Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều kiện phân tích các sulfamit bằng phương pháp sắc ký
lượt xem 10
download
Trong luận văn này, tác giả tiến hành nghiên cứu các điều kiện tách và xác định đồng thời chất kháng sinh metronidazole(MTD) và các sulfamit như sulfaguanidine (SGU),sulfamethoxazone (SMX), (SMP), sulfadoxin (SDO) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) hấp phụ pha ngược ghép nối.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều kiện phân tích các sulfamit bằng phương pháp sắc ký
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….. Chương 1 TỔNG QUAN ………………………………………………. 1.1. Giới thiệu chung về sulfamit (SAs), metronidazole (MTD) ……… 1.1.1. Cấu trúc phân tử ………………………………………………….. 1.1.2. Tính chất vật lý và hoá học của các Sulfamit, Metronidazole …………. 1.1.3. Tính chất dược lý và phổ tác dụng của Sulfamit, Metronidazole ........... 1.1.4. Cơ chế tác dụng kháng khuẩn của Sulfamit, Metronidazole .......... 1.1.5. Một số chế phẩm của Sulfamit tiêu biểu ……….. ………………... 1.2. Phương pháp xác định………………………………………………. 1.2.1. Một số công trình nghiên cứu xác định Sas bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) …………………………………………….. 1.2.2. Một số công trình nghiên cứu xác định Metronidazole bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ……………………………………. 1.2.3. Một số công trình nghiên cứu xác định đồng thời các sulfamit và metronidazole bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC ………. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 1
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái 2.1. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu………………… 2.1.1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ………………………………… 2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………….. 2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………… 2.2.1. Nguyên tắc chung và trang bị của phương pháp HPLC ……. 2.2.2. Phân tích định lượng bằng HPLC ………………………… 2.3. Giới thiệu chung về phương pháp chiết pha rắn …. …………. 2.4. Hóa chất và dụng cụ…………………………………………….. 2.4.1. Hoá chất ………………………………………………… 2.4.2. Dụng cụ ……………………………………………………… Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………. 3.1. Khảo sát các điều kiện sắc ký ………………………………………. 3.1.1. Chọn bước sóng của detector …………………………………….. 3.1.2. Thăm dò khả năng tách của các Sulfamit trên cột RPC18 ………. 3.2. Chọn pha tĩnh ……………………………………………………...... 3.3. Tối ưu hóa pha động ………………………………………………… 3.3.1. Nồng độ đệm axetat của pha động ………………………………... 3.3.2. Độ pH cho dung dịch đệm axetat 2
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái …………………………………. 3.3.3. Tỉ lệ thành phần pha động ………………………………………... 3.3.4. Tốc độ pha động .............................................................................. 3.4. Đánh giá phương pháp phân tích ………………………………….. 3.4.1. Khảo sát lập đường chuẩn trong khoảng nồng độ 0,05 – 1,000ppm 3.4.2. Giới hạn phát hiện (LOD); Giới hạn định lượng (LOQ) ................ 3.4.3. Độ đúng, độ lặp lại của phép đo …………………………………. 3.5. Mẫu thực, quy trình xử lý và kết quả phân tích …………………... 3.5.1. Quy trình xử lý mẫu, xác định hiệu suất thu hồi ………………….. 3.5.2. Phân tích mẫu thực ……………………………………………………… KẾT LUẬN ………………………………………………………………. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ACN Acetonitrin Axetonitrin 2 Bộ Nông nghiệp phát BNNPTNT triển nông thôn 3 CV Coeficient Variation Hệ số biến thiên High Performance Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng 4 HPLC Chromatography cao 5 RP Reversed phase Hấp phụ pha đảo 6 LOD Limit of Detection Giới hạn phát hiện 7 LOQ Limit of Quantity Giới hạn định lượng 8 TT Thông tư 9 UV Vis Untraviolet Visibet Tử ngoại – Khả kiến 4
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái DANH MỤC BẢNG BIỂU Diện tích của pic phụ thuộc vào bước sóng Bảng 3.1: 25 detector………………… Thời gian lưu và thứ tự ra pic của các chất phân Bảng 3.2: 27 tích……………….. Sự phụ thuộc k’ vào nồng độ đệm axetat của pha Bảng 3.3: 29 động…………….. Hệ số dung tích ở các giá trị pH khác Bảng 3.4: 31 nhau…………………………. Hệ số dung tích phụ thuộc vào %ACN trong pha Bảng 3.5: 3334 động…………….. Diện tích pic của các chất phân tích phụ thuộc vào tốc độ pha Bảng 3.6: 36 động.... Diện tích pic sắc ký phụ thuộc vào nồng độ các chất phân Bảng 3.7: 3839 tích……… Bảng giá trị các Ftính của các chất phân Bảng 3.8: 42 tích............................................ Bảng 3.9: LOD, LOQ tính theo phương trình hồi quy .......................................... 43 Khảo sát độ đúng, độ lặp lại của phương pháp phân tích (nồng độ Bảng 3.10: 45 0,08ppm) Khảo sát độ đúng, độ lặp lại của phương pháp phân tích (nồng độ Bảng 3.11: 46 0,4ppm) Bảng 3.12: Khảo sát độ đúng, độ lặp lại của phương pháp phân tích (nồng độ 4748 5
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái 0,8ppm) Chiều cao píc sắc ký mẫu tôm ở các nồng độ thêm chuẩn khác Bảng 3.13: 50 nhau Kết quả xác định hiệu suất thu hồi các chất phân Bảng 3.14: 51 tích……………….. Kết quả phân tích các chất đối với mẫu tôm Bảng 3.15: 52 rảo……………………. Hàm lượng các chất phân tích trong mẫu tôm Bảng 3.16: 53 rảo………………….. Kết quả phân tích các chất đối với mẫu tôm chân Bảng 3.17: 54 trắng……………. Hàm lượng chất phân tích trong mẫu tôm chân Bảng 3.18: 54 trắng………………. Kết quả phân tích các chất đối với mẫu tôm Bảng 3.19: 55 sú……………………... Hàm lượng các chất phân tích trong mẫu tôm Bảng 3.20: 55 sú…………………… Kết quả phân tích các chất đối với mẫu tôm Bảng 3.21: 56 lớt……………………. Hàm lượng chất phân tích trong mẫu tôm Bảng 3.22: 57 lớt………………………. 6
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái DANH MỤC HÌNH VẼ Sơ đồ chuyển hoá axít folic thành nucle Hình 1.1: 5 protein…………………... Sơ đồ khối hệ thống HPLC đầy Hình 2.1: 19 đủ……………………………….. Phổ hấp thụ trong vùng tử ngoại khả kiến của các Hình 3.1: 2324 Sas…………… 7
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái Diện tích của pic phụ thuộc vào bước sóng Hình 3.2: 25 detector……………… Hình 3.3: Thời gian lưu của các sulfamit…………………………………… 2627 Sự phụ thuộc của k’ vào nồng độ đệm axetat trong pha Hình 3.4: 29 động…… Píc sắc ký ở các giá trị nồng độ đệm khác Hình 3.5: 2930 nhau................................... Sự phụ thuộc của K’ vào pH của pha Hình 3.6: 31 động.......................................... Sắc đồ sắc ký ở pH khác Hình 3.7: 32 nhau............................................................... Sự phụ thuộc k’ vào tỉ lệ % ACN trong pha Hình 3.8: 34 động............................... Sắc đồ píc sắc ký tại các tỉ lệ thành phần pha động khác Hình 3.9: 3435 nhau........... Sự phụ thuộc diện tích píc sắc ký vào tốc độ pha Hình 3.10: 36 động....................... Sắc đồ tốc độ khác nhau của pha Hình 3.11: 37 động................................................. Đường chuẩn của chất phân tích trong khoảng nồng độ 0,05 Hình 3.12: 3940 1,00ppm…. Sắc đồ của các chất phân tích nồng độ khác nhau tại bước sóng Hình 3.13: 40 270nm… Sắc đồ của các chất phân tích nồng độ khác nhau tại bước sóng Hình 3.14: 41 320nm… Sắc đồ của 5 chất phân tích với nồng độ Hình 3.15: 43 0,01ppm………………… Sắc đồ các chất phân tích sau 8 lần bơm mẫu nồng độ 0,08ppm Hình 3.16: 45 …. 8
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái Sắc đồ các chất phân tích sau 8 lần bơm mẫu nồng độ 0,4ppm Hình 3.17: 47 …… Sắc đồ các chất phân tích sau 8 lần bơm mẫu nồng độ 0,8ppm Hình 3.18: 48 …… Sơ đồ xử lý mẫu Hình 3.19: 49 Tôm............................................................................. Sắc đồ hiệu suất thu hồi theo quy trình xử lý mẫu Hình 3.20: 50 tôm........................ Đường chuẩn SGU trong mẫu tôm rảo khi phân tích thêm Hình 3.21: 53 chuẩn…. Sắc đồ pic sắc ký khi thêm chuẩn SGU trong mẫu tôm Hình 3.22: 53 rảo……… Đường chuẩn SGU trong mẫu tôm chân trắng khi phân tích thêm Hình 3.23: 54 chuẩn.. Sắc đồ pic sắc ký khi thêm chuẩn SGU trong mẫu tôm chân Hình 3.24: 54 trắng... Đường chuẩn của SGU, SMP trong mẫu tôm sú khi phân tích thêm Hình 3.25: 55 chuẩn Sắc đồ pic sắc ký khi thêm chuẩn SGU, SMP trong tôm Hình 3.26: 56 sú………. Đường chuẩn SGU trong mẫu tôm lớt khi phân tích thêm Hình 3.27: 57 chuẩn….. Sắc đồ pic sắc ký khi thêm chuẩn SGU trong tôm Hình 3.28: 57 lớt……………. 9
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái MỞ ĐẦU Dư lượng kháng sinh trong thực phẩm hiện là vấn đề quan ngại của hầu hết các cơ quan kiểm soát thực phẩm trên thế giới. Một số loại kháng sinh thông thường (chloramphenicol, malachite green, metronidazole…) bản thân nó có thể gây ra tác động có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, một số loại khác như các kháng sinh nhóm nitrofurans qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật có thể sinh ra những hợp chất có độc tính cao đối với cơ thể sống. Họ thuốc kháng khuẩn Sulfamit (SAs) là nhóm kháng khuẩn có hoạt phổ rộng, được sử dụng nhiều trong trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, v.v.. Việc sử dụng chất này một cách tùy tiện có thể dẫn đến tồn dư một lượng lớn quá giới hạn cho phép trong cơ thể động vật. Khi người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có dư lượng lớn sulfamit hay các chất kháng sinh trong thời gian 10
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái dài gây ra một loạt các phản ứng như rối loạn đường tiết niệu, rối loạn tạo máu , rối loạn chuyển hóa porphyrin. Cho nên việc xác định chính xác lượng các sulfamit, các chất kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và lượng tồn dư trong sản phẩm từ động vật là rất quan trọng. Dựa trên thực tế đó, trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các điều kiện tách và xác định đồng thời chất kháng sinh metronidazole và các sulfamit như sulfaguanidine, sulfamethoxazone, sulfamethoxypiridazine, sulfadoxin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ghép nối detector UV – Vis, phương pháp này có độ chọn lọc, độ nhạy tốt và được trang bị ở nhiều cơ sở kiểm nghiệm của nước ta, có tính khả thi và ứng dụng vào thực tế cao. Chương 1 TỔNG QUAN 1.2. Giới thiệu chung về sulfamit (SAs), metronidazole(MTD) 1.1.1. Cấu trúc phân tử [3,6] Họ SAs có cấu trúc phân tử tổng quát: R2 N SO2 NH R1 Khi thay thế các nhóm R1, R2 bằng các gốc khác nhau, chúng ta có các SAs khác nhau.Vì thế có cả một họ SAs. 11
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái Khi R2 = H thì sulfamit mới có hoạt tính kháng khuẩn. Khi R2 # H, thì chất đó là tiền thuốc. R1 có thể là mạch thẳng, dị vòng. Tuy nhiên nếu R1 là dị vòng thì hiệu lực kháng khuẩn mạnh hơn, thông thường các dị vòng 23 dị tố. Cấu trúc Metronidazole(MTD): Là một thuốc kháng sinh thuộc họ nitroimidazole sử dụng đặc biệt đối với vi khuẩn kỵ khí và đ ộng vật nguyên sinh. MTD là một trong những thành phần có mặt trong thức ăn chăn nuôi, thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản (với tên thương mại là Enro DC). 1.1.3. Tính chất vật lý và hoá học của các Sulfamit, Metronidazole [3] 1.1.2.1. Tính chất vật lý SAs ở dạng tinh thể màu trắng hoặc vàng nhạt, không mùi, thường ít tan trong nước, tan trong dung dịch axít, tan trong dung dịch kiềm (trừ sulfaguanidin). MTD là tinh thể hoặc bột kết tinh, hơi vàng, không mùi, bền ngoài không khí, sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng. Nóng chảy ở khoảng 159 oC – 163oC. Metronidazol khó tan trong nước, aceton. 1.1.2.2. Tính chất hoá học SAs có tính chất lưỡng tính: Có tính kiềm do có nhóm amin thơm tự do, nên tan trong dung dịch axít. Ví dụ: cho kết tủa muối picrat trong dung dịch HCl loãng. 12
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái Có tính axít do có nguyên tử H ở Namit linh động, nên dễ tan trong dung dịch kiềm tạo muối natri tan để pha thuốc tiêm (trừ Sulfaguanidin): R R H2N SO2 N H2N SO2 N H H H2N SO2 N R Na SAs tạo muối phức kết tủa với ion Ag +, và tạo phức màu kết tủa với ion Cu2+, Co2+, … Ở nhóm amin bậc một của SAs có đôi điện tử tự do, giúp SAs thực hiện phản ứng tạo phức chuyển điện tích với phenosafranine (PSF) cho phức màu tím có bước sóng hấp thụ cực đại ở 270273 nm. Nhóm amin thơm tự do cho phản ứng diazo hoá, rồi ngưng tụ với a ( b) naphtol cho sản phẩm azoic màu đỏ cam hấp thụ ở bước sóng 460nm. ArNH2 + NaNO2 + 2HCl = [ArN+ ≡N]Cl + NaCl + 2H2O Mu ối diazoni Ở đây, Ar – là thành phần C6H5SO2NHR1 của phân tử SAs. Nhờ thế mà việc định lượng SAs theo hai phương pháp này diễn ra dễ dàng. 1.1.6. Tính chất dược lý và phổ tác dụng của Sulfamit, Metronidazole [3,6,9] Với liều điều trị, SAs không diệt vi khuẩn, chỉ làm vi khuẩn yếu đi, không phát triển và sinh sản được, dễ bị bạch cầu tiêu diệt. SAs có phổ tác dụng và hoạt phổ rộng: tác dụng lên nhiều vi khuẩn than, vi khuẩn tả, Shigella, E.coli, trực khuẩn Hansen... Ít hoặc không tác dụng trên một số vi khuẩn: liên cầu khuẩn yếm khí, trực khuẩn lao, Ricketchia... Không có tác 13
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái dụng đối với virut (trừ virut gây đau mắt nhạy cảm với sulfacylum). Nhưng lại có tác dụng lên một số ký sinh trùng, đặc biệt ký sinh trùng sốt rét. Tính hấp thu và đào thải: trừ nhóm SAs điều trị đường ruột, các SAs nói chung đều được hấp thu nhanh ở ruột non, đào thải chủ yếu qua đường thận với tốc độ khác nhau nên thời gian có tác dụng khác nhau. Metronidazole cũng có hoạt phổ rộng bao gồm động vật nguyên sinh và các vi khuẩn yếm khí bao gồm: nhóm Bacteroides(gồm cả B. fragilis), Fusobacterium Veillonella, nhóm Clostridium (bao gồm cả C. difficile và C. perfringens), Eubacterium, Peptococcus, Peptostreptococcus. Nó là hiệu quả đối với B. fragilis phân lập kháng với clindamycin.. Metronidazole cũng có những hoạt động ức chế miễn dịch và kháng viêm, và nó đã được sử dụng trong các bệnh nhân bị bệnh rosacea. Các hoạt động kháng khuẩn của metronidazole làm thay đổi trao đổi chất của vi khuẩn acid mật trong đường ruột, giảm ngứa ở những bệnh nhân bị ứ mật thứ cấp đến xơ gan mật tiền phát. 1.1.7. Cơ chế tác dụng kháng khuẩn của Sulfamit, Metronidazole [3] 1.1.4.1. Cơ chế kháng khuẩn của SAs Ức chế enzym chuyển hóa acid folic Các sulfamit có hiệu lực điều trị tốt đều có gốc R mang dị vòng, dị vòng 2 dị tố tốt hơn dị vòng 1 dị tố. Ví dụ: sulfamethoxazol: ức chế enzym dihydrofolat synthetase nên ngăn chặn giai đoạn chuyển acid folic thành axit hydrofolic. Ngăn cản tổng hợp axít folic của vi khuẩn Vi khuẩn tổng hợp và chuyển hoá axít folic thành nucleo protein (cần thiết cho mọi tế bào sống) theo sơ đồ sau: 14
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái OH N CH2 NH CO NH CH CH2 CH2 COOH N COOH acid glutamic H2N A.PAB N N + (vitamin H ) pterin pteoryl Acid folic (acid pteoryl glutamic) Dihydrofolat syntetase (enzym) Acid Dihydrofolic Dihydrofolat sreductase (enzym) Acid Tetrahydrofolic Acid folinic Nucleoprptein Hình 1.1. Sơ đồ chuyển hoá axít folic thành nucle protein Theo sơ đồ trên sự đối kháng giữa A.PAB và SAs là sự cạnh tranh vào vị trí của A.PAB trong thành phần phân tử axít folic trong quá trình vi khuẩn tổng hợp axít này. Khi nồng độ đủ cao thì SAs sẽ chen vào vị trí của A.PAB làm cho việc tổng hợp axít folic bị gián đoạn, ngưng trệ. Sự tranh chấp giữa A.PAB và SAs rõ ràng tuân theo quy luật khối lượng, nên cần duy trì nồng độ có tác dụng ở máu trong suốt thời gian dùng SAs. SAs thay được A.PAB vì chúng giống nhau về hình dạng, kích thước và nhóm chức hoá học: o 6 .7 A 6 .9 Ao O O H2N C 2 .3 Ao H2N S 2 .4 Ao OH O NH R Ở ngoài mặt phẳng A.PAB Sulfamit 15
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái Như vậy những vi khuẩn không cần đến axít folic hoặc lấy được axít foclic có sẵn trong môi trường thì không bị SAs tác dụng. Tế bào của người và động vật lấy axít folic từ bên ngoài vào như một vitamin (axít folic là vitamin B9), nên không bị ảnh hưởng bởi SAs. Khi dùng SAs để chữa bệnh thì nó chỉ có tác dụng chọn lọc trên vi khuẩn. H H H H H H H H N N N N () () () () S N R O S O S N R O S O O O O O anion sulfamit anion PAB 1.1.4.2. Cơ chế kháng khuẩn của Metronidazole Metronidazole tác dụng lên vi khuẩn kỵ khí như Helicobacter pylori và Gardnerella vaginalis, nhưng cơ chế của hành động này là chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, hoạt động của nó chống lại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc xảy ra thông qua một quy trình bốn bước: Tấn công vào vi sinh vật: Metronidazole là một hợp chất có khối lượng phân tử thấp nên dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào của vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí. Làm suy giảm hoạt hóa bởi sự vận chuyển protein trong tế bào: Metronidazole làm giảm bởi pyruvat : ferredoxin(protein chứa sắt chuyển các điện tử) oxidoreductaza (enzyme xúc tác phản ứng oxy hóa khử) trong ty thể của vi khuẩn kỵ khí, làm thay đổi cấu trúc hóa học của nó. Pyruvate: ferredoxin oxidoreductase thường tạo ra ATP qua decarboxylation oxy hóa của pyruvate. Với metronidazole trong tế bào, nhóm nitro của nó hoạt động như một chỗ cất giữ điện tử, thu giữ điện tử thường được chuyển giao cho 16
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái các ion hydro trong chu kỳ này. Tác dụng làm suy giảm của metronidazole thúc đẩy hình thành các hợp chất trung gian và các gốc tự do độc hại đối với tế bào. Giảm tương tác tiểu phân trung gian với tế bào các tiểu phân trung gian độc tương tác với DNA chủ, dẫn đến vỡ sợi DNA và phá hủy chuỗi AND. Sự phá vỡ của các sản phẩm trung gian gây độc tế bào các tiểu phân trung gian độc hại phân hủy thành sản phẩm cuối cùng không hoạt động. 1.1.8. Một số chế phẩm của Sulfamit tiêu biểu [3;6; 9] Như ta đã biết, các SAs có cả một họ gồm hàng nghìn chất, với những tính chất và công dụng khác nhau. Vì vậy, chúng tôi chỉ đi sâu vào bốn SAs sẽ được nghiên cứu trong luận văn này. 1.1.8.1. Sulfaguanidin (SGU) Công thức: O O S NH H2N HN NH2 Tính chất: Dạng bột tinh thể màu trắng, tan rất ít trong nước, axeton, etanol 96o; không tan trong metylen clorit (CHCl 3); không tan trong dung dịch có tính kiềm; tan tốt trong dung dịch các axít vô cơ loãng... Nhiệt độ nóng chảy 189 – 193oC. SGU cũng như nhiều SAs khác có cấu trúc rất giống A.PAB một chất không thể thiếu cho sự phát triển của vi khuẩn. Nên dễ dàng thay thế A.PAB để kìm hãm quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Vì vậy SGU là một tác nhân kháng khuẩn mạnh, được dùng như một loại thuốc chống các bệnh dịch tả, đái tháo đường, chứng phù, tăng huyết áp... 1.1.5.2.Sulfamethoxypyridazin (SMP) Công thức: 17
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái N OCH3 O O N S NH H2N Tính chất: SMP ở dạng bột kết tinh màu trắng hoặc trắng ngà, dưới tác dụng của ánh sáng sẽ bị sẫm màu, nâu dần; có vị đắng; rất ít tan trong nước, tan trong kiềm và axít vô cơ loãng. Nhiệt độ nóng chảy của dẫn chất axetyl hoá là 228 – 229oC. SMP tác dụng lên vi khuẩn tương tự như sulfadiazin nhưng hấp thụ ở ruột nhanh hơn, nhiều hơn và đào thải rất chậm nên đạt được nồng độ cao trong máu, đồng thời duy trì được nồng độ có tác dụng lâu, nên có tác dụng kéo dài. Vì vậy dùng liều thấp hơn, ít nguy cơ kết tinh ở đường tiết niệu song cần đề phòng nguy cơ tích luỹ gây ngộ độc vì sự đào thải chậm. SMP dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, sinh mủ, viêm (hoặc giãn) phế quản, viêm đường niệu đạo (bể thận, ruột thận), viêm họng, màng não tuỷ, v.v... 1.1.5.3.Sulfadoxin (SDO) Công thức: O O N N S OCH3 NH OCH 3 H2N Tính chất: SDO dạng bột kết tinh màu trắng, rất ít tan trong nước, ít tan trong etanol 96o, không tan trong ete, tan trong các dung dịch axít vô cơ loãng và hydroxyt kiềm. Nhiệt độ nóng chảy 198oC. SDO chỉ định các nhiễm khuẩn do tụ cầu, lậu cầu, màng não cầu, E.coli, phế cầu. Dung dịch muối natri tiêm tĩnh mạch cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, trị sốt rét. Muối Ag của SDO có tác dụng tốt lên trực khuẩn mủ xanh, chữa bỏng. SDO cũng có tác dụng kéo dài. 18
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái 1.1.5.4. Sulfamethoxazol (SMX) Công thức: O O O N CH3 S NH H2N Tính chất: SMX dạng bột tinh thể trắng hoặc trắng ngà. Thực tế không tan trong nước, khó tan trong ete, hơi tan trong ethanol 96o, dễ tan trong axeton, tan trong các dung dịch hydroxyt kim loại kiềm loãng. Nhiệt độ nóng chảy là 169 172oC. SMX có tính kháng khuẩn mạnh, đã được làm thuốc điều trị sốt rét phối hợp với pyrimethamin, do ức chế men dihydropholat nên ngăn cản sự chuyển hóa axít dihydrofolic. SMX còn được dùng rộng rãi cho các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu, thận, máu, bộ phận sinh dục, đường tiêu hoá, v.v... 1.2. Phương pháp xác định 1.2.1. Một số công trình nghiên cứu xác định Sas bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Trong những năm gần đây, phương pháp HPLC đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tách và phân tích các chất trong mọi lĩnh vực khác nhau, nhất là các lĩnh vực của hoá dược, sinh hoá, hoá thực phẩm, nông hoá, hoá dầu, hoá học hợp chất thiên nhiên, các loại chất có tác dụng độc hại, phân tích môi trường... đặc biệt là tách và phân tích lượng vết các chất. Phương pháp HPLC được sử dụng rộng rãi để xác định các kháng khuẩn SAs trong các loại mẫu khác nhau, khá ưu thế so với các phương pháp khác khi xác định dư lượng các kháng khuẩn trong mẫu thực phẩm vì có độ chính xác, độ nhạy và độ lặp lại cao... 19
- Luận văn Thạc sĩ Bùi Minh Thái Detector ghép nối trong máy HPLC cho phép phát hiện sự xuất hiện chất sau khi rửa giải. Ngày nay có rất nhiều loại detector được sử dụng cho mục đích này đã mở rộng khả năng phát hiện được rất nhiều loại chất bằng phương pháp HPLC. Đối với phân tích dư lượng thì người ta hay sử dụng detector khối phổ (MSD) nhất là tách và phân tích chất trong các đối tượng phức tạp. Còn thông dụng người ta dùng detector UVVis hay detector huỳnh quang. Dùng detector UVVis thì xác định được nhiều loại chất hơn, nhưng detector huỳnh quang thường nhạy hơn, chọn lọc hơn và ít hơn các tương tác do các hợp chất có trong nền mẫu. Theo tiêu chuẩn ngành TCN 196: 2004 [8], qui định phương pháp xác định hàm lượng nhóm chất SAs (gồm: sulfadiazin, sulfathiazol, sulfamerazin, sulfa methazin,sulfamethoxypiridazine,sulfacloropyridazin,sulfadoxin, sulfamethoxazone sulfadimethoxin và sulfachinoxalin) trong sản phẩm thủy sản bằng HPLC detector huỳnh quang. Điều kiện chạy sắc ký như sau: Cột sắc ký: cột Nucleosil 250×3mm 1005 C18 AB. Chương trình pha động (gồm: dung dịch H3PO4 0,02M và hỗn hợp metanol axcetonitril tỷ lệ 1:1), bắt đầu với 60 % H 3PO4 và đến 45 phút 45 % H3PO4, tốc độ dòng 0,6 ml/phút. Thể tích mẫu tiêm 10 ml. Bước sóng kích thích 405nm, bước sóng phát xạ 495nm. Phương pháp xử lý mẫu này cho hiệu suất thu hồi nằm trong khoảng 6070 %, với giới hạn phát hiện nhỏ hơn 5 mg/kg. Năm 2010 Cheong và cộng sự[12] đã xác định dư lượng 4 SAs (Sulfadiazine (SDZ),Sulfamethazine(SMZ),Sulfamethoxazole(SMX) và Sulfaquinoxaline(SQX)) trong gan gà sử dụng phương pháp HPLC pha đảo, detector UV tại bước sóng 266nm. Điều kiện chạy sắc ký như sau: cột C18 (5 μm, 4.6 mm x 25.0 cm). Kênh A: amoni axetat nồng độ 0,01M(pH =4,6). Kênh B: ACN. Sử dụng gariend pha động như sau: ban đầu 95% A 5%B, sau 18phút: 67%A 37%B, sau 23 phút95% A 5%B. Tốc độ pha động 1ml/phút. Nồng độ của 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn