intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc tại rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu chính là: Đánh giá được thực trạng các loài cây thuốc của rừng đặc dụng Hữu Liên và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn một số loài cây thuốc phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo cho người dân tại khu vực rừng đặc dụng Hữu Liên huyện hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc tại rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYEN VÀ MÔI TRƢỜNG ĐỖ THU HẠNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội, Năm 2016 i
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYEN VÀ MÔI TRƢỜNG ĐỖ THU HẠNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát triển bền vững ( Chƣơng trình đào tạo thí điểm ) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. PHẠM THANH HUYỀN Hà Nội, Năm 2016 ii
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ của Tôi đƣợc hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thanh Huyền đã tận tình chỉ dẫn cho Tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cƣơng và hoàn thành Luận Văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và Môi trƣờng- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức và thực hiện thành công khóa đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Môi trƣờng và Phát triển bền vững lĩnh vực mà tôi tâm huyết. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Sở Y tế Lạng Sơn và đồng nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ đã nhiệt tình trao đổi, góp ý và cung cấp thông tin tài liệu, kinh nghiệm thực tế bổ ích. Để đáp lại tấm chân tình đó, Tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức mà mình đã đƣợc trang bị vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, công việc và xã hội. Học viên Đỗ Thu Hạnh i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Phạm Thanh Huyền. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong Luận Văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Học viên Đỗ Thu Hạnh ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG I .................................................................................................................5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................5 1.1-TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ..................................................5 1.1.1. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc .................................5 1.1.2. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc .....................5 1.1.3. Khái quát nghiên cứu, xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới .......................................................................................................7 1.1.4.Tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc .............................12 1.2. TÌNH HÌNH TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM ..........................................13 1.2.1.Tình hình điều tra, nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc .......................13 1.2.2.Khái quát nghiên cứu, xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ......................................................................................................21 1.2.3. Khái quát tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam ......................29 1.3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI RĐD HỮU LIÊN, HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN ..........................................32 1.3.1 Hiện trạng đất và tài nguyên rừng .................................................................32 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................46 2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................46 2.2. NỘI DUNG, QUY MÔ VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN .....................................46 2.2.1. Nội dung thực hiện .........................................................................................46 2.2.2 Quy mô thực hiện ............................................................................................46 2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................46 2.3.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................46 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................47 2.4. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................................................49 iii
