intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm tìm hiểu thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại hai khu vực nghiên cứu nói trên; đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài của hai khu vực này với các khu vực khác ở Việt Nam đã được nghiên cứu trước đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Thị Diệp NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG NƢỚC BỘ HEMIPTERA Ở CÔN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU) VÀ PHÚ QUỐC (TỈNH KIÊN GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Thị Diệp NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG NƢỚC BỘ HEMIPTERA Ở CÔN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU) VÀ PHÚ QUỐC (TỈNH KIÊN GIANG) Chuyên ngành: Động vật học Mã số : 60 42 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Anh Đức Hà Nội – Năm 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Trần Anh Đức, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và dìu dắt tôi trên con đường khoa học từ khi tôi còn là một sinh viên. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo đang công tác tại Bộ môn Động vật không xương sống, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học và làm thực nghiệm tại Bộ môn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, cán bộ trong Khoa Sinh học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm việc tại đây. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, những người luôn sát cánh, động viên và có nhiều giúp đỡ đối với tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Hà Nội, Ngày tháng năm 2012 Học viên Phạm Thị Diệp
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 – TỔNG QUAN ....................................................................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nước bộ Hemiptera trên thế giới ..................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Việt Nam ...................... 7 1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên Côn Đảo và Phú Quốc ....................................... 11 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................13 2.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu ........................................................................ 13 2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 18 Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 20 3.1. Thành phần loài Côn trùng nước Hemiptera ở Côn Đảo ................................... 20 3.2. Thành phần loài Côn trùng nước Hemiptera ở Phú Quốc ................................. 23 3.3. Đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo, Phú Quốc với Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu, và Vườn Quốc gia Ba Vì. .................................................................................26 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 31 PHỤ LỤC
  5. DANH LỤC BẢNG Bảng 1. Các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo .............................................................. 15 Bảng 2. Các địa điểm thu mẫu tại Phú Quốc ............................................................ 17 Bảng 3. Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại Côn Đảo ...................... 20 Bảng 4. Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại Phú Quốc .................... 23 Bảng 5. Chỉ số tương đồng Bray – Curtis giữa các khu vực (%)..............................27 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Vị trí địa lý, sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc ........... 14 Hình 2. Số lượng loài, giống ở từng họ thu được tại Côn Đảo ................................. 21 Hình 3. Số lượng loài, giống ở từng họ thu được tại Phú Quốc ............................... 25 Hình 4. Số lượng loài, giống, họ giữa các khu vực................................................... 26 Hình 5. Sơ đồ cây thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực ....................................... 28
  6. MỞ ĐẦU Côn trùng nước bộ Hemiptera (bộ Cánh nửa ở nước) có độ đa dạng cao, phân bố rộng trên toàn thế giới, gồm 2 phân bộ: Gerromorpha (gồm những loài sống trên màng nước), Nepomorpha (gồm những loài sống hoàn toàn dưới nước). Có thể bắt gặp chúng ở hầu hết các thủy vực nước ngọt (như ao, hồ, sông, suối, thác nước) và cả ở môi trường biển. Hiện nay trên thế giới, các nhà khoa học đã xác định được trên 4.400 loài thuộc 266 giống, 19 họ. Trong đó, phân bộ Gerromopha có khoảng 2.100 loài thuộc 152 giống, 8 họ; phân bộ Nepomorpha có khoảng 2.300 loài thuộc 114 giống, 11 họ [14, 20, 45, 46]. Côn trùng nước bộ Hemiptera có một số vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái ở nước cũng như vai trò ứng dụng [14, 20, 30, 50, 64]. Các họ Hemiptera ở nước được cho là có những mức độ nhạy cảm khác nhau đối với điều kiện môi trường, do đó được sử dụng làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước [14, 20, 50]. Một số loài được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học các vector truyền bệnh do thức ăn của chúng chủ yếu là ấu trùng của các loài muỗi hoặc ấu trùng của một số loài khác thuộc bộ Hai cánh (Diptera) [14, 20, 50, 64]. Các loài Hemiptera ở nước chủ yếu ăn động vật, chỉ ít loài ăn thực vật, đồng thời chúng cũng là nguồn thức ăn của cá và nhiều nhóm động vật khác, do đó đóng góp vào các mắt xích của lưới thức ăn trong các hệ sinh thái ở nước [50]. Ở một số nước như Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam, một số loài còn được sử dụng làm thức ăn cho con người, ví dụ như loài Cà cuống (Lethocerus indicus) [50, 64]. Với tính đa dạng cao và những vai trò quan trọng như vậy, việc nghiên cứu đa dạng loài Hemiptera ở nước nhìn chung luôn là công việc cần thiết, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật và về kiểm soát sinh học hay sinh vật chỉ thị. Riêng ở Việt Nam, việc điều tra, nghiên cứu về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera mới chỉ được tiến hành chủ yếu ở khu vực đất liền [1, 2, 25, 48, 52, 53, 56], trong khi đó các khu vực biển-đảo vẫn chưa được quan tâm thực hiện. Vì môi 1
  7. trường sống của Hemiptera ở nước là rất đa dạng nên để có được dữ liệu đầy đủ về thành phần loài của nhóm Côn trùng nước này ở nước ta cần có những điều tra trên các môi trường sống khác nhau, gồm cả môi trường nước ngọt và môi trường biển, cả khu vực đất liền và khu vực hải đảo. Côn Đảo và Phú Quốc là những đảo lớn ở khu vực vùng biển phía nam của nước ta, có độ đa dạng sinh học cao và được khoanh vùng một phần cho Vườn Quốc gia Côn Đảo và Vườn Quốc gia Phú Quốc. Đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu đa dạng sinh học của khu vực Côn Đảo và Phú Quốc, được thực hiện bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước [3, 4]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào nhóm động thực vật trên cạn, hay nhóm động vật có xương sống ở nước, gần như chưa có dẫn liệu về động vật không xương sống ở nước [3, 4]. Cho đến nay, chưa có dẫn liệu nào về Côn trùng nước bộ Hemiptera tại các khu vực này. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu về thành phần loài và đa dạng sinh học của Côn Đảo và Phú Quốc, cũng như góp phần xây dựng dữ liệu về Côn trùng nước ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)” với mục đích: - Tìm hiểu thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại hai khu vực nghiên cứu nói trên. - Đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài của hai khu vực này với các khu vực khác ở Việt Nam đã được nghiên cứu trước đây. 2
  8. Chƣơng 1 – TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera trên thế giới Côn trùng nước bộ Hemiptera (bộ Cánh nửa ở nước) có mặt ở hầu hết các lục địa ngoại trừ Nam Cực, bao gồm 2 phân bộ: Gerromorpha (gồm những loài sống trên màng nước), Nepomorpha (gồm những loài sống hoàn toàn dưới nước). Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã ghi nhận được trên 4.400 loài thuộc 266 giống, 19 họ và ước tính Côn trùng nước bộ Hemiptera có thể lên tới 7.000 loài. Trong đó khu vực Á – Úc có trên 654 loài [45, 46]. Côn trùng nước bộ Hemiptera đã được quan tâm nghiên cứu nhiều về các mặt hình thái, sinh học, sinh thái, phân loại và tiến hóa. Những nghiên cứu đầu tiên về phân loại học Hemiptera ở nước được thực hiện từ khoảng thế kỷ 18. Ví dụ, Fabricus (1775) đã mô tả loài đầu tiên thuộc Côn trùng nước bộ Hemiptera đó là “Cimex cursitans” (ngày nay gọi là Limnometra cursitans) cho khu vực Australia. Trong thế kỷ 19, dẫn liệu về Côn trùng nước bộ Hemiptera của Australia được bổ sung và mô tả bởi Erichson (1842), Fieber (1951). Nghiên cứu phân loại học Hemiptera ở nước bắt đầu phát triển hơn từ đầu thế kỷ 20. Cho đến nay, ở Australia đã có trên 261 loài được mô tả, thuộc 54 giống (trong đó, 14 giống là đặc hữu của khu vực này), 15 họ [14]. Ở Châu Á, các công trình nghiên cứu về Côn trùng nước bộ Hemiptera được bắt đầu khá sớm bởi các nghiên cứu của Lundblad (1933), La Rivers (1970), Lansbury (1972, 1973) [14, 26, 27, 28]. Côn trùng nước bộ Hemiptera được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine [10, 12, 11, 34, 35, 59]. Từ những năm 1920 – 1930, ở Trung Quốc, Hoffmann đã công bố nhiều nghiên cứu phân loại, sinh học của Côn trùng nước bộ Hemiptera [30]. Andersen (1982, 1998) mô tả 8 loài thuộc giống Eotrechus có phân bố từ Ấn Độ, Nepal và Myanmar, miền bắc Thái Lan đến khu vực nam Trung Quốc [6, 10]. Năm 1995, Andersen & Chen đã ghi nhận 9 loài thuộc giống Rhyacobates từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Myanmar và Thái Lan [12]. Zettel (2000) ghi nhận 4 loài thuộc giống Rhagovelia [66]. Liu & Zheng (2000) đã 3
  9. đưa ra danh lục gồm 14 loài thuộc họ Aphelocheridae và mô tả 1 loài mới được ghi nhận đầu tiên: Aphelocheirus carinatus từ tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) [29]. Tran & Zettel (2006) mô tả 1 loài mới từ Đông bắc Ấn Độ, Eotrechus pilicaudatus [60]. Tran et al. (2010) ghi nhận 4 loài thuộc giống Hydrometra lần đầu tiên ở đảo Hải Nam (Trung Quốc): Hydrometra gilloglyi, H. jaczewskii, H. greeni và H. longicapitis, góp phần bổ sung thêm thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở đây [58]. Khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng có số lượng loài Côn trùng nước bộ Hemiptera chiếm ưu thế, đặc biệt có nhiều giống thậm chí là phân họ đặc hữu [30, 64]. Esaki (1923-1930) đã mô tả nhiều loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở khu vực này và các vùng lân cận, bổ sung thêm vào bậc phân loại cao hơn mà ngày nay tiếp tục được nghiên cứu. Lundblad (1933) đưa ra tổng quan chung về Côn trùng nước bộ Hemiptera, với danh lục những loài ở khu vực Ấn Độ đến New Guinea và Nhật Bản [20, 64]. Polhemus & Polhemus (1989) mô tả 2 loài mới thuộc giống Hebrus từ môi trường cạn đến đầm lầy ngập mặn ở Đông Nam Á [41]. Các nghiên cứu về thành phần loài ở biển thuộc phân họ Haloveliinae của Singapore, Malaysia, Thái Lan, với 6 loài mới thuộc giống Xenobates được nghiên cứu bởi Andersen (2000) [11]. Năm 2002, Andersen đã đưa ra khóa phân loại 5 giống: Strongylovelia, Entomovelia, Haloveloides, Halovelia và Xenobates ở Đông Nam Á [15]. Fernando & Cheng (1974) ghi nhận 102 loài thuộc 12 họ ở khu vực bán đảo Malaysia. Cho đến năm 2004, đã có có tổng cộng 167 loài nước ngọt thuộc 64 giống, 18 họ được biết đến ở khu vực bán đảo Malaysia và Singapore [15, 16, 21, 34, 35, 38]. Với mẫu vật thu được từ các suối ở phía đông và nam Thái Lan, Vitheepradit & Sites (2007, 2011) mô tả 3 loài mới thuộc giống Ptilomera (Gerridae), ghi nhận tổng cộng 7 loài thuộc giống này ở Thái Lan và mô tả 1 loài mới thuộc họ Naucoridae: Heleocoris mcphersoni [51, 62]. Cho tới nay, Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Thái Lan có khoảng hơn 200 loài thuộc 17 họ [32, 33]. Yang & Murphy (2011) đưa ra khóa phân loại tới 3 giống, 5 loài thuộc họ Mesoveliidae ở Đông Nam Á [63]. Zettel (2012) mô tả 3 loài mới thuộc họ Naucoridae ở Trung Quốc và Philiipine trong đó: 4
  10. Ctenipocoris sinicus, Heleocoris jaechi ở Trung Quốc và Stalocoris freitagi ở Philippines [71]. Dữ liệu phân bố cập nhật của những loài thuộc họ Notonectidae ở Đông Nam Á và danh lục mô tả từng loài ở Philiipine và Brunei được đưa ra bởi Zettel et al. (2012) [72, 73]. So với hai khu vực lân cận là Ấn Độ và Thái Lan, Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Myanmar vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mới chỉ có một số dẫn liệu đơn lẻ trong các nghiên cứu phân loại như nghiên cứu về giống Metrocoris (Gerridae) của Chen & Nieser (1993) và Hydrometra (Hydrometridae) của Zettel (2006) [18, 68]. Zettel (2011) công bố danh lục loài thuộc phân bộ Gerromorpha ở khu vực Myanmar, với tổng cộng 64 loài, trong đó với 7 loài mới cho khoa học, 8 loài là ghi nhận mới [70]. Nghiên cứu đầy đủ và hệ thống nhất về khu hệ Hemiptera ở nước là của Chen et al. (2005) cho khu vực Malesia (khu vực nằm giữa eo Kra của miền nam Thái Lan và các đảo phía Đông của New Guinea; các đảo Bismarck và Solomon). Tại khu vực này, các tác giả đã ghi nhận khoảng 1.000 loài thuộc 100 giống, 17 họ, chiếm một phần tư tổng số loài Hemiptera ở nước đã biết trên thế giới [20]. Chen et al. (2008) bổ sung thêm dẫn liệu về 3 loài mới từ khu vực này, đó là Micronecta lumutensis từ Borneo, Indonesia, Enithares rinjani từ Lombook (Indonesia); Neusterensifer stysi từ New Guinea [19]. Khu vực Malesia cũng là khu vực có tính đặc hữu cao, ví dụ khu hệ Hemiptera ở nước ở đảo Borneo có khoảng 80 loài đặc hữu [64]. Năm 2012, Polhemus & Polhemus đưa ra khóa phân loại đến loài của giống Ochterus (Ochteridae) và Nerthra (Gelasotocoridae) cùng với mô tả 3 loài mới: Ochterus pseudomarginatus từ Singapore và quần đảo Malaysia, Ochterus signatus từ Malaysia và Việt Nam và Ochterus singaporensis từ Singapore [38]. Tran & Polhemus (2012) mô tả thêm loài mới Ranatra raffelesi từ Singapore và Indonesia. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã tu chỉnh vị trí phân loại của phân loài Ranatra longipes thai Lansbury, và tách thành một loài riêng biệt, gọi là Ranatra 5
  11. thai Lansbury [54]. Nghiên cứu nói trên đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng dữ liệu về Côn trùng nước bộ Hemiptera trên thế giới. Điều đáng chú ý là các khóa phân loại đến loài Hemiptera chỉ áp dụng được cho các cá thể trưởng thành, vì thiếu trùng không có đủ các đặc điểm hình thái để có thể phân biệt ở bậc loài. Hiện nay, mới chỉ định loại được đến bậc họ các mẫu thiếu trùng của Hemiptera ở nước [7, 64]. Cùng với việc nghiên cứu về phân loại học, nhiều nhà khoa học cũng quan tâm đến việc nghiên cứu các lĩnh vực sinh thái học, địa lý sinh vật, chủng loại phát sinh, tập tính hay sự thích nghi của Côn trùng nước bộ Hemiptera. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của Cobben (1968, 1978) về tiến hóa của các họ thuộc bộ Hemiptera. Cả hai công trình này đều tập trung vào cấu trúc và sự phát triển của trứng và ấu trùng, cấu trúc của các phần phụ miệng và một số cấu trúc khác [20, 64]. Andersen (1982) đã có nghiên cứu tổng hợp và mang tính nền tảng về tiến hóa, chủng loại phát sinh, đặc điểm hình thái, sự thích nghi, địa lý sinh vật và hệ thống phân loại đến bậc giống của các họ trong phân bộ Gerromorpha [7]. Ngoài ra những nghiên cứu về hóa thạch của Popov (1971), Carpenter (1992), Andersen (1998), Rasnitsyn & Quicke (2002) đã cung cấp những bằng chứng quan trọng về tiến hóa của Hemiptera ở nước [20]. Michael (2003), David & John (2005) nghiên cứu về phương thức di chuyển trên bề mặt nước của Côn trùng nước bộ Hemiptera [24, 31]. Sự tiến hóa và thích nghi của Hemiptera ở nước cũng đã được nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, hoặc kết hợp giữa các đặc điểm hình thái với sinh học phân tử, ví dụ như các nghiên cứu của Damgaard et al. (2005) về Halovelia và Steinovelia, Damgaard (2008) về phân bộ Gerromorpha [20, 23]. Vai trò và ý nghĩa ứng dụng của Côn trùng nước bộ Hemiptera đã được tổng quan trong cuốn “Heteroptera of Economic Importance” của Schaefer & Panizzi (2000) [50]. Các họ Naucoridae, Belostomatidae, Nepidae có vai trò trong kiểm soát ấu trùng muỗi. Ngoài việc được sử dụng làm thức ăn cho cá và con người, một số loài của họ Belostomatidae có thể giúp kiểm soát những vật chủ trung gian của sán. 6
  12. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng làm sinh vật chỉ thị trong đánh giá chất lượng nước [50]. 1.2. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Việt Nam Việt Nam là điểm nóng về đa dạng sinh học (Biodiversity Hotspot) thuộc khu vực Indo-Burma (gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và nam Trung Quốc). Nằm trọn trong vùng nhiệt đới, rìa phía đông nam của phần lục địa Châu Á, giáp với biển Đông nên Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa, có sự khác biệt giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Ngoài ra, địa hình Việt Nam phức tạp với nhiều vùng núi cao, hệ thống sông ngòi dày đặc. Sự kết hợp của các yếu tố địa hình thủy văn, khí hậu là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học của Côn trùng nước ở Việt Nam nói chung và Côn trùng nước bộ Hemiptera nói riêng. Loài thuộc họ Gerridae đầu tiên được mô tả từ Việt Nam là Ptilomera hylactor Breddin, 1903. Hai thập kỷ sau, China (1925) mô tả loài Gigantometra gigas có kích thước lớn nhất thuộc họ Gerridae và là đặc hữu của Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc) [52]. Phần lớn các nghiên cứu về Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Việt Nam được công bố tản mản trong một số tài liệu nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Á như của Kirkaldy (1902), Esaki (1923), Lansbury (1972, 1973), Nieser (2002, 2004), Polhemus & Polhemus (1995, 1998)… [27, 28, 30, 34, 35]. Năm 1989, Polhemus & Polhemus ghi nhận Aphelocheirus similaris từ Hà Nội [37]. Chen & Nieser (1993) ghi nhận 6 loài thuộc giống Metrocoris ở Việt Nam [18]. Zettel & Chen (1996) đã có những dẫn liệu về họ Gerridae ở Việt Nam, ghi nhận tổng cộng khoảng 40 loài thuộc 18 giống [77]. Năm 1997, Hecher công bố 2 loài mới: Pseudovelia intonsa và P. pusilla, hiện chỉ tìm thấy ở Việt Nam [25]. Zettel (1998) ghi nhận Aphelocheirus similaris ở Lào Cai và cho rằng loài này chỉ thấy ở miền bắc Việt Nam [78]. 7
  13. Các nghiên cứu về khu hệ Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Việt Nam những năm gần đây đã được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, tuy chỉ mới tập trung vào một số giống hay họ. Zettel & Tran (2004) mô tả 2 loài mới: Rhagovelia polymorpha và R. yangae, đồng thời cũng là ghi nhận đầu tiên của nhóm loài R. papuensis ở khu vực Đông Nam Á, dựa trên mẫu vật thu được ở Hà Tĩnh và Đà Nẵng, góp phần mở rộng dẫn liệu về vùng phân bố của nhóm loài này [74]. Tran & Zettel (2005) đã mô tả 2 loài mới: Metrocoris vietnamensis và M. quynhi cho Việt Nam, bổ sung thêm dữ liệu về thành phần loài thuộc Metrocoris được công bố trước đó [59]. Năm 2006, Tran & Yang cung cấp dẫn liệu đầu tiên về loài Rhyacobates abdominalis ở Việt Nam và mô tả 3 loài mới: Eotrechus vietnamensis, Rhyacobates anderseni và Rhyacobates gongvo, trong đó cả hai giống Eotrechus và Rhyacobates lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam [57]. Zettel & Tran (2006) mô tả 5 loài mới từ Việt Nam, trong đó 4 loài thuộc giống Strongylovelia, 1 loài thuộc giống Entomovelia, ngoài ra có 3 loài: Halovelia malaya, Haloveloides sundaensis và Xenobates mandai được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam [75]. Trần Anh Đức (2008) đã xây dựng khóa phân loại đến loài của họ Gerridae (Gerromorpha) ở Việt Nam, bao gồm 64 loài thuộc 26 giống [52]. Với mẫu vật thu được từ Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú trước đây), Hòa Bình, Hà Giang, Polhemus et al. (2008) mô tả thêm loài mới: Cheirochela tonkina (Naucoridae) ở khu vực dãy Trường Sơn và các vùng lân cận [38]. Zettel (2009) công bố loài mới thuộc họ Helotrephidae từ Việt Nam, Malaysia, Philippines trong đó Việt Nam có loài mới là Helotrephes confusus [69]. Polhemus et al. (2009) mô tả thêm 2 loài mới thuộc giống Eotrechus: E. fansipan từ Sa Pa, Lào Cai và E. pumat từ Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát (Nghệ An), đồng thời đưa ra khóa định loại đến loài của giống này ở Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả đã cung cấp những dẫn liệu đầu tiên về phân bố của loài E. brevipes ở Việt Nam. Cho đến nay có 4 loài thuộc giống Eotrechus đã được mô tả và ghi nhận cho khu hệ Hemiptera ở Việt Nam [48]. Với mẫu Côn trùng nước bộ Hemiptera thu được ở khu 8
  14. vực suối tỉnh Điện Biên và Đà Nẵng, Tran & Polhemus (2009) mô tả 2 loài mới: Amemboides falcatus và Amemboides gladiolus. Trước đây Amemboides được coi là một phân giống của Amemboa, thì trong nghiên cứu này, các tác giả đã tách thành hai giống riêng biệt: Amemboa Esaki, 1925, và Amemboides Polhemus & Andersen, 1984 [55]. Cũng trong thời gian này, Tran et al. (2009) và Zettel & Tran (2009) đã mô tả thêm 2 loài mới cho Việt Nam: Velia laticaudata và Aphelocheirus tuberculipes [61, 76]. Tran et al. (2010) đã phát hiện thêm 3 loài thuộc Hydrometra ở Việt Nam: Hydrometra albolineata; H. jaczewskii và H. ripicola, đồng thời cũng bổ sung dẫn liệu mới về phân bố của 9 loài Hydrometra ở Việt Nam [58]. Dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở một số thủy vực thuộc Khu vực bảo tồn Thiên nhiên và Di tích lịch sử Vĩnh Cửu (Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu) và Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai được đưa ra bởi Phạm Thị Diệp (2010). Trong đó, 59 loài thuộc 35 giống, 12 họ được ghi nhận ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cữu; Vườn Quốc gia Cát Tiên ghi nhận 49 loài thuộc 36 giống, 12 họ, ghi nhận thêm 4 loài cho Việt Nam: Pseudovelia sexualis, Tetraipis zetteli, Timasius schwendingeri và Hydrometra okinawana [1]. Năm 2011, Tran et al. đưa ra dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại khu vực nội thành ở Hà Nội, trong đó ghi nhận 23 loài thuộc 12 giống, 9 họ [53]. Ngô Quang Hiệp (2012) đã ghi nhận 49 loài thuộc 28 giống, 9 họ ở Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở các khu vực này [2]. Tran & Polhemus (2012) đã đưa ra khóa phân loại tới loài của Gerris ở Việt Nam và mô tả 1 loài mới: Gerris curvus [56]. Ngoài ra, các tác giả cũng ghi nhận thêm 2 loài: Gerris latiabdominis và Gerris gracilicornis cho Việt Nam [56]. Polhemus & Polhemus (2012) ghi nhận thêm: Ochterus signatus là loài mới ở khu vực Maylaysia và Việt Nam [39]. Những nghiên cứu nói trên đã bổ sung danh sách thành phần loài, mô tả và ghi nhận loài mới, cũng như xây dựng các khóa định loại đến loài của các họ, giống, góp phần làm cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu tiếp theo về Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Việt Nam. Cho tới nay, ở Việt Nam đã có dẫn liệu của khoảng 170 loài 9
  15. Côn trùng nước bộ Hemiptera, thuộc 18 họ. Trong đó, nhiều nhất là họ Gerridae có gần 70 loài, họ Veliidae có khoảng 40 loài [5, 8, 18, 25, 37, 38, 40, 52,…]. Các họ khác như Hebridae, Hermatobatidae, Helotrephidae, Ochteridae ít được nghiên cứu do hạn chế về tài liệu phân loại và mẫu vật. Điểm đáng chú ý là những nghiên cứu về thành phần loài Hemiptera ở nước tại Việt Nam mới chỉ tập trung ở khu vực đất liền, trong khi đó các khu vực biển – đảo hầu như chưa được nghiên cứu. 10
  16. 1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên Côn Đảo và Phú Quốc 1.3.1. Một số dẫn liệu về điều kiện tự nhiên ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 180 km về phía đông, cách cửa sông Hậu 83 km. Theo Phạm Quang Minh (Mảnh đất và con người Côn Đảo) thì điều kiện tự nhiên chung của Côn Đảo như sau [3]. Vị trí địa lý: Gồm 14 đảo lớn nhỏ nằm trong quần đảo Côn Sơn, nằm trong khoảng 8o34' – 8o49' vĩ độ Bắc và 106o31' – 106o45' kinh độ Đông. Địa hình: Côn Đảo chủ yếu là đồi núi chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên (6.328 ha). Núi Chúa cao 515 m, núi Thánh Giá cao 577 m. Địa thế Côn Đảo hùng vĩ, nhiều tài nguyên, rải rác những thung lũng đất đai bằng phẳng có thể trồng trọt và xây dựng nhà cửa: khu vực thị trấn Côn Sơn, Cỏ Ống, Hòn Cau. Khí hậu: Côn Đảo nằm trong khu vực Châu Á gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Trong một năm có hai trào gió mùa:  Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9.  Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 (về mùa này có nhiều cơn gió giật mạnh, tới cấp 6, cấp 7 và giật trên cấp 7. Do vậy, mùa này còn được gọi là mùa gió chướng). Khí hậu có hai mùa phân biệt:  Mùa mưa: Từ hạ tuần tháng 4 đến thượng tuần tháng 12, mưa cao điểm vào các tháng 8,9. Về mùa này, khí hậu khá ẩm ướt, lượng mưa trung bình là 2.200 mm/năm.  Mùa nắng: Từ trung tuần tháng 12 đến trung tuần tháng 4, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC. Tháng 2 là tháng mát mẻ nhất, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 22oC, còn tháng 5 là tháng oi bức nhất, nhiệt độ có lúc lên tới 34oC. 11
  17. 1.3.2. Một số dẫn liệu về điều kiện tự nhiên ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và có điều kiện tự nhiên chung như sau [4]. Vị trí địa lý: Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km, nằm trong khoảng 9°53′- 10°28′ vĩ độ Bắc và 103°49′-104°05′ kinh độ Đông. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình: Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m. Khí hậu: Do vị trí đặc điểm của đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt: + Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau. Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35oC vào tháng 4 và tháng 5. + Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. Cả năm trung bình là 3.000 mm. Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4.000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục. 12
  18. Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là mẫu vật các cá thể trưởng thành của Côn trùng nước bộ Hemiptera. Mẫu vật được thu bởi Trần Anh Đức và cộng sự tại Côn Đảo trong tháng 04/2010 và tại Phú Quốc trong tháng 11/2010. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được thu tại một số thủy vực ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc được thể hiện trong Hình 1. 13
  19. Hình 1. Vị trí địa lý, sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc (Ghi chú: : Địa điểm thu mẫu) 14
  20. 2.2.1. Địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo Các địa điểm thu mẫu và đặc điểm sinh cảnh trong đợt thu mẫu tại Côn Đảo được trình bày ở Bảng 1. Ở khu vực Côn Đảo mẫu được thu tại các môi trường khác nhau, như thủy vực nước ngọt (suối), nước lợ (nơi suối đổ ra biển) và môi trường biển (rừng ngập mặn, bãi đá vùng triều). Bảng 1. Các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo Ký hiệu Ngày thu Địa điểm thu mẫu Đặc điểm sinh cảnh mẫu mẫu Cuối mùa khô, suối cạn, thu mẫu Đầm Trầu, suối Nước Nóng, khu vực gần thác ở các vũng, hố nước còn sót lại. TAD1006 nước. 13/04/2010 Nền đá lớn. Lòng suối rộng (Tọa độ: N: 08°43'697'' khoảng 3-5m, được che phủ một E: 106°37'152'') phần bởi tán cây rừng. Phần cuối của suối. Cuối mùa Đầm Trầu, suối Nước khô, không có dòng chảy, còn lại Nóng, khu vực nước lợ, vũng nước lớn và nông. Nền đá nền đá. TAD1007 13/04/2010 cỡ vừa, hai bên bờ là các loài thực (Tọa độ: N: 08°43'798'' E:106°37'203'') vật nước lợ - mặn, được che phủ một phần bởi tán cây rừng. Khu vực suối đổ ra biển. Cuối mùa khô, không có dòng chảy, chỉ Đầm Trầu, suối Nước Nóng, khu vực sát biển, còn lại vũng nước lớn, có thể TAD1008 nền cát. 13/04/2010 thông với biển khi triều cao, nền (Tọa độ: N: 08°43'798'' đáy cát, hai bên bờ là các loài E: 106°37'203'') thực vật nước lợ - mặn, mặt nước rộng, ít được tán cây che phủ. Đầm Trầu, suối Ông Tà, Gần khu vực gồm các loại thực phía Nam sây bay. TAD1009 13/04/2010 vật nước lợ, nước mặn. Suối bằng, (Tọa độ: N: 08°44'167'' nền đáy cát bùn. E: 106°37'630'') 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2