intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong mối quan hệ tƣơng hỗ giữa môi trƣờng, mầm bệnh và tôm, yếu tố môi trƣờng giữ vai trò hết sức quan trọng, gây tác động lên mối quan hệ giữa tôm và mầm bệnh. Do vậy, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tạo điều kiện phát triển bền vững cho các vùng nuôi tôm là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ Lê Thị Thanh Thủy NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÙNG NUÔI TÔM HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ Lê Thị Thanh Thủy NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÙNG NUÔI TÔM HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng Mã số : 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Hải Hà Nội – 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Qua luận văn thạc sĩ này em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn và PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Hải, đã hƣớng dẫn em tận tình trong suốt quá trình em thực hiện luận văn. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn, khoa đã chỉ bảo động viên em, giúp em có thêm rất nhiều kiến thức và kỹ năng nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Viện Môi trƣờng Nông nghiệp đã tạo điều kiện đầy đủ và tốt nhất cho em về trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm để em có thể tiến hành những nghiên cứu của mình. Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè của em, những ngƣời đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Học viên Lê Thị Thanh Thủy
  4. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1. Tổng quan tình hình nuôi tôm trên thế giới .......................................... 3 1.1.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới ............................................................. 3 1.1.2 Tình hình ô nhiễm môi trường nước do nuôi tôm trên thế giới: ............. 4 1.1.3. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước trên thế giới .................. 6 1.2. Tổng quan tình hình nuôi tôm ở Việt Nam ......................................... 14 1.2.1. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam ............................................................ 14 1.2.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước do nuôi tôm ở Việt Nam ............. 18 1.2.3. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm ở Việt Nam . 21 1.3. Tổng quan tình hình nuôi tôm tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định .... 27 1.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định .................... 27 1.3.2. Tình hình nuôi tôm tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định ..................... 28 1.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước phục vụ nuôi tôm tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định .................................................................................................................... 29 1.3.4. Tình hình ô nhiễm môi trường nước do nuôi tôm ở huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định ............................................................................................................. 31 1.3.5. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm ở huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định .................................................................................................. 33 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 35 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 35 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 35 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................. 35 2.2.2. Phương pháp thu mẫu môi trường ....................................................... 35 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 39 3.1. Hiện trạng chất lượng nước nuôi tôm huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định . 39
  5. 3.1.1 Hiện trạng nuôi tôm tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định .................... 39 3.1.2 Một số chỉ tiêu lý học của nước ............................................................. 42 3.1.3 Một số chỉ tiêu hóa học của nước nuôi tôm ......................................... 45 3.2 Hiện trạng chất lƣợng bùn đáy ao nuôi tôm huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định ............................................................................................................... 63 3.3 Đề xuất giải pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nƣớc nuôi tôm huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định ..................................................................... 72 3.3.1. Kiểm soát lượng thức ăn ...................................................................... 72 3.3.2. Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước nuôi tôm ..... 73 3.3.3. Cải tạo đáy ao ...................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................83 PHỤ LỤC ẢNH
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT DO Oxy hòa tan trong nƣớc (Dessolved Oxygen) BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological Oxygen Demand) COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) TSS Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid) Nts Nitơ tổng số Ndt Nitơ dễ tiêu P2O5ts Phôtphot tổng số P2O5dt Phôtpho dễ tiêu K2Odt Kali dễ tiêu LOD Giới hạn phát hiện của thiết bị NTTS Nuôi trồng thủy sản TCCP Tiêu chuẩn cho phép CLNM Chất lƣợng nƣớc mặt QCVN Quy chuẩn Việt Nam
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích và sản lƣợng thuỷ sản tại Nam Định .......................................... 29 Bảng 2.1: Dụng cụ chứa mẫu và điều kiện bảo quản mẫu nƣớc ................................. 37 Bảng 2.2: Các phƣơng pháp phân tích ........................................................................ 38 Bảng 3.1: Hiện trạng nuôi tôm ở các xã tại Nam Định ............................................... 39 Bảng 3.2: Hiện trạng ao nuôi của các vùng nuôi tôm tại Nam Định .......................... 40 Bảng 3.3: Các hoạt động xử lý nƣớc ao nuôi ở Nam Định ......................................... 41 Bảng 3.4: Giá trị độ đục tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm ......... 42 Bảng 3.5: Giá trị TSS tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm ............. 44 Bảng 3.6: Giá trị pH tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm ............... 46 Bảng 3.7: Giá trị DO tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm .............. 49 Bảng 3.8: Giá trị BOD5 tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm .......... 51 Bảng 3.9: Giá trị COD tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm ........... 52 Bảng 3.10: Giá trị NH4+ tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm ........ 54 Bảng 3.11. Giá trị NO3- tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm .......... 55 Bảng 3.12: Giá trị NH3 tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm .......... 57 Bảng 3.13: Giá trị NO2- tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm.......... 58 Bảng 3.14: Giá trị PO43- tại các thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi tôm ....... 60 Bảng 3.15: Một số chỉ tiêu kim loại nặng của nƣớc nuôi tôm .................................... 61 Bảng 3.16. Mật độ Coliforms trong nƣớc nuôi tôm .................................................... 62 Bảng 3.17: Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR và lƣợng chất thải/tấn tôm nuôi ............. 64 Bảng 3.18: Một số chỉ tiêu lý hóa trong bùn đáy ao nuôi tôm .................................... 64 Bảng 3.19: Biến động của Nts trong bùn đáy ao nuôi tôm ......................................... 65 Bảng 3.20: Biến động của Pts trong bùn đáy ao nuôi tôm .......................................... 66 Bảng 3.21: Biến động của Kts trong bùn đáy ao nuôi tôm ......................................... 67 Bảng 3.22: Biến động của pH trong bùn đáy ao nuôi tôm .......................................... 67 Bảng 3.23: Một số chỉ tiêu kim loại nặng trong bùn đáy ao nuôi tôm........................ 71
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ chuyển hóa thức ăn bổ sung trong ao nuôi tôm ................................. 32 Hình 2.1. Điểm thu mẫu nƣớc trong ao nuôi tôm ....................................................... 36 Bảng 2.1: Dụng cụ chứa mẫu và điều kiện bảo quản mẫu nƣớc ................................. 37 Hình 3.1: Biến động độ đục trong quá trình nuôi tôm ................................................ 43 Hình 3.2: Biến động TSS trong quá trình nuôi tôm .................................................... 45 Hình 3.3: Biến động pH trong quá trình nuôi tôm ...................................................... 47 Hình 3.4: Hàm lƣợng DO trong nƣớc nuôi tôm .......................................................... 49 Hình 3.5: Hàm lƣợng DO thay đổi trong quá trình nuôi tôm ..................................... 50 Hình 3.6: Biến động của BOD5 trong quá trình nuôi tôm .......................................... 52 Hình 3.7: Biến động COD trong quá trình nuôi tôm .................................................. 53 Hình 3.8: Nhu cầu oxy hóa học, sinh học của nƣớc nuôi tôm ................................... 53 Hình 3.9: Biến động của NH4+ trong quá trình nuôi tôm ............................................ 54 Hình 3.10: Biến động của NO3- trong quá trình nuôi tôm ........................................... 56 Hình 3.11: Biến động của NH3 trong quá trình nuôi tôm............................................ 58 Hình 3.12: Biến động của NO2- trong quá trình nuôi tôm .......................................... 59 Hình 3.13: Hàm lƣợng PO43- trong nƣớc nuôi tôm .................................................... 60 Hình 3.14: Biến động của PO43- trong quá trình nuôi tôm ........................................ 60 Hình 3.15: Biến động của Nts trong bùn đáy ao nuôi tôm.......................................... 65 Hình 3.16: Biến động của Pts trong bùn đáy ao nuôi tôm .......................................... 66 Hình 3.17: Biến động của Kts trong bùn đáy ao nuôi tôm.......................................... 67 Hình 3.18: Biến động của pH trong bùn đáy ao nuôi tôm .......................................... 68 Hình 3.19: Biến động của Kdt trong bùn đáy ao nuôi tôm ......................................... 68 Hình 3.20: Biến động của Pdt trong bùn đáy ao nuôi tôm .......................................... 69 Hình 3.21: Biến động của Ndt trong bùn đáy ao nuôi tôm ......................................... 70 Hình 3.22: Mô hình mặt cắt ngang của hệ thống nuôi tôm......................................... 74 Hình 3.23: Mô hình mặt cắt ngang của hệ thống sau khi nuôi tôm ............................ 74 Hình 3.24: Mô hình mặt cắt đứng của hệ thống nuôi tôm .......................................... 74 Hình 3.25 Quy trình xử lý bùn đáy sau nuôi tôm ...................................................... 76
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nƣớc có nghề nuôi tôm lâu đời và sản lƣợng tạo ra từ nghề này đã và đang mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, đến năm 2011 sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 3 triệu tấn và xuất khẩu thủy sản đã đạt mức 6,118 tỷ USD, trong đó tôm sú xuất khẩu 1,43 tỷ USD, chiếm 59,7%; năm 2012, tổng diện tích nuôi tôm nƣớc lợ của Việt Nam là 657.523 ha, sản lƣợng 476.424 tấn; tăng 0,2% về diện tích nhƣng giảm 3,9% sản lƣợng so với năm 2011.[19] Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, nghề nuôi tôm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đầu tƣ ban đầu cho nghề nuôi tôm là rất lớn, nhƣng ngƣời dân cũng gặp phải không ít rủi ro do bệnh dịch làm chết tôm hàng loạt, chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm đạt đƣợc thấp, gây tổn thất lớn cho ngƣời dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là: Một là, do ngƣời nuôi chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng nhiều loại thuốc, hóa chất… làm ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng kháng dịch bệnh và khả năng hấp thu của tôm, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch. Hai là, việc gia tăng diện tích nuôi do sự phát triển không đồng bộ và tự phát, các ao nuôi tôm truyền thống đã dần chuyển đổi thành ao nuôi công nghiệp. Mặt khác, hệ thống cấp và thoát nƣớc cho các vùng nuôi tôm vẫn chƣa đƣợc quy hoạch rõ ràng, không phân biệt đƣợc kênh nƣớc sạch, kênh thải. Chính vì vậy, lƣợng chất thải từ các ao nuôi đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng sau mỗi vụ nuôi ngày càng tăng, làm cho môi trƣờng nƣớc ngày càng ô nhiễm nặng, dịch bệnh xảy ra và lây lan khó kiểm soát. Theo Tổng cục Thủy sản nhận định, dịch bệnh xảy ra trầm trọng trên diện rộng là nguyên nhân chính khiến hiệu quả sản xuất năm 2012 bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Năm 2012, Việt Nam có khoảng 100.776ha diện tích tôm nƣớc lợ bị thiệt hại do dịch bệnh (trong đó tôm sú là 91.174ha). Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi tôm là 655.255 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 589.605 ha, tôm chân trắng là 65.620 ha. Sản lƣợng thu hoạch tôm là 516.378 tấn, trong đó sản lƣợng tôm sú là 239.239 tấn, tôm chân trắng 277.139 tấn.[19] 1
  10. Trong mối quan hệ tƣơng hỗ giữa môi trƣờng, mầm bệnh và tôm, yếu tố môi trƣờng giữ vai trò hết sức quan trọng, gây tác động lên mối quan hệ giữa tôm và mầm bệnh. Do vậy, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tạo điều kiện phát triển bền vững cho các vùng nuôi tôm là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Với tính cấp bách của vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, đề tài đã tiến hành nhiều đợt khảo sát để nhằm “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” 2
  11. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan tình hình nuôi tôm trên thế giới 1.1.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới Nghề nuôi tôm trên thế giới đã xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ, nhƣng nuôi tôm công nghiệp mới chỉ bắt đầu vào những năm 1930 sau khi Motosaku Fujinaga công bố công trình nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo loài tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) (Shigueno K. 1975) [10]. Cùng với sự phát triển của khoa học, qui trình sản xuất tôm bột đƣợc hoàn chỉnh vào năm 1964. Sự chủ động đƣợc con giống đảm bảo chất lƣợng giúp cho nghề nuôi tôm phát triển nhanh chóng và bùng nổ vào thập niên 90 (Rosemberry, 1998)[10]. Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn nhất là Tây bán cầu (gồm các nƣớc Châu Mỹ Latinh) và Đông bán cầu (gồm các nƣớc Nam Á và Đông Nam Á).Theo Nguyễn Văn Hảo [10] thì năm 1997 ở khu vực Tây bán cầu, Ecuador đạt đƣợc 130.000 tấn chiếm 66% tổng sản lƣợng tôm nuôi của khu vực. Khu vực Đông bán cầu sản lƣợng tôm nuôi đạt 462.000 tấn chiếm 70% tôm nuôi trên thế giới. Trong đó, Thái Lan là nƣớc đứng đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam. Hiện nay, việc nuôi tôm đã tăng gâp chín lần so với những năm 1990 của thế kỷ trƣớc, có khoảng 5 triệu tấn tôm đƣợc sản xuất hàng năm. Trung Quốc chiếm phần lớn nhất sản lƣợng ngành nuôi tôm, sau đó là Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Việt Nam, Bra-xin, E-cua-đo và Băng-la-đ t. Đa số tôm nuôi đƣợc nhập khẩu vào Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu và Nhật Bản. Sự tăng trƣởng ngành này đã tạo ra thu nhập đáng kể cho các nƣớc phát triển và đang phát triển - đặc biệt là châu Á, châu Mỹ và châu Phi - nhƣng cũng đã gây ra những mối lo ngại về sự ảnh hƣởng của ngành đến môi trƣờng và xã hội. Các loài tôm đƣợc nuôi nhiều nhất là tôm chân trắng (Pennaeus vannamai), tôm sú (Pennaeus monodon). Nói tóm lại, lịch sử nghề nuôi tôm bộc lộ nhiều hạn chế lớn, nhƣng cũng có nhiều tiến bộ công nghệ nhanh chóng và cũng phải đối mặt với sự kiểm soát chặt chẽ trên toàn cầu bởi các nhà môi trƣờng và các nhà quản lý. Tuy nhiên, nó đã liên tiếp vƣợt qua những thách thức lớn. 3
  12. 1.1.2 Tình hình ô nhiễm môi trường nước do nuôi tôm trên thế giới: Nghề nuôi tôm ở các nƣớc châu Á tuy phát triển rất mạnh, đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu, nhƣng đã phải sớm đối đầu với những vấn đề dịch bệnh và sự suy thoái của môi trƣờng nuôi. Thƣờng các vùng nuôi tôm chỉ cho lợi nhuận cao trong vòng 2 đến 4 năm đầu, sau đó do bệnh dịch bùng phát, môi trƣờng suy thoái, tôm dễ bị bệnh, bệnh dịch tràn lan gây nhiều thiệt hại to lớn cho ngƣời nuôi và làm giảm diện tích, sản lƣợng tôm nuôi. Nguyên nhân chính của tình trạng này đƣợc xác định do phát triển nuôi ồ ạt, các khu vực nuôi chỉ tập trung vào phát triển diện tích nuôi và tăng sản lƣợng trong các ao nuôi mà bỏ qua việc xử lý chất thải phát sinh trong quá trình nuôi. Sau một thời gian nuôi có hiệu quả, môi trƣờng trong khu vực nuôi dần bị suy thoái dẫn đến tôm nuôi dễ bị mắc bệnh Trƣớc tình hình đó, các nƣớc đã thực hiện đầu tƣ nghiên cứu tìm các giải pháp để vực lại nghề nuôi, trong đó tập trung vào vấn đề quản lý và bảo vệ môi trƣờng trong các khu nuôi đƣợc chú ý. Trung Quốc phải mất 10 năm để tổ chức lại nghề nuôi, dựa trên điều kiện thực tế của từng tiểu vùng để đƣa ra mô hình và quy trình nuôi thích hợp và Trung Quốc đã trở thành nƣớc có sản lƣợng tôm nuôi tôm lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê chính thức, kể từ năm 2000, Trung Quốc đã sản xuất trên 200nghìn tấn tôm một năm, trở thành một trong những nƣớc sản xuất tôm nhiều nhất trên thế giới. Vùng nuôi nhiều nhất chính là các tỉnh Quảng Tây và Quảng Ðông do có khí hậu ấm và nguồn cung cấp nƣớc dồi dào. Tiềm năng kinh tế do thủy sản đem lại là rất cao. Song, bên cạnh đó việc nuôi trồng thủy sản cũng đã có mặt tiêu cực, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng. Ô nhiễm nƣớc ở các vùng nuôi thủy sản có quan hệ trực tiếp với vấn đề sử dụng thức ăn nuôi tôm cá. Các nghiên cứu của Boyd (1985), Gross và cộng sự (1998) cho thấy với hệ số thức ăn nuôi tôm FRC là 1,5 thì 1 tấn tôm thải ra 0,5 tấn chất hữu cơ, 56kg nitrogen (N) và 21kg photpho (P). Nhƣ vậy, để đạt đƣợc sản lƣợng đang tiêu thụ hiện nay trên thế giới là 5 triệu tấn tôm, thì lƣợng chất hữu cơ thải ra môi trƣờng là 4375 tấn, 280 tấn N, 108 tấn P, một con số khổng lồ khi thải ra môi trƣờng nếu không đƣợc xử lý.[15] 4
  13. Theo nghiên cứu của Simon và Matheve (1994), nito và phosphor là những thành phần chủ yếu trong chất thải hữu cơ của trại nuôi tôm. Một hecta ao nuôi tôm thâm canh ở Thái Lan thải ra mỗi ngày khoảng 46kg chất hữu cơ. Sự hao hụt N từ ao nuôi tôm là rất biến động và phụ thuộc vào tỉ lệ trao đổi nƣớc. Theo ƣớc tính, lƣợng N bị mất đi của ao tôm từ khoảng 17-58gN/kg tôm đến 102gN/kg tôm[18] Thành phần lớp bùn trong các đầm, ao NTTS chủ yếu là các chất hữu cơ nhƣ Protein, lipids, axit béo với công thức chung CH3(CH2)nCOOH, photpholipids, Sterol-vitamin D3, các hoocmon, carbonhydrate, chất khoáng và vitamin, vỏ tôm sau lột xác,... Lớp bùn này luôn luôn trong tình trạng ngập nƣớc, yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân hủy các hợp chất trên tạo thành các sản phẩm là hydrosunphua (H2S), amonia (NH3), khí mê tan (CH4),.. rất có hại cho thủy sinh vật. Ví dụ, ở nồng độ 1,3 ppm, H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết tôm. Khí amonia (NH3) cũng đƣợc sinh ra từ quá trình phân hủy yếm khí thức ăn tồn dƣ gây độc trực tiếp cho tôm và làm thay đổi độ pH của nƣớc, từ đó kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du (Hassanai Kongkeo, 1990)[17]. Theo Naylor và cộng sự (2000), ở Thái Lan, ƣớc tính mỗi kg tôm sản xuất ra, ngƣ trƣờng giảm mất 434 kg cá chỉ, do sự chuyển đổi nơi cƣ trú. Còn ở vùng Chokonia, Bangladesh, ngƣ dân cho biết, sản lƣợng đánh bắt giảm 80% từ khi RNM bị phá và đắp đê để khoanh vùng nuôi tôm. Nhiều tổ chức quốc tế nhƣ Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Qũy Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF)... phải thƣờng xuyên khuyến cáo về sự suy thoái tài nguyên, môi trƣờng do phá rừng ngập mặn để làm đầm tôm.[14] Ở Ấn Độ và Indonesia, năng suất tôm nuôi giảm sau 5 - 10 năm. Ở Thái Lan hơn 20% trại tôm từ RNM đã bị bỏ chỉ sau 2 - 4 năm. Trong số 1,3 triệu ha đất dành cho nuôi tôm ở Thái Lan, khoảng 250.000 ha đã phải bỏ hoang.[15] Báo cáo của Quỹ Công lý môi trƣờng (EJF) tại London nhận x t, ngƣời phƣơng Tây càng ƣa thích tôm hùm thì tình trạng môi trƣờng các nƣớc nghèo nhất càng tồi tệ đi. Các trang trại nuôi tôm đang phá v nhiều khu rừng ngập mặn, làm giảm các đàn cá trong tự nhiên, gây ô nhiễm và tăng nguy cơ dịch bệnh đối với các cộng đồng ven biển. 5
  14. Steve Trent, Giám đốc EJF cho biết: "Báo cáo của chúng tôi đã chỉ ra một loạt các tác động có hại cho môi trƣờng, phát sinh từ tƣ tƣởng muốn làm giàu nhanh chóng của nông dân nuôi tôm". Những tác hại mà bản báo cáo đề cập bao gồm: phá hủy RNM ven biển, đe dọa sức khỏe con ngƣời và thiên nhiên do kháng sinh, thuốc trừ sâu và nhiều chất hóa học khác; nƣớc thải làm ô nhiễm biển; các đàn cá hoang biến mất do mất môi trƣờng sống và vì nhu cầu làm thức ăn cho tôm. Bên cạnh tác động xã hội và sinh thái, việc nuôi tôm thâm canh cũng đang đối mặt hàng loạt vấn đề về bệnh tật và thiệt hại về môi trƣờng tại nhiều nƣớc châu Á. Sản lƣợng tôm tại châu Á có chiều hƣớng giảm mạnh và một loạt bệnh dịch đang hoành hành tại Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Ecuador... 1.1.3. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước trên thế giới (i) Phương pháp sử dụng các vật liệu lọc, khoáng hấp phụ Nhiều loại vật liệu có khả năng hấp phụ chất ô nhiễm đƣợc nghiên cứu và tiềm năng của chúng cũng đã đƣợc công bố. Các loại vật liệu hấp phụ phổ biến đó là: nhôm họat tính, than họat tính, sắt hoặc mangan bọc cát, cao lanh đất s t, Bentonite, Zeolit, hydroxit sắt, silic oxit, apatít, nhựa trao đổi ion, và rất nhiều vật liệu có trong tự nhiên nhƣ xơ dừa, hoặc nhân tạo khác... Khoa Hóa, Đại học kỹ thuật Athen, Hy Lạp đã sử dụng zeolite tự nhiên để xử lý KLN có trong bùn sau xử lý nƣớc thải đạt hiệu quả cao đối với Cd, Cr, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn. Viện Nghiên cứu Môi trƣờng của Trƣờng North Highland College và Viện UHI Millenium đã nghiên cứu xử lý kim loại kiềm thổ và kim loại năng (KLN) bằng chitin thô. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý của chitin thô với KLN cao hơn với kim loại kiềm thổ. [11] Theo K. Kadirvelu, K. Thamaraiselvi and C. Namasivayam, than hoạt tính đƣợc sản xuất từ xơ dừa để hoạt hóa nƣớc theo phƣơng pháp hóa học dựa trên các đặc tính hóa học của nó.[17] Than xơ dừa có khả năng hấp thu Ni (II). Điều này đƣợc thể hiện qua sự giảm dần nồng độ Cacbon khi nồng độ Ni không đổi, hoặc sự tăng dần nồng độ Ni khi nồng độ Cacbon không đổi. Kết quả là một lƣợng lớn Ni đƣợc hấp thu trên 1 đơn vị trọng lƣợng Cacbon. Các mô hình Langmuir và Freundlich thể hiện sự hoạt động của ion kim loại hấp thu này hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm: Khả năng hấp thu (Qo) là 62,5 mg Ni (II)/g tại thời điểm ban đầu 6
  15. với pH = 5,0 và ở nhiệt độ t = 30°C cho các kích thƣớc hạt từ 250-500 μm. Sự hấp thu Ni tăng lên với pH = 2-7 và vẫn tiếp tục cho tới khi pH = 10. Việc thu hồi Ni (II) sau khi hấp thu có thể đƣợc thực hiện bằng cách xử lý than nạp Ni với HCl. Nhả hấp thu đã nghiên cứu xác nhận đó là sự hấp thu trao đổi ion.[14] Trên thế giới đã có những nghiên cứu về vật liệu hấp phụ chế tạo từ các phụ phẩm nông nghiệp nhƣ lõi ngô, bã mía, vỏ lạc, vỏ đỗ, … để hấp phụ các kim loại nặng trong môi trƣờng nƣớc. Kết quả nghiên cứu của S.R. Shukla, Roshan S. Pai, Amit D. Shendarkar trên các sợi xơ dừa cho thấy xơ dừa có khả năng hấp thu các kim loại nặng nhƣ Ni (II), Zn (II) và Fe (II) từ nƣớc thải chứa kim loại nặng. Các sợi xơ dừa này cũng đƣợc hoạt hóa bằng cách oxy hóa với H2O2 để sử dụng nhƣ là vật liệu hấp thu. Các sợi xơ dừa đã đƣợc hoạt hóa hấp thụ đƣợc khoảng 4,33 mg/g Ni (II), 7,88 mg/g Zn (II) và 7,49 mg/g Fe (II) so với sự hấp thu của các sợi xơ dừa chƣa hoạt hóa là 2,51 mg/g Ni (II), 1,83 mg/g Zn (II), 2,84 mg/g Fe (II). Giá trị hấp thu các kim loại nặng tăng lên khi pH giảm.[13] (ii)Công nghệ thẩm thấu ngƣợc RO Công nghệ thẩm thấu ngƣợc RO nhờ phong điện với mô hình pilot đƣợc thử nghiệm trên đảo Coconut – Hawaii (Mỹ). Nguyên lý của công nghệ là sử dụng năng lƣợng gió chuyển thành thủy năng để dòng nƣớc đi qua màng RO. Phần nƣớc sạch qua màng đƣợc tái sử dụng cho ao nuôi. Phần nƣớc ô nhiễm đậm đặc đƣợc thu gom để xử lý phù hợp hoặc tái sử dụng cho mục đích nuôi trồng khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tùy vào tốc độ gió, nƣớc sạch đƣợc tạo ra liên tục và tuần hoàn khoảng từ 228 – 366lít/giờ và nồng độ Nitơ đƣợc loại bỏ từ 90 – 97%.[20] Một nghiên cứu khác cũng đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp sử dụng công nghệ màng vi sinh tầng chuyển động - MBBR (moving bed biofilm reactors) với ƣu điểm vận hành nó đơn giản và không cần thiết phải có thêm công đoạn lắng. Công nghệ MBBR có tốc độ nitrat hóa cao nhờ khả năng tập trung mật độ lớn của vi sinh vật trong chất mang (độ xốp của chất mang là 98%, diện tích bề mặt 6000 – 8000 m2/m3 ). Vào sự chuyển động của chất mang trong nƣớc. Lƣợng khí cấp cho quá trình nitrat hóa đủ duy trì sự chuyển động của chất mang trong nƣớc do chất mang nhẹ (xấp xỉ khối lƣợng riêng của nƣớc). Kích thƣớc chất mang khá thô (c cm) nên không cần tới bể lắng mà chỉ cần tấm lƣới chắn là đủ. Sử dụng công nghệ trên có 7
  16. thể mang lại hiệu quả tốt trong kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững cho ngành sản xuất. Công nghệ màng Polyethersulfone (PES) không đối xứng áp suất thấp đƣợc các nhà khoa học Malaysia nghiên cứu ứng dụng xử lý nƣớc thải nuôi tôm. Màng PES đƣợc ứng dụng trên nguyên lý sự đảo ngƣợc giữa pha khô/ƣớt, qua đó xác định hiệu quả xử lý đối với nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Hệ thống xử lý bao gồm một bể lọc cát thô để tách cặn thô trong nƣớc. Với mục tiêu tập trung vào xử lý các chất ô nhiễm dinh dƣ ng (tổng Nitơ, tổng Phốt pho), màng PES đƣợc xác định có khả năng loại bỏ tổng N lên tới 85,7% và tổng P là 96,49% với áp suất chênh lệch yêu thấp cầu từ 4 – 8 bar.[6] (iii) Phƣơng pháp hoạt hóa nƣớc: Smirnov (2000) đã nghiên cứu và phát triển "Phƣơng pháp và thiết bị để sản xuất những dạng chất lỏng hoạt hóa và phƣơng pháp sử dụng” nhờ một thiết bị mang tên "công nghệ cộng hƣởng từ ở cấp độ phân tử - MRET”. Theo đó phân tử nƣớc là một hình tháp với 2 phân tử hidro và 1 phân tử oxy liên kết với nhau tạo thành góc 104,50. Đây là cấu trúc phổ biến của các phân tử nƣớc trong tự nhiên, tuy nhiên thực tế thì các phân tử nƣớc này lại thƣờng chịu các lực liên kết hóa học khác, do vậy liên kết hidro với nguyên tử oxy có sự thay đổi, nó trở thành các nhóm tinh thể mà ở đó lực liên kết chỉ còn có 5 – 10% lực liên kết H – O. Lúc này cấu trúc của tinh thể nƣớc gần giống nhƣ cấu trúc của nƣớc trong tế bào. Bằng các biện pháp kỹ thuật (sử dụng thiết bị hoạt hóa) sẽ góp phần nâng cao lực liên kết H – O do lúc này nƣớc đƣợc hoạt hóa (activated water).[18] Theo Smirnov thì nƣớc hoạt hóa có vai trò: + Nâng cao năng lực sinh học của nƣớc, giảm hàm lƣợng Ca2+, Mg2+ giảm độ cứng của nƣớc; + Thay đổi pH trong nƣớc dần về giá trị trung tính (iv) Phương pháp sử dụng vi sinh vật Vào những năm giữa thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh đƣợc vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên đối với các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ. Trong tự nhiên, vi sinh vật đƣợc phân bố rộng rãi trong đất, nƣớc và không khí và trên cơ thể động, thực vật. Ngoài một số 8
  17. ít gây bệnh cho ngƣời và động, thực vật, hầu hết vi sinh vật đều tham gia và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất, nhờ đó mà chuỗi thức ăn và lƣới năng lƣợng luôn đƣợc duy trì ở trạng thái cân bằng. Trên thực tế, vi sinh vật không trực tiếp phân huỷ các hợp chất hữu cơ mà chúng chỉ tham gia chuyển hóa hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản nhƣ đƣờng, amino acid, m ... nhờ các enzym ngoại bào. Quá trình phân giải có thể đƣợc thông qua 3 con đƣờng sau: - Phân hủy hợp chất cácbon tự nhiên thành đƣờng đơn thông qua phân huỷ hoàn toàn - Phân hủy m thành đƣờng đơn và axit b o - Phân hủy Protein thành amôn hoặc nitrat Xử lý nƣớc bằng phƣơng pháp sinh học là việc sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất thải trong nƣớc, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy. Xử lý nƣớc thải bằng vi sinh vật đƣợc sử dụng lần đầu tiên ở Anh vào năm 1918. Khoảng 13 năm sau đó, phƣơng pháp này đƣợc thực hiện tại Horidome và Atsuta của Nagoga. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quy trình xử lý sinh học khác nhau đƣợc áp dụng và không ngừng đƣợc cải tiến. Xử lý sinh học đƣợc chia thành các loại: - Xử lý hiếu khí: là oxy hóa hay khử bằng các vi sinh vật hiếu khí, nhƣ trong quy trình bể hiếu khí có bùn hoạt tính (bể aeroten), màng lọc sinh học, đĩa quay sinh học,… - Xử lý kỵ khí: là xử lý bằng các vi sinh vật kỵ khí, nhƣ trong các bể biogas - Xử lý bằng phƣơng pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên, khi đó thực vật sẽ trở thành giá thể cho vi sinh vật hoạt động Hiện nay, trên thế giới đã ứng dụng thành công quá trình lọc sinh học nhờ vi khuẩn để xử lý nƣớc trong nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ này chủ yếu dựa trên việc duy trì một tỉ lệ hợp lý Carbon : Nitrogen để thúc đẩy quá trình phân hủy dị dƣ ng. Một loạt thí nghiệm đã đƣợc tiến hành để nghiên cứu hiệu quả của công nghệ bio-floc khi sử dụng kết hợp với hệ thống nuôi nƣớc chảy, cụ thể là đƣợc sử dụng nhƣ một bộ phận xử lý rời phía ngoài của hệ thống tuần hoàn nƣớc. Chuntapa Benjamas và ctv đã tiến hành thả vi khuẩn lam Spirulina platensis trong bể nuôi tôm hùm để kiểm soát chất lƣợng nƣớc. Kết quả cho thấy hàm lƣợng 9
  18. Nitơ vô cơ (NH4, NO2, NO3) đƣợc xử lý khá hiệu quả. Khi số lƣợng vi khuẩn này tăng đến mức có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc sẽ đƣợc vớt ra khỏi bể (kích thƣớc vi khuẩn lam khá lớn). Trong thời gian qua, việc nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nƣớc nuôi trồng thủy sản là hƣớng đi có ý nghĩa thực tiễn về khía cạnh bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo hiệu quả sản xuất, góp phần đƣa nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, đảm bảo an toàn với thuỷ sản, ngƣời nuôi và ngƣời tiêu dùng. Thành phần sinh học của chế phẩm này gồm nhiều chủng vi sinh; tập hợp các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trƣởng vi sinh; các enzyme ngoại bào tổng hợp; các chất dinh dƣ ng sinh học và khoáng chất kích hoạt sinh trƣởng ban đầu và xúc tác hoạt tính. Chế phẩm sinh học có khả năng: + Khống chế sinh học: Những dòng vi khuẩn có ích trong chế phẩm có khả năng sinh các chất kháng khuẩn ví dụ bacteriocin để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong ao. + Tạo sức sống mới: Các vi khuẩn trong chế phẩm khi đƣa vào ao sẽ phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và hoạt tính, có khả năng tồn tại cả trong môi trƣờng và trong đƣờng ruột, ảnh hƣởng có lợi đối với vật nuôi. + Xử lý sinh học: Khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nƣớc giải phóng axít amin, glucose, cung cấp thức ăn có vi sinh vật có ích. Giảm thiểu thành phần nitơ vô cơ nhƣ NH3, NO2- thành các chất không độc nhƣ NH4+, NO3-, giảm mùi hôi thối, cải thiện chất lƣợng nƣớc. (v) Phương pháp sử dụng hệ động, thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm Sử dụng các loài động, thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất ô nhiễm nhằm giảm thiểu chất hữu cơ lơ lửng là giải pháp đƣợc dựa trên trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Ngƣời ta thƣờng sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dƣ ng là nitơ và phospho, carbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dƣ ng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật thủy sinh khác. 10
  19. Sử dụng thực vật thủy sinh: Trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra có ít nhất 400 loài thực vật thuộc 45 họ có khả năng hấp thụ kim loại. Các loài này là các loài thực vật thân thảo hoặc thân gỗ, có khả năng tích luỹ và không có biểu hiện về mặt hình thái khi nồng độ kim loại trong thân cao hơn hàng trăm lần so với các loài bình thƣờng khác. Nhiều loài thực vật nhƣ Cỏ nến Typha sp., Sậy Phragmites sp,...đã đƣợc biết đến nhƣ các loài có khả năng vận chuyển khí từ lá xuống rễ và oxy đƣợc giải phóng vào nƣớc ở vùng rễ, đƣợc vi sinh vật sử dụng cho quá trình phân hủy hiếu khí. Gần đây, ở nhiều nƣớc nhƣ Đức, Anh, Hungari, Thái Lan, Ấn Độ,…, công nghệ sử dụng cánh đồng lọc bằng lau sậy đã đƣợc ứng dụng để xử lý nƣớc thải và hiệu quả xử lý nƣớc thải của công nghệ vùng rễ gần với tự nhiên này có thể sánh đƣợc với công nghệ xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính thông thƣờng.[ Phƣơng pháp dùng lau sậy xử lý nƣớc thải do giáo sƣ Kathe Seidel ngƣời Đức đƣa ra từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc. Khi nghiên cứu khả năng phân huỷ các chất hữu cơ của cây, ông nhận thấy ƣu thế của phƣơng pháp này chính là tác dụng đồng thời giữa rễ, cây và các vi sinh vật ở vùng rễ. Trong đó, loại cây có nhiều ƣu điểm nhất là lau sậy. Ôxy đƣợc vận chuyển từ lá xuống rễ, rồi đƣợc rễ thải vào khu vực xung quanh và đƣợc vi sinh vật sử dụng cho quá trình phân huỷ hiếu khí. Số lƣợng vi khuẩn trong đất quanh rễ loại cây này có thể nhiều nhƣ số vi khuẩn trong các bể hiếu khí kỹ thuật (aeroten), đồng thời phong phú hơn về chủng loại từ 10 đến 100 lần. Chính vì vậy, các cánh đồng lau sậy có thể xử lý đƣợc nhiều loại nƣớc thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn. Đáng chú ý, trong các phƣơng pháp xử lý sinh học ở điều kiện tự nhiên, ngƣời ta đang ngày càng hƣớng tới sử dụng nhiều các loài thực vật thủy sinh. Các loài này có khả năng làm sạch môi trƣờng nƣớc bằng cách cung cấp oxy từ hệ rễ hoặc từ quá trình quang hợp vào nƣớc cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động giữ nguyên làm giá đ cho các vi sinh vật trong nƣớc; sử dụng các chất khoáng trong nƣớc. Các loài này thuộc các nhóm tảo, thực vật thủy sinh sống chìm, thực vật thủy sinh sống trôi nổi và thực vật thủy sinh sống nổi. 11
  20. Sử dụng động vật thủy sinh: Bên cạnh các loài thực vật, nhiều nghiên cứu cũng đã tiến hành thăm dò khả năng sử dụng động vật trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc một – động vật ăn thực vật. Ðiển hình của các động vật bậc một ở vùng nƣớc ven biển là các loại ngao, vẹm, hàu là các loài có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ nhƣ cá măng, cá đối cũng đƣợc thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nƣớc thải (Micheal J. Phillips, 1995). Vọp sông Geloina coaxans là đối tƣợng thƣờng phân bố ở những khu rừng ngập mặn ven biển, chúng là loài thích ứng rộng với độ mặn (từ 10 – 30‰), thích hợp nền đáy bùn nhão trong các khu rừng đƣớc, sú vẹt rậm rạp, có tán rừng che phủ ban ngày (Eileen và Courtney, 1982). Các nghiên cứu của Jones và ctv (2001, 2002) cho thấy loài sò đá Sydney Saccotrea commercialis có khả năng làm giảm đáng kể hàm lƣợng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, ni tơ tổng số, photpho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nƣớc thải từ các ao nuôi tôm thâm canh. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng có thể giảm đƣợc 49%, số lƣợng vi khuẩn giảm 58%, ni tơ tổng số giảm đến 80% và photpho tổng số giảm 76%, Chlorophyll-a giảm 8%. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã thải hữu cơ nhƣ cá măng, cá đối cũng đƣợc thử nghiệm sử dụng ở kênh thoát nƣớc thải (Micheal J. Philippin, 1995). Theo tính toán lý thuyết, ở điều kiện Việt Nam, 1 ha rừng ngập mặn (RNM) mỗi năm tăng trƣởng 56 tấn sinh khối và có thể hấp thụ đƣợc 219 kg nitơ, 20 kg photpho (Jesper Clausen, 2002). Darooncho (1991) đã nghiên cứu sử dụng rong biển (seaweed) để xử lý nƣớc thải nuôi tôm và sử dụng tuần hoàn nƣớc tại Thái Lan. Kết quả nghiên cứu tại 2 tỉnh Chanthaburi và Songkhal cho thấy lƣợng amoni và BOD bị hấp thu bởi rong biển là 100% và 39% sau 24 giờ. Thái Lan cũng đã sử dụng biện pháp xử lý nƣớc thải sau nuôi tôm bằng các đối tƣợng sinh học là sò Crassostrea sp., rong câu Gracillaria sp. sau đó qua lọc cát và cấp lại cho ao nuôi. Ở Trung Quốc, để xử lý nƣớc thải nuôi tôm công nghiệp, Xiongfei (2005) cùng các cộng sự đã nghiên cứu sử dụng nhuyễn thể hai mảnh vỏ để xử lý nƣớc thải 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2