intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác lập cơ sở khoa học dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp hiện trạng khai thác than mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc, nghiên cứu các công nghệ cải tạo, phục hồi các khu vực khai thác từ đó đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với khu vực khai thác mỏ than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ĐẶNG THỊ THỊNH XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG SAU KHAI THÁC KHU MỎ KHE SIM – LỘ TRÍ – ĐÈO NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ĐẶNG THỊ THỊNH XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG SAU KHAI THÁC KHU MỎ KHE SIM – LỘ TRÍ – ĐÈO NAI Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hoàng Danh Sơn Hà Nội - 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng - Đại học Quốc gia Hà Nội theo chƣơng trình đào tạo Cao học Môi trƣờng khoá 8, giai đoạn 2011 - 2013. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng cũng nhƣ của các thầy, cô giáo giảng dạy của Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Hoàng Danh Sơn - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo của Trung tâm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập cũng nhƣ hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn Tổng công ty Đông Bắc, Công ty than Thống Nhất, Công ty Cổ phần than Đèo Nai, Công ty TNHH một thành viên Khe Sim đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề tài nghiên cứu, cung cấp những thông tin, tƣ liệu cần thiết cũng nhƣ thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần xa và ngƣời thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy, cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Tác giả Luận văn Đặng Thị Thịnh i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trƣờng sau khai thác khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh” là công trình do tôi nghiên cứu thực hiện. Những số liệu trong bản luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố bất kỳ công trình nào khác. Hà nội, tháng 11 năm 2013 Học viên Đặng Thị Thịnh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................iii DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ....................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nhiên cứu ............................................................................. 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 2 3.1. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 2 4. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 3 5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THAN, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG VÀ HIỆN TRẠNG CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG.............. 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................. 4 1.1.1 Khái niệm về khoáng sản, khai thác than, cải tạo, phục hồi môi trƣờng 4 1.1.2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn ..................................................................... 5 1.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN ................................................................... 10 1.2.1. Thế giới ................................................................................................ 10 1.2.2. Việt Nam .............................................................................................. 11 1.3. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ................................................................................................................................. 15 1.3.1. Hiện trạng môi trƣờng không khí ........................................................ 15 1.3.2. Hiện trạng nƣớc thải............................................................................. 19 1.3.3. Hiện trạng chất thải rắn ........................................................................ 20 1.4. HIỆN TRẠNG CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG..................................... 21 1.4.1. Các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trƣờng mỏ đƣợc áp dụng tại các nƣớc trên thế giới ........................................................................................... 21 1.4.2. Hiện trạng cải tạo phục hồi môi trƣờng ở Việt Nam ........................... 27 CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 35 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................................................... 35 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................................ 35 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 35 iii
  6. 2.4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN..................................................................................... 35 2.5.PHƢƠNG PHÁP LUẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 36 2.5.1 Phƣơng pháp luận ................................................................................. 36 2.5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 39 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 41 3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU MỎ41 3.1.1.Vị trí của khu mỏ .................................................................................. 41 3.1.2. Tóm tắt điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ..................................... 42 3.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN KHU MỎ ................................. 43 3.2.1. Trữ lƣợng, công suất và tuổi thọ mỏ .................................................... 43 3.2.2. Hiện trạng khai thác mỏ ....................................................................... 44 3.3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG......................................................... 52 3.3.1. Đất đá thải ............................................................................................ 52 3.3.2. Nƣớc thải .............................................................................................. 53 3.3.3. Ô nhiễm không khí............................................................................... 55 3.3.4. Chất thải nguy hại ................................................................................ 56 3.3.5. Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................... 57 3.3.6. Sự cố môi trƣờng ................................................................................. 57 3.3.7. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng do hoạt động khai thác ............................ 57 3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM VÀ TÁI TẠO CẢNH QUAN ĐÃ THỰC HIỆN ...................................................................................................................... 60 3.5. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG SAU KHI KHAI THÁC MỎ ...................................................................................................... 61 3.6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG ........... 62 3.6.1. Giảm thiểu môi trƣờng không khí........................................................ 62 3.6.2. Giải pháp quy hoạch đƣờng giao thông ............................................... 67 3.6.3. Giải pháp xử lý nƣớc thải..................................................................... 73 3.6.4. Giải pháp san lấp, cải tạo moong khai thác, ổn định bãi thải .............. 76 3.6.5. Các giải pháp khác ............................................................................... 79 3.6.6. Các giải pháp quản lý ........................................................................... 85 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92 iv
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Vinacomin - Tập Đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TVN - Tổng Công ty than Việt Nam QCVN - Quy chuẩn Việt Nam BOD - Oxy hoá học COD - Oxy sinh hoá PAC - Dung dịch keo tụ (poly-aluminum chloride) PAM - Chất keo tụ TCN - Tiêu chuẩn nghành TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam. BTXM - Bê tông xi măng VXM - Vữa xi măng KLVC - Khối lƣợng vận chuyển BVMT - Bảo vệ môi trƣờng HĐKS - Hoạt động khoáng sản TN&MT - Tài nguyên và Môi trƣờng. MT - Môi trƣờng. TNTN - Tài nguyên thiên nhiên v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2005 2012 Bảng 1.2 Sản lƣợng than nguyên khai và khối lƣợng mét lò đào của khai thác hầm lò giai đoạn 20052012 Bảng 1.3 Hàm lƣợng bụi trong không khí tại các khu vực khai thác than vùng Cẩm Phả Bảng 1.4 Hàm lƣợng bụi trong không khí các khu vực khai thác than vùng Hòn Gai Bảng 1.5 Hàm lƣợng bụi trong không khí tại các khu vực khai thác than vùng Đông Triều-Uông Bí Bảng 1.6 Độ ồn tại các khu vực khai thác Bảng 1.7 Hàm lƣợng các khí ô nhiễm trong không khí tại một số mỏ điển hình vùng Đông Triều - Uông Bí Bảng 1.8 Hàm lƣợng các khí ô nhiễm trong không khí tại một số mỏ điển hình vùng Hòn Gai Bảng 1.9 Hàm lƣợng các khí ô nhiễm trong không khí tại một số mỏ điển hình vùng Cẩm Phả Bảng 1.10. Tổng hợp các chỉ tiêu nƣớc thải mỏ của một số mỏ điển hình tại Quảng Ninh Bảng 1.11 Các giải pháp ngăn ngừa và xử lý giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí trong khai thác lộ thiên Bảng 1.12 Các giải pháp ngăn ngừa và xử lý giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí trong khai thác hầm lò Bảng 1.13 Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng không khí trong khai thác than ở Việt Nam Bảng 3.1 Toạ độ khu mỏ Bảng 3.2 Tổng khối lƣợng than nguyên khai đất bóc Bảng 3.3. Công suất khai thác đƣợc phân bổ theo thời gian Bảng 3.4 Tóm tắt trình tự khai thác than lộ thiên Bảng 3.5. Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác Bảng 3.6 Khối lƣợng bốc xúc và vận chuyển đất đá Bảng 3.7 Khối lƣợng và dung tích đổ thải Bảng 3.8 Lịch đổ thải Bảng 3.9 Khối lƣợng vận tải và cung độ vận chuyển than Bảng 3.10 Lƣu lƣợng nƣớc chảy vào khai trƣờng Bảng 3.11 Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc thải khu mỏ Bảng 3.12 Tải lƣợng bụi hàng năm trong quá trình khai thác lộ thiên Bảng 3.13 Kết quả quan trắc môi trƣờng không khí năm 2010 Bảng 3.14 Hiệu quả của các phƣơng pháp xử lý bụi Bảng 3.15 Các thông số mặt cắt ngang tuyến đƣờng Khe Chàm II Bảng 3.16 Các thông số thoát nƣớc Bảng 3.17 Các thông số mặt cắt ngang tuyến đƣờng Đèo Nai Bảng 3.18 Các thông số mặt cắt ngang tuyến đƣờng vành đai phía Nam Bảng 3.18 Vị trí các điểm quan trắc môi trƣờng nƣớc Bảng 3.20 Vị trí các điểm quan trắc không khí Bảng 3.21 Vị trí các điểm quan trắc môi trƣờng đất vi
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Quá trình khai thác lộ thiên kèm theo dòng thải Hình 1.2 Quá trình khai thác than hầm lò kèm theo dòng thải Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải mỏ Hình 1.4 Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sục khí Hình 1.5. Hệ thống xử lý nƣớc thải bằng mƣơng đá vôi yếm khí Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống đầm lầy nhân tạo Hình 1.7 Sơ đồ xử lý nƣớc thải bằng hệ thống bể lắng tại nhà sàng Mạo Khê Hình 1.8 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải + 200 Cánh Gà - Vàng Danh Hình 1.9 Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải tại mỏ Na Dƣơng Hình 1.10 Hệ thống xử lý nƣớc thải nhà máy tuyển than Cửa Ông Hình 2.1 Ảnh chụp từ vệ tinh khu vực nghiên cứu Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức khu mỏ Hình 3.2 Nổ mìn sử dụng túi nƣớc Hình 3.3 Nổ mìn sử dụng bua nƣớc Hình 3.4 Làm ẩm đất đá trƣớc khi xúc bằng hệ thống vòi phun Hình 3.5 Vận chuyển đất đá, than bằng hệ thống băng tải Hình 3.6 Vòi phun hoạt động ở bunke nhận than Hình 3.7 Sơ đồ phun sƣơng cao áp chống bụi Hình 3.8 Sơ đồ xử lý nƣớc moong Hình 3.9 Sơ đồ khu vực sau khi kết thúc cải tạo phục hồi môi trƣờng khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai Hình 3.10 Sơ đồ quản lý công tác cải tạo, phục hồi môi trƣờng vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Hoạt động khai thác than ở Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1840, đến nay đã đƣợc trên 160 năm. Trong thời kỳ vùng mỏ còn nằm trong tay thực dân Pháp, hoạt động khai thác than đã để lại nhiều di sản nặng nề đối với môi trƣờng sinh thái. Từ khi hoà bình đƣợc lập lại, các hoạt động khai thác than đã đƣợc kế hoạch hoá nhƣng công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm. Trong giai đoạn những năm 80, đầu những năm 90 khai thác than trái phép phát triển mạnh kết hợp với tình trạng công nghệ lạc hậu đã để lại nhiều tác động xấu đến môi trƣờng và cảnh quan. Giai đoạn 1995 - 1998: Các hoạt động bảo vệ môi trƣờng của các đơn vị thành viên mới chủ yếu tập trung vào các hoạt động mang tính phong trào nhƣ trồng cây đầu xuân, hƣởng ứng các ngày kỷ niệm có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng; công việc nạo vét đất đá và xây dựng một số công trình kè chắn đất đá trôi, phun sƣơng dập bụi. Tuy nhiên việc khai thác than đặc biệt là khai thác than lộ thiên đang làm tổn hại nghiêm trọng đến các môi trƣờng: Đất, nƣớc, không khí, sinh vật, địa hình bị biến động nhanh nếu chỉ thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trƣờng trên chƣa đủ để khôi phục những gì môi trƣờng đã bị huỷ hoại. Khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh là một trong những khu mỏ vừa có những tồn tại do hoạt động khai thác từ thời Pháp vừa có hoạt động khai thác trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động khai thác mỏ sau từng công đoạn đều có tác động xấu đến môi trƣờng do vậy việc cải tạo phục hồi sau khai thác ở đây không có nghĩa là kết thúc khai thúc khai thác mỏ mà phải phục hồi ngay sau từng công đoạn khai thác. Các giải pháp cải tạo và phục hồi môi trƣờng phải xây dựng trƣớc khi khai thác để các hoạt động khai thác đều phù hợp và có lợi cho quá trình phục hồi cả về mặt kỹ thuật và về kinh tế. Chính vì vậy luận văn với đề tài “Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trƣờng sau khai thác khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh" nhằm xây dựng các giải pháp cải tạo và phục hồi môi trƣờng đạt đƣợc các mục đích trên đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hƣởng đến môi trƣờng do hoạt động khai thác hiện nay và kể cả hoạt động khai thác trƣớc đây để lại, góp phần cho ngành than phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng ổn định trong sự phát triển của ngành mỏ. 1
  11. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nhiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác l ập cơ sở khoa học dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp hiện trạng khai thác than mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc, nghiên cứu các công nghệ cải tạo, phục hồi các khu vực khai thác từ đó đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với khu vực khai thác mỏ than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp công nghệ áp dụng cho việc cải tạo, phục hồi môi trƣờng sau khai thác than khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc. - Khảo sát, đo đạc hiện trạng môi trƣờng khu vực khai thác than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai để đánh giá mức độ ảnh hƣởng cũng nhƣ những tác động khác do khai thác mỏ lộ thiên gây ra. - Đề xuất các phƣơng án, biện pháp để cải tạo, phục hồi môi trƣờng cho khu vực khai thác than mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai thuộc vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Toàn bộ khu vực khai thác mỏ than Khe Sim - Lộ trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung đánh giá hiện trạng công tác cải tạo, phục hồi môi trƣờng từ đó đƣa ra các biện pháp, phƣơng án để cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với khu vực khai thác than mỏ Khe Sim - Lộ trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là khu vực khai thác than khu mỏ Khe Sim - Lộ trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Trong khu vực khai thác than khu mỏ Khe Sim - Lộ trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bao gồm mặt bằng sân công nghiệp, khu khai thác và các bãi thải phục vụ cho việc đổ thải của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc. 2
  12. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Tìm hiểu phƣơng pháp luận đã đƣợc xây dƣng giải pháp cải tạo và phục hồi môi trƣờng đối với khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai để lựa chọn đƣợc giải pháp phù hợp đối với việc cải tạo, phục hồi môi trƣờng của các mỏ than khai thác tại Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Dựa trên các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trƣờng phù hợp với điều kiện khai thác của các mỏ than ở Việt Nam, áp dụng vào xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trƣờng cho khu vực khai thác than với khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, nội dung, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu 3
  13. CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THAN, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG VÀ HIỆN TRẠNG CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.1.1 Khái niệm về khoáng sản, khai thác than, cải tạo, phục hồi môi trƣờng Theo định nghĩa của Luật Khoáng sản năm 2011: Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích đƣợc tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Khai thác than lô ̣ thiên (open pit mining) là tổng hợp tất cả các hoạt động khai thác mỏ than tiến hành nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng đất (lòng đất đƣợc hiểu là cả trên mặt đất và dƣới đất). Khai thác mỏ lộ thiên là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải bóc lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác. Một hình thức khai thác khác ngƣợc lại là khai thác hầm lò, theo đó không có việc bóc lớp phủ mà ngƣời ta đào các hầm bên dƣới mặt đất để lấy quặng. Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thƣờng là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu đƣợc khai thác từ mỏ nhƣ kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cƣơng, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc đƣợc tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều đƣợc khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (nhƣ dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nƣớc). Cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong khai thác khoáng sản là hoạt động đƣa môi trƣờng, hệ sinh thái (đất, nƣớc, không khí, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật...) tại khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hƣởng do hoạt động khai thác khoáng sản về trạng thái môi trƣờng gần với trạng thái môi trƣờng ban đầu hoặc đạt đƣợc các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trƣờng và phục vụ các mục đích có lợi cho con ngƣời. (Trích: Mục 1, Điều 2, Chƣơng I của Quyết định số 4
  14. 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tƣớng chính phủ quy định về cải tạo, phục hồi môi trƣờng và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản). Đề án cải tạo, phục hồi môi trƣờng do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản lập nhằm xác định phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trƣờng và tổng số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (Trích: Mục 3, Điều 2, Chƣơng I của Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tƣớng chính phủ quy định về cải tạo, phục hồi môi trƣờng và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản). * Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh Ngay từ đầu, khi nhận định về vai trò của tài nguyên khoáng sản, Ph. Ăngghen đã đƣa ra nhận định rằng “chẳng có ai trong chúng ta có mặt khi ông trời sinh ra Trái đất, vì vậy, chẳng có ai biết ông trời đã nhét những thứ gì vào trong lòng Trái đất”. Và lịch sử cho thấy điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản cùng vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển xã hội loài ngƣời đang thƣờng xuyên thay đổi. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (đặc biệt là tài nguyên khoáng sản), lịch sử khai thác lâu đời với đội ngũ lao động lành nghề và có truyền thống làm việc trong các ngành công nghiệp qua nhiều thế hệ, ngành công nghiệp của khu vực có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi. 1.1.2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn Để triển khai thực hiện Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trƣờng và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Trung ƣơng ban hành, HĐND, UBND Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thi hành: - Trƣớc khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực (ngày 01/01/2009): HĐND Tỉnh Khoá X kỳ họp thứ 8 đã ban hành Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐ ngày 29/7/2003 “Về một số chủ trƣơng, giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010”, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản: Quyết định 3806/2003/QĐ-UB ngày 23/10/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch VLXD tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Kế hoạch số 2018/KH-UB ngày 01/12/2003 “về việc 5
  15. triển khai Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá X kỳ họp thứ 8 về BVMT ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2005 và 2010”, Kế hoạch số 1137/KH-UB ngày 20/5/2005 "Về thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2015”; Quyết định số 3655/2005/QĐ-UBND ngày 26/9/2005 “V/v ban hành quy chế bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh”, Quyết định số 3406/2006/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định đóng cửa mỏ và hoàn nguyên môi trƣờng các mỏ khoáng sản rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 26/01/2007 “Về việc phê duyệt kế họach kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010”, Quyết định số 130/QĐ- UBND ngày 11/01/2008 “Về việc phê duyệt Đề án Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh”; Chỉ thị số 21/2008/CT- UBND ngày 09/12/2008, về việc tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ thời điểm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực, HĐND Tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh “Về những chủ trƣơng, giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015”; UBND tỉnh đã tập trung ban hành các văn bản chỉ đạo quan trọng nhƣ: Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND ngày 09/12/2008 “V/v tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định 3010/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển, sản xuất VLXD tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định số 3076/2009/QĐ- UBND ngày 08/10/2009 “V/v ban hành Quy chế bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh”. Quyết định số 3792/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 ban bành mức giá tối thiểu làm căn cứ tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày 19/5/2010 của UBND tỉnh “Về bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hƣớng kế hoạch bảo vệ môi trƣờng giai đoạn 2011- 2015”; Quyết định số 1975/QĐ-UBND 6
  16. ngày 23/6/2011 “V/v phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về những chủ trƣơng, giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015”; Quyết định số 3805/2011/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 “V/v Quyết định ban hành Quy chế quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 08/7/2010 “Về việc thành lập Quỹ Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh”. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật, tỉnh đã xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng hàng năm, phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tổng thể và các vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020, Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng vùng Hạ Long- Cẩm Phả- Yên Hƣng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020, Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hƣớng đến 2020, ... * Nhận xét, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Về việc ban hành các văn bản của các cơ quan trung ƣơng: Luật Khoáng sản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/07/2011, tuy nhiên việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật còn chậm, một số quy định còn chƣa đồng bộ nhƣ: Chƣa có chế tài xử phạt các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về khoáng sản, chế tài xử phạt các hành vi khai thác khoáng sản trái phép theo Nghị định cũ chƣa nghiêm, không đƣợc truy tố trách nhiệm hình sự, tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm, dẫn tới việc tái phạm các hành vi khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép… Chƣa có quy định đƣa ra tỷ lệ tổn thất tài nguyên tối thiểu phải đạt để theo dõi, giám sát. Chƣa có văn bản hƣớng dẫn về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đấu giá khai thác khoáng sản. Việc tính thuế tài nguyên theo sản lƣợng khoáng sản khai thác sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp khai thác không tuân thủ theo thiết kế đƣợc phê duyệt, khai thác phần khoáng sản dễ trƣớc, không tận thu tối đa tài nguyên, dẫn đến lãng phí tài nguyên. Theo Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ giao cho Bộ Công thƣơng hƣớng dẫn, lập và ban hành các thủ tục thiết kế khai thác. Tuy 7
  17. nhiên, Bộ Công thƣơng lại ban hành thiết kế cơ sở và lập dự án đầu tƣ theo hƣớng dẫn Thông tƣ 03/2007/TT-BCT… là một trong những nguyên nhân dân tới một số vi phạm của doanh nghiệp. Từ khi ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tƣớng chính phủ, công tác quản lý, ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trƣờng đã dần đi vào ổn định; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hơn trong công tác BVMT cũng nhƣ cải tạo và phục hồi môi trƣờng. Song, Quyết định này đã bộc lộ một số những bất cập và vƣớng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, theo Điều 2 của Quyết định, các tổ chức, cá nhân đƣợc phép khai thác khoáng sản phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng và kèm theo đó là việc thẩm định, phê duyệt xác nhận Báo cáo ĐTM, bản cam kết BVMT, đề án BVMT. Đối với những dự án khai thác khoáng sản mở mới, việc xây dựng Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng phải lập báo cáo riêng, không thành một phần trong Báo cáo ĐTM/Bản cam kết BVMT, tạo thêm nhiều thủ tục hành chính và gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân cũng nhƣ công tác thẩm định. Hơn nữa, cụm từ “Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng” làm cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hiểu nhầm sang từ "Dự án" của Luật Đầu tƣ và thực hiện theo các quy định của đầu tƣ, xây dựng. Bên cạnh đó, Điều 6 và Khoản 6, Điều 8 của Quyết định quy định chƣa đầy đủ về đối tƣợng phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng/Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng bổ sung. Trong đó, còn thiếu một số đối tƣợng sau: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã lập Báo cáo ĐTM/Bản cam kết BVMT và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng nhƣng thực hiện không đúng yêu cầu về ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trƣờng; Tổ chức, cá nhân có thay đổi phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trƣờng; thay đổi về quy mô khai thác, công suất, diện tích, chiều sâu khai thác. Bên cạnh đó, Quyết định này mới quy định về thẩm định, phê duyệt từng Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng riêng lẻ, nhƣng thực tế hoạt động khai thác khoáng sản lại diễn ra trên diện tích rộng vói quy mô lớn, liên vùng, liên mỏ do nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác. Vì vậy, nếu không có các quy định về quy hoạch phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trƣờng chung tại các khu vực có nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác thì rất khó khăn cho quá trình thẩm định, phê duyệt, đồng thời, gây lãng phí tài nguyên và công tác BVMT kém hiệu quả. 8
  18. Cũng theo quy định, Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng đƣợc lập, thẩm định và phê duyệt trƣớc khi tiến hành khai thác khoáng sản, nhƣng theo Luật Khoáng sản, việc lập và trình phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ đƣợc thực hiện tại thời điểm kết thúc khai thác. Do đó, cần có các quy định để tránh chồng chéo trong thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng và Đề án đóng cửa mỏ. Thêm nữa, về vấn đề thời gian ký quỹ tại Khoản 2, Điều 8 có quy định việc tính toán hệ số trƣợt giá đối với các dự án khai thác khoáng sản có thời gian khai thác trên 3 năm và hình thức xử lý các tổ chức, cá nhân khai thác không thực hiện đúng các quy định về ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trƣờng tại Điều 19 của Quyết định 71 cũng gây ra những bất cập, khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVMT. Hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành Thông tƣ số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 “quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo phục hồi môi trƣờng và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản” Tại điểm 4 Điều 17 hƣớng dẫn “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường/bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt xác nhận trước ngày Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 26 tháng 6 năm 2008) và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường thì không phải lập Dự án cải tạo phục hồi môi trường nhưng phải thực hiện các quy định về ký quỹ, cải tạo, phục hồi môi trường tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg và Thông tư này”. Phần hƣớng dẫn này chƣa cụ thể, các đơn vị khai thác khoáng sản ký quỹ nhƣ đã nêu trên thì thực tế giá trị tiền ký quỹ nhỏ hơn nhiều lần phần tiền ký quỹ theo hƣớng dẫn tại Điều 8 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, đây là bất cập cần giải quyết. - Về việc ban hành các văn bản của địa phƣơng Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc Tỉnh quan tâm thực hiện, các văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trƣờng đã đồng bộ, kịp thời và phù hợp với các quy định của pháp luật; Các văn bản đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện; phù hợp với các công cụ kinh tế đƣợc quy định và áp dụng trong hoạt động khoáng sản (nhƣ thuế, phí, ký quĩ ...) 9
  19. 1.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN 1.2.1. Thế giới Toàn thế giới hiện khai thác và tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào nhƣ: sản điện, thép và kim loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc). Khai thác than hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than đƣợc khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua [5]. Sản lƣợng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nƣớc khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nƣớc khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nƣớc khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trƣờng xuất khẩu [5]. Lƣợng than khai thác đƣợc dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lƣợng [5]. Có thể coi than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, lƣợng than thƣơng mại đƣợc khai thác tại hơn 50 quốc gia và tiêu thụ tại trên 70 nƣớc trên toàn thế giới. Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn đƣợc duy trì trong tƣơng lai. Khoảng 39% lƣợng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn đƣợc duy trì trong tƣơng lai (dự báo cho đến năm 2030). Lƣợng tiêu thụ than cũng đƣợc dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, đƣợc sử dụng trong sản xuất điện, tăng với mức 1%/ năm. Cầu về than cốc, loại than đƣợc sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại đƣợc dự báo tăng với tốc độ 0.9%.Thị trƣờng than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lƣợng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nƣớc khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lƣợng và công nghiệp nhƣ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Không chỉ những nƣớc không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trƣởng cao. 10
  20. 1.2.2. Việt Nam Than là ngành ít chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, giá than trên thế giới đã giảm rất nhiều. Nhƣ vậy, việc giảm giá than này có thể ảnh hƣởng khá nhiều đến các doanh nghiệp ngành than do lợi nhuận trƣớc trong các năm trƣớc đây, lợi nhuận của các doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ nguồn xuất khẩu. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành, việc khai thác, xuất khẩu hay bán cho một số khách hàng của ngành than cũng bị phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là Vinacomin, đôi khi cả về khối lƣợng và giá cả. Hoạt động của các công ty vẫn chủ yếu dƣới dạng hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến, kinh doanh than với Vinacomin. Dù vậy, các doanh nghiệp ngành than vẫn có nhiều cơ hội do tăng giá bán than trong nƣớc. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, doanh nghiệp ngành than cũng gặp một số khó khăn nhất định nhƣ: công nghệ khai thác sơ khai, chịu rủi ro về mặt chính sách và môi trƣờng … Hiện tại, doanh nghiệp chủ yếu khai thác mỏ lộ thiên, trong khi, theo dự kiến, đến năm 2014, Vinacomin sẽ đóng cửa hoàn toàn các mỏ than lộ thiên, nên đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tƣ công nghệ, tập trung khai thác than ở các hầm, lò. * Hiện trạng khai thác lộ thiên Trong những năm qua cũng nhƣ hiện nay, khai thác than lộ thiên luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng sản lƣợng của ngành than. Theo thống kê, sản lƣợng khai thác lộ thiên trong những năm gần đây chiếm khoảng 55 - 65% tổng sản lƣợng than khai thác của toàn ngành [5]. Hiện nay ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa và công trƣờng lộ thiên (thuộc các Công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với công suất từ 100  1.000 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác mỏ nhỏ, lộ vỉa với sản lƣợng khai thác nhỏ hơn 100 ngàn tấn/năm [5]. Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2005  2012 đƣợc thể hiện trong bảng 1.1 [5]. Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2005  2012 Tổng STT Danh mục Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 cộng 1 Tổng than NK Triệu tấn 34,54 40,81 43,11 42,93 43,93 46,96 47,9 44 344,18 Trong đó lộ - Triệu tấn 22,06 26,10 26,78 25,33 25,76 26,52 26,1 23,6 202,25 thiên - Tỷ trọng % 64 64 62 59 59 56 54 54 472 3 1.726, 2 Đất đá bóc Triệu m 165,0 193 211 216,4 208,7 228,54 274,5 229,7 84 Hệ số bóc đất 3 m3/tấn 7,5 7,8 7,9 8,48 8,0 8,62 8,74 9,73 66,77 đá TB 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2