  6. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................50 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN .............................................................................50 3.1.1. Thành phần loài cây thuốc ..............................................................................50 3.1.2. Các loài cây thuốc quý hiếm tại rừng đặc dụng Hữu Liên .............................55 3.1.3. Các giá trị của cây thuốc ở rừng đặc dụng Hữu Liên .....................................58 3.2. CÁC MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN…………………………………….……………64 3.2.1. Tàn phá thảm thực vật .....................................................................................64 3.2.2.Cách thức khai thác và bảo quản chƣa phù hợp ...............................................67 3.3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN ...........................74 3.3.1. Nhóm gải pháp về tuyên truyền .....................................................................75 3.3.2. Nhóm giải pháp về công tac quản lý ...............................................................78 3.3.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật để bào tôn cây thuốc ..........................................82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHÀO iv
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTTN Bảo tồn thiên nhiên CR Đang cực kỳ bi nguy cấp ĐDSH Đa dạng sinh học E Nguy cấp EN Đang bị nguy cấp GACP-WHO Tiêu chuẩn –thực hành tôt trồng trọt và thu hái dƣợc liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế K Biết không chính xác KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN Nông nghiệp R Hiếm RĐD Rừng đặc dụng T Bị đe dọa V Sẽ nguy cấp VQG Vƣờn quốc gia VU Sắp bị nguy cấp v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Số loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam Bảng 1.2 Diễn biến diện tích và độ che phủ ừng qua các thời kỳ Bảng 1.3 Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu Bảng 1.4 Hiện trạng các loại đất, loại rừng theo đơn vị hành chính Bảng 1.5 Các kiểu thảm thực vật trong RĐD Hữu Liên Bảng 1.6 Thành phần thực vật ở RĐ D Hữu Liên Bảng 2.1 Dân số - Lao động – nhân khẩu trong khu vự Bảng 3.1 Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành thực vật Bảng 3.2 Số lƣợng họ, chi, loài cây thuốc trong ngành Ngọc Lan Bảng 3.3 So sánh cây thuốc ở RĐD Hữu Liên với Việt Nam Bảng 3.4 So sánh cây thuốc ở RĐD Hữu Liên so với toàn tỉnh Lạng Sơn Bảng 3.5 Các họ thực vật có nhiều cây thuốc Bảng 3.6 Đa dạng về dạng sống của cây thuốc tại RĐ D Hữu Liên Bảng 3.7 Danh sách thực vật quý hiếm tại RĐD Hữu Liên Bảng 3.8 Số cây thuốc đƣợc sử dụng trong một bài thuốc Bảng 3.9 Cây thuốc tiềm năng tại RĐD Hữu Liên Bảng 3.10 Hiện trạng sử dụng đất tại RĐD Hữu Liên Bảng 3.11 Thống kê nhận thức của ngƣời dân về khai thác cây thuốc Bảng 3.12 Thống kê về tình trạng Sơ chế,bảo quản cây thuốc Bảng 3.13 Các bộ phận của cây sử dụng làm thuốc Bảng 3.14 Đánh giá số bộ phận của cây đƣợcs sử dụng làm thuốc Bảng 3.15 Các kênh thông tin tuyên tuyền bảo vệ cây thuốc vi
  9. MỞ ĐẦU Khu rừng đặc dụng Hữu Liên là khu RĐD duy nhất của tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Bắc, nằm trên địa bàn 3 huyện: Hữu Lũng (gồm toàn bộ xã Hữu Liên, một phần của xã Yên Thịnh và xã Hoà Bình), Chi Lăng (một phần xã Vạn Linh), Văn Quan (một phần xã Hữu Lễ). Hệ sinh thái khu rừng đặc dụng Hữu Liên là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi có giá trị cao về đa dạng sinh học, với 776 loài thực vật bậc cao và 409 loài động vật. Trong đó, có nhiều loài thực vật và loài động vật quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 cần đƣợc bảo tồn. Các loài thực vật quý hiếm nhƣ Hoàng Đàn (Cupressus torulosa D.Don), các loài Trai (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Burretiondendron tonkinense), Trám (Canarium sp.) hay Thích (Acer sp.)...) đặc biệt là có nhiều loài có tác dụng làm thuốc và có giá trị kinh tế . Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng cần đƣợc lƣu giữ, bảo tồn và phát triển. Khu vực này còn có địa hình núi đá vôi hiểm trở, có cảnh quan đẹp đặc sắc với các hang động, suối ngầm và các hồ ngập nƣớc theo mùa. Hoà cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc nơi đây. Đó là những giá trị đặc trƣng của khu rừng đặc dụng Hữu Liên, với những giá trị đó, khu rừng đặc dụng Hữu Liên đã đƣợc đƣa vào danh lục hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam (theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ)). Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên đã thực hiện một số hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, các hoạt động về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen, phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng, làm đẹp cảnh quan phục vụ phát triển du lịch sinh thái còn nhiều bất cập chƣa mang tính định hƣớng chiến lƣợc lâu dài. Việc nghiên cứu dƣợc liệu tỉnh Lạng Sơn đã đƣợc các cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp với Viện Dƣợc liệu tiến hành điều tra dƣợc liệu trên phạm vi toàn tỉnh. Từ năm 1975, khi kết thúc điều tra cơ bản, đã ghi nhận đƣợc ở tỉnh Lạng Sơn tới hơn 600 loài cây thuốc và hàng trăm bài thuốc dân gian. Một số cây thuốc đƣợc 1
  10. coi là thế mạnh của Lạng Sơn lúc đó là: Kim anh, Ngũ gia bì gai, Ba kích, Bình vôi, Sa nhân, Hoàng Đàn, Qua lâu nhân, … Nguồn dƣợc liệu và hạt giống Thanh cao đầu tiên từ Lạng Sơn, đã cung cấp cho ngành Y tế nƣớc ta phát triển trồng trọt và sản xuất thành công thuốc chống sốt rét artemisinin, artesunat và artemether, phục vụ cho nhu cầu cả nƣớc và xuất khẩu. Nằm trong bối cảnh chung của đất nƣớc, nguồn cây thuốc ở Lạng Sơn đã thay đổi, khác xa với những kết quả điều tra nghiên cứu trƣớc đây. Đặc biệt, đến cuối những năm 80 Trạm nghiên cứu Dƣợc liệu giải thể, không có bộ phận nào theo dõi và cập nhật về tiềm năng và hiện trạng của nguồn tài nguyên này ở địa phƣơng mà khu rừng đặc dụng Hữu Liên là nơi tập trung nhiều loài thực vật nhất của tỉnh Lạng Sơn Năm 2012 Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Viện Dƣợc Liệu tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng một số loài dƣợc liệu đã phát hiện và ghi nhận toàn tỉnh có 788 loài cây thuốc mọc tự nhiên, thuộc 514 chi, 175 họ, 62 bộ của 6 ngành Thực vật bậc cao có mạch và Nấm. Trong đó có nhiều loài đƣợc coi là phát hiện mới, bổ sung cho nguồn tài nguyên cây thuốc ở Lạng Sơn Thực hiện chính sách Quốc gia về Y dƣợc học cổ truyền, trong những năm tỉnh Lạng sơn đã xây dựng và củng cố đƣợc nhiều vƣờn thuốc nam mẫu. Cơ bản là bảo tồn những cây thuốc mẫu để cán bộ hƣớng dẫn cho nhân dân biết cách trồng, thu hái, chế biến và sử dụng. Dƣợc liệu từ vƣờn thuốc nam và tự nhiên hàng năm cũng chỉ cung ứng đƣợc khoảng 10% nhu cầu của toàn tỉnh. Trong khi đó nguồn dƣợc liệu của Trung Quốc với sự đa dạng, phong phú về chủng loại, về dạng bào chế và năng suất cao đang trở thành mặt hàng có sẵn trên thị trƣờng. Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng tại khu rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu của chiến lƣợc quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Việc Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn cây thuốc tại 2
  11. rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Luận văn đƣợc thực hiện với mục tiêu chính là: Đánh giá đƣợc thực trạng các loài cây thuốc của rừng đặc dụng Hữu Liên và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn một số loài cây thuốc phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại địa phƣơng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân tại khu vực rừng đặc dụng Hữu Liên huyện hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Nội dung thực hiện chính: - Nghiên cứu thành phần loài cây thuốc tại rừng đặc dụng Hữu Liên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn - Nghiên cứu, đánh giá các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu rừng đặc dụng Hữu Liên. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn cây thuốc ở rừng đặc dụng Hữu Liên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Quy mô thực hiện Điều tra và nghiên cứu tại rừng đặc dụng Hữu Liên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và các hộ gia đình sống xung quanh Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài thực vật có giá trị làm thuốc Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đề tài có giá trị khoa học cao trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát thực tế tại rừng đặc dụng Hữu Liên, để đánh giá thực trạng tài nguyên cây thuốc tại đây, các đánh giá yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến tài nguyên cây thuốc trên cơ sở thực tiễn từ đó đề xuất đƣợc các giải pháp bảo tồn có đầy đủ cơ sở khoa học và có tính khả thi cao trong thực tiễn. Giá trị thực tiễn của đề tài: Các Giải pháp đề xuất để bảo tồn tài nguyên cây thuốc có thể áp dụng triển khai trên địa bàn và có tính khả thi cao nhằm định hƣớng cho nhu cầu khai thác sử dụng, khả năng trồng trọt phát triển nhằm bảo tồn tài nguyên, tạo nguồn nguyên cây thuốc ổn định phục vụ cho nhu cầu sản xuất, điều trị 3
  12. và phòng bệnh góp phần cải thiện nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Kết cấu Luận văn: Luận Văn có kết cấu nhƣ sau Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và Kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 4
  13. CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1-TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc Trong tất cả các nền văn hóa của nhân loại từ xƣa đến nay, con ngƣời luôn coi trọng cây cỏ nhƣ là một nguồn thuốc chủ yếu để chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay số loài cây thuốc đƣợc sử dụng trên thế giới ƣớc tính từ 30.000 đến 70.000 loài. Trong đó, ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa đƣợc dùng làm thuốc. Ở Ấn Độ 6.000 loài, ở Trung Quốc là hơn 5.000 loài và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc đƣợc coi là có nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các quốc gia. Cho đến nay nhiều tài liệu quý ghi chép kinh nghiệm sử dụng của ngƣời xƣa vẫn còn lƣu truyền tại Trung Quốc - quốc gia có truyền thồng lâu đời trong việc sử dụng cây cỏ để trị bệnh. Trong tập “Thần nông bản thảo” chỉ rõ khoảng 5000 năm trƣớc đây ngƣời Trung Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo cƣơng mục”. Các tài liệu cổ xƣa về sử dụng cây thuốc cũng đƣợc ngƣời Ai Cập cổ đại ghi chép cách đây khoảng 3600 năm trƣớc với 800 cây thuốc và trên 700 bài thuốc. Các nhà thực vật ngƣời Pháp đƣợc coi là những ngƣời đầu tiên của Châu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chƣơng trình nghiên cứu về thực vật Đông Dƣơng, Perry công bố 1.000 loài cây và dƣợc liệu tại Đông Nam Á đã đƣợc kiểm chứng và gần đây tổng hợp thành cuốn sách “Medicinal Plants of East and Southeast Asia”,..v.v. [ 8], [14 ] 1.1.2. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc Ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số tỏ ra tín nhiệm với việc chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, mà trong đó cây cỏ là nguồn thuốc chủ 5
  14. yếu đã đƣợc sử dụng. Trung Quốc là nƣớc đông dân nhất thế giới, lại có nền y học dân tộc phát triển, nên trong số các loài cây thuốc đã biết hiện nay có đến 80% số loài (khoảng 4.200 loài) là đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc. Bên cạnh các phƣơng thức dùng cây thuốc theo cách cổ truyền nhƣ sắc, thuốc cao, thuốc ngâm rƣợu, thuốc bột, thuốc chƣờm – bó và xoa bóp,… từ nhiều năm nay, ngƣời ta còn chế tạo ra hàng trăm loại thuốc hiện đại, có hiệu lực chữa bệnh cao, mà nguồn gốc là các hợp chất tự nhiên đƣợc chiết xuất từ cây cỏ. Phƣơng pháp nghiên cứu sàng lọc hóa học và dƣợc lý để tạo thuốc mới ngày càng đƣợc quan tâm nhiền hơn không chỉ ở các quốc gia phát triển, mà còn ở các quốc gia đang phát triển. Ở Trung Quốc, số dƣợc liệu (từ thực vật) sử dụng trong y học cổ truyền hàng năm từ 0,7 – 1,0 triệu tấn, Nhu cầu thuốc từ cây cỏ ở Trung Quốc vào khoảng 1.600.000 tấn/năm, với tỷ lệ tăng trƣởng hằng năm khoảng 9%. Tỷ lệ này ở châu Âu và Bắc Mỹ khoảng 10% mỗi năm,..v.v.. Ngƣời Bulgary sử dụng Hoa Hồng nhƣ một loại dƣợc liệu, ngƣời ta dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy trong cánh Hoa hồng có chứa một lƣợng tamin, glycosyd, tinh dầu. Lƣợng tinh dầu này ngoài việc dùng làm hƣơng liệu còn có khả năng chữa nhiều bệnh. Ngƣời Ấn Độ dùng lá cây Ba chẽ (Desmodium triangulare (Retz.) Merr.) sao vàng, sắc đặc chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Bồ cu vẽ ( Breynia fruticosa (L.) Hook.f.) vốn là loài mọc hoang dại phổ biến tại nhiều nơi, ít ai biết rằng nó có nhiều công dụng chữa bệnh. Ngƣời dân Malaysia lấy cây Húng chanh (Coleus amboinicus Lour.) sắc lấy nƣớc cho sản phụ uống; trị các chứng ho gà, đau cổ họng, sổ mũi ở trẻ em,… Tại Trung Quốc, có khoảng 1.000 loài cây thuốc thƣờng xuyên đƣợc sử dụng, chiếm 80% thuốc bán trên thị trƣờng trong nƣớc, với tổng giá trị (1992) là 11 tỉ Nhân dân tệ. Hồng Kông là nơi có thị trƣờng thuốc thảo mộc lớn nhất của thế giới, hàng năm nhập một lƣợng dƣợc liệu trị giá 190 triệu USD, trong đó có 70% đƣợc sử dụng tại chỗ và 30% đƣợc tái xuất, trong khi đó chỉ có 80 triệu USD thuốc tây đƣợc nhập trong cùng thời gian. Trung bình tiền sử dụng thuốc cây cỏ của ngƣời dân Hồng Kông là 25 USD/năm. Việc phát hiện ra hoá chất chữa trị bệnh ung thƣ 6
  15. hiệu nghiệm trong cây Thông đỏ vùng Thái Bình Dƣơng, một loài cây bản địa của các rừng cổ Bắc Mỹ đã mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Trong vòng hai mƣơi năm qua ngành công nghiệp chế biến Thông đỏ thành thuốc chữa ung thƣ đã mang lại lợi nhuận là 500 triệu USD/năm, những thuốc này đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Châu Á. Hãng dƣợc phẩm danh tiếng Biotech của Bỉ mỗi năm điều tra nghiên cứu sàng lọc 1.500 đến 2.000 loài cây thuốc từ các quốc gia trên thế giới. Tại Nhật Bản, 42,7% ngƣời dân sử dụng thuốc cổ truyền để chữa bệnh với tổng chi tiêu khoảng 150 triệu USD (1983). Tại Ấn Độ, có 400 loài trong số 7.500 loài cây thuốc thƣờng xuyên đƣợc sử dụng với lƣợng lớn ở các xƣởng sản xuất thuốc nhỏ. Doanh số bán thuốc thảo mộc ở các nƣớc Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD so với tổng doanh số buôn bán dƣợc phẩm là 65 tỉ USD…v.v [8], [14], [16], [17] Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hƣớng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thƣ Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thƣ, 25% đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng chế phẩm có dƣợc tính mạnh có nguồn gốc từ thực vật. Nhận thức rõ giá trị chữa bệnh của các cây thuốc chính là các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học chứa trong nguyên liệu, vì vậy nghiên cứu cây thuốc theo các nhóm hợp chất đƣợc tiến hành và đã thu đƣợc nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, hƣớng nghiên cứu này đòi hỏi kinh phí lớn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Do vậy, đây là các nghiên cứu đƣợc triển khai ở các nƣớc phát triển và một số các nƣớc đang phát triển. Các cây thuốc chứa các nhóm hoạt chất ancanoit, flavonoit, cumarin hiện đang đƣợc quan tâm nhiều,v.v... 1.1.3. Khái quát nghiên cứu, xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới Suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc là một thách thức lớn đối với sự phát triển của xã hội trong tƣơng lai. Để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc trên trái đất, các nhà nghiên cứu thống nhất rằng việc xác định chính xác các nguyên nhân hay các mối đe dọa gây ra hiện trạng trên là yêu cầu thực tế. Bởi khi xác định chính xác các nguyên nhân, chúng ta mới có thể đƣa ra các biện pháp 7
  16. hữu hiệu để chạn chế và ngăn chặn tác động của chúng. Mặc dù suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc đƣợc gây ra bởi nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thống nhất quy chúng vào các nguyên nhân chính sau đây: a. Mất rừng và thay đổi nơi sống của thực vật Hầu hết các loài cây thuốc trên thế giới phân bố và sinh trƣởng tốt trong các kiểu rừng. Một số loài chỉ tồn tại và sinh trƣởng bình thƣờng trong một kiểu rừng nhất định. Vì vậy, mất rừng chính là mất điều kiện tồn tại của hầu hết các loài thực vật, trong đó có các loài làm thuốc. Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2 , với tốc độ giảm trung bình 160.000 km2 /năm. Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000 km2 trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Hiện nay trung bình hàng năm mất 80.000 km2 rừng và 100.000 km2 rừng bị suy thoái làm cho cấu trúc hệ sinh thái rừng hoàn toàn bị thay đổi. Số liệu của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo ở Munich, Đức công bố ngày 19/1/2006 cho biết từ năm 1990 đến 2005, diện tích rừng trên trái đất đã giảm 3%, tức trung bình mỗi ngày mất 20.000 héc ta rừng. Đây là hiện tƣợng đáng báo động ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là ở Brazil và Sudan, rừng bị phá vô tội vạ để trồng cây Cọ dừa và Đậu tƣơng và các loại cây sản xuất nhiên liệu sinh học, 47% diện tích rừng thế giới hàng năm bị thu hẹp trƣớc hết là ở hai nƣớc này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây: - Mở rộng diện tích đất nông nghiệp: Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lƣơng thực, trong đó sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xảy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh. Trong thế kỷ qua, diện tích đất canh tác trên toàn thế giới 8
  17. tăng 74%, diện tích đất đồng cỏ tăng 113%. Cũng trong thời gian đó, rừng và các thảm thực vật cây gỗ khác giảm 21%,… - Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng nhƣ các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nƣớc. Hiện nay việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lƣợng gỗ buôn bán trên thế giới… - Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ ngƣời chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu ngƣời thiếu củi đun,… Khai thác gỗ củi thực tế không làm biến mất các cánh rừng, nhƣng làm cho rừng nghèo kiệt và thay đổi điều kiện tự nhiên của sinh cảnh ảnh hƣởng trực tiếp tới tồn tại của các loài thực vật. - Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: Nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu đƣợc lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực môi trƣờng. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng coca, diện tích trồng côca ƣớc tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Pêru. Các cây công nghiệp nhƣ cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nƣớc khác,… Đặc biệt là ở Brazil và Sudan, rừng bị phá vô tội vạ để trồng cây Cọ dầu, Đậu tƣơng và các loại cây sản xuất nhiên liệu sinh học. Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những ngƣời sản xuất nông nghiệp nhỏ. - Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nƣớc trên thế giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nƣớc thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy,… 9
  18. b. Khai thác quá mức vì mục đích thương mại Theo tổ chức về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này có thông tin, hiện có tới 30.000 loài đƣợc coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tổng số 30.000 loài này, có rất nhiều loài đƣợc dùng làm thuốc. Ở Bangladesh có một số cây thuốc quý nhƣ Tylophora indica (dùng làm thuốc chữa hen), Zannica indica (thuốc tẩy xổ),… trƣớc kia dễ tìm kiếm, nay đã trở nên hiếm hoi (A.S. Islam, 1991). Hoặc là loài Ba gạc – Rauvolfia serpentina vốn mọc tự nhiên khá phổ biến ở Ấn Độ, Srilanca, Bangladesh, Thái Lan,… mỗi năm khai thác đƣợc khoảng 1.000 tấn nguyên liệu xuất sang thị trƣờng Âu – Mỹ, làm thuốc chữa cao huyết áp (riêng Ấn Độ chiếm 40 – 50%). Song, do bị khai thác liên tục nhiều năm đã làm cho cây thuốc này mau cạn kiệt. Một loài cây thuốc quí khác là Coptis teeta mọc nhiều ở vùng Đông – Bắc Ấn Độ, trƣớc kia khai thác hàng chục tấn mỗi năm bán sang các nƣớc vùng Đông Nam Á, nay đã trở nên rất hiếm, thậm chí đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng (O. Akerele, 1991). Một vài loài cây dân tộc thuốc quí nhƣ Fritillaria cirrhosa (làm thuốc ho) phân bố phổ biến ở vùng Tây – Bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn sót lại ở 1 – 2 điểm, với số lƣợng các thể ít,… cũng là những ví dụ điển hình về sự tồn tại mong manh của chúng ở Trung Quốc (P.G. Xiao, 1991). “Sự biến mất của các cây thuốc là một thảm họa thực sự”, Sara Oldfield, tổng thƣ ký của Tổ chức bảo tồn các vƣờn bách thảo quốc tế, nhận xét. Phần lớn dân số thế giới, trong đó có 80% ngƣời châu Phi, hoàn toàn phụ thuộc vào dƣợc thảo để chữa bệnh. Tình trạng thiếu dƣợc thảo đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Nepal, Tanzania và Uganda. Có thể nói giá trị và lợi nhuận mà cây thuốc đem lại rất lớn. Ở Mỹ mỗi năm lợi nhuận thu đƣợc từ cây thuốc khoảng 1,5 tỷ USD. Ở Trung Quốc, chỉ riêng việc xuất khẩu cao đơn hoàn tán cũng cho doanh thu khoảng 2 tỷ USD/ năm. Hiện nay, phong trào dùng cây thuốc để phòng và chữa bệnh trên thế giới đã đặt ra một vấn đề cần lƣu tâm: 2/3 trong số 50.000 loài cây thuốc đƣợc sử dụng, khai thác từ các cây hoang dại sẵn có nhƣng không đƣợc trồng lại để bổ sung. Nguyên nhân không phải hoàn toàn do sự phát triển của Y học cổ truyền mà theo tác giả là do thị trƣờng dƣợc thảo 10
  19. ở Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trƣởng 10% mỗi năm trong vòng 10 năm nay. Trên quy mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc hàng năm ƣớc tính lên tới 16 tỷ Euro. Khai thác quá mức vì mục đích thƣơng mại là nguyên nhân chủ yếu khiến dƣợc thảo ngày càng trở nên khan hiếm. c. Các nguyên nhân khác Ngoài hai nguyên nhân chính nêu trên, nguồn tài nguyên cây thuốc (và tài nguyên sinh vật nói chung) còn bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, so với hai nguyên nhân chính, tác động của các nguyên nhân này chƣa lớn, thậm chí chƣa đƣợc đánh giá rõ ràng. - Sự ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động của con ngƣời. Ô nhiễm môi trƣờng hiện nay chủ yếu đƣợc gây ra bởi các hoạt động của các trung tâm công nghiệp. Thực tế cho thấy các mỏ khai thác khoáng sản (than đá, bauxite, chì, thiếc,..) và các nhà máy sản xuất hóa chất gây ảnh hƣởng rất lớn tới môi trƣờng. Một số lĩnh vực công nghiệp gây ảnh hƣởng trên một quy mô rất lớn. Một số nhà máy hóa chất do không xử lý chất thải tốt có thể gây ảnh hƣởng trong phạm vi hàng trăm km dọc theo các con sông. - Các thảm họa do thiên tai Trong số các tác động do thiên tai, lũ lụt và động đất là nguyên nhân gây tác động lớn nhất. Một số trận lụt lớn đã làm ngập và hủy hoại sinh vật trên hàng trăm km vuông. Sau các trận lụt này, hầu hết các loài sinh vật trong đó có cây thuốc bị hủy diệt trên một phạm vi khá lớn. Mặc dù động đất và sụt lở đất thƣờng gây hậu quả lớn đối với tính mạng và tài sản, tuy vậy, các nghiên cứu chi tiết cho thấy một số vụ động đất gây tác động không nhỏ tới các khu rừng tự nhiên và các loài sinh vật. - Tác động do biến đổi khí hậu Có thể nói đây là nguyên nhân đƣợc nhắc nhiều đến trong các nghiên cứu gần đây, tuy nhiên bằng chứng thực tế về các hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra đối với tài nguyên cây thuốc còn ít và chƣa thất rõ ràng. Dự đoán rằng các loài sinh vật nói chung, trong đó có cây thuốc chủ yếu bị tác động do nƣớc biển dâng làm mất nơi sống và tăng cao nhiệt độ không khí làm hạn chế sự thích nghi với môi trƣờng. 11
  20. - Do ý thức và nhận thức của con ngƣời Ý thức và nhận thức của con ngƣời tác động tiêu cực đối với nguồn tài nguyên cây thuốc trƣớc hết do thu hái cây thuốc một cách hủy diệt. Nhiều loài cây thuốc bị khai thác trắng hoặc khai thác các cơ quan sinh sản đã làm cho chúng rất khó tái sinh thậm chí bị hủy diệt trên một phạm vi lớn.[8, 14, 16, 17] 1.1.4.Tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc Lo ngại trƣớc tình hình vốn tài nguyên cây thuốc, cùng những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng đang bị mai một, nên ngay từ hội nghị lần thứ 40 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tháng 5 năm 1987 đã tái xác định những quan điểm chính đƣợc đƣa ra ở Hội nghị Alma – Ata từ năm 1979, là: “cần phải khởi xƣớng những chƣơng trình nhằm nhận biết về giá trị, bào chế và trồng trọt, cùng với việc bảo tồn cây thuốc”. Tiếp theo đó có rất nhiều cuộc Hội thảo liên quan đến vấn đề này, qua đó các nhà khoa học đã khẳng định về tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên cùng với các Tổ chức quốc tế khác cần có những hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc. Bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH), trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia. Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 1.500 vƣờn thực vật, đang lƣu giữ và trồng trọt một lƣợng rất lớn các loài thực vật, ƣớc chừng khoảng 80.000 loài trong điều kiện nhân tạo, mỗi vƣờn khoảng vài trăm đến hàng nghìn loài, trong đó có các loài cây thuốc (Heywood, 1992). Vƣờn thực vật lớn nhất thế giới là Vƣờn Thực vật Hoàng gia Anh Quốc tại Kew lƣu giữ khoảng 38.000 loài, trong đó bảo tồn rất nhiều loài cây thuốc. Vai trò quan trọng của các vƣờn thực vật trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, cây thuốc nói riêng cũng đã đƣợc minh họa bởi việc mở rộng mạng lƣới của 19 vƣờn thực vật ở Mỹ với Trung tâm bảo tồn thực vật. Ngoài ra, các vƣờn thực vật cũng tham gia vào chƣơng trình hồi phục các loài thực vật nguy cấp và các hệ sinh thái bị suy thoái. Sự đóng góp của các vƣờn thực vật đối với công tác bảo tồn loài mở rộng ra đối với các loài đang bị đe dọa ngoài tự nhiên. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1