intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu trường ca Hữu Thỉnh, luận văn chỉ ra những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong Trường ca của ông. Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp nổi bật về mặt thể loại trường ca cho thơ ca Việt Nam hiện đại của tác giả. Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Hữu Thỉnh nói riêng và cho việc giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THẾ ANH ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THẾ ANH ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA HỮU THỈNH CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN! Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những tri thức quí báu, dìu dắt giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đã hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa sau đại học trường Đại học sư phạm Thái nguyên, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thế Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ................................................................................................................ i PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI TRƯỜNG CA VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH ................................8 1.1. Những tiền đề lý luận ...............................................................................8 1.1.1. Khái niệm trường ca..........................................................................8 1.1.2. Một số ý kiến về trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại ........10 1.1.3 .Các chặng đường phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại .......14 1.1.4. Nội dung trường ca hiện đại............................................................20 1. 2. Quá trình sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh ...........................................24 1.2.1.Các giai đoạn sáng tác ......................................................................24 1.2.2. Quan niệm về thơ của Hữu Thỉnh ...................................................26 Chương 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG TRƯỜNG CA HỮU THỈNH ..32 2.1. Hình tượng người lính ............................................................................32 2.1.1. Người lính khi đối diện với hiện thực khốc liệt của chiến tranh ....33 2.1.2. Tâm trạng người lính trong chiến trận ............................................36 2.1.3. Lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng .....................42 2.1.4. Khát vọng hạnh phúc ......................................................................47 2.2. Hình tượng người phụ nữ .......................................................................50 2.2.1. Người Mẹ tảo tần, nhân hậu và giầu đức hy sinh ...........................51 2.2.2. Người Mẹ - điểm tựa vững vàng nơi hậu phương ..........................54 2.2.3. Người phụ nữ - biểu tượng của sự chịu đựng ................................56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. ii 2.2.4. Người phụ nữ với những góc khuất trong cuộc chiến tranh ...........58 2.3. Hình tượng đất nước ..............................................................................63 2.4. Hình tượng biển......................................................................................69 Chương 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA HỮU THỈNH .75 3.1. Ngôn ngữ ................................................................................................75 3.1.1. Ngôn ngữ thơ gần với ngôn ngữ đời sống ......................................75 3.1.2. Ngôn ngữ thơ mang màu sắc dân gian ............................................78 3.1.3. Ngôn ngữ thơ sáng tạo mới mẻ .......................................................84 3.2. Thể thơ ...................................................................................................86 3.2.1. Thơ tự do .........................................................................................86 3.2.2. Thơ văn xuôi ...................................................................................90 3.3. Giọng điệu ..............................................................................................92 3.3.1. Giọng điệu ngợi ca, mang âm hưởng sử thi ....................................92 3.3.2. Giọng điệu xót thương, cay đắng ....................................................96 3.3.3. Giọng điệu trữ tình, triết lí ..............................................................99 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nhìn vào chặng đường sáng tác của Hữu Thỉnh, điều dễ dàng nhận ra ở ông là sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi. Gần nửa thế kỉ cầm bút, Hữu Thỉnh đã tạo dựng cho mình một sự nghiệp thơ ca phong phú và đa dạng về thể loại. Khá nhiều bài thơ và nhất là trường ca của ông qua sự thẩm định của thời gian vẫn còn nguyên giá trị. 1.2. Chính “sức bền ” sáng tạo, niềm say mê văn chương đã giúp cho Hữu Thỉnh sớm khẳng định mình qua các giải thưởng văn học. Đầu tiên phải kể đến là giải Ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973 với bài Mùa xuân đi đón, tiếp đó là giải A cuộc thi thơ 1975 - 1976 cho tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất. Năm 1991, tác giả lại tiếp tục nhận giải Nhất trong cuộc thi thơ viết về Nhà trường do Bộ ĐH&THCN cùng TWĐTNCSHCM tổ chức với bài Thưa thầy. Năm 1994, Hữu Thỉnh được Bộ quốc phòng tặng thưởng giải xuất sắc với tác phẩm Trường ca biển. Đặc biệt ông đã hai lần được trao giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Đường tới thành phố (1980) và tập thơ Thư mùa đông (giải A năm 1995). Và cũng với tập thơ Thư mùa đông, Hữu Thỉnh lại đoạt giải thơ ASEAN năm 1999. Trường ca Biển (2004), đoạt giải thưởng văn học của Nxb Quân đội nhân dân. 1.3. Hữu Thỉnh là một trong số không nhiều nhà thơ viết trường ca và đạt được những thành công nhất định. Nguồn cảm hứng từ truyền thống dân tộc và thời đại anh hùng, cùng với vốn sống thực tế ở chiến trường đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển. Trong đội ngũ tác giả có thành tựu ở thể loại trường ca như Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Trọng Tạo…nhà thơ Hữu Thỉnh với các bản trường ca Đường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 2 tới thành phố, Sức bền của đất, Trường ca biển đã được ghi nhận như là một trong những gương mặt tiêu biểu. Trường ca của ông có sức ôm chứa nhiều vấn đề, về cả độ rộng của không gian và độ dài của thời gian, có khả năng khái quát hiện thực rộng lớn, không những nhiều về số lượng mà còn đạt giá trị về chất lượng. Vì vậy mà trường ca của Hữu Thỉnh là một dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nó như “miền đất hứa” ẩn chứa bao điều cần chúng ta khám phá. 1.4. Với mong muốn tìm hiểu và khẳng định những nét độc đáo cũng như những đóng góp trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong các sáng tác trường ca của Hữu Thỉnh, chúng tôi chọn Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Nghiên cứu Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp sáng tác của ông. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được trau dồi thêm kiến thức về thơ hiện đại Việt Nam trước và sau 1975. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những bạn đọc yêu thơ Hữu Thỉnh, cho việc giảng dạy văn thơ Hữu Thỉnh nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Năm 1975, tập thơ Âm vang chiến hào (in chung với Lâm Huy Nhuận) ra đời. Ngay ở tập thơ đầu tay, Hữu Thỉnh đã thể hiện một phong cách, một giọng điệu riêng. Trải qua thời gian, thơ ông ngày càng chiếm được cảm tình của người đọc và thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình. Số lượng các công trình, bài viết về sự nghiệp sáng tác của Hữu Thỉnh khá phong phú. Có những bài viết đánh giá, phân tích từng tác phẩm cụ thể, có những đánh giá chung về sự nghiệp, phong cách thơ Hữu Thỉnh; nhìn chung đều đi vào giải mã tác phẩm và khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 3 2.1. Những bài viết đánh giá về các tập thơ 1. Đọc tập thơ “Thư mùa đông” Trần Mạnh Hảo nhận thấy, thơ Hữu Thỉnh cô đọng, hàm súc, giàu chất trí tuệ, mang màu sắc thơ cổ điển phương Đông “ý tại ngôn ngoại”, thiên về cảm nhận, do đó “khả năng dồn nén tư tưởng, cảm xúc, dồn nén chữ nghĩa” [21, 103]. Bài viết của tác giả đã chỉ ra nét tiêu biểu của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh, tuy nhiên tác giả chưa phân tích, lí giải cặn kẽ đặc điểm ấy được biểu hiện như thế nào, trên những phương diện gì? 2. Một trong những người đầu tiên nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh phải kể đến là Thiếu Mai. Với bài viết “Hữu Thỉnh trên đường tới thành phố”, Thiếu Mai đã chỉ ra nét đặc sắc trong trường ca Hữu Thỉnh: Dường như “thấp thoáng đằng sau câu thơ của Hữu Thỉnh dáng dấp của ca dao, nhưng rõ ràng thơ anh không rập khuân theo ca dao, không bị ca dao lấn át”. Nhìn chung tác giả đã nhận ra được chất dân gian trong trường ca “Đường tới thành phố”, tuy nhiên tác giả chưa phân tích sâu sắc, cặn kẽ những đặc điểm ấy [42]. 3. Cùng hướng tiếp cận trên, Mai Hương đã lí giải, phân tích, chứng minh sự thành công của Hữu Thỉnh khi vận dụng vốn văn học dân gian: “Hữu Thỉnh có khả năng vận dụng thông minh, sáng tạo vốn văn học dân gian. Cách nghĩ và cách nói bằng hình ảnh của quần chúng được anh tiếp nhận tự nhiên và thành công” [27, 112]. Đây là đóng góp và cũng là thành công của Hữu Thỉnh. Bài viết đã có những kiến giải khoa học, xác thực, rõ ràng trong việc chỉ ra dấu ấn của ca dao trong trường ca “Đường tới thành phố”. 4. Cùng hướng tiếp cận thơ Hữu Thỉnh như tác giả thiếu Mai và Mai Hương, khi đọc “Trường ca biển” Hữu Đạt cho rằng “Thơ Hữu Thỉnh có nhiều cái mới mà không xa cái truyền thống, thậm chí có khi tái tạo lại cái đó có từ trong truyền thống mà vẫn có dấu hiệu riêng về phong cách của mình” [12, 163]. Tác giả thấy được trường ca này là một sáng tạo về hình tượng và ngôn ngữ thơ ca. Bài viết đã bước đầu chỉ ra những cách tân nghệ thuật trên cơ sở truyền thống trong thơ Hữu Thỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 4 5. Ngoài ra còn có bài viết “Dài rộng với thời gian” của Đặng Hiển với những nhận định khá xác đáng về đặc điểm, nội dung tập thơ “kết hợp nhuần nhuyễn tính trữ tình và triết lí”. Đặc biệt tác giả đi sâu khai thác đặc sắc nghệ thuật tập thơ, đó là sự kết hợp tính dân tộc với tính hiện đại từ ngôn ngữ tới hình ảnh, trong đó “sử dụng rộng rãi một cách sáng tạo các biện pháp tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác” [26, 16]. Nó khẳng định phong cách thơ Hữu Thỉnh một cách độc đáo trong nền thơ ca Việt Nam đương đại. 2.2. Những bài viết nhận xét, đánh giá chung về nhà thơ Hữu Thỉnh 1. Lưu Khánh Thơ trong bài viết “Hữu Thỉnh – một phong cách thơ sáng tạo”. Sau khi khảo sát từ tập thơ “Âm vang chiến hào”, trường ca “Sức bền của đất”, “Những người đi tới biển” đã nhận định: Thơ ông có “giọng điệu tươi mát, hồn nhiên, tinh tế”. Tác giả đã phát hiện ra ảnh hưởng của chất liệu văn hóa dân gian đến thơ Hữu Thỉnh, cùng những tìm tòi, sáng tạo của nhà thơ: “Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc không những chỉ là ở những cách nói, cách ví von, so sánh, mà còn ở cách tư duy, liên tưởng độc đáo, ở một âm hưởng xa xôi khó nhận biết...đó là nguyên nhân khiến cho Hữu Thỉnh có những câu thơ đa nghĩa, có tính hàm ẩn cao, mới lạ trong cách diễn đạt, bất ngờ trong cảm xúc” [59, 410]. Cuối cùng tác giả rút ra kết luận khá xác đáng về phong cách thơ Hữu Thỉnh: “Đằm thắm, hồn hậu, nghiêng về phía rợp mát. Cái trầm lắng yêu thương lấn át cái ồn ào sôi sục” [59, 421]. 2. Trong cuốn Thơ Việt Nam hiện đại PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã cho rằng: một trong những đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Hữu Thỉnh nói chung và trường ca nói riêng là mang đậm màu sắc dân gian. “Trong làng thơ, anh nổi tiếng là người mê và thuộc nhiều ca dao tục ngữ...Hữu Thỉnh có thể nói chuyện say sưa suốt ngày về ca dao. Anh phân tích thấu đáo, cặn kẽ, hiểu biết từng cái hay, cái đẹp của những câu ca dao như một người chuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 5 nghiên cứu văn học dân gian. Vốn kiến thức phong phú này đã làm Hữu Thỉnh thêm giàu có, tạo thuận lợi cho những tìm tòi sáng tạo của thơ anh. Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc không những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh mà còn ở cách tư duy, cách liên tưởng độc đáo, ở một âm hưởng xa xôi khó nhận biết” [35, 411]. 3. Nguyễn Đăng Điệp đã nhận thấy một số sự thay đổi trong cấu trúc thơ, dòng thơ, tứ thơ của Hữu Thỉnh để tạo nên sự mới mẻ trong thơ: “Mô hình câu thơ, sự vật hiện tượng đem ra để so sánh thường nhỏ bé, tương quan sự xuất hiện của những con số, tứ nằm ngay trong đơn vị câu”, giọng điệu thì trầm lắng suy tư và cuối cùng tác giả nhận xét “Xuất phát từ nền móng văn học dân gian nhưng....đã xử lí chất liệu truyền thống bằng cái nhìn hiện đại nhằm tạo nên những đột phá về thi pháp thể loại” [15, 226]. 4. Từ góc độ thi pháp, Trúc Thông đã phân biệt cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh với ba biểu hiện: “Người lính cách mạng mà tình yêu nước rất cụ thể trong tình yêu thương rất mực quê hương, đồng đất; người bảo toàn và đấu tranh phát triển nhân cách và nhà thơ của một thế hệ”. Song nhìn vào toàn bộ sáng tác thơ Hữu Thỉnh ta thấy “ba nhân vật trữ tình ấy trộn hòa, xoắn bện, hiển hiện chỉ trong duy nhất một con người – nhà thơ, người lính Hữu Thỉnh”. Tác giả đã phát hiện và nhận định “chất liệu văn hóa dân gian ngàn năm đã thấm dưỡng linh hồn những câu thơ, chữ thơ. Những mảng dữ dội của đời sống thật, sự khỏe khoắn của thể trạng tâm hồn con người tham gia trực tiếp vào đời sống ấy đã bồi đắp nên chất hiện đại cho những dòng thơ mềm mại. Giữ vững và làm tươi mới hơn câu thơ Việt trong cuộc vật mình đổi mới ngôn ngữ thơ đang dần dà mà quyết liệt diễn ra trong toàn bộ nền thơ ta, đó là đóng góp đáng trân trọng của thế hệ nhà thơ chống Mỹ mà Hữu Thỉnh là một trong số đại biểu xứng đáng nhất” [68]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 6 5. Xuất phát từ đặc trưng thể loại, sau khi khảo sát các tập thơ Tiếng hát trong rừng, Thư mùa đông, trường ca Đường tới thành phố, Trường ca biển, Lý Hoài Thu tìm hiểu sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh và chỉ ra tư duy thơ đích thực của ông: “Một trong những tiềm năng thơ Hữu Thỉnh là sự nhạy cảm trực giác... dĩ nhiên là không thể bắt bằng sự quan sát của thị giác, sự lắng nghe âm thanh của thính giác nhưng nhiều khi chúng bị đẩy lại và thay thế bằng cảm giác” [69, 45]. Bằng cái nhìn khái quát, tác giả nhận thấy “Thơ Hữu Thỉnh giàu sức mạnh nội lực gắn bó máu thịt với đời sống tâm linh và truyền thống thơ ca dân tộc Việt Vam...Thơ anh có sự kết hợp phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lí và độ cảm xúc tràn trào, giữa sự hiền hòa lắng đọng và mãnh liệt sục sôi, giữa khả năng viết những tác phẩm trường ca dài và thơ trữ tình ngắn” [69]. Nhìn chung những bài viết chỉ khái quát những nét chính trong thơ Hữu Thỉnh hoặc mới tập trung vào một số khía cạnh nổi bật trong các tác phẩm cụ thể. Bởi vậy rất cần có những công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về trường ca Hữu Thỉnh. Tuy vậy những ý kiến nhận xét, đánh giá của những người nghiên cứu đi trước là những định hướng và gợi mở vô cùng quý giá cho chúng tôi khi thực hiện đề tài của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ở cả hai chặng đường sáng tác trước và sau 1975 Hữu Thỉnh đều có những đóng góp đáng kể cho nền thơ hiện đại. Bên cạnh những tập thơ: Tiếng hát trong rừng, Thư mùa đông, Thương lượng với thời gian; Hữu Thỉnh còn có những bản trường ca: Sức bền của đất, Đường tới thành phố, Trường ca Biển…. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào các bản trường ca nhưng cũng khảo sát cả các tập thơ của tác giả : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 7  Âm vang chiến hào, Nxb Quân đội nhân dân, H.,1975.  Thơ Hữu Thỉnh, Nxb Hội nhà văn, H., 1998.  Thơ với tuổi thơ, Nxb Kim Đồng, H., 2000.  Thương lượng với thời gian, Nxb Hội nhà văn, H., 2006. Bên cạnh đó luận văn còn tìm hiểu sáng tác ở các thể loại khác của Hữu Thỉnh để hiểu rõ hơn hành trình sáng tạo của tác giả. Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng phạm vi khảo sát và tham khảo các tập thơ, trường ca của thế hệ các nhà thơ chống Mĩ để đối sánh, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong trường ca Hữu Thỉnh. 4. Đóng góp của luận văn Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu trường ca Hữu Thỉnh, luận văn chỉ ra những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong Trường ca của ông. Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp nổi bật về mặt thể loại trường ca cho thơ ca Việt Nam hiện đại của tác giả. Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Hữu Thỉnh nói riêng và cho việc giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích - tổng hợp - Đối chiếu - so sánh - Thống kê – phân loại - Thi pháp học 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu tạo thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về thể loại trường ca và quá trình sáng tác của Hữu Thỉnh Chương 2: Thế giới hình tượng trong trường ca Hữu Thỉnh Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trong trường ca Hữu Thỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI TRƯỜNG CA VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH 1.1. Những tiền đề lý luận 1.1.1. Khái niệm trường ca Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm: “Trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả” [44]. Như vậy trường ca một thời dùng để chỉ các sử thi dân gian như sử thi Đam San, nay thường dùng để chỉ các sáng tác thơ dài của các tác giả như “Bài ca chim Chơ Rao” của Thu Bồn, “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng “Trường ca có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Chúng được soạn bằng cách xâu chuỗi các bài hát sử thi và truyện kể hoặc bằng nới rộng một vài truyền thuyết dân gian (Ahoyler) hoặc bằng cách cải biên các cốt truyện cổ xưa trong tiến trình tồn tại của sáng tác dân gian. Trường ca với tư cách một thể loại tổng hợp, trữ tình – tự sự, hoành tráng cho phép kết hợp những chấn động lớn, những cảm xúc trầm sâu và những quan niệm về lịch sử vẫn là một thể loại hiệu năng của thơ ca thế giới” [4]. Như vậy, khái niệm trường ca có nguồn gốc từ văn học phương Tây “trường ca là thuật ngữ văn học dịch từ chữ pòeme của Liên Xô” [25], đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỉ XX, dùng để gọi tên những sáng tác dân gian có tính chất sử thi và có độ dài như Đam San, Xinh Nhã...Theo cách gọi này thì trường ca đồng nhất với sử thi, anh hùng ca (Iliats, Ôđixê, Ramyana, Mahabharata...) hoặc các khan của Tây Nguyên. Tuy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 9 nhiên trường ca hiện đại không thể là sự vận động tự nhiên của các trường ca trong lịch sử như sử thi, anh hùng ca. Mặc dù có những điểm giao thoa song trường ca với tư cách là một thể lọai văn học độc lập luôn có những đặc trưng khu biệt với sử thi, truyện thơ và thơ dài. Điều dễ nhận thấy là trường ca và sử thi đều là những tác phẩm có “tầm vóc” lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung, có sức ôm chứa những vấn đề trọng đại của dân tộc và thời đại. Thế nhưng trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại có sự khác biệt nhất định so với trường ca truyền thống (sử thi). Kế thừa các sử thi cổ, trường ca trong văn học hiện đại không chỉ ca ngợi những anh hùng kiệt xuất, đứng đầu và là đại diện cho khí phách, tâm hồn, sức mạnh của một bộ tộc, dân tộc cụ thể, mà còn thể hiện chân dung, tầm vóc của dân tộc ấy trong chiều dài của lịch sử, chiều rộng của không gian, dưới ánh sáng của một hệ quy chiếu mang tính thời sự, thời đại và nhân loại. Vì vậy, muốn chỉ ra đặc thù của trường ca cần phải gắn liền với bối cảnh thời đại và bối cảnh văn học mà nó ra đời. Trường ca hiện đại Việt Nam ra đời và phát triển trên nền hiện thực sôi động của các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Có thể thấy rõ rằng, sự nghiệp cách mạng Việt Nam phát triển theo xu hướng ngày càng dữ dội, quyết liệt (trong chống giặc ngoại xâm) và ngày càng đổi mới (trong cuộc đấu tranh chống cái lạc hậu, cũ kĩ để xây dựng đất nước theo xu hướng hiện đại, tiếp cận các nước trong khu vực và trên thế giới). Đây là tiền đề xã hội thúc đẩy sự phát triển của văn học nói chung và cả trường ca nói riêng: “Thời đại chúng ta là thời đại của các bản trường ca. Thực tiễn cách mạng trên đất nước ta là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho ai muốn viết trường ca” [30]. Trong các kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi nhận thấy quan niệm về trường ca của tác giả Đào Thị Bình (“Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX” – LATS, 2008) là khá xác đáng: “Trường ca thường là các tác phẩm trữ tình có dung lượng lớn hoặc vừa, có khả năng tổng hợp và phát huy những ưu thế nổi trội của cả ba loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 10 hình: trữ tình, tự sự và kịch. Với kiểu kết cấu và phát triển theo hướng đan xen nhiều kiểu kết cấu hoặc kết cấu phức hợp, trường ca có thể bao quát và miêu tả những mảng hiện thực lớn ở cả bề rộng lẫn chiều sâu. Ngôn ngữ, giọng điệu phong phú, đa dạng, giàu chất trí tuệ, vừa mang âm hưởng hào hùng của sử thi vừa thấm đẫm hơi thở của cuộc sống” [7]. 1.1.2. Một số ý kiến về trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại Trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại ra đời từ yêu cầu của hiện thực cuộc sống dân tộc, từ khát vọng của một lớp thế hệ nhà văn muốn ghi lại thời đại hào hùng trong lịch sử. Hàng trăm trường ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ ra mắt bạn đọc thu hút sự quan tâm của giới sáng tác và phê bình văn học. Trong một thời gian dài từ 1980, 1981, 1982... nhiều cuộc hội thảo về trường ca diễn ra sôi nổi. Tạp chí Văn nghệ quân đội và tạp chí Văn học là hai diễn đàn để các nhà nghiên cứu trao đổi về vấn đề này. Đã có nhiều bài viết công phu được đăng tải ở đây. Nhìn chung, những người quan tâm đều cố gắng đi sâu vào thực tiễn thể loại để tìm ra những nét đặc thù của trường ca hiện đại. Về cơ bản các bài viết thường đi theo hai hướng: Thứ nhất là đi tìm định nghĩa, thứ hai là cố gắng tìm ra các đặc điểm thể loại hoặc nói về một đặc điểm nào đó. Về vấn đề định nghĩa trường ca có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có thể lược qua những bài viết tiêu biểu như: Nhiều tác giả nêu ra vấn đề tên gọi trường ca nhưng cuối cùng đều thừa nhận như một thực tế và xem “mỗi tác phẩm là một cách định nghĩa của tác giả về chính thể loại đó” [64] (Hữu Thỉnh); Tác giả Từ Sơn lại cho rằng “các tác phẩm dài hơi nên gọi là truyện thơ”. Về khái niệm “Trường ca” Lại Nguyên Ân lại cho rằng “trường ca là một hiện tượng giao thoa giữa tự sự và trữ tình” [2] (Bàn góp về trường ca). Tác giả Đỗ Văn Khang lại khẳng định “trường ca trong văn học Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 11 hiện đại chỉ có ý nghĩa mỹ học đầy đủ khi có tên gọi là trường ca sử thi hiện đại” [29] (Từ ý kiến về trường ca sử thi của Hêghen đến trường ca hiện đại ở ta). Như vậy các ý kiến trên đã phần nào làm sáng rõ hơn về định nghĩa trường ca nói chung và trường ca hiện đại nói riêng. Trong các ý kiến về định nghĩa trường ca, chúng tôi tâm đắc với ý kiến của Đỗ Văn Khang khi ông cho rằng “trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại chỉ có ý nghĩa mỹ học đầy đủ khi có tên gọi là trường ca sử thi hiện đại” [29]. Đây là ý kiến xác đáng về trường ca hiện đại. Bởi trường ca hiện đại ra đời trong hoàn cảnh đất nước có những biến cố dữ dội. Dân tộc ta đã có những trang sử đau thương mà vô cùng anh dũng, không thể coi là nhỏ bé, vụn vặt bởi lẽ nó đã vượt ra khỏi phạm vi một dân tộc, nó là những chiến công mà cha ông ta và nhân dân ta đã gây dựng. Về đặc trưng thể loại, có nhiều bài viết đã nghiên cứu một cách khá công phu. Các tác giả thường dựa vào sự so sánh giữa trường ca với thơ dài, trường ca với truyện thơ...để nói lên đặc trưng của thể loại như: Trần Ngọc Vương, Mã Giang Lân, Vũ Đức Phúc, Mai Bá Ấn... Trong các bài viết này đáng chú ý nhất là ý kiến của tác giả Mai Bá Ấn. Theo tác giả giữa trường ca và thơ dài cũng cần có sự khu biệt để nhận thức đầy đủ đặc trưng của từng thể loại. Xu hướng “trường ca hóa” các tác phẩm thơ dài sẽ hạ thấp vai trò của trường ca, xóa nhòa những yếu tố đặc trưng phân biệt nó với các thể loại khác. Bởi thơ dài thực chất là thơ trữ tình mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực bằng cách tăng cường yếu tố tự sự - “Thơ dài là thơ trữ tình nới rộng trường độ mà thôi” [5]. Vì thế dù có cố gắng thế nào thì “độ dướn” của một bài thơ, dù là thơ dài cũng chỉ là sự phát triển của những mạch lẻ cảm xúc. Còn trường ca không phải là thơ trữ tình mà coi thơ trữ tình là “một bộ phận con” trong chỉnh thể tác phẩm trường ca. Cảm xúc trong trường ca phải được ủ men và bốc lửa qua từng đoạn, từng chương nối tiếp nhau trong một thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 12 gian dài với nội dung phản ánh đa diện, với một trí tưởng tượng đa chiều và một trí tuệ đủ tầm văn hóa, lịch sử xuyên suốt trong quá trình sáng tạo. Bên cạnh đó một số tác giả đi từ sự vận động của các thể loại được gọi là trường ca hoặc từ những lí thuyết về thể loại của nước ngoài để xem xét trường ca hiện đại như các tác giả : Phạm Huy Thông, Đỗ Văn Khang, Hoàng Ngọc Hiến... Ngoài các bài viết được đăng tải trên báo chí, trong một số công trình nghiên cứu cũng xuất hiện một số bài viết về trường ca. Sớm nhất, có lẽ là bài viết của Lại Nguyên Ân, đầu tiên được đăng trên báo, sau được tập hợp trong cuốn Văn học và phê bình. Trong đó, bài viết “Mấy suy nghĩ về trường ca” được viết trước 30 tháng 4 năm 1975 là bài viết công phu; ngoài việc ghi nhận những thử nghiệm về trường ca, tác giả đã phân biệt rõ trường ca với các thể tài khác, nêu lên những đặc trưng cốt yếu của trường ca, các hình thức trường ca được viết trong thời gian đó. Bài viết “Thể trường ca trong thơ gần đây” được Lại Nguyên Ân viết năm 1982. Trong đó, ông xem trường ca như một thể tài và cẩn trọng cho rằng “trong phạm vi thơ hiện đại ở ta, có lẽ vẫn còn đủ thận trọng để coi trường ca như là một thể tài đang hình thành và phát triển, với xu hướng chung là đưa yếu tố suy nghĩ trữ tình thành yếu tố chủ đạo của tác phẩm trường ca”. Có thể nói rằng, với cuốn “Văn học và phê bình”, Lại Nguyên Ân đã dành mối quan tâm lớn nhất cho thể loại trường ca. Những nhận xét đưa ra tuy vẫn dè dặt nhưng lại vô cùng quan trọng đối với phê bình và sáng tác văn học thời điểm ấy. Sau này, khi Vũ Văn Sỹ đề cập đến trường ca, ông đặc biệt chú ý đến vai trò của thể loại trong hệ thống thơ Việt Nam hiện đại. Trong bài Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại tác giả đã luận giải một cách hợp lí về sự phát triển của thể loại này. Đặc biệt, năm 1999 Hoàng Ngọc Hiến đã xuất bản giáo trình Năm bài giảng về thể loại và một trong số những vấn đề được ông đưa ra là “Mấy vấn đề đặc trưng thể loại và thi pháp của trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 13 ca”. Đây là lần đầu tiên thể loại trường ca mới ở Việt Nam được đưa vào giáo trình. Có thể nói Hoàng Ngọc Hiến là người dành nhiều tâm sức cho việc nghiên cứu trường ca. Từ các bản dịch, các bài giới thiệu về trường ca của Maicôpxki, các lí thuyết về thể loại của Nga, ông đã khái quát nên những đặc điểm cơ bản của trường ca hiện đại như: nội dung lớn, cảm hứng lớn, mối tương quan giữa tự sự và trữ tình... Có thể nhận thấy đây là công trình công phu, kết hợp chặt chẽ lí thuyết và thực tiễn với cách trình bày mang tính mô phạm, tuy ngay trong cách đặt tên quyển sách đã ít nhiều mang tính nội bộ. Về những nghiên cứu mang tính trường qui, chúng tôi thấy trường ca ít nhiều đã được quan tâm, tuy số lượng các công trình vẫn còn ít và chủ yếu là đề cập đến một vài khía cạnh, một vài tác giả viết trường ca. Từ luận văn thạc sĩ trở lên, có thể kể đến một số công trình như: Chất sử thi trong trường ca hiện đại 1954 – 1985 của Lê Thị Hồng Liên (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Huế - 2001); Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến đầu thế kỉ XXI của Đào Thị Bình (Luận án tiến sĩ, 2008); Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo của Mai Bá Ấn (Luận án tiến sĩ, 2008). Những công trình này tuy không nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ thi pháp thể loại nhưng đều là những tài liệu bổ ích cho người nghiên cứu và người viết trường ca. Đặc biệt qua đây cũng thấy được, hiện nay trường ca đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, để ý. Gần đây, nghiên cứu trường ca dường như lại trở nên sôi nổi với các cuộc tọa đàm: về Trường ca Trầm tích (Hoàng Trần Cương) năm 2002, hai cuộc tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái; với vô số các bài viết trên mạng Internet; với sự hồi phục của một số tác phẩm được khai sinh bởi những tên tuổi lớn một thời bị lãng quên như trường ca của Trần Dần, Văn Cao...và sự ra đời của một số dạng trường ca mới. Điều đó cho thấy thể loại này ở Việt Nam vẫn tiềm tàng một lực hấp dẫn lâu bền. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 14 1.1.3 .Các chặng đường phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại 1.1.3.1. Trước 1945 – những tiền đề và sự hình thành thể loại. Có thể nói, trước 1945, dạng trường ca hiện đại hầu như chưa có. Tuy nhiên những tiền đề để hình thành nó thì đã tiềm tàng từ xa xưa, trong sâu thẳm hoài vọng của dân tộc. Có thể do hạn chế về thời đại, đặc biệt về mặt tư duy, mà tầm vóc vĩ đại của trường ca chưa được khẳng định, chưa được khởi sắc. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có hai tiền đề chính cho sự hình thành của trường ca hiện đại. Trạng thái chống chiến tranh liên miên – tiền đề đầu tiên cho sự ra đời của trường ca. Việt Nam là mảnh đất đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. Cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng hay nhiều thiết chế văn hóa sau này dĩ nhiên đều không thể tách rời yếu tố gốc rễ ấy. Có lẽ, cũng từ cội nguồn này mà trạng thái xã hội truyền thống Việt Nam đa phần là bình lặng. Nhịp độ sống trong truyền thống của người Việt là chậm rãi, là đủng đỉnh, ngại ngùng trước những đổi thay. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong văn thơ trung đại. Đó là những bài thơ tĩnh lặng trong đêm mưa của Nguyễn Trãi, hay giống như “ao thu lạnh lẽo nước trong veo” của Nguyễn Khuyến..Cũng bởi lẽ bản chất con người là yên phận, ít tham vọng bá vương và qui phục. Cũng bởi lẽ, những đổi thay trong xã hội đa phần làm người ta sợ hãi, vì những bất thường trong xã hội ấy đều gắn liền với chiến tranh, mà có lẽ ba điều người ta sợ nhất là ốm đau, đói nghèo và chiến tranh; trong đó chiến tranh vẫn khủng khiếp hơn cả vì nó là bất thường nhất, và nó là tai họa của toàn xã hội, toàn dân tộc chứ không riêng một gia đình nào. Đương nhiên, một trạng thái xã hội bình lặng thì khó sinh ra trường ca. Song không phải sống điềm đạm trung dung thì không có sức mạnh cộng đồng. Bởi cái “đạm” trong phong cách người châu Á nói chung và người Việt nói riêng khi được đánh thức cũng đầy uy lực. Người Việt lúc bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2