Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý thực vật xâm hại trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thực vật xâm hại tới đa dạng sinh học từ đó nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý thực vật xâm hại trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN THỊ QUỲNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THỰC VẬT XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN QUAN TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng Mã Số: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI Hà Nội, 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn đầy đủ. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày..…tháng….năm…… Người cam đoan Nguyễn Thị Quỳnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành nghiên cứu khoa học này, em đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng nhƣ sự quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu khoa học cũng đƣợc hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trƣờng Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị…Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giáo viên của trƣờng Đại học Lâm nghiệp và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Trƣớc hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Trần Ngọc Hải – ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm nghiệp, khoa Tài nguyên rừng cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trƣờng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng trong nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô, những ngƣời quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày …..tháng ..… năm …. Học viên Nguyễn Thị Quỳnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 1.1. Tổng quan về sinh vật ngoại lai – Thực vật ngoại lai xâm hại ............... 3 1.2. Đặc điểm chung của các SVNLXH ....................................................... 5 1.2.1. Một số đặc điểm sinh thái khác .................................................... 6 1.2.2. Tác động của SVNLXH rất đa dạng ............................................. 7 1.2.3. Các hệ sinh thái mẫn cảm đối với SVNLXH................................ 9 1.3. Tình hình sinh vật (thực vật) ngoại lai xâm hại trên thế giới ................. 9 1.3.1. Khu vực Châu Úc – Thái Bình Dƣơng ....................................... 10 1.3.2. Khu vực Nam và Đông Nam Á................................................... 11 1.4. Tình hình các loài sinh vật (thực vật) ngoại lai xâm hại trong nƣớc ....14 1.5. Hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát và ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam ......................................................... 16 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 21 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................... 21 2.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................ 21 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21 2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 22 2.3.1. Nội dung ...................................................................................... 22 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 22 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ...................... 28 3.1. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới ............................................................ 28 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 3.1.1. Địa hình, khí hậu ......................................................................... 29 3.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên............................................... 31 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 34 3.2.1. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................ 34 3.2.2. Dân số, lao động ......................................................................... 36 3.2.3. Cơ sở hạ tầng............................................................................... 36 3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 38 3.3.1. Thuận lợi ..................................................................................... 38 3.3.2. Khó khăn ..................................................................................... 39 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 40 4.1. Thành phần loài và đặc điểm nhận dạng của một số loài thực vật xâm hại tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ....................................................... 40 4.1.1.Thành phần loài thực vật xâm hại khu vực huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. .............................................................................................. 40 4.1.2. Đặc điểm sinh vật học của các loài thực vật xâm hại tại khu vực huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ........................................................... 41 4.2. Đặc điểm sinh cảnh nơi các loài thực vật xâm hại xuất hiện ................ 59 4.3 Bƣớc đầu đánh giá khả năng xâm hại của loài ...................................... 62 4.3.1 Hình thức xâm hại và quá trình xâm hại của loài ........................ 62 4.3.2. Tác động ảnh hƣởng của TVNLXH .......................................... 69 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý thực vật ngoại lai xâm hại tại Văn Quan .... 73 4.4.1 Cơ sở khoa học của đề xuất giải pháp ......................................... 73 4.4.2 Một số giải pháp đề xuất ............................................................. 76 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt ĐDSH Đa dạng sinh học SVNLXH SVNLXH TVXH Thực vật xâm hại TVNLXH Thực vật ngoại lai xâm hại HST Hệ sinh thái IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế CIBC Viện Nghiên Cứu biện pháp sinh học khối Liên hiệp Anh CBD Công ƣớc Đa dạng sinh học CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa GISP Chƣơng trình sinh vật ngoại lai xâm hại toàn cầu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 – 2017 . 35 Bảng 4.1: Thành phần loài thực vật xâm hại khu vực huyện Văn Quan ........ 40 Bảng 4.2: Theo dõi vật hậu loài Cỏ lào........................................................... 42 Bảng 4.3: Theo dõi vật hậu loài Cúc liên chi .................................................. 44 Bảng 4.4: Theo dõi vật hậu loài Xuyến chi..................................................... 45 Bảng 4.5: Theo dõi vật hậu loài Cỏ hôi .......................................................... 47 Bảng 4.6: Theo dõi vật hậu loài Mai dƣơng ................................................... 48 Bảng 4.7: Theo dõi vật hậu loài Ngũ sắc…………………………………….51 Bảng 4.8: Theo dõi vật hậu loài Lau ............................................................... 51 Bảng 4.9: Theo dõi vật hậu loài Vuốt hùm ..................................................... 53 Bảng 4.10: Theo dõi vật hậu loài Bìm bôi hoa vàng ...................................... 54 Bảng 4.11: Theo dõi vật hậu loài Nho dại ...................................................... 56 Bảng 4.12: Theo dõi vật hậu Loài Keo gai ..................................................... 57 Bảng 4.13: Bảng điều tra sinh cảnh xuất hiện các loài thực vật xâm hại tại Văn Quan......................................................................................................... 59 Bảng 4.14: Hình thức xâm hại của một số loài thực vật xâm hại ...................62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Vị trí huyện Văn Quan .................................................................... 28 Hình 4.1: Sinh cảnh nơi có Cỏ lào phân bố .................................................... 43 Hình 4.2: Cây cỏ lào trong sinh cảnh ............................................................. 43 Hình 4.4: Cây và hoa Cỏ tranh ........................................................................ 43 Hình 4.3: Sinh cảnh nơi Cỏ tranh phân bố ...................................................... 43 Hình 4.5: Sinh cảnh nơi có loài Xuyến chi ..................................................... 46 Hình 4.6: Hoa và quả non của Xuyến chi sinh trƣởng .................................... 46 Hình 4.7: Sinh cảnh có loài Cúc liên chi phân bố ........................................... 46 Hình 4.8: Hoa Cúc liên chi .............................................................................. 46 Hình 4.9: Sinh cảnh nơi loài Mai dƣơng phân bố ........................................... 49 Hình 4.10: Cây trƣởng thành và cây con tái sinh Mai dƣơng ......................... 49 Hình 4.11: Sinh cảnh loài Cỏ hôi phân bố ...................................................... 49 Hình 4.12: Hoa và lá Cỏ hôi............................................................................ 49 Hình 4.13: Sinh cảnh nơi Ngũ sắc phân bố..................................................... 52 Hình 4.14: Hoa loài Ngũ sắc ........................................................................... 52 Hình 4.15: Sinh cảnh nơi Lau phân bố .......................................................... 52 Hình 4.16: Cây Lau trong khu vực.................................................................. 52 Hình 4.17: Sinh cảnh Vuốt hùm sinh trƣởng ................................................. 55 Hình 4.18: Cây và quả loài Vuốt hùm ........................................................... 55 Hình 4.19: Sinh cảnh có loài Bìm bôi hoa ..................................................... 55 Hình 4.20: Lá và hoa Bìm bôi hoa vàng vàng sinh trƣởng ............................. 55 Hình 4.21: sinh cảnh Nho dại sinh trƣởng ...................................................... 58 Hình 4.22: Lá cây Nho dại .............................................................................. 58 Hình 4.23: Sinh cảnh Keo gai sinh trƣởng...................................................... 58 Hình 4.24: Lá và cành Keo gai ....................................................................... 58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii Hình 4.25: Ảnh hƣởng của Cỏ hôi trên nƣơng rẫy ......................................... 72 Hình 4.26: Ảnh hƣởng của loài Bìm bôi hoa vàng đối với rừng tự nhiên ...... 72 Hình 4.27: Ảnh hƣởng của loài Mai dƣơng ................................................... 72 Hình 4.28: Ảnh hƣởng tại vƣờn cây ăn quả ở bìa rừng .................................. 72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU Sự suy giảm đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của toàn nhân loại. Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học thì các loài SVNLXH đƣợc coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất. Chúng đang ngày càng mở rộng khu phân bố, cạnh tranh gay gắt đến mức hủy diệt các loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài SVNLXH có mặt trong hầu hết các nhóm sinh vật, từ vi sinh vật, nấm, thực vật bậc cao đến các loài động vật. Trong các loài ngoại lai xâm hại thì thực vật ngoại lai là một trong những nhóm có mức nguy hại lớn do chúng có khả năng phát tán nhanh chóng và gây xâm lấn, hủy diệt các loài bản địa. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong 15 nƣớc có đa dạng sinh học (ÐDSH) cao trên thế giới. Nhƣng do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, ô nhiễm môi trƣờng, sinh vật ngoại lai xâm nhập, nhất là tác động của con ngƣời qua các hình thức nhƣ phá rừng, khai thác quá mức... đƣợc coi là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm ÐDSH ngày một gia tăng. Thống kê cho thấy, cả nƣớc hiện có hơn 21 nghìn loài thực vật; gần 16 nghìn loài động vật; 3.000 loài vi sinh vật và nấm tập trung chủ yếu tại một số khu vực có ÐDSH cao, nhƣ: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, Bắc Trƣờng Sơn, Tây Nguyên, vùng Ðông Nam Bộ... Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, đang phải đối mặt tình trạng suy giảm trầm trọng các hệ sinh thái giàu ÐDSH. Tổng số các loài động vật, thực vật hoang dã trong thiên nhiên của nƣớc ta đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài (đƣợc ghi trong Sách Ðỏ năm 2007), tăng 161 loài so với lần xuất bản Sách Ðỏ trƣớc đây (năm 1992 - 1996). Ðáng lo ngại, hiện có chín loài động vật (tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, hƣơu sao, cá sấu hoa cà) và hai loài lan hài đƣợc xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Số liệu thống kê của Cục Bảo tồn ÐDSH (Tổng cục Môi trƣờng) cho thấy: Có 94 loài thực vật và 48 loài động vật thủy sinh ngoại lai xâm hại. Ðặc biệt, có những loài thủy sinh vật ngoại lai vào Việt Nam với số lƣợng lớn, nhƣ Ốc bƣơu vàng, loài Mai dƣơng..., do không đƣợc kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ cho nên đã xảy ra tình trạng bùng phát trong tự nhiên. Hậu quả, các loài ngoại lai này lấn át, làm suy giảm các loài sinh vật, nguồn gien, phá vỡ cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái. Phá hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thậm chí ảnh hƣởng sức khỏe con ngƣời... Văn Quan là một huyện miền núi nằm ở phía tây cách thành phố Lạng Sơn 30 km trên trục đƣờng quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên. Diện tích rừng chiếm phần lớn với nhiều loài cây gỗ quý nhƣ: Đinh, Nghiến, Lát…Tuy nhiên trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của thực vật ngoại lai đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến các loài thực vật bản địa, gây suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý thực vật xâm hại trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn” đƣợc thực hiện nhằm đánh giá sơ bộ đƣợc thực trạng về tình hình phát triển, những ảnh hƣởng của các loài thực vật xâm hại đến đa dạng thực vật và đề xuất quản lý thực vật xâm hại trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn góp phần hạn chế sự phát triển của thực vật xâm hại, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về sinh vật ngoại lai – Thực vật ngoại lai xâm hại Khái niệm về sinh vật ngoại lai xâm hại (Invasive Alien Species) đã đƣợc nhiều tác giả định ngh a và sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật gây hại lạ 21 . Sinh vật xâm hại trƣớc hết nó là loài sinh vật ngoại lai đƣợc du nhập tới hệ sinh thái nhất định, gây ra những tổn hại về kinh tế, môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời[27]. Sinh vật ngoại lai: Trong một hệ sinh thái nhất định, bất kể một loài nào dù là cây con, trứng, bào tử hoặc cơ quan sinh dƣỡng của loài đó mà không có nguồn gốc tự nhiên từ hệ sinh thái đó 27 . Nhƣ vậy, thực vật ngoại lai xâm hại có thể đƣợc định ngh a nhƣ sau: Trƣớc hết nó là loài thực vật ngoại lai đƣợc du nhập tới hệ sinh thái mới, gây ra những tổn hại về kinh tế, môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Khái niệm này đã đƣợc quy định tại Luật Đa dạng sinh học năm 2008 nhƣ sau: Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trƣờng sống tự nhiên của chúng. Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Ngoài ra, các khái niệm trên cũng đã đƣợc Công ƣớc Đa dạng sinh học (CBD) đề cập nhƣ sau: Sinh vật ngoại lai là loài, phân loài hay đơn vị phân loại thấp hơn đƣợc đƣa ra khỏi vùng phân bố tự nhiên của chúng, kể cả các bộ phận bất kỳ của sinh vật nhƣ các giao tử (gametes), hạt thực vật, trứng động vật hay chồi mầm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 của những loài này có thể sống sót và sau đó sinh sản đƣợc. SVNLXH là loài sinh vật ngoại lai đã tạo lập đƣợc quần thể và phát tán, đe dọa các hệ sinh thái, nơi ở hoặc loài sinh vật khác, gây ra những tác hại về kinh tế và môi trƣờng [31]. Tất cả các nhóm sinh vật (virus, nấm, tảo, rêu, dƣơng xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xƣơng sống, cá, lƣỡng cƣ, b sát, chim, thú) đều có nguy cơ trở thành sinh vật ngoại lai xâm hại 31 . Phần lớn sinh vật xâm hại là loài ngoại lai nhƣng không phải loài ngoại lai nào cũng trở thành loài xâm hại. Nhiều loài sinh vật ngoại lai đang là nguồn lƣơng thực cần thiết trong đời sống của chúng ta (thí dụ nhƣ khoai tây, ngô,…). Mặt khác, loài bản địa cũng có thể trở thành loài xâm hại trong những điều kiện có sự thay đổi của môi trƣờng (nhƣ sự chăn thả quá mức, cháy rừng, thay đổi chế độ dinh dƣỡng, sự chiếm nơi ở của một số loài xâm hại,...). Thí dụ, loài keo bản địa của Uganda là Acacia học trở thành loài xâm hại ở nhiều vùng đồng cỏ sau sự giảm số lƣợng các động vật lớn là những tác nhân tự nhiên kìm hãm loài keo này 27 . Theo số liệu của Chƣơng trình sinh vật ngoại lai xâm hại toàn cầu (GISP), trên thế giới có khoảng 22.000 loài thực vật xâm hại trên tổng số 250.000 loài thực vật, có ngh a là chiếm tỷ lệ hơn 11%. Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN, 2001: SVNLXH là một loài sinh vật ngoại lai đã thích nghi và phát triển trong một hệ sinh thái hoặc nơi sống tự nhiên hoặc nửa tự nhiên mới là nguyên nhân gây ra sự thay đổi và đe dọa đa dạng sinh học bản địa. Ở Việt Nam hiện tƣợng loài ngoại lai xâm hại đã xuất hiện từ những năm 1990 và gây những hậu quả nghiêm trọng. Điều 8, khoản 8 của Công ƣớc Đa dạng sinh học đã kêu gọi các bên cùng tham gia công ƣớc: “Ngăn chặn sự du nhập, kiểm soát hoặc diệt trừ các loài ngoại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 lai gây hại cho các hệ sinh thái, nơi sống hoặc các loài sinh vật bản địa”. Điển hình nhƣ loài Mai dƣơng (Mimosa pigra) xâm lấn dày đặc, tạo thành những vùng tập trung với diện tích khá lớn, mật độ dày ở nhiều vùng đất bán ngập dọc các đƣờng lộ hay các mƣơng nƣớc tại khu vực đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Loài Mai dƣơng còn cạnh trạnh với các loại thực vật bản địa về chỗ ở và thức ăn nên dẫn đến nguy cơ làm thay đổi thành phần của thảm thực vật bản địa, giảm sút tính đa dạng sinh học, thậm chí tiêu diệt các loài bản địa. Nơi loài cây này phát triển thì mật độ các loài chim, bò sát, thực vật thân thảo… giảm nhiều so với thảm thực vật bản địa. Bên cạnh đó, loài Mai dƣơng có chứa độc tố minosine với hàm lƣợng 0,2% so với trọng lƣợng khô của lá, có thể gây nguy hiểm cho động vật bản địa. 1.2. Đặc điểm chung của các SVNLXH *Loài SVNLXH là tác nhân chính gây ra những xáo động trong các hệ sinh thái Thành phần các loài sinh vật của một hệ sinh thái (HST) cụ thể tại bất cứ mọi địa điểm và từng thời gian nhất định sẽ tùy thuộc vào điều kiện hiện tại của môi trƣờng, vào mức độ và dạng xáo động đang xảy ra, sự xuất hiện và biến mất của các loài sinh vật trong HST đó và vào thành phần của nguồn cung cấp các loài sinh vật trong khu vực. Con ngƣời thƣờng có nhiều tác động và gây ra những biến đổi trong các HST trong việc thúc đẩy sự tạo thành của các loài SVNLXH các tác động của con ngƣời thể hiện trên các phƣơng diện: - Đẩy nhanh sự thay đổi môi trƣờng sống, các điều kiện tồn tại của các loài sinh vật. - Tăng trƣởng mạnh mẽ việc vận chuyển có chủ định và không có chủ định các loài sinh vật trên khắp thế giới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 - Làm tăng các loài sinh vật ở các khu vực, đồng thời làm giảm loài bản địa và dẫn đến làm giảm số lƣợng các loài trên thế giới. Sự tổ hợp tác động của các nhân tố trên đây tạo nên những biến đổi cơ bản trong các HST. Những loài sinh vật có đặc điểm phù hợp giành đƣợc lợi thế từ những xáo động trong HST, thƣờng có đƣợc khả năng tồn tại và phát triển mạnh. *Loài SVNLXH là loài được giải phóng sinh thái Sự phong phú của các loài sinh vật và phạm vi phân bố của chúng trong các hệ sinh thái là nhờ sự cân bằng giữa các quá trình sinh sản, phát triển, chết và di chuyển qua các khu vực và vùng phân bố khác nhau. Giới hạn phân bố của một loài sinh vật nằm tại đƣờng ranh giới mà ở đó tốc độ tử vong của các cá thể trong loài bắt đầu lớn hơn tốc độ sinh sản của các cá thể khác trong cùng loài đó. Trong điều kiện tự nhiên, mật độ quần thể của một loài thƣờng bị hạn chế do các loài vật ký sinh, sinh vật ăn thịt (thƣờng đƣợc gọi là các loài thiên địch). Khi một loài xâm hại xâm nhập vào một khu vực sinh sống mới thƣờng không có các kẻ thù tự nhiên (các loài thiên địch) của chúng đi theo. Vì thế chúng đƣợc lợi thế từ sự “giải phóng sinh thái” đó. Điều này cho phép chúng đạt tới quần thể cao hơn nhiều so với mật độ tại nơi sinh sống tự nhiên, nơi mà chúng bị các loài thiên địch kìm hãm. 1.2.1. Một số đặc điểm sinh thái khác Kích thƣớc (quy mô) quần thể ban đầu của loài sinh vật càng lớn thì khả năng trở thành loài xâm hại càng cao. Các loài sinh vật đƣợc du nhập có chủ đích và đƣợc nuôi (đối với động vật), đƣợc trồng (đối với thực vật) trong thời gian dài sẽ có khả năng trở thành loài xâm hại. Những loài sinh vật có phạm vi phân bố địa lý tự nhiên rộng thƣờng có khả năng trở thành SVNLXH nhiều hơn so với các loài có phạm vi phân bố hẹp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Loài SVNLXH ở một số nƣớc hay một khu vực sẽ có nguy cơ xâm hại cao đối với các nƣớc hay khu vực có các điều kiện tự nhiên và sinh thái tƣơng tự. Những loài sinh vật chỉ có khả năng giao phấn đối với các loài mang phấn đặc biệt thì chỉ có thể trở thành SVNLXH khi mang phấn đặc biệt đƣợc du nhập cùng với loài đó. Một sinh vật ngoại lai sẽ trở thành xâm hại khi các điều kiện môi trƣờng sống ở nơi mới tƣơng đƣơng với điều kiện tại nơi xuất xứ của nó, đặc biệt là điều kiện khí hậu. * Tốc độ lan rộng của SVNLXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố Tốc độ lan rộng của SVNLXH là một hàm số mà biến số chủ yếu là: sự sinh sản của các cá thể và sự phát tán của chúng. Với những loài sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh và phát tán dễ dàng thì khả năng lan rộng của chúng rất nhanh. Đối với các loài thực vật, để xác định đƣợc tốc độ lan rộng của chúng cần biết đƣợc các con đƣờng phát tán của chúng đặc biệt là con đƣờng phân tán thụ động (do con ngƣời, do động vật, do các phƣơng tiện giao thông vận tải…), là những con đƣờng có thể đƣa chúng vƣợt qua những khoảng cách rất xa và trở ngại rất lớn. Sự lan rộng của SVNLXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: tốc độ phát tán, tuổi trƣởng thành sinh sản, khả năng sinh sản, tần suất xáo động của môi trƣờng và HST có SVNLXH trong đó yếu tố tốc độ phát tán là chủ yếu. Hạt giống cây các loài vi sinh vật, các loài côn trùng có thể đƣợc vận chuyển tới những nơi rất xa với tốc độ rất cao do các phƣơng tiện mang chuyển nhƣ: nƣớc, gió, luồng không khí, động vật, gia súc, phƣơng tiện vận tải, phƣơng tiện giao thông. 1.2.2. Tác động của SVNLXH rất đa dạng SVNLXH thƣờng gây ra những biến đổi trong quần xã sinh vật mới khi chúng tạo đƣợc quần thể tƣơng đối ổn định trong các HST. Tùy thuộc vào đặc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 điểm của từng loài SVNLXH, độ nhạy của HST bị xâm hại và các yếu tố tự nhiên, khí tƣợng, đất đai, mùa màng…mà mức độ gây hại của các SVNLXH đến quần xã sinh vật mới khác nhau. Những thay đổi về trạng thái của HST có thể bắt đầu từ những xáo động của các yếu tố tự nhiên: bão, động đất, lũ lụt, gió…do những thay đổi trong phƣơng thức quản lý của con ngƣời. Việc thiết lập đƣợc quần thể ổn định và khả năng lan rộng của các SVNLXH chƣa thể nhận biết đƣợc một cách xác định và cụ thể những tác động tiềm tàng của chúng lên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế của con ngƣời. Các tác động sinh thái đó do SVNLXH gây ra có tác động có hại lên đa dạng sinh học phụ thuộc rất lớn vào các mối quan hệ giữa các loài sinh vật bản địa của HST đó và những tác động tích cực có thể có của SVNLXH nhƣ: giúp cho sự thụ phấn của các loài thực vật, sự phát tán hạt cây, thúc đẩy sự chu chuyển vật chất trong HST. Sự mất mát của một loài sinh vật hay một tập hợp các loài sinh vật do SVNLXH gây ra và ảnh hƣởng đến chức năng xác định của HST bản địa sẽ phụ thuộc một phần lớn vào số lƣợng và hoạt động của các loài sinh vật vốn có của HST đó. Các loài sinh vật bản địa có thể thay thế cho nhau để thực hiện chức năng mà loài sinh vật đã bị mất thực hiện trƣớc đây. Sự dƣ thừa sinh thái này đảm bảo cho HST khắc phục đƣợc những xáo trộn ở các mức độ nhất định. SVNLXH có thể làm suy giảm vai tr đệm của sự dƣ thừa sinh thái này. Tuy nhiên, tác động có hại của SVNLXH còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ: các điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, các hoạt động của con ngƣời, trạng thái của HST bản địa. Các dữ liệu thu thập từ các nƣớc đã từng có các SVNLXH có thể cung cấp những thông tin cần thiết và bổ ích về khả năng và mức độ xâm hại của sinh vật lạ, về điều kiện môi trƣờng dễ xảy ra sự xâm hại, về những tác động PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 sinh thái và kinh tế do loài sinh vật xâm hại gây ra, về những giải pháp có hiệu quả cần đƣợc áp dụng để ngăn ngừa và quản lý SVNLXH. 1.2.3. Các hệ sinh thái mẫn cảm đối với SVNLXH Tất cả các HST tự nhiên và nhân tạo, kể cả các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (những nơi đƣợc bảo vệ chặt chẽ) đều có thể bị các SVNLXH xâm hại. Tuy nhiên, có một số HST nhạy cảm hơn so với các HST khác. Những HST đặc biệt nhạy cảm với SVNLXH là: - Những HST bị cô lập về địa lý và phƣơng diện tiến hóa đặc biệt là HST trên các đảo và đại dƣơng. - Những HST có môi trƣờng sống thƣờng xuyên có những xáo động theo chu kỳ nhƣ: các bến cảng, đầm phá, cửa sông, bờ nƣớc…đó là những nơi có tác động của các yếu tố tự nhiên kết hợp với những xáo động do con ngƣời tạo ra. - Những khu công nghiệp tập trung, khu đô thị là những HST có đa dạng sinh học thấp. Những HST kém bền vững, nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài nhƣ: các cồn cát, các vùng đất ngập nƣớc. Nói chung các HST có đa dạng sinh học nghèo thƣờng nhạy cảm hơn đối với các loài sinh vật có những mối tƣơng tác nhiều chiều và bền vững giữa các loài. Tuy nhiên, một HST giàu các loài sinh vật cũng có thể mẫn cảm với một số SVNLXH xâm hại nguyên nhân là do tính đa dạng cao ở môi trƣờng sống của các HST này đã tránh đƣợc sự tấn công của những kẻ thù tự nhiên đối với các SVNLXH xâm hại. 1.3. Tình hình sinh vật (thực vật) ngoại lai xâm hại trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều hội thảo và các báo cáo về kết quả nghiên cứu liên quan đến sinh vật ngoại lai: sinh vật ngoại lai ở Đông Phi năm 1999; quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại ở khu vực biển Baltic và Bắc Âu năm 2001; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 hội thảo vùng về sinh vật ngoại lai xâm hại ở Trung Mỹ và Caribê. Các báo cáo quốc gia về sinh vật ngoại lai xâm hại của Nam Phi, các khu vực Nam và Đông Nam Á, khu vực Châu Úc - Thái Bình Dƣơng cũng đƣa ra hội thảo về ngăn chặn và quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại. Ngoài ra ở vùng Đông Phi cũng tổ chức hội thảo về ngăn chặn và quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại với nội dung: tác động kinh tế và môi trƣờng của sinh vật ngoại lai, các vấn đề, khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của nó. Ở vùng đảo Tây Ấn Độ Dƣơng cũng có hội thảo vùng về sinh vật xâm hại và phục hồi hệ sinh thái đất liền, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, xác định những vấn đề ƣu tiên và các hành động thực hiện. Theo báo cáo của chính phủ Mỹ (APFISN 2011) hàng nghìn loài thực vật ngoại lai xâm hại bằng cách con đƣờng khác nhau đã xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ. Khoảng 1.400 loài đã đƣợc xác nhận là những loài xâm hại nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái đồng cỏ, trong số này có 94 loài cỏ xâm lấn nguy hiểm, và con số này có thể tăng lên trong những năm tiếp theo nếu không có những biện pháp quản lý thích hợp. Khoảng hơn 40 triệu ha rừng đã bị các loài thực vật ngoại lai xâm hại, diện tích xâm hại hàng năm có thể tăng lên từ 3-8 triệu ha rừng. Diện tích rừng quốc gia bị xâm hại lên tới gần 1,5 triệu ha. 1.3.1. Khu vực Châu Úc – Thái Bình Dương Khu vực Châu Úc - Thái Bình Dƣơng có nhiều đặc tính mà có thể chia sẻ thông tin và hợp tác vùng về các l nh vực liên quan đến vấn đề sinh vật ngoại lai xâm hại quan trọng. Cụ thể 98% trong 30 triệu km2 là đại dƣơng, c n lại 2% chứa 7,500 đảo, trong đó 500 đảo là có ngƣời ở. Thái Bình Dƣơng là một phần của tuyến đƣờng thƣơng mại, cộng tác và thuộc hệ thống của vùng nên có nhiều cơ hội để đƣa sinh vật ngoại lai vào. Vì vậy những nơi có ngƣời PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 ở trong vùng Châu Úc - Thái Bình Dƣơng có các biện pháp ngăn chặn và quản lý sinh vật lạ trong việc xuất nhập khẩu. Sinh vật lạ ở Samoa (thuộc Mỹ): Nơi đây có nhiều loài lạ, một trong số đó đã đƣợc đƣa vào lãnh thổ cách đây mấy thập kỷ với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm lƣơng thực, kiểm soát sinh vật học, thuốc men, mục đích trang trí và bảo tồn. Những loài sinh vật lạ khác do buôn lậu hoặc đƣa vào không định trƣớc thông qua thƣơng mại. Samoa rất nhạy cảm với những ảnh hƣởng và thay đổi do sinh vật lạ xâm hại gây ra. Sau khi phá huỷ hoặc thay đổi nơi ở bởi thảm hoạ thiên nhiên hoặc con ngƣời thì sinh vật lạ xâm hại dƣờng nhƣ sản sinh nhiều hơn và có thể làm giảm, thậm chí tiêu diệt các loài bản địa khác. Một vài loài đã đe doạ phá hủy di sản sinh vật của nƣớc này và gây ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên, dẫn đến mất mát kinh tế và hệ sinh thái. Mộ số loài thực vật xâm hại đã đƣợc công bố gồm: Cyperus rotundus, Paspalum conjugatum, Clidemia hirta, Paraserianthes falcataria, Merremia peltata – những loài này đã ngăn cản sự phát triển của một số loài cây địa phƣơng hoặc tiến đến tiêu diệt chúng. 1.3.2. Khu vực Nam và Đông Nam Á Bangladesh: Đây là quốc gia có chiều dài lịch sử về sự du nhập các động vật và thực vật lạ, đặc biệt những loài đƣợc tìm thấy để sản xuất và đƣa lại lợi ích kinh tế tiềm năng. Có nhiều loài từ Ấn Độ du nhập vào và lan rộng nhanh chóng ở các vùng đất ngập nƣớc của Bangladesh nhƣ một trƣờng hợp bùng nổ sinh vật. Tại thời điểm đó vẫn chƣa có một nghiên cứu nào về những ảnh hƣởng của loài sinh vật lạ du nhập vào. Biện pháp cách ly thích hợp trong việc nhập khẩu c n quá yếu. Mặc dù chƣa có kết quả nghiên cứu nhƣng ngƣời ta tin rằng sự gia tăng số lƣợng sinh vật lạ đã tác động rất nhiều đến kinh tế và môi trƣờng của Bangladesh. Thật khó có thể liệt kê đƣợc hết các loài sinh vật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn