phòng thí nghiệm ................................................................... 63 Bảng 5.7: So sánh giá trị ch tiêu moni giữa phương pháp nội suy và phân tích tại phòng thí nghiệm................................................................................. 65 Bảng 5.8: So sánh giá trị ch tiêu Phosphat giữa phương pháp nội suy và phân tích tại phòng thí nghiệm................................................................................. 67 Bảng 5.9: So sánh giá trị ch tiêu Coliform giữa phương pháp nội suy và phân tích tại phòng thí nghiệm................................................................................. 69 Bảng 5.10: Kết quả phỏng vấn người dân xung quanh suối Nậm Pàn ........... 70 Bảng 5.11: Xu thế gia tăng lượng nước thải vào suối Nậm Pàn ..................... 81 Bảng 5.12: Dự báo tải lượng chất ô nhiễm trên suối Nậm Pàn ...................... 81 Bảng 5.13: Dự báo tải lượng chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trên suối Nậm Pàn .......................................................................................................... 82 Bảng 5.14: Dự báo tải lượng chất ô nhiễm do nông nghiệp trên suối Nậm Pàn...82
- DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Vị trí lấy mẫu nước mặt suối Nậm Pàn huyện Mai Sơn. ................ 20 Hình 4.1: Vị trí địa lý huyện Mai Sơn ............................................................ 28 Hình 5.1: Giá trị TSS trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ................. 37 Hình 5.2: Giá trị pH trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ................... 37 Hình 5.3: Giá trị DO trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. .................. 38 Hình 5.4: Giá trị BOD trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ................ 39 Hình 5.5: Giá trị COD trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ................ 40 Hình 5.6: Giá trị moni trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ............. 41 Hình 5.7: Giá trị Nitrit trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ................ 42 Hình 5.8: Giá trị Nitrat trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ............... 43 Hình 5.10: Giá trị Xyanua trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. .......... 44 Hình 5.11: Giá trị Tổng dầu mỡ trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. . 45 Hình 5.12: Giá trị sen trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. .............. 46 Hình 5.13: Giá trị Chì trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ................ 46 Hình 5.14: Giá trị Đồng trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ............. 47 Hình 5.15: Giá trị Kẽm trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. .............. 47 Hình 5.16: Giá trị Tổng Crom trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. .... 48 Hình 5.17: Giá trị Coliform trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn......... 48 Hình 5.18: Giá trị E.Coli trong môi trường nuớc mặt suối Nậm Pàn. ............ 49 Hình 5.19: Biểu đồ giá trị WQI trong nước mặt suối Nậm Pàn. .................... 52 Hình 5.20: Bản đồ nội suy giá trị DO ............................................................. 55 Hình 5.21: Bản đồ nội suy giá trị TSS ............................................................ 57 Hình 5.22: Bản đồ nội suy giá trị độ đục ........................................................ 59 Hình 5.23: Bản đồ nội suy giá trị BOD........................................................... 60 Hình 5.24: Bản đồ nội suy giá trị COD........................................................... 62 Hình 5.25: Bản đồ nội suy giá trị moni ........................................................ 64
- Hình 5.26: Bản đồ nội suy giá trị Phosphat .................................................... 66 Hình 5.28: Bản đồ phân cấp chất lượng nước suối Nậm Pàn đợt 1 ................ 69 Hình 5.29: Kết quả điều tra phỏng vấn người dân về ô nhiễm suối Nậm Pàn. ........71 Hình 5.30: Kết quả điều tra phỏng vấn người dân về diễn biến chất lượng nước mặt suối Nậm Pàn. ................................................................................. 72 Hình 5.31: Dự báo tổng lượng nước thải tiểu vùng Nậm Pàn và phụ cận ...... 82 Sơ đồ 5.1: Bộ máy tổ chức quản lý tài nguyên và môi trường khu vực nghiên cứu. ... 72
- Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sơn La là t nh có tiềm năng lớn về tài nguyên nước với 35 suối lớn, 2 sông lớn là sông Đà với 32 phụ lưu và Sông Mã với 17 phụ lưu. Tài nguyên nước mặt của toàn t nh vào khoảng 19 tỷ m3. Tài nguyên nước dưới đất phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn, tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu là tầng chứa nước lỗ hổng phân bố trên diện tích khoảng 172km2 và tầng chứa nước khe nứt các tơ phân bố trên diện tích khoảng 140.000 km2 [11]. Trong những năm gần đây, trước tác động của con người khiến cho nguồn nước ở nhiều sông, suối đang bị ô nhiễm, thậm chí cạn kiệt. Nguyên nhân là do việc đầu tư, xây dựng hàng loạt các công trình thuỷ điện, đập, hồ chứa nước khiến phía hạ lưu thiếu nước; tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn; thói quen lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc diệt cỏ của nông dân trong sản xuất nông nghiệp; ở các khu đô thị, toàn bộ nước thải đô thị chưa qua xử lý được xả, thải trực tiếp xuống suối... Mặc dù tình trạng ô nhiễm nước mặt hiện nay trên địa bàn t nh chưa nghiêm trọng như các t nh miền xuôi, nhưng cũng đáng báo động. Trong đó, phải kể đến hoạt động sản xuất của Nhà máy đường Sơn La, Nhà máy tinh bột sắn đang gây ô nhiễm suối Nậm Pàn (Mai Sơn); việc xả thải chất thải sinh hoạt trực tiếp chưa qua xử lý cũng đang gây ô nhiễm suối Nậm Pàn (huyện Mai Sơn), suối Nậm La (thành phố Sơn La) hoặc việc sơ chế nông sản đã gây ô nhiễm nguồn nước ở Thành phố, Mai Sơn, Thuận Châu và Mộc Châu. Riêng nguồn nước dưới đất trên địa bàn của t nh vẫn giữ nguyên hiện trạng và chất lượng chưa bị tác động nhiều. Suối Nậm Pàn là nhánh cấp I của Nậm Bú, là nhánh cấp II cuả sông Đà, nằm phía hữu ngạn của sông Đà. Suối Nậm Pàn có tổng chiều dài khoảng 87,27 km chảy qua 03 huyện của t nh Sơn La là Yên Châu, Mai Sơn, Mường La trước khi đổ ra sông Đà [12]. Tuy nhiên, đoạn chảy qua huyện Mai Sơn hiện nay đang được khai thác sử dụng và bị tác động từ hoạt động công
- nghiệp, nông nghiệp và sản xuất mạnh nhất. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường t nh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015 và Báo cáo quan trắc môi trường t nh Sơn La năm 2015, 2016 và 2017 chất lượng môi trường nước suối Nậm Pàn đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, do sự tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, y tế của cơ sở sản xuất và khu dân cư. Với một địa bàn rộng, phát triển như huyện Mai Sơn và suối Nậm Pàn lại có chiều dài tương đối lớn thì công tác quản lý tuy khó nhưng với sự quyết liệt từ những cơ quan chức năng đã phần nào hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý môi trường nên một số cá nhân, tập thể lợi dụng xả thải trực tiếp mà không qua xử lý khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện nay t nh Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng đang thực hiện các chính sách thu hút đầu tư và việc đảm bảo chất lượng nước suối Nậm Pàn để phục vụ sinh hoạt, sản xuất đang được ưu tiên hàng đầu. Xuất phát từ thực tiễn trên, luận văn đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La”. Đóng góp của đề tài: - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước, giám sát ô nhiễm nước và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của khu vực suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, t nh Sơn La. - Điều tra, đánh giá, cung cấp số liệu và thông tin cần thiết về hiện trạng và diễn biến chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, t nh Sơn La. - Xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn. t nh Sơn La. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, t nh Sơn La.
- Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Lịch sử nghiên cứu 2.1.1. Trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia đã sớm phát hiện vấn đề ô nhiễm nước và có những giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Luật Nước sạch của Hoa Kỳ ra đời năm 1972, khi quốc gia này nhận thấy sự ô nhiễm khủng khiếp từ các dòng sông do nước thải của các nhà máy đem lại. Nổi bật là sông Cuyahoga ở bang Ohaio, với chiều dài 160km, lưu vực 2.100 km2, bề mặt sông luôn bao phủ một lớp dầu nhờn màu nâu cũng như lớp dầu đen nổi váng trên mặt nước 3 dày khoảng 20cm, không có sinh vật nào có thể tồn tại, mức độ ô nhiễm nặng nề khiến dòng sông đã tự bốc cháy [4]. Để giải quyết vấn đề này, năm 1972 Chính phủ Mỹ đã thúc đẩy và ra đời Luật nước sạch. Nhờ có luật này nhiều kế hoạch hành động không ch cho sông Cuyahoga mà còn cho tất cả các sông, hồ trên toàn nước Mỹ được thực hiện và sông Cuyahoga đã được hồi sinh. Tại quốc gia này, vai trò của cộng đồng trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là vô cùng quan trọng. Cộng đồng có ý thức cao, được tập huấn bài bản và đã hình thành một mạng lưới rộng khắp góp phần kiểm soát ô nhiễm nước ở các con sông, hồ trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ. Ở Úc, từ năm 1993 chương trình Waterwatch Victoria là một chương trình cộng đồng tham gia kết nối các cộng đồng địa phương với sức khoẻ con sông và vấn đề quản lí nước bền vững được khởi xướng để giúp cộng đồng tham gia vào việc giám sát và quản lí đường thủy trong lưu vực của họ. Năm 2011 Waterwatch Victoria từ những dữ liệu do cộng đồng thu thập được đã chia sẻ dữ liệu trực tuyến và hướng dẫn người sử dụng để có thể truy cập dữ liệu này một cách hiệu quả nhất.
- Cùng với sự hỗ trợ về mặt pháp lý, hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trên thế giới đã tiến hành những nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm nước: Richard Helmer, Ivanildo Hespanhol trong nghiên cứu Water Polution Control - 1997, Deanna E.Conners, Susan Eggert, Jennifer Keyes trong Community - Based Water Quality Monitoring By Upper Oconee Watershed Network, 2011, Akinagachi trong nghiên cứu Kinh nghiệm kiểm soát môi trường, 2011. Tại Trung Quốc, áp dụng Luật phòng và kiểm soát ô nhiễm nước được ban hành năm 1984 và được sửa đổi năm 1996 và 2008 với mục tiêu khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và các tai nạn ô nhiễm nước xảy ra thường xuyên trên toàn quốc, gây tác hại lớn đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa ổn định xã hội, thách thức gây gắt với sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường nước của chính quyền địa phương, chính quyền địa phương có mục tiêu cụ thể trong thời gian xác định làm giảm ô nhiễm nước, tạo thêm cơ hội cho cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nước, các giải pháp bảo vệ nguồn nước và môi trường nước phải xuất phát từ cộng đồng; hành vi gây ô nhiễm nước phải xử lý nặng; quy định kiểm soát tổng thải của các chất gây ô nhiễm cơ bản. Ở Malaysia, từ năm 2002 - 2006 “S tham gia của cộng đồng trong quản lí nước” DANIDA và UNDP - GEF tài trợ và Trung tâm Môi trường toàn cầu (GEC) thực hiện thành lập các nhóm cộng đồng tham gia quản lí sông Pencala và hồ Kelana Jaya. Trong quá trình đó đã đào tạo kỹ năng giám sát nước sông cho nhóm cộng đồng nòng cốt và các bên liên quan từ đó đưa kỹ năng vào trường học. Nghiên cứu và chia sẻ trực tuyến kết quả giám sát chất lượng nước của trường đại học. Có nhiều nhóm hoạt động nhưng có 3 nhóm giám sát hoạt động hiệu quả. Sở Thoát nước và thủy lợi Malaysia (Drainage & Irrigation Department of Makaysia) thừa nhận chương trình giám sát cộng đồng Sungai Pencala và Kelana Jaya đã được như là một mô
- hình cho các chương trình cộng đồng theo “1 State 1 River Programme”. Water Project bắt đầu từ năm 2007 nhằm cải thiện chất lượng nước sông Sungai Kinta và từ đó GEC phát triển và chuẩn hóa thành mô hình “Câu lạc bộ quản lý sông” (River Ranger Clu ). Tại Nhật Bản, Luật kiểm soát ô nhiễm nước được ban hành năm 1970 với mục tiêu tiêu chuẩn môi trường đạt được ở hầu hết các địa phương trong toàn quốc. Trên cơ sở đó, ô nhiễm nước được chia thành nhiều loại khác nhau theo mức độ ảnh hưởng và cơ chế ô nhiễm. Mục đích của kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm là bảo vệ chất lượng nước tương ứng với tình hình sử dụng của vùng nước. Luật kiểm soát ô nhiễm nước của Nhật Bản tập trung vào 3 nội dung chính: Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước liên quan đến sức khỏe con người và bảo vệ môi trường sống xây dựng tiêu chuẩn và quy định về phát thải; kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm. Tại Philippines, Luật nước sạch ban hành năm 2004 với mục tiêu là ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nước thông qua cách tiếp cận liên ngành và sự tham gia các đối tác. Luật này quy định về quản lí chất lượng nước, bảo vệ nguồn nước, xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm bởi các nguồn gây ô nhiễm khác nhau như: KCN, cộng đồng, hộ gia đình và sản xuất nông nghiệp. Ngoài những quốc gia đã kể trên thế giới còn rất nhiều các quốc gia đã triển khi mô hình kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng đồng như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia,… và đã rất thành công. 2.1.2. Ở Việt Nam Vấn đề ô nhiễm nước cũng đã được nhà nước Việt Nam chú trọng, dù chưa có những văn bản luật chuyên biệt về kiểm soát ô nhiễm nước nhưng vấn đề tài nguyên và ô nhiễm tài nguyên trong đó có cả tài nguyên nước đã có trong một số văn bản luật như: Luật tài nguyên môi trường (2014), Luật tài nguyên nước (2012),... Thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
- và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký kết Dự án hợp tác về "Tăng cường năng l c quản lý môi trường nước tại Việt Nam", với sự tham gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, các Sở TN&MT tại 5 t nh/thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng tàu và Thừa thiên - Huế. Thời hạn thực hiện Dự án từ năm 2011 - 2013 đã đem lại những kết quả nghiên cứu bổ ích và vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở một số địa phương cũng như nâng cao năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam. Trong nước đã có một số tác giả đã đề cập đến vấn đề kiểm soát ô nhiễm nước như: Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam của tác giả Thu Hà đăng trên báo Lao động số 18 ngày 11/5/2014, Nguyễn Hoàng Ánh, Nguyễn Thùy Linh, Trần Thế Loãn: Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam: cơ hội và thách thức trên Tạp chí Môi trường, Kiểm soát ô nhiễm nước cần có hành động quyết liệt tác giả Khánh Khoa trên báo Hà Nội mới,... Gần đây tạp chí Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cùng với Trung tâm nghiên cứu môi tường và cộng đồng đã đề cập đến vấn đề “Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước” đã đưa ra một số ví dụ điển hình về ô nhiễm nước ở Bình Dương (Suối Bưng Cù), Nam Định (Ô nhiễm tại làng nghề Bình Yên), Bắc Ninh (Ô nhiễm nước từ sản xuất bún tại xã Khắc Niệm)... Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm của các hồ tại Hà Nội của Trung tâm môi trường và cộng đồng (2015) bằng việc khu trú các vị trí gây ô nhiễm, xác 6 định các nguồn thải, xây dựng bản đồ trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS từ đó đã xuất bản lần đầu tiên tài liệu “Báo cáo Hồ Hà Nội”. Nghiên cứu phân vùng ô nhiễm môi trường nước sông vùng Hà Nội (2013) của tác giả Nguyễn Lê Tú Quỳnh, Lê Trình - Viện Khoa học môi trường và Phát triển (VESDEC) được đăng trên Tạp chí Môi trường đã đánh giá hiện nay, ô nhiễm các sông trên địa bàn TP. Hà Nội rất rõ rệt. Các tác nhân gây ô nhiễm chính là chất hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, TSS,
- vi sinh… Nghiên cứu Hiện trạng mắc bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm của người dân vùng nông thôn ven sông Nhuệ - sông Đáy, tỉnh Hà Nam của tác giả Trịnh Thị Thanh - Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên Tạp chí Môi trường năm 2010 đã đánh giá chất lượng nước sông đoạn chảy qua t nh Hà Nam: nước sông Nhuệ, không đạt tiêu chuẩn QCVN 08-2008, Loại B1; nước sông Đáy, không đạt tiêu chuẩn QCVN 08- 2008, Loại A2. Tại Hà Nam các loại bệnh người dân mắc phải liên quan đến nguồn nước ô nhiễm gây nên như bệnh đường tiêu hóa (viêm nhiễm, tiêu chảy...), bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa... được thể hiện tương đối rõ. Tỷ lệ mắc bệnh tại các xã ven sông cao hơn so với các xã khác. Tại các địa phương, vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước luôn được sự quan tâm bởi các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học và sinh viên của các trường đại học. Ngoài ra, còn có sự tham gia của giảng viên, sinh viên ngành quản lý tài nguyên và môi trường với số lượng lớn các công trình nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về môi trường nền cho khu vực: - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An của tác giả Dương Thanh Nga (học viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên) năm 2012 đã đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn t nh Nghệ n giai đoạn 2010 - 2012 có nhiều diễn biến phức tạp. Xu hướng chung tăng dần t lệ nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng, cần có biện pháp xử lý trong tương lai và giảm dần t lệ nước mặt có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt tức mức độ nhiễm bẩn nước mặt ngày càng cao. - Nghiên cứu hiện trạng, diễn biến chất lượng nước sông Giêng, sông Dinh và các giải pháp bảo vệ môi trường nước tại lưu vực của tác giả Lê Việt Thắng, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, trường Đại học Công nghiệp TP. HCM đã đánh giá nguồn nước lưu vực sông Giêng, sông
- Dinh đã có dấu hiệu ô nhiễm, các thông số có mức ô nhiễm cao là TSS, COD, BOD5, P-PO43-, N-NO2 Coliforms. - Nghiên cứu th c trạng sơ chế cà phê tại lưu v c suối Bó Cá, tỉnh Sơn La của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, Đoàn Đức Lân, Nguyễn Tiến Chính, Bùi Thị Sửu, Phạm Anh Tuân, Nguyễn Đình Thoại, Lê Sỹ Bình - Trường Đại học Tây Bắc đăng trên Tạp chí Môi trường số 4 năm 2015 đã đánh giá nguồn nước mặt tại một số khu vực nghiên cứu đang bị ô nhiễm thể hiện thông qua các ch tiêu phân tích như độ đục, DO, COD và BOD5. - Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầm tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bằng chỉ số chất lượng nước - WQI của Nhóm tác giả Nguyễn Trung Ngọc (Trung tâm Quan trắc môi trường t nh Quảng Ninh), Hoàng Thị Thu Hương (Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội) đăng trên Tạp chí Môi trường số 3/2014 đã đánh giá chất lượng nước sông Cầm đã có sự suy giảm rõ rệt trong những năm gần đây do tác động của hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực. - Ứng dụng GIS và thuật toán nội suy xây d ng bản đồ chất lượng nước suối Nậm Pàn chảy qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Tuấn Phương đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 4 năm 2018 đã đánh giá chất lượng nước suối Nậm Pàn tại điểm quan trắc có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, vi sinh và dinh dưỡng. Mức độ ô nhiễm thấp chưa đến mức báo động và ch xảy ra tại một số điểm. Có thể nói hầu hết các tác giả trên mới ch dừng lại ở những báo cáo nhỏ hoặc chưa xác định cộng đồng là nhân tố quan trọng chính trong KSONN. Tuy nhiên những nghiên cứu trên đã đưa ra các định hướng và một số giải pháp cho vấn đề KSONN ở Việt Nam.
- 2.2. Tổng quan về nƣớc mặt 2.2.1. Khái niệm Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 quy định: - Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. - Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. - Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn một t nh, thành phố trực thuộc trung ương. - Lưu v c sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển. Lưu vực sông gồm có lưu vực sông liên t nh và lưu vực sông nội t nh. - Lưu v c sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một t nh, thành phố trực thuộc trung ương. - Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng. 2.2.2. Các thông số sử dụng để đánh giá chất lượng nước mặt Nước mặt bị ô nhiễm hay bị nhiễm bẩn có thể quan sát được bằng cảm quan qua các hiện tượng khác thường như sau:
- - Màu sắc: Nước sông có màu xanh nhẹ do sự hấp thụ chọn lọc các bước sóng nhất định của ánh sáng. Nước có rong tảo có màu xanh đậm hơn, có màu vàng do nhiễm sắt, màu vàng bẩn do nhiễm axit humic trong mùn. Nước thải làm cho nước có màu nâu hoặc đen. Mỗi loại nước thải đều có màu sắc khá đặc trưng. - Mùi vị: Nước sông khi nhiễm bẩn có mùi vị lạ. Ví dụ: Mùi thối, vị tanh, chát… Trong nước thải chứa nhiều tạp chất hóa học và làm cho nước có mùi vị lạ đặc trưng. Quá trình phân giải các chất hữu cơ có trong nước cứng làm cho nước có mùi vị khác thường. - Độ đục: Nước sông bị nhiễm bẩn các loại nước thải thường bị đục: độ trong giảm và độ đục tăng. Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, chúng có kích thước rất khác nhau ở dạng keo hoặc phân tán thô. Độ đục càng lớn thì khả năng ánh sáng qua nước bị giảm dần đến quá trình quang hợp bị yếu, nồng độ oxi hòa tan trong nước nhỏ và môi trường trong nước trở nên kị khí ảnh hưởng đến đời sống của nhiều động, thực vật thủy sinh trong đó có vi sinh vật. Ngoài ra để đánh giá chất lượng nước mặt, phải được đánh giá bằng các ch tiêu cụ thể như sau: - Độ pH: là đơn vị biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước được tính theo công thức pH = -lg[H+] và có thang độ đơn vị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn…và nhiều tính toán về cân bằng axit bazơ. Giá trị pH ch ra mức độ axit (pH7), thể hiện ảnh hưởng của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước. - Nhiệt độ (to): Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng tới sự hòa tan oxy, khả năng tổng hợp quang hóa của tảo và các thực vật thủy sinh. Các hoạt động của công người có thể làm ảnh hưởng đến nhiệt độ của nước và gây ra các tác động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn