intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:97

161
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm xác định các hệ số xói mòn đất để xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc bằng công nghệ GIS theo phương trình mất đất phổ dụng biến đổi của USLE; từ kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu xói mòn và đề xuất một số biện pháp hạn chế xói mòn đất của vùng Tây Bắc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ TOAN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ  DỰ BÁO XÓI MÒN ĐẤT VÙNG TÂY BẮC  VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ TOAN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ  DỰ BÁO XÓI MÒN ĐẤT VÙNG TÂY BẮC  VIỆT NAM Chuyên ngành    : Khoa học môi trường Mã số                   : 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN CỰ 2
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các  thầy cô trong bộ môn Khoa học đất – Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa  học Tự nhiên – ĐHQGHN. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: + PSG.TS Nguyễn Xuân Cự, Khoa Môi trường ­ Trường Đại học Khoa  học Tự  nhiên – ĐHQGHN, thầy đã hết mức nhiệt tình, đã chỉ  dạy cho tôi, động  viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. + Th.S Nguyễn Quốc Việt , Bộ  môn Khoa học đất ­ Khoa Môi trường ­  Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi  trong quá trình thực hiện làm luận văn. Xin bày tỏ  lòng biết  ơn đến bố, mẹ, các thầy cô trong bộ  môn Khoa học  đất cũng như  các thầy cô trong Khoa Môi trường, các anh, các chị  và bạn bè đã  động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.                                                     Tác giả luận văn 3
  4.                                                      Nguyễn Thị Toan MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................10 1.1. Giới thiệu về hệ thông tin địa lý GIS..............................................................10 1.1.1  Khái niệm GIS..............................................................................................10 1.1.2 Lịch sử phát triển của hệ thông tin địa lý GIS..............................................10 1.1.3 Các thành phần của hệ thông tin địa lý.........................................................11 1.1.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS...............................................................12  1.1.5 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS...................................................................14  1.1.6 Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới và ở Việt Nam..................................15 1.2 Xói mòn, các phương pháp nghiên cứu và các biện pháp phòng chống xói mòn ................................................................................................................................. 18 1.2.1 Tổng quan về xói mòn đất.............................................................................18 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu xói mòn đất...........................................................30 1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Tây Bắc...................33 1.3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình.................33 1.3.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La....................38 4
  5. 1.3.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên...............42 1.3.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu..................45 1.4. Hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam......................49 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................52 2.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................52 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................52 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................55 3.1 Quy trình xây dựng bản đồ xói mòn đất.........................................................55  3.1.1 Khái quát chung về  phương trình mất đất phổ  dụng (Universal Soil Loss  Equation ­ USLE)....................................................................................................55 3.1.2 Quy trình tiến hành thành lập bản đồ xói mòn đất.......................................56 3.1.3 Các bước tiến hành........................................................................................57 3.2 Xây dựng các bản đồ thành phần vùng Tây Bắc Việt Nam............................58 3.2.1 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố đất (K)...............................................58 3.2.2 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố mưa (R).............................................62 3.2.3 Bản đồ hệ số xói mòn do yếu tố thảm thực vật (C)....................................65 3.2.4 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố địa hình (SL)......................................70 3.2.5 Bản đồ hệ số xói mòn do canh tác (P) ......................................................72 3.3 Xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc......................................73 3.3.1. Xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất tiềm năng vùng Tây Bắc và các tỉnh  thuộc vùng Tây Bắc................................................................................................73 3.3.2. Xây dựng bản đồ  xói mòn đất hiện trạng vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc  vùng Tây Bắc..........................................................................................................81 3.4 Một số biện pháp kỹ thuật hạn chế xói mòn đất............................................89 3.4.1. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc................................................89 3.4.2. Một số biện pháp kỹ thuật khác...................................................................91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................96 5
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ảnh hưởng của lượng mưa đến xói mòn đất......................................23  Bảng 1.2: Mối quan hệ giữa độ dốc và xói mòn đất trong điều kiện trồng một số  loại cây khác nhau...................................................................................................24 Bảng 1.3: Bảng phân loại độ dốc..........................................................................25 Bảng 1.4: Ảnh hưởng của chiều dài sườn dốc tới lượng đất mất do xói mòn....25 Bảng 1.5: Ảnh hưởng của cây cà phê và độ dốc đến lượng đất mất do xói mòn 28 Bảng 1.6: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên vùng Tây  Bắc Việt Nam.........................................................................................................50 Bảng 1.7: Hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La vùng Tây   Bắc Việt Nam.........................................................................................................50 Bảng 3.1: Hệ số xói mòn đất của một số loại đất ở Việt Nam...........................59 Bảng 3.2. Hệ số xói mòn do yếu tố đất K của vùng Tây Bắc Việt Nam.............60 Bảng 3.3: Hệ số R của vùng Tây Bắc Việt Nam..................................................64 6
  7. Bảng 3.4: Hệ  số xói mòn đất do yếu tố  lớp phủ  thực vật theo tác giả  Nguyễn   Ngọc Lung và Võ Đại Hải.....................................................................................68 Bảng 3.5: Hệ số xói mòn đất do yếu tố lớp phủ thực vật theo tác giả  Lại Vĩnh   Cầm............................................................................................................................. ................................................................................................................................. 68 Bảng 3.6: Hệ số xói mòn do yếu tố thảm phủ thực vật vùng Tây Bắc Việt Nam  (C)............................................................................................................................... ................................................................................................................................. 69 Bảng 3.7: Hệ số xói mòn đất do yếu tố địa hình ở vùng Tây Bắc Việt Nam (SL) 72 Bảng 3.8: Phân cấp xói mòn tiềm năng vùng Tây Bắc Việt Nam.........................74 Bảng 3.9: Phân cấp xói mòn tiềm năng tỉnh Hòa Bình..........................................76 Bảng 3.10: Phân cấp xói mòn tiềm năng tỉnh Điện Biên.......................................78 Bảng 3.11: Phân cấp xói mòn tiềm năng tỉnh Sơn La............................................79 Bảng 3.12: Phân cấp xói mòn tiềm năng tỉnh Lai Châu.........................................80 Bảng 3.13: Phân cấp hiện trạng xói mòn vùng Tây Bắc Việt Nam......................82 Bảng 3.14: Phân cấp xói mòn đất hiện trạng tỉnh Hòa Bình.................................84 Bảng 3.15: Phân cấp xói mòn đất hiện trạng tỉnh Điện Biên...............................86 Bảng 3.16: Phân cấp xói mòn đất hiện trạng tỉnh Sơn La....................................87 Bảng 3.17: Phân cấp xói mòn đất hiện trạng tỉnh Lai Châu.................................88 7
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các hợp phần cơ bản của GIS...............................................................12 Hình 1.2: Cấu trúc vector và raster.........................................................................12 Hình 3.1: Tiến trình xây dựng bản đồ xói mòn đất...............................................57 Hình 3.2: Bản đồ các loại đất vùng Tây Bắc Việt Nam.......................................58 Hình 3.3: Các bước thành lập bản đồ hệ số K......................................................61 8
  9. Hình 3.4. Bản đồ hệ số xói mòn do yếu tố đất vùng Tây Bắc Việt Nam (K)......62 Hình 3.4. Bản đồ hệ số xói mòn do yếu tố đất vùng Tây Bắc Việt Nam (K)......62 Hình 3.5: Bản đồ lượng mưa trung bình của vùng Tây Bắc Việt Nam................63 Hình 3.6: Các bước bước xây dựng bản đồ hệ số R.............................................64 Hình 3.7: Bản đồ hệ số xói mòn do mưa vùng Tây Bắc Việt Nam (R)................65 Hình 3.8: Bản đồ rừng các các vùng sinh thái khác nhau của vùng Tây Bắc Việt  Nam.........................................................................................................................66 Hình 3.9: Bản đồ xói mòn do yếu tố thảm phủ thực vật vùng Tây Bắc Việt Nam  (C)............................................................................................................................... ................................................................................................................................. 70 Hình 3.10: Các bước xây dựng bản đồ hệ số LS..................................................71 Hình  3.11: Bản  đồ  hệ  số  xói mòn do yếu tố  địa hình  vùng Tây Bắc Việt Nam  (SL)............................................................................................................................. ................................................................................................................................. 72 Hình 3.12: Bản đồ xói mòn đất tiềm năng vùng Tây Bắc Việt Nam (V).............74 Hình 3.13: Bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Hòa Bình.....................................75 Hình 3.14: Bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Điện Biên....................................77 Hình 3.15: Bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Sơn La.........................................79 Hình 3.16: Bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Lai Châu......................................80 Hình 3.17: Bản đồ xói mòn đất hiện trạng vùng Tây Bắc Việt Nam...................82 Hình 3.18: Bản đồ xói mòn đất hiện trạng tỉnh Hòa Bình.....................................83 Hình 3.19: Bản đồ xói mòn đất hiện trạng tỉnh Điện Biên...................................85 Hình 3.20: Bản đồ xói mòn đất hiện trạng tỉnh Sơn La........................................87 Hình 3.21: Bản đồ xói mòn hiện trạng tỉnh Lai Châu............................................88 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông 9
  10. CSDL : Cơ sở dữ liệu CK : Cùng kỳ BTS : Trạm thu phát sóng di động GIS : Hệ thống thông tin địa lý GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo HCV : Huy chương vàng HCB : Huy chương bạc HCĐ : Huy chương đồng HIV/AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải KH : Kế hoạch NXB Nhà xuất bản TP : Thành phố USD : Đô la Mỹ XDNTM : Xây dựng nông thôn mới XMTN Xói mòn đất tiềm năng XMHT Xói mòn đất hiện trạng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tai  biến  môi  trường  đã  và  đang  là  hiểm  họa  lớn  đối  với  loài  người  vì  những  tác  động  tiêu  cực  mà  chúng  gây  nên,  trong  đó  vấn  đề  xói  mòn  đất  gây  những tác động không nhỏ  đến  cuộc  sống  con  người,  đặc  biệt  là  những  nước  có nền kinh tế chủ  yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Ở đây, xói mòn đất không  10
  11. chỉ  là  vấn  đề  riêng  của  một  khu  vực  hay  của một quốc gia nào đó mà đang là  vấn đề có tính chất toàn cầu. Nghiên  cứu  để  nắm vững  quy luật  của  xói mòn  đất  nhằm tìm ra  những  giải  pháp phòng  tránh  và  giảm  nhẹ  những  thiệt  hại  do  xói  mòn  đất  gây  ra  là  một  vấn  đề  hết  sức quan  trọng  trong  chiến  lược  ứng  xử  với  môi  trường  của  nhiều nước cũng như của Việt Nam. Trong những hướng nghiên cứu về xói mòn đất thì thành lập bản đồ để  dự báo xói mòn đất là một trong những nội dung có tính chất tổng hợp nhất và  đang được quan tâm chú  ý.  Có  nhiều  phương  pháp  nghiên  cứu  về  xói  mòn  đất  song  phương  pháp  thành  lập bản đồ xói mòn đất có ứng dụng hệ thống thông  tin địa lý là một phương pháp nghiên cứu có sự kết hợp giữa phương pháp hiện  đại  và  truyền  thống  của  nhiều  lĩnh  vực  thuộc  về  khoa  học  trái  đất.  Trên  thế  giới  đã  có  nhiều  công  trình  nghiên cứu  có  giá  trị  về  xói  mòn  đất  cũng như  các  hậu quả mà nó gây ra, điều đó cũng góp một phần không nhỏ trong việc phòng  tránh,  giảm  nhẹ  những  thiệt  hại  do  xói  mòn  đất  gây  ra.  Hướng  nghiên  cứu  này  cũng  đã được  triển  khai  ở  Việt  Nam  từ  nhiều  năm  nay,  song  những  đóng  góp  về  mặt  khoa  học  và giá trị  thực  tiễn  của  những  đề  tài  đó  vẫn  còn  bị  hạn  chế. Do đó còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là vấn  đề sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Như vậy, việc xây dựng bản đồ xói mòn đất có vai trò quan trọng trong  công tác quản lý, bảo vệ và chống xói mòn. Cùng với sự phát triển như vũ bão  của  khoa  học  kỹ  thuật,  nhất  là  sự  phát  triển  của  công  nghệ  thông  tin,  việc  thành  lập  bản  đồ  đã  được  tự động hóa cao và cập nhập thông tin nhanh chóng  đáp ứng được  yêu cầu thực tiễn. Việc thành lập  bản  đồ  xói  mòn  ở  đây  không  chỉ đưa ra nguyên nhân và thực tế của xói mòn mà còn có thể định hướng được  các  biện  pháp  phòng  chống.  Thực  tiễn  đã  cho  thấy  sự  cần  thiết  không  thể  thiếu  được  của  các  loại  bản  đồ  khác  nhau,  bản  đồ  dự  báo  xói  mòn  đất  cũng  vậy,  trong  đó  nó  chứa  cả  một  khối  lượng  công  việc  không  nhỏ  như  tính  toán  11
  12. lượng  đất mất hàng năm, ảnh hưởng của thảm thực vật, hệ thống thủy văn và  yếu tố địa hình…. Theo phân vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, các  tỉnh  vùng  Tây  Bắc  Việt  Nam gồm có: tỉnh Hòa Bình, tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu  và tỉnh Sơn La.  Các tỉnh  có  địa  hình  chủ  yếu  là đồi núi, bị chia cắt mạnh, địa hình dốc là tương  đối lớn và lượng mưa trung bình từ  1.800 – 2.600  mm/năm.  Các  tỉnh  này  cũng  có  nhiều  tai  biến  môi  trường  xảy  ra,  đặc  biệt  là  xói mòn đất, đã gây thiệt hại  và  ảnh  hưởng  không  nhỏ  tới  điều  kiện  môi  trường  và  kinh  tế  xã  hội  của  các  tỉnh. Xói mòn đất đã và đang xảy ra, kèm theo đó là xói mòn đất tiềm năng là  nguy  cơ  gây  ra  xói  mòn  đất  rất  cao  mà  hậu  quả  không  thể  lường  hết  được.  Chính  vì  những  lý  do  đó  mà  tôi  chọn  đề  tài  “  Nghiên  cứu  ứng  dụng  GIS  xây  dựng  bản  đồ  dự  báo xói  mòn  đất vùng Tây Bắc Việt Nam” với hy vọng sẽ góp  phần nhỏ trong việc phòng chống xói mòn đất trong cả nước nói chung và vùng  Tây Bắc nói riêng. 2. Mục tiêu đề tài ­ Xác định các hệ số xói mòn đất để xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất  vùng Tây Bắc bằng công nghệ GIS theo phương trình mất đất phổ dụng biến đổi  của USLE. ­ Từ  kết quả  nghiên cứu, đánh giá khả  năng  ứng dụng GIS trong nghiên  cứu xói mòn và đề  xuất một số  biện pháp hạn chế  xói mòn đất của vùng Tây   Bắc Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Khẳng định khả  năng  ứng dụng hệ thống thông tin địa  lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất của vùng Tây Bắc Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: 12
  13. + Xây dựng được cơ sở dữ liệu về đánh giá xói mòn đất, nguy cơ xói mòn  theo phương trình mất đất phổ  dụng biến đổi (USLE) của vùng Tây Bắc Việt   Nam. Góp phần cung cấp thông tin dữ  liệu bản đồ, số  liệu thuộc tính về  điều   kiện tự nhiên của vùng. + Góp phần giúp cho các nhà khoa học nông, lâm nghiệp sử dụng các mô   hình phòng chống xói mòn một cách hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu: Vùng Tây Bắc Việt Nam  ­ Phạm vi nghiên cứu: + Về  không gian: Vùng Tây Bắc Việt Nam gồm có 04 tỉnh là  tỉnh  Hòa  Bình, tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Ranh giới hành chính của các  tỉnh được xác định trên bản đồ địa giới hành chính và bản đồ đất. + Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2012 đến tháng 11/2012. 13
  14. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu về hệ thông tin địa lý GIS 1.1.1  Khái niệm GIS Hệ thống thông tin địa lý thường được gọi tắt là GIS do viết tắt của chữ  tiếng Anh:  Geographical Information System.  “Hệ thống Thông tin Địa Lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng   máy tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian.”  (National  Center for Geographic Information and Analysis, 1988) 1.1.2 Lịch sử phát triển của hệ thông tin địa lý GIS Sơ lược quá trình phá triển GIS trên thế giới: Đầu 60x: Hệ GIS đầu tiên của thế giới ra đời vào những năm 60 (1964) ở  Canada với  tên gọi  CGIS (Canadian Geographic Information  System) với  mục   đích điều tra và quản lý tài nguyên rộng lớn của đất nước. Song song đó các trường đại học và viện nghiên cứu của Mỹ  cũng tiến   hành nghiên cứu về GIS. Đây là lần đầu tiên người ta số hoá các bản đồ, chồng   ghép và dùng máy tính để đưa ra các thông tin phân tích, tổng hợp. Năm 1968: Hội Địa Lý Quốc tế  thành lập "Uỷ  ban thu nhận và xử  lý dữ  liệu Địa lý”. Ý tưởng đã hình thành và được chấp nhận nhưng còn nhiều hạn chế  do công nghệ. Những năm 70x: Đứng trước sự gia tăng nhu cầu quản lý tài nguyên thiên  nhiên và bảo vệ môi trường nhiều hệ GIS ra đời và phát triển. Công nghệ máy tính đạt được nhiều tiến bộ cũng thúc đẩy việc phát triển  GIS. Cũng vào những năm này, các hệ xử  lý  ảnh viễn thám ra đời và phát triển,  đẩy mạnh một hướng nghiên cứu mới kết hợp GIS với viễn thám. 14
  15. Bắt đầu xuất hiện các hệ GIS áp dụng với quy mô lãnh thổ nhỏ, các phần   mềm GIS được thương mại hóa ESRI, GIMMS, SYNERCOM, INTERGRAPH,   CALMA, COMPUTERVISION,… Những năm 80: Công nghệ máy tính phát triển là tiền đề cho sự phát triển   GIS. Trong thời kỳ này, người ta bắt đầu tập trung giải quyết những vấn đề  kỹ  thuật sâu như sai số dữ liệu, chuyển đổi format. Hình thành  các  hệ   GIS  chuyên  dụng:  quản lý   đất (LIS),   quản  lý   cảng  (PMIS ­ Port MIS), quản lý đất và nước (ILWIS) và phát sinh thêm nhiều  ứng  dụng thực tế (quản lý xã hội, an ninh quốc phòng…). Đây thực sự là thời kỳ bùng nổ ứng dụng GIS trên thế giới. Những năm 90x và hiện nay: Việc đa dạng hóa nhu cầu dử dụng dẫn đến việc có  rất nhiều phần mềm GIS với các quy mô, đặc điểm khác nhau. Mặt khác, dữ liệu được tích luỹ khá nhiều và xuất hiện yêu cầu bức xúc   của việc chuẩn hóa dữ liệu, mở rộng địa bàn trao đổi phục vụ. Như  vậy, trong vài thập kỷ  vừa qua, GIS đã phát triển rất nhanh và trở  thành công cụ chủ yếu để khai thác thông tin địa lý một cách hiệu quả. Bên cạnh  GIS,   Ngành  Viễn   thám  (Remote   Sensing­RS)   và  Hệ   thống   định   vị   toàn   cầu  (Global Position System ­ GPS) đã cung cấp công cụ để thu thập thông tin địa lý  nhanh chóng và chính xác. Sự  kết hợp của bộ  ba này đã tạo ra công nghệ  mới   (công nghệ 3S) và đây sẽ chính là một trong những mũi nhọn phát triển khoa học  kỹ thuật trong thế kỷ mới. 1.1.3 Các thành phần của hệ thông tin địa lý Công nghệ GIS bao gồm 5 hợp phần cơ bản là:  Thiết bị phần cứng: Máy vi tính, máy vẽ, máy in, bàn số hoá…  Phần mềm: ARC/INFO, MAPINFO, ILWIS, WINGIS, SPANS…  CSDL địa lý tổ chức theo chuyên ngành, mục đích nhất  định   Kiến thức chuyên gia, chuyên ngành 15
  16.  Chính sách và cách thức quản lý  Hình 1.1: Các hợp phần cơ bản của GIS 1.1.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS [2] Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể  chia ra làm 2 loại   dữ  liệu cơ  bản: Dữ  liệu không gian và phi không gian. Mỗi loại có những đặc   điểm riêng và chúng khác nhau về  yêu cầu lưu giữ  số  liệu, hiệu quả, xử  lý và   hiển thị.  1.1.4.1 Cấu trúc dữ liệu trong GIS Có hai dạng cấu trúc dữ liệu cơ bản trong GIS, đó là dữ liệu không gian và  dữ  liệu thuộc tính. Đặc điểm quan trọng trong tổ  chức dữ  liệu của GIS là: Dữ  liệu không gian (bản đồ) và dữ  liệu thuộc tính được lưu trữ  trong cùng một cơ  sở dữ liệu (CSDL) và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hình 1.2: Cấu trúc vector và raster 1.1.4.2. Các kiểu dữ liệu không gian Dữ liệu không gian có hai dạng cấu trúc,  đó là dạng raster và dạng vector.  Cấu trúc raster:  Có thể hiểu đơn giản là một “ảnh” chứa các thông tin về  một chuyên đề  mô phỏng bề  mặt trái đất và các đối tượng trên đó bằng một lưới (đều hoặc   không đều) gồm các hàng và cột. Những phần tử nhỏ này gọi là những pixel hay   cell. Giá trị  của pixel là thuộc tính của đối tượng. Kích thước pixel càng nhỏ  thì   đối tượng càng được mô tả  chính xác. Một mặt phẳng chứa đầy các pixel tạo   thành raster. Cấu trúc này thường được áp dụng để  mô tả  các đối tượng, hiện   tượng phân bố  liên tục trong không gian, dùng để  lưu giữ  thông tin dạng  ảnh  (ảnh mặt đất, hàng không, vũ trụ...). Một số dạng mô hình biểu diễn bề mặt như  DEM (Digital Elevation Model), DTM (Digital Terrain Model), TIN (Triangulated  Irregular Network) trong CSDL cũng thuộc dạng raster . 16
  17. Ưu điểm của cấu trúc dữ  liệu dạng raster là dễ  thực hiện các chức năng  xử  lý và phân tích. Tốc độ  tính toán nhanh, thực hiện các phép toán bản đồ  dễ  dàng. Dễ dàng liên kết với dữ  liệu viễn thám. Cấu trúc raster có nhược điểm là  kém chính xác về  vị  trí không gian của đối tượng. Khi độ  phân giải càng thấp   (kích thước pixel lớn) thì sự sai lệch này càng tăng Cấu trúc vector: Cấu trúc vector mô tả vị trí và phạm vi của các đối tượng không gian bằng  tọa độ cùng các kết hợp hình học gồm nút, cạnh, mặt và quan hệ giữa chúng. Về  mặt hình học, các đối tượng được phân biệt thành 3 dạng: đối tượng dạng điểm   (point),   đối   tượng   dạng   đường   (line)   và   đối   tượng   dạng   vùng   (region   hay  polygon). Điểm được xác định bằng một cặp tọa độ  X,Y. Đường là một chuỗi   các cặp tọa độ X,Y liên tục. Vùng là khoảng không gian được giới hạn bởi một   tập hợp các cặp tọa độ X,Y trong đó điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Với đối   tượng vùng, cấu trúc vector phản ảnh đường bao. Cấu trúc vector có ưu điểm là vị  trí của các đối tượng được định vị  chính  xác (nhất là các đối tượng điểm, đường và đường bao). Cấu trúc này giúp cho  người sử dụng dễ dàng biên tập bản đồ, chỉnh sửa, in ấn. Tuy nhiên cấu trúc này   có nhược điểm là phức tạp khi thực hiện các phép chồng xếp bản đồ. Dữ liệu thuộc tính: Dữ liệu thuộc tính dùng để mô tả đặc điểm của đối tượng. Dữ liệu thuộc  tính có thể là định tính ­ mô tả chất lượng hay là định lượng. Về nguyên tắc, số  lượng các thuộc tính của một đối tượng là không có giới hạn. Để  quản lý dữ  liệu thuộc tính của các đối tượng địa lý trong CSDL, GIS đã sử  dụng phương   pháp gán các giá trị thuộc tính cho các đối tượng thông qua các bảng số liệu. Mỗi  bản ghi (record) đặc trưng cho một đối tượng địa lý, mỗi cột của bảng tương   ứng với một kiểu thuộc tính của đối tượng đó. 17
  18. Các dữ liệu trong GIS thường rất lớn và lưu trữ ở các dạng file khác nhau   nên tương đối phức tạp. Do vậy để quản lý, người ta phải xây dựng các cấu trúc  chặt chẽ cho các CSDL, có các cấu trúc cơ bản sau:  + Cấu trúc phân nhánh + Cấu trúc mạng + Cấu trúc quan hệ 1.1.5 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS  Nhờ khả năng phân tích không gian, và xử lý đa dạng thông tin, kỹ thuật  GIS hiện nay được xem như  là “công cụ  hỗ  trợ  quyết định” và được ứng dụng   phổ  biến trong nhiều lãnh vực. Dưới đây, xin nêu ra một số   ứng dụng của GIS  trong các lĩnh vực chính như:  + Trong lãnh vực điều tra và quản lý, và khai thác tài nguyên: GIS được  sử dụng như là công cụ giám sát, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai biến  môi trường từ đó có cơ sở dự báo tai biến, rủi ro trong tương lai… + Trong lãnh vực lâm nghiệp: GIS được sử  dụng trong điều tra và quản   lý tài nguyên rừng, quản lý rừng đầu nguồn, phát triển cơ sở hạ tầng, trồng rừng,   tái tạo và bảo vệ rừng.  + Trong lĩnh vực nông nghiệp: Nghiên cứu điều tra đất đai, theo dõi hiện   trạng sử  dụng đất, đánh giá đất đai, quy hoạch và quản lý đất nông nghiệp,  nghiên cứu năng suất cây trồng, nghiên cứu hệ thống canh tác… + Trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo vệ  môi trường: Bảo vệ  động vật  hoang dã, đánh giá tác động môi trường, quản lý tài nguyên nước mặt, nước   ngầm… + Trong lĩnh vực địa chính : GIS được sử dụng như một công cụ để điều   tra và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai phục vụ cho mục đích quản lý. + Trong quản lý đô thị và các công trình công cộng: GIS được  ứng dụng   rất có hiệu quả  như  trong các ngành dịch vụ  thông tin, giao thông công cộng,   điện, nước, cung cấp khí đốt… 18
  19. + Trong lĩnh vực thương mại người ta cũng ứng GIS để  quản lý và phân  phối hàng hóa, nghiên cứu và phân vùng thị trường, mạng lưới tiếp thị…. 1.1.6 Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.6.1. Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới Việc  ứng dụng GIS phục vụ  theo dõi, quản lý nguồn tài nguyên thiên  nhiên, bảo vệ môi trường đã được một số nước trên thế giới ứng dụng từ những  năm 1970. Tuy nhiên, ở Việt Nam do thiếu kinh phí, các trang thiết bị thu phát vệ  tinh nên viễn thám và GIS chỉ  mới được đưa vào  ứng dụng trong thập kỷ  vừa   qua.  ­ Tại Mỹ, GIS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực  quản lý tài nguyên và môi trường: trong đánh giá đất đai, trong quy hoạch không  gian, quản lý đất đai khí tượng thủy văn, dự  báo thời tiết, giám sát thay đổi môi  trường [50]... ­ Tại Đức đã sử dụng dữ liệu độ cao của GIS kết hợp với dữ liệu vệ tinh   để dự báo đặc tính vật lí của đất. ­ Tại Úc, Hệ thống Thông tin Tài nguyên Úc đã được thực hiện từ những  năm 1970 nhằm hỗ trợ đưa ra những quyết định kiên quan đến các vấn đề về sử  dụng đất, môi trường... ­ Ở BangLadesh, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp bắt đầu triển khai dự án  GIS từ  năm 1996, với mục tiêu là thiết lập hệ  thống thông tin tài nguyên nông   nghiệp dựa trên cơ sở GIS, sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý vùng sinh thái  nông nghiệp (AEZ/GIS) để  phát triển công nghệ  và chuyển giao vào sản xuất   nông nghiệp. Từ khi giới thiệu GIS tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp, nhiều hoạt động  đã được thực hiện sử  dụng hệ  thống cở sở dữ liệu AEZ/GIS . Hệ thống cơ sở  dữ  liệu AEZ là cở sở thông tin cơ bản phục vụ  ta quyết định, nhiều cơ  quan tổ  chức quy hoạch quốc gia thể  hiện đang sử  dụng hệ  thống AEZ/GIS cho mục   đích quy hoạch vĩ mô và vi mô [43]. 19
  20. ­ Ở Hà Lan, GIS và viễn thám được ứng dụng mạnh mẽ ở hầu hết tất cả  các lĩnh vực trong đời sống. Bốn cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Hà Lan: ITC  Enschede,   TU   Delft,   đại   học   Utrecht   và   Wageningen   UR   chuyên    nghiên   cứu  những  ứng dụng tiên tiến của GIS và viễn thám như  quản lý các thông tin, dữ  liệu không gian địa lý, không gian cơ sở hạ tầng, trong nông nghiệp....[42]. ­ Ở Anh đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh   giá đất đai, xây dựng bản đồ  đơn vị  đất đai trên cơ  sở  các lớp thông tin chuyên  đề: khí hậu, đất, độ dốc, pH và các thông tin về vụ mùa đối chiếu với yêu cầu sử  dụng đất của khoai tây để lập bản đồ thích hợp đất đai. ­ Ở Thái Lan, Đại học Yakohama – Nhật Bản và Viện Công nghệ Châu Á   từ năm 1998 đã ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý nguồn tài nguyên. Đại  học Khon ken cũng đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng GIS trong tìm đất thích hợp   cho cây lúa.  ­ FAO cũng đã  ứng dụng viễn thám và GIS trong nhiều lĩnh vực nghiên  của đời sống, trong mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp (Agro­Ecological   Zone­AZE) để đánh giá đất đai thế giới ở tỷ lệ 1/5.000.000 [46]. 1.1.6.2. Tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam Ở Việt Nam, GIS đã có mặt ở rất nhiều các nghiên cứu trong các lĩnh vực   khác nhau và đã có những kết quả  đáng kể. GIS đã được sử  dụng trong các  trường đại học, viện nghiên cứu trong các ứng dụng về quản lý tài nguyên thiên  nhiên và môi trường, trong quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước và các quản  lý hành chính khác. Các trường Đại học KHTN TP Hồ Chí Minh, trường Đại học   Nông Lâm Thủ  Đức, Đại học Huế, Đại học KHTN Hà Nội,   trường Đại học   Nông nghiệp Hà Nội, Viện Quy hoạch rừng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông   nghiệp,.... đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển  ứng dụng GIS, như  tìm hiểu sự thay đổi sử dụng đất với công cụ GIS và viễn thám; xây dựng CSDL   phục vụ  thị  trường bất động sản,  ứng dụng GIS trong đánh giá đất;  ứng dụng  GIS tính toán các tham số trong phương trình mất đất phổ dụng USLE để nghiên  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1