intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu TTBĐ của cộng đồng DTTS vùng đệm VQG Pù Mát liên quan tới việc quản lý TNR, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị TTBĐ góp phần phát triển bền vững TNR nói chung và bảo tồn ĐDSH nói riêng, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN VĂN BẮC TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIẾU SỐ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội – Năm 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN VĂN BẮC TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIẾU SỐ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ TRỌNG CÚC Hà Nội – Năm 2014
  3. Lời cảm ơn Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Trọng Cúc đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới: - Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát. - Ban dân tộc Tỉnh uỷ Nghệ An. - Thư viện Nghệ An. - Huyện uỷ, UBND huyện Con Cuông. - Các phòng ban của UBND huyện Con Cuông: Phòng dân tộc, Phòng văn hoá, Phòng giáo dục, Phòng thống kê, Phòng nông nghiệp, Phòng kinh tế - kế hoạch, Phòng tài nguyên-môi trường, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, Phòng y tế. - Đảng uỷ, UBND xã Châu Khê, lãnh đạo bản Bu và bản Nà xã Châu Khê. - Sự cộng tác của đồng bào người Đan Lai Lai sống tại bản Bu và bản Nà là nơi tôi trực tiếp khảo sát, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, luận văn chắc chắn còn có rất nhiều hạn chế. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của thầy cô, gia đình, người thân và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 11/2014. Tác giả: Nguyễn Văn Bắc i
  4. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi những tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, được trích dẫn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 11/2014 Tác giả: Nguyễn Văn Bắc ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn……………………………………………………………………….….i Lời cam đoan…………………………………………………………………….….ii Mục lục……………………………………………………………………………..iii Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………….…….iv Danh mục các bảng……………………………………………………………….....v Danh mục các hình vẽ…………………………………………………………….…v MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4 3. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 5 4. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 6 1.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 6 1.1.1. Tri thức bản địa ....................................................................................... 6 1.1.2. Cộng đồng địa phương ............................................................................ 7 1.1.3. Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học ......................................... 7 1.2. Tống quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 8 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 8 1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9 iii
  6. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tri thức bản địa của các cộng đồng dân tộc lên TNR và ĐDSH tại vùng đệm VQG Pù Mát .......................... 11 CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 13 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13 2.2.1. Phương pháp luận.................................................................................. 13 2.2.2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin, số liệu ............................... 13 2.2.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu ...................................................... 16 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .......................... 17 3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................. 17 3.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội khu vực nghiên cứu........................................ 19 3.2. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong quản lý tài nguyên rừng .............. 26 3.2.1. Các dạng tri thức bản địa ở địa bàn nghiên cứu ..................................... 26 3.2.2. Phong tục, tín ngưỡng liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng .... 32 3.2.3. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong khai thác và sử dụng lâm sản 33 3.2.4. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong canh tác nương rẫy ............... 48 3.2.5. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong chăn nuôi .............................. 58 3.3. Vấn đề về giới trong khai thác và sử dụng TNR .......................................... 60 3.4. Thời gian khai thác một số lâm sản của cộng đồng người Đan Lai .............. 62 3.5. Tri thức bản địa đang ngày bị mai một ........................................................... 63 3.5.1. Nguyên nhân ......................................................................................... 63 3.5.2. Một số tri thức bản địa bị mai một ......................................................... 64 iv
  7. 3.6. Những cơ hội và thách thức của việc áp dụng tri thức bản địa của cộng đồng người Đan Lai trong quản lý TNR ở địa phương ................................................ 66 3.7. Đề xuất một số giải pháp ............................................................................. 68 3.7.1. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tri thức bản địa trong quản lý TNR ................................................................................................... 68 3.7.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật góp phần bảo tồn ĐDSH, phát triển và sử dụng hợp lý LSNG đồng thời nâng cao đời sống cộng đồng dựa vào kết KTBĐ và kiến thức KHKT......................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 76 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 79 Phụ lục 1. Danh sách cán bộ UBND xã Châu Khê tham gia thảo luận nhóm ......... 79 Phụ lục 2. Danh sách người dân tham gia thảo luận nhóm tại bản Bu .................... 79 Phụ lục 3. Danh sách người dân tham gia thảo luận nhóm tại bản Nà .................... 80 Phụ lục 4. Danh sách các cá nhân tham gia phóng vấn........................................... 80 Phụ lục 5. Tập quán khai thác và sử dụng một số loài LSNG của người Đan Lai ... 82 Phụ lục 6. Phân loại nhóm thực vật dùng làm lương thực, thực phẩm, gia vị và thức ăn chăn nuôi .......................................................................................................... 83 Phụ lục 7. Tập quán khai thác và sử dụng một số loại làm lương thực thực phẩm, gia vị và thức ăn chăn nuôi .......................................................................................... 84 Phụ lục 8 . Một số loại cây dùng làm cây cảnh và cây bóng mát ............................ 85 Phụ lục 9. Thành phần lao động tham gia thu hái một số loại LSNG chú yếu ........ 85 Phụ lục 10. Thời gian khai thác tập trung của một số LSNG chú trọng của cộng đồng người Đan Lai vùng đệm VQG Pù Mát ......................................................... 86 Phụ lục 11. Đề xuất kỹ thuật khai thác một số LSNG bền vững ............................ 88 v
  8. Phụ lục 12. Khả năng gây trồng một số loại cây chú yếu tại khu vực nghiên cứu ... 91 Phụ lục 13. Phân tích thuận lợi, khó khăn và kiến nghị trong việc phát huy kinh nghiệm khai thác và sử dụng TNR của cộng đồng người Đan Lai tại xã Châu Khê 91 Phụ lục 14. Những công cụ làm rẫy của người Đan Lai ......................................... 92 Phụ lục 15. Những hình vẽ về công cụ săn bắt của người Đan Lai ......................... 93 Phụ lục 16. Những vật dụng đan lát do Đan Lai làm ra .......................................... 96 Phụ lục 17. Bếp là nơi sấy khô lương thực của người Đan Lai ............................... 98 Phụ lục 18. Một số vật dụng trong gia đình của người Đan Lai.............................. 98 Phụ lục 19. Một số hình ảnh hoạt động liên quan việc khai thác và sử dụng TNR của cộng đồng người Đan Lai ...................................................................................... 99 vi
  9. Danh mục các chữ viết tắt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ DTTS Dân tộc thiếu số ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế KHKT Khoa học kỹ thuật KTBĐ Kiến thức bản địa KTXH Kinh tế xã hội LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TNTN Tài nguyên thiên nhiên TNR Tài nguyên rừng TTBĐ Tri thức bản địa UBND Ủy ban nhân dân VGQ Vườn quốc gia vii
  10. Danh mục các bảng Bảng 3.1. Một số thông tin cơ bản của bản Bu và bản Nà, xã Châu Khê năm 2013………………………………………………………………………………...20 Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng các nông sản chính của xã Châu Khê năm 2013…21 Bảng 3.3. Thu nhập từ một số loại lâm sản ……………………………...............22 Bảng 3.4. Thống kê thành phần thực vật LSNG dùng làm vật liệu xây dựng và làm vật dụng sinh hoạt………………………………………………………………....35 Bảng 3.5. Hiểu biết về đặc điểm của một số LSNG của người Đan Lai………….39 Bảng 3.6. Phân loại nhóm thực vật dùng làm lương thực, thực phẩm, gia vị và thức ăn chăn nuôi…………………………………………………………………….....40 Bảng 3.7. Hiểu biết về một số LSNG thường dùng làm dược liệu và thuốc chữa bệnh mà người dân Đan Lai khai thác và sử dụng…………………………………42 Bảng 3.8. Tập quán khai thác và sử dụng cây thuốc của người dân Đan Lai…….45 Bảng 3.9. Một số loại cây dùng làm cây cảnh và cây bóng mát…………………..47 Bảng 3.10. Xếp loại ưu tiên các loài LSNG theo giới……………………………..61 Bảng 3.11. Lịch mùa vụ khai thác một số LSNG chú trọng của cộng đồng người Đan Lai vùng đệm VQG Pù Mát…………………………………………………..62 viii
  11. Danh mục các hình vẽ Hình 3.1. Bản đồ VQG Pù Mát (vùng lõi và vùng đệm) và 2 bản nghiên cứu…….17 Hình 3.2. Địa hình xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ………….…..18 Hình 3.3. Thu nhập trung bình mỗi hộ từ các nguồn thu năm 2013…………........23 Hình 3.4. Chu kỳ canh tác nương rẫy truyền thống của người Đan Lai………….36 Hình 3.5. Hình thức chăn nuôi ở bản Bu và bản Nà năm 2014……………………43 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tri thức bản địa (indigenous knowledge) đã gắn liền với đời sống và sinh hoạt của người dân đặc biệt là người dân của các dân tộc ít người. Người dân các dân tộc ở miền núi có hệ thống kiến thức bản địa (KTBĐ) rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của cả xã hội. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về mặt văn hoá, tinh thần mà còn trong sản xuất và đời sống của người dân. Không những thế, hệ thống KTBĐ còn góp phần trong việc duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cho từng địa phương. Theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (1998), KTBĐ là hệ thống các kiến thức của các dân tộc bản địa hoặc của một cộng đồng tại một khu vực nào đó, nó tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định. Ở Việt Nam, các TTBĐ thường rất phát triển ở những vùng rừng núi nơi có các khu hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng. Các tri thức của người dân về cách sử dụng và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) không đơn thuần có ý nghĩa về khoa học mà còn là tài sản văn hóa quý giá của quốc gia và thế giới. Song theo thời gian, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật (KHKT), sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội (KTXH), như xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên bằng các công cụ công nghệ cao, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không được kiểm soát. Do vậy, hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề về suy thoái tài nguyên mà trong đó mất rừng và suy giảm ĐDSH là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Mặt khác các cộng đồng dân sống ở gần hoặc trong rừng vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên (TNTN), đặc biệt là phụ thuộc vào các sản phẩm ngoài gỗ (như mây, tre, măng, nấm, cây thuốc, các loài động vật…) để phục vụ những nhu cầu cơ bản hàng ngày của họ. Sinh kế của các cộng đồng này càng gặp 1
  13. nhiều khó khăn hơn khi nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt dần bởi những hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên không bền vững. Trong những năm gần đây, các phương thức khai thác và quản lý TNTN của người dân địa phương ngày càng được cái tiến và hiện đại hơn. Thực tế đã cho thấy các phương thức khai thác càng được cải tiến, hiện đại bao nhiêu thì mức độ tàn phá tài nguyên của chúng càng nghiêm trọng bấy nhiêu. Trước đấy việc khai thác tài nguyên rừng (TNR) là dựa vào các phương thức thủ công của các cộng đồng bản địa nên việc tàn phải không phải là mỗi lo ngại lớn. Ngày này các công nghệ phát triển, kỹ thuật khai thác hiện đại, một loạt máy móc thiết bị hiện đại như hiện này có thể khai thác một lượng tài nguyên gấp hàng ngàn lần so với phương thức thủ công ngày xưa trong một thời gian ngắn. Vì vậy muốn bảo tồn các TNR và ĐDSH thì cần phải có các phương thức khai thác hợp lý và bền vững. Ngày nay vai trò TTBĐ của các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong việc bảo tồn các giá trị ĐDSH đã bị đánh giá chưa đầy đủ và gây nên các kết quả tồi tệ trong công tác bảo tồn TNR và ĐDSH. Nên việc đánh giá và duy trì các phương thức này là cần thiết góp phần quản lý và bảo tồn tài nguyên ĐDSH trong bổi cảnh hiện nay. Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát hiện đang lưu giữ một diện tích rừng rất lớn với tính ĐDSH cao. Diện tích vùng lõi là 94.804,4ha và vùng đệm khoảng 86.000ha, trong đó 94% diện tích đang còn rừng che phủ và khoảng 22% là rừng nguyên sinh. Pù Mát được xem là rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất miền Bắc nước ta. Diện tích rừng vùng lõi do VQG quản lý; phần diện tích vùng đệm do công ty lâm nghiệp, chính quyền một số xã và người dân quản lý. Hiện nay, trong vùng đệm đang có hơn 93.500 người có các dân tộc Thái, Khơ Mú, H’mông, Đan Lai, Poọng, Ơ đu và Kinh sinh sống trong 111 thôn bản và tốc độ gia tăng dân số khoảng 2,6% mỗi năm. Đa số dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đó diện tích đất canh tác ngày càng hạn chế do sự nghèo kiệt nhanh chóng của các vùng đất dốc, do biến đổi khí hậu, do hạn hán và thiếu nước canh tác. Trung bình, người dân sống trong vùng đệm chỉ có thể tự túc được khoảng 2/3 lượng lương 2
  14. thực, phần còn lại được mua hoặc cung cấp từ đồng bằng. Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng hơn ở các bản không hoặc ít ruộng, như bản Bu và bản Nà ở xã Châu Khê, bản Thịn ở xã Lục Giạ, huyện Con Cuông; bản Liên Hương, Tân Hương, Tùng Hương ở xã Tam Quang, huyện Tương Dương,... Để duy trì cuộc sống, người dân sống trong vùng đệm VQG Pù Mát đã phải dựa vào rừng, khai thác tài nguyên từ rừng không chỉ để có đủ cái ăn mà còn để bán lấy tiền chi tiêu cho rất nhiều khoản chi phí khác. Khi gỗ và động vật hoang dã ngày càng trở nên khó khai thác hơn, họ tập trung nhiều vào việc khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Cộng đồng người Đan Lai tại xã Châu Khê thuộc vùng đệm VQG Pù Mát đặc biệt tại hai bản Bu và bản Nà có cuộc sống gắn bó với núi rừng từ lâu đời, có đời sống KTXH còn quá nghèo nàn lạc hậu, mặt bằng dân trí còn quá thấp (gần 100 % người Đan Lai, trên 90% hộ nghèo và cận nghèo), đang gặp nhiều khó khăn vì nguồn TNR cung cấp cho cuộc sống của họ, trong đó có LSNG ngày càng bị thu hẹp về diện tích và hạn chế về số lượng mà một vài trong số các nguyên nhân đó là sức ép dân số và nhu cầu của thị trường. Mặt khác, những kinh nghiệm bản địa trong khai thác và sử dụng TNR ở khu vực này đặc biệt là vùng đệm vẫn chưa được nhận diện, nhìn nhận và sử dụng một cách đúng mức. Vấn đề bức bách được đặt ra là làm thế nào để cộng đồng người Đan Lai cải thiện được đời sống của mình đồng thời bảo tồn và quản lý bền vững TNR, bảo tồn ĐDSH là một câu hỏi không dễ gì giải đáp đang đặt ra cho các nhà làm công tác phát triển và bảo tồn. Trước những yêu cầu cấp thiết đó thì tôi thực hiện đề tài: “Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”. 3
  15. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu TTBĐ của cộng đồng DTTS vùng đệm VQG Pù Mát liên quan tới việc quản lý TNR, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị TTBĐ góp phần phát triển bền vững TNR nói chung và bảo tồn ĐDSH nói riêng, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu những tri thức, kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý TNR của cộng đồng dân tộc thiếu số tại vùng đệm VQG Pù Mát; - Tìm hiểu những vấn đề về giới và thời gian khai thác, sử dụng TNR và ĐDSH; - Tìm hiểu các cơ hội, thách thức của việc áp dụng các TTBĐ trong quản lý và phát triển bền vững LSNG tại địa phương; - Đề xuất các giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát triển TTBĐ trong công tác quản lý TNR và bảo tồn ĐDSH tại địa phương cũng như đề ra những biện pháp góp phần nâng cao đời sống phù hợp với TTBĐ của người dân địa phương. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tri thức bản địa (Indigenous knowledge) của cộng đồng người Đan Lai tại xã Châu Khê- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An liên quan đến vấn đề quản lý TNR nói riêng và bảo tồn ĐDSH nói chung. - Cộng đồng người Đan Lai sống tập trung và lâu đời tại bản Bu và bản Nà, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Tại hai bản này rất ít có dân tộc khác sinh sống và nằm sát ngay vùng lõi VQG Pù Mát là cộng đồng có hoạt động kinh tế bao đời nay chú yếu khai thác các nguồn lợi từ rừng. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu tại hai bản trên. 4
  16. 3. Những đóng góp của đề tài - Đề tài hoàn thành là một tài liệu bổ ích cho các nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH, phát triển kinh tế bền vững của cộng đồng người Đan Lai gắn với việc sử dụng hợp lý TNR. - Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm tới TTBĐ người Đan Lai. Đề tài là nguồn tư liệu khảo sát từ thực tiễn và đề xuất một số ý kiến làm cơ sở bảo lưu các giá trị văn hóa tộc người Đan Lai, phục vụ sự nghiệp bảo tồn tộc người này. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu 5
  17. CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Tri thức bản địa Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng cho tới nay khái niệm TTBĐ hay tri thức truyền thống vẫn chưa được thống nhất. Nói cách khác, tri thức bản địa - tri thức truyền thống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn và theo các mục đích sử dụng thuật ngữ khác nhau. Trong “Cẩm nang về TTBĐ” (tài liệu dịch), được NXB Nông nghiệp ấn hành năm 2000, “TTBĐ (còn có thể gọi bằng những tên khác như "kiến thức địa phương", "kiến thức kỹ thuật bản địa" hay "kiến thức truyền thống") là kiến thức mà người dân ở một cộng đồng đã tạo nên và đang phát triển dần theo thời gian”. Khái niệm “Tri thức bản địa” trong tập tài liệu xuất bản tháng 12 năm 2002 của tổ chức quốc tế COMPAS (Tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu và hoạt động khuyến khích hỗ trợ, phát huy hệ thống Tri thức bản địa của tất cả các cộng đồng dân tộc) công bố: “TTBĐ hoặc là kiến thức địa phương, được tái tạo, được sử dụng, được phát triển từ người dân ở mỗi vùng. Nó không bị giới hạn đối với cư dân bản địa và có thể bao gồm kiến thức nguyên gốc từ mọi miền đã được hòa đồng bởi người địa phương thông qua xử lý địa phương trong học tập, thực nghiệm và thích nghi. Nó hình thành những cơ sở xác định, tổng hợp, nhận biết, khám phá và bảo tồn nguồn tài nguyên địa phương. Nó cũng là gốc rễ của mọi trạng thái thực hành, nâng cao sự hiều biết và luôn luôn hoàn thiện hơn”. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học thuộc cả hai lĩnh vực - khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - như Lê Trọng Cúc, Hoàng Xuân Tý, Phạm Quang Hoan, Ngô Đức Thịnh… quan tâm. Tuỳ theo cách hiểu của mình, họ cũng đưa ra nhiều khái niệm với những nội hàm khác nhau. Lê Trọng Cúc đồng nhất tri thức địa phương với văn hoá truyền thống. Theo ông, “tri thức địa phương được tích luỹ qua kinh nghiệm to lớn nhờ tiếp xúc chặt chẽ với thiên nhiên, dưới áp lực chọn 6
  18. lọc, trong quá trình tiến hoá của sinh quyển và dần dần trở thành văn hoá truyền thống” (Lê Trọng Cúc và cộng sự, 1998) [4, tr. 18]. Trong khuôn khổ của luận văn, khái niệm TTBĐ được sử dụng theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998, “Tri thức bản địa (TTBĐ) (Indigenouse knowledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó, tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng” [4, tr. 22]. 1.1.2. Cộng đồng địa phương Khái niệm về cộng đồng được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau có những khái niệm về cộng đồng tương ứng. Qua nghiên cứu các tài liệu, có thể nói cộng đồng là dân cư thôn, làng, bản, cộng đồng các dòng họ, các dân tộc, các nhóm người có những đặc điểm và lợi ích chung gắn bó với nhau trong cùng một không gian. Cộng đồng trong khái niệm QLR cộng đồng, được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xã hội (Nguồn FAO, 2000). 1.1.3. Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008 thì Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng gen còn được gọi là đa dạng di truyền, là tập hợp những biến đổi của các gen và các kiểu gen (genotype) trong nội bộ của một loài [9, tr. 122]. Đa dạng loài là sự phong phú về số lượng các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định, thông qua việc điều tra, kiểm kê [9, tr. 137]. Đa dạng hệ sinh thái là thuật ngữ dược sử dụng để mô tả cả về số lượng các môi trường sống hoặc các quần xã sinh vật khác nhau (ví dụ, rừng lá kim, sa mạc, 7
  19. rừng mưa nhiệt đới, đất ngập nước, v.v) lẫn sự đa dạng về các cộng đồng sinh học và các quá trình sinh thái diễn ra trong một HST nhất dịnh. Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa đa dạng loài với sự ổn định của cả một hệ sinh thái (Jonhson et al, 1996), tuy nhiên, người ta tin rằng chính sự phổ biến của một số loài chủ chốt (hoặc là các sinh vật độc lập hoặc là nhóm các sinh vật) sẽ quyết định sự vững mạnh của một hệ sinh thái cụ thể (Folke at al, 1996). Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. 1.2. Tống quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Trên thế giới Trước đây, TTBĐ được coi là những kiến thức nông cạn, hời hợt, không mang tính khoa học... Ngày nay, TTBĐ được nhìn nhận đúng với vai trò của nó. Xác định về thời gian và không gian thì TTBĐ là hệ thống tri thức tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý xác định với sự đóng góp của các thành viên trong cộng đồng (G.Louise, 1993), Herb (1991) cũng đã đưa ra những lập luận nhằm ủng hộ QLR cộng đồng rằng “QLR bởi cộng đồng tạo ra những cơ hội để tìm kiếm các giải pháp mà ở hệ thống tập trung quyền lực không có được. Cộng đồng là nơi mà các hoạt động được thực tế diễn ra, và kế hoạch được xác lập hàng ngày. Quá trình lập kế hoạch và hành động được lồng ghép một cách có trách nhiệm bởi vì chúng được thực hiện ở tại một nơi và bởi cùng một cộng đồng” [16, tr. 2]. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài như của Smita Mishra (2004) nghiên cứu về KTBĐ của phụ nữ trong quản lý TNR ở Ấn Độ, của Moreno-Black và nnk (2004) và của Zweifel (2004) nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong bảo tồn ĐDSH. Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng người phụ nữ bản địa chính là các 8
  20. chuyên gia về ĐDSH và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH [16, tr. 2]. Công trình của R.J Fisher (1991) nghiên cứu về các hệ thống QLR bản địa ở Nê Pan đã chỉ ra rằng các hệ thống này là rất đa dạng và mang tính đặc thù về dân tộc và phân bố địa lý [16, tr. 3]. Nghiên cứu điển hình của Casson (2004) về hệ thống nông lâm kết hợp của cộng đồng người bản địa Krui ở Inđônêxia cũng cho thấy KTBĐ của người dân trong việc sử dụng và quản lý khôn khéo nguồn TNR đã được chính người dân phát huy để nâng cao đời sống của mình [16, tr. 3]. Sử dụng bền vững LSNG đang được coi là một trong những giải pháp giúp xoá đói giảm nghèo cho các nước vùng nhiệt đới. Các nghiên cứu của nước ngoài như đã đăng trong tạp chí Nuffic IK WorldWide (2002) về vai trò của ong mật bản địa trong việc cải thiện đời sống của người dân địa phương vùng Himalaya hay công trình nghiên cứu của Erdelen và nnk (2004) về vai trò quan trọng của dược liệu truyền thống của Inđônêxia – một sản phẩm mang giá trị hai mặt: ĐDSH và đa dạng văn hóa, cũng là những gợi mở cho hướng phát triển LSNG như là một sinh kế quan trọng đối với những người dân có cuộc sống phụ thuộc vào rừng [16, tr. 3]. 1.2.2. Ở Việt Nam Thực tế, không phải chờ cho đến khi diễn ra quá trình “Tái nhận thức bản thân” thì ở Việt Nam mới có những nghiên cứu về TTBĐ. Sự bảo tồn, duy trì và phát triển của một loạt các truyền thống phương Đông (y học, kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền, canh tác trên đất dốc, các nghề thủ công…) chứng tỏ rằng chưa bao giờ các TTBĐ bị coi nhẹ trên mảnh đất hình chữ “S” này. Nghiên cứu của các nhà thực vật học, dược học, nông học, dân tộc học, văn hoá học… đã góp phần chỉ ra những giá trị quan trọng của hệ thống các TTBĐ của người dân các DTTS. Chính các nhà khoa học trong các lĩnh vực này cũng đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa hệ thống TTBĐ với việc duy trì cuộc sống của các DTTS trong bối cảnh hoà quyện với tự nhiên, với nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, với bản lĩnh - bản sắc văn hoá tộc 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2