Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý hoạt động sản xuất chè an toàn theo hướng bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CƢ́U TÀ I NGUYÊN MÔI TRƢỜNG NGUYỄN THU HƢỜNG NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNHSẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội, Năm 2012 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CƢ́U TÀ I NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ------------------------------------- NGUYỄN THU HƢỜNG NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS LÊ TRỌNG CÚC Hà Nội, Năm 2012 2
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................ 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, BIỂU ĐỒ ................................................................ 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 12 1.1. Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp ................................................................. 12 1.2. Nông nghiệp bền vững .......................................................................................... 14 1.3. Tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới .......................................................... 18 1.4. Tình hình sản xuất chè an toàn tại Việt Nam ......................................................... 25 CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 32 2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................. 32 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 32 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................................... 38 2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................ 43 2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 44 2.3.1. Phương pháp luận ................................................................................................. 44 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 45 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 48 3.1. Tình hình canh tác chè và hiện trạng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu .................. 48 3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón................................................................................... 48 3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè ........................................................... 51 3.2. Thực trạng phát triển mô hình sản xuất chè an toàn tại Tân Cƣơng ........................... 55 3.2.1. Quy trình sản xuất chè an toàn .............................................................................. 55 3.2.2. Những thuộc tính của hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè xã Tân Cương ................ 60 3.3. Những thuận lợi và khó khăn .................................................................................... 69 3
- 3.3.1. Những thế mạnh của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (S).............................................................................................................. 70 3.3.2. Những điểm yếu của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (W) ............................................................................................................ 71 3.3.3. Những cơ hội của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (O) ..................................................................................................................... 72 3.3.4. Những áp lực của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên (T) ...................................................................................................................... 73 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 76 1. Kết luận ................................................................................................................ 76 2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 78 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 80 4
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật FAO Food and Agriculture Tổ chức Lƣơng thực và Nông Organization of the United nghiệp Liên Hiệp Quốc Nations GlobalGAP Global Good Agricultural Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu Practice HACCP Hazard Analysis and Phân tích mối nguy hiểm và điểm Critical Control Points kiểm soát tới hạn HST Hệ sinh thái IUCN International Union for Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Conservation of Nature Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế and Natural Resources IFOAM International Federation of Liên đoàn phong trào nông nghiệp Organ c Agriculture hữu cơ quốc tế Movements PTBV Phát triển bền vững GMP Good manufacturing Thực hành tốt sản xuất Practices SWOT Strengths- Weaknesses- Điểm manh- Điểm yếu- Cơ hội – Opportunities- Threats Áp lực VietGAP Vietnamese Good Thực hành sản xuất nông nghiệp tôt Agricultural Practices VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 5
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Phân loại đất vùng chè đặc sản Tân Cƣơng ......................................................... 35 Bảng2: So sánh nhu cầu sinh thái của cây chè đối với một số yếu tố tự nhiên xã Tân Cƣơng, Thành phố Thái Nguyên [13] .............................................................................. 36 Bảng 3: Ma trận phân tích SWOT.................................................................................... 46 Bảng4: Mức đầu tƣ phân bón của 3 nhóm nông hộ tại xã Tân Cƣơng .............................. 50 Bảng5:Mức độ phổ biến của sâu hại chè ở vùng dự án ..................................................... 51 Bảng6: Chủng loại TBVTV đƣợc sử dụng trên chè năm 2006 và 2012 ............................ 52 Bảng 7: Số lần phun thuốc trên chè trong 1 năm (số liệu điều tra năm 2009) ................... 53 Bảng8: Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu nƣớc thu tại Tân Cƣơng ..................... 54 Bảng 9: Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu đất thu tại Tân Cƣơng ....................... 55 Bảng 10: Các yếu tố ảnh hƣởng đến đặc tính của hệ sinh thái nông nghiệp trong mô hình sản xuất chè an toàn ở Tân Cƣơng ................................................................................... 61 6
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 1: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và một số nƣớc lớn trên thế giới, theo tháng, 2007-2009, USD/tấn [19] ................................................................................................ 26 Hình 2: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu .............................................................................. Hình 3: Cơ cấu giống chè tại xã Tân Cƣơng .................................................................... 39 Hình 4: Quy trình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cƣơng, TP Thái Nguyên ..................... 55 Hình 5: Mối liên hệ giữa sản lƣợng chè và lƣợng mƣa trung bình theo tháng ................... 62 Hình 6: Sự thay đổi cơ cấu giống chè tại Tân Cƣơng (2006 - 2012) ................................. 63 Hình7: Năng suất trung bình của chè qua các năm 2006 – 2011....................................... 64 Hình8:Một góc Chợ chè Tân Cƣơng ................................................................................ 66 Hình9: Bài thực hành trong buổi tập huấn........................................................................ 67 Hình 10: Tài liệu phát cho ngƣời dân ............................................................................... 68 Hình11: Giấy chứng nhận VietGap của 13 hộ gia đình .................................................... 68 Hình12: Khu vực Nhà trƣng bầy ...................................................................................... 73 Hình 13: Mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cƣơng, TP Thái Nguyên......................... 7
- MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và xã hội Việt Nam. Hiện nông nghiệp mang lại khoảng 20% tổng thu nhập trong nƣớc và 1/5 kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, tạo việc làm cho 48,4% lực lƣợng lao động trong cả nƣớc (Tổng cục Thống kê, 2011). Một trong những ƣu tiên phát triển của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là các mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có sản phẩm chè. Mặc dù không phải là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nhƣng xuất khẩu chè cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về diện tích và sản lƣợng chè xuất khẩu, sản phẩm chè của Việt Nam đƣợc xuất khẩu tới 110 quốc gia và khu vực trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đóng góp về giá trị kinh tế, ngành chè còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt to lớn, thu hút một lực lƣợng lao động khoảng hơn 6 triệu ngƣời ở 34 tỉnh trên cả nƣớc, đặc biệt là nông dân nghèo thuộc các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chè Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất, khoảng 90% sản lƣợng chè xuất khẩu của nƣớc ta vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chƣa qua chế biến nên giá trị gia tăng thấp. Thứ hai, chất lƣợng của các sản phẩm chè xuất khẩu chƣa cao, do đó giá trị xuất khẩu cũng thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá trị chung của thế giới (chỉ bằng 70% trong năm 2010). Thứ ba, bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần đƣợc gỡ bỏ, nhƣng đồng thời lại bị hạn chế bởi việc xuất hiện thêm nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt về vấn đề an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản. Phát triển các vùng chè an toàn, tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt là một trong những hƣớng đi của ngành chè nhằm vƣợt qua các khó khăn, thách thức trên. Chính vì vậy, năm 2012 đã đƣợc ngành chè Việt Nam chọn là năm phát động chƣơng trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất chè có trách nhiệm”. 8
- Hiện nay, trên cả nƣớc đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất - chế biến chè an toàn, từ việc kiểm soát cây giống, quy trình chăm sóc cho đến đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm chè sau thu hoạch. Một số tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp cũng đã và đang đƣợc triển khai áp dụng cho sản phẩm chè an toàn nhƣ VietGAP, GlobalGAP. Thái Nguyên là một trong những tỉnh đi tiên phong phát triển các mô hình sản xuất chè an toàn. Cây chè là đặc sản chiến lƣợc của tỉnh và đƣợc xác định là cây trồng chủ lực trên đất vƣờn đồi, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho ngƣời dân vùng chè. Nhiều năm qua, Thái Nguyên đã tổ chức những vùng sản xuất chè an toàn nhƣ hợp tác xã chè Tân Hƣơng (xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên). Nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cƣơng, hợp tác xã chè Tân Hƣơng đã đƣợc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu. Tiếp đến là xây dựng thành công 30 hộ theo mô hình quản lý chất lƣợng nội bộ trong sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Công ty cổ phần chè Vạn Tài là đơn vị đầu tiên đƣợc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP trên cây chè với diện tích là 4ha. Điều này đã góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng và tạo thƣơng hiệu sản phẩm. Năm 2011, tiếp tục áp dụng mô hình quản lý chất lƣợng GlobalGAP cho các hộ tại xóm Hồng Thái (xã Tân Cƣơng, Thành phố Thái Nguyên) với diện tích 5 ha; xóm Làng Chủ (xã Trung Hội, huyện Định Hoá) diện tích 2,7 ha; xóm Hƣơng Hội (xã Sơn Phú, huyện Định Hoá) với diện tích 5 ha,… Mặc dù vậy, nếu nhìn vào thực tế có thể thấy rằng những con số nêu trên còn quá khiêm tốn so với tổng diện tích và sản lƣợng chè trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Câu hỏi đặt ra là, nếu sản xuất chè an toàn mang lại giá trị cao và ổn định hơn cho ngƣời dân thì tại sao việc nhân rộng các mô hình sản xuất - chế biến chè an toàn lại gặp khó khăn và diễn ra chậm chạp nhƣ vậy? Phải chăng vấn đề liên quan đến khía cạnh phát triển bền vững của các mô hình này? Để góp phần trả lời cho các câu hỏi trên và tìm hiểu các vấn đề liên quan, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên” để thực hiện luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sỹ chuyên ngành Môi trƣờng trong Phát triển bền vững. Đối tƣợng nghiên cứu 9
- Hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè Tân Cƣơng và mô hình sản xuất chè an toàn tại khu vực nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý hoạt động sản xuất chè an toàn theo hƣớng bền vững, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh với các nƣớc trên thế giới. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn công việc hoạt động sản xuất chè an toàn theo hƣớng bền vững của khu vực sản xuất chè an toàn Thái Nguyên, bao gồm: Thực trạng hệ sinh thái nông nghiệp trồng chè tại khu vực nghiên cứu; Tìm hiểu quy trình sản xuất chè an toàn, thực trạng phát triển của hoạt động sản xuất chè an toàn tại tỉnh Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu; Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và áp lực đối với hoạt động sản xuất chè an toàn; qua đó chỉ ra các rào cản và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hoạt động sản xuất chè an toàn tại khu vực nghiên cứu. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Khu vực nghiên cứu có HST nông nghiệp điển hình với tiềm năng kinh tế lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Các kết quả nghiên cứu của đề tài hƣớng đến sự phát triển bền vững của khu vực, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phƣơng. Đề tài sử dụng các hƣớng tiếp cận trên để mô tả thực trạng HST nông nghiệp trồng chè Sử dụng mô hình SWOT để phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và áp lực. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đƣa ra những giải pháp để phát triển bền vững hơn, là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý địa phƣơng, quản lý ngành về quản lý bền vững dựa vào để phát triển bền vững vùng chè, phù hợp với nhu cầu của địa phƣơng. 10
- Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn bao gồm: Phần mở đầu: nêu lý do lựa chọn đề tài, đối tƣợng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn. Chƣơng I: Tổng quan tài liệu về hệ sinh thái nông nghiệp nói chung và HST Nông nghiệp bền vững nói riêng, xem hệ sinh thái vùng chè nhƣ một hệ sinh thái nông nghiệp, các mô hình về sản xuất chè an toàn trên Thế giới và Việt Nam Chƣơng II: Địa điểm, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận Khuyến nghị Phụ lục 11
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp Nhƣ đã nói ở trên, chúng tôi xem HST vùng chè nhƣ một HST nông nghiệp. Dƣới đây giới thiệu tổng quan sơ bộ các thuộc tính cơ bản của HST nông nghiệp làm cơ sở lý luận cho thực hiện đề tài. Khái niệm hệ sinh thái nông nghiệp rút ra từ những nghiên cứu lý thuyết về sinh thái học quần xã và sinh thái học các hệ. Mỗi hệ là một tổ hợp các tƣơng tác giữa các thành phần tƣơng hỗ bên trong một giới hạn xác định (Von Bertalanffy, 1987, Conway, 1987). Các thành phần này hoạt động đồng thời, vì thế hệ phản ứng với các tác nhân nhƣ một khối, ngay cả khi tác nhân chỉ tác động vào một phần hệ. Do đó, một hệ có giới hạn sẽ tạo nên một tập hợp đặc biệt, với hình dáng đặc trƣng [15]. Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể bao gồm môi trƣờng và những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng), các sinh vật gây hại (sâu, bệnh, chuột, cỏ dại, sinh vật gây bệnh cho vật nuôi, vv.), các sinh vật có ích, đất, nƣớc, khí hậu, con ngƣời, môi trƣờng này đƣợc hình thành và biến đổi đều do hoạt động của con ngƣời. Mỗi hệ sinh thái phải có một tính đồng nhất nhất định về các điều kiện vật lí, khí tƣợng, hoá học, thực vật học và động vật học. Các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp có chức năng riêng và góp phần chu chuyển vật chất, năng lƣợng, các thành phần đó có quan hệ chặt chẽ và thống nhất, có phản ứng hệ thống với mọi loại hình tác động [10]. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con ngƣời tạo ra và duy trì trên các quy luật khách quan của tự nhiên vì mục đích nhu cầu nhiều mặt và ngày càng tăng của con ngƣời. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo điển hình, chịu sự điều khiển trực tiếp của con ngƣời, vì vậy ngày nay vì lợi ích con ngƣời đang dần tác động một cách mạnh mẽ lên môi trƣờng để đáp ứng nhu cầu, và con ngƣời có thể điều khiển theo hƣớng có lợi cho mình. Vì vậy giữa hệ sinh thái nông nghiệp và các hệ sinh thái tự nhiên khó phân biệt ranh giới một cách rõ ràng. Ðể phân biệt thƣờng dựa chủ yếu vào mức độ can thiệp của ngƣời. Hơn nữa, hiện nay 12
- con ngƣời cũng đã và đang can thiệp vào hệ sinh thái tự nhiên nhƣ rừng, đồng cỏ, ao hồ để nhằm tăng năng suất của chúng. Tuy vậy giữa các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nông nghiệp vẫn có những khác biệt cơ bản: - Các hệ sinh thái tự nhiên có mục đích chủ yếu kéo dài sự sống của các loài. Trái lại các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho con ngƣời các sản phẩm của cây trồng vật nuôi, sự sống của sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp bị quy định bởi con ngƣời. Vì vậy vật chất và năng lƣợng có sự khác nhau: hệ sinh thái tự nhiên có sự trả lại hầu nhƣ hoàn toàn khối lƣợng chất hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối của các vật sống cho đất, chu trình vật chất khép kín. Ở các hệ sinh thái nông nghiệp, vật chất bị lấy đi khỏi hệ sinh thái để cung cấp cho con ngƣời, vì vậy chu trình vật chất hở. - Các hệ sinh thái tự nhiên có sự tự phục hồi lớn, có quá trình phát triển lịch sử. Trái lại hệ sinh thái nông nghiệp là các hệ sinh thái thứ cấp do con ngƣời phục hồi, khi con ngƣời biết nuôi trồng mới có hệ sinh thái nông nghiệp. - Hệ sinh thái tự nhiên thƣờng đa dạng và phức tạp về thành phần loài thực vật và động vật, còn các hệ sinh thái nông nghiệp thƣờng có số lƣợng loài cây trồng, vật nuôi rất đơn giản theo yêu cầu của con ngƣời. Hệ sinh thái nông nghiệp ứng với giai đoạn đầu của quá trình diễn thế của hệ sinh thái, là hệ sinh thái trẻ cho năng suất cao nhƣng lại không ổn định, dễ bị thiên tai hay sâu bệnh phá hoại. Ðể tăng sự ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp, con ngƣời phải đầu tƣ thêm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sức lao động. - Hệ sinh thái nông nghiệp do con ngƣời tạo ra và duy trì không phải trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái với mục đích thỏa mãn nhu cầu về nhiều mặt và ngày càng tăng của mình. Trong hoạt động sản xuất, chúng ta không chỉ sử dụng tài nguyên của chúng ta, mà chúng ta còn đang vay mƣợn tài nguyên của con cháu chúng ta nữa. Hiện nay, nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới hiện đang phát triển theo hai hƣớng: Nông nghiệp thâm canh và nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp thâm canh với các giống mới năng suất cao, sử dụng nhiều năng lƣợng hóa thạch (phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, các chất kích thích tăng trƣởng, v.v...) đã 13
- làm cho con ngƣời phải đối đầu với nhiều tiêu cực về môi trƣờng: ô nhiễm đất và nƣớc, suy thoái đất, độc canh, đầu tƣ lớn, không an toàn lƣơng thực, suy giảm chất lƣợng cuộc sống... hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phƣơng thức canh tác phản tự nhiên. Điều đó đã buộc con ngƣời phải chuyển hƣớng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhƣng không làm phƣơng hại đến nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững, và đó cũng là lối đi cho tƣơng lai [10]. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái tƣơng đối đơn giản về thành phần và thƣờng đồng nhất về cấu trúc, cho nên khó bền vững. Tuy nhiên, năng suất sinh vật (rễ, thân , lá, quả…) và năng suất kinh tế của ruộng vƣờn là mục đích hoạt động chủ yếu của con ngƣời, lại phụ thuộc vào hệ thống các nhân tố vô sinh nhƣ thời tiết-khí hậu, bao gồm: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, lƣợng mƣa, ẩm độ không khí, gió, lƣợng khí O2, CO2… và các yếu tố vô cơ khác; các nhân tố hữu sinh nhƣ đất, nƣớc, bao hàm các chất hữu cơ, động vật và hệ vi sinh vật trong đất; các yếu tố quần thể sinh vật bao gồm cây trồng, vật nuôi, các loài cỏ dại, côn trùng, nấm bệnh…; và hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác từ giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh hại, đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm trên từng hệ sinh thái nông nghiệp đó. 1.2. Nông nghiệp bền vững Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lƣợc bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học” [10]. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, với sự tham gia của đại diện hơn 200 nƣớc trên thế giới cùng một số lƣợng lớn các tổ chức phi chính phủ các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trƣờng, cũng nhƣ thông qua một số văn kiện nhƣ Công ƣớc về đa dạng sinh 14
- học, Công ƣớc khung về biến đổi khí hậu, tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...[10]. Một phần tƣ thế kỷ trƣớc đây, câu lạc bộ Rome đã cảnh báo: Do nguồn tài nguyên của Trái Đất là có hạn, nên những nguồn tài nguyên không thể tái tạo phải đƣợc sử dụng một cách tiết kiệm và phải đƣợc tái sử dụng khi có thể (Meadows và cộng sự, 1972; Mesarovic và Pest, 1974). Vào cuối những năm 1980, phát triển bền vững đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong hợp tác phát triển và đƣợc định nghĩa là: “Một quá trình mà trong đó việc khai thác các nguồn tài nguyên, xác định đầu tƣ, định hƣớng phát triển công nghệ và thay đổi tổ chức xã hội phải diễn ra hài hòa và nâng cao đƣợc tiềm năng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời” (Brund Hard Report, 1987). “Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông nghiệp để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con ngƣời trong khi vẫn giữa vững hoặc nâng cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên”. (CGIAR, 1988). Định nghĩa mang tính toàn cầu này hẳn vẫn còn chứa đựng một sự mập mờ. Nó cần cụ thể hơn để có thể vận dụng khi thiết kế và thực hiện các dự án. Năm 1991, nhóm hoạt động về vấn đề lƣơng thực thuộc Ủy ban Hợp tác của các Tổ chức phát triển Phi Chính phủ ở Cộng đồng Châu Âu thống nhất đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Nông nghiệp bền vững và lâu dài mà không phá hủy môi trƣờng sống. Cần ƣu tiên xác định và phát triển các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phƣơng nhƣ nguồn lực lao động, nƣớc, dinh dƣỡng… hơn là dựa vào các nguồn đầu tƣ từ bên ngoài. Điều này không bao gồm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ các nguồn bên ngoài nhƣng cần giảm thiểu mức độ của nó để nó không làm tổn hại đến môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ sức khỏe và điều kiện phát triển kinh tế của cộng đồng. Nông nghiệp chỉ thực sự bền vững khi khía cạnh xã hội và văn hóa của những ngƣời sử dụng và thụ hƣởng đƣợc tập trung một cách đầy đủ và các quyết định đều do họ thực hiện” Nông nghiệp bền vững không chỉ phù hợp về mặt sinh thái, khả thi về mặt kinh tế và chính trị mà còn phải có khả năng thích nghi. Bản chất biến động đƣợc thừa nhận là: Quá trình biến động phụ thuộc vào sự tham gia của con ngƣời của 15
- cộng đồng trong việc quản lý các nguồn tự nhiên, trong đó các chủ sở hữu ruộng đất và các hộ nông dân phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý môi trƣờng của họ dƣới góc độ khả thi về mặt kinh tế và mục tiêu lâu dài là duy trì phát triển trên cơ sở nguồn lực tự nhiên. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xem xét tính bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp khu vực nghiên cứu thông qua phân tích các thuộc tính của nó, bao gồm: tính năng suất, tính ổn định, tính chống chịu, tính công bằng, tính tự trị và tính hợp tác. [2, 15] Tính năng suất là sản lƣợng sản phẩm hàng hóa và các dịch vụ của hệ, nhƣ số kg thóc/ha/năm. Một định nghĩa chính thống hơn về năng suất là giá trị thực của sản phẩm trên một đơn vị đầu tƣ. Thông thƣờng đƣợc đánh giá bằng sản lƣợng/năm, số sản phẩm thực thu, số lãi [15]. Sả n Năng suất lƣ ợn g Thời gian Thời gian Tính ổn đinh: Là mức độ ổn định của năng suất trong điều kiện có những dao động nhỏ và bình thƣờng của môi trƣờng (điều kiện khí hậu, thị trƣờng và kinh tế). Thuộc tính này có thể đánh giá một cách dễ dàng bằng hệ số nghịch đảo biến thiên của năng suất. Tức là năng suất của hệ đƣợc duy trì dù có những dao động với cƣờng độ nhỏ, mức độ hay biến thiên nhỏ cho thấy tính ổn định cao, mức độ hay biến thiên lớn cho thấy mức độ ổn định thấp [15]. Sả n Ổn định lƣ ợn g Thời gian Thời gian 16
- Tính công bằng: Là sự đánh giá xem các sản phẩm của hệ sinh thái nông nghiệp đã đƣợc phân phối công bằng nhƣ thế nào giữa những ngƣời hƣởng thụ. Một hệ càng công bằng thì sản phẩm nông nghiệp, tài nguyên, thu nhập, lƣơng thực, thực phẩm càng đƣợc chia đồng đều giữa các nông dân, các xã, các vùng hoặc quốc gia. Tính công bằng có thể đƣợc đánh già bằng chỉ tiêu thống kê hoặc bằng hệ số Gini hay đƣờng cong Lorenz nhƣng những phƣơng pháp này có hiệu quả tối ƣu với số mẫu lớn nhƣ cho một vùng hoặc một quốc gia [15]. Sản lƣợn Công bằng g Lợi nhuận Lợi nhuận Tính bền vững: Là khả năng duy trì năng suất của hệ khi phải chịu những sức ép (stress) và những cú sốc (shock). Stress là những sức ép thƣờng lệ, đôi khi liên tục và tích lũy. Stress tƣơng đối nhỏ và có thể dự báo trƣớc. Ví dụ nhƣ nhiễm mặn, suy giảm độ phì nhiêu của đất, thiếu các giống chống chịu và công nợ của ngƣời nông dân. Ngƣợc lãi, shock là những sức ép bất thƣờng, tƣơng đối lớn và không thể dự đoán trƣớc. Ví dụ hạn hán, lũ lụt bất thƣờng, sự phát dịch của một loài sâu bệnh mới hay một chính biến qua trọng. Tính chống chịu cũng đƣợc xem nhƣ khả năng duy trì năng suất trong một khoảng thời gian kéo dài. Đáng tiếc là sự đo đếm, đánh giá đặc tính này rất khó và thƣờng chỉ đƣợc tiến hành theo cách so sánh với quá khứ. Thiếu tính chống chịu cũng có thể biểu hiện bằng sự giảm năng suất, nhƣng thƣờng đến đột ngột, không dự báo trƣớc đƣợc [2]. S ản Chống chịu lƣ ợ n g Thời gian Thời gian 17
- Tính tự trị: Là mức độ độc lập của hệ đối với các hệ khác để tồn tại. Tính tự trị đƣợc xác định nhƣ là phạm vi mà hệ có thể hoạt động đƣợc ở mức độ bình thƣờng, chỉ sử dụng những nguồn tài nguyên duy nhất mà qua đó hệ thực hiện sự điều khiển có hiệu quả. Tính tự trị lần đầu tiên đƣợc đƣa ra nhƣ một đặc tính của hệ xã hội. Tuy nhiên khái niệm này có thể đƣa ra cho các hệ sinh thái. Rừng mƣa nhiệt đới, với chu trình dinh dƣỡng của nó gần nhƣ khép kín, là một hệ sinh thái tự trị cao. Đầm lầy vùng cửa sông ven biển phụ thuộc phần lớn vào các dòng dinh dƣỡng đi vào liên tục từ các hệ sinh thái khác bên ngoài, đây là hệ có tính tự trị thấp. Hầu hết các hệ sinh thái nông nghiệp luôn luôn hoạt động với nguồn cung cấp dinh dƣỡng từ bên ngoài vào [2]. Tính hợp tác là khả năng đƣa ra các quy định về quản lý hệ sinh thái nông nghiệp của hệ thống xã hội và khả năng thực hiện những quy định đó. Tính hợp tác là tƣơng quan nhiều chiều, trong đó hầu hết các cộng đồng đều hợp tác cao trong một số hoạt động. Nhìn chung tính hợp tác hoặc thông qua nguyên tắc tín ngƣỡng và tập quán địa phƣơng. Các tổ chức, tập quán và nguyên tắc đó thƣờng tiêu biểu cho tính lý tƣởng hóa hơn là tính thực tế [2]. Ngoài ra, trong nghiên cứu đối với HST vùng chè, tác giả sẽ quan tâm thêm về đặc điểm chất lƣợng chè, khía cạnh môi trƣờng (thuốc trừ sâu, phân bón) và thị trƣờng để đảm bảo xem xét đầy đủ các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trƣờng của phát triển bền vững. 1.3. Tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới Cây chè (Camellia sinensis L O.Kuntze) phân bố từ 450 vĩ Bắc đến 340 vĩ Nam. Hiện nay có 58 nƣớc sản suất chè bao gồm Châu Á: 20; châu Phi: 21; châu Mỹ: 12; châu Đại Dƣơng: 3; châu Âu: 2. Có 115 nƣớc uống chè trên thế giới bao gồm châu Âu: 28, châu Mỹ: 28, châu Á: 29, châu Phi: 34, châu Đại Dƣơng: 5, nhƣ vậy cây chè có một thị trƣờng rộng lớn trên thế giới. Trên thế giới hiện nay có diện tích trồng chè khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nƣớc sản xuất chè lớn nhất đạt 870.000 tấn/năm, nƣớc sản xuất thứ hai là Trung Quốc với 685.000 tấn/năm. Srilanka tiếp tục tăng sản lƣợng đạt mức kỷ lục trong vài năm trở lại đây (320.000 tấn, năm 2002). Kenya đứng thứ tƣ với mức sản lƣợng 18
- 290.000 tấn, Indonexia là 121.000 tấn, nhƣ vậy sản lƣợng chè thế giới đã đạt mức kỷ lục trong những năm gân đây, khoảng 3 triệu tấn/năm [14]. Theo FAO, trong 20 năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu hƣớng tăng, sản lƣợng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3 triệu tấn năm 1998), phần lớn các nƣớc sản xuất chè đều tăng sản lƣợng. Một trong những nƣớc sản xuất chè lớn nhất là Trung Quốc tăng gấp đôi sản lƣợng, Kenya tăng gấp ba, Ấn Độ, Srilanka là những nƣớc sản xuất chè giàu kinh nghiệm [16]. Với đà tăng trƣởng nhƣ trên, các nƣớc xuất khẩu chè cạnh tranh gay gắt với nhau, cộng thêm sự cạnh tranh truyền thống lâu đời giữa chè và cà phê cùng các đồ uống khác.Vì vậy, thị trƣờng xuất khẩu chè thế giới có nhiều biến động. Trong 20 năm qua thị phần xuất khẩu chè của châu Á từ 72% đã giảm xuống còn 64% năm 1998. Trong khi đó, châu Phi tăng từ 22% lên 33% cùng thời gian. Theo ƣớc tính của FAO, xuất khẩu chè thế giới tăng gần 2% trong thập niên qua, đây là mức tăng chậm trong các loại đồ uống. Để có đƣợc sự tăng trƣởng về sản lƣợng, các quốc gia đã áp dụng sự tiến bộ của khoa học nông nghiệp vào thâm canh cây chè. Sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong cánh tác đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến điều kiện môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Bên cạnh đó có những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống chè đối với sức khoẻ, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của FAO về chè với sức khoẻ con ngƣời, đã đặt ra một cái nhìn mới đối với chè toàn cầu. Khách hàng ở các nƣớc phát triển, những nƣớc mà vấn đề sức khoẻ đƣợc đặt lên hàng đầu, ngƣời dân chuyển sang dùng các sản phẩm chè đƣợc chứng nhận an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng. Chè an toàn lần đầu tiên xuất hiện ở thị trƣờng Anh vào mùa thu năm 1989 và đƣợc bán với nhãn hiệu Natureland do Công ty dƣợc thảo và gia vị London tổ chức chế biến từ chè trồng ở đồn điền Luponde trên núi Livingstoria nằm ở độ cao 2.150 m so với mặt nƣớc biển của Tanzania. Nhu cầu chè an toàn tăng bình quân 25 % mỗi năm và dự đoán cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 có thể chiếm 5% tổng nhu cầu chè thế giới. Giá chè an toàn cao gấp 2 đến 4 lần giá chè thƣờng. Hiện nay, các nƣớc sản xuất chè lớn trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Nhật Bản, 19
- Kenia đều đang tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm chè an toànđể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng [7]. Sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc Trung Quốc là nƣớc có diện tích chè lớn nhất thế giới, Năm 2000, tổng diện tích chè của Trung Quốc là 1.106.933 ha, tổng sản lƣợng 683.324 tấn, gồm có 498.057 tấn chè xanh, 67.608 tấn chè ô long, 47.294 tấn chè đen, 22.558 tấn chè bánh và 47.807 tấn các loại chè khác. Trong những năm của thập kỷ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè không an toàn, do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hoá học và không quan tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất. Những năm gần đây, Trung Quốc đang chuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn. Sau năm 2000, diện tích trồng chè để sản xuất chè an toàn đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc... Tổng sản lƣợng chè an toàn đạt khoảng 4.000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 - 3500 tấn chè xuất khẩu sang các nƣớc Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội địa tiêu thụ khoảng 500 tấn. Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo VSATTP và có các chính sách hỗ trợ nhƣ cho vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế v.v. Trong hiện tại và tƣơng lai sản xuất chè đảm bảo VSATTP là hƣớng ƣu tiên lớn của ngành chè Trung Quốc [5]. Mô hình sản xuất chè an toàn tại tỉnh Triết Giang Triết Giang là tỉnh có diện tích và sản lƣợng chè lớn của trung Quốc, việc sản xuất chè an toàn và chè an toàn của Triết Giang đã có từ những năm 90 của thế kỷ XX, nhƣng phải từ những năm 1998 đến nay mới thực sự đƣợc coi trọng. Các bƣớc đi trong việc thực hiện chế biến và sản xuất chè an toàn đƣợc tỉnh Triết Giang thực hiện rất bài bản, đúng cách, lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của cả Tỉnh. Trƣớc hết, Tỉnh thực hiện việc thống nhất trong tƣ tƣởng nhận thức về sản xuất chè an toàn cho các ngành và cả ngƣời dân. Bắt đầu bằng việc mở các cuộc hội thảo, toạ đàm về chè và chất lƣợng chè. Ngay từ năm 1999, Tỉnh đã ra văn bản cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu có dƣ lƣợng cao. Sang năm 2000, tỉnh xây dựng lộ trình phát triển chè với khẩu hiệu “Ra sức phát triển sản xuất chè an toàn trong phạm vi toàn Tỉnh, phát triển có điều kiện chè an toàn”, đồng thời tuyên truyền một cách hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau. Tận dụng đề xuất tích cực môi giới, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn