Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xác định nồng độ và đánh giá rủi ro phơi nhiễm các kim loại nặng từ các hạt bụi trong không khí trong nhà
lượt xem 6
download
Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn đang ngày càng đáng báo động và ô nhiễm không khí trong nhà là điều khó tránh khỏi. Mặc dù tình trạng ô nhiễm trong nhà nguy hại hơn nhiều lần so với tưởng tượng nhưng trên thực tế ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về mức độ ô nhiễm cũng như các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà một cách cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xác định nồng độ và đánh giá rủi ro phơi nhiễm các kim loại nặng từ các hạt bụi trong không khí trong nhà
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thúy Mến NGHIÊN CỨU XÁC ĐINH ̣ NỒNG ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦ I RO PHƠI NHIỄM CÁC KIM LOẠI NẶNG TỪ CÁC HẠT BỤI TRONG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thúy Mến NGHIÊN CỨU XÁC ĐINH ̣ NỒNG ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦ I RO PHƠI NHIỄM CÁC KIM LOẠI NẶNG TỪ CÁC HẠT BỤI TRONG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ Chuyên ngành: Hóa môi trường Mã số: 8440112.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Trầ n Đin ̀ h Trinh Hà Nội - 2020
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Đình Trinh đã giao đề tài, trực tiếp hướng dẫn, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm Hóa Môi trường và Phòng Thí Nghiê ̣m Tro ̣ng Điể m Vật liệu Tiên tiến Ứng dụng trong Phát Triển Xanh, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới Viê ̣n Sức Khỏe Nghề Nghiê ̣p và Môi Trường đã ta ̣o điề u kiê ̣n giúp tôi trong quá trình thực hiê ̣n đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những người luôn động viện, khích lệ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới nhóm đề tài (NAFOSTED) mã số 104.99- 2016.67 đã hỗ trợ và giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2020 Học viên ̣ Nguyễn Thi Thú y Mế n
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1. Ô nhiễm không khí ......................................................................................... 3 1.2. Ô nhiễm không khí trong nhà ........................................................................ 3 1.2.1. Các chất ô nhiễm không khí trong nhà ........................................................... 5 1.2.2. Nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà ........................... 9 1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về ô nhiễm kim loa ̣i nă ̣ng trong không khí trong nhà. ........................................................................................... 11 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về ô nhiễm kim loại nặng trong không khí trong nhà ........................................................................................................................ 11 1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về ô nhiễm kim loại nặng trong không khí trong nhà ........................................................................................................................ 12 1.4. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến sức khỏe của con người ........................ 14 1.4.1. Cơ chế gây độc của kim loại nặng ............................................................... 14 1.4.2. Ảnh hưởng của một số kim loại nặng điển hình đối với sức khỏe của con người .............................................................................................................. 16 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .......................................................................... 20 2.1. Mu ̣c đích và đố i tươṇ g nghiên cứu............................................................... 20 2.1.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 20 2.1.2. Đố i tượng nghiên cứu .................................................................................. 20 ̣ ̀ du ̣ng cu ̣ lấ y mẫ u ......................................................................... 21 2.2. Thiế t bi va 2.2.1. Thiế t bi ̣ thu bụi............................................................................................. 21 2.2.2. Thiế t bi ̣ đo nồ ng độ CO2, CO, nhiê ̣t độ, độ ẩm ............................................. 22 2.3. Phương pháp và chiế n dich ̣ lấ y mẫ u ta ̣i các trường ho ̣c ............................. 23 2.3.1. Phương pháp lấ y mẫu .................................................................................. 23 2.3.2. Các bước lấ y và bảo quản mẫu .................................................................... 24 2.4. Xác đinh ̣ nồ ng đô ̣ các kim loa ̣i nă ̣ng bằ ng phương pháp quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) ............................................................................................... 26 2.4.1. Giới thiê ̣u về XRF ........................................................................................ 26
- 2.4.2. Cơ chế hoạt động của phương pháp XRF..................................................... 26 2.4.3. Ứng dụng của phương pháp quang phổ huỳnh quang tia X .......................... 28 2.4.4. Đảm bảo và kiểm soát chất lượng của phép phân tích ................................. 29 2.5. Nghiên cứu hình thái của các hạt bụi bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) ...................................................................................................... 30 2.6. Xác đinh ̣ nguồ n phát thải các kim loại nặng ............................................... 31 2.6.1. Tỷ số I/O (Indoor/Outdoor).......................................................................... 31 2.6.2. Hệ số tương quan giữa các chất ô nhiễm ..................................................... 31 2.7. Đánh giá rủi ro phơi nhiễm, ảnh hưởng gây ung thư và ảnh hưởng không gây ung thư của các kim loa ̣i nă ̣ng trên các hạt bụi trong không khí. .............. 32 2.7.1. Đánh giá rủi ro phơi nhiễm.......................................................................... 32 2.7.2. Đánh giá ảnh hưởng gây ung thư và ảnh hưởng không gây ung thư ............ 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 35 3.1. Kết quả sự thay đổi nồng độ CO, CO2, nhiêṭ đô ̣, đô ̣ ẩ m tại các trường mầm non .............................................................................................................. 35 3.2. Kết quả nồ ng đô ̣ các ha ̣t bu ̣i trong không khí tại các trường mầm non .... 40 3.2.1. Kết quả giải nồng độ các hạt bụi trong không khí trong nhà và xung quanh 40 3.2.2. So sánh với các kết quả nồng độ các hạt bụi của các nghiên cứu trên Thế giới ... 43 3.2.3. Kết quả sự phân bố các hạt bụi trong không khí trong nhà và xung quanh... 45 3.4. Kết quả nồ ng đô ̣ các kim loa ̣i nă ̣ng trên các ha ̣t bu ̣i trong không khí trong nhà và xung quanh ta ̣i các trường mầ m non...................................................... 48 3.5. Kết quả sư ̣ phân bố của các kim loa ̣i trên các ha ̣t bụi ................................ 52 3.6. Kết quả xác định nguồ n phát thải các kim loại ........................................... 59 3.6.1. Tỷ số I/O (indoor/outdoor) của các kim loại nặng........................................ 59 3.6.2. Kết quả mối tương quan giữa các kim loại và các thông số CO, CO2, nhiệt độ, độ ẩm............................................................................................................... 65 3.7. Kết quả đánh giá rủi ro sức khỏe, rủi ro ung thư ....................................... 68 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 73 PHU LỤC ............................................................................................................. 78
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mô tả đặc điểm vị trí lấy mẫu bu ̣i.......................................................... 21 Bảng 2.2: Các giá trị LOD, LOQ của các nguyên tố.............................................. 30 Bảng 2.3: Giá trị hệ số rủi ro ung thư và nồng độ tham chiếu của các kim loại. ..... 34 Bảng 3.1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh của ... 35 Viê ̣t Nam ............................................................................................................... 35 Bảng 3.2: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh của WHO .............................................................................................................................. 35 Bảng 3.3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí trong nhà của WHO .............................................................................................................................. 36 Bảng 3.4: Nồ ng đô ̣ CO2, CO, nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩ m trong nhà và xung quanh ta ̣i 2 trường mầ m non trên điạ bàn thành phố Hà Nô ̣i................................................................ 36 Bảng 3.5: Nồ ng đô ̣ trung bình các ha ̣t bu ̣i trong không khí trong nhà và xung quanh ở 2 thời điể m có ho ̣c sinh và không có ho ̣c sinh ta ̣i 2 trường mầ m non. ................. 40 Bảng 3.6: So sánh các kết quả nghiên cứu nồng độ hạt bụi tại các trường học khi có mặt học sinh trên Thế giới. .................................................................................... 43 Bảng 3.7: Nồ ng đô ̣ các nguyên tố trên các ha ̣t bu ̣i trong không khí trong nhà và xung quanh ta ̣i thời điể m có trẻ em ........................................................................ 49 Bảng 3.8: Sự phân bố của các kim loại trên các ha ̣t bụi thu được trong giờ học..... 54 Bảng 3.9: Tỷ lệ I/O của các kim loa ̣i nă ̣ng trong các loa ̣i ha ̣t bu ̣i ở hai thời điể m có trẻ em và không có trẻ em. ..................................................................................... 60 Bảng 3.10: Hệ số tương quan giữa các nguyên tố .................................................. 67 Bảng 3.11: Lượng chất ô nhiễm mà trẻ em hít vào trong một ngày. ...................... 68 Bảng 3.12: Đánh giá ảnh hưởng không gây ung thư và nguy cơ gây ung thư bởi các kim loa ̣i trong không khí trong nhà. ....................................................................... 69 Bảng 3.13: Đánh giá ảnh hưởng không gây ung thư và nguy cơ gây ung thư bởi các kim loa ̣i trong không khí xung quanh. ................................................................... 69
- DANH MỤC HÌ NH VẼ Hình 1.1: Phân bố kích thước hạt bụi ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể con người ....................................................................................................................... 8 Hình 2.1: Vị trí phân bố các điểm lấy mẫu (chấm đỏ). .......................................... 20 ̀ h 2.2: Máy thu bụi Nanosampler II Model 3182. ............................................. 22 Hin ̀ h 2.3: Máy Qtrak 7575. ................................................................................... 22 Hin ̀ h 2.4: Dụng cụ lấy không khí trong nhà và ngoài trời được lắp hoàn chỉnh. .... 24 Hin ̀ h 2.5: Cân phân tích Mettler Toledor 6 số lẻ. .................................................. 25 Hin ̀ h 2.6: Thu mẫu và bảo quản mẫu. ................................................................... 25 Hin ̀ h 2.7: Nguyên lý cơ bản của phương pháp XRF. ............................................. 27 Hin ̀ h 3.1: Sự thay đổ i nồ ng đô ̣ CO2, CO, nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩ m trong phòng ho ̣c ta ̣i Hin trường S1............................................................................................................... 38 ̀ h 3.2: Sự thay đổ i nồ ng đô ̣ CO2, CO, nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩ m bên ngoài phòng ho ̣c ta ̣i Hin trường S1............................................................................................................... 38 ̀ h 3.3: Sự thay đổ i nồ ng đô ̣ CO2, CO, nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩ m bên trong phòng ho ̣c ta ̣i Hin trường S2............................................................................................................... 39 ̀ h 3.4: Sự thay đổ i nồ ng đô ̣ CO2, CO, nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩ m bên ngoài phòng ho ̣c ta ̣i Hin trường S2............................................................................................................... 39 Hình 3.5: Nồ ng đô ̣ trung bình của các ha ̣t bu ̣i trong không khí trong nhà và xung quanh khi có mă ̣t trẻ em ta ̣i hai trường mầ m non S1 và S2. ................................... 42 Hình 3.6: Nồ ng đô ̣ trung bình của các ha ̣t bu ̣i trong không khí trong nhà và xung quanh khi không có mă ̣t trẻ em ta ̣i hai trường mầ m non S1 và S2. ......................... 43 ̀ h 3.7: Sự phân bố nồ ng đô ̣ các ha ̣t bu ̣i trong PM10 tại S1 và S2 . ..................... 46 Hin ̀ h 3.8: Ảnh SEM các ha ̣t bu ̣i trong không khí trong nhà (A-F: PM2.5-10, PM1-2.5, Hin PM0.5-1, PM0.1-0.5, PM0.1). ......................................................................................... 47 ̀ h 3.9: Ảnh SEM các ha ̣t bu ̣i trong không khí ngoài trời (A-F: PM2.5-10, PM1-2.5, Hin PM0.5-1, PM0.1-0.5, PM0.1). ......................................................................................... 48
- DANH MỤC VIẾT TẮT ASHRAE: American Society of Heating, Refrigerating and Air-Conditioning Engineers (Hiệp hội các kỹ sư nhiệt lạnh và điều hòa không khí Hoa Kỳ) BTEX: Benzene, Toluene, Etylbenzene, Xylen BTNMT: Bô ̣ Tài Nguyên Môi Trường IAQ: Chất lượng không khí trong nhà (Indoor Air Quality) IARC: International Agency for Research on Cancer (Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế) ICP-MS: Inductively coupled plasma mass spectrometry (Quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần ghép nối khối phổ) NIOSH: National Institue for Occupational Safety and Health (Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) PM: Particulate Matter (Bụi) QCVN: Quy chuẩ n Viê ̣t Nam SEM: Scanning Electron Microscope (Phương pháp kính hiển vi điện tử quét) TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam US-EPA: United State Environmental Protection Agency (Cơ quan Bảo vệ Môi Trường Hoa Kỳ) VOCs: Volatile organic compounds (Các hợp chấ t hữu cơ dễ bay hơi) XRF: X Ray Fluorescence (Quang phổ huỳnh quang tia X) WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới)
- MỞ ĐẦU Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng ở hầu hết các nước trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việc giải quyết vấn đề này khá phức tạp đòi hỏi phải xác định mức độ ô nhiễm, nhận dạng các quy luật và nguồn phát sinh để từ đó có hướng xử lý phù hợp. Chính vì vậy, tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của quốc gia hay khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Đa số mọi người thường chỉ nghĩ đến ô nhiễm không khí ngoài trời, tuy nhiên thực tế là con người dành khoảng 90% thời gian của mình cho các hoạt động ở trong nhà như làm việc, học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể thao…., do đó sẽ tiếp xúc và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi không khí trong nhà nhiều hơn, đặc biệt là trẻ em do hệ hô hấp của trẻ em chưa phát triển một cách đầy đủ nên trẻ em là nhóm đối tượng nhạy cảm với các chất ô nhiễm không khí hơn so với người trưởng thành và phần lớn thời gian hoạt động học tập, vui chơi của trẻ diễn ra tại các trường học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí trong nhà ô nhiễm hơn không khí ngoài trời do cấu trúc khép kín của ngôi nhà hoặc những tòa nhà, dòng không khí trong lành sẽ bị hạn chế làm chất lượng không khí kém đi. Một số nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể liên quan đến các tác dụng phụ như dị ứng, hô hấp và bệnh tim mạch, kích thích da và ung thư. Vì vậy, sự hiểu biết về các nguồn phát thải và các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà là rất quan trọng. Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn đang ngày càng đáng báo động và ô nhiễm không khí trong nhà là điều khó tránh khỏi. Mặc dù tình trạng ô nhiễm trong nhà nguy hại hơn nhiều lần so với tưởng tượng nhưng trên thực tế ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về mức độ ô nhiễm cũng như các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà một cách cụ thể. Một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà đó là các kim loại nặng. Việc nghiên cứu ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do các bụi, hơi kim loại nặng trong môi trường không khí trong nhà là 1
- công việc cần thiết bởi tính độc, tính bền và sự tích tụ sinh học của chúng. Trong quá trình nghiên cứu đó cần xây dựng các phương pháp phân tích hàm lượng các kim loại nặng để có thể đánh giá, dự báo mức độ phơi nhiễm và nguồn gốc phát tán, sự phân bố và di chuyển của chúng trong môi trường không khí. Từ đó đưa ra kế t luâ ̣n và kiế n nghi ̣hướng nghiên cứu tiế p theo. Nhận thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của chất lượng không khí trong nhà đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xác định nồng độ và đánh giá rủi ro phơi nhiễm các kim loại nặng từ các hạt bụi trong không khí trong nhà”. 2
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Ô nhiễm không khí Trong bầu khí quyển của trái đất thì tầng đối lưu là gần mặt đất nhất - tầng của gió bão. Tại tầng này, các chất ô nhiễm thường xuyên được rửa sạch bởi mưa và tuyết rơi. Ô nhiễm không khí được hiểu chủ yếu như là sự thay đổi bất thường thành phần và nồng độ của các chất trong tầng không khí gần mặt đất - tầng đối lưu [44]. Do đó, ta có thể chấp nhận một định nghĩa về ô nhiễm không khí như sau: “Ô nhiễm không khí là sự có mặt một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm hoặc sự phối hợp của chúng trong bầu không khí ngoài trời như khói, bụi, hơi, khí hay mùi… với khối lượng, tính chấ t và thời gian đủ để gây hại hoặc có chiều hướng gây hại đối với sự sống của người, động, thực vật hoặc của cải, vật chất” [1]. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Có thể chia thành hai nguồn gây ô nhiễm không khí đó là nguồn ô nhiễm tự nhiên (núi lửa, cháy rừng, các hiện tượng sấm chớp, mây mưa, bức xạ trong hệ mặt trời và vũ trụ, bão bụi, các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên…) và nguồn ô nhiễm nhân tạo nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Ô nhiễm không khí là “mối đe dọa khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng”, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với trên 90% dân số toàn cầu đang hít thở không khí ô nhiễm. Ô nhiễm không khí có thể gây hại đến mọi cơ quan, tế bào trong cơ thể. Cuộc khảo sát cho thấy ô nhiễm không khí gây tác hại từ đầu đến chân, từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường và chứng mất trí nhớ, từ bệnh về gan, ung thư bàng quang cho đến giòn xương và tổn thương da. Ô nhiễm không khí cũng gây hại cho việc sinh đẻ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, năm 2016 hơn 60.000 người chết do bệnh tim, phổi và các chứng bệnh khác liên quan tới ô nhiễm không khí, theo thống kê năm 2018 của WHO. Như vậy, trung bình 164 người mỗi ngày tử vong chỉ vì hít thở không khí [44]. 1.2. Ô nhiễm không khí trong nhà Vài thập kỷ qua đã thấy những thay đổi lớn trong môi trường làm việc tại nhà. Mối quan tâm của công chúng đối với chất lượng không khí trong nhà (Indoor Air 3
- Quality - IAQ) đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, vì hàng trăm chất gây ô nhiễm từ các nguồn trong nhà và ngoài trời đã được xác định trong môi trường trong nhà. Hầu hết mọi người dành 70-90% thời gian của họ trong nhà [37], vì vậy, sự hiểu biết về cách các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất quan trọng. Do đó, chất lượng không khí trong nhà ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Các chất ô nhiễm ngoài trời đã được công nhận là nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà thông qua sự xâm nhập của nước, đất hoặc không khí. Người ta ước tính khoảng 85% bụi trong nhà đến từ bên ngoài, chẳng hạn như bụi đường, hoạt động xây dựng, đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải công nghiệp và giao thông xe cộ [24]. Ngoài ra, các hoạt động được thực hiện trong nhà, chẳng hạn như nấu nướng, cải tạo, sưởi ấm, đi lại, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xâm nhập chất gây ô nhiễm vào trong nhà [26]. Một số nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể liên quan đến các tác dụng phụ như dị ứng, hô hấp và bệnh tim mạch, kích thích da và ung thư [22]. Báo cáo mới đây của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho thấy chất lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng trên toàn thế giới đang giảm sút nghiêm trọng. Theo thống kê năm 2012 của WHO, mỗi năm có 4,3 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí trong nhà, gây ra bởi việc sử dụng không hiệu quả các nhiên liệu rắn trong nấu ăn. Trong những người chết, 12% số người tử vong do viêm phổi, 34% do đột quỵ, 26% do thiếu máu cục bộ cơ tim, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 6% chết vì ung thư phổi, trong đó có khoảng 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi [45]. Mặc dù tình trạng ô nhiễm trong nhà nguy hại hơn nhiều lần so với tưởng tượng nhưng trên thực tế ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về mức độ ô nhiễm cũng như các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà một cách cụ thể. Tại Hà Nội, với quá trình đô thị hóa nhanh với các công trình xây dựng ngày càng nhiều, mật độ dân số và phương tiện giao thông dày đặc dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí nói chung và ô nhiễm không khí trong nhà nói riêng ngày càng trầm trọng. Ở Việt Nam, hầu hết các ngôi nhà hiện đại có cấu trúc khép kín, tạo điều kiện cho các nhân tố gây ô nhiễm tích tụ, khiến cho nồng độ ô nhiễm tăng cao hơn. 4
- 1.2.1. Các chất ô nhiễm không khí trong nhà 1.2.1.1. Các khí CO, NOx, SO2 Cacbon monoxit (CO): Là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon. Cacbon monoxit là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% cacbon monoxit trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng [13]. CO có tính liên kết với Hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim. Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong [1]. Lưu huỳnh dioxit (SO2): Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ đó qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu [5]. SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết. Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+ (kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở. Nito Oxit (NOx): Oxit Nitơ hiện nay có nhiều loại nhưng thường gặp nhất là NO và NO2. Con người nếu tiếp xúc lâu với NO2 ở 0.06 ppm có thể gia tăng các bệnh về đường hô hấp [4]. Con người có thể nhận biết được mùi của NO2 khi trong không khí có chứa NO2 với một nồng độ lớn hơn hoặc bằng 0.12 ppm. Với nồng độ ở 5 ppm, NO2 gây tác hại cho bộ máy hô hấp sau vài phút và ở nồng độ từ 1.5 đến 50 ppm. NO2 sẽ gây nguy hại cho tim phổi trong vài giờ. 1.2.1.2. Hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) 5
- Môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi từ nhiều nguồn khác nhau như vật liệu xây dựng, đồ đạc, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu... Quần áo giặt khô có thể còn chứa dư lượng dung môi. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi có thể gây nghiện và dẫn đến làm suy nhược hệ thần kinh, gây kích ứng cho mắt, mũi và họng, gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác và nhiều tổn hại khác. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi đo được trong nhà có khả năng gây ung thư cho người và động vật [38]. Các hợp chất hữu cơ họ BTEX (benzen, toluen, etylbenzen, xylen) được biết đến là nhóm chất hữu cơ dễ bay hơi, độc hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp, ADN, kích thích ở da [4]. Đặc biệt BTEX được biết đến với nguy cơ gây ung thư rất cao. Việc nghiên cứu nhóm chất BTEX là một điều hết sức cần thiết. 1.2.1.3. Bụi Bụi là tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu và lơ lửng trong không khí. Các loại bụi khác nói chung thường có kích thước từ 0.1-75 µm [1]. Particulate Matter (PM) là một thuật ngữ được sử dụng cho các hạt được tìm thấy trong không khí; bao gồm bụi, bồ hóng, bụi bẩn, khói và các giọt chất lỏng li ti. Thông thường các hạt rất nhỏ, chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi điện tử [28]. Một trong những thước đo mức ô nhiễm không khí là nồng độ các hạt bụi mịn, bao gồm PM10 và PM2.5 – tức các chất dạng hạt có đường kính lần lượt nhỏ hơn 10μm và 2.5μm. PM2.5 được cho là có thể đi sâu vào phổi và hệ tuần hoàn. Bụi trong nhà là hỗn hợp không đồng nhất của các hạt hữu cơ và vô cơ. Các hạt khác nhau về hình dạng và kích thước nhưng đủ nhỏ để hấp thu qua đường hô hấp hoặc ăn uống. Bụi nhà có vai trò kép trong phơi nhiễm môi trường với chất gây ô nhiễm: môi trường vận chuyển chất gây ô nhiễm ngoài trời trong các hạt trong không khí và môi trường tiếp xúc thông qua việc ăn uống. Bụi mịn có thể xuyên qua phổi và đi khắp cơ thể, chúng tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận. Các hạt nhỏ có thể có vận tốc lắng đọng thấp và có thể tồn tại trong không khí trong một thời gian dài hơn, do đó có khả năng gây rối loạn sự hô hấp của con người [17]. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những hạt có đường kính bé hơn 10 micromet là những hạt có thể bị con người hít vào khi thở, chúng sẽ tích tụ trên phổi, gây ra nguy hại cho sức khỏe con người. Những hạt có đường kính bé hơn 2.5 6
- micromet là những hạt đặc biệt nguy hiểm bởi vì chúng xâm nhập trực tiếp vào các túi phổi. Vì vậy, các nhà khoa học dùng chỉ số PM2.5 để biểu thị hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt trôi nổi trong một mét khối không khí. Chỉ số này càng cao cũng có nghĩa là sự ô nhiễm không khí ở nơi đó càng nghiêm trọng. Do kích thước nhỏ của nó, nên có khả năng lơ lửng trong không khí trong thời gian dài và dễ hấp thụ sâu vào máu thông qua hô hấp [28]. Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân. Bụi trong nhà có mặt trong môi trường trong nhà như một hỗn hợp các hạt vật chất có nguồn gốc từ các nguồn bên trong và bên ngoài. Bụi có thể xâm nhập vào môi trường trong nhà theo nhiều cách như xâm nhập từ nguồn ngoài trời và nội bộ từ hút thuốc, đốt hương, xây dựng và vật liệu nội thất, sản phẩm tiêu dùng và hoạt động của người tiêu dung [27]. 1.2.1.4. Kim loại nặng Người ta biết rằng nguồn kim loại nặng trong bụi trong nhà rất đa dạng và phụ thuộc vào điều kiện và vị trí của một tòa nhà, các hoạt động diễn ra trong môi trường trong nhà, cũng như các nguồn ngoài trời. Một nghiên cứu đã gợi ý rằng giao thông công nghiệp và thành phố, đất đai và vật liệu xây dựng, đặc biệt là trong quá trình đổi mới, là một trong những nguồn kim loại nặng ở các trường mầm non [8]. Kim loại nặng có thể được vận chuyển qua hệ thống thông gió và chuyển động của trẻ từ bên ngoài vào bên trong một lớp học mà cả hai lần lượt đóng góp vào sự hiện diện của kim loại nặng trong lớp học dưới dạng bụi mang từ ngoài trời. Ngoài ra, có thể là đất hoặc bụi ô nhiễm bị ăn vào trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động tay chân. Bụi trong nhà là một trong những chất gây ô nhiễm trong nhà chứa các chất độc hại, đặc biệt là các kim loại nặng, có thể gây hại cho sức khỏe con người [20]. Một lượng lớn kim loại nặng của trẻ có liên quan đến sự thay đổi tâm trạng, kiểm soát xung kém và hành vi hung hăng cùng với sự chú ý kém, trầm cảm và thờ ơ, các kiểu ngủ bị rối loạn và trí nhớ kém và hiệu suất trí tuệ. Kim loại nặng từ lâu đã được công nhận là chất gây ô nhiễm nghiêm trọng trong môi trường do độc tính, bền bỉ và không phân hủy [11]. Đánh giá nguy cơ sức khỏe khi tiếp xúc với kim loại nặng trong bụi trong nhà đã được thực hiện ở nhiều thành phố trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc, Iran, Bồ Đào Nha, vv….[9, 11, 12, 7
- 14, 15, 18]. Nói chung, các nghiên cứu cho thấy rằng uống là đường phơi nhiễm chính đối với bụi gia đình đối với con người, so với hít phải và tiếp xúc với da. Các bụi ăn vào đến đường tiêu hóa, nơi kim loại nặng được hòa tan một phần, sau đó kim loại nặng được vận chuyển bằng hệ thống tuần hoàn và cuối cùng tích lũy trong các mô và cơ quan của cơ thể con người [15]. Do độc tính, sự bền bỉ và tích lũy sinh học, tiếp xúc lâu dài với bụi bẩn kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của môi trường vì các cơ quan của chúng đang phát triển nhanh chóng ở giai đoạn phát triển ban đầu, khiến chúng dễ bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng hơn. Những nhóm này cũng dễ bị nhiễm độc kim loại nặng vì đây là giai đoạn tăng trưởng và phân hóa não tối đa. Bên cạnh đó, tỷ lệ hấp thụ kim loại nặng từ hệ tiêu hóa và độ nhạy hemoglobin đối với các kim loại này ở trẻ em cao hơn nhiều so với người lớn. Hiện nay, được chấp nhận rộng rãi rằng bụi và đất là nguồn kim loại nặng chiếm ưu thế mà trẻ em bị phơi nhiễm bởi bụi bẩn trong nhà bị ô nhiễm [15]. Hình 1.1: Phân bố kích thước hạt bụi ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể con người. Trường mẫu giáo là một môi trường vi mô quan trọng liên quan đến việc trẻ em tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong nhà do phần lớn thời gian chúng dành cho các cơ sở đó vào các ngày trong tuần. Chất lượng không khí trong nhà ở các 8
- trường mầm non đã nhận được sự quan tâm rộng rãi trong các nghiên cứu gần đây do tác động của các chất gây ô nhiễm không khí đối với trẻ em mẫu giáo. Kim loại nặng có trong bụi. Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3 và thông thường chỉ những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô nhiễm và độc hại. Tuy nhiên chúng cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở nồng độ thấp [19]. Kim loại nặng được được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Kim loại nặng không bị phân hủy sinh học, không độc khi ở dạng nguyên tố tự do nhưng nguy hiểm đối với sinh vật sống khi ở dạng cation do khả năng gắn kết với các chuỗi cacbon ngắn dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể sinh vật sau nhiều năm [33]. Đối với con người, có khoảng 12 nguyên tố kim loại nặng gây độc như chì, thủy ngân, nhôm, asen, cadimi, niken… Một số kim loại nặng được tìm thấy trong cơ thể và thiết yếu cho sức khỏe con người, chẳng hạn như sắt, kẽm, magiê, coban, mangan và đồng mặc dù với lượng rất ít nhưng nó hiện diện trong quá trình chuyển hóa. Tuy nhiên, ở mức thừa của các nguyên tố thiết yếu có thể nguy hại đến đời sống của sinh vật. Chúng đi vào cơ thể qua các con đường hấp thụ của cơ thể như hô hấp, tiêu hóa và qua da. Nếu kim loại nặng đi vào cơ thể và tích lũy bên trong tế bào lớn hơn sự phân giải chúng thì chúng sẽ tăng dần và sự ngộ độc sẽ xuất hiện. Do vậy người ta bị ngộ độc không những với hàm lượng cao của kim loại nặng mà cả khi với hàm lượng thấp và thời gian kéo dài sẽ đạt đến hàm lượng gây độc [38]. 1.2.2. Nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà: khói thuốc lá, bụi chì, đốt nhiên liệu, sử dụng bếp than tổ ong, lò sưởi, nước hoa, keo xịt tóc, mỹ phẩm, nội thất, các thiết bị điện tử, điện lạnh, gia dụng như tivi, tủ lạnh, điều hòa, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi trên đồ ăn thừa, khí CO2 thải ra trong quá trình hô hấp … [31]. Dưới đây là một số nguồn gốc của các chất ô nhiễm trong nhà thường gặp trong môi trường không khí trong nhà. Các nguồn phát thải VOCs: Do đốt nhiên liệu như khí đốt, than tổ ong, củi cũng như các sản phẩm thuốc lá. VOCs cũng xuất phát từ các sản phẩm như: sơn, nước hoa, thuốc xịt tóc, hóa chất chùi rửa, hóa chất giặt khô, son, máy in…[38]. 9
- Fomanđehit: Phát thải chủ yếu là từ các sản phẩm ván ép làm từ hạt nhựa urê kết dính trong các vật liệu xây dựng, từ các thiết bị đốt như đồ gia dụng chạy bằng gas, lò sưởi, những vật dụng trang trí nội thất như bông cách nhiệt, vải, thảm, vật liệu trải sàn nhà; sản phẩm giấy và mỹ phẩm. Nguồn phát thải BTEX trong nhà bao gồm sơn, nhựa, keo dán, khói thuốc lá và vật liệu xây dựng. Các chất này phổ biến ở các khu dân cư với độ phơi nhiễm trong nhà cao hơn từ 2 đến 100 lần hơn ngoài trời. Nguồn phát thải Cacbon monoxit: CO tồn tại với một lượng nhỏ nhưng tính về nồng độ là đáng kể trong khói thuốc lá, bếp than tổ ong, bếp dầu, bếp ga (thải ra khí CO2). Quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra mùi làm ô nhiễm không khí trong bếp. Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò… Khí cacbon monoxit có thể thấm qua bê tông hàng giờ sau khi xe cộ đã rời khỏi gara [45]. Nguồn phát thải SO2: Phát sinh khi đốt các nguyên liệu hàng ngày (than đá, khí, gỗ và các chất hữu cơ khác). Ngoài ra các khí NOx, O3 có nguồn phát thải chủ yếu từ phương tiện giao thông nhưng chúng cũng góp một phần lớn làm ảnh ảnh đến chất lượng không khí trong nhà [45]. Mặt khác, những nơi ồn ào hoặc giá rét thường đóng kín cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra ngoài được. Kim loại nặng: Nguồn chính gây ô nhiễm trong nhà là bụi thông thường. Bụi có thể xâm nhập vào môi trường trong nhà theo nhiều cách như xâm nhập từ nguồn ngoài trời và nội bộ từ hút thuốc, đốt hương, xây dựng và vật liệu nội thất, sản phẩm tiêu dùng và hoạt động của người tiêu dùng [31]. Nguồn kim loại nặng trong bụi trong nhà rất đa dạng và phụ thuộc vào điều kiện và vị trí của một tòa nhà, các hoạt động diễn ra trong môi trường trong nhà, cũng như các nguồn ngoài trời. Và những hạt bụi li ti này sẽ được tích lũy trong vải bọc ghế, màn, gối, khăn và các đồ nội thất trong nhà… Ngoài ra, bụi còn tích tụ ở lông vật nuôi, côn trùng, thức ăn, phấn hoa, bào tử, nấm mốc… có thể gây nên tình trạng ô nhiễm. Bụi trong nhà là một trong những chất gây ô nhiễm trong nhà chứa các chất độc hại, đặc biệt là các 10
- kim loại nặng, có thể gây hại cho sức khỏe con người. Kim loại nặng tồn tại trong môi trường tự nhiên như các nguyên tố vi lượng trong đá và đất, tuy nhiên chúng cũng được giải phóng ra môi trường do các hoạt động của con người. Kim loại nặng có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau trong các khu vực đô thị, bao gồm phát thải từ xe cộ, xả từ các cơ sở công nghiệp và các hoạt động khác. Màu sơn tường cũng là nguồn kim loại nặng trong bụi trong nhà, ví dụ sơn màu vàng có liên quan với hàm lượng Cd, Cu, Pb và Zn rất cao, màu tím có liên quan với nồng độ Zn và Pb cao hơn và màu xanh lá cây có liên quan đến Cu [36]. 1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về ô nhiễm kim loa ̣i nă ̣ng trong không khí trong nhà. 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về ô nhiễm kim loa ̣i nă ̣ng trong không khí trong nhà Vài thập kỷ qua đã thấy những thay đổi lớn trong môi trường làm việc tại nhà. Mối quan tâm của công chúng đối với chất lượng không khí trong nhà (IAQ) đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, vì hàng trăm chất gây ô nhiễm từ các nguồn trong nhà và ngoài trời đã được xác định trong môi trường trong nhà. Hầu hết mọi người dành 70-90% thời gian của họ trong nhà [37], vì vậy, sự hiểu biết về cách các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất quan trọng. Do đó, chất lượng không khí trong nhà ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu được công bố liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà như: Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha … Các nghiên cứu về chất lượng không khí ở các quốc gia đều phát hiện ra nồng độ của các kim loa ̣i nă ̣ng trong không khí trong nhà và nguồn phát sinh các kim loa ̣i nă ̣ng gồm: quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, chất đốt, các vâ ̣t du ̣ng, đồ dùng, các chất bám dính, hút thuốc lá hay từ các hoạt động giao thông [36]. Trên Thế Giới: Ở các nước phát triển, vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà, đặc biệt là ô nhiễm bởi kim loại nặng đã được nghiên cứu rất nhiều. Một nghiên cứu của Sri Serdang và cộng sự tại Malaysia, năm 2012 đã chỉ ra rằng sự có mặt của kim loại nặng ở khu vực thành thị là do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hoá nhanh chóng [36]. Hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd và Cu) được 11
- xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Nồng độ kim loại nặng trung bình cao nhất được tìm thấy trong cửa sổ, sau đó là sàn và quạt. Nồng độ Pb dao động từ 34,17 mg/g đến 101,87 mg/g, nồng độ Cd dao động từ 1,73 mg/g đến 7,5 mg/g, và nồng độ Cu từ 20,27 mg/g đến 82,13 mg/g. Thông gió qua cửa sổ mở và tần số làm sạch là những yếu tố tích tụ kim loại nặng trong bụi lớp học. Nồng độ của Pb cao hơn mức bình thường. Sự tiếp xúc liên tục với Pb có thể gây ra sự suy sụp của não, tăng huyết áp, thiếu máu và cuối cùng là tử vong. H. Yongming và cộng sự tiến hành lấy 65 mẫu bụi đô thi ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc [21]. Nồng độ Ag, Cr, Cu, Mn, Pb và Zn được xác định bằng cách sử dụng quang phổ hấp thụ nguyên tử. As, Hg và Sb xác đinh bằng quang phổ huỳnh quang. Kết quả cho thấy nồng độ các kim loại cao trừ As, Mn. Phân tích hệ số tương quan, các yếu tố làm giàu kim loại nặng được tính toán xác định nguồn phát thải tương ứng: (1) Ag và Hg có nguồn thương mại và nội địa, (2) Cr, Cu, Pb, Sb và Zn chủ yếu bằng nguồn công nghiệp, giao thông, (3) As và Mn chủ yếu từ nguồn đất, As cũng có một nguồn công nghiệp. Năm 2002, Các mẫu bụi đường phố đã được thu thập ở các khu vực khác nhau ở Hồng Kông [46]. Nồng độ của 23 nguyên tố là Na, Al, Si, Cl, Ti, Ba, V, Cr, Mn, Fe, Co, K, Ca, Ni, Cu, Zn, As, Pb, Rb, Sr, Y, Zr và Sn đã được xác định bằng phương pháp huỳnh quang tia X (XRF). Một phân tích nhân tố đưa ra bốn nguồn cho bụi đường phố ở Hồng Kông: hỗn hợp bụi kim loại và, phương tiện giao thông, vật liệu mặt đường, và hỗn hợp khí dung biển và vâ ̣t liê ̣u thủy tinh. Các giá trị trung bình thu được trong nghiên cứu này là 110, 3840 và 120 mg/kg tương ứng với các kim loa ̣i Cu, Zn và Pb. Đă ̣c biê ̣t % khố i lươṇ g của của Cl, Ca và As trung bình lầ n lươṭ là 2,49%, 19,9% và 0,0067%. Nguyên nhân nồ ng đô ̣ Cl cao là không rõ ràng, có thể là do các hợp chất hữu cơ. 1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về ô nhiễm kim loa ̣i nă ̣ng trong không khí trong nhà Tại Việt Nam: hiện nay ở các nước phát triển có rất nhiều nghiên cứu về sự ô nhiễm kim loại nặng trong bụi không khí nói chung và không khí trong nhà nói riêng, ngược lại vấn đề này ở các nước đang phát triển thì chưa được quan tâm, 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 410 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